MỤCLỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu Trang
Mở đầu. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI . 3
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại . 3
1.1.1 Khái niệm. 3
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại. 4
1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng . 4
1.2.1 Khái niệm về rủi ro. 4
1.2.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. 5
1.2.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. 6
1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. 7
1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
và nền kinh tế -xã hội. 8
1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản . 9
1.3.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản. 9
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản. 13
1.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản. 10
1.3.4 Cung và cầu về thanh khoản. 11
1.3.5 Đánh giá trạng thái thanh khoản. 12
1.3.6 Chiến lược quản trị thanh khoản. 12
1.3.6.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản. 12
1.3.6.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản. 13
1.3.7 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản. 17
1.3.7.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng
cho kinh doanh. 17
1.3.7.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả. 17
1.3.7.3 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản. 17
1.3.8 Các tiêu chuẩn cuối cùng cho việc đánh giá quản trị thanh
khoản. 21
1.4 Kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản. 22
1.4.1 Kiểm định về chỉ số trạng thái tiền mặt H3. 23
1.4.2 Kiểm định về chỉ số năng lực cho vay H4. 24
1.4.3 Kiểm định về chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5. 24
1.4.4 Kiểm định về chỉ số chứng khoán thanh khoản H6. 25
Kết luận Chương 1 . 26
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 27
2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam . 27
2.1.1 Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam. 27
2.1.2 Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 31
2.2 Thực trạng quản trị rủiro thanh khoản trongcác ngân
hàng thương mại Việt Nam . 33
2.2.1 Vốn điều lệ và hệ số CAR. 35
2.2.2 Hệ số H1và H2. 38
2.2.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3. 40
2.2.4 Chỉ số năng lực cho vay H4. 42
2.2.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5. 43
2.2.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6. 45
2.2.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7. 46
2.2.8 Chỉ số (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H847
2.3 Trường hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 49
2.3.1 Quy định về hoạt động quản trị thanh khoản. 49
2.3.2 Thanh khoản và quản trị thanh khoản tại BIDV. 52
Đánhgiáchung vềthanh khoảnvàquảntrịthanh khoản
củacácngân hàngthương mạiViệtNam . 53
Kết luận Chương 2 . 55
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁPNHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONGCÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 56
3.1 Địnhhướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 . 56
3.1.1 Địnhhướngphát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm
2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020. 56
3.1.2 Địnhhướngphát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 và
định hướng chiến lược đến năm 2020. 57
3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong
các ngân hàng thương m ại Việt Nam . 58
3.2.1 Về phía Chính phủ. 58
3.2.1.1 Một ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh. 58
3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập. 59
3.2.1.3 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà
nước. 60
3.2.2 Về phíaNgân hàng Nhà nước. 60
3.2.2.1 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ. 60
3.2.2.2 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại. 61
3.2.2.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt
động của các ngân hàng thương mại. 62
3.2.3 Về phíacác ngân hàng thương mại. 63
3.2.3.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết. 63
3.2.3.2 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô. 64
3.2.3.3 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp. 64
3.2.3.4 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản “Có” -tài sản “Nợ”. 65
3.2.3.5 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị . 66
3.2.3.6 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nội bộ. 67
3.2.3.7 Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp. 68
3.2.3.8 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức
nghề nghiệp. 69
Kết luận . 70
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4426 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn mức cần thiết. Một số chuyên gia nước ngoài còn cho rằng các ngân hàng
thương mại nhà nước có thể làm suy yếu lẫn nhau nếu thực thi những chiến lược
giống nhau và trở thành những ngân hàng đa năng. Dường như khuyến cáo trên
đang được chính các ngân hàng này hiện thực hoá bằng những bước đi tương tự như
việc bán cổ phần cho những nhà đầu tư chiến lược, liên kết với các tổng công ty lớn
và kinh doanh đa lĩnh vực.
Điểm yếu quan trọng khác làm hạn chế khả năng cạnh tranh trong hệ thống
ngân hàng là quy mô nhỏ của khu vực ngân hàng thương mại cổ phần và quy mô
nhỏ cả về tuyệt đối và tương đối của từng ngân hàng thương mại cổ phần. Cuối năm
2006 và những tháng đầu năm 2007 đã chứng kiến cuộc đua tăng vốn điều lệ của
các ngân hàng này với việc bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài và tổ chức,
cá nhân trong nước. Những bước đi này đã góp phần tăng năng lực tài chính, tạo
điều kiện cho các ngân hàng hiện đại hoá nền tảng công nghệ, nâng cao kỹ năng
quản trị nhưng nhìn chung còn nhiều việc phải làm. Một trong những vấn đề cần
quan tâm đó là chất lượng của các khoản vay. Không phải ngẫu nhiên mà Ngân
hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 trong đó
khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh
chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng. Sau đó,
Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008
thay thế Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN, trong đó quy định tổng dư nợ cho vay, chiết
khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn
điều lệ của tổ chức tín dụng.
Có thể nói, nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong cuộc đua đường dài với tiến trình hội nhập, không còn
- 31 -
lựa chọn nào khác là phải tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam và tất
nhiên con đường đó không bằng phẳng.
2.1.2 Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam:
Giai đoạn 1998-2001, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt thấp dưới
7%/năm. Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp kích cầu nhằm đưa nền kinh tế
thoát khỏi thời kỳ suy giảm. Không thể phủ nhận những thành công được mang lại
từ chính sách đó. Nhưng nguyên nhân của mức tăng giá “chóng mặt” năm 2004 là
do cầu kéo, có thể được giải thích một phần từ việc thực thi chính sách được đề cập
trên đây.
Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP năm 2004 ở mức 9,5% và 7,7%.
Có lẽ không thể chấp nhận mức lạm phát cao trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đạt
thấp như vậy, cho nên ngay từ giữa tháng 01 năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã
nâng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp
tục nâng hai loại lãi suất trên cùng với lãi suất cơ bản. Tổng cộng trong năm 2005,
Ngân hàng Nhà nước đã ba lần nâng lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn, hai lần nâng
lãi suất cơ bản. Với động thái này, tỷ lệ lạm phát cuối năm 2005 và 2006 lần lượt là
8,4% và 6,6%.
Tuy nhiên, năm 2007 lại chứng kiến áp lực tăng giá tương tự năm 2004. Tình
hình có vẻ phức tạp hơn khi nền kinh tế Việt Nam đã thực sự bước vào sân chơi lớn
WTO. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 lên đến
20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006. Cùng với vốn đầu tư trực tiếp, dòng vốn
gián tiếp cũng đang đổ vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản thông
qua các quỹ đầu tư nước ngoài.
Khi có lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn vào thị trường trong nước đã gây
sức ép lên tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Nhà nước đã phải tung tiền đồng ra để mua
ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá ở mức có lợi cho xuất khẩu. Và để giảm nguy cơ lạm phát,
Ngân hàng Nhà nước lại tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thu hồi lượng cung tiền đã
phát hành. Giải pháp được lựa chọn trong tình huống này là tăng tỷ lệ dự trữ bắt
- 32 -
buộc lên gấp đôi ở các loại tiền gửi và kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, với
giải pháp đó sẽ kiềm chế được cơn tăng giá. Thế nhưng, cuối năm 2007, tỷ lệ lạm
phát ở mức “kỷ lục” 12,63% và 4 tháng đầu năm 2008 là 11,6%.
Trước tình hình khá nghiêm trọng như vậy, Ngân hàng Nhà nước thực hiện
hàng loạt biện pháp mạnh như nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11%, phát hành tín
phiếu bắt buộc tổng trị giá 20.300 tỷ đồng, thay đổi cơ chế điều hành và tăng lãi
suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn.
Kết quả của những biện pháp mạnh nêu trên đã dẫn đến những diễn biến
phức tạp trên thị trường tiền tệ những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Có
thể có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về kết quả từ chính sách tiền tệ thắt chặt
được Ngân hàng Nhà nước thực thi trong giai đoạn này (tính đến trước thời điểm
Ngân hàng Nhà nước bắt đầu hạ lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ 14%/năm
xuống 13%/năm). Tuy nhiên, kiểm soát được lạm phát là điều đáng được ghi nhận
cho chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, góp phần vào thành công chung
của Công văn số 319/TTg-KTTH, ngày 03/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nền kinh tế Mỹ từ cuối năm 2007 và năm 2008
đã khiến hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan và sự lây lan này vẫn chưa chấm dứt. Việt
Nam cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng trên, khi mà nền kinh tế
trong nước ngày càng hội nhập đầy đủ và sâu rộng hơn vào kinh tế khu vực và thế
giới. Chính sách thắt chặt tiền tệ được thực thi khi lạm phát gia tăng cùng với tác
động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp nội địa trở nên hết sức khó khăn, đặc biệt doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Nguy cơ hàng loạt doanh nghiệp bên vực phá sản dần hiện hữu.
Chính phủ đã nhận ra vấn đề cấp thiết đó, kịp thời ban hành Nghị quyết số
30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy
giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai Nghị
quyết nêu trên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có Chỉ thị số 06/2008/CT-
NHNN ngày 31/12/2008. Tinh thần chủ đạo của chỉ thị này là điều hành chính sách
- 33 -
tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, vừa ngăn ngừa lạm phát trở lại, vừa ngăn chặn suy giảm
kinh tế. Các giải pháp áp dụng trong tình huống này là điều chỉnh giảm lãi suất cơ
bản và tỷ lệ DTBB. Đến cuối năm 2008, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ
14%/năm xuống còn 8,5%/năm; tỷ lệ DTBB giảm hơn một nửa, từ mức 11% xuống
còn 5%. Với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, lạm phát
đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, an sinh xã hội được bảo
đảm, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 6,23%, tỷ lệ lạm phát ở mức 19,89%.
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương
mại Việt Nam:
Với chương trình cải cách được thiết lập toàn diện và những kết quả đạt được
tưởng chừng như hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vững vàng trước mọi
thử thách. Tuy nhiên, những gì diễn ra cuối năm 2007 và những tháng đầu năm
2008 đã chứng tỏ điều ngược lại. Trước các biện pháp mạnh của Ngân hàng Nhà
nước nhằm kiềm chế lạm phát, điểm yếu thanh khoản của các ngân hàng thương
mại dần lộ rõ. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, các ngân hàng đã tăng lãi suất thu
hút tiền gửi của khách hàng. Điều này dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất vào giữa
tháng 2 năm 2008 và có lẽ không có điểm dừng nếu Ngân hàng Nhà nước không
“tuýt còi” bằng Công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 khống chế trần lãi
suất huy động là 12%/năm. Lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có
lúc vượt qua con số 40%/năm, là mức tăng cao nhất chưa từng có trong lịch sử thị
trường liên ngân hàng Việt Nam. Mặc dù, các ngân hàng đều khẳng định khả năng
thanh khoản của ngân hàng mình vẫn đảm bảo. Nhưng cuộc chạy đua lãi suất không
có điểm dừng không thể chỉ do chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh từ Ngân hàng Nhà
nước. Đó là do vấn đề quản trị rủi ro kinh doanh nói chung, quản trị rủi ro thanh
khoản nói riêng chưa được coi trọng; các ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng quá
nhanh và đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản. Khi
các thị trường này sụt giảm thì khả năng thu hồi các khoản cho vay đó bị ảnh
hưởng. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân năm 2007 so với 2006 của 33 ngân
hàng thương mại là 53,22% đã minh chứng cho nhận định trên đây (Xem Bảng 2.1).
- 34 -
Bảng 2.1 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2007 so với 2006 của 33
NHTM Việt Nam.
Dư nợ (triệu VND) Tăng trưởng STT Ngân hàng 2006 2007 tuyệt đối %
1 ACB 17.014.419 31.810.857 14.796.438 86,96
2 Agribank 186.348.408 247.092.135 60.743.727 32,60
3 An Bình 1.130.930 6.858.134 5.727.204 506,42
4 BIDV 98.638.838 131.983.554 33.344.716 33,80
5 Đại Á 736.509 1.695.079 958.570 130,15
6 Đông Á 7.970.614 17.808.599 9.837.985 123,43
7 Đông Nam Á 3.363.048 11.041.087 7.678.039 228,31
8 Eximbank 10.207.392 18.452.151 8.244.759 80,77
9 Gia Định 521.006 1.051.172 530.166 101,76
10 Habubank 5.983.267 9.419.378 3.436.111 57,43
11 HDbank 2.677.532 8.912.366 6.234.834 232,86
12 Kiên Long 602.124 1.351.742 749.618 124,50
13 MB 5.836.049 11.468.742 5.632.693 96,52
14 MHB 10.113.433 13.924.999 3.811.566 37,69
15 MSB 2.888.130 6.527.868 3.639.738 126,02
16 Nam Á 2.047.540 2.698.695 651.155 31,80
17 Nam Việt 354.254 4.363.446 4.009.192 1131,73
18 OCB 4.660.540 7.557.438 2.896.898 62,16
19 Ocean 663.167 4.713.442 4.050.275 610,75
20 PAC 423.501 2.768.468 2.344.967 553,71
21 PG 801.781 1.917.609 1.115.828 139,17
22 Sacom 14.394.313 35.378.147 20.983.834 145,78
23 Saigon 4.852.177 7.363.557 2.511.380 51,76
24 SCB 8.206.696 19.477.603 11.270.907 137,34
25 SHB 492.983 4.183.502 3.690.519 748,61
26 Southern 4.665.207 5.874.117 1.208.910 25,91
27 Techcom 8.696.101 20.486.131 11.790.030 135,58
28 VIBank 9.137.163 16.744.250 7.607.087 83,25
29 Việt Á 2.730.263 5.764.145 3.033.882 111,12
30 Vietcombank 67.742.519 97.531.894 29.789.375 43,97
31 Vietinbank 80.152.334 102.190.640 22.038.306 27,50
32 VPbank 4.993.976 13.287.472 8.293.496 166,07
33 Western 293.607 628.414 334.807 114,03
Tổng cộng 302.987.012
Bình quân 9.181.425 53,22
Nguồn: Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng và kết quả
tính toán của học viên. Tỷ lệ tăng trưởng = (Dư nợ 2007-Dư nợ 2006)/Dư nợ 2006*100. Ngân
hàng Trustbank không có số liệu năm 2006 để so sánh.
- 35 -
Theo lý thuyết đã trình bày ở Chương 1, các ngân hàng có thể lựa chọn chiến
lược, phương pháp quản trị thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân
hàng mình. Với nguồn dữ liệu thu thập được từ báo cáo thường niên, báo cáo tài
chính trong ba năm từ 2006 đến 2008 của 34/41 ngân hàng thương mại nội địa, luận
văn chọn cách tiếp cận qua các tiêu chí và chỉ số thanh khoản sau đây để đánh giá
tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam:
Vốn điều lệ.
Hệ số CAR: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có/tổng tài sản “Có” rủi ro
quy đổi.
Hệ số H1: Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động.
Hệ số H2: Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”.
Chỉ số H3: (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”; hoặc,
*H3: (Tiền mặt+Tiền gửi thanh toán tại NHNN+Tiền gửi không kỳ hạn tại
các TCTD)/Tổng tài sản “Có”. Đây là chỉ số trạng thái tiền mặt.
Chỉ số năng lực cho vay H4:Dư nợ/Tổng tài sản “Có”.
Chỉ số H5:Dư nợ/Tiền gửi khách hàng.
Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6: (Chứng khoán kinh doanh+Chứng
khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có”.
Chỉ số H7: Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD.
Chỉ số H8: (Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng; hoặc,
*H8: (Tiền mặt+Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD)/Tiền gửi của khách
hàng.
Tiêu chuẩn đánh giá, so sánh dựa trên các quy định của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước và báo cáo thực nghiệm của các tổ chức quốc tế về các ngân hàng
trên thế giới.
2.2.1 Vốn điều lệ và hệ số CAR: (Xem Bảng 2.2).
Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định
mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại nhà nước đến năm 2008 và 2010
là 3.000 tỷ VND; đối với ngân hàng thương mại cổ phần đến năm 2008 là 1.000 tỷ
- 36 -
VND, đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND. Cuối năm 2008, phần lớn các ngân hàng đã
đạt được mức vốn điều lệ lớn hơn vốn pháp định cần thiết. Nhưng đến “phút chót”
vẫn còn 3 trường hợp chưa thể “thở phào” với quy định trên. Các ngân hàng này
buộc phải tiếp tục xây dựng phương án tăng vốn điều lệ cho đủ mức 1.000 tỷ khi
thời điểm quy định đã hết. So sánh với các ngân hàng ở các nước trong khu vực cho
thấy, mức vốn tự có của các ngân hàng thương mại Việt Nam là khá nhỏ bé. Đa
phần các ngân hàng trong nước chỉ có số vốn tự có vào cỡ từ 1.000 tỷ đến 7.000 tỷ
VND. Cá biệt một số ngân hàng có vốn tự có tương đối như: Agribank hơn 10
nghìn tỷ VND; Vietcombank hơn 12 nghìn tỷ VND tính đến cuối 2008; nhưng vẫn
chưa bằng một ngân hàng hạng trung bình trong khu vực là khoảng 1 tỷ USD tương
đương hơn 17 nghìn tỷ VND (theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố).
Bảng 2.2 Vốn điều lệ và hệ số CAR (thời điểm 31/12/2008).
ĐVT: tỷ VND, %
STT Ngân hàng Vốn
điều lệ CAR STT Ngân hàng
Vốn
điều lệ CAR
NHTMNN 17 Nam Á 1.253 -
1 Agribank 10.924 *7,20 18 Nam Việt 1.000 -
2 BIDV 8.755 *6,70 19 OCB 1.474 *17,60
3 MHB 1.182 9,04 20 Ocean 1.000 -
4 Vietinbank *7.608 *7,27 21 PAC 566 -
NHTMCP 22 PG 1.000 -
5 ACB 6.355 12,44 23 Sacombank 5.115 12,16
6 An Bình 2.706 38,7 24 SaigonBank 1.020 -
7 Đại Á 500 - 25 SCB 2.180 9,91
8 Đông Á 2.880 *14,36 26 SHB 2.000 -
9 Đông Nam Á 4.068 - 27 Southernbank 2.027 -
10 Eximbank 7.219 *23 28 Techcombank 3.642 13,99
11 Gia Định 1.000 55,50 29 Trustbank 504 -
12 Habubank 2.800 *16,90 30 VIBank 2.000 10,04
13 HDbank 1.550 - 31 Việt Á 1.359 -
14 Kiên Long 1.000 48,14 32 Vietcombank 12.100 8,9
15 MB 3.400 *14,21 33 Vpbank 2.117 21
16 MSB 1.500 15,8 34 Western 1.000 -
Nguồn: Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng. Hệ số CAR
tham khảo thêm bài viết “Niêm yết trên thị trường quốc tế - Cơ hội và thách thức đối với các
NHTM Việt Nam”, Nguyễn Hải Bình, Tạp chí ngân hàng số 13(7/2008), trang 28-33. (*) 2007.
- 37 -
Năm 2009, áp lực tăng vốn theo định hướng trên tiếp tục là một bài toán
không dễ gỡ với nhiều ngân hàng. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam
có sự sụt giảm đáng kế từ cuối năm 2007, cho nên kế hoạch tăng vốn này cũng
không hề dễ dàng. Một thông tin đáng chú ý là Ngân hàng Nhà nước vừa trình Thủ
tướng Chính phủ giao cho mình chỉ đạo các ngân hàng thương mại có mức vốn điều
lệ dưới 2.000 tỷ đồng chủ động xây dựng kế hoạch tăng vốn điều lệ để đạt mức tối
thiểu 2.000 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2009; theo dõi, giám sát việc tăng đủ vốn
lên mức 3.000 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2010; cho phép được áp dụng các biện
pháp cần thiết đối với ngân hàng thương mại không thực hiện đúng yêu cầu. Như
vậy, có thể sẽ có thêm một hạn định vào 31/12/2009 trên “hành trình 3.000 tỷ” này.
Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) - hệ số Cooke hay hệ số siết cổ tín
dụng, phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản
“Có” rủi ro quy đổi. Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm
2005 của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro.
Nếu xét theo tiêu chí này, một số ngân hàng thương mại đã đạt được; nhưng nếu
tính theo Hiệp ước Basel II thì rất khó để đạt tới mức vốn an toàn 8% [4]. Theo
đánh giá chung, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và
thách thức nếu như áp dụng Hiệp ước Basel II. Hiệp ước Basel II quy định tỷ lệ vốn
an toàn vẫn là 8%, nhưng gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài sản của ngân hàng;
mức độ rủi ro này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tín nhiệm của khách hàng,
thời hạn khoản vay, độ tập trung của khoản vay vào một nhóm khách hàng nhất
định. Trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy
định ở Hiệp ước Basel I, vì các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các
rủi ro hoạt động. Điều này sẽ bất lợi cho các ngân hàng Việt Nam, vì mức rủi ro
hoạt động thấp hơn các ngân hàng quốc tế lớn nhưng vẫn phải áp dụng chung một
mức vốn dự phòng rủi ro hoạt động là 20% tổng doanh thu. Một bất lợi khác, đó là
hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều không được xếp hạng; do đó, các khoản
vay đối với các doanh nghiệp này sẽ chịu mức rủi ro 100%.
- 38 -
2.2.2 Hệ số H1 và H2: (Xem Bảng 2.3).
Bảng 2.3 Hệ số H1 và H2 (thời điểm 31/12/2007; 31/12/2008).
Chỉ số H1(%) Chỉ số H2(%) STT Ngân hàng
2007 2008 2007 2008
NHTMNN
1 Agribank 4,92 4,6 4,69 4,4
2 BIDV 6,03 5,78 5,69 5,46
3 MHB 4,04 - 3,88 -
4 Vietinbank 6,85 - 6,41 -
NHTMCP
5 ACB 7,91 7,96 7,33 7,38
6 An Bình 16,87 41,90 14,44 29,53
7 Đại Á 60,50 31,46 37,70 23,93
8 Đông Á 13,35 11,27 11,77 10,13
9 Đông Nam Á 14,72 - 12,83 -
10 Eximbank 22,96 36,28 18,67 26,62
11 Gia Định 58,98 45,95 37,10 31,48
12 Habubank 15,63 14,52 13,52 12,68
13 HDbank 5,66 21,21 5,36 17,50
14 Kiên Long 40,86 55,36 29,01 35,63
15 MB 13,61 11,79 11,98 10,55
16 MSB 12,01 6,09 10,72 5,74
17 Nam Á 14,57 28,01 12,72 21,88
18 Nam Việt 6,21 10,95 5,85 9,87
19 OCB 16,39 18,71 14,08 15,76
20 Ocean 8,87 8,29 8,15 7,65
21 PAC 17,68 13,54 15,02 11,93%
22 PG 13,13 19,89 11,61 16,59
23 Sacombank 12,84 12,79 11,38 11,34
24 SaigonBank 16,36 15,10 14,06 13,12
25 SCB 11,46 7,85 10,28 7,28
26 SHB 21,38 18,71 17,61 15,76
27 Southernbank 14,48 12,96 12,65 11,48
28 Techcombank 9,93 10,45 9,04 9,46
29 Trustbank 102,30 24,19 50,57 19,47
30 VIBank 5,88 7,07 5,55 6,60
31 Việt Á 16,31 16,76 14,02 14,36
32 Vietcombank 7,37 6,45 6,86 6,06
33 Vpbank 13,67 14,79 12,02 12,88
34 Western 22,06 45,38 18,07 41,39
Nguồn: Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng và kết quả
tính toán của học viên.
- 39 -
Đối với hai hệ số H1 và H2, tiêu chuẩn chung là lớn hơn 5%. Nhìn chung, các
ngân hàng đều đạt được. So sánh chỉ số này với chỉ số tương đương Equity/Assets
tính bình quân cho 100 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là 8% (Theo báo cáo thực
nghiệm “Mananging bank liquity risk: How deposit – loan synergies vary with
market conditions”, Evan Gate, Til Shuermann, Philip E. Strahan, April 2006, khảo
sát 100 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ, từ 1990 - 2002), cho thấy phải chăng vốn tự có
của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp so với quy mô hoạt động. Các ngân
hàng đã tăng trưởng tài sản quá nhanh so với mức tăng trưởng của vốn tự có. Xét
dưới góc độ an toàn trong hoạt động, điều đó nên được suy xét cẩn trọng hơn.
Bảng 2.4 Tiền gửi khách hàng; tiền gửi, vay từ TCTD khác; cho vay
khách hàng, sử dụng vốn khác của Đại Á, Gia Định, Kiên Long, Trustbank
năm 2007.
Đơn vị tính: tỷ VND
Tiền gửi
khách hàng
Tiền gửi, vay
từ TCTD khác
Cho vay
khách hàng
Sử dụng
vốn khác
Chênh
lệch Ngân hàng
(1) (2) (3) (4) (1+2-3-4)
Đại Á 1.175 2,4 1.695 158,4 -676
Gia Định 417 840 1.051 784,5 -578,5
Kiên Long 952 505 1.351 661,6 -555,6
Trustbank 311,2 182 831,2 151,2 -489,2
Nguồn: Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng và kết quả
tính toán của học viên. Sử dụng vốn khác gồm: tiền mặt + tiền gửi NHNN + tiền gửi và cho vay
TCTD khác.
Một chỉ số H1, H2 khá cao như ngân hàng Đại Á, Gia Định, Kiên Long,
Trustbank có thể là trong năm 2007, vốn tự có của các ngân hàng đã tăng nhanh
hoặc tạm thời chưa sử dụng vào mục đích tăng cường cơ sở vật chất, trong khi việc
thu hút tiền gửi khách hàng không đáp ứng đủ cho nhu cầu cho vay. Cho nên, các
ngân hàng phải huy động các nguồn vốn khác ngoài tiền gửi khách hàng để đáp ứng
nhu cầu tín dụng gia tăng. Nhưng khi hành động như vậy, các ngân hàng này sẽ gặp
khó khăn trong đầu tư nâng cấp nền tảng công nghệ, mở rộng mạng lưới, khi mà
nguồn vốn tự có phải dành để cho vay. Xét theo phương diện này, việc duy trì một
tỷ lệ cao như vậy chưa hẳn đã hiệu quả. Hơn nữa, việc thu hút tiền gửi của khách
- 40 -
hàng gặp khó khăn cho thấy các ngân hàng này có những vấn đề về thanh khoản. Số
liệu năm 2007 ở 4 ngân hàng nêu trên cho thấy rõ hơn về những nhận định này
(Xem Bảng 2.4). Riêng ngân hàng Kiên Long, do vốn điều lệ tăng cho đủ 1.000 tỷ
vào năm 2008 theo quy định (tăng 420 tỷ), nên hệ số H1, H2 năm 2008 vẫn cao vì
số vốn điều lệ tăng chưa được sử dụng. Trường hợp tương tự là ngân hàng Western
năm 2008 vốn điều lệ tăng 800 tỷ VND.
Ở thái cực khác, các ngân hàng thương mại Nhà nước: Agribank, BIDV,
MHB, Vietinbank lại có hệ số thấp, dưới hoặc trên chút ít mức 5%. Khi rủi ro xãy
ra, các ngân hàng này khó có khả năng chống đỡ. Bởi lẽ, vốn tự có được coi như
“tấm đệm” giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh, đảm bảo cho
ngân hàng tránh khỏi nguy cơ phá sản. Điều này cho thấy, tính cấp thiết của việc cổ
phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước.
Qua phân tích hai chỉ số H1, H2 trên đây, cho thấy hai thái cực khác hẳn
nhau, một nhóm ngân hàng có hai chỉ số thật cao, trong khi đó, một nhóm ngân
hàng có hai chỉ số này thật thấp. Nhóm ngân hàng có chỉ số cao chưa hẳn đã tốt, xét
về khía cạnh lợi nhuận; hơn nữa, có thể các ngân hàng này không phải chủ động
duy trì tỷ lệ cao như vậy, mà có thể là huy động vốn gặp khó khăn.
2.2.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3: (Xem Bảng 2.5).
Chỉ số H3 là chỉ số về trạng thái tiền mặt. Với nguồn số liệu thu thập được
năm 2007, 20 ngân hàng có thuyết minh báo cáo tài chính trong đó phân tích chi tiết
tài khoản tiền gửi NHNN gồm tiền gửi DTBB và tiền gửi thanh toán; tài khoản tiền
gửi tại các TCTD gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Trong trường
hợp 20 ngân hàng này, phần tử số trong công thức tính chỉ số H3 bao gồm: tiền mặt
cộng (+) tiền gửi thanh toán tại NHNN cộng (+) tiền gửi không kỳ hạn tại các
TCTD. Trường hợp các ngân hàng còn lại, do không có thuyết minh báo cáo tài
chính nên phần tử số nêu trên sẽ gồm: tiền mặt cộng (+) tiền gửi tại các TCTD kể cả
tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Mặc dù, cách tính giữa hai trường hợp có khác
nhau, nhưng kết quả tính toán cũng phản ánh được khả năng thanh khoản của các
ngân hàng. Bởi lẽ, tiền gửi thanh toán tại NHNN của các ngân hàng chiếm tỷ trọng
- 41 -
rất nhỏ trong tài khoản tiền gửi tại NHNN, chủ yếu tài khoản này là tiền gửi DTBB.
Ngoài ra, nếu tính cả tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại các TCTD vào phần tử
số mà chỉ số H3 đã thấp, thì khi loại trừ tiền gửi có kỳ hạn ra khỏi phần tử số, chỉ số
H3 còn thấp hơn nhiều.
Bảng 2.5 Chỉ số trạng thái tiền mặt (thời điểm 31/12/2007; 31/12/2008).
Chỉ số H3(%) Chỉ số H3(%) STT Ngân hàng
2007 2008
STT Ngân hàng
2007 2008
NHTMNN 17 Nam Á 33,33 15,79
1 Agribank *2,51 5,39 18 Nam Việt 41,98 39,78
2 BIDV *1,94 *2,31 19 OCB 25,14 3,27
3 MHB *2,86 - 20 Ocean *0,26 20,47
4 Vietinbank *3,96 - 21 PAC 25,05 6,80
NHTMCP 22 PG 23,81 33,72
5 ACB *8,07 *11,73 23 Sacombank *7,28 *15,54
6 An Bình *2,05 19,53 24 SaigonBank *1,97 13,46
7 Đại Á 5,28 10,06 25 SCB *13,29 *2,76
8 Đông Á *8,35 13,83 26 SHB *1,39 *0,71
9 Đông Nam Á 33,17 - 27 Southernbank *6,88 *13,37
10 Eximbank *7,35 *15,79 28 Techcombank 24,78 28,79
11 Gia Định 36,09 41,54 29 Trustbank 10,29 12,76
12 Habubank *1,98 *0,97 30 VIBank *1,38 22,78
13 HDbank 14,68 21,71 31 Việt Á 30,49 24,30
14 Kiên Long 23,22 13,20 32 Vietcombank *2,77 *5,92
15 MB *4,45 37,03 33 Vpbank 5,39 11,05
16 MSB *1,01 48,44 34 Western *11,88 32,93
Nguồn: Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng và kết quả
tính toán của học viên. (*) chỉ số *H3.
Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là chỉ số H3 cao, đảm bảo cho ngân
hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Theo số liệu đã tính toán
năm 2007, 20 ngân hàng có chỉ số H3 dưới 10%, trong đó một số ngân hàng có chỉ
số rất thấp dưới 5% như: Agribank, BIDV, MHB, Vietinbank, An Bình, Habubank,
MB, MSB, Ocean, Saigonbank, SHB, VIBank, Vietcombank. Những ngân hàng này
khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn ngân hàng buộc phải vay trên
thị trường tiền tệ với lãi suất cao. Thực tế đã chứng minh cho nhận định này, những
tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền
gửi và đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng lên mức “kỷ
- 42 -
lục”: 40%/năm. Mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng không có gì khác là đảm bảo
khả năng thanh khoản đang có nguy cơ suy giảm. Tình hình này có thể giải thích
như sau: những biện pháp mạnh của Ngân hàng Nhà nước như tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc đã thu hồi một lượng tiền lớn từ lưu thông về
“két” của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại trước đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf