Trong đó việc tăng giá thuốc lại tập trung chủ yếu ở mặt hàng thuốc kháng sinh nội do doanh nghiệp trong nước sản xuất hoặc liên doanh với mức giá tăng từ 5% - 40%. Chẳng hạn Amoxicilin tăng từ 882.000đ lên hơn 1 triệu đồng/ 1kg (tăng 14%), Cephalexin từ 1.1 triệu đồng lên 1.2 triệu đồng/1kg, Paracetamon từ 37.000đ tăng lên 40.000đ/ 1kg (tăng 8%). Trong cơ cấu hàng tồn kho của công ty cuối năm 2007 thì nguyên liệu kháng sinh chiếm một lượng lớn với tổng giá trị lên tới 17.539 triệu đồng. Như vậy nếu làm phép tính đơn giản với tổng lượng nhập Amoxicilin nguyên liêu kháng sinh năm 2006 là 15.000kg thì công ty phải bỏ thêm chi phí 15.000x(1.000.000 – 882.000) = 1.770.000.000đ do giá nguyên liệu tăng cao. Trong khi đó giá bán các mặt hàng thuốc và nguyên liệu làm thuốc của công ty không tăng do công ty chịu sự quản lý về giá cả của nhà nước. Do phán đoán những biến động của thị trường nên Ban lãnh đạo công ty đã chủ động dự trữ nhiều hơn để tránh tình trạng biến động giá quá lớn, thiếu hàng hoá cho quá trình kinh doanh cũng như phục vụ chương trình kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc tăng dự trữ hàng tồn kho cũng đồng thời làm chi phí cất trữ, chi phí kho bãi, hao hụt do hàng tồn kho bị mất mát, lượng vốn bị ứ đọng không có khả năng sinh lời. Bởi vậy đòi hỏi công tác quản lý hàng tồn kho phải thật chặt chẽ.
68 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty dược phẩm Trung Ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đảm bảo và tăng lên, trong đó VCĐ tăng 39.11%, VLĐ tăng 30.96%. Sự tăng lên của vốn kinh doanh tương ứng với kết quả tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận. Điều này chứng tỏ công ty đã đạt được những thành công trong việc mở rộng và khai thác thị trường. Dẫn đến thu nhập bình quân của người lao động không ngừng được tăng lên.
Tuy nhiên, từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy chi bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng cao. Chi phí bán hàng tăng 33.41%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 97.44%. Nguyên nhân là do công ty tiến hành thăm dò địa chất khu đất mới chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng nhà máy trong năm tới, nhưng do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng cao nên Công ty vẫn làm ăn có lãi.
Trên đây mới chỉ là những đánh giá khái quát chung về tình hình kinh doanh của Công ty, để có thể biết được cụ thể hơn nữa về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty ta phải đi xem xét chi tiết về các hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua.
2.2. Thực trạng về việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Dược phẩm Trung ương I
2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
2.2.1.1 Những thuận lợi cơ bản
- Thứ nhất: Công ty Dược phẩm Trung ương I là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thuốc, là mặt hàng thiết yếu trong đời sống của người dân và sản phẩm của công ty đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.
- Thứ hai: Công ty có một lực lượng lao động dồi dào, với một số lượng lớn cán bộ trẻ năng động nhiệt tình và có trình độ chuyên môn cao. Có thể nói Công ty có một lực lượng lao động tương đối mạnh về số lượng và chất lượng. Với việc thường xuyên sắp xếp lại lao động, bộ máy tổ chức của công ty khá gọn nhẹ và đồng bộ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thứ ba: Công ty có mạng lưới các chi nhánh , các của hàng, hiệu thuốc, ở các tỉnh thành, tạo điều kiện cho công ty thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Thứ Tư: Công ty có trụ sở chính ở một vị trí trung tâm tại thành phố lớn, với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt nên giúp cho việc vận chuyển hàng hoá dễ dàng tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
- Thứ Năm: Do Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO nên công ty được hoạt động trong môi trường kinh doanh thông thoáng, minh mạch hơn và được đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Với cam kết giảm thuế suất thuế nhập, khẩu xuất khẩu đảm bảo sự thuận lợi cho công ty việc lưu thông hàng hoá giữa các nước thành viên.
2.2.1.2 Khó khăn.
Với những điều kiện thuận lợi như vậy sẽ giúp cho công ty yên tâm tiến hành hoạt động kinh doanh, không ngừng phấn đấu để mang lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, công ty gặp không ít những khó khăn.
Thứ nhất: Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đây là một thách thức lớn đối với công ty. Hiện nay trong cả nước có hơn 81 công ty và doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành dược phẩm. áp lực không chỉ từ những doanh nghiệp trong nước mà còn từ các công ty, nhà phân phối nước ngoài đang nhòm ngó vào thị trường dược phẩm Việt Nam. Trước đây các hãng nước ngoài không được trực tiếp phân phối dược phẩm vào thị trường trong nước, mà phải nhập và phân phối qua các doanh nghiệp dược trong nước. Từ ngày 01/01/2009 doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài ở Việt Nam còn được phép trực tiếp xuất khẩu dược phẩm. Trong thời gian đầu các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tập trung phát triển hệ thống phân phối dược ở Việt Nam. Như vậy Công ty Dược phẩm Trung ương I nói riêng và ngành dược nói chung phải đối mặt với nguy cơ mất thị phần, thị trường do năng lực cạnh tranh thấp.
Thứ hai: Khó khăn về vốn. Để tiến hành kinh doanh hàng năm công ty thường cần rất nhiều vốn mà trong đó số vốn nhà nước giao lại quá ít ỏi và không được cấp bổ sung qua các năm. Do vậy, công ty thường xuyên lâm vào tình trạng thiếu vốn. Thiếu vốn công ty buộc phải đi vay và chi phí lãi vay làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên, đây cũng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm xuống. Không những vậy, tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn thường xuyên cũng gây khó khăn không nhỏ cho công ty, các khoản nợ của công ty thường xuyên bị quá hạn, khách hàng dựa vào điều kiện tín dụng còn lỏng lẻo của công ty dẫn đến việc chậm trễ trong việc trả nợ, do đó chi phí thu thồi nợ và chi phí các khoản phải thu của công ty tăng lên làm cho tổng chi phí của công ty tăng, vốn không luân chuyển được, điều này gây khó khăn lớn cho công ty trong quá trình kinh doanh.
Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn cơ bản của công ty. Để tồn tại và đứng vững trong điều kiện nền kinh tế biến động phức tạp như hiện nay công ty đã không ngừng cố gắng phấn đây vươn lên, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực để đạt được kết quả tốt nhất có thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
2.2.2 Thực trạng quản lý VLĐ của Công ty Dược phẩm Trung ương I.
2.2.2.1 Tình hình tổ chức đảm bảo VLĐ của công ty năm 2007.
a. Xác định nhu cầu VLĐ.
Trong Công ty, VLĐ thường xuyên cần thiết đóng vai trò ổn định sản xuất. Xác định đúng nhu cầu VLĐ là một điều rất có ý nghĩa trong quản trị VLĐ của Công ty. Với nhu cầu VLĐ được xác định đúng đắn sẽ giúp Công ty không bị thiếu vốn cho hoạt động của mình mà lại không bị lãng phí vốn. Nhu cầu VLĐ thường xuyên có thể xác định theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Tại Công ty dược phẩm Trung ương I, nhu cầu VLĐ được xác định theo phương pháp gián tiếp. Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định dựa vào số VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ kinh doanh năm kế hoạch.
Công thức
M1
=
Vnc1
x
(1 + t%)
VLĐ
x
M0
Trong đó:
VLĐ :
Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
Số dư bình quân VLĐ năm 2006
M1: Tổng mức luân chuyển dự kiến năm kế hoạch
M0: Doanh thu thuần năm 2006
t% : Tỷ lệ tăng số ngày luân chuyển VLĐ năm 2007 so với năm 2006.
Trong năm 2006: Công ty đạt doanh thu thuần là: 929,078 triệu đồng, VLĐ bình quân là: 322,053 triệu đồng
Dự kiến năm 2007, doanh thu tiêu thụ đạt 1,230 tỷ đồng, tỷ lệ rút ngắn số ngày luân chuyển VLĐ năm 2007 so với năm 2006 là 20%.
1,230,000
Vậy nhu cầu VLĐ năm 2007 là:
(1 – 20%)
322,053
=
Vnc1
x
x
929,078
= 341,091 triệu đồng.
Để so sánh nhu cầu VLĐ đã phát sinh và nhu cầu VLĐ mà Công ty đã xác định ta xét biểu số 03
M1
Qua biểu 03 cho thấy công tác xác định nhu cầu VLĐ năm kế hoạch của Công ty chưa tốt, Công ty đã xác định một lượng VLĐ thiếu so với nhu cầu thực tế là 78,948 triệu đồng, đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Công ty phải tìm cách bù đắp số vốn thiếu hụt đó một cách thiếu chủ động, có thể gây ảnh hưởng làm tăng chi phí sử dụng vốn.
* VLĐ thừa thiếu so với nhu cầu:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tại thời điểm đầu kỳ bằng:
378,162 – 332,805 = 45,357 triệu đồng mà nhu cầu VLĐ Công ty xác định năm 2007 là 341,091 triệu đồng
Vậy VLĐ của Công ty thừa thiếu tại thời điểm đầu kỳ = Nguồn vốn lưu động thường xuyên đầu kỳ – Nhu cầu VLĐ thường xuyên trong kỳ
= 45,357 – 341,091
= - 295.734 triệu đồng
Vì VLĐ thường xuyên thực có tại thời điểm đầy kỳ nhỏ hơn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết đã xác định nên phần VLĐ thiếu là 240,030 triệu đồng nên Công ty phải tìm nguồn bổ sung.
b. Nguồn tài trợ vốn lưu động năm 2007
Nguồn VLĐ của Công ty Dược phẩm Trung ương I năm 2007 được thể hiện trong biểu sau ( Biểu 04 và Biểu 05)
Tính đến thời điểm 31/12/2007, tổng tài sản lưu động của công ty là 461.916 triệu đồng. Số tài sản lưu động này được tài trợ từ :
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Tổng nợ ngắn hạn
= 461.916 – 422.358
= 39,558 triệu đồng
Nguồn VLĐ thường xuyên chiếm 8.56% tổng nguồn vốn lưu động của Công ty còn nguồn vốn lưu động tạm thời là 422.358 triệu đồng chiếm 91.44% tổng nguồn vốn lưu động của Công ty.
Biểu 04: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản năm 2007 của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
92,71%
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn:
461.916 triệu đồng
39.558 triệu đồng
A. Nguồn vốn ngắn hạn:
422.358 triệu đồng
84,77%
B. Nguồn vốn dài hạn:
- VCSH: 75.116 triệu đồng
- Nợ dài hạn: 754 triệu đồng
7,3%
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn:
36.312 triệu đồng
15,23%
100%
Cộng: 498.228 triệu đồng
Cộng: 498.228 triệu đồng
100%
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán cuối quyển)
Như vậy tài sản lưu động của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn lưu động tạm thời. Mô hình tài trợ VLĐ của công ty như sau:
Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn (Nguồn vốn thường xuyên), phần còn lại của tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Như vậy, khi công ty sử dụng mô hình tài trợ này công ty có thể gặp rủi ro trong thanh toán, rủi ro về tài chính (công ty có thể không thanh toán được nợ đúng hạn). Bên cạnh đó mô hình tài trợ này cũng ảnh hưởng tới sự tự chủ về VLĐ của công ty, từ đó có thể gây ra nhiều khó khăn cho công ty khi thực hiện các chiến lược kinh doanh dài hạn và nhiều khi công ty mất đi cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên ưu điểm của mô hình này làm giảm chi phí sử dụng vốn (do tỷ trọng nguồn tài trợ ngắn hạn tăng lên) và tăng tính linh hoạt trong việc tài trợ các nhu cầu ngắn hạn.
TSLĐTX
VKD
Thời gian
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
TSCĐ
0
Hình 02: Mô hình tài trợ VLĐ của Công ty dược phẩm Trung ương I
91,44%
8,56%
Dựa vào bảng số liệu số 05 cho thấy tại thời điểm 31/12/2007 tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu giảm 5,801 triệu đồng với tỷ lệ giảm 12.79% so với năm 2006. Trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn tăng 26.91%. Như vậy, công ty đã không sử dụng nợ dài hạn để đầu tư cho TSLĐ đây là cách sử dụng vốn có hiệu quả vì nợ dài hạn lãi xuất phải trả cao hơn. Nguồn vốn giảm đi này chủ yếu được giảm từ khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước.
Trong số nguồn vốn tạm thời thì khoản vay ngắn hạn là chiếm khoản tỷ trọng lớn cụ thể, vào thời điểm cuối năm 2007 khoản vay ngắn hạn là 205.433 triệu đồng chiếm 48.64%. Qua thực tế tìm hiểu, các khoản vay ngắn hạn này chủ yếu là các ngân hàng thương mại với mức lãi suất 8,5% tháng. Mức lãi suất này tương đối cao. Do vậy công ty phải luôn chú ý sử dụng nguồn vốn này cho đúng mục đích đã đặt ra nhằm nâng cao lợi nhuận.
Khoản phải trả nhà cung cấp cũng được công ty tận dụng một cách triệt để, khoản phải trả người bán là 189.754 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44.93% trong tổng nợ ngắn hạn. Số vốn này phát sinh trong điều kiện công ty đặt hàng nhiều lần, khối lượng lớn tạo sự xen kẽ giữa nhập hàng và trả tiền. Trong nền kinh tế thị trường việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau diễn ra một cách thường xuyên. Điều này cũng góp một phần giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty được ổn định và liên tục. Tuy nhiên, khi sử dụng tín dụng của nhà cung cấp, công ty cũng cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và Công ty sẽ phải chịu sức ép từ phái nhà cung cấp hoặc phải trả lãi suất tín dụng thương mại cao hơn rất nhiều so với tín dụng ngân hàng. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động từ đó làm lợi nhuận của công ty giảm xuống.
Bên cạnh đó, nguồn vốn lưu động của công ty được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không cao trong việc tài trợ cho tài sản lưu động của công ty (8.56%) nhưng nó thể hiện mức độ tự chủ về tài chính của công ty, công ty có thể sử dụng nguồn vốn này cho các kế hoạch kinh doanh dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng như nhiều nguồn vốn khác đều có chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu được đo bằng chi phí cơ hội, còn nếu đưa vào hoạt động kinh doanh của công ty thì tối thiểu cũng phải đạt được ở mức lợi nhuận như khi đầu tư ra bên ngoài.
Từ tình hình thực tế của công ty cũng như kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây cho thấy công ty đã biết khai thác và sử dụng tốt nguồn VLĐ tạm thời nhằm đảm bảo nhu cầu VLĐ cho hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, tất cả các nguồn vốn đều có chi phí sử dụng vốn, với mỗi cách huy động sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do vậy công ty cần căn cứ vào mục tiêu của mình để xây dựng được cơ cấu nguồn vốn tối ưu đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
2.2.2.2 Phân tích thực trạng về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Dược phẩm Trung ương I qua 2 năm 2006 – 2007
a. Phân tích tình hình quản lý vốn về hàng tồn kho.
Đối với mỗi doanh nghiệp, công tác quản lý vốn về hàng tồn kho là một điều rất quan trọng. Bởi lẽ, vốn về hàng tồn kho thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của Công ty nhưng quan trọng hơn là nhờ có hàng tồn kho hợp lý, đúng mức sẽ giúp công ty đảm bảo được hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị thiếu hàng hoá để bán đồng thời sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐ.
Tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty Dược phẩm Trung ương I
được thể hiện qua biểu 07
Căn cứ vào bảng 07 ta thấy tình hình vốn về hàng tồn kho của Công ty có những biến động đáng kể. Trước hết, tổng giá trị hàng tồn kho tăng từ 170.470 triệu đồng lên 231.832 triệu đồng thời điểm cuối năm 2007 so với cuối năm 2006 nghĩa là tổng giá trị hàng tồn kho đã tăng thêm 61.362 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 36%
+ Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động cũng có sự biến đổi từ chỗ chiếm 45.08% tăng lên 50.19%. Những con số này chứng minh rằng hàng tồn kho là một bộ phận rất quan trọng trong tổng tài sản lưu động.
Trong cơ cấu hàng tồn kho thì khoản mục hàng hoá tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất 98.46% vào cuối năm 2007 so với thời điểm đầu năm 2007 hàng tồn kho đã tăng 68.201 triệu đồng với tỷ lệ tăng 42.61%. Lượng hàng tồn kho vào cuối năm tăng cao như vậy nguyên nhân chính không phải là do công tác tiêu thụ sản phẩm yếu kém hay bị giảm sút do cạnh tranh của các đối thủ khác mà bởi vì:
Thứ nhất: Công ty Dược phẩm Trung ương I là một Công ty hoạch toán độc lập trực thuộc bộ Ytế nên ngoài hoạt động kinh doanh công ty còn được giao nhiệm vụ dự trữ lưu thông thuốc để phục vụ nhu cầu dự trữ thuốc quốc gia cung cấp thuốc trong một số chương trình y tế cộng đồng của bộ Ytế(như các chương trình: phòng chống sốt rét, dân số kế hoạch hoá gia đình các chương trình phòng chống AIDS). Năm 2007 Công ty được Bộ tài chính cấp bù lãi suất làm tăng tồn kho dự trữ lưu thông lên 40 tỷ đồng. Do đó lượng hàng tồn kho tăng lên.
Thứ hai: Theo kế hoạch phát triển của công ty là mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng doanh thu bán hàng năm sau cao hơn năm trước là từ 15% - 25%. Do vậy mà nhu cầu về nguồn hàng nhập kho cũng tăng lên.
Thứ ba: Do thời gian đầu quý I(tháng 1,2,3) thường vào đúng tết âm lịch. Thời điểm này nguồn cung ứng hàng cũng khó khăn. Mặt khác khách hàng truyền thống của công ty phần lớn là hệ thống các bệnh viện từ trung ương đến địa phương, họ luôn cần một lượng thuốc nhất định để dự phòng cho dịp tết vì số lượng tai nạn giao thông vào cuối năm tăng rất lớn
Thứ tư: Công ty Dược phẩm Trung ương I kinh doanh chính là các loại thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Trong đó nguyên liệu làm thuốc chủ yếu nhập từ các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Italia, ấn Độ, Trung Quốc, áo, Thái Lan còn thuốc công ty nhập của các đơn vị trong và ngoài nước như: Xí nghiệp Dược phẩm 5, Xí nghiệp Dược Vĩnh Phúc, Xí nghiệp Dược phẩm trung ương I, II. Vì vậy mà giá thành hàng hoá nhập kho phu thuộc hoàn toàn vào giá cả trong nước và thế giới. Hiện nay Mỹ là quốc gia đứng đầu về phát triển công nghiệp dược,trong năm 2006 giá thuốc tăng 6,3%, mức tăng này cao hơn so với mức tăng của lạm phát (3,8%). Một số nước khác mà Công ty nhập khẩu nhiều là Trung Quốc ấn Độ giá các mặt hàng thuốc và nguyên liệu biến động thất thường. Mặt khác do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Đồng USD giảm giá quá thấp gây cản trở cho việc nhập khẩu, mà Công ty thường xuyên phải nhập khẩu hàng hoá bằng USD nên Công ty phải trả nhiều hơn mức giá đáng lẽ phải trả.
Do phải nhập khẩu hơn 95% nguyên vật liệu sản xuất thuốc nên giá thuốc tại Việt Nam gần như hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động giá của hoá dược trên thế giới. Sự khan hiếm về các sản phẩm hoá dược trên thế giới sẽ đẩy giá thành sản xuất trong nước lên cao. Theo Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược phẩm Việt Nam, đầu năm 2007 đồng loạt các mặt hàng thuốc đều tăng giá.
Trong đó việc tăng giá thuốc lại tập trung chủ yếu ở mặt hàng thuốc kháng sinh nội do doanh nghiệp trong nước sản xuất hoặc liên doanh với mức giá tăng từ 5% - 40%. Chẳng hạn Amoxicilin tăng từ 882.000đ lên hơn 1 triệu đồng/ 1kg (tăng 14%), Cephalexin từ 1.1 triệu đồng lên 1.2 triệu đồng/1kg, Paracetamon từ 37.000đ tăng lên 40.000đ/ 1kg (tăng 8%). Trong cơ cấu hàng tồn kho của công ty cuối năm 2007 thì nguyên liệu kháng sinh chiếm một lượng lớn với tổng giá trị lên tới 17.539 triệu đồng. Như vậy nếu làm phép tính đơn giản với tổng lượng nhập Amoxicilin nguyên liêu kháng sinh năm 2006 là 15.000kg thì công ty phải bỏ thêm chi phí 15.000x(1.000.000 – 882.000) = 1.770.000.000đ do giá nguyên liệu tăng cao. Trong khi đó giá bán các mặt hàng thuốc và nguyên liệu làm thuốc của công ty không tăng do công ty chịu sự quản lý về giá cả của nhà nước. Do phán đoán những biến động của thị trường nên Ban lãnh đạo công ty đã chủ động dự trữ nhiều hơn để tránh tình trạng biến động giá quá lớn, thiếu hàng hoá cho quá trình kinh doanh cũng như phục vụ chương trình kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc tăng dự trữ hàng tồn kho cũng đồng thời làm chi phí cất trữ, chi phí kho bãi, hao hụt do hàng tồn kho bị mất mát, lượng vốn bị ứ đọng không có khả năng sinh lời. Bởi vậy đòi hỏi công tác quản lý hàng tồn kho phải thật chặt chẽ.
+ Bộ phận thứ hai trong cơ cấu hàng tồn kho là hàng đang đi đường. Khoản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn về HTK của Công ty. Vào thời điểm cuối năm giá trị hàng đang đi đường là 6.815 triệu đồng giảm so với đầu năm 4.748 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 41.06%. Điều này cho thấy công ty đã khắc phục dần được những khó khăn trong khâu vận chuyển và công ty cũng đã xác định hợp lý hơn số lượng hàng cần đặt và số lần đặt hàng . Do vậy công ty tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển, chi phí liên quan đến hao hụt, mất mát khi vận chuyển hàng.
+ Bộ phận còn lại trong cơ cấu hàng tồn kho của công ty là quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối năm 2007 quỹ dự phòng giảm giá HTK tăng 2.091 triệu đồng với tỷ lệ tăng 182.46% so với đầu năm. Mặc dù trong năm 2007 hầu hết các mặt hàng thuốc đều tăng giá nhưng Công ty vẫn phải lập dự phòng giảm giá HTK vì: Giá của các mặt hàng dược phẩm mà công ty mua vào (cả trong và ngoài nước) biến đổi rất thất thường và chủ yếu dựa vào sự biến động giá của thị trường trên thế giới. Hơn nữa, Công ty kinh doanh mặt hàng thuốc nên không thể thanh lý hàng tồn kho hay giảm giá hàng bán khi chất lượng sản phẩm đi xuống mà công ty chỉ có thể huỷ số hàng này. Do vậy Công ty phải lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Quỹ này tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong công tác quản lý vốn về hàng tồn kho của công ty, nhằm duy trì sức mua của VLĐ. Từ đó có thể bảo toàn và phát triển VLĐ nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.
Tốc độ luân chuyển vốn về hàng tồn kho thể hiện qua bảng số 08.
Từ biểu số 08 ta thấy giá vốn hàng tăng 253.767 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 29.42% nhưng vốn về hàng tồn kho bình quân lại tăng 54,099 triệu đồng với tỷ lệ tăng 36.79%. Như vậy tỷ lệ tăng của vốn về hàng tồn kho cao hơn tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán làm cho vòng quay vốn về hàng tồn kho giảm đi từ 5.88 vòng năm 2006 xuống 5.55 vòng năm 2007. Tương ứng là kỳ luân chuyển vốn về hàng tồn kho đã tăng từ 61 ngày (năm 2006) lên 65 ngày (năm 2007). Như vậy, do tăng một lượng lớn hàng tồn kho đã làm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm lại, hạn chế khả năng thu hồi vốn nhanh, gây lãng phí vốn.
Qua phân tích sự biến động của hàng tồn kho ta thấy: Nhìn chung cơ cấu vốn về hàng tồn kho là tương đối hợp lý với đặc điểm kinh doanh của công ty. Khoản có tỷ trọng lớn nhất và tăng nhiều nhất là hàng hoá tồn kho. Đó là sự chuẩn bị tốt cho chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu tiêu thụ trong thời gian tới. Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy sự tăng lên của khoản này tương ứng với sự tăng lên của doanh thu. Đó là một điểm tốt và hợp lý.Tuy nhiên công tác quản lý hàng tồn kho vẫn còn những hạn chế với những nguyên nhân cụ thể đã phân tích ở trên. Đó sự là tăng nhanh của hàng tồn kho vào cuối năm đẩy công ty vào tình trạng bị động về vốn. Nếu lượng hàng hoá này không được nhanh chóng giải phóng và thu hồi vốn thì công ty sẽ thực sự khó khăn để tự chủ về vốn trong thời gian tới.
b. Phân tích tình hình quản lý vốn về các khoản phải thu
Để đánh giá tình hình quản lý nợ phải thu của Công ty dược phẩm Trung ương I ta xem xét bảng 09:
Qua số liệu thực tế từ bảng số 09 cho thấy các khoản phải thu cuối năm 2007 là 172.890 triệu đồng so với đầu năm tăng 5.451 triệu đồng với tỷ lệ tăng 3.26% trong đó:
+) Khoản phải thu khách hàng có giá trị lớn nhất là 171.490 triệu đồng (chiếm 99,19%). So với đầu năm khoản phải thu khách hàng tăng 2.701 triệu đồng với tỷ lệ tăng 1,6%. Trong năm doanh thu thuần của Công ty tăng 30,03% nên các khoản phải thu khách hàng tăng cũng là điều dễ hiểu. Công ty chủ yếu bán cho khách hàng truyền thống có mối quan hệ lâu năm với Công ty và đều thực hiện tốt kỷ luật thanh toán. Vì thế lượng phải thu khách hàng biến đổi không nhiều. Những khách hàng này chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước của 31 tỉnh thành trong cả nước và các bệnh viện trung ương và địa phương. Đặc điểm của lượng khách hàng này là những đơn vị thuộc khối ngân sách nhà nước, mà dự toán ngân sách nhà nước giao vào quý I hàng năm và thường không đủ để trả nợ. Chính vì thế mà khoản phải thu khách hàng thường tăng vào cuối năm. Đây là dấu hiệu không tốt đối với Công ty vì vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng khá lớn và cuối năm có chiều hướng tăng cao nên Công ty tìm cách giảm khoản này xuống thấp hơn.
Trong năm 2007 mặc dù không tồn tại các khoản phải thu khó đòi nhưng Công ty vẫn đưa ra khoản dự phòng phải thu khó đòi lên tới 3.737 triệu đồng tăng 1.487 triệu đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng tương ứng 66,09%. Nguyên nhân là do bên cạnh một số khách hàng truyền thống như đã nêu trên Công ty còn một lượng nhỏ khách hàng là các Công ty Dược tư nhân ở các tỉnh thành xa, các Công ty này khả năng thanh toán nợ đúng hạn là không cao. Vì vậy, để đảm bảo an toàn về mặt tài chính Công ty đã phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định tại nghị định 199/2004/NĐ- CP và thông tư 13/2006/TT- BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. Tuy rằng trong năm 2007 chưa xuất hiện các khoản nợ quá hạn nhưng bên cạnh việc trích lập dự phòng Công ty cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để tránh tình trạng mất vốn do khách hàng không trả được nợ.
+) Khoản phải thu khác cuối năm 2007 là 5.105 triệu đồng tăng so với đầu năm 4.297 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 531,81%. Tuy khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nợ phải thu nhưng đây là khoản có tốc độ tăng lớn. Nguyên nhân là do Công ty chuẩn bị tiến hành xây dựng nhà máy mới và đặt cọc tiền để thuê đất hơn 3 tỷ đồng.
+) Khoản phải thu nội bộ ngắn hạn giảm từ 92 triệu đồng xuống còn 32 triệu đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 65.22%. Đồng thời tỷ trọng các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn giảm từ 0,05% năm (2006) xuống 0,02% năm (2007). Nguyên nhân là do các của hàng, chi nhánh trực thuộc Công ty thanh toán những khoản nợ chưa trả cho Công ty.
Đánh giá tình hình quản lý các khoản phải thu ta xem xét thêm biểu 10
Từ biểu 10 ta thấy số vòng quay các khoản phải thu năm 2007 là 7,82 vòng tăng 0,66 vòng so với năm 2006. Vì vậy kỳ thu tiền rút ngắn từ 50 ngày xuống 46 ngày. Đây cũng là điều dễ hiểu vì doanh thu có thuế tăng 30,03% trong khi đó số dư bình quân các khoản phải thu chỉ tăng có 19,13%. Vậy nếu so sánh với năm trước thì rõ ràng công tác quản lý khoản phải thu khách hàng đã có hiệu quả và tiến bộ. Việc rút ngắn kỳ thu tiền trung bình giúp Công ty mau chóng quay vòng được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn, chi phí thu hồi nợ và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Để đáng giá chính xác hơn tình hình chiếm dụng vốn của Công ty ta đi so sánh các khoản phải thu và nợ phải trả. ở đây so sánh các khoản phải thu và nợ phải trả ngắn hạn. Số liệu về tình hình công nợ của Công ty thể hiện qua biểu số 11.
Qua biểu số 11 ta thấy Công ty đi chiếm dụng vốn cả đầu năm và cuối năm đều lớn hơn số vốn Công ty bị chiếm dụng. Cụ thể đầu năm 2007 tổng số vốn Công ty tổng số vốn Công ty đi chiếm dụng là 216.913 triệu đồng lớn hơn bị chiếm dụng là 47.224 triệu đồng. Cuối năm số vốn của Công ty bị chiếm dụng là 176.627 triệu đồng nhỏ hơn số vốn Công ty đi chiếm dụng là 40.297 triệu đồng tuy số vốn đi chiếm dụng có giảm so với đầu năm, nhưng đây vẫn là khoản chiếm dụng rất lớn. Xét về khía cạnh nào đó thì đây là khoản chênh lệch có lợi cho Công ty (nếu trong giá mua Công ty chỉ phải chịu lãi suất tín dụng thương mại nhỏ hơn tín dụng thương mại trong gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8517.doc