MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG 3
I. Vốn lưu động 3
1. Khái niệm vốn lưu động 3
2. Đặc điểm của vốn lưu động 3
3. Phân loại 4
4. Vai trò 4
II. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 5
1. Định nghĩa 5
2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6
3. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động 8
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2007,2008,2009 13
I. Giới thiệu chung về công ty TNHH VOVA 13
1. Lịch sử hình thành 13
2. Chức năng và nhiệm vụ 14
3. Cơ cấu tổ chức 16
II. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong 3 năm 2007,2008 và 2009 18
III. Thực trạng quản trị tiền mặt 22
1. Sự cần thiết của việc quản trị tiền mặt đối với công ty 22
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt 23
3. Tốc độ chi tiền mặt 24
IV. Thực trạng quản trị khoản phải thu 25
1. Chính sách tín dụng sử dụng và quản lý các khoản phải thu 25
2. Thời hạn bán chịu 27
3. Chính sách chiết khấu 28
4. Chính sách thu tiền 28
5. Một số công cụ dùng để đánh giá khoản phải thu 30
V. Thực trạng quản trị hàng tồn kho 31
Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 34
I. Giải pháp quản trị tiền mặt 34
1. Nội dung thực hiện 35
2. Cách thực hiện. 35
II. Nâng cao hiệu quả quản trị khoản phải thu 37
1. Cơ sở thực hiện 37
2. Cách thức thực hiện 38
III. Nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho 41
Chương 4: KẾT KUẬN 42
I. Kết luận 42
II. Kiến nghị 43
1. Đối với doanh nghiệp. 44
2. Đối với chính phủ 44
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9393 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Vova, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1960
Địa chỉ Mail: Vovaco@gmail.com
Ngành nghề kinh doanh :
Chế biến gỗ
Mã số thuế : 3700763027
Chức năng và nhiệm vụ
Mục tiêu:
Chủ yếu sản xuất và cung ứng các sản phẩm nội thất bằng gỗ cho khách hàng trong và ngoài nước.
Chức năng:
Cty TNHH VOVA chuyên gia công, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nội thất làm bằng gổ như: bàn, ghế, dường, tủ, kệ sách….
Hình 1: Một số sản phẩm nổi bật của công ty
Nhiệm vu ï:
Từ khi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu để sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt hơn.
Phấn đâú kinh doanh để lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước
Phấn đấu liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư, phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh
Giữ vững và phát huy uy tín hiện có
Tất cả những nhiệm vụ trên là điều kiện để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nên công ty luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tính chất quy trình công nghệ
Máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng lực sản xuất của công ty.
Trang thiết bị của công ty gồm có các loại máy :
Dùng cho văn phòng: máy vi tính, máy in, máy fax, máy photocopy.
Dùng cho phân xưởng: máy bào, máy ken, máy chẻ, máy chà láng, máy cắt, máy khoan, máy mài…….
Máy móc, thiết bị hiện đại sẽ là điều kiện để công ty phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây công ty đã đầu tư trang bị thêm một số thiết bị mới nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
.
Hình 2: Một số sản phẩm nổi bật của công ty
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức:
GIÁM ĐỐC
P.giám đốc
P.giám đốc
Xưởng sản xuất
P.Kỹ Thuật
P.Kinh Doanh
P.Kế Toán
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty
Chức Năng Và Quyền Hạn Của Các Phòng Ban
Giám đốc:
Điều hành và quản lý, chịu trách nhiệm về toàn bộ mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật và quy định của nhà nước. Giám Đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban .
Phó giám đốc:
Là người phụ trách cho Giám đốc trong quá trình điều hành hoạt động của công ty, là người được Giám đốc uỷ quyền điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt. Hỗ trợ cho GĐ về mặt kỹ thuật, kinh doanh, quản lý và ký hợp đồng kinh tế nhằm thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả.
Xưởng sản xuất
Trực tiếp tổ chức sản xuất theo đơn hàng của khách hàng dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc cùng với quản đốc phân xưởng
Phòng Kinh doanh:
Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty
Quản lý các hợp đồng sản xuất mua bán các sản phẩm của công ty.
Phòng Kỹ thuật :
Hỗ trợ và chấp hành sự chỉ đạo của phó giám đốc
Chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu sản phẩm mới.
Quản lý việc sản xuất các mẫu mới đi vào sản xuất đại trà.
Giải quyết những vấn đề về kỹ thuật, điều độ phục vụ việc sữa chữa và sản xuất trong phân xưởng.
Phòng Kế toán :
Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty vào sổ sáchkế toán.
Cuối tháng lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho cơ quan chức năng
Theo dõi, tập hợp chi phí và doanh thu sau đó báo cáo với ban lãnh đạo
Mối quan hệ giữa các phòng ban
Tất cả các phòng ban ở công ty đều có mối quan hệ chặt chẽ, tương trợ và tác động lẫn nhau
Cơ cấu nhân sự:
Công tác tổ chức nhân sự của công ty dưạ trên nguyên tắc tuyển chọn và bố trí lao động một cách hợp lý cho từng nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn.
Sơ lược nhân sự:
Hiện công ty có tổng số nhân viên là 120 người
Trong đó:+ Nhân viên quản lý là 40 người
+ Công nhân trực tiếp sản xuất là:80 người.
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong 3 năm 2007,2008 và 2009
Công việc quản lý vốn lưu động là do phòng kế toán, phòng kinh doanh dưới sự chỉ đạo của giám đốc., hàng thángï lên kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, kế hoạch cân đối thu chi, kế hoạch quản lý vốn phù hợp với chuyên môn của từng nhân viênï. Nhưng do mọi hoạt động của công ty đều do ban giám đốc quyết định nên mọi quyền hạn còn bị hạn chế.
Để đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động khái quát hơn ta dựa vào:
Bảng 1: kết cấu vốn của doanh nghiệp qua 3 năm 2007,2008,2009
Chỉ tiêu/Năm
Đvt
2007
2008
2009
CL2008-2007
CL2009-2008
+/-
%
+/-
%
Doanh thu
Trđ
24.253
25.120
25.620
867
3,6
500
2
LN trước thuế
Trđ
305
280
320
-25
-8,2
40
14,3
Vốn lưu động
Trđ
8.054
9.116
9.170
1.062
13,2
54
0,6
Vốn cố định
Trđ
13.375
11.172
10.528
-2.203
-16,5
-644
-5,8
Nợ phải trả
Trđ
11.039
9.538
8.081
-1.501
-13,6
-1.457
-15,3
Nguồn vốn(TTS)
Trđ
21.429
20.288
19.698
-1.141
-5,3
-590
-2,9
VLĐ/Nguồn vốn
%
37,6
44,9
46,6
7,3
19,6
1,6
3,6
VCĐ/Nguồn vốn
%
62,4
55,1
53,4
-7,3
-11,8
-1,6
-2,9
Tỉ lệ nợ
Lần
0,5
0,5
0,4
0
0
-0,1
-12,7
Trích : Bảng cân đối kế toán
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có những biến động không ổn định. Doanh thu qua 3 năm có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm. Năm 2007 là 24.253 triệu đồng, năm 2008 là 25.120 triệu đồng tăng 3,6 % so với năm 2007, năm 2009 là 25.620 tăng 2% so với năm 2008. Nhưng lợi nhuận cuả năm 2008 lại giảm so với năm 2007 là 25 triệu đồng tương ứng với 8,2 %, nhưng năm 2009 lại tăng lên 40 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân của sự biến động không ổn định này là do khủng khoảng kinh tế và những khó khăn trong ngành gỗ trong năm 2008 làm cho các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty nói riêng phải chịu ù những ảnh hưởng bắt lợi. Tuy nhiên cũng do công tác tổ chức sản xuất của công ty chưa tốt.
Nguồn vốn của doanh nghiệp sau 3 năm giảm từ 21.429 tỷ đồng xuống 19.698 tỷ đồng, không phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay của thị trường. Nguyên nhân là do vốn cố định giảm. Ngược lại, vốn lưu động lại liên tục tăng từ 8.054 tỷ đồng lên 9.17 tỷ đồng. Điều này cho thấy vốn lưu động chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nguồn vốn thể hiện qua năm 2007 vốn lưu động chiếm tỷ trọng 37,6% đến năm 2009 chiếm 46,6%, sự tăng tưởng này rất tốt cho việc đảm bảo quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Ta nhận thấy, tỷ trọng vốn cố định cao hơn so với tỷ trọng vốn lưu động là do tỷ trọng lớn vốn nằm trong máy móc và tài sản cố định của công ty là chủ yếu. Nói chung chỉ tiêu cơ cấu vốn của doanh nghiệp phản ánh sự phân bổ vốn phù hợp. Tốc độ tăng trưởng vốn cố định thấp hơn tốc độ tăng trưởng của vốn lưu động cho thấy thị trường tiêu thụ ngày càng tăng vì thế doanh nghiệp cần đầu tư thêm công nghiê mới để mở rộng thêm hoạt động kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động tăng lên do doanh thu bán hàng tăng vì hai chỉ tiêu này có mối tương quan mật thiết và trực tiếp với nhau. Do vậy ban giám đốc bắt buộc phải luôn luôn ý thức được diễn tiến của các hoạt động liên quan đến vốn lưu động của doanh nghiệp. Đương nhiên sự tăng doanh thu kéo dài sẽ đòi hỏi phải tăng tài sản cố định.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động
Chỉ tiêu /Năm
ĐVT
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Sức sinh lời của VLĐ
lần
0,038
0.031
0,034
-0,007
0,003
Vòng quay VLĐ
vòng
1,66
1,62
1,85
-0,04
0,23
Số ngày luôn chuyển VLĐ
ngày
217
223
195
6
-28
Tỷ số thanh toán hiện thời
Lần
0,73
0,96
1,36
0,23
0,4
Tỷ số thanh toán nhanh
Lần
0,5
0,6
0,85
0,1
0,25
Nợ ngắn hạn
trđ
10.99
9.494
6.745
-1.505
-2.749
Trích: Bảng cân đối kế toán
Dựa vào chỉ tiêu này, ta rút ra nhận xét: Hệu quả sử dụng vốn lưu động ngày thêm gia tăng và kết quả kimh doanh liên tục phát triển sau 3 năm. Đây cũng là điểm thuận lợi cho công ty khi đi vay vốn các cơ sở tín dụng để mở rộng hoạt động trong những năm tới, nhưng vòng quay vốn lưu động còn rất chậm. Năm 2007 chỉ có 1,66 lần, năm 2008 giảm xuống còn 1,62 lần, tuy nhiên năm 2009 vòng quay này lại tăng lên 1,68 lần. Đây là tín hiệu khả quan cho doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cũng chưa cao. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động tăng, doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng các chỉ tiêu liên quan vốn lưu động ngân hạn dựa vào để cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp là tỷ số thanh toán hiện thời( tỷ số luân chuyển tài sản lưu động). Giá trị của tỷ số này tăng nhanh sau 3 năm chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp ngày càng tăng và tỉ số này lớn hơn 1, theo ngân hàng kết quả này là tốt.
Tuy nhiên tỷ số này cũng chưa phản ánh đúng khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì còn phụ thuộc vào hàng tồn kho, nếu hàng tồn kho là những hàng khó bán thì doanh nghiệp khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Vì vậy để đáp ứng khả năng thanh toán của công ty, ta kết hợp tỷ số thanh toán nhanh. Do được tính dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Tiêu chuẩn này đành giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán. Nó nói lên được nếu doanh nghiệp không bán hết hàng tồn kho thì doanh nghiệp sẽ ra sao? Bởi vì hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán.
Giá trị của tỷ số này năm 2009 là 1,36.Điều này phản ánh cừ 1VNĐ nợ ngắn hạn phải đảm bảo bởi 1,36 VNĐ tài sản lưu động nhưng tỷ số thanh toán cho thấy rằng có quá nhiều tài sản lưu động nằm dưới dạng tồn kho (chiếm 37%). Do đó doanh nhgiệp phải đánh giá lại lượng hàng tồn kho. Theo đánh giá của ngân hàng tỷ số thanh toán nhanh lớn hơn 0.5 được đánh giá là tốt, tỷ số này qua 3 năm đều lớn hơn 0,5 phản ánh tình hình thanh toán nhanh của doanh nghiệp tương đối khả quan .
Sau khi đánh giá tổng quan về vốn, em tiếp tục đánh giá kết cấu của vốn lưu động qua bảng sau:
Bảng 3 : Kết cấu vốn lưu động
Chỉ tiêu/ Năm
2007
2008
2009
2008 - 2007
2009 - 2008
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Tiền mặt
34
0,4
28
0,3
0
0,0
-6
-17,6
-28
0
K. phải thu
4.742
58,9
4.527
49,7
4.595
50,1
-215
-4,5
68
1,5
Hàng tồn kho
2.541
31,5
3.379
37,1
3.431
37,4
838
33
52
1,5
TSCĐ khác
736
9,1
1.181
13
1.144
12,5
445
60,5
-37
-3,1
Trích: Bảng cân đối kế toán
Biểu đồ 1: kết cấu vốn
Thành phần khoản phải thu chiếm tỷ trọng hơn 50% vốn lưu động do doanh nghiệp áp dụng chính sách bán hàng gối đầu nên vốn kinh doanh đầu tư nhiều cho khách hàng. Vốn đầu tư vào hàng tồn kho cũng tương đối so với các thành phần còn lại là nguyên nhân chủ yếu làm cho tính thanh khoản nợ ngắn hạn chưa cao. Nhưng điều đáng quan tâm là lượng tiền mặt tồn cuối năm rất thấp thậm chí bằng 0.
Thực trạng quản trị tiền mặt
Sự cần thiết của việc quản trị tiền mặt đối với công ty
Để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì các nhà quản trị phải quản trị tiền mặt thật tốt cũng như là quản trị tốt việc lưu chuyển tiền mặt nhằm các mục đích sau đây:
Làm thông suốt tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của công ty: nhập sản phẩm đầu vào, trả lương cho công nhân viên, hoàn tất việc nộp thuế cho nhà nước……
Dự phòng cho các tình huống bất ngờ sảy ra làm ảnh hưởng sấu đến hoạt động của công ty
Đầu tư vào các lĩnh vực tài chính khác như: bất động sản, chứng khoán. Đêm lại một nguồn thu nữa cho công ty.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt
Là một công ty mới thành lập, cơ sở vật chất của công ty vẫn còn đang trong giai đoạn đầu tư ban đầu, máy móc thiết bị cần phải đầu tư nhiều nên công ty rất cần phải có lượng tiền mặt phù hợp để đáp ứng nhu cầu của công ty.
Khách hàng của công ty chủ yếu là những công ty lớn, việc thanh toán chủ yếu thực hiện qua ngân hàng, và việc thanh toán thường chỉ được thực hiện sau khi giao hàng khoảng một tháng. Nhưng nguồn nguyện vật liệu đầu vào của công ty phải được mua trước đó, mà nguồn nguyện vật liệu hiện nay đang biến động một cách bất thường ( tăng nhanh) vì vậy gây khó khăn cho việc dự báo lượng tiền cần thiết để thực hiện một đơn hàng của khách hàng.
Hàng hóa bị trả lại do lỗi của doanh nghiệp như : vi phạm hợp đồng, hàng hóa sai quy cách, vi phạm cam kết….Đã một phần ảnh hưởng đến uy tín của công ty, cũng như phát sinh thêm nhiều chi phí như vận chuyển, chi phí thực hiện hợp đồng, chi phí bồi thường hợp đồng…..
Bảng 4 : cơ cấu tiền mặt
Chỉ tiêu / Năm
ĐV tính
2007
2008
2009
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Hàng hóa bán ra
Trđ
4.776
100
4.555
100
4.595
100
Thanh toán ngay
Trđ
1.340
28,10
1.800
28,1
940
20,4
Chưa thanh toán
Trđ
2.850
59,7
3.080
67,6
3.040
66,1
Bị trả lại
Trđ
586
12,2
195
3,4
615
13,5
Trích : bảng báo cáo kinh doanh
Biểu đồ 2: cơ cấu tiền mặt
0%
20%
40%
60%
80%
100%
năm
2007
năm
2008
năm
2009
Bị trả lại
Chưa thanh toán
Thanh toán ngay
Tốc độ chi tiền mặt
Để sản xuất các sản phẩm của công ty thì phải chi tiền mua nguyên vật liệu chính và các nguyên vật liệu phụ phục vụ cho quá trình sản xuất. Do đó ban giám đốc phải tính toán đến thời gian trả tiền hàng cho tương ứng với khoảng thời gian thu tiền từ việc bán hàng. Vì thế doanh nghiệp đã biết tận dụng hết thời gian nhà cung cấp bán chịu nguyên vật liệu đầu vào cho mình vì nhà công ty chỉ mua nguyên vật liệu từ một số ít nhà cung cất để tạo mối quan hệ tốt cho nhà cung cấp trong việc mua nguyên vật liệu.
Công ty là đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm về gỗ nên nguồn nguyên vật liệu công ty mua vào chủ yếu là gỗ, là lĩnh vực liên quan tới những tài nguyên cần được bảo vệ, nên các chính sách về thuế, giá cả hay nguồn hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
Thông thường công ty thanh toán tiền cho nhà cung cấp sau 20 ngày nhận được hàng thậm chí có nhà cung cấp công ty phải trả tiền ngay sau khi nhận được hàng, gây khó khăn trong việc cung cấp nguyện liệu để sản xuất, đồng thời cũng có trường hợp số lượng nguyên vật liệu đầu vào bị giảm xuống do thanh toán trễ hẹn và có thể bị phạt tiền với mức cao hơn lãi xuất ngân hàng.
Thời gian chi trả lương cho công nhân chỉ có thể kéo dài 2,3 ngày so với quy định của công ty ( vào ngày 5 và ngày 20 hàng tháng) , vì vậy thủ quỹ không thể dữ tiền lâu hơn vì nếu không sẽ sảy ra tình trạng nhân viên chán nản, thậm chí bãi công ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do nhân viên không quen với việc nhận lương qua ngân hàng vì cần một khoảng thời gian tương đối dài để cho nhân viên tiếp xúc với việc thanh toán qua ngân hàng nếu họ chấp nhận.
Thực trạng quản trị khoản phải thu
Chính sách tín dụng sử dụng và quản lý các khoản phải thu
Một công việc quan trọng trong việc thực hiện chính sách tín dụng là bộ phận thực hiện phân tích vị thế tín dụng của khách hàng bằng phương pháp dự đoán. Công việc phân tích này chỉ thực hiện được trong khoảng thời gian gần đây khi các kênh phân phối của công ty đã phân bố rộng rãi hơn sản xuất bao nhiêu thì tiêu thụ hết bấy nhiêu.
Nguyên nhân nợ ngắn hạn, nợ khó đòi phát sinh và liên tục tăng trong 3 năm do doanh nghiệp đánh giá chưa tốt tình hình hoạt động của khách hàng. Nguyên nhân là do các công ty kinh doanh trong lĩnh vực gỗ đang gặp rất nhiều khó khăn ï. Các khách hàng của công ty hầu hết là những khách hàng thân thiết, đã có quan hệ mật thiết với công ty trong nhiều năm nên công ty chưa áp dụng chính sách về nợ quá hạn.
Thông thường để hạn chế nợ khó đòi và có cơ sở để đánh giá uy tín khách hàng, doanh nghiệp bán hàng và thu tiền mặt trong những chuyến hàng đầu tiên. Nhưng đa số khách hàng nếu do khách hàng truyền thống giới thiệu thì phần nào uy tín của họ cũng đựơc đánh giá qua thông tin do khách hàng truyền thống cung cấp. Nếu họ thực hiện tốt việc thanh toán theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục kí hợp đồng. Quy trình mua bán diễn ra theo quy định của hợp đồng kinh tế giữa công ty với khách hàng, và đánh giá vị thế của khách hàng theo quy tắc:
Tư cách tín dụng: là thái độ tự nguyện có nghĩa vụ trả nợ của khách hàng qua những lần trao đổi khởi đầu của công ty đối với kháh hàng mới.
Năng lực trả nợ: dựa vào những lần thanh toán tiền nhanh, đúng hạn thì uy tín của khách hàng đựoc đánh giá cao và ngược lại.
Vốn: nhân viên bán hàng có thể đánh giá qua tài sản vật chất của khách hàng. Nhưng đôi khi việc đánh giá này cũng không chính xác do tài sản này có thể có được từ các khoản vay.
Điều kiện: khi giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng lên thì doanh thu cũng như lợi nhuận có bị giảm xuống không?
Dựa trên tất cả các thông tin từ các nguồn khác nhau và các nguyên tắc phân tích vị thế khách hàng nhân viên kế toán quản lý thu nợ tiến hành tổng kết phân tích và đánh giá lại khách hàng vào hàng tháng. Do việc thực hiện việc đánh giá mang tính thường xuyên rất thuận tiện cho việc quản lý các khoản nợ, theo dõi phát hiện ra nợ quá hạn để có chính sách thu tiền hiệu quả và công việc này đựoc lặp lại kiểm tra khách hàng vào cuối năm khi tổng kết lại các khỏn nợ khó đòi. Vào mỗi tháng nếu khách hàng không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán, số tiền phải thanh toán thì công ty giảm số lượng sản phẩm trên một lần đặt hàng, nếu kéo dài liên tục thì ngưng việc giao hàng. Mặc dù chính sách này tương đối gắt gao có thể công ty mất một số khách hàng hiện tại nhưng nếu công ty tiếp tục trao đổi với khách hàng này thì lợi nhuận thu được không đủ bù dắp cho chi phí tài chính do đầu tư vốn vào nợ quá hạn hay nơ khó đòi, chi phí thu nợ và chi phí cơ hội do từ chối khách hàng tương lai.
Thời hạn bán chịu
Thời hạn bán chịu của công ty chính là độ dài từ ngày xuất hóa đơn bán hàng đến ngày nhận được tiền bán hàng.
Phương thức thanh toán tiền của công ty sử dụng là khách hàng phải trả đủ và trứớc lần đặt hàng kế tiếp. Nhưng thời gian giao hàng đến khi nhận tiền hàng tương đối ngắn trung bình khoảng 3 tuần. Kết quả đựoc thể hiện rõ qua bảng sau
Bảng 5: Chỉ tiêu các khoản phải thu
Chỉ tiêu/ năm
Đvt
2007
2008
2009
CL 2008/2007
CL 2009/2008
Tiền
%
Tiền
%
K.phải thu k/h
trđ
4.742
4.642
4.849
-100
-2,1
207
4,5
K.phải thu/VLĐ
%
58,9
49,7
50,1
-9
-15,7
0
0,9
Nợ quá hạn
trđ
132
132
417
0
0,0
285
215,9
Nợ quá hạn/ phải thu
%
2,8
2,8
8,6
0
2,2
6
202,4
Dự phòng nợ khó đòi
trđ
0
115
253
115
0
138
120
Trích : bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Các khoản phải thu của khách hàng biến động theo 2 chiều: giảm từ 4.742 triệu năm 2007 chiếm 49,7% xuống 4.642 triệu năm2008 sang năm 2009 lại tăng lên 4.849 triệu đồng tương đương 50,1% vốn lưu động. Chính sách bán chịu của doanh nghiệp thường áp dụng đối với khách hàng truyền thống.
Nhằm tăng tính cạnh tranh cùng các đối thủ, sử dụng vốn hiệu quả hơn, doanh thu ngày một tăng cao và đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng chính là thu hút nhiều khách hàng năm 2009 ban giám đốc quyết định tăng thời hạn bán chịu từ 3 tuần lên 1 tháng kể từ ngày xuất hóa đơn bán hàng đến khi nhận được tiền hàng. Đó cũng chính là nguyên nhân làm tăng các khoản phải thu trong năm 2009. Tuy có tăng nhưng sự lựa chọn của khách hàng đối với công ty.
Những thay đổi chính sách bán chịu năm 2007 đã ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố sau: doanh thu tăng từ 14,7 tỉ đồng lên gần 17 tỷ đồng, lợi nhuận cũng tăng từ 1,4 tỷ đồng lên 1,65 tỷ đồng và các chỉ tiêu tương tự cũng thay đổi: Nợ ngắn hạn tăng từ 132 triệu đồng lên 417 triệu đồng, tương đương với 285 triệu đồng. Thợ khó đòi cũng tăng lên 253 triệu đồng. Điều này cũng có khả năng làm cho doanh nghiệp bị tổn thất.
Chính sách chiết khấu
Trong 3 năm qua,do xuất phát từ việc bán hàng trả chậm kết hợp với ưu thế của doanh nghiệp đã thu hút đựơc một số lượng lớn khách hàng kết quả sản xuất vượt công xuất. Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng qua 3 năm nên ban giám đốc không áp dụng chính sách chiết khấu.
Chính sách thu tiền
Căn cứ vào số liệu liên quan đến các khoản phải thu cho thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng nhanh từ năm 2008 đến năm 2009, doanh nghiệp chưa có chính sách thu tiền mền dẻo vừa cứng rắn.
Chính sách thu tiền của công ty khác một số doanh nghiệp khác là nó đựơc áp dụng các khoản phải thu trong đó có nợ ngắn hạn. Quyết định này xuất phát từ phương thức bán hàng thực tế của doanh nghiệp là giao hàng tận nơi tiêu thụ và chi phí vận chuyển tính vào giá bán hàng hóa. Các nhà quản trị đã nắm bắt cơ hội từ cách thức giao hàng để thu tiền cụ thể như sau: doanh nghiệp cử nhân viên theo dõi công nợ tới từng khách hàng để đối chiếu công nợ. Đồng thời nhân viên này có nhiệm vụ nhắc nhợ khách hàng thưởng xuyên để thúc đẩy họ trả tiền sớm và đúng hạn và nhằm hạn chế nợ quá hạn gia tăng giúp giảm chiphí thu nợ.
Mặc dù công ty đã cử nhân viên nhắc nhở và thu tiền khách hàng cách 3, 4 ngày có thể kéo dài 1 tuần nhưng vẫn không tránh khỏi các khoản nợ tồn động chuyển sang nợ quá hạn. Tỉ lệ nợ tồn đọng chuyển sang nợ quá hạn và nợ khó đòi của công ty năm 2009 tăng lên gấp 2 lần năm 2008, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, nếu tiếp tục để tình hình này tiếp diễn trong các năm tới thì tình hình kinh doanh của công ty sẽ gặp khó khăn.
Trong quá trình thu các khoản nợ thì công ty cũng phải tốn thêm nhiều chi phí nữa. Đó là chi phí thu nợ, được tính vào chi phí bán hàng và đựơc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Bảng đánh giá hiệu quả thu nợ
ĐVT: triệu đồng
Các chỉ tiêu/Năm
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Tiền
%
Tiền
%
Chi phí thu nợ
88
209
47
121
138
-162
-78
Phải thu k/h đầu kỳ
2.660
4.742
4.642
2.082
78
-100
-2
Phải thu k/h trong kỳ
12.245
13.577
15.633
1.332
11
2.056
15
Phải thu k/h cuối kỳ
4.742
4.642
4.849
-100
-2
207
4
Tổng thực thu
10.163
13.677
15.426
3.514
35
1.749
13
Tỉ số thực thu/Cp thu nợ (đ)
115,5
65
328,2
-50,5
-43,7
263,2
404,9
Nguồn: Trích bảng thuyết minh báo cáo tài chính, bảng chi tiết tiền mặt
Năm 2008 công ty đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn nên nợ năm này không tăng thêm nhưng chi phí thu nợ tăng lên 209 triệu đồng tăng thêm 121 triệu đồng so với chi phí thu nợ năm 2007 nhưng vẫn không thu được tiền nợ quá hạn. Tại năm 2008 công ty đã thực thi việc hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, kết quả nợ quá hạn tăng lên 417 triệu đồng nhưng chi phí nợ là 47 triệu đồng vì nhân viên thu nợ của doanh nghiệp ngoài trách nhiệm thu nợ họ còn có những công việc khác như đặt hàng, theo dõi hàng xuất, kế toán cũng như ảnh hưởng nhiều đến thời gian cũng như hiệu quả thu tiền.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOI DUNG.doc
- BIA - MUC LUC.doc