Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí

MỤC LỤC

Mục lục.

Danh mục các bảng biểu .

Danh mục các sơ đồ.

Danh mục các chữviết tắt .

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đềtài .1

2. Mục đích nghiên cứu .2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.2

5. Bốcục luận văn .2

Chương 1: Những lý luận cơbản vềhiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

trong cơchếthịtrường

1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quảkinh doanh.3

1.1.1. Khái niệm vềhiệu quảkinh doanh .3

1.1.2. Bản chất của hiệu quảkinh doanh.4

1.2. Vai trò của hiệu quảkinh doanh .5

1.3. Một sốquan điểm đánh giá hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp .5

1.3.1. Phải đảm bảo tính toàn diện và tính hệthống trong việc xem xét hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp .6

1.3.2. Phải đảm bảo sựthống nhất giữa hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp và

lợi ích xã hội.6

1.3.3.Phải đảm bảo kết hợp giữa hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp với lợi

ích của người lao động và giữgìn bản sắc văn hoá dân tộc.6

1.3.4. Cần xem xét hiệu quảkinh doanh qua 2 mặt định tính và định lượng.7

1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụcủa việc đánh giá hiệu quảkinh doanh.7

1.4.1. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quảkinh doanh.7

1.4.2. Nhiệm vụcủa việc đánh giá hiệu quảkinh doanh.8

1.5. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảkinh doanh .9

1.5.1. Chỉtiêu đánh giá hiệu quảkinh tếxã hội .9

1.5.1.1 Tỷsuất thuếtrên vốn .9

1.5.1.2. Thu nhập bình quân người lao động .10

1.5.2. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảtài chính.10

1.5.2.1. Hiệu quảsửdụng vốn chủsởhữu .10

1.5.2.2. Hiệu quảsửdụng tài sản.11

1.5.2.3. Sức sinh lời của doanh thu thuần.13

1.5.2.4. Hiệu quảsửdụng chi phí .13

1.5.3. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảsửdụng lao động .15

1.5.3.1. Năng suất lao động .15

1.5.2.2. Mức sinh lợi của lao động .15

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.15

1.6.1. Các nhân tốbên ngoài .16

1.6.1.1. Đối thủcạnh tranh .16

1.6.1.2. Nhân tốvềkinh tế.16

1.6.1.3. Nhân tốvềpháp luật .16

1.6.1.4. Nhân tốvềkhoa học – công nghệ.17

1.6.1.5. Nhân tốvềvăn hoá – xã hội .17

1.6.1.6. Nhân tốvềtựnhiên.18

1.6.2. Các nhân tốbên trong.18

1.6.2.1. Sản phẩm dịch vụ.18

1.6.2.2. Trình độtổchức bộmáy quản lý.19

1.6.2.3. Trình độvềkỹthuật công nghệcủa doanh nghiệp.19

1.6.2.4. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp .20

1.6.2.5. Khảnăng vềtài chính .20

1.6.2.6. Chi phí.20

1.6.2.7. Năng suất lao động .20

1.6.3. Mối quan hệgiữa hiệu quảkinh doanh và rủi ro .21

Chương 2: Phân tích hiệu quảkinh doanh của Tổng Công Ty CổPhần Khoan

và Dịch VụKhoan Dầu Khí

2.1. Giới thiệu khái quát .23

2.1.1. Tổng quan hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.23

2.1.1.1. Đặc điểm chung của ngành thăm dò và khai thác dầu khí .23

2.1.1.2. Tình hìng thịtrường dầu mỏtrên thếgiới .25

2.1.1.3. Tiềm năng dịch vụkhoan biển tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thếgiới .26

2.1.2. Khái quát vềTổng Công Ty CổPhần Khoan Và Dịch VụKhoan Dầu Khí.26

2.1.2.1 Lịch sửhình thành và phát triển .26

2.1.2.2. Cơcấu tổchức .29

2.1.3. Khái quát vềhoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006-2010 .31

2.2. Đánh giá hiệu quảkinh doanh của PVD.31

2.2.1. Đánh giá hiệu quảkinh tếxã hội .31

2.2.1.1 Tỷsuất thuếtrên tổng tài sản.31

2.2.1.2. Thu nhập bình quân người lao động .32

2.2.2. Đánh giá hiệu quảtài chính .34

2.2.2.1. Hiệu quảsửdụng vốn chủsởhữu .34

2.2.2.2. Hiệu quảsửdụng tài sản.36

2.2.2.3. Sức sinh lời của doanh thu thuần.37

2.2.2.4. Hiệu quảsửdụng chi phí .38

2.2.3. Đánh giá hiệu quảsửdụng lao động .39

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh.41

2.3.1. Các nhân tốbên ngoài .41

2.3.1.1. Về đối thủcạnh tranh.41

2.3.1.2. Nhân tốvềkinh tế.42

2.3.1.3. Nhân tốvềpháp luật .44

2.3.1.4. Nhân tốvềkhoa học – công nghệ.45

2.3.1.5. Nhân tốvềvăn hoá – xã hội .45

2.3.1.6. Nhân tốvềtựnhiên.46

2.3.2. Các nhân tốbên trong .47

2.3.2.1. Nhân tốvềsản phẩm dịch vụcủa PVD .47

2.3.2.2. Nhân tốvềcông nghệ- kỹthuật của PVD .50

2.3.2.3. Nhân tốvềkhảnăng tổchức quản lý và nguồn nhân lực của PVP.52

2.3.2.4. Nhân tốvềtài chính của PVP .55

2.3.2.5. Nhân tốkhác .57

2.3.3. Một sốrủi ro cơbản ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh.59

Chương 3: Những giải pháp cơbản nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh của

Tổng Công Ty CổPhần Khoan Và Dịch VụKhoan Dầu Khí

3.1. Dựbáo tình hình thịtrường khách hàng .62

3.2. Định hướng và mục tiêu cơbản đến năm 2015.65

3.2.1. Định hướng.65

3.2.2. Mục tiêu cơbản đến năm 2015 của Công ty .66

3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát .66

3.2.2.2. Mục tiêu cụthể.66

3.3. Những giải pháp cơbản nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh của Tổng

Công Ty CổPhần Khoan Và Dịch VụKhoan Dầu Khí.67

3.3.1. Nâng cao hiệu quả đầu tư.67

3.3.2. Đẩy mạnh công tác marketing tại PVD .69

3.3.2.1. Cần tích cực tìm kiếm khách hàng .69

3.3.2.2. Cần phát triển các loại hình dịch vụkỹthuật cao đểthu hút khách hàng.69

3.3.2.3. Cần tăng cường các hoạt động tiếp thị đối với thịtrường nội địa .70

3.3.2.4. Cần mởrộng thịtrường ra nước ngoài .71

3.3.2.5. Cần thực hiện các chương trình tiếp thị ởnước ngoài .71

3.3.3. Hoàn thiện công tác quản trịtài chính.72

3.3.3.1. Thực hiện các giải pháp giảm chi phí .72

3.3.3.2. Nâng cao hiệu quảsửdụng tài sản .74

3.3.4. Hoàn thiện bộmáy quản lý và công tác quản trịnguồn nhân lực .76

3.3.4.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng .77

3.3.4.2. Hoàn thiện công tác đào tạo .77

3.3.4.3. Hoàn thiện chế độtrảlương, thưởng tại Công ty .78

3.3.5. Hoàn thiện chương trình quản trịrủi ro.80

3.3.5.1. Giải pháp vềnhân sựnhằm hạn chếrủi ro .80

3.3.5.2. Giải pháp vềtài chính nhằm hạn chếrủi ro.81

3.4. Một sốkiến nghịvới cơquan quản lý .81

3.4.1. Kiến nghịvới cơquan quản lý nhà nước .81

3.4.2. Kiến nghịvới Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam.82

KẾT LUẬN

pdf97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u Khí (PVD Logging) Xí Nghiệp Dịch Vụ Đầu Tư Khoan Dầu Khí Việt Nam (PVD Invest) Văn Phòng Điều Hành Dự Án Tại Ageria Công ty TNHH 1 TV Dịch Vụ Giếng Khoan Dầu Khí (PVD Well Services) Xí Nghiệp Điều Hành Khoan (PVD Driiling Division) Công ty TNHH 1 TV Thương Mại Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí (PVD Tech) Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính Phó Tổng Giám Đốc Dự Án Phó Tổng Giám Đốc Khoan Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Đóng Giàn 31 2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2006- 2010. Tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn từ năm 2006-2010 được khái quát qua các số liệu tại bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của PVD giai đoạn năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng Doanh thu Tỉ đồng 1.349 2.739 3.729 4.097 7.572 2 Lợi nhuận Tỉ đồng 116 576 902 817 885 3 Nộp ngân sách Tỉ đồng 45 3 26 108 133 4 Tổng tài sản Tỉ đồng 2.173 4.329 8.632 12.368 14.640 “Nguồn: Phụ lục 1, 2, 3” . Qua bảng 2.1 Chúng ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển rất tốt từ năm 2006 đến năm 2010. Tổng tài sản năm 2010 tăng lên hơn 7 lần so với năm 2006, do Công ty tiến hành cổ phần hoá và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chỉ tiêu tổng doanh thu cũng tăng khá cao qua các năm. Để thấy rõ nguyên nhân của những thành tựu trên cùng những tồn tại hạn chế, tác giả phân tích chi tiết và hiệu quả kinh doanh của Công ty PVD, được thể hiện ở phần dưới đây. 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của PVD. 2.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội. 2.2.1.1.Tỷ suất thuế trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này đánh giá sự đóng góp của doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước hàng năm, ngoài sự đóng góp cho ngân sách nhà nước chỉ tiêu này còn đánh giá sự tuân thủ các quy định về thuế của doanh nghiệp với cơ quan quản lý thuế khu vực thông qua những lần thanh toán thuế và kiểm tra hàng năm. Bảng 2.2. Tỷ suất thuế trên tổng tài sản của Công ty PVD năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng mức nộp Tỷ đồng 45 3 26 108 133 2 Tổng tài sản Tỷ đồng 2.173 4.329 8.632 12.368 14.640 3 Tỷ suất thuế trên tổng tài sản % 2.07 0.07 0.30 0.87 0.91 “Nguồn: Báo cáo tài chính của PVD từ 2006-2010”[9]. 32 Qua số liệu của bảng 2.2 Chúng ta thấy rằng Công ty đóng thuế rất ít do: Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (2007-2008) và giảm 50% trong vòng 05 năm (2009-2013). Các công ty liên doanh của PVD cũng được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, mức giảm tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của từng công ty. Đặc thù ngành khoan là đầu tư rất lớn nhưng khả năng thu về tuỳ vào trữ lượng dầu tìm thấy. Tuy nhiên nếu xét về dài hạn, sau năm 2013 chắc chắn phần đóng góp của Công ty vào ngân sách của nhà nước sẽ tăng lên gấp bội và chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngân sách nhà nước. 2.2.1.2. Thu nhập bình quân của người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động của Công ty PVD như sau: Bảng 2.3. Thực trạng thu nhập bình quân của một lao động tại PVD năm 2006-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng 2010 so với 2006 STT Chỉ tiêu 2006 (1) 2007 (2) 2008 (3) 2009 (4) 2010 (5) Số tiền (6)=5-1 Lần (7)=5/1 1 Phải trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi và chi phí quản lý 60.721 156.653 283.080 284.33 468.666 407,945 7,72 2 Lao động bình quân (người) 873 1.030 1.100 1.374 1.620 747 1,86 3 Thu nhập bình quân (người/năm) 69,554 152,090 257,345 206,939 289,300 219,746 4,16 4 Thu nhập bình quân (người/tháng) 5,796 12,674 21,445 17,245 24,108 18,312 4,16 “Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. 33 Qua bảng ta thấy tình hình thu nhập của người lao động ổn định và tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 lương trung bình là 5,796 triệu/ tháng nhưng đến năm 2007 là 12,67 triệu/ tháng, sở dĩ có sự gia tăng đột biến này là do đầu tư các giàn khoan mới phải thuê nhiều chuyên gia nước ngoài. Lao động năm 2010 tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Thu nhập năm 2010 tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2006, điều này cho chúng ta thấy, quy mô ngày càng được mở rộng và thu nhập của người lao động được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, so sánh với các công ty khác cùng ngành: Bảng 2.4. Thu nhập bình quân của người lao động các công ty cùng ngành năm 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu/ Công ty SeaDrill (Mỹ) Transocean (Mỹ) Ensco (Mỹ) PVD 1 Phải trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi và chi phí quản lý 14.320.000 250.000.000 6.000.000 468.666 2 Lao động bình quân (người) 9.800 18.050 2.558 1.620 3 Thu nhập bình quân (người/năm) 1.461,12 1.385,04 2.345,58 289,300 4 Thu nhập bình quân (người/tháng) 121,77 115,42 195,47 24,108 “Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco, năm 2010”[13]. Qua bảng 2.4 trên, chúng ta thấy tình hình thu nhập của PVD là rất thấp so với các đơn vị mạnh cùng ngành trên thế giới (8 đến 10 lần). Nguyên nhân chủ yếu của sự trên lệch trên là do đơn giá tiền lương, doanh thu, số lượng lao động, chất lượng lao động. Trong những yếu tố trên, hai yếu tố chủ quan là đơn giá tiền lương 34 và số lượng lao động có thể điều chỉnh ngay còn hai yếu tố còn lại Công ty cần quan tâm và đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho nhân viên. 2.2.2. Đánh giá hiệu quả tài chính. 2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của PVD năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.349 2.739 3.729 4.097 7.572 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 116 576 902 817 885 3 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 791 1.864 2.090 4.231 5.236 4 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)(2/3) % 14,66 30,90 43,16 19,31 16,90 5 Số vòng quay của vốn chủ sỡ hữu (1/3) Vòng 1,71 1,47 1,78 0,97 1,45 6 Suất hao phí của vốn chủ sỡ hữu so với doanh thu thuần (3/1) 0,59 0,68 0,56 1,03 0,69 “Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. • Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu: qua bảng phân tích cho thấy ROE từ năm 2006 đến năm 2008 liên tục tăng từ 14,66% đến 43,16% , nhưng đến năm 2009 giảm đáng kể do vốn chủ sở hữu tăng nhanh năm 2008 là 2.090 tỷ, năm 2009 tăng lên 4.231 tỷ, trong khi đó lợi nhuận năm 2009 giảm hơn năm 2008. Từ 2006 đến 2010 vốn chủ sở hữu tăng lên đều, riêng năm 2009 và 2010 lợi nhuận giảm trong khi vốn chủ sở hữu tăng điều này làm cho ROE giảm từ năm 2009 và 2010, điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh gặp khó khăn. • So sánh với các công ty khác cùng ngành: 35 Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu các công ty cùng ngành năm 2010 STT Chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco SeaDrill Transocean 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 7.572 33.940 76.440 179.340 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 885 11.720 23.420 19.760 3 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 5.236 119.300 118.720 627.500 4 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)(2/3) % 16,90 9,82 19,73 3,15 5 Số vòng quay của vốn chủ sỡ hữu (1/3) Vòng 1,45 0,28 0,64 0,29 6 Suất hao phí của vốn chủ sỡ hữu so với doanh thu thuần (3/1) 0,69 3,52 1,55 3,50 “Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13]. Chúng ta thấy suất sinh lời của Seadrill lên đến 19,73, trong khi của PVD là 16,9 tuy của PVD khá cao nhưng vẫn còn thấp hơn so với Searill. Qua bảng 2.6 cũng cho thấy vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần của các công ty nước ngoài khá cao (lớn hơn 1,55) do họ kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong khi PVD chỉ kinh doanh những lĩnh vực liên quan đến khoan. Tuy nhiên, mức độ rủi ro của PVD nhiều hơn các đơn vị khác cùng ngành. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của PVD đó là doanh thu thuần, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, đơn vị phải tác động một trong ba yếu tố này là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm vốn chủ sở hữu. 36 2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản. Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng tài sản của PVD 2006-2010 STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.349 2.739 3.729 4.097 7.572 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 116 576 902 817 885 3 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 2.173 4.329 8.632 12.368 14.640 4 Sức sinh lời của tài sản (2/3) % 5,34 13,3 10,45 6,61 6,05 5 Số vòng quay của tài sản (1/3) Vòng 0,62 0,63 0,43 0,33 0,52 6 Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần (3/1) 1,61 1,58 2,31 3,02 1,93 “Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. Qua bảng 2.7 cho thấy tình hình suất sinh lời của tài sản giảm (từ năm 2007 là 13,3 % xuống còn 6,05% năm 2010). Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản chưa hiệu quả. Số vòng quay của tài sản giảm từ năm 2007 điều này cho thấy tài sản góp phần tăng doanh thu chưa cao. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cũng có xu hướng tăng từ năm 2007. Ba yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản tại PVD là doanh thu thuần, lợi nhuận, tổng tài sản. Muốn tăng hiệu quả tài sản, PVD phải tác động vào ba yếu tố đó là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm tài sản. Trong khi đó Công ty đầu tư tài sản cố định lớn trong giai đoạn này nên làm giảm suất sinh lời của tài sản. 37 Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng tài sản các công ty cùng ngành với PVD năm 2010 STT Chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco SeaDrill Transocean 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 7.572 33.940 76.440 17.9340 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 885 11.720 23.420 19.760 3 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 14.640 14.1020 34.9940 736.220 4 Sức sinh lời của tài sản (2/3) % 6,05 8,31 6,69 2,68 5 Số vòng quay của tài sản (1/3) Vòng 0,52 0,24 0,22 0,24 6 Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần 1,93 4,15 4,58 4,11 “Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13]. Qua bảng trên cho thấy các chỉ tiêu sử dụng tài sản của PVD so với các công ty khác cùng ngành, Chỉ tiêu sức sinh lời của tổng tài sản thấp hơn so với các đơn vị cùng ngành nguyên nhân chủ yếu do giai đoạn này Công ty tập chung đầu tư tài sản lớn và chưa sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất. 2.2.2.3. Sức sinh lời của doanh thu thuần. Bảng 2.9. Sức sinh lời của doanh thu thuần của PVD năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.349 2.739 3.729 4.097 7.572 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 116 576 902 817 885 3 Sức sinh lời của doanh thu thuần (2/1) 0,09 0,21 0,24 0,20 0,12 “Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. Lợi nhuận trong doanh thu tương đối tốt qua các năm bắt đầu từ năm 2007. Tuy nhiên có giảm đi vào năm 2010 do chi phí trả lãi vay lớn. 38 Bảng 2.10. Sức sinh lời của doanh thu thuần các công ty cùng ngành với PVD năm 2010 STT Chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco Seadrill Transocean 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 7.572 33.940 76.440 179.340 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 885 11.720 23.420 19.760 3 Sức sinh lời của doanh thu thuần (2/1) 0,12 0,35 0,31 0,11 “Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13]. Qua bảng trên cho thấy suất sinh lời của doanh thu của PVD thấp hơn so với các công ty cung ngành điều này, chủ yếu công ty trả lãi vay nhiều như đã nói ở trên. Việc đầu tư tài sản quá lớn cũng cho thấy khấu hao hàng năm lớn và lãi vay phải trả cao, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận, cần có giải pháp cho việc đầu tư hiệu quả. 2.2.2.4 Hiệu quả sử dụng chi phí. Hiệu quả sử dụng chi phí của PVD giai đoạn 2006-2010 thể hiện qua bảng sau: 39 Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng chi phí của PVD năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Tỷ đồng 161,18 542,29 877,87 846,92 1.000,13 2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 161,62 578,88 928,75 925,93 1.018,63 3 Giá vốn hàng bán Tỷ đồng 1.152,59 2.031,93 2.520,35 2.856,79 5.814,03 4 Chi phí bán hàng Tỷ đồng 2,57 2,39 2,93 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tỷ đồng 40,37 111,02 233,63 271,70 449,76 6 Tổng chi phí Tỷ đồng 1.192,96 2.142,95 2.756,55 3.130,88 6.266,72 7 Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán 0,14 0,27 0,35 0,30 0,17 8 Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng 341,58 354,36 341,34 9 Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp 3,99 4,88 3,76 3,12 2,22 10 Tỷ suất lợi nhuận so với tổng chi phí 0,14 0,27 0,34 0,30 0,16 “Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. Tất cả các chi phí đều tăng tuy nhiên lợi nhuận có xu hướng ổn định điều này cho thấy việc tiết kiệm chi phí chưa hiệu quả, cần có giải pháp giảm các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể hơn là các giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên, bên cạnh các biện pháp để tăng doanh thu. 2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau: 40 Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của PVD năm 2006-2010. STT Các chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.349 2.739 3.729 4.097 7.572 2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 162 579 929 926 1.019 3 Số lao động bình quân Người 873 1.030 1.100 1.374 1.620 4 Năng suất lao động (1/3) Tỷ đồng 1,55 2,66 3,39 2,98 4,67 5 Mức sinh lợi của mỗi lao động (2/3) Tỷ đồng 0,19 0,56 0,84 0,67 0,63 “Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty PVD từ 2006-2010”[9]. Qua số liệu ta thấy năng suất lao động liên tục tăng lên qua nhiều năm điều này cho thấy Công ty kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, năng suất lao động năm 2009 đột nhiên giảm xuống do doanh thu tăng không bằng tốc độ tăng của lao động nhưng năng suất lao động nhìn chung khá cao. Tuy nhiên, việc tinh giảm biên chế, đầu tư chất xám, bố trí sắp xếp lại lao động, giảm tối đa lao động quản lý, tăng lao động trực tiếp tạo ra doanh thu chưa hợp lý. Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động các công ty cùng ngành với PVD năm 2010. STT Các chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco SeaDrill Transocean 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 7.572 33.940 76.440 179.340 2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 1.019 12.880 26.600 25.980 3 Số lao động bình quân Người 1.620 2.558 9.800 18.050 4 Năng suất lao động (1/3) Tỷ đồng 4,67 13,27 7,80 9,94 5 Mức sinh lợi của mỗi lao động (2/3) Tỷ đồng 0,63 5,04 2,71 1,44 “Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13]. 41 Qua phân tích ta thấy năng suất lao động và suất sinh lời của mỗi lao động của Công ty là khá cao. Tuy nhiên so với thế giới thì cần phải phấn đấu hơn nữa và Công ty cần có nhiều giải pháp tổng thể hơn để phát triển trong tương lai. 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. 2.3.1. Các nhân tố bên ngoài. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty PVD. Tuy nhiên có thể gom lại thành hai nhân tố chính đó là: nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Hai nhân tố này được phân tích như sau: 2.3.1.1. Nhân tố về đối thủ cạnh tranh. Vị thế chủ lực trong ngành khoan và ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước và khu vực. PV DRILLING đã tạo dựng được thương hiệu là nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ khoan kỹ thuật cao tại Việt Nam (chiếm tới 50% thị phần) và khu vực Đông Nam Á, đồng thời đứng thứ 4 và mục tiêu vươn lên hàng thứ 3 tại Châu Á về thị trường giàn khoan. Bảng 2.14. Đối thủ cạnh tranh của PVD Dịch vụ Thị Phần Đối thủ cạnh tranh chính DV khoan 50% DV kỹ thuật giếng khoan 50% Transocean, Diamand Offshore, Atwood, Oceanic, Ensco, Seadrill, Schlumberger, Halliburton, Weatherford, Geoservices, ILO, ITS, Frank Casting. DV bơm trám xi măng và kích thích vỉa 80% Shlumberger, Halliburton. DV ứng cứu sự cố tràn dầu 90% DV cơ khí sửa chữa 70% Đại Minh, Hà Đạt, 128 Hải Quân, ICO Asia Pacific, South Sea Inspecttion, Vina Offshore, Vietubes,Tuboscop. DV cung ứng lao động khoan 90% Bayong Services, Accent Logistic, Alpha, Services “Nguồn: Phòng chiến lược và phát triển kinh doanh của PVD năm 2010”[10]. 42 Năm 2010, ngoài 3 giàn khoan đang sở hữu và điều hành, Công ty còn thuê thêm 3 giàn khoan từ nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu của PV DRILLING. Đặc biệt, Công ty cung cấp dịch vụ mới đối với giàn Offshore Resolute theo hợp đồng trọn gói giếng khoan (bundled services) cho nhà thầu Hoàn Vũ JOC. Điều này không những giúp gia tăng doanh thu những dịch vụ khác liên quan đến khoan của công ty mà còn gia tăng rất nhiều tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là tiết kiệm được khá nhiều thời gian làm các hợp đồng đấu thầu (working paper time). Lãnh đạo công ty cũng rất mạnh tay đầu tư đóng mới thêm giàn khoan TAD và kế hoạch đóng mới giàn MPJU, cùng với các trang thiết bị phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao khác, làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của thương hiệu PV DRILLING. Tuy nhiên, cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá và công nghệ làm cho việc cung cấp dịch vụ giảm, doanh thu có xu hướng giảm, điều này làm cho lợi nhuận giảm đi, đây là áp lực lớn đòi hỏi công ty phải thường xuyên đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực có trình độ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh. 2.3.1.2. Nhân tố về yếu tố kinh tế. Lạm phát gia tăng, biến động tỷ giá, lãi suất ngân hàng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận của ngành và Công ty. Kéo theo đó là ảnh hưởng tất yếu đến giá cổ phiếu của công ty. Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phải đối diện với biến động tỷ giáVND/USD. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc Ngân hàng nhà nước thu hút một lượng lớn VND về để kiềm chế lạm phát đã dẫn tới việc giá USD tăng mạnh trong thời gian qua. Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu được lợi lớn từ việc tăng giá này, ngược lại doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào hoạt động nhập khẩu (nguyên vật liệu, máy móc…) sẽ chịu rủi ro cao. Ngoài ra, việc rút bớt tiền trong lưu thông của Ngân hàng nhà nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, do đó để đảm bảo rủi ro mất khả năng thanh toán, các ngân hàng đã phải 43 tăng lãi suất huy động đầu vào, dẫn tới chi phí lãi vay đầu ra tăng cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển với tốc độ tăng ổn định, mặc dù gặp không ít khó khăn trong những năm qua do những nguyên nhân xuất phát từ lạm phát, nhưng so với mặt bằng chung trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Chính vì vậy xét trên tổng thể kinh tế vĩ mô, triển vọng phát triển của ngành vẫn rất khả quan. Để tài trợ cho việc đóng mới các giàn khoan, PV DRILLING hiện đang gánh chịu một khoản nợ khổng lồ bằng ngoại tệ (khoảng gần 500 triệu USD). Rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực này là việc trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật Việt nam. Theo chuẩn mực VAS10, PV DRILLING phải đánh giá chênh lệch tỷ giá cho số dư nợ ngoại tệ dài hạn của Tổng Công ty. Việc ghi nhận này đã làm tăng chi phí tài chính (chi phí tài chính chưa thực hiện) khoảng 139 tỷ đồng trên Báo cáo Kết quả Kinh doanh năm 2009. Năm 2010, Công ty cũng trích lập dự phòng lỗ tỷ giá khoảng 243 tỷ đồng, khiến cho khoản lợi nhuận sau thuế bị thu hẹp lại đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, có đến 90% doanh thu của PV DRILLING là bằng ngoại tệ, được sử dụng để thanh toán các khoản chi bằng ngoại tệ, và việc đánh giá lại giá trị tài sản các giàn cũng bằng ngoại tệ, nên Công ty sẽ giảm được nhiều khoản lỗ tỷ giá thật về dài hạn. Việc ghi nhận khoản lỗ trên sổ sách kế toán là khoản dự phòng, sẽ được giảm dần khi PV DRILLING trả dần nợ vay qua các năm. Nhận định việc dành ra một khoản tiền lớn dự phòng không những giúp Công ty có thêm dòng tiền để hoạt động, mà còn tạm thời tránh được khoản thuế suất đánh vào số tiền này. Khi dư nợ vay giảm dần, các khoản dự phòng này có thể được hoàn nhập trở lại, sẽ giúp lợi nhuận tăng cao trong tương lai. Việt Nam phải đối đầu với rất nhiều vấn đề vĩ mô gồm lạm phát tăng cao, sự biến động của tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường chứng khoán ảm đạm và thâm hụt mậu dịch ngày càng tăng. Mặc dù đã phần nào được kiềm chế 44 nhưng sự mất cân đối này vẫn có thể ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả hoạt động của PVD xét về khả năng tạo ra lợi nhuận và huy động vốn, nhất là khi công ty đang cần các nguốn vốn để tài trợ cho các dự án đầy tham vọng đang tiến triển. Do 85% doanh thu của công ty là USD nên việc đồng USD mất giá so với đồng Việt Nam có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi của công ty. Tuy nhiên, do 60% chi phí đầu tư của PVD cũng bằng USD nên những ảnh hưởng bất lợi do sự biến động tỷ giá cũng phần nào được trung hòa. Vì vậy, rủi ro tiền tệ hiện không phải là một mối quan tâm lớn nhưng điều đó không có nghĩa là PVD hoàn toàn không chịu sự ảnh hưởng từ rủi ro này. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (2007-2008) và giảm 50% trong vòng 05 năm (2009-2013). Các công ty liên doanh của PVD cũng được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tùy từng công ty. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho PVD là 10%, 5%, 0% tương ứng với doanh thu của từng loại dịch vụ. Ngoài ra, do công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí nên được miễn thuế nhập khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu. Trong giai đoạn 2010-2013 PVD được hưởng lợi rất lớn từ chính sách thuế, khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là 12.5%, với mức thuế này lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty tăng thêm hơn cả trăm tỷ đồng. 2.3.1.3. Nhân tố về pháp luật. Với tình hình chính trị ổn định và hệ thống pháp luật dần được hoàn thiện, cơ cấu chính sách ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận với môi trường kinh doanh quốc tế tốt hơn. Là một trong những công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) và là công ty duy nhất của PVN hoạt động trong lĩnh vực khoan dầu khí. Hiện tại PVN nắm giữ 50,38% vốn điều lệ của PVD, mọi hoạt động của PVD chịu sự chi phối khá nhiều từ PVN. Hiện nay PVD giữ độc quyền trong lãnh vực khoan dầu khí, tuy nhiên việc phụ thuộc PVN cũng làm giảm đi sự năng động của PVD 45 như: trong việc thay đổi các quyết định đầu tư mới, thay đổi giá dịch vụ, thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý…Điều này làm cho việc đầu tư và thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý chậm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh, sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả. 2.3.1.4. Nhân tố về khoa học công nghệ. Theo ODS petrodata, số giàn khoan biển các loại trên thế giới tham gia vào thị trường khoan trong năm 2010 trung bình đạt 634…Tuy nhiên hiện tại PVD chỉ có 3 giàn khoan tự nâng khu vực nước nông. PVD cung cấp các dịch vụ khoan thăm dò, khai thác sửa chữa giếng khoan cho các chiến dịch khoan ngoài khơi và trên đất liền cho các công ty dầu khí. Tổng công ty đã tiến hành đầu tư 03 giàn khoan biển PVDI, II, III 1 giàn khoan đất liền PVD11. Ngoài ra PVD đầu tư mới giàn khoan tiếp trợ nữa nổi nửa chìm (Tender Assist Drilling Rig – TAD). Vốn đầu tư khoảng 230.5 triệu USD do PVD và Vietsovpetro cùng liên doanh với tỷ lệ 51 : 49; khấu hao trong 15 năm. Thời gian dự kiến hoạt động cuối 2011. Sau khi hoàn thành sẽ cho Biển Đông BOC thuê với giá khoảng 205,000 USD/ngày trong thời hạn 5 năm. Bên cạnh phát triển các giàn khoan ngày càng hiện đại hơn, các dịch vụ thuộc lĩnh vực khoan dầu khí cũng được phát triển liên tục để ngày càng khai khác nhiều dầu khí hơn. Tuy nhiên, giàn khoan PVD 11 hoạt động không hiệu quả, do công nghệ không tiên tiến. Các giàn khoan khác của PVD có mức đầu tư lớn, khấu hao thời gian dài, Công ty chưa nghiên cứu và chế tạo các giàn khoan, nên chi phí đầu tư còn lớn. Chính những điều này làm ảnh hưởng đến chi phí như: chi phí thuê giàn khoan cao, chi phí thuê chuyên viên nước ngoài bảo trì máy móc…việc tăng chi phí đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận. 2.3.1.5. Nhân tố về văn hoá – xã hội. Hiện tại các doanh nghiệp kinh doanh trong lãnh vực dầu khí trong nước đang hợp tác với PVD, nhưng ngày càng có nhiều Công ty khác trong lĩnh vực dầu khí thâm nhập vào thị trường của Việt Nam, việc tìm hiểu văn hoá kinh doanh của họ 46 để hợp tác với họ là một yêu cầu tất yếu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khoan nói chung và PVD nói riêng. Trong tương lai hoạt động khoan có thể mở rộng ra nước ngoài như khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Châu Mỹ…Việc này đòi hỏi các công ty thuộc lĩnh vực khoan trong nước phải nắm rõ về văn hoá của những khu vực này để việc kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_kinh_doanh_tai_tong_cong_ty_co_phan_khoan_va_dich_vu_khoan_dau_khi.pdf
Tài liệu liên quan