MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỨ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: VỐN ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA 4
1.1. VỐN ODA 4
1.1.1. Khái niệm và các hình thức của vốn ODA 4
1.1.1.1. Khái niệm ODA 4
1.1.1.2. Các hình thức ODA 5
1.1.2. Đặc điểm nguồn vốn ODA 7
1.1.3. Tính hai mặt của vốn ODA đối với nước nhận viện trợ 9
1.1.3.1. Ưu điểm 9
1.1.3.2. Mặt trái của vốn ODA 11
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 12
1.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 12
1.2.1.1. Sự cần thiết 12
1.2.1.2. Quan niệm về hiệu quả ODA 13
1.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 13
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA 17
1.2.2.1. Các nhân tố khách quan 17
1.2.2.2. Các nhân tố chủ quan 19
1.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 22
1.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn ODA ở một số nước trên thế giới 22
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÔN ODA TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 30
2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 - 2007 30
2.1.1. Tình hình cam kết và ký kết nguồn vốn ODA 30
2.1.2. Tình hình phân bổ, sử dụng nguồn vốn ODA 31
2.1.2.1. Nguồn vốn ODA phân bổ theo ngành 31
2.1.2.2. ODA phân bổ theo khu vực địa lý 32
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 34
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 34
2.2.2. Quy định chung về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 36
2.2.3. Tình hình nguồn vốn ODA tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 41
2.2.4. Tình hình phân bổ vốn ODA tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 43
2.3. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2015 65
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG VỐN ODA ĐẾN NĂM 2015 65
3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đến năm 2015 65
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát 65
3.1.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm 65
3.1.1.3. Chỉ tiêu chủ yếu 67
3.1.2. Quan điểm sử dụng vốn ODA tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến năm 2015 69
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2015 71
3.2.1. Từ phía Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 71
3.2.1.1. Hoàn thiện quy trình vận động, thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA 71
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế dự án 72
3.2.1.3. Cải tiến cơ chế và thủ tục giải ngân các dự án 73
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng mua sắm, công tác đấu thầu 73
3.2.1.5. Sửa đổi, bổ sung, thay thế Quyết định 1008/2003/QDD – BLDDTBXH ngày 7/7/2003 74
3.2.1.6. Xây dựng kế hoạch và các biện pháp trả nợ 74
3.2.1.7. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ về tài chính, kế toán tại các Ban quản lý dự án 74
3.2.1.8. Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dự án 75
3.2.1.9. Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và thực hiện dự án 76
3.2.2. Từ phía các Ban quản lý dự án 77
3.2.2.1. Xây dựng quy chế hướng dẫn phù hợp cho từng Ban quản lý dư án 77
3.2.2.2. Tăng cường công tác lập kế hoạch hoạt động/ngân sách hang năm 78
3.2.2.3. Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng/người hưởng lợi 79
3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BQL dự án trung ương với các tỉnh và của BQL dự án tỉnh đối với người hưởng lợi 80
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HỨU QUAN 81
3.3.1. Đối với Chính phủ 81
3.3.2. Đối với Bộ Tài chính 83
3.3.3. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC
93 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án;
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý chương trình, dự án nước ngoài;
+ Cử Lãnh đạo Vụ tham gia thành viên Hội đồng tư vấn viện trợ, thẩm định các chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án khiđược yêu cầu;
+ Tham gia giám sát, kiểm tra trong quá trình quản lýthực hiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án; tổng hợp, báo cáo theo định kỳ, đột xuất về các công việc được giao.
- Các Vụ, Tổng cục, Cục, Viện, Văn phòng Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ nhiệm vụ:
+ Chủ dự án đối với các chương trình, dự án, khoảnviện trợ phi dự án thuộc lĩnh vực được Bộ giao phụ trách (nếu có).
+ Cử Lãnh đạo và chuyên viên tham gia Hội đồng tư vấnviện trợ hoặc tham gia ý kiến đối với các chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án liên quan đến chuyên môn khi được yêu cầu;
+ Tham gia vận động các nguồn viện trợ nước ngoài trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Tham gia giám sát, kiểm tra trong quá trình quản lý thực hiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án thuộc lĩnh vực được Bộ giao phụ trách;
+ Giới thiệu nhân sự có đủ tiêu chuẩn làm việc vào Ban quản lý dự án; tổng hợp, báo cáo theo định kỳ, đột xuất về các công việc được giao.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố có nhiệm vụ:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các nhiệm vụ khác được UBND tỉnh, thành phố giao đối với tất cả các chương trình, dự án, các khoản viện trợ phi dự án do Bộ làm đầu mối tiếp nhận nhưng giao cho tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý thực hiện;
+ Hướng dẫn, đôn đốc Ban chuẩn bị, Chủ dự án, Banquản lý dự án theo định kỳ và khi kết thúc các chương trình, dự án, các khoản viện trợ phi dự án tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.2.3. Tình hình nguồn vốn ODA tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Trong 5 năm qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ký kết thực hiện 45 dự án ODA với tổng nguồn viện trợ: 225 triệu USD. Trong đó, có 3 dự án là vốn vay thuộc lĩnh vực dạy nghề. Còn lại, nhìn chung các dự án ODA thuộc Bộ đều là dự án viện trợ không hoàn lại; hầu hết mang tính chất nhân đạo, xã hội, tác động trực tiếp đến người dân.
Bảng 2.4: Tình hình ký kết ODA tại Bộ LĐTB&XH từ năm 2003 – 2007
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
Tổng giá trị ký kết
Vốn vay
Viên trợ không hoàn lại
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
2003
92
83
90
9
10
2004
13
-
-
13
100
2005
31
12
39
18
61
2006
60
35
58
29
42
2007
29
-
-
26
100
Tổng
225
130
58
95
42
Nguồn: Báo cáo tình hình ODA hàng năm của Bộ LĐTB&XH
Qua Bảng 2.4 cho thấy, trong thời kỳ 2003 – 2007, bình quân mỗi năm Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký kết được khoảng 40 triệu USD, trong đó vốn vay là 26 triệu USD (chiếm 58%), vốn viện trợ là 19 triệu USD (chiếm 42%). Năm 2003 là năm có giá trị ký kết cao nhất với tổng số vốn là 92 triệu USD, trong đó vốn vay chiếm tỷ lệ 90%; tiếp đến là năm 2006 với tổng số vốn là 60 triệu USD, trong đó vốn vay là 35 triệu USD (chiếm 58%).
Từ Bảng 2.4 và Hình 2.2 cũng cho thấy việc huy động vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại cũng có những biến động lên xuống do: chính sách của nhà tài trợ, các bước chuẩn bị xây dựng dự án tại Bộ triển khai chậm. Sự biến động này thể hiện ở cả nguồn vốn vay và viện trợ không hoàn lại:
Nguồn vốn vay: năm 2003, vốn vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn và có giá trị ký kết cao nhất do Bộ hoàn thành ký kết dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề với các tổ chức quốc tế: ADB, NDF, AFD, JICA với tổng giá trị là 83 triệu. Sau đó, nguồn vốn này giảm xuống 12 triệu USD vào năm 2005 ( Dự án hợp tác tài chính giữa Chính phủ Việt nam và Đức về đầu tư một số trường dạy nghề) và tăng lên 35 triệu USD vào năm 2006 do Bộ hòan tất ký kết dự án dạy nghề nhằm giảm nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn viện trợ không hoàn lại: có xu hướng tăng đều qua các năm và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giảm nghèo, việc làm và xã hội.
Năm 2004, năm 2005 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại tăng, chủ yếu do UNDP viện trợ không hoàn lại cho dự án “Hỗ trợ việc cải thiện và thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo” trị giá 3,5 triệu USD và Dự án hỗ trợ trẻ em lang thang do EC tài trợ, trị giá 1,5 triệu USD.
Năm 2006, cùng với xu hướng tăng chung của tình hình ODA của Việt nam; tình hình ký kết ODA của Bộ LĐTB&XH cũng tăng nhanh, đồng thời trong năm nay ILO và EC đồng tài trợ dự án Thị trường lao động với tổng giá trị là 4,3 triệu USD, dự án, Dự án chính sách xã hội do WB tài trợ, trị giá 1,5 triệu USD.
2.2.4. Tình hình phân bổ vốn ODA tại Bộ LĐTBXH
a. Theo lĩnh vực sử dụng:
Nguồn vốn ODA tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được phân bổ theo 4 lĩnh vực: dạy nghề, lao động, giảm nghèo và xã hội (ma tuý, an toàn vệ sinh lao động, trẻ em, người tàn tật)
Bảng 2.5: Tình hình phân bổ vốn ODA theo lĩnh vực thời kỳ 2003 - 2007 Đơn vị tính: triệu USD
STT
Lĩnh vực
Tổng giá trị thực hiện
Trong đó
Tỷ lệ %
Vốn vay
Viện trợ không hoàn lại
1
Dạy nghề
130
130
58
2
Việc làm
16
16
7
3
Xoá đói giảm nghèo
52
52
23
4
Xã hội
27
27
12
Tổng
225
130
95
100
Nguồn: báo cáo tình hình ODA hàng năm của Bộ LĐTB&XH
Trong 4 năm 2003 – 2007, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký kết được 45 dự án với tổng giá trị là 225 triệu USD. Nguồn ODA được phân bổ vào các lĩnh vực như sau:
- Dạy nghề: tổng giá trị viện trợ là 130 triệu USD, chiếm 58% tổng giá trị viện trợ của Bộ. Nguồn vốn phân bổ vào lĩnh vực này 100% là vốn vay.
- Xóa đói giảm nghèo: tổng giá trị viện trợ là 52 triệu USD, chiếm 23% tổng giá trị nguồn vốn ODA của Bộ
- Việc làm: tổng giá trị viện trợ là 16 triệu USD, chiếm 7% tổng giá trị nguồn vốn ODA của Bộ
- Xã hội: tổng giá trị viện trợ là 27 triệu USD, chiếm 12% tổng giá trị nguồn vốn ODA của Bộ
Qua phân tích trên ta thấy, nguồn vốn ODA tập trung ở lĩnh vực dạy nghề và xoá đói giảm nghèo; trong đó, nguồn vốn phân bổ của lĩnh vực dạy nghề chiếm 58% tổng giá trị nguồn vốn ODA của Bộ và chiếm 100% nguồn vốn vay của Bộ. Nguồn viện trợ không hoàn lại phân bổ ở lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, việc làm và xã hội; trong đó lĩnh vực xoá đói giảm nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất (23% tổng giá trị nguồn vốn ODA của Bộ), tiếp theo là lĩnh vực xã hội (chiếm 12%) và việc làm (chiếm 7%).
b. Theo hình thức viện trợ
Bảng 2.6: ODA phân theo vốn vay và viện trợ không hoàn lại
ĐVT: Triệu USD
Nội dung
Số dự án
Tỷ lệ %
Số vốn
Tỷ lệ %
Vốn vay
3
6,8%
130
60%
Viện trợ không hoàn lại
42
93,2%
95
40%
Tổng cộng
45
100%
225
100%
Nguồn: Báo cáo tình hình ODA hàng năm của Bộ LĐTBXH
Bảng trên cho ta thấy:
- Số lượng dự án viện trợ không hoàn lại rất lớn với 42 dự án, chiếm đến 93,2% trên tổng số dự án ODA tại Bộ Nông nghiệp, nhưng số tiền trên mỗi dự án lại nhỏ, do đó tổng số tiền viện trợ không hoàn lại chỉ có 95 triệu USD, chiếm 40% trên tổng vốn. Viện trợ không hoàn lại tập trung vào các lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo, việc làm, xã hội và chủ yếu của một số nhà tài trợ như JICA, ADB, AFD, UNDP, UNICEP, UNIFAM, ILO, WBCác dự án viện trợ không hoàn lại thường có nội dung tư vấn quốc tế chiếm tỷ trọng lớn, có dự án nội dung này chiếm tới 60 % trên tổng vốn. Do các dự án viện trợ không hoàn lại có số tiền trên mỗi dự án nhỏ, thiết kế đơn giản ít nội dung và cơ chế giải ngân đơn giản nên kết quả giải ngân các dự án này thường đạt tiến độ đề ra.
- Số lượng dự án vốn vay nhỏ, chỉ có 3 dự án chiếm 6,8% trên tổng số dự án đã ký trong thời gian qua, nhưng số vốn vay lại lớn, 130 triệu USD, chiếm 60% tổng số vốn ODA đã huy động. Vốn vay thường chủ yếu tập trung đầu tư lĩnh vực dạy nghề và ODA vay chủ yếu được huy động từ các nhà tài trợ như AFD, ADB, JICA.
`Các dự án vốn vay thường tập trung xây dựng chương trình, giáo trình, đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy nghề cho các trường nghề, tạo điều kiện phát triển đào tạo nghề.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Trước đây, việc huy động, đàm phán, ký kết và sử dụng nguồn vốn ODA do các đơn vị tự lập kế hoạch và thực hiện. Vụ Hợp tác quốc tế chỉ đứng ra chủ trì trong việc đàm phán, ngoài ra không có đơn vị nào là đầu mối tổng hợp, quản lý nguồn vốn này. Do đó, nguồn viện trợ thường chỉ mang tính chất hỗ trợ về mặt kỹ thuật, dự án có giá trị thấp. Các dự án đều do các Vụ, Cục tự xây dựng nên còn manh mún, không có chiến lược dài hạn và không chủ động do hoàn toàn phụ thuộc vào phía nhà tài trợ. Hơn nữa, các đơn vị khi xây dựng và thực hiện dự án với mục đích tăng thêm thu nhập cho đơn vị chứ không mang tính đóng góp cho sự phát triển của ngành. Do không có đơn vị nào đứng ra làm đầu mối tổng hợp, quản lý nên các dự án nhiều khi sử dụng không đúng mục đích, hiệu quả mang lại từ nguồn vốn này cho ngành Lao động – Thương binh và Xã hội chưa cao.
Để khắc phục tình hình trên, ngày 7/7/2003 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 1008/2003/QĐ – BLĐTBXH quy định việc quản lý, sử dụng nguồn viện trợ thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Sau 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 1008/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 7/7/2003, công tác vận động, đàm phán và thu hút viện trợ, quản lý và sử dụng viện trợ nước ngoài thuộc Bộ đó đạt được những kết quả khả quan:
Thứ nhất: qui trình thủ tục đề xuất viện trợ, vận động, đàm phán tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ đó được thống nhất, rõ ràng và đơn giản
Qui trình thủ tục đề xuất viện trợ, vận động, đàm phán, tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ, bàn giao kết thúc dự án được qui định thống nhất, rõ ràng, phù hợp với quy định chung của nhà nước, hài hoà với đối tác, góp phần cải cách thủ tục hành chính.
Hai là, sự phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị chức năng thuộc Bộ được qui định rõ, bước đầu có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện.
Ba là, chất lượng công tác vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ được nâng cao
Các đơn vị đó chủ động xây dựng, đề xuất các chương trình, dự án viện trợ và các hình thức viện trợ được đa dạng hơn (viện trợ không hoàn lại, vốn vay, hỗ trợ kỹ thuật vào các lĩnh vực XĐGN, Dạy nghề, Việc làm, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xó hội, phòng chống tệ nạn xã hội,), tập trung vào nhiều lĩnh vực quan trọng của Ngành.
Chất lượng của các văn kiện dự án đã được nâng cao, sát với yêu cầu của Bộ về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cơ chế quản lý tài chính và vốn đối ứng, do thực hiện các quy trỡnh thẩm định, kiểm soát từ khi đề xuất dự án đến khi tiếp nhận triển khai thực hiện và kết thúc dự án thông qua đơn vị đầu mối kiểm soát trước khi trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
Tất cả các chương trình, dự án viện trợ đều thành lập Ban quản lý dự án và được hướng dẫn thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán, quyết tóan hàng năm và quyết toán dự án hoàn thành, bàn giao tài chính, tài sản khi dự án kết thúc (Dự án VIE/97/003, dự án hỗ trợ thực hiện luật BHXH, Dự án Hỗ trợ trẻ em lang thang; dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ, ) các khâu công việc đều có có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị chức năng được phân công theo quy định của Quyết định số 1008/QĐ-LĐTBXH nên đó khắc phục được tình trạng dự ỏn đó kết thỳc hoạt động nhưng không được quyết toán, không thực hiện được việc bàn giao tài chính, tài sản do không có cán bộ thực hiện.
Việc kiểm tra, thanh tra, đánh giá dự án, tổng hợp báo cáo tình hình tiếp nhận, sử dụng viện trợ của Bộ được được quan tâm và thực hiện nghiêm túc; mọi sai sót, vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện dự án đều được chấn chỉnh, xử lý nghiêm.
Bốn là, tăng cường phân cấp và nâng cao trách nhiệm của Chủ dự án, Ban quản lý dự án và Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận viện trợ phi dự án chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng nguồn viện trợ nước ngoài được giao.
Sau 5 năm thực hiện Quyết định 1008/2003/QDD – BLDDTBXH, nguồn vốn ODA tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đạt được những kết quả đáng kể, việc quản lý và sử dụng khá chặt chẽ do đó hiệu quả sử dụng nguồn vốn này thay đổi đáng kể. Theo tác giả, nếu đứng về những lợi ích xã hội mà nguồn vốn này đem lại thì việc sử dụng nguồn vốn ODA hiện nay ở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hiện nay là có hiệu quả tương đối cao. Để làm rõ nhận xét này, tác giả sẽ phân tích tình hình giải ngân và những hiệu quả mà nguồn vốn này mang lại thông qua các chỉ tiêu phát triển của nghành
Bảng 2.7: Tình hình giải ngân vốn ODA tại Bộ LĐTB&XH
ĐVT: triệu USD
Năm
Ký kết
Giải ngân
Tỉ lệ giải ngân/cam kết
2003
92
40
43%
2004
13
11
77%
2005
31
20
65%
2006
60
40
67%
2007
29
25
86%
Tổng
225
116
61%
Nguồn:Báo cáo tình hình ODA tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Nhìn vào bảng 2.7 cho chúng ta thấy, trong 5 năm (từ năm 2003 – 2007), tổng số vốn ODA đã ký kết là 225 triệu USD, trong đó đã giải ngân được 116 triệu USD, đạt 61%. Đây cũng là con số tương đối cao so với tình hình giải ngân vốn ODA của cả nước trong giai đoạn này (trung bình 50 – 70%). Để đánh gía sâu hơn về tình hình giải ngân nguồn vốn này, tác giả xin phân tích tình hình giải ngân theo từng tiêu chí cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Tình hình giải ngân vốn ODA theo lĩnh vực sử dụng
ĐVT: Triệu USD
ODA phân theo lĩnh vực
ODA ký kết
ODA giải ngân
Tỷ lệ
%
1. Dạy nghề
130
42
32
2. Việc làm
16
12
75
3. Xoá đói giảm nghèo
52
41
79
4. Xã hội
27
21
78
Tổng cộng
225
116
61
Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng vốn ODA tại Bộ LĐTBXH
Bảng 2.7 và 2.8 cho thấy tỷ lệ giải ngân bình quân thời kỳ 2003 - 2007 nguồn vốn ODA tại Bộ LĐTB&XH đạt 61%, tỷ lệ này vào loại trung bình so với ngành kinh tế khác trong cả nước.
Năm 2003 do dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” có giá trị 83 triệu mới ký kết nên tỷ lệ giai ngân chỉ đạt 43%. Năm 2005, 2006 tỷ lệ giải ngân đạt 65% cũng do hai năm đó Bộ ký kết 2 dự án vốn vay thuộc lĩnh vực dạy nghề là “Tăng cường kỹ năng nghề” và “Dự án dạy nghề nhằm giảm nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” đều do ADB tài trợ.
Tỷ lệ giải ngân của lĩnh vực dạy nghề thấp nhất và kết quả thực hiện hàng năm của hầu hết các dự án đều không đạt kế hoạch giải ngân như đã cam kết do phần vốn vay đã giải ngân chủ yếu được cấp phát cho các dự án đầu tư XDCB, đầu tư trang thiết bị, xây dựng giáo trình có nội dung phức tạp và bị điều chỉnh bởi Luật đấu thầu nên ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân.
Các dự án về giảm nghèo, việc làm và xã hội thường có nội dung hỗ trợ kỹ thuật, giá trị dự án nhỏ, nội dung đơn giản, mang tính chất xã hội nên dễ dàng hơn trong việc thực hiện giải ngân.
Nguồn vốn ODA thời gian qua đã đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần hình thành động lực và phương hướng cho các điều chỉnh chính sách kinh tế. Trong đó, nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội:
Một là: Nguồn vốn ODA đã đáp ứng một phần quan trọng về nhu cầu vốn để thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo và các vấn đề xã hội như tạo việc làm, trẻ em lang thang, bảo trợ xã hội, cụ thể:
a. Tạo việc làm
5 năm 2003 – 2007 tạo việc làm trên 7.525.000 người, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 4,91%, giảm 0,49% so với năm 2002; tỷ trong lao động khu vực nông, lâm ngư nghiệp 52,2%, giảm 4,54% so với năm 2002; tỷ lệ lao động qua đào tạo 34,75%, tăng 6,75% so với năm 2002.
Thị trường lao động có bước phát triển, tỷ trọng lao động làm việc có quan hệ lao động cuối năm 2007 là 21%. Mạng lưới trung Tâm giới thiệu việc làm phát triển theo quy hoạch, 100% các tỉnh, thành phố có Trung tâm giới thiệu việc làm, đến nay cả nước có 170 trung tâm; hàng năm các trung tâm tổ chức trên 40 hội chợ việc làm và hàng trăm phiên chợ, sàn giao dịch việc làm với hàng ngàn doanh nghiệp và hàng trăm ngàn lao động tham gia, góp phần quan trọng phát triển thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, dạy nghề gắn với cung ứng lao động.
Để đạt được kết quả trên, có sự đóng góp không nhỏ của các dự án ODA:
Thông qua dự án “Hỗ trợ phát triển thị trường lao động” hỗ trợ 31 trung tâm giới thiệu việc làm các địa phương nâng cấp cơ sở vật chất, mua trang thiết bị phục vụ cho sàn giao dịch việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động . Nhiều trung tâm đã tổ chức vận hành sàn giao dịch việc làm có hiệu quả như Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh, Long An, v.v.. trong đó Bắc Ninh được đầu tư xây dựng sàn giao dịch việc làm mẫu, hiện đang khản trương hoàn thiện các hạng mục đầu tư, dự kiến tháng 9/2008 sẽ khánh thành và làm mô hình mẫu nhân rộng toàn quốc.
b. Thực hiện chính sách lao động
Dự án “Tuyên truyền pháp luật lao động” thực hiện nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kịp thời chấn chỉnh, xử lý những cơ sở vi phạm; biểu dương, khen thưởng các cơ sở thực hiện tốt pháp luật lao động, v.v.. Nhờ đó, quan hệ lao động có chuyển biến tích cực, theo kết quả điều tra lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội năm 2007: 97,8% lao động trong các doanh nghiệp được ký hợp đồng lao động, 90,67% doanh nghiệp có nội quy lao động, 73,23% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn
Ngoài ra, dự án “Nâng cao năng lực huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động ở Việt nam” tập trung vào một số ngành nguy cơ cao như khai thác khoáng sản, sử dụng điện, xây dựng, v.v. Công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động triển khai mạnh trên cả nước nhất là ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn (than- khoáng sản, điện lực, hoá chất) và lĩnh vực nông nghiệp, với trên 3500 lớp học cho gần 320 ngàn lao động, người sử dụng lao động; đặc biệt đã huấn luyện cho 12 ngàn nông dân các biện pháp cải thiện an toàn, vệ sinh lao động được bà con nông dân thực hiện. Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam mở chuyên mục thông tin, tư vấn, phổ biến kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động; duy trì website về an toàn vệ sinh lao động với trên 350 ngàn lượt người truy cập/ năm. Xây dựng cơ chế tự kiểm tra, đăng ký, cam kết đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
c. Dạy nghề
5 năm tuyển mới dạy nghề 6.716.500 người; trong đó tuyển mới dạy nghề dài hạn, cao đẳng, trung cấp nghề 1.060.500 người. Chất lượng học sinh tốt nghiệp trường dạy nghề đã từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, khoảng 70% học sinh tìm được việc làm sau khi ra trường (trường trong doanh nghiệp đạt 90%).
Bên cạnh đó, mạng lưới dạy nghề phát triển nhanh theo quy hoạch, đến tháng 7/2008 cả nước có 2.175 cơ sở dạy nghề. Thông qua các dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” và “Tăng cường kỹ năng nghề” thực hiện đầu tư trang thiết bị dạy nghề và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho một số trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề cấp huyện tại một số địa phương khó khăn, trong đó : đầu tư tập trung 52 trường dạy nghề (trong đó 3 trường Cao đẳng nghề tiếp cận trình độ khu vực ASEAN); 49 trường dạy nghề khó khăn; 217 trung tâm dạy nghề cấp huyện và một số cơ sở dạy nghề khác
Ngoải ra, các dự án còn đầu tư xây dựng 108 chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; xây dựng chương trình đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề; tiến hành kiểm định 15 trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề; xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo cán bộ tự kiểm định của 15 trường tham gia kiểm định năm 2008. Hoàn thiện chương trình khung bồi dưỡng cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề; tổ chức trên 200 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng dạy nghề cho trên 6.000 lượt giáo viên.
Để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho bà con nông dân, dự án hỗ trợ lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, người tàn tật học nghề. Theo báo cáo của các địa phương, cùng với hỗ trợ từ ngân sách trung ương, các địa phương đã quan tâm bố trí từ ngân sách địa phương trên 100 tỷ đồng/năm để triển khai thực hiện, hàng năm trên 300 ngàn lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, người tàn tật được hỗ trợ kinh phí học nghề, bình quân khoảng 600 ngàn đồng/người, thời gian học 2 tháng góp phần quan trọng cho người lao động chuyển đổi nghề, tự tạo việc làm, tìm việc làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói, giảm nghèo.
d. Giảm nghèo
Các dự án hỗ trợ cải thiện và thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo” và “Dự án hỗ trợ giảm nghèo” tập trung ưu tiên trong chỉ đạo, bố trí nguồn lực cho những địa bàn khó khăn nhất, tỷ lệ đói nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn với những giải pháp đồng bộ, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, 4 năm tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 12%, ước tính đến cuối năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 13,08%. Một số địa phương đã cơ bản xoá hết hộ nghèo theo chuẩn quốc gia như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng chuẩn nghèo mới của địa phương cao hơn từ 1 đến 2 lần chuẩn quốc gia. Cùng với ngân sách nhà nước, trong 5 năm 2003 – 2007 có 3.866 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi, (bình quân 1 hộ vay 5,94 triệu đồng) nâng tổng số hộ dư nợ lên 3.788 ngàn hộ với tổng dư nợ trên 20 ngàn tỷ đồng; hướng dẫn cách làm ăn cho trên 2 triệu lượt người nghèo, đạt 47,6% kế hoạch 5 năm. Đã tổ chức trên 35.000 lớp tập huấn áp dụng kỹ thuật, 1.700 mô hình trình diễn như trồng lúa cạn, đậu tương, cây ăn quả, ngô năng suất cao, nhân giống và phát triển các đàn gia cầm, lợn hướng nạc, cá nước ngọt, v.v. .
Ngoài ra, các dự án về giảm nghèo còn hỗ trợ đầu tư xây dựng 897 công trình cơ sở hạ tầng cho 273 xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển, hải đảo, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 397,5 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 80% vốn đầu tư.
Dự án còn giúp người dân nghèo xây dựng, thực hiện 2 mô hình kinh tế – Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) và 6 mô hình đặc thù vùng sinh thái tại các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Thanh Hoá, Quảng Nam, Ninh Thuận, Hậu Giang; mô hình liên kết xoá đói giảm nghèo giữa các Tổng công ty Chè, Tổng Công ty Bông và 33 xã với 5.340 hộ tham gia (có 3.540 hộ nghèo).
Dự án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo” đã bồi dưỡng, tập huấn 94 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo các cấp.
Thông qua các dự án về ytế và giáo dục đã cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho khoảng 43 triệu lượt người nghèo; khoảng 90% người nghèo được khám chữa bệnh bằng thẻ, đạt 90% chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có khoảng 7.200 ngàn lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí; 1.420 ngàn lượt học sinh nghèo được hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa.
e. Bảo trợ xã hội
Dự kiến số đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp khoảng 1,26 triệu người Tính đến hết tháng 6/2007 các tỉnh, thành phố thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cho khoảng 678 ngàn người chiếm 80% số đối tượng đã lập hồ sơ, đề nghị hưởng trợ cấp; cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm; xây dựng, cải tạo các công trình đảm bảo tiếp cận của người tàn tật, 94% người cao tuổi được khám chữa bệnh và hưởng chăm sóc của gia đình; hầu hết người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo được hưởng chính sách khám chữa bệnh miễn phí khi ốm đau, người già cô đơn không có nguồn thu nhập, người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định; 34,5% người cao tuổi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa.
f. Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Công tác bảo vệ trẻ em được triển khai với nhiều hoạt động thiết thực; dự án “Trẻ em lang thang” và dự án “Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em” đang được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố đã tổ chức các hoạt động tư vấn, giáo dục, dạy nghề, v.v. cho trẻ lang thang, góp phần giảm khoảng 15% trẻ em lang thang so với năm 2005; 237 ngàn trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp; 90% số trẻ phát hiện bị xâm hại tình dục được tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm; 9 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm mô hình khắc phục tình trạng trẻ em phải lao động trong điều kiện độc hại và nguy hiểm, điều trị- phục hồi chức năng cho trẻ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ em phải bỏ học do lao động sớm. Phát triển nhiều hình thức tuyên truyền, tư vấn về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em.
Hai là: Hỗ trợ hoàn thiện về thể chế, nâng cao trình độ quản lý, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Từ năm 2003 đến nay, với số lượng không nhỏ số dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực, thông qua đó nhiều cán bộ đã được đào tạo, đào tạo lại, nhiều luật, pháp lệnh, nghị định thuộc ngành LĐTBXH đã được xây dựng có sự hỗ trợ một phần của các dự án ODA (Luật Đình công, Luật Lao động, Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, Pháp lệnh ưu đãi người có công).
Bên cạnh đó, thông qua các yêu cầu về trình độ chuyên môn/năng lực quản lý cũng như thông qua việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý từ phía nước ngoài trong quá trình quản lý và sử dụng vốn ODA nói chung và ODA trong lĩnh vực lao động – thương binh và xã hội nói riêng đã giúp Việt Nam đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao kỹ năng quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ theo hướng tiếp cận với công nghệ và kỹ năng tổ chức, quản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2626.doc