Titan sa khoáng tại khu vực thuộc xã Vĩnh Tú và xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị, nguồn khoáng sản chủ yếu là ilmenite, anataz, zircon, rutil,
các khoáng vật còn lại chủ yếu là thạch anh.
Các chất có hại như crôm không gặp hoặc rất ít. Hàm lượng các khoáng vật
có ích lớn nhất là khoáng vật titan 18,38 kg/m3, thấp nhất là 8,40kg/m3, trung bình
là 12,15kg/m3; hàm lượng zircon lớn nhất 4,95kg/m3, thấp nhất 0,63kg/m3, trung
bình 1,93kg/m3.
Cấp hạt các khoáng vật ilmenite, rutil tập trung chủ yếu ở cấp hạt 0,2mm,
zircon tập trung chủ yếu ở cấp hạt 0,1mm, phân bố đều trong toàn thân quặng và
theo chiều sâu. Độ hạt đồng đều, thuận lợi cho việc tuyển thô bằng vít đứng. Cấp
hạt 0,5mm rất ít quặng, chủ yếu là bùn bẩn và một ích thạch anh.
Hàm lượng các khoáng vật có ích thuộc loại trung bình, thành phần vật chất
cơ bản như nêu trên cho thấy có thể dùng phương pháp tuyển từ, tuyển điện để thu
hồi riêng các khoáng vật có ích trong quặng.
100 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với Công ty.
Nhìn vào Bảng 2.2 cho ta thấy cơ cấu vốn lưu động trong tổng tài sản của
Công ty tăng lên rất nhanh, năm 2007 so với năm 2006 với giá trị tuyệt đối tăng
3.366.815 nghìn đồng, đạt 82,46%, năm 2008 so với năm 2007 với giá trị tuyệt đối
tăng 3.112.843 nghìn đồng, đạt 41,8%.
Vốn cố định của Công ty là nguồn vốn được đầu tư một lần trong giai đoạn
xây dựng cơ bản và đưa máy móc thiết bị vào sản xuất. Tuy nhiên, trong những năm
trở lại đây Công ty mở rông quy mô khai thác nên tài sản cố định trong những năm
qua tăng rất nhanh.
Nợ phải trả đang có xu hướng tăng nhanh, năm 2007 so với năm 2006 tăng
lên 48,79%, năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 149,5%. Tình hình tài chính của
Công ty ngày càng khó khăn khi tỷ trọng nợ ngắn hạn về cả số tuyệt đối lẫn tương
đối đang tăng lên. Thể hiện khả năng thanh toán của Công ty đang giảm mạnh.
Ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2007 so với năm 2006 tăng 39,84%, năm 2008
so với 2007 lại giảm xuống 23,44%.
Qua phân tích ở Bảng 2.2 cho thấy, đối với các chỉ tiêu về tài chính của Công
ty đang có xu hướng xấu đi. Do đó, đòi hỏi Công ty phải có những chính sách quản
lý tài chính nhằm giảm bớt các khoản phải thu, đồng thời nâng cao khả năng thanh
toán đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
44
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2006 - 2008
ĐVT: 1.000đ
Số
TT Cơ cấu lao động
Nguồn vốn của Công ty So sánh2007 với 2006 2008 với 2007
Năm
2006
Cơ
cấu
(%)
Năm
2007
Cơ
cấu
(%)
Năm
2008
Cơ
cấu
(%)
+/- (%) +/- (%)
A Tổng tài sản 13.602.388 100 19.693.664 100 34.414.706 100 6.091.276 144,78 14.721.042 174,8
I Tài sản ngắn hạn 4.083.146 30,02 7.449.961 37,83 10.562.804 30,69 3.366.815 182,46 3.112.843 141,8
1 Tiền 582.200 4,28 177.884 0,90 459.516 1,34 -404.316 30,554 281.632 258,3
2 Các khoản phải thu 2.048.547 15,06 5.289.589 26,86 6.516.475 18,94 3.241.042 258,21 1.226.886 123,2
3 Hàng tồn kho 780.861 5,74 1.266.569 6,43 1.560.905 4,54 485.708 162,2 294.336 123,2
4 Tài sản ngắn hạn khác 671.538 4,94 715.919 3,64 2.025.908 5,89 44.381 106,61 1.309.989 283
II Tài sản dài hạn 9.519.242 69,98 12.243.703 62,17 23.851.902 69,31 2.724.461 128,62 11.608.199 194,8
1 Các khoản PTDH 433.291 3,19 392.353 1,99 392.353 1,14 -40.938 90,552 0 100
2 Tài sản cố định 4.637.744 34,10 7.203.823 36,58 14.273.997 41,48 2.566.079 155,33 7.070.174 198,1
3 Các khoản ĐTTCDH 4.108.139 30,20 4.478.582 22,74 4.478.582 13,01 370.443 109,02 0 100
4 Tài sản dài hạn khác 340.068 2,50 168.945 0,86 4.706.970 13,68 -171.123 49,68 4.538.025 2786
B Tổng nguồn vốn 13.602.388 100 19.693.664 100 34.414.706 100 6.091.276 144,78 14.721.042 174,8
I Nợ phải trả 7.513.504 55,24 11.179.183 56,77 27.895.995 81,06 3.665.679 148,79 16.716.812 249,5
1 Nợ ngắn hạn 5.257.398 38,65 10.182.745 51,71 24.924.500 72,42 4.925.347 193,68 14.741.755 244,8
2 Nợ dài hạn 2.256.106 16,59 996.438 5,06 2.971.495 8,63 -1.259.668 44,166 1.975.057 298,2
II Nguồn vốn CSH 6.088.884 44,76 8.514.481 43,23 6.518.711 18,94 2.425.597 139,84 -1.995.770 76,56
Nguồn số liệu: Phòng Kế toán - Tài chính
44 Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
45
2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
2.2.1. Phân tích chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị là doanh nghiệp được cổ phần hoá
vào tháng 12/2000, Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Từ khi cổ phần hoá
đến nay, Công ty đã không ngừng phát triển về công suất sản xuất, quy mô khai
thác, luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển về doanh số, hoàn
thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, ổn định thu nhập cho từng người lao động
và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để thấy được một cách bao quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, cần tiến hành xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
từ năm 2006 - 2008, được thế hiện thông qua Bảng 2.3 ở trang sau:
Qua số liệu trong Bảng 2.3 ta có thể thấy tình hình thực hiện một số chỉ tiêu
về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2006 - 2008 như sau:
Về doanh thu: Công ty đã duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh khá ổn định,
doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, doanh thu năm 2007 so với năm 2006
với giá trị tuyệt đối tăng là 7.413.788 nghìn đồng, đạt 176% so với năm 2006.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2007 với giá trị tuyệt đối tăng là 8.762.196 nghìn
đồng, đạt 151% so với năm 2007. Doanh thu năm 2008 so với năm 2006 với giá trị
tuyệt đối tăng là 16.175.984 nghìn đồng, đạt 265,9% so với năm 2006.
Để có bước tăng trưởng như vậy một phần là do Công ty đã có sự trưởng
thành trong tổ chức sản xuất kinh doanh khoáng sản titan, đẩy nhanh tiến độ đầu tư,
cơ chế khoán quản hợp lý. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng doanh thu của Công ty
trong những năm gần đây là nhờ sự năng động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc
Công ty trong công tác đầu tư thêm các điểm mỏ khai thác mới có hiệu quả hơn.
Về lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 919.284 nghìn
đồng về giá trị tuyệt đối, đạt 171,1% so với năm 2006. Lợi nhuận năm 2008 so với
năm 2007 tăng lên 2.163.186 nghìn đồng về giá trị tuyệt đối, đạt 197,8% so với năm
2007. Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2006 tăng lên 3.082.470 nghìn đồng về giá
trị tuyệt đối, đạt 338,5% so với năm 2006.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
46
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
ĐVT: 1.000đ
Số
TT Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2007 với 2006 2008 với 2007 2008 với 2006
2006 2007 2008 +/- (%) +/- (%) +/- (%)
1 Doanh thu thuần 9.750.737 17.164.525 25.926.721 7.413.788 176,0 8.762.196 151,0 16.175.984 265,9
2 Chi phí 8.458.359 14.952.863 21.551.873 6.494.504 176,8 6.599.010 144,1 13.093.514 254,8
3 Lợi nhuận trước thuế 1.292.378 2.211.662 4.374.848 919.284 171,1 2.163.186 197,8 3.082.470 338,5
4 Thuế thu nhậpdoanh nghiệp 361.866 619.265 1.224.957 257.400 171,1 605.692 197,8 863.092 338,5
5
Lợi nhuận sau thuế 930.512 1.592.397 3.182.547 661.884 171,1 1.590.150 199,9 2.252.035 342,0
Nguồn số liệu: Phòng Kế toán - Tài chính
46 Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
47
Qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, dựa trên mức lợi
nhuận thu được. Công ty căn cứ các điều khoản yêu cầu trích lập các quỹ được quy
định tại Luật doanh nghiệp để tiến hành phân phối lợi nhuận. Trong những năm qua
Công ty luôn giữ mức chia tỷ lệ cổ tức ở mức rất cao, điều này rất thuận lợi cho
Công ty khi huy động vốn cổ đông.
2.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả SXKD của Công ty
2.2.2.1. Phân tích về tỷ suất lợi nhuận
Các chỉ tiêu này thể hiện qua bảng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty từ năm 2006 - 2008 thể hiện qua Bảng 2.4 ở trang sau:
* Chỉ tiêu lợi nhuận:
Qua số liệu trong Bảng 2.4. cho thấy, tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận
sau thuế của Công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 661.885 nghìn đồng về
giá trị tuyệt đối, đạt 171,1%. Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 tăng lên
1.590.150 nghìn đồng về giá trị tuyệt đối, đạt 199,9% so với năm 2007. Lợi nhuận
năm 2008 so với năm 2006 tăng lên 2.252.035 nghìn đồng về giá trị tuyệt đối, đạt
342% so với năm 2006.
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
+ Chỉ tiêu lợi nhuận theo doanh thu: Năm 2007 so với năm 2006 là 97,2%
giảm xuống 2,8%, năm 2008 so với năm 2007 là 132,3% tăng lên 32,3%, năm 2008
so với năm 2006 là 128,6% tăng lên 28,6%. Điều này chứng tỏ lợi nhuận năm sau
luôn cao hơn năm trước, tuy nhiên một đồng doanh thu của năm 2006 tạo ra nhiều
lợi nhuận hơn năm 2007, cụ thể là năm 2006 một đồng doanh thu tạo ra 0,0954
đồng lợi nhuận, trong khi đó năm 2007 một đồng doanh thu tạo ra 0,0928 đồng lợi
nhuận và năm 2008 một đồng doanh thu tạo ra 0,1228 đồng lợi nhuận. Điều này
chứng tỏ Công ty đã đầu tư mở rộng điểm mỏ khai thác thể hiện doanh thu của
Công ty qua các năm tăng cao.
+ Chi tiêu lợi nhuận theo chi phí: Năm 2007 so với năm 2006 là 96,8% giảm
xuống 3,2%, năm 2008 so với năm 2007 là 138,7% tăng lên 38,7%, năm 2008 so
với năm 2006 là 134,2% tăng lên 34,2%.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
48
Bảng 2.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Số
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Năm So sánh2007 với 2006 2008 với 2007 2008 với 2006
2006 2007 2008 +/- (%) +/- (%) +/- (%)
1 Vốn kinh doanh Ng.đ 13.602.389 19.693.664 32.438.706 6.091.275 144,8 12.745.042 164,7 18.836.317 238,5
Trong đó:
Vốn chủ sơ hữu Ng.đ 6.049.115 8.582.173 4.956.660 2.533.058 141,9 -3.625.513 57,8 -1.092.455 81,9
2 Doanh thu thuần Ng.đ 9.750.737 17.164.525 25.926.721 7.413.788 176,0 8.762.196 151,0 16.175.984 265,9
3 Chi phí Ng.đ 8.458.359 14.952.863 21.551.873 6.494.504 176,8 6.599.010 144,1 13.093.514 254,8
4 Lợi nhuận sauthuế Ng.đ 930.512 1.592.397 3.182.547 661.885 171,1 1.590.150 199,9 2.252.035 342,0
5 Các chỉ tiêuhiệu quả
5.1 Tỷ suấtLN/Doanh thu % 9,54 9,28 12,28 - 97,2 - 132,3 - 128,6
5.2 Tỷ suất LN/Chiphí % 11,00 10,65 14,77 - 96,8 - 138,7 - 134,2
5.3 Tỷ suất LN/Vốnkinh doanh % 6,84 8,09 9,81 - 118,2 - 121,3 - 143,4
5.4 Tỷ suất LN/Vốn
chủ sở hữu % 15,38 18,55 64,21 - 120,6 - 346,0 - 417,4
Nguồn số liệu: Phòng Kế toán - Tài chính
48 Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
49
Điều này chứng tỏ Công ty ngày càng chú trọng đến chính sách mở rộng quy
mô khai thác quặng titan nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nên các khoản mục
chi phí tăng theo.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận theo vốn kinh doanh: Năm 2007 so với năm 2006 là
118,2% tăng lên 18,2%, năm 2008 so với năm 2007 là 121,3% tăng lên 21,3%, năm
2008 so với năm 2006 là 143,4% tăng lên 43,4%. Đây là một sự nổ lực và có bước
phát triển đột biến qua các năm, tuy nhiên nhìn từ tổng quát và so sánh với các đơn
vị khai thác và chế biến sa khoáng titan trong Hiệp hội titan Việt Nam thì Công ty
cần cố gắng nhiều hơn nữa. Điều này chứng tỏ Công ty ngày càng sử dụng vốn kinh
doanh có hiệu quả.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận theo vốn CSH: Năm 2007 so với năm 2006 là 120,6%
tăng lên 20,6%, năm 2008 so với năm 2007 là 346%, tăng lên 246%, năm 2008 so
với năm 2006 là 417,4% tăng lên 317,4%. Năm 2006 một đồng vốn CSH tạo ra
0,1538 đồng lợi nhuận, năm 2007 một đồng vốn CSH tạo ra 0,1855 đồng lợi nhuận,
năm 2008 một đồng vốn CSH tạo ra 0,6421 đồng lợi nhuận. Qua đó chúng ta thấy
rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH tăng lên, điều này chứng tỏ Công ty đã chủ
động được nguồn vốn đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó
cũng là một lợi thế của Công ty cổ phần bởi vì đơn vị có thể chủ động huy động vốn
sản xuất kinh doanh khi cần thiết.
2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn đầu tư: Năm 2007 so với năm 2006 là
121,6% tăng lên 21,6%, năm 2008 so với năm 2007 là 91,7% giảm xuống 8,3%,
năm 2008 so với năm 2006 là 111,5% tăng lên 11,5%. Điều này chứng tỏ Công ty
sử dụng vốn đầu tư năm 2007 tốt hơn năm 2006 và 2008.
- Hệ số sinh lợi vốn đầu tư: Hệ số sinh lợi VĐT ngày càng có xu hướng
tăng, năm 2006 một đồng vốn đầu tư tạo ra 0,068 đồng lợi nhuận, năm 2007 một
đồng vốn đầu tư tạo ra 0,081 đồng lợi nhuận, năm 2008 một đồng vốn đầu tư tạo ra
0,098 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
50
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Công ty
Số
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Năm
So sánh
2007 với 2006 2008 với 2007 2008 với 2006
2006 2007 2008 +/- (%) +/- (%) +/- (%)
1 Doanh thuthuần Ng.đ 9.750.737 17.164.525 25.926.721 7.413.788 176,0 8.762.196 151,0 16.175.984 265,9
2 Lợi nhuận sauthuế Ng.đ 930.512 1.592.397 3.182.547 661.885 171,1 1.590.150 199,9 2.252.035 342,0
3 Vốn bình quân Ng.đ 13.602.389 19.693.664 32.438.706 6.091.275 144,8 12.745.042 164,7 18.836.317 238,5
4 Chỉ tiêu hiệuquả
4.1 Hiệu suất sửdụng VĐT 0,717 0,872 0,799 - 121,6 - 91,7 - 111,5
4.2 Hệ số sinh lờiVĐT 0,068 0,081 0,098 - 118,2 - 121,3 - 143,4
4.2 Suất hao phíVĐT 1,395 1,147 1,251 - 82,2 - 109,0 - 89,7
Nguồn số liệu: Phòng Kế toán - Tài chính
50 Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
- Chỉ tiêu suất hao phí vốn đầu tư: Năm 2006 một đồng doanh thu thu được
thì Công ty phải bỏ ra 1,395 đồng vốn đầu tư, năm 2007 Công ty phải bỏ ra 1,147
đồng VĐT, năm 2008 Công ty bỏ ra 1,251 đồng VĐT. Điều này chứng tỏ Công ty
đầu tư vốn đúng mục đích, tuy nhiên để thu được một đồng doanh thu thì năm 2007
và 2008 Công ty bỏ ra ít VĐT hơn năm 2006.
2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định: Nhìn vào Bảng số liệu 2.6 ta thấy
sức sản xuất của vốn cố định của các năm tương đối thấp. Năm 2006 một đồng
vốn cố định tạo ra 2,102 đồng doanh thu, năm 2007 một đồng vốn cố định tạo ra
2,383 đồng doanh thu và năm 2008 một đồng vốn cố định tạo ra 1,816 đồng
doanh thu. Điều này chứng tỏ việc sử dụng VCĐ ở Công ty năm 2007 tốt hơn
năm 2006 và 2008.
- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định: Năm 2007 so với năm 2006 là
110,2% tăng lên 10,2%, năm 2008 so với năm 2007 là 100,9% tăng lên 0,9% và
năm 2008 so với năm 2006 là 111,1% tăng lên 11,1%. Sức sinh lợi của vốn cố định
được cân bằng đều qua các năm, năm 2006 một đồng vốn cố định tạo ra được 0,201
đồng lợi nhuận, năm 2007 một đồng vốn cố định tạo ra được 0,221 đồng lợi nhuận,
năm 2008 một đồng vốn cố định tạo ra 0,223 đồng lợi nhuận. Điều này thể hiện tài
sản cố định của Công ty sử dụng có hiệu quả nhưng chưa cao, đây là một vấn đề
Công ty cần chú ý có những giải pháp hợp lý trong việc đầu tư trang thiết bị khai
thác và thiết bị tuyển tinh của Công ty nhằm sử dụng tài sản cố định có hiệu quả
hợp lý hơn nữa.
Bởi vì, những tài sản có thời gian sử dụng lớn hơn một năm và có giá trị từ
mười triệu trở lên thì được gọi là tài sản cố định và được đưa vào khấu hao hàng
năm, vì thế để sử dụng vốn cố định có hiệu quả thì Công ty cần phải có những chính
sách đầu tư tài sản cố định thật hợp lý. Tuyệt đối không được sử dụng vốn vay ngắn
hạn để đầu tư vào tài sản, điều này xảy ra sẽ gây sự thiếu hụt vốn trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì thế, việc Công ty sử dụng vốn
vay để đầu tư vào các thiết bị khai thác là chưa hợp lý.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
52
Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty
Số
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Năm
So sánh
2007 với 2006 2008 với 2007 2008 với 2006
2006 2007 2008 +/- (%) +/- (%) +/- (%)
1 Doanh thu thuần Ng.đ 9.750.737 17.164.525 25.926.721 7.413.788 176,0 8.762.196 151,0 16.175.984 265,9
2 Lợi nhuận trướcthuế Ng.đ 250.453 2.211.662 2.211.662 1.961.209 883,1 0 100,0 1.961.209 883,1
4 Thuế thu nhậpdoanh nghiệp Ng.đ 70.127 619.265 619.265 549.139 883,1 0 100,0 549.139 883,1
2 Lợi nhuận sauthuế Ng.đ 930.512 1.592.397 3.182.547 661.885 171,1 1.590.150 199,9 2.252.035 342,0
3 Vốn cố định bìnhquân Ng.đ 4.637.743 7.203.823 14.273.996 2.566.080 155,3 7.070.173 198,1 9.636.253 307,8
4 Chỉ tiêu hiệu quả
sử dụng VCĐ
4.1 Hiệu suất sửdụng vốn cố định % 2,102 2,383 1,816 - 113,3 - 76,2 - 86,4
4.2 Hệ số sinh lời
vốn cố định % 0,201 0,221 0,223 - 110,2 - 100,9 - 111,1
Nguồn số liệu: Phòng Kế toán - Tài chính
52 Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
53
2.2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động (hay vòng quay của vốn lưu động):
Qua Bảng số liệu 2.7 ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty năm
2007 so với năm 2006 là 96,5% giảm 3,5%, năm 2008 so với năm 2007 là 131,1%
tăng 31,1%, năm 2008 so với năm 2006 là 126,4% tăng 26,4%. Số vòng quay của
VLĐ tăng tương đối đều qua các năm, năm 2006 đạt 2,388 vòng/năm, đến năm
2007 đạt 2,304 vòng/năm và năm 2008 đạt 3,019 vòng/năm. Điều này chứng tỏ
Công ty đã sử dụng VLĐ có hiệu quả trong năm 2006 và 2008, tuy nhiên Công ty
cần phải có những chính sách đầu tư vốn hợp lý vào các dự án, trách việc sử dụng
vốn ngắn hạn để đầu tư vào dự án dài hạn, nếu sử dụng vốn không đúng mục đích
sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Chỉ tiêu hệ số sinh lời của vốn lưu động: Hệ số sinh lời của VLĐ bình quân
năm 2007 so với năm 2006 là 93,8% giảm 6,2%, năm 2008 so với năm 2007 là
173,4% tăng lên 73,4%, năm 2008 so với năm 2006 là 162,6% tăng lên 62,6%. Hệ
số sinh lời vốn lưu động qua các năm khá tốt, tuy nhiên việc sử dụng VLĐ năm
2006 và 2008 tốt hơn năm 2007, năm 2006 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,228
đồng lợi nhuận, năm 2007 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,214 đồng lợi nhuận và
năm 2008 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,371 đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu mức đảm nhiệm vốn lưu động: Năm 2007 so với năm 2006 là
103,6% tăng 3,6%, năm 2008 so với năm 2007 là 76,3% giảm 23,7%, năm 2008 so
với năm 2006 là 79,1% giảm 20,9%. Mức đảm nhiệm vốn lưu động cho một đồng
doanh thu biến đổi theo chiều hướng ổn định, năm 2006 cứ 0,491 đồng vốn lưu
động tạo ra được một đồng doanh thu, năm 2007 cứ 0,434 đồng vốn lưu động tạo ra
được một đồng doanh thu, năm 2008 chỉ cần 0,331 đồng vốn lưu động là tạo được
một đồng doanh thu. Qua các chỉ tiêu cho thấy Công ty ngày càng sử dụng tốt
nguồn vốn lưu động, năm 2008 sử dụng VLĐ tốt hơn hai năm trước.
Tóm lại, hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty trong những năm qua tương đối
tốt, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với Công ty là hết sức cấp
thiết và phải có kế hoạch sử dụng VLĐ ngày càng có hiệu quả hơn nữa.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
54
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Số
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Năm
So sánh
2007 với 2006 2008 với 2007 2008 với 2006
2006 2007 2008 +/- (%) +/- (%) +/- (%)
1 Doanh thu thuần Ng.đ 9.750.737 17.164.525 25.926.721 7.413.788 176,0 8.762.196 151,0 16.175.984 265,9
2 Lợi nhuận sau thuế Ng.đ 930.512 1.592.397 3.182.547 661.885 171,1 1.590.150 199,9 2.252.035 342,0
3 Vốn lưu động bìnhquân Ng.đ 4.083.147 7.449.961 8.586.805 3.366.814 182,5 1.136.844 115,3 4.503.658 210,3
4 Chỉ tiêu hiệu quả
4.1 Số vòng quay VLĐ Lần 2,388 2,304 3,019 - 96,5 - 131,1 - 126,4
4.2 Hệ số sinh lời VLĐ % 0,228 0,214 0,371 - 93,8 - 173,4 - 162,6
4.3 Hệ số đảm nhiệmVLĐ % 0,419 0,434 0,331 - 103,6 - 76,3 - 79,1
Nguồn số liệu: Phòng Kế toán - Tài chính
54 Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
55
2.2.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là khai thác và
chế biến titan, số lượng lao động hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng là rất lớn, trên
thực tế tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để tiến hành ký kết
hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng đủ số lượng để hoàn thành công việc. Chính vì
thế để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta chỉ xét đến những lao động có tham gia đóng
BHXH tại Công ty.
- Chỉ tiêu năng suất lao động: Năng suất lao động của Công ty tăng khá
nhanh, năm 2007 so với năm 2006 là 170,4% tăng lên 70,4%, năm 2008 so với năm
2007 là 120,8% tăng 20,8%, năm 2008 so với năm 2006 là 205,9% tăng 105,9%, cụ
thể năm 2006 đạt 81.256 nghìn đồng/người, năm 2007 đạt 138.424 nghìn
đồng/người, năm 2008 đạt 167.269 nghìn đồng/người. Năng suất lao động tăng là
do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là được
người sử dụng lao động quan tâm đến cơ chế trả lương, việc bố trí lao động một
cách hợp lý, quy mô phát triển ngày càng tăng. Nguyên nhân khách quan như thời
tiết khí hậu thuận lợi, điểm mỏ khai thác mới giàu quặng hơn.
- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động: Năm 2007 so với năm 2006 là
165,6% tăng lên 65,6%, năm 2008 so với năm 2007 là 159,9% tăng lên 59,9%, năm
2008 so với năm 2006 là 264,8% tăng lên 164,8%, cụ thể là 2006 lợi nhuận bình
quân một lao động là 7.754 nghìn đồng, năm 2007 lợi nhuận bình quân một lao
động là 12.842 nghìn đồng và năm 2008 lợi nhuận bình quân một lao động là
20.533 nghìn đồng.
Qua các chỉ tiêu đó cho chúng ta thấy rằng chỉ tiêu này ngày càng tăng, đây
là dấu hiệu rất tốt đối với Công ty, tuy nhiên Công ty cần có kế hoạch để tăng chỉ
tiêu lợi nhuận ngày càng cao hơn nữa nhằm khuyến khích người lao động tăng năng
suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng lao động để nâng cao đời sống cho cán bộ,
công nhân của Công ty bằng nguồn thu nhập chính đáng trên cơ sở đảm bảo lợi ích
của doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tinh
thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân đối với Công ty.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
56
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
Số
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
So sánh
2007 với 2006 2008 với 2007 2008 với 2006
2006 2007 2008 +/- (%) +/- (%) +/- (%)
1 Doanh thu thuần Ng.đ 9.750.737 17.164.525 25.926.721 7.413.788 176,0 8.762.196 151,0 16.175.984 265,9
2 Lợi nhuận trước thuế Ng.đ 250.453 2.211.662 2.211.662 1.961.209 883,1 0 100,0 1.961.209 883,1
4 Thuế thu nhập doanh
nghiệp Ng.đ 70.127 619.265 619.265 549.139 883,1 0 100,0 549.139 883,1
2 Lợi nhuận sau thuế Ng.đ 930.512 1.592.397 3.182.547 661.885 171,1 1.590.150 199,9 2.252.035 342,0
3 Tổng số lao độngbình quân Người 120 124 155 4 103,3 31 125,0 35,0 129,2
4 Hiệu quả sử dụng laođộng
4.1 Năng suất lao độngBQ/năm
Ng.đ/ng
/năm 81.256 138.424 167.269 57.167 170,4 28.846 120,8 86.013 205,9
4.2 Lợi nhuận BQ/1LĐ/năm
Ng.đ/ng
/năm 7.754 12.842 20.533 5.088 165,6 7.691 159,9 12.778 264,8
Nguồn số liệu: Phòng Kế toán - Tài chính
56 Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
57
2.2.2.6. Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế xã hội
Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phải được xem xét trên hai khía
cạnh kinh tế và xã hội. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng năm
Công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước khá lớn, năm 2008 Công ty được giải nhì
và được UBND tỉnh Quảng Trị tăng Bằng khen là đơn vị hoàn thành xuất sắc nghĩa
vụ thuế năm 2008. Công ty đã nộp từ các loại thuế (VAT, thuế nhập khẩu, thuế xuất
khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài, phí môi
trường), đây là một phần giá trị gia tăng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty đóng góp cho xã hội.
Công ty ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo công ăn
việc làm cho hàng trăm người lao động, đặc biệt là người dân địa phương nơi có mỏ
sa khoáng titan mà Công ty đang khai thác. Đảm bảo cho địa phương có một nguồn
thu từ việc khai thác titan.
Tóm lại, qua các chỉ tiêu phân tích về hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ
phần khoáng sản Quảng Trị ta thấy rằng trong những năm qua Công ty đã thu được
những kết quả nhất định, doanh thu tăng qua các năm và hoạt động kinh doanh có
lãi. Công ty đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động kể cả lao động ở địa
phương, đem lại cho địa đương một nguồn thu đáng kể, tăng thu nhập và nộp ngân
sách tỉnh, góp phần phát triển kinh tế địa phương và trong khu vực nhằm đưa xã hội
ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua Công ty chưa tận dụng triệt
để những lợi thế của mình để phát triển đầu tư chế biến sâu nhằm mang lại hiệu quả
cao hơn, vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn đang ở mức thấp. Với
giới hạn của đề tài, để thấy rõ hơn tác giả phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.3. Phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty
Hiệu quả kinh doanh của Công ty ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố tác động,
có những nhân tố định lượng có thể lượng hoá được bằng các chỉ tiêu, có những
nhân tố định tính không thể lượng hoá được bằng con số cụ thể. Tuy nhiên, các
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
58
nhân tố này đều có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các mặt hoạt động
sản xuất kinh doanh và làm ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả đi sâu phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty như: Ý kiến đánh giá về môi
trường và chiến lược kinh doanh, lao động, kỹ thuật công nghệ, vốn kinh doanh, chi
phí sản xuất và một số nhân tố khác.
2.3.1. Phân tích số liệu điều tra cán bộ công nhân viên tại Công ty
2.3.1.1. Ý kiến đánh giá về môi trường và chiến lược kinh doanh của Công ty
Môi trường kinh doanh các sản phẩm từ khoáng sản titan, đặc biệt là các sản
phẩm đã qua chế biến sâu là rất quan trọng trong việc khai thác đến chế biến những
sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Có một môi trường thuận lợi là khai thác và chế
biến sâu sản phẩm titan được Nhà nước đang khuyến khích. Chính vì vậy, Công ty
đang có sự thuận lợi về chính sách Nhà nước cũng như nhu cầu ngày càng tăng của
sản phẩm titan.
Để có thông tin từ người được điều tra, trong phiếu điều tra này thang chia
độ Likert gồm có (5) mức độ để người được điều tra lựa chọn. Với thang chia độ
này thì 5 mức độ được thể hiện từ thấp đến cao, từ đó lượng hoá ý kiến của người
được hỏi, trong đó:
1 = Rất không đồng ý
2 = Không đồng ý
3 = Bình thường
4 = Đồng ý
5 = Rất đồng ý
Trong phiếu điều tra, để đánh giá theo từng câu hỏi thì người được hỏi tự
mình khoanh tròn vào con số mà họ cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_cua_cong_ty_co_phan_khoang_san_quang_tri_3954_1912170.pdf