Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục các bảng iv

Mục lục vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4

Chương 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO,

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 5

1.1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN 5

1.1.1. Vấn đề tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp 5

1.1.1.1. Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính 6

1.1.1.2. Đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính 8

1.1.1.3. Nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính 9

1.1.1.4. Các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp đào tạo 11

1.1.2. Hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính 13

1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả 13

1.1.2.2. Phân loại hiệu quả 15

1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả 16

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo 19

1.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp 20

1.1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu chi tiết 21

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 23

1.2.1. Một số quy định của Nhà nước về tự chủ tài chính và sử dụng

nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp hiện nay 23

1.2.2. Tình hình thực hiện và hiệu quả sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 25

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH,THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 29

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ

TÀI CHÍNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 29

2.1.1. Tình hình phát triển các đơn vị sự nghiệp đào tạo 29

2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của các đơn vị đào tạo 33

2.1.2.1. Đặc điểm về ngành nghề và sản phẩm đào tạo 33

2.1.2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính 34

2.1.2.3. Đặc điểm về đội ngũ 38

2.1.3. Khái quát về các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính

chọn nghiên cứu thực tế 40

2.1.3.1. Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình 40

2.1.3.2. Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nông nghiệp Quảng Bình 40

2.1.3.3. Trường Trung học Kinh tế Quảng Bình 42

2.1.2.4. Trường Trung cấp nghề Quảng Bình 42

2.1.3.5. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp

thành phố Đồng Hới 43

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.2.1. Phân loại và lựa chọn đơn vị nghiên cứu 44

2.2.2. Phương pháp chung 44

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 44

2.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu 44

2.2.3.2. Phương pháp phân tích, đánh giá 45

 

Chương 3: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 48

3.1. NGUỒN KINH PHÍ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 48

3.1.1. Đánh giá nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp đào tạo 48

3.1.2. Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo 51

3.2. PHÂN TICH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO 59

3.2.1. Tình hình chung về chi phí hoạt động đào tạo 60

3.2.1.1. Nguồn chi hoạt động đào tạo 60

3.2.1.2. Cơ cấu chi hoạt động đào tạo 62

3.2.2. Đối với chi về vốn 64

3.2.3. Đối với chi thường xuyên 66

3.2.3.1. Đối với nhóm chi con người 67

3.2.3.2. Chi giảng dạy học tập 69

3.2.3.3. Chi quản lý hành chính 71

3.2.3.4. Chi mua sắm sửa chữa 73

3.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO 76

3.3.1. Tăng thu nhập cho người lao động 76

3.3.2. Tăng năng lực đào tạo và mức độ hoàn thành kế hoạch của đơn vị 81

3.3.3. Sử dụng hiệu quả nguồn thu làm thay đổi cơ cấu ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ở địa phương 89

3.3.4. Hiệu quả sử dụng nguồn thu là tăng nhanh đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo 90

3.3.5. Đánh giá chung 93

 

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 97

4.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 98

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 98

4.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình 99

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 101

4.2.1. Quy hoạch, củng cố, phát triển trường lớp, xác định quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo đảm bảo phù hợp, cân đối 101

4.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng lao động qua đào tạo hợp lý 102

4.2.3. Đầu tư chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất trường lớp,

thiết bị dạy học 103

4.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin chính xác và kịp thời về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động phục vụ cho quá trình CNH- HĐH 103

4.2.5. Chính sách ưu đãi đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên 104

4.2.6. Đổi mới cơ cấu chi cho sự nghiệp đào tạo, đặc biệt là cơ cấu chi thường xuyên 106

4.2.7. Đa dạng hóa các nguồn vốn cho hoạt động đào tạo 109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112

1. KẾT LUẬN 112

2. KIẾN NGHỊ 113

 

 

doc154 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ động hơn và đây là nguồn kinh phí để xác lập các quỹ, tăng thu nhập cho người lao động và là nguồn duy trì ổn định hoạt động của đơn vị trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 3.2.1.2. Cơ cấu chi hoạt động đào tạo Cùng với tốc độ tăng chi cho GD&ĐT, chi hoạt động đào tạo tại các đơn vị sự nghiệp, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới cũng liên tục gia tăng về số tương đối và số tuyệt đối từ các năm 2004-2008. Chi về vốn, bao gồm các khoản chi đầu tư XDCB và chi mua sắm sửa chữa thuộc nguồn vốn tăng cường cơ sở vật chất. Chi thường xuyên được cấu thành bởi 04 nhóm chi: chi cho con người, chi giảng dạy và học tập, chi quản lý hành chính và chi mua sắm sửa chữa. Từ phân tích trên cho thấy lĩnh vực đào tạo đã được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, mua sắm sửa chữa nhằm nâng cao năng lực đào tạo ở các đơn vị, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo nghề. Mức đầu tư bình quân hàng năm chiếm 38,5%, tương ứng với mức 10.272 triệu đồng. Trong lúc đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng bình quân hàng năm 61,5% tương ứng với 15.072 triệu đồng. Chi thường xuyên là khoản chi cần phải được tiết kiệm triệt để, thực tế cho thấy tốc độ tăng chi thường xuyên của các đơn vị đào tạo thành phố Đồng Hới hàng năm không cao, nhưng tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi đào tạo thì lại lớn. Bảng 3.4: Cơ cấu chi hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới ĐVT: Triệu đồng ChØ tiªu 2004 2005 2006 2007 2008 So sánh Tốc độ phát triển bình quân (%) 2008/2004 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % Tæng chi 15.968 100 20.109 100 31.338 100 25.625 100 35.155 100 19.187 220,2 121,8 1. Chi vò vèn 4.509 28 6.392 32 18.739 60 7.855 31 15.887 45 11.378 352,3 137 - Chi XDCB 2.907 18 3.193 16 11.877 38 5.711 22 9.715 28 6.808 334,2 135,2 - Chi mua s¾m vµ söa ch÷a 1.602 10 3.199 16 6.862 22 2.144 8 6.172 18 4.570 385,3 140,1 2. Chi thường xuyªn 11.459 72 13.717 68 12.599 40 17.770 69 19.268 55 7.809 168,1 113,9 - Chi cho con người 3.770 24 5.077 25 5.998 19 7.662 30 8.851 25 5.081 234,8 123,8 - Chi cho gi¶ng d¹y, häc tËp 3.555 22 3.417 17 2.282 7 3.018 12 3.198 9 -357 90,0 97,4 - Chi qu¶n lý hµnh chýnh 2.176 14 2.478 12 2.740 9 4.038 16 4.276 12 2.100 196,5 118,4 - Chi mua s¾m söa ch÷a 1.958 12 2.745 14 1.579 5 3.052 12 2.943 8 985 150,3 110,7 63 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình 3.2.2. Đối với chi về vốn Điều 17 - Nghị định số 43/2006/NĐ- CP quy định rõ nội dung tự chủ về sử dụng nguồn tài chính, trong đó quy định rõ quyền được quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản theo quy định của pháp luật. Xác định đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phải gắn với điều kiện đào tạo đó là môi trường, đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành... Nhà nước và chính quyền địa phương đã chú trọng đầu tư cho lĩnh vực đào tạo, quy mô đào tạo được mở rộng nên nhu cầu chi về vốn (mua sắm sửa chữa, xây dựng) tăng lên. Ta thấy tỷ trọng chi về vốn so với tổng chi trong kỳ nghiên cứu không ổn định, có sự dao động. Tốc độ phát triển bình quân chi về vốn trong kỳ nghiên cứu là 137%, trong đó tốc độ phát triển bình quân chi XDCB 135,2% và chi MSSC 140,1%. So sánh năm 2008 so với năm 2004, ta thấy tốc độ phát triển là 220,2%, trong đó chi về vốn là 352,3% tương ứng với 11.378 triệu đồng. Từ phân tích số liệu trên ta thấy, mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo vào những năm cuối của kỳ nghiên cứu, nhưng so với yêu cầu và mục tiêu đào tạo thì vẫn chưa thể đáp ứng được. Qua số liệu ở bảng 3.5 và phụ lục số 1.2 ta thấy, nguồn kinh phí chi đầu tư XDCB và MSSC của các đơn vị đào tạo thành phố Đồng Hới có sự khác nhau, đối với lĩnh vực đào tạo những ngành kinh tế như Trung tâm GDTX, từ năm 2004-2008, nhà nước không đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và Trường TCKT có đầu tư nhưng không đáng kể. Bảng 3.5: Tình hình chi về vốn trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới §VT: triÖu ®ång Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 So sánh 2008/2004 Tốc độ phát triển bình quân (%) ± % 1. Trung tâm GDTX - - - - - - - - 2.Trường Trung cấp KT CNN 1.221 3.282 10.779 2.295 4.611 3.390 377,6 139,4 3.Trường TCKT - 200 309 - 1777 - - - 4.Trường Trung cấp nghề 2.015 2.518 6.550 3.960 6200 4.185 307,7 132,4 5. Trung tâm KTTH-HN 1.273 392 1.101 1.600 3299 2.026 259,2 126,9 65 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Chi về vốn trong kỳ nghiên cứu chủ yếu tập trung cho lĩnh vực dạy nghề. So sánh năm cuối và năm đầu của kỳ nghiên cứu ta thấy Trường Trung cấp KTCNN tốc độ phát triển 377,6% tương ứng với 3.399 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 139,4%. Trường Trung cấp nghề tốc độ phát triển 307,7% tương ứng với 4.185 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân trong kỳ nghiên cứu 132,4%, Trung tâm KTTH - HN là 259,2% ứng với mức tăng 2.026 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân là 126,9%. Mặc dù mức độ đầu tư của các thời kỳ khác nhau nhưng ta thấy nhà nước đã tăng cường các điều kiện vật chất để phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề cao trong xu thế hội nhập và phát triển. Thực tế cho thấy nguồn vốn chỉ tập trung ở một số trường dạy nghề, phần lớn các đơn vị còn lại cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn thiếu hoặc đầu tư mua sắm thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu công tác đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Việc tăng cường cơ sở vật chất từ nguồn thu của đơn vị rất hạn chế, một mặt do nguồn thu hạn hẹp, mặt khác đây là khoản kinh phí không tự chủ nên đơn vị vẫn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại lại vào NSNN. 3.2.3. Đối với chi thường xuyên Từ số liệu Bảng 3.4 ta thấy, tốc độ phát triển bình quân chi thường xuyên là 113,9%, trong đó tốc độ phát triển bình quân chi cho con người là 123,8%, chi giảng dạy và học tập 97,4%, chi quản lý hành chính 118,4% và chi MSSC là 110,7%. Nhìn chung chi thường xuyên vẫn là khoản chi chiếm chiếm tỷ trọng cao, 61,5% trong tổng chi cho hoạt động đào tạo. Giữa 4 nhóm chi có sự biến động, đặc biệt là nhóm chi con người chiếm tỷ trọng cao nhất, điều đó cho thấy, các cơ sở đào tạo đã có chính sách ưu đãi về thu nhập để động viên khích lệ, thu hút người lao động, tăng năng suất chất lượng lao động cho đào tạo. Nhóm chi quản lý hành chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn, mặc dù ít biến động qua các năm, đây là nhóm chi cần phải có nhiều biện pháp tiết kiệm thông qua việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, khoán công việc, khoán chi phí... 3.2.3.1. Đối với nhóm chi con người Thực tế cho thấy, Trường Trung cấp KTCNN, Trường TCKT, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm KTTH - HN lực lượng lao động chủ yếu là giáo viên, vì vậy chi phụ cấp cho giáo viên đứng lớp đã làm cho tổng quỹ lương của đơn vị tăng lên. Trong lúc đó Trung tâm GDTX chỉ chi cho cán bộ quản lý nên chi cho con người chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Từ số liệu ở bảng 3.6, ta thấy tốc độ phát triển bình quân của Trung tâm GDTX là 123,3%, Trường Trung cấp KTCNN 120,9%, Trường TCKT 116,7%, trong lúc đó Trường Trung cấp nghề tốc độ phát triển bình quân 162,7% và Trung tâm KTTH - HN 125,4%. Tốc độ phát triển bình quân ở các đơn vị có sự khác biệt do nhiều nguyên nhân: Sự biến động về số lượng lao động, mức lương ngạch bậc, nguồn thu nhập tăng thêm.. Thực tế cho thấy tổng quỹ lương cao hay thấp không thể nói lên được hiệu quả sử dụng lao động trong các đơn vị mà yếu tố thu nhập tăng thêm cho người lao động qua các năm có thể cho thấy được phần nào hiệu quả quản lý kinh phí, hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động đào tạo của đơn vị. Bảng 3.6: Tình hình chi cho con người trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới §VT: triÖu ®ång Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 So sánh 2008/2004 Tốc độ phát triển bình quân (%) ± % 1. Trung tâm GDTX 345 391 485 693 797 452 231,0 123,3 2. Trường Trung cấp KT CNN 2.056 2.762 3.251 3.990 4.389 2.333 213,5 120,9 3. Trường TCKT 920 1.251 1.355 1.708 1.706 786 185,4 116,7 4. Trường Trung cấp nghề 187 325 447 730 1.311 1.124 701,1 162,7 5. Trung tâm KTTH-HN 262 348 460 541 648 386 247,3 125,4 68 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình 3.2.3.2. Chi giảng dạy học tập Chi giảng dạy, học tập là hoạt động chi cần thiết nhằm tạo điều kiện cho quá trình đào tạo đảm bảo thực hiện chương trình nhà nước quy định. Nhóm chi cho giảng dạy và học tập ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo thành phố Đồng Hới chiếm tỷ trọng thứ 2 sau nhóm chi cho con người. Tỷ trọng chi giảng dạy học tập chiếm bình quân 21,5% so với tổng chi thường xuyên tương ứng với 3.094 triệu đồng. Trong kỳ mức chi có sự tăng giảm, nhưng đây là nhóm chi quan trọng trong việc đầu tư cho công tác giảng dạy và học tập. Việc tăng cường thiết bị phục vụ dạy nghề đã làm chi phí thuê thiết bị thực hành giảm xuống so với những năm trước, đội ngũ đào tạo nghề là giáo viên của Trường nên chi phí chi trả thấp hơn trước đây, trong cơ chế tự chủ tài chính mức miễn giảm cho các đối tượng học sinh được quản lý chặt chẽ hơn, mức học bổng với yêu cầu cao hơn trong đào tạo nghề... chính điều đó đã làm cho nhóm chi này giảm xuống. Bảng số liệu 3.7 cho thấy Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp, Trường Trung cấp nghề và Trung tâm KTTH -HN có tốc độ phát triển bình quân cao, trong lúc đó tốc độ phát triển bình quân của Trung tâm GDTX là 81,9%, của Trường TCKT là 90,3%. Lĩnh vực dạy nghề được đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp nên đã thu hút đông đảo số lượng học sinh tham gia học nghề, việc tăng số lượng học sinh, tăng số lớp học qua các năm đã làm cho tốc độ phát triển bình quân tăng lên. Đối với Trung tâm KTTH - HN những năm gần đây số lượng học sinh phổ thông học nghề tăng lên là do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định chứng chỉ nghề là được cộng điểm khuyến khích trong tốt nghiệp lớp 9, lớp 12 và tuyển sinh lớp 10 nên đã làm cho tốc độ phát triển nhóm chi này tăng. Bảng 3.7: Chi hoạt động giảng dạy và học tập ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới §VT: triÖu ®ång Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Tốc độ phát triển bình quân % Tuyệt đối (±) Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) 1. Trung tâm GDTX 1670 1.292 315 682 750 610 189,4 -977 24,4 367 2,2 68 1,10 81,9 2.Trường Trung cấpKT CNN 997 1.103 1.183 1.382 1.520 -279 79,8 80 107,3 199 1,2 138 1,10 111,1 3.Trường TC KT 611 674 340 397 407 277 169,8 -334 50,4 57 1,2 10 1,03 90,3 4.Trường Trung cấp nghề 204 227 283 445 387 -218 51,0 56 124,7 162 1,6 -58 0,87 117,4 5. Trung tâm KTTH -HN 73 121 161 112 134 9 108,0 40 133,1 -49 0,7 22 1,20 116,4 70 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Hơn nữa, trong từng đơn vị đào tạo, chi cho hoạt động giảng dạy và học tập có sự khác biệt. Giữa đào tạo các ngành mang tính kỹ thuật khác so với ngành kinh tế. Đào tạo nghề bao giờ chi phí cũng cao hơn vì phải chi phí vào nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ cho công tác thực hành như các nghề cơ khí, mộc, lái xe...Đối với đơn vị đào tạo như Trung tâm GDTX phải liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước, không có đội ngũ giáo viên nên nhóm chi này tăng hơn so với các đơn vị đào tạo khác. Nếu như nhóm chi cho con người ở những cơ sở có đội ngũ giáo viên tăng, thì nhóm chi cho giảng dạy và học tập giảm xuống ở khoản mục thuê chuyên gia và giảng viên trong nước. Mặc dù vậy đây là nhóm chi cần phải quan tâm đầu tư, bên cạnh những tác động tích cực như mở rộng quy mô trường lớp, tăng năng lực thực hành, thì các yếu tố khác như là lãng phí về vật tư phục vụ học tập, nhiên liệu cho công tác thực hành... sẽ là những tác động không tích cực góp phần làm tăng nhóm chi cho giảng dạy và học tập ở các cơ sở đào tạo. 3.2.3.3. Chi quản lý hành chính Nhóm chi quản lý hành chính (QLHC) chiếm tỷ trọng bình quân 20,7% so với tổng chi thường xuyên trong kỳ nghiên cứu, tương ứng với 3.142 triệu đồng và nhỏ hơn so với 02 nhóm chi con người và chi giảng dạy học tập. Đây là khoản chi được quy chế chi tiêu nội bộ quy định cụ thể, mức chi giảm trong lúc nguồn thu qua các năm lại tăng lên, điều đó cho thấy các đơn vị đào tạo đã có biện pháp tích cực tiết kiệm các khoản chi hành chính để tăng cho các nhóm chi còn lại, đây là nhóm chi dễ xảy ra tiêu cực, lãng phí nhất nếu không có biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả trong quá trình điều hành nguồn kinh phí. Bảng 3.8: Chi quản lý hành chính các đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới §VT: triÖu ®ång Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Tốc độ phát triển bình quân % Tuyệt đối (±) Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) 1. Trung tâm GDTX 584 471 659 481 495 -113 80,7 188 139,9 -178 73,0 14 102,9 96,0 2. Trường Trung cấpKT CNN 688 957 1.085 1.348 1.481 269 139,1 128 113,4 263 124,2 133 109,9 121,1 3. Trường TCKT 570 689 528 713 784 119 120,9 -161 76,6 185 135,0 71 110,0 108,3 4. Trường Trung cấp nghề 288 205 232 623 532 -83 71,2 27 113,2 391 268,5 -91 85,4 116,6 5. Trung tâm KTHN-TH 106 156 236 201 242 50 147,2 80 151,3 -35 85,2 41 120,4 122,9 72 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Từ số liệu bảng 3.8 ta thấy: đối với đơn vị đào tạo ngành kinh tế như Trung tâm GDTX và Trường TCKT thì chi quản lý hành chính năm sau so với năm trước không cao, tốc độ phát triển bình quân của Trung tâm GDTX là 96%, Trường TCKT là 108,3%, sở dĩ có sự biến động ít là do quy mô đào tạo và biên chế của các cơ sở này ổn định. Các đơn vị đào tạo nghề đều tăng về quy mô trường, lớp dẫn đến tăng số lượng cán bộ, giáo viên vì thế đã làm cho chi quản lý hành chính tăng lên. Trường Trung cấp KTCNN số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 112 người năm học 2004 -2005 lên 135 người năm học 2006-2007 và 145 người năm học 2007-2008 đã làm tốc độ tăng bình quân của Trường là 21,1%, Trường Trung cấp nghề tăng 16,6% chủ yếu ở giai đoạn 2007-2008, lúc này quy mô trường được mở rộng, đội ngũ tăng thêm 8 cán bộ giáo viên nâng tổng số giáo viên từ 19 người năm 2004 -2005 lên 27 người năm 2007-2008. Hơn nữa việc mở rộng quy mô chắc chắn sẽ làm tăng nhóm chi quản lý hành chính của đơn vị. Nhóm chi quản lý hành chính là nhóm chi cần phải tăng cường tiết kiệm từ các dịch vụ công cộng như điện thoại, điện sáng, văn phòng phí, công cụ dụng cụ... thời gian qua việc khoán các dịch vụ đó cho các bộ phận đã làm nhóm chi QLHC tăng không cao. Tuy nhiên chi phí xăng xe, tiếp khách vẫn là khoản chi khó kiểm soát, còn chiếm tỷ trọng cao trong chi thường xuyên. 3.2.3.4. Chi mua sắm sửa chữa Nhóm chi mua sắm sửa chữa chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong 4 nhóm chi và chiếm 18,6% trên tổng chi thường xuyên, đây là khoản chi được bổ sung từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị. Từ số liệu bảng 3.9 ta thấy, ngoài nguồn kinh phí tăng cường cơ sở vật chất do NSNN đầu tư, các đơn vị sự nghiệp đào tạo đã tiết kiệm từ nguồn kinh phí để mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản của đơn vị mình. Đối với Trung tâm GDTX, như phân tích ở phần chi về vốn, Trung tâm không được NSNN đầu tư tăng cường cơ sở vật chất qua các năm của kỳ nghiên cứu, nhưng bằng nguồn thu sự nghiệp Trung tâm đã đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo của đơn vị, đặc biệt tập trung đầu tư trong năm 2007-2008, do đó tốc độ tăng bình quân của Trung tâm GDTX về mua sắm sửa chữa tài sản trong kỳ nghiên cứu là 58,5%. Trường Trung cấp KTCNN là đơn vị đầu tư nhiều nhất trong 05 đơn vị nghiên cứu chiếm tỷ trọng 68,6% trong chi mua sắm sửa chữa của các đơn vị đào tạo. Ngoài bổ sung cho nguồn vốn XDCB và MSSC thuộc nguồn vốn đầu tư với số tiền 2.685 triệu đồng trong năm 2006, Trường Trung cấp KTCNN đã mua sắm và sửa chữa thường xuyên tài sản bằng nguồn thu sự nghiệp tương đối lớn và đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 10,4%. Trường Trung cấp KTCNN là cơ sở đào tạo nghề có bề dày kinh nghiệm, có uy tín so với các cơ sở đào tạo nghề của thành phố Đồng Hới, nguồn thu của đơn vị hàng năm tương đối lớn có tích luỹ để đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề của Trường. Trong tổng số 31,4% chi mua sắm sửa chữa tài sản còn lại thì Trung tâm GDTX chiếm 9,4%, Trường TCKT chiếm 9%, Trường Trung cấp nghề 10,8% và Trung tâm KTTH -HN chiếm 2,2%. Tỷ trọng chi mua sắm sửa chữa của các đơn vị còn thấp phụ thuộc vào nguồn kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất... trong từng đơn vị. Nguồn kinh phí này chỉ đáp ứng được nhu cầu mua sắm nhỏ, cần thiết không thể tăng trưởng cơ sở vật chất nếu như không có đầu tư từ nguồn NSNN. Bảng 3.9: Chi mua sắm sửa chữa tại các đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới §VT: triÖu ®ång Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 So sánh 2008/2004 Tốc độ phát triển bình quân % Tuyệt đối ± Tương đối (%) 1. Trung tâm GDTX 63 281 52 362 398 335 631,7 158,5 2. Trường Trung cấp KT CNN 1.376 2.012 1.141 1.855 2.041 665 148,3 110,4 3. Trường TCKT 258 90 200 394 163 -95 63,2 89,2 4. Trường Trung cấp nghề 202 325 164 368 254 52 125,7 105,9 5. Trung tâm KTTH - HN 59 37 22 73 88 29 149,2 110,5 Nguồn số liệu điều tra 75 Từ phân tích trên cho thấy việc đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo còn nhiều hạn chế, mặc dù các đơn vị đã tích cực ưu tiên cho đầu tư mua sắm để nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô. Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước ngày càng giảm, mức học phí chưa phù hợp với tình hình thực tế, vì vậy nguồn thu của đơn vị chỉ cân đối cho nhiệm vụ thường xuyên của các nhóm chi cho con người, chi giảng dạy học tập, chi quản lý hành chính. Trong điều kiện nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng thì yêu cầu về kỹ năng thực hành đối với học sinh, sinh viên cần phải được quan tâm hơn. Vì vậy cần phải có nguồn lực tài chính đảm bảo đầu tư thích đáng các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo tại các cơ sở đào tạo. Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cần tăng cường đầu tư cho nhóm chi mua sắm sửa chữa tài sản để nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ, thu hút người học, tạo điều kiện cho người dạy nâng cao chất lượng nghề nghiệp thông qua các phương tiện hiện đại để truyền thụ kiến thức, kỹ năng hành nghề cho người học. 3.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO Khác với việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính, hiệu quả được xem xét trên các khía cạnh về những tác động làm tăng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, quy mô đào tạo, thu nhập tăng thêm của người lao động, đầu ra của quá trình đào tạo... 3.3.1. Tăng thu nhập cho người lao động Chi thu nhập tăng thêm cho người lao động là khoản chi thể hiện được mức độ và khả năng điều hành hoạt động đào tạo của đơn vị trong việc khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi tiêu, sử dụng lao động...nó phản ánh được hiệu quả hoạt động của đơn vị trong đó có yếu tố khuyến khích người lao động nhiệt tình công tác, nâng cao năng lực nghề nghiệp tạo ra được nhiều giá trị sản phẩm dịch vụ cho đơn vị. Bảng 3.10: Tình hình thu nhập tăng thêm của đơn vị sự nghiệp đào tạo TT ChØ tiªu ĐVT Giai ®o¹n 2004 - 2008 2004 2005 2006 2007 2008 1 Tổng chi cho con người Triệu đồng 6.516 10.135 10.993 13.849 15.926 2 Tăng thu nhập tăng thêm Triệu đồng/năm 846 940 1.044 1.693 2.116 3 Biên chế Người 207 221 244 262 262 4 Tỷ trọng thu nhập tăng thêm so với chi con người % 13 9 9 12 13 5 Lương tăng thêm bình quân tháng/người Triệu đồn/người /năm 4,1 4,3 4,3 6,5 8,1 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Điều 18 Khoản 2 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP nêu rõ “Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao...” [9] Tại điểm b khoản 2 Điều 18 quy định “ Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định...”[9]. Trong nhóm chi cho con người thì thu nhập tăng thêm cho người lao động tại các đơn vị trong kỳ nghiên cứu chiếm tỷ trọng bình quân là 11% tương ứng với 1.328 triệu đồng. Tỷ trọng đó có tăng, giảm qua các năm nhưng mức thu nhập bình quân người/năm tăng lên. Nếu như giai đoạn 2004-2006 mức thu nhập tăng thêm tương đối ổn định từ 4,1-4,3 triệu đồng/người / năm thì từ năm 2006-2007 mức đó đã tăng lên từ 6,5 - 8,1 triệu đồng/người /năm. Nhìn chung mức thu nhập tăng thêm tăng lên điều đó cho thấy các cơ sở đào tạo đã có những biện pháp tích cực để khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi tiêu nhằm cải thiện tiền lương cho người lao động để nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đặc điểm của từng cơ sở đào tạo và loại hình đào tạo mà đơn vị hoạt động, có những đơn vị có nguồn thu rất lớn như Trường Trung cấp KTCNN nhưng mức thu nhập tăng thêm bình quân không cao 5,8 triệu đồng/ người/năm, nguồn thu của trường lớn là do phát triển về quy mô, hoạt động của đơn vị là hoạt động dạy nghề nên phải bỏ ra một lượng chi phí lớn. Số lượng lao động của Trường vẫn liên tục tăng lên, bình quân tăng 9%/năm đơn vị đã tích cực tiết kiệm để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Trường Trung cấp nghề, từ năm 2004-2006 nguồn kinh phí thu được chỉ đủ phục vụ cho hoạt động của đơn vị, giai đoạn này chưa có thu nhập tăng thêm. Từ năm 2007 đến 2008, mức thu nhập tăng thêm cho một lao động tại đơn vị là 7,8-8,9 triệu đồng/năm. Mức thu nhập được cải thiện, Trường đã đầu tư thiết bị thực hành hiện đại, thu hút được đội ngũ giáo viên có khả năng thực hành, tay nghề cao về tham gia giảng dạy tại trường, vì vậy số lượng học sinh nhập trường ngày càng tăng. Trung tâm GDTX là đơn vị thực hiện liên kết đào tạo, biên chế ổn định, nguồn thu tăng, chi phí cho loại hình đào tạo này nhỏ nên đã tiết kiệm để nâng mức thu nhập cho người lao động. Đây là đơn vị đào tạo có mức thu nhập tăng thêm cao trên địa bàn. Khác với đào tạo trung cấp kỹ thuật, đào tạo trung cấp lĩnh vực kinh tế chi phí cho kỹ năng thực hành thấp vì thế Trường TCKT vẫn giữ được mức ổn định và tăng trưởng khá trong kỳ nghiên cứu. Trung tâm KTTH-HN là đơn vị có mức thu nhập thấp nhất, tỷ trọng tăng 39% nhưng mức tăng hàng năm không đáng kể, đây là đơn vị chủ yếu hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh phổ thông, chi phí cho hoạt động dạy nghề cao, mức thu học phí cho một loại nghề đào tạo thấp nên thu nhập tăng thêm hàng năm không đáng kể. Tuy vậy, so với quy định của Nghị định số 43/206/NĐ -CP thì mức thu nhập tăng thêm của các đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới quá thấp, chỉ đạt trong khoảng 0,3 -0,6 lần so với mức lương hiện hưởng. Thu nhập tăng thêm tác động đến hoạt động đào tạo Thực hiện cơ chế tự chủ, các đơn vị sự nghiệp đào tạo đã đổi mới hoạt động, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tạo ra nguồn tăng thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ, giáo viên. Mức phân phối thu nhập trên cơ sở kết quả lao động của từng cá nhân đã khuyến khích họ tích cực, tự giác, chuyên tâm vào công tác Trong cơ cấu chi hoạt động đào tạo, chi con người là nhóm chi có vai trò quan trọng giúp người lao động tái tạo sức lao động của mình. Người đảm nhận công tác giảng dạy là yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thụ kiến thức, là công cụ chủ yếu để thực hiện công tác giảng dạy, lao động của họ là loại lao động đặc biệt, sản phẩm lao động của họ cũng là sản phẩm đặc biệt không phải đơn thuần là vật chất mà cả yếu tố tinh thần. Do đó, người làm công tác giảng dạy là người có nhân cách, có phẩm chất đạo đức, bởi nhân cách và kiến thức quyết định đến kết quả giảng dạy, chất lượng học sinh được qua đào tạo ở các trường. Vì vậy công tác đào tạo có được quan tâm đúng mức hay không thể hiện ở khoản chi này có được đáp ứng hay không. Đầu tư cho người giảng dạy cả về vật chất lẫn tinh thần là hết sức cần thiết, nhằm khuyến khích những người thầy đứng trên bục giảng có lòng say mê nghề nghiệp, yên tâm công tác và không ngừng nâng cao trình độ của mình. Bảng 3.11: Chi tiết thu nhập tăng thêm của các đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới ĐVT: Triệu đồng Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Tuyệt đối (±) Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) Tuyệt đối (±) Tương đối (%) 1. Trung tâm GDTX 5,07 6,0 6,7 19,0 22,4 0,93 1,18 0,7 1,12 12,3 2,84 3,4 1,18 2. Trường Trung cấp KTCNN 5,6 5,6 5,7 5,7 6,6 0,06 1,01 0,1 1,01 0,0 1,00 0,9 1,15 3. Trường TCKT 2,84 3,23 3,58 4,48 5,60 0,3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc06 Nng cao hi7879u qu7843 s7917 d7909ng ngu7891n thu c7911a 273417.doc
Tài liệu liên quan