MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD 5
1.1. Nhận thức chung về thuế GTGT 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT 5
1.1.2. Các nội dung cơ bản của thuế GTGT ở nước ta 7
1.1.3. Vai trò của thuế GTGT 12
1.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD 15
1.2.1. Vị trí, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp NQD 15
1.2.2. Thất thu thuế và sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD 17
1.2.3. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp 19
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM. 23
2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm 23
2.1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội huyện Gia Lâm 23
2.1.2. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. 25
2.1.3. Bộ máy quản lý thu thuế của chi cục thuế Gia Lâm. 26
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2007- 2009. 29
2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế 29
2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế 33
2.2.3. Quản lý và hỗ trợ công tác kê khai thuế 39
2.2.4. Quản lý việc thu nộp tiền thuế 42
2.2.5. Công tác hoàn thuế và quyết toán thuế 48
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế 52
2.3. Đánh giá tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm 53
2.3.1. Những mặt làm được. 53
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. 54
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM. 57
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT trong thời gian tới 57
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm 59
3.2.1. Những biện pháp trong công tác quản lý thuế của chi cục 59
3.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ 64
3.2.3. Áp dụng tiến bộ KHKT vào công tác quản lý 65
3.2.4. Tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ người nộp thuế và công tác tuyên truyền trong nhân dân. 66
3.2.5. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan thuế cấp trên 67
Kết luận 71
Danh mục tài liệu tham khảo 73
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phân loại và có những chính sách quản lý phù hợp.
Trong những năm vừa qua, số lượng ĐTNT trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên, chủ yếu là các đơn vị được cấp mã số thuế mới và các đơn vị ở nơi khác chuyển về. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp trong việc quản lý ĐTNT, chi cục thuế huyện Gia Lâm đã áp dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau như: quản lý theo mã số thuế, quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý theo địa bàn, quản lý theo ngành nghề kinh doanh, quản lý theo thuế môn bài. Mỗi cách quản lý được vận dụng tuỳ vào từng hoàn cảnh và phù hợp với các mục tiêu quản lý nhất định. Ở đây chúng ta đi vào xem xét hai trong số các phương pháp mà chi cục thuế huyện Gia Lâm đã thực hiện và mang lại hiệu quả.
Quản lý theo thuế môn bài
Theo quy định của pháp luật, các đơn vị tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều có trách nhiệm nộp thuế môn bài theo các mức thuế khác nhau, tuỳ thuộc vào vốn kinh doanh của đơn vị đó. Hiện nay, có 4 mức thuế được áp dụng cho các tổ chức kinh doanh là 3 triệu đồng, 2 triệu đồng, 1,5 triệu đồng, 1 triệu đồng. Số doanh nghiệp nộp thuế môn bài theo từng mức được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.1: Báo cáo thực thu thuế môn bài theo bậc môn bài của các doanh nghiệp NQD
Đơn vị: triệu đồng
Bậc môn bài
Mức
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số đơn vị
Số tiền
Số đơn vị
Số tiền
Số đơn vị
Số tiền
A
3
15
45
22
66
28
84
B
2
47
94
64
128
85
170
C
1,5
87
130,5
105
157,5
136
204
D
1
396
396
551
551
702
702
Tổng số
545
665,5
742
892,5
951
1.160
( Nguồn: Báo cáo thống kê môn bài – Chi cục thuế Gia Lâm )
Qua các số liệu tổng hợp từ các năm 2007 đến 2009 tại bảng 2.1 có thể thấy số doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế môn bài mà chi cục quản lý không ngừng tăng lên. Năm 2007 đơn vị nộp thuế môn bài là 545 đơn vị, thu tương ứng 665,5 triệu đồng. Năm 2008 là 742 đơn vị, tăng 197 đơn vị so với năm 2007, thu thuế môn bài 892,5 triệu đồng. Năm 2009 là 951 đơn vị, tăng 209 đơn vị so với năm 2008, và số thuế môn bài thu được là 1.160 triệu đồng. Tại chi cục thuế Gia Lâm, số doanh nghiệp nộp thuế môn bài theo bậc 4 (D) chiếm đa số và cũng tăng lên mạnh nhất, cho thấy chiếm đa số trên địa bàn huyện là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Quản lý theo loại hình doanh nghiệp
Trong 3 năm từ 2007 đến 2009, số lượng doanh nghiệp mà chi cục quản lý không ngừng gia tăng. Năm 2007, chi cục quản lý 659 đơn vị, trong đó số nghỉ hoạt động do các lý do khác nhau là 114 đơn vị (chiếm 17%), số đang hoạt động là 545 đơn vị. Năm 2008, số đơn vị chi cục quản lý đã tăng lên 780 đơn vị, trong đó số nghỉ hoạt động là 38 đơn vị (chiếm 5%, giảm so với năm 2007), số đang hoạt động là 742 đơn vị. Cũng với tốc độ tăng đó, năm 2009, số lượng đã tăng tới 1.010 đơn vị, trong đó nghỉ hoạt động là 59 đơn vị (chiếm 6%), số đang hoạt động là 951 đơn vị.
Các loại hình doanh nghiệp NQD do chi cục quản lý bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh, HTX, tổ sản xuất và các loại hình khác. Nhìn chung, trong các năm, công ty TNHH vẫn chiếm số lượng lớn nhất. Số lượng cụ thể các loại hình doanh nghiệp thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp NQD trên địa bàn phân theo loại hình doanh nghiệp
STT
Loại hình
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số cơ sở quản lý
Số nghỉ hoạt động
Số hoạt động
Số cơ sở quản lý
Số nghỉ hoạt động
Số hoạt động
Số cơ sở quản lý
Số nghỉ hoạt động
Số hoạt động
1
Công ty cổ phần
160
24
136
226
5
221
297
7
290
2
Công ty TNHH
412
72
340
463
29
434
615
36
579
3
DN tư nhân
43
10
33
40
4
36
44
9
35
4
Chi nhánh
12
3
9
16
0
16
19
3
16
5
HTX, tổ sản xuất
30
5
25
32
0
32
34
4
30
6
Loại hình khác
2
0
2
3
0
3
1
0
1
Tổng số
659
114
545
780
38
742
1.010
59
951
( Nguồn: Báo cáo ghi thu – Chi cục thuế Gia Lâm )
Nhìn chung, tình hình quản lý ĐTNT tại chi cục thuế Gia Lâm được thực hiện tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới công tác quản lý thuế. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, chi cục phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ trong việc theo dõi ĐTNT về quy mô, tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để có biện pháp quản lý phù hợp. Đối với các doanh nghiệp nghỉ hoạt động, chi cục tiến hành xác định rõ nguyên nhân, gồm có tạm nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, giải thể. Số lượng các doanh nghiệp giải thể do không đủ năng lực hoạt động chiếm đa số trong các doanh nghiệp nghỉ hoạt động: năm 2007 là 52 đơn vị, năm 2008 là 20 đơn vị và năm 2009 là 24 đơn vị. Đối với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, chi cục cử cán bộ tiến hành xác minh địa điểm hoạt động và thực hiện các thủ tục đưa doanh nghiệp vào quản lý. Các doanh nghiệp đều được hướng dẫn, đôn đốc kê khai thuế kịp thời, đầy đủ.
Tuy nhiên, việc quản lý ĐTNT trên địa bàn huyện cũng gặp phải nhiều khó khăn, dẫn đến một số hạn chế. Việc số lượng các doanh nghiệp không ngừng tăng lên trong khi nhân lực ngành thuế có giới hạn đã gây ảnh hưởng không nhỏ, khiến cho việc theo dõi sát sao các đối tượng quản lý càng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, nhận thức về công tác thuế của nhiều đối tượng còn hạn chế, một số đơn vị nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan thuế hoặc có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn hoạt động. Những nguyên nhân đó gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý ĐTNT của chi cục.
2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế
Bên cạnh việc quản lý tốt ĐTNT, việc quản lý căn cứ tính thuế nhất là quản lý doanh thu, mức thuế suất đối với khu vực NQD cũng được xem là điểm then chốt, vì việc xác định đúng giá tính thuế cũng như đưa ra mức thuế suất hợp lý sẽ giúp cơ quan thuế hoàn thành kế hoạch thu cũng như khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Đứng trên góc độ quản lý thuế, căn cứ tính thuế là yếu tố cơ bản để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế cho NSNN. Tuy nhiên, việc quản lý căn cứ tính thuế gặp rất nhiều khó khăn mà chủ yếu là xuất phát từ phía ĐTNT, vì việc xác định căn cứ tính thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Chính vì thế, để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý căn cứ tính thuế, chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành quản lý theo ba nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý công tác kế toán doanh nghiệp, quản lý việc miễn giảm thuế và quản lý việc sử dụng hóa đơn chứng từ.
2.2.2.1 Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp
Công tác kế toán doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Các số liệu trong sổ sách kế toán phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ để các nhà quản lý đề ra các kế hoạch phát triển phù hợp với tình hình thực tế. Riêng đối với lĩnh vực quản lý thuế, kế toán doanh nghiệp là căn cứ trong việc tính toán số thuế phải thu. Nói cách khác, số liệu kế toán đầy đủ là điều kiện quan trọng trong việc phát huy hiệu quả công tác quản lý thuế.
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay công tác kế toán doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, gây khó khăn trong quản lý thuế. Đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chủ yếu chỉ sắp xếp một người làm kế toán, thậm chí là kiêm nhiệm chưa qua đào tạo chính quy hoặc khi có thanh tra, kiểm tra mới thuê kế toán. Điều này làm cho công tác kế toán không phản ánh đúng thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vẫn chưa có ý thức tự giác thực hiện công tác kế toán, nhiều khi chỉ thực hiện mang tính hình thức, chống chế, có nhiều nghiệp vụ bỏ ngoài sổ sách kế toán.
Có thể kể ra một số sai phạm thường gặp trong công tác kế toán là: Đưa vào khấu trừ thuế đầu vào không có hoá đơn hoặc hoá đơn không hợp pháp; kê khai hoá đơn dịch vụ không được khấu trừ của hàng hoá không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; kê khai trùng lặp thuế GTGT đầu vào…vv. Ví dụ: trong quỹ 4 năm 2009, chi cục thuế Gia Lâm đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với công ty TNHH Bảo Quang, mã số thuế: 0101309362, ở xóm 1 – thôn Bát Tràng – xã Bát Tràng – huyện Gia Lâm - TP Hà Nội, đã vi phạm:
+ Ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời, theo đúng quy định của chế độ kế toán.
+ Sửa chữa tẩy xoá sổ kế toán không đúng quy định.
Và đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 2,5 triệu đồng.
Theo báo cáo năm 2008: số quyết định xử phạt là 342 quyết định, tổng số tiền là 2.784.420.000 đồng, trong đó truy thu thuế là 1.825.750.000 đồng, phạt vi phạm hành chính là 958.670.000 đồng. Năm 2009, số quyết định xử phạt là 412 quyết định, số tiền 3.443.560.000 đồng, trong đó truy thu thuế là 2.543.370.000 đồng, phạt vi phạm hành chính 900.190.000 đồng
Việc sai phạm của các doanh nghiệp về chế độ kế toán tăng lên, mà tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh về khách sạn, dịch vụ ăn uống, xây dựng, vận tải.. mà nguyên nhân một phần do nhận thức chưa đầy đủ của doanh nghiệp về tính cấp thiết của công tác kế toán, mặt khác do đặc thù ngành kinh doanh, không thể theo dõi một cách chính xác doanh thu, chi phí, dẫn đến chế độ kế toán còn có nhiều hạn chế. Còn đối với chi cục thuế việc kiểm tra sổ sách ngày càng được nhấn mạnh, chú trọng, quản lý ngày càng tốt hơn, thực hiện xử phạt hành chính một cách kiên quyết hơn đối với doanh nghiệp thực hiện không tốt chế độ kế toán.
2.2.2.2 Quản lý việc miễn giảm thuế
Giai đoạn 2007 – 2009 là giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Lạm phát cao và đi kèm sau đó là suy thoái kinh tế đã đặt nhiều doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó có công cụ thuế. Riêng đối với thuế GTGT, Bộ Tài chính đã ban hành hàng loạt các văn bản về việc miễn giảm thuế nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, có thể kể đến:
+ Thông tư số 13/2009/TT- BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn.
+ Thông tư số 18/2009/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo Danh mục hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
+ Thông tư số 85/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp.
+ Thông tư số 91/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Bộ Tài chính Ban hành Danh mục bổ sung một số mặt hàng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Thông tư số 112/2009/TT-BTc ngày 02 tháng 06 năm 2009 hướng dẫn điều kiện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với vận tải quốc tế và dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải.
+ Công văn số 10219/BTC-TCT ngày 20 tháng 07 năm 2009 của Bộ Tài chính gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giảm thuế GTGT.
Nhận thức được mục tiêu của việc miễn giảm thuế GTGT cho các doanh nghiệp, chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành xác định, thống kê số đơn vị được miễn giảm, lập kế hoạch và trình lãnh đạo ký duyệt. Tính riêng năm 2009, số đơn vị được miễn giảm là 215 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn kinh tế suy thoái, đồng thời kích cầu hàng hóa dịch vụ.
2.2.2.3 Quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ
Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ được thực hiện theo nghị định số 89/NĐ-CP ngày 7/11/2002, và các văn bản hướng dẫn thi hành: thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002, thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003.
Trong những năm qua, chi cục thuế Gia Lâm đã phấn đấu thực hiện tốt công tác quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp NQD. Các cơ sở khi mua mới phải đầy đủ hồ sơ theo luật định. Khi nhận được hồ sơ mua hoá đơn lần đầu của đơn vị, cán bộ thuế đã tiến hành kiểm tra sự tồn tại thực tế của đơn vị trước khi tiến hành bán hoá đơn, đồng thời mở sổ theo dõi và cấp sổ ST-22/HĐ cho đơn vị. Đối với các trường hợp mua bán hoá đơn trước đây, tiến hành rà soát lại các thủ tục mua lần đầu và tiến hành bổ sung cho đúng theo quy định. Căn cứ bảng kê, số lượng hoá đơn đã sử dụng, đã kê khai thuế do đơn vị cung cấp, cán bộ thuế xác định số lượng hoá đơn cần bán cho tổ chức, cá nhân lần tiếp sau cho phù hợp. Chi cục công khai các thủ tục mua hoá đơn lần đầu cũng như các lần tiếp theo, đồng thời chỉ đạo các bộ phận, phối hợp với nhau tạo điều kiện cho đối tượng mua hoá đơn một cách thuận tiện nhất nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt các đối tượng. Đối với các đối tượng mua hoá đơn là người nơi khác đến kinh doanh trên địa bàn, chi cục đã nắm bắt, quản lý phù hợp, tránh tình trạng lợi dụng để kinh doanh hoá đơn.
Trên địa bàn huyện Gia Lâm, tất cả các doanh nghiệp NQD đang hoạt động đều mua hoá đơn. Do lượng hoá đơn bán ra lớn, số lượng hoạt động cũng tăng lên nên công tác kiểm tra, hướng dẫn cũng được tăng cường và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, hành vi gian lận trong việc lập và sử dụng hoá, chứng từ luôn tồn tại, có thể nhận diện được ở các khâu lập và sử dụng hoá đơn đầu vào lẫn đầu ra.
Các hành vi gian lận phổ biến đối với hoá đơn đầu vào là: Các doanh nghiệp thường lập hồ sơ mua hàng hoá của nhiều gia đình, doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau; mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian; móc nối với nhiều tổ chức, để hợp pháp hoá việc kê khai khống thuế GTGT đầu vào, làm cho việc điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn, phức tạp; mua hoặc xin hoá đơn hợp pháp của đơn vị khác hoặc dùng hoá đơn thật của mình nhưng thông báo mất hoặc hết thời gian sử dụng để hợp thức hoá các khoản chi phí và thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế; tẩy xoá hoá đơn đã sử dụng để nâng giá mua từ đó nâng thuế GTGT đầu vào. Ví dụ như, tháng 12/2008, công ty TNHH Phương Hà, mã số thuế: 0101245415, tại xóm 2, xã Kim Lan – Gia Lâm – TP Hà Nội, khi kê khai thuế GTGT đầu vào đã vi phạm về sử dụng hoá đơn: các hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua và không ghi rõ tên và mã số thuế của đơn vị bán. Chi cục đã truy thu số thuế GTGT đầu vào đó, số tiền 13.543.800 đồng.
Tuy các hành vi vi phạm vẫn còn phổ biến, nhưng chi cục thuế Gia Lâm đã không ngừng cố gắng trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm, chống thất thu cho NSNN. Chi cục cũng phối hợp liên ngành với các cơ quan như: cơ quan Công an, quản lý thị trường… kiểm tra, xác minh những đối tượng có quan hệ mua bán hàng hoá, trên cơ sở đó đối chiếu việc mua vào bán ra, để tìm đối tượng có biểu hiện kinh doanh không lành mạnh. Xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm các quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ; trường hợp nào đã xác minh sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thì kiên quyết tạm dừng cấp hoá đơn. Bên cạnh đó, chi cục cũng thường xuyên chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật thuế của các đối tượng được quản lý.
2.2.3 Quản lý và hỗ trợ công tác kê khai thuế
Tháng 11 năm 2006, luật quản lý thuế mới số 78/2006/QH11 được kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007. Theo luật này, việc kê khai thuế GTGT .được thực hiện như sau:
+ Cơ sở kinh doanh tự tính và kê khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu tờ khai do Bộ Tài Chính ban hành.
+ Cơ sở kinh doanh không phải gửi các bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT.
+ Thời hạn nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế là ngày 25 của tháng tiếp theo. Ngày nộp tờ khai được xác định là ngày bưu điện đóng dấu gửi đi (đối với trường hợp gửi tờ khai qua bưu điện) hoặc là ngày cơ sở kinh doanh nộp tờ khai trực tiếp tại cơ quan thuế.
+ Sau khi đã nộp tờ khai cho cơ quan thuế, nếu cơ sở kinh doanh có sự sai sót, nhầm lẫn về số liệu đã kê khai, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai điều chỉnh với cơ quan thuế.
Tại chi cục thuế Gia Lâm, việc thực hiện theo cơ chế tự kê khai thuế GTGT nhìn chung đã được các doanh nghiệp chấp hành tương đối đầy đủ. Các đơn vị nộp tờ khai đúng hạn và đủ thông tin. Tuy nhiên về chất lượng tờ khai vẫn chưa thật đảm bảo, do chưa thực sự phản ánh đúng tình hình thực tế của đơn vị.
Bảng 2.3: Số cơ sở phải nộp tờ khai thuế GTGT trong tháng 12 các năm 2007, 2008, 2009
STT
Loại hình
Tổng số cơ sở phải nộp tờ khai thuế GTGT
Số cơ sở đã nộp tờ khai
Số cơ sở chưa nộp tờ khai
Số cơ sở có thuế GTGT dương
Số cơ sở có thuế GTGT âm, = 0
Tổng
(1)
(2)
(3)=(6)+(7)
(4)
(5)
(6)=(4)+(5)
(7)
2007
2008
2009
2007
2008
2009
2007
2008
2009
2007
2008
2009
2007
2008
2009
1
Công ty cổ phần
136
220
291
18
24
53
112
195
230
130
219
283
6
1
8
2
Công ty TNHH
340
446
566
50
57
89
274
374
453
324
431
542
16
15
24
3
DN tư nhân
33
33
32
8
7
8
24
25
23
32
32
31
1
1
1
4
Chi nhánh
9
10
13
3
1
2
5
9
10
8
10
12
1
0
1
5
HTX, tổ sản xuất
24
28
28
10
6
9
13
22
19
23
28
28
1
0
0
6
Loại hình khác
2
2
1
0
0
0
2
2
1
2
2
1
0
0
0
Tổng số
540
739
930
89
95
161
430
627
735
519
722
897
25
17
34
( Nguồn: Báo cáo ghi thu – Chi cục thuế Gia Lâm )
Bảng 2.3 phản ánh tình hình nộp tờ khai thuế GTGT của từng loại hình doanh nghiệp tại chi cục thuế Gia Lâm trong các kỳ tính thuế tháng 12 các năm 2007, 2008, 2009. Nhìn vào đó ta có thể thấy, tuy vẫn còn các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế chậm, nhưng số lượng không nhiều và tỷ lệ có giảm, năm 2007 là 5%, 2008 giảm xuống còn 2% và năm 2009 là 4%. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp đã nộp tờ khai, số cơ sở có thuế GTGT âm vẫn chiếm số lượng lớn, làm giảm chất lượng tờ khai. Nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng tờ khai thuế GTGT còn thấp là do ý thức chấp hành của ĐTNT. Nhiều doanh nghiệp cố ý không kê khai hoặc kê khai thiếu doanh số làm giảm số thuế GTGT đầu ra, tăng thuế GTGT đầu vào. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như việc không có thói quen sử dụng hoá đơn của khách hàng, số cán bộ thuế còn ít… cũng gây ảnh hưởng, làm giảm chất lượng tờ khai thuế. Chẳng hạn như, trong tháng 12 năm 2009, chi cục đã tiến hành xử phạt vi phạm của công ty TNHH Thành An, mã số thuế: 0100597598. Công ty này kê khai doanh số bán ra trong kỳ là 217,8 triệu đồng, qua kiểm tra, cán bộ thuế phát hiện chưa kê khai doanh số bán lẻ cho các đối tượng không lấy hoá đơn. Sau khi xác định đúng doanh số thực tế phát sinh trong kỳ, công ty này phải nộp thuế GTGT theo doanh số thực tế, đồng thời phải nộp tiền phạt theo quy định.
Việc thực hiện cơ chế tự kê khai trong quản lý thuế khi đưa vào áp dụng đã thể hiện nhiều ưu điểm, đồng thời cũng có nhiều hạn chế mà quan trọng nhất là nguy cơ trốn lậu thuế cao, gây thất thoát thuế, do cố ý hoặc do thiếu hiểu biết chính sách, pháp luật về thuế. Vì thế, công tác hỗ trợ ĐTNT kê khai thuế càng trở nên cần thiết. Chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành hỗ trợ trên cả hai phương diện: Nâng cao kiến thức về các chính sách pháp luật thuế và hỗ trợ về nghiệp vụ chuyên môn.
Thứ nhất, nâng cao kiến thức về các chính sách pháp luật thuế: Hệ thống các chính sách pháp luật về thuế bao gồm rất nhiều các văn bản từ luật đến các thông tư, nghị định và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với mục tiêu quản lý thuế trong từng thời kỳ. Việc nắm bắt được các văn bản này một cách đầy đủ, kịp thời đối với các doanh nghiệp là hết sức khó khăn. Hiểu được điều đó, đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của chi cục cũng như các cán bộ thuế trực tiếp làm việc với đối tượng đều nhiệt tình giải đáp các thắc mắc, chấn chỉnh những hiểu biết sai lầm về chính sách thuế; từ đó, giúp các ĐTNT hiểu và tuân thủ.
Thứ hai, hỗ trợ về nghiệp vụ chuyên môn: Các doanh nghiệp NQD do chi cục thuế Gia Lâm quản lý có nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đi lên từ hộ các thể, nên trình độ quản lý không cao và gặp nhiều khó khăn trong công tác kê khai thuế. Chi cục đã tiến hành nâng cấp, ứng dụng các phần mềm quản lý thuế mới, có nhiều ý kiến cải tiến công tác kê khai thuế để hỗ trợ tốt nhất cho người nộp thuế cũng như công tác quản lý thuế.
Những năm vừa qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ trong chi cục trong việc áp dụng linh hoạt các biện pháp từ nhắc nhở, đôn đốc đến xử phạt hành chính, thái độ và tính tự giác trong kê khai thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng của đại bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ, số tờ khai mắc lỗi ngày càng giảm.
2.2.4 Quản lý việc thu nộp tiền thuế
Công tác thu nộp tiền thuế là công đoạn cuối cùng của chu trình tính thuế. Vấn đề quản lý khâu nộp thuế đối với khu vực kinh tế NQD được thực hiện tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả động viên vào NSNN.
Hàng tháng căn cứ vào số tờ khai thuế đã được các ĐTNT nộp lên, trong thời gian quy định ( chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế), các ĐTNT phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế: Tuỳ vào từng ĐTNT mà có thể nộp trực tiếp vào kho bạc hay nộp cho cán bộ thuế. Các cán bộ thuế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tình hình nộp thuế tại địa bàn mình phụ trách, sau đó báo cáo kết quả thu cho tổ nghiệp vụ. Nhìn chung công tác quản lý thu nộp thuế được chi cục thực hiện đúng quy định. Các cán bộ thuế luôn giữ đúng tinh thần trách nhiệm, không xâm tiêu lạm dụng tiền thuế hay nộp muộn số thuế. Nhờ đó, trong những năm qua chi cục thuế Gia Lâm luôn hoàn thành vượt mức giao dự toán thu đối với các khoản thu chủ yếu. Riêng thuế công thương nghiệp, dịch vụ NQD, tỷ lệ thực hiện so với dự toán luôn đạt mức cao.
Bảng 2.4: Bảng báo cáo tổng kết thu thuế
Đơn vị : triệu đồng
STT
Nội dung
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Dự toán
Thực hiện
Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán
Tỷ lệ (%) thực hiện so với năm trước
Dự toán
Thực hiện
Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán
Tỷ lệ (%) thực hiện so với năm trước
Dự toán
Thực hiện
Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán
Tỷ lệ (%) thực hiện so với năm trước
1
Thuế CTN-DV NQD
27.931
31.111
111
137
37.290
43.190
116
139
38.760
48.834
126
113
2
Lệ phí trước bạ
8.300
14.058
169
196
9.740
18.245
187
130
21.500
40.121
187
220
3
Thuế SDĐ nông nghiệp
680
194
200
486
243
71
328
67
4
Thuế nhà đất
1.420
1.972
139
136
1.500
2.181
145
111
1.850
3.215
174
147
5
Thuế chuyển quyền SDĐ
1.210
3.070
254
235
1.800
6.384
355
208
903
14
6
Tiền SDĐ
91.500
32.450
35
149
55.500
55.763
100
172
11.000
46.492
423
83
7
Thu tiền thuê đất
550
9.237
1.674
152
8.000
9.143
114
99
11.800
13.356
113
146
8
Thuế TNCN
183
538
341
186
3.000
8.091
270
2.373
9
Phí, lệ phí
1.300
1.359
105
107
1.000
2.095
210
154
1.200
2.147
179
102
Tổng cộng
132.211
94.120
71
152
115.030
137.828
120
146
89.110
163.487
183
119
Tổng thu trừ tiền SDĐ
40.711
61.670
151
153
59.530
82.086
138
133
78.110
116.995
150
143
( Nguồn: Số liệu lịch sử các năm – Chi cục thuế Gia Lâm )
Năm 2007: Tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán là 40.711 triệu đồng, thực hiện là 61.670 triệu đồng, tăng 51% so với dự toán, tăng 53% so với năm 2006, trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự toán là 27.931 triệu đồng, thực hiện là 31.111 triệu đồng, tăng 11% so với dự toán và tăng 37% so với năm 2006.
Năm 2008: Tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán và thực hiện tiếp tục tăng, dự toán giao là 59.530 triệu đồng, thực hiện là 82.086 triệu đồng, tăng 38% so với dự toán, tăng 33% so với năm 2007, trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự toán là 37.290 triệu đồng, thực hiện là 43.190 triệu đồng, tăng 16% so với dự toán và tăng 39% so với năm 2007.
Năm 2009: Kết quả thu thuế tại chi cục tiếp tục đạt được kết quả cao, tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán giao là 78.110 triệu đồng, thực hiện là 116.995 triệu đồng, tăng 50% so với dự toán, tăng 43% so với năm 2008, trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự toán là 38.760 triệu đồng, thực hiện là 48.834 triệu đồng, tăng 26% so với dự toán và tăng 13% so với năm 2008.
Trong nhiệm vụ được giao, chi cục thuế Gia Lâm luôn coi công tác quản lý thu thuế khu vực NQD là trọng tâm, xác định đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, nặng nề. Riêng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD, trên cơ sở tờ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp, cán bộ thuế sẽ kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của tờ khai, kiểm tra đúng mẫu tờ khai quy định, kê khai đầy đủ các chỉ tiêu, có xác nhận của doanh nghiệp. Sau khi nhập tờ khai thuế GTGT vào chương trình quản lý, chương trình sẽ xác định số thuế phải nộp theo tờ khai, để theo dõi việc nộp thuế của doanh nghiệp vào kho bạc, đồng thời phát hiện ra những lỗi tính toán tiền thuế của các doanh nghiệp, hay những lỗi khác liên quan đến thủ tục tờ khai và ra thông báo đề nghị điều chỉnh tờ khai thuế GTGT. Trong trường hợp không nộp tờ khai thuế GTGT, sẽ thực hiện phạt vi phạm hành chính thuế đối với doanh nghiệp vi phạm và thực hiện ấn định thuế đối với các doanh nghiệp không sửa lỗi tờ khai, không nộp tờ khai; doanh nghiệp có nhiệm vụ phải nộp thuế GTGT vào kho bạc mà không cần phải ra thông báo thuế, chỉ ra thông báo đối với thuế ấn định.
Bảng 2.5: Báo cáo thực thu thuế GTGT theo ngành
Đơn vị: triệu đồng
STT
Ngành
Thực thu năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.doc