Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty xây dựng và đầu tư Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 2

I.Tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp 2

1.Khái niệm 2

1.1.Khái niệm tài sản cố định 2

1.2.Vốn cố định của doanh nghiệp . 3

1.3.Nguồn hình thành vốn cố định . 4

2.Phân loại tài sản cố định 4

2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện 4

2.2. Phân loại TSCĐ theo hình thức sử dụng 6

2.3.Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế . 7

2.4. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu 7

2.5. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 7

3. Khấu hao tài sản cố định 8

3.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định 8

3.2.Các phương pháp khấu hao TSCĐ 9

4. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ và sử dụng quỹ khấu hao của TSCĐ của doanh nghiệp 13

4.1. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ theo phương pháp gián tiếp 13

4.2.Lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp trực tiếp 14

4.3.Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ 15

II .Những nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 16

1.Nhân tố khách quan 16

2.Nhân tố chủ quan 17

III.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 18

1.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 18

1.1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ 18

1.2.Hàm lượng vốn cố định 18

1.3.Hệ số huy động vốn cố định 19

1.4.Hệ số hao mòn TSCĐ 19

1.5.Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ 19

1.6.Sức sinh lợi của TSCĐ 20

2. Các biện pháp chủ yếu để bảo toàn nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn cố định . 20

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM 22

I .Đặc điểm , tình hình chung của công ty 22

1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 22

2. Ngành nghề kinh doanh của công ty 23

3. Đặc điểm tổ chức và quy trình công nghệ 23

4.Cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất tại công ty 23

5.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và hình thức kế toán áp dụng 23

5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 23

5.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty .24

II.Tình hình quản lý, sử dụng vốn cố định tại công ty cavico 25

1.Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 25

2.Khái quát tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty 26

2.1 Tinh hình kết cấu vốn của công ty 26

2.2.Tình hình nguồn vốn kinh doanh 26

3.Tình hình TSCĐ của công ty 28

4.Tình hình trích khấu hao TSCĐ đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 29

5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Cavico 30

III.Một số ưu và nhược điểm trong công tác qủan lý và sử dụng vốn cố định tại công ty Cavico Việt Nam 32

1.Ưu điểm 32

2. Những mặt còn tồn tại 32

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CAVICO VIỆT NAM 33

I. Định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới 33

II.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Cavico Việt Nam 34

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9670 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty xây dựng và đầu tư Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là số trích khấu hao trong năm đầu lớn, bất lợi cho doanh nhgiệp trong cạnh tranh và đến năm cuối cùng vốn đầu tư ban đầu của TSCĐ không thu hồi được hết . */ Phưong pháp khấu hao theo tổng số thứ tự các năm sử dụng : Theo phưong pháp này, sối khấu hao của từng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá của TSCĐ, nhân với tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm và có thể được xác định qua công thức sau : Mtk =NG x T k Trong đó : Mtk : Số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t (t =1,n) NG : Nguyên giá TSCĐ Tk : Tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm của TSCĐ năm thứ (t) Tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm được xác định bằng cách lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ chia cho số thứ tự năm sử dụng 2(T+1-t) Tkt =------------ T(T+1) Tkt :Tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm của TSCĐ ở năm thứ (t) T :Thời gian sử dụng của TSCĐ t : Thời điểm của năm cần tính khấu hao (tính theo thứ tự t =1,n) Phương pháp khấu hao này có ưu điểm :Trong những năm đầu một lượng tương đối lớn vốn đầu tư được thu hồi, TSCĐ được đổi mới nhanh , chống được hao mòn vô hình , khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ đảm bảo bù đắp đủ giá trị ban đầu của TSCĐ. Tuy nhiên ,nhược điểm là tính toán khó khăn, phức tạp đối với những TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài và trong những năm đầu mức khấu hao lớn. Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp này người ta sử dụng phương pháp khấu hao bình quân 4. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ và sử dụng quỹ khấu hao của TSCĐ của doanh nghiệp 4.1. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ theo phương pháp gián tiếp Việc lập kế hoạch theo phương pháp này được thực hiện như sau : +/ Xác định tổng nguyên giá của TSCĐ cần khấu hao ở đầu kỳ kế hoạch +/ Xác định nguyên giá bình quân TSCĐ tăng phải tính khấu hao trong kỳ và nguyên giá TSCĐ giảm phải trích khấu hao trong kỳ . Trong kỳ kế hoạch có thể xảy ra biến động của TSCĐ của doanh nghiệp : TSCĐ có thể tăng thêm do xây dựng, mua sắm hoặc giảm bớt do nhượng bán, thanh lý…Khi những biến động xảy , căn cứ vào kế hoạch đầu tư và nguồn vốn đầu tư để xác định. Do việc tăng giảm TSCĐ diễn ra ở các thời điểm khác nhau trong năm nên cần phải xác định nguyên giá bình quân TSCĐ tăng lên hoặc giảm bớt trong kỳ. Công thức tính như sau : ; Trong đó : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải khấu hao tăng lên (hoặc giảm bớt trong kỳ. NGt , (NGg) : Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao tăng lên (hoặc giảm bớt trong kỳ) tt : Tháng TSCĐ tăng lên (tt = tg : Tháng TSCĐ giảm đi (tg = Xác định nguyên giá bình quân TSCĐ, tính khấu hao trong kỳ và số tiền khấu hao TSCĐ trong kỳ Trong đó : NGkh : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ : Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao ở đầu kỳ kế hoạch : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng (giảm) trong kỳ. Trên cơ sở đó xác định số tiền khấu hao TSCĐ dự kiến trong kỳ theo công thức sau : Mk = x Trong đó : Mk : Số tiền khấu hao TSCĐ dự kiến trích trong kỳ : Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân TSCĐ : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ. 4.2.Lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp trực tiếp Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào nguyên giá của từng loại TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu kỳ ( Tính theo tháng hay quý ) và tỷ lệ khấu hao trong kỳ của TSCĐ để trực tiếp tính ra số tiền khấu hao TSCĐ trong kỳ. Trên cơ sở đó tổng hợp lại xác định được số khấu hao TSCĐ trong năm . Có thể tính khấu hao TSCĐ theo từng tháng, đối với TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi thì việc tính khấu hao hay thôi trích khấu hao cũng áp dụng nguyên tắc tính tròn tháng.Số tiền khấu hao TSCĐ trong tháng có thể xác định theo công thức : Trong đó : KHt :Số tiền khấu hao TSCĐ trong tháng NGĐi: Nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng của từng loại TSCĐ tki : Tỷ lệ khấu hao theo tháng của từng loại TSCĐ t: Loại TSCĐ ở đây, nguyên gía TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng này chính bằng nguyên giá của TSCĐ cần tính khấu hao ở dầu tháng trước cộng nguyên giá TSCĐ tăng lên trong tháng trước trừ đi nguyên giá TSCĐ giảm đi trong tháng trước (Loại TSCĐ phải tính khấu hao).Do vậy, để đơn giản việc tính toán, số tiền khấu hao trong tháng được xác định bằng công thức sau : Số khấu hao TSCĐ tháng này = Số khấu hao TSCĐ tháng trước + Số khấu hao tăng thêm trong tháng - Số khấu hao giảm đi trong tháng 4.3.Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ Thông thường trong hoạt động kinh doanh ,việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện hàng tháng đối với các doanh nghiệp .Tiền trích khấu hao nhằm để tái đầu tư TSCĐ. Khi chưa có nhu cầu đầu tư ,doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao để bổ sung vốn kinh doanh nhằm làm cho hoạt động kinh doanh đạt mức sinh lời cao . Theo chế độ tài chính hiện hành, tiền khấu hao TSCĐ đầu tư bằng vốn nhà nước hoặc từ nguồn do doanh nghiệp tự bổ xung được để lại làm nguồn vố tái đầu tư TSCĐ cho doanh nghiệp . Trong khi chưa thu hồi đủ vốn, doanh nghiệp có thể dùng tiền khấu hao đó để bổ sung vốn kinh doanh . Đối với TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn vay, tiền khấu hao là một nguồn để trả tiền vay ( cả gốc và lãi ) II .Những nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 1.Nhân tố khách quan Chính sách kinh tế của đảng và nhà nước :Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế , nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hướng cho các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô . Với bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối đến các hoạt động của các doanh nghiệp .Đối với hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp thì các văn bản pháp luật về tài chính ,kế toán thống kê...đều gây ảnh hưởng lớn trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhất là các quy định trích khấu hao , tỷ lệ trích lập các quỹ , các văn bản về quỹ , các văn bản về thuế ... Thị trường và cạnh tranh : Vấn đề đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải có kế hoạch cải tạo , đầu tư mới trưúơc mắt cũng như lâu dài .Nhờ đổi mới máy móc thiết bị , cải tiến quy trình công nghệ thì những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra mới có năng suất cao , chất lượng đảm bảo giá thành hạ và do đó mới có sức cạnh tranh trên thị truờng ..Ngoài ra ,việc đổi mới máy móc thiết bị đảm bảo an toàn cho người lao động, nhất là với ngành xây dựng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ từ thiên nhiên . Bên cạnh đó ,lãi suất tiền vay cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng ,nó ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp .Sự thay đổi của lãi suất sẽ kéo theo những biến động cơ bản của dự án đầu tư , đặc biệt là hiệu quả về mặt tài chính Các nhân tố khác :Các nhân tố này được coi là những nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ... có tác động trực tiếp lên hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp, mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời không thể biết trước , chỉ có thể dự phòng trước để giảm nhẹ thiên tai mà thôi 2.Nhân tố chủ quan Đây là nhân tố chủ yếu quyêt định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp .Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh cả về mặt trước mắt cũng như lâu dài .Thông thường ,trên góc độ tổng quát người ta thường xem xét các điểm chủ yếu sau : - Ngành nghề kinh doanh :Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại.Với một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn , chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết vấn đề đầu tiên về mặt tài chính gồm có : +/ Cơ cấu vốn của công ty thế nào là hợp lý , khả năng tài chính của công ty ra sao ? +/ Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào ,mức độ hiện đại hoá nói chung so với loại hình doanh nghiệp cùng loại đến đâu? +/ Nguồn tài trợ cho những tài sản đó đựơc huy động từ đâu , có đảm bảo lâu dài cho sự an toàn của doanh nghiệp hay không Ngoài ra, qua ngành nghề kinh doanh , doanh nghiệp còn có thể xác định được mức độ lợi nhuận đạt đựơc, khả năng chiếm lĩnh thị trường trong tương lai ....Để có kế hoạch bố trí nguồn lực một cách hợp lý - Mối quan hệ của doanh nghiệp :Mối quan hệ này được đặt ra trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp .Nó là những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp - Trình độ của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp : Yếu tố này được xem xét trên hai khí cạnh là trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sản suất và trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo . Nó được thể hiển qua sự phát triển chiều sâu của doanh nghiệp III.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 1.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Vốn cố định được ứng ra và sau một thời gian tương đối dài mới thu hồi được toàn bộ .Do vậy , việc sử dụng tốt số vốn cố định hiện có là vấn đề có ý nghĩa kinh tế rất lớn .Để đánh dấu được trình độ tổ chức và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định . Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định 1.1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ Chi tiêu này có thể xác định theo công thức sau : Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ = --------------------------------------------- Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh 01 đồng TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần .Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp . 1.2.Hàm lượng vốn cố định Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ Hàm lượng vốn cố định = -------------------------------------------------- Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn cố định sử dụng bình quân sử dụng trong kỳ .Hàm lượng vốn cố định tăng khi khi vốn cố định bình qua sử dụng trong kỳ tăng hoặc doanh thu thuần giảm .Hàm lượng vốn cố định càng cao chứng tỏ mức chi phí lưu động để tạo ra một đồng doanh thu thuần càng lớn ,càng không có hiệu quả . 1.3.Hệ số huy động vốn cố định Phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp và được xác định : Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh Hệ số huy động VCĐ trong kỳ = ----------------------------------------------------------- Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp 1.4.Hệ số hao mòn TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu, nếu hệ số này tiến dần tới 1 chứng tỏ TSCĐ đang sử dụng càng cũ .Cho thấy doanh nghiệp ít đầu tư đổi mới TSCĐ.Mặt khác , nó phản ánh tổng quát về năng lực của TSCĐ, tình trạng kỹ thuật của TSCĐ cũng như vốn cố định ở thời điểm đánh giá.Công thức tính : Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hệ số hao mòn TSCĐ = -------------------------------------------------------------- Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá 1.5.Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ = ---------------------------------------------- Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Hệ số này cho biết tình hình sử dụng vốn để đầu tư đổi mới TSCĐ, tăng năng lực sản xuất, tăng tiềm lực công nghệ mới, nâng cao năng xuất lao động của doanh nghiệp 1.6.Sức sinh lợi của TSCĐ Lợi nhuận thuần Sức sinh lợi của TSCĐ = -------------------------------- Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ mang lại mấy đồng lợi nhuận thuần .Ngoài ra còn sử dụng công thức sau : Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = -------------------------------------------------- Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh 01 đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ mang lại mấy đòng lợi nhuận cho doanh nghiệp . 2. Các biện pháp chủ yếu để bảo toàn nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn cố định . Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ,việc bảo toàn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn cố định nói riêng , là yêu cầu có tính chất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp . Vốn cố định là một bộ phận quan trong trong bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp .Thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng vốn cố định có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần chú ý một số biện pháp sau : +/Lập và thực hiện tốt dự án đầu tư TSCĐ +/ Quản lý chặt chẽ huy động tối đa năng lực của TSCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh :Cần lập sổ sách theo dõi đối với từng TSCĐ .Thường xuyên kiểm xoát tình hình sủ dụng TSCĐ để huy động đầy đủ và kịp thời TSCĐ hiện có vào hoạt động +/ Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức cao cần thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo quy định của pháp luật để đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn cố định của doanh nghiệp +/ Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, việc khấu hao phải tính cả tới hao mòn hữu hình , đảm bảo thu hồi đầy đủ , kịp thời vốn cố định +/ Thực hiện việc sửa chữa theo định kỳ, tránh tình trạng hư hỏng trước thời hạn sử dụng, cần cân nhắc hiệu quả của việc sửa chữa lớn với việc thanh lý tài sản để mua sắm mới +/ Chú trọng việc đổi mới TSCĐ mộy cách kịp thời và thích hợp để tăng sức cạnh trạnh của doanh nghiệp +/ Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro ,bảo toàn vốn .Tham gia bảo hiểm đối với TSCĐ đặc biệt như : phương tiện vận tải ,những nguyên nhân khách quan có thể gây ra như :Hoả hoan ,bão lụt và những bất chắc khác. Chương II Tình hình sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư việt nam I .Đặc điểm , tình hình chung của công ty 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CaVico việt nam là một doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở kết hợp của nhiều công ty giàu truyền thống trong và ngoài nước kế thừa nhiều kinh nghiệm quý báu. Đầu tư và nắm bắt công nghệ tiên tiến trong thời gian ngắn công ty dã trở thành nhà thầu chuyên nghiệp đựơc các chủ đầu tư và các đối tác đánh giá cao Lực lượng của công ty đã và đang có mặt trên nhiều công trình trọng điểm quốc gia trong các lĩnh vực ngành nghề ,khai thác mỏ .Xây dựng công trình thuỷ lợi ,xây lắp điện đầu tư hạ tầng CaVico là một công ty cổ phần được sáng lập gồm các cổ đông : Ông : Đỗ Quốc Trung Ông : Bùi Linh Giang Ông : Trần Thanh Hải Ông : Phạm Văn Hiếu Bà : Phạm Thị Tý Ông : Nguyễn Hồng Tân Ông : Phạm Đình Sơn Công ty thuộc hình thức công ty cổ phần và hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam Tên gọi chính thức là :Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư việt nam Tên giao dịch : Construction and investment Viet Nam joint stoct Company Tên viết tắt : CaViCo VNJSC Trị sở: 15-17 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội Vốn điều lệ :7.500.000.000 Tháng 12/2001 tăng 5.560.000.000 Tổng vốn điều lệ : 13.060.000.000 2. Ngành nghề kinh doanh của công ty Thi công nền đường Thi công mặt đường Thi công xây dựng cầu Khai thác mỏ Thi công xây lắp điện Thi công công trình ngầm Ngoài ra công ty còn hoạt động mạnh trong các lĩnh vực đầu tư hạ tầng gồm: Quy hoạch ,thi công và kinh doanh nhà đất 3. Đặc điểm tổ chức và quy trình công nghệ Địa bàn hoạt động ,quy mô sản xuất lớn ,công ty đã tổ chức theo các xí nghiệp trực thuộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và phân công lao động ở nhiều địa điểm thi công khác nhau với nhiều công trình khác nhau như vậy sẽ phát huy được điểm riêng của từng doanh nghiệp , nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc 4.Cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất tại công ty Công ty là một dơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân , thực hiện hạch toán kinh tế độc lập , thực hiện chế độ tự chủ kinh doanh theo pháp luật quy định Bộ máy của công ty thực hiện theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng, đứng đầu là hội đồng quản trị , tổng giám đốc sau đó là các phó tổng giám đốc phụ trách chuyên môn Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo đúng quy định ,đảm bảo gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất .Cụ thể qua ( sơ đồ 1) 5.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và hình thức kế toán áp dụng 5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Do đặc điểm tổ chức quản lý , kinh tế kỹ thuật và loại hình kinh doanh với một cơ cấu bộ máy bao gồm nhiều đơn vị trực thuộc đòi hỏi phải có tính tập trung cao, cộng với sự thống nhất chỉ đạo quản lý cấp vĩ mô Vì vậy để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh cua ngành và yêu cầu quản lý ,công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập trung Trên góc độ tổ chức lãnh đạo khoa học ,bộ máy kế toán công ty là tập hợp đồng bộ các ban ngành , phân ban tài chính để thực hiện khối lượng công tác kế toán với đầy đủ các chức năng :Tổng hợp nguồn tài chính và định hướng tài chính , tổng hợp báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh tháng,cân đối nguồn vốn đầu tư và thiết bị ... Mỗi cán bộ nhân viên đều quy định rõ chức năng ,nhiệm vụ để thực hiện công việc có hiệu quả (Sơ đồ 2) 5.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến 31/12 Hình thức sổ kế toán áp dụng là nhật ký chung ( Sơ đồ 3) Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Số thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiều Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp nhập trứơc ,xuất trước , hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. II.Tình hình quản lý, sử dụng vốn cố định tại công ty cavico 1.Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Kể từ ngày thành lập đến nay , công ty Cavico không ngừng phát triển, phấn đấu trong mọi lĩnh vực ,điều đó thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty :Doanh thu cao ,thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước ,mặt khác với vị thế và uy tín của công ty trong ngành ,công ty đã giải quyết được khối lượng lớn việc làm cho người lao động ... Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Biểu 1) Nhìn vào biểu 1 ta thấy : Biểu 1 : Kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của công ty Đơn vị tính:Trđ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 01-02 1.Tổng doanh thu 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần(1-2) 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp (3-4) 6.Chi phí bán hàng 7.Chi phí QLDN 8.Lợi nhuận từ HĐKD {5-(6+7)} 9.Lợi nhuận từ HĐ tài chính 10.Lợi nhuận từ HĐ bất thường 11.Tổng lợi nhuận trước thuế 12.Thuế thu nhập doanh nghiệp 13.Lợi nhuận sau thuế 2.Khái quát tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty 2.1 Tinh hình kết cấu vốn của công ty Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp nhưng để có thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ,các doanh nghiệp phải sử dụng một số vốn nhất định để đầu tư mua sắm những yêu cầu cần thiết cho quá trình đó ,vốn đó gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp ( Biểu 2) Biểu 2 : Kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đơn vị tính: Trđ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 01-02 Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Tổng vốn kinh doanh 68.732 100 128.811 100 60.079 87.4 Vốn cố định 42.024 61.1 56.240 43.7 14.216 33.8 Vốn lưu động 26.708 38.9 72.571 56.3 45.863 172 Nhìn vào biểu 2 ta thấy : Tổng vốn kinh doanh của công ty đến năm 2002 là: 128.811 triệu đồng tăng 87,4 % (+ 60.079 triệu đồng ) so với năm 2001.Vốn cố định năm 2002 là 56.240 triệu đồng tăng 33,8 % (+ 14.216 trđ) so với năm 2001 nhưng tỷ trọng giảm từ 61,1% năm 2001 xuống còn 43,7% năm 2002 .Vốn lưu động tăng vọt từ 26.708 trđ năm 2001 lên 72.571 trđ năm 2002 tăng 172% (+ 45.863 trđ). 2.2.Tình hình nguồn vốn kinh doanh Là một doanh nghiệp cổ phần nên phải tự trong mọi vấn đề sản xuất kinh doanh do đó huy động và sử dụng tốt sẽ là một trong những điều kiện để công ty tồn tại , đứng vững và phát triển .Tình hình tổng quan về tổ chức vốn sản xuất kinh doanh của công ty Cavico (Nhìn vào biểu 3) Dựa vào bảng số liệu 3 ta thấy vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay 87,2% năm 2001 và 74,4% năm 2002.Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp 12,8% năm 2001 và 25,6% năm 2002 .Vốn lưu động ở đây chủ yếu là vốn vay bổ xung vào .Trong khi đó vốn vay năm 2002 tăng 59,9% so với năm 2001 vốn chủ sở hữu tăng lên đến 257,2 %. điều đó chứng tỏ rằng tình hình tài chính của công ty có thuận lợi , có tính tự chủ nhưng do vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng lên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty buộc phải vay vốn của ngân hàng và huy động thêm từ nguồn khác .Nguồn vốn vay của công ty chủ yếu là vốn vay ngắn hạn 52,1% năm 2001 và 52,1% năm 2002 . Trong nguồn vốn kinh doanh của công ty chiếm dụng được của nhà cung cấp nguồn vồn là: 12,5% năm 2001 và 23,1% năm 2002 .Mặt khác công ty còn đựơc nợ CBCNV, được nhà nước cho chậm nộp thuế. Đây là một nguồn vốn mà công ty sử dụng không phải chịu chi phí sử dụng vốn nhưng với điều kiện là công ty phải trả đúng kỳ hạn nếu không công ty sẽ bị phá sản vì hệ số nợ quá cao . Biểu 3 : Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty Đơn vị tính :Trđ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 01-02 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A.Nợ phải trả 59.955 87,2 95.876 74,4 35.921 59,9 I. Nợ ngắn hạn 31.211 52,1 49.927 52,1 18.716 60 1.Vay ngắn hạn 24.224 77,6 28.280 57,7 4.596 19 2.Phải trả người bán 3.904 12,5 11.534 23,1 7.630 195,4 3.Thuế và các khoản phải nộp 315 4,1 451 0,9 136 43,2 4. Phải trả CNV 1.268 4,8 5.894 11,8 4.626 364,8 5. Phải trả nội bộ 1.500 309 0,6 -1.191 -79,4 6. Phải trả,phải nộp khác _ 2.919 5,8 2.919 100 II.Nợ dài hạn 28.117 46,9 45.061 47,0 16.944 60,2 III.Nợ khác 627 1 888 0,9 261 41,6 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.777 12,8 32.935 25,6 24.158 275,2 Cộng 68.732 100 128.811 100 60.079 87,4 3.Tình hình TSCĐ của công ty Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai thác nên TSCĐ được phân loại theo nguồn hình thành kết hợp với đặc trưng kỹ thuật . Tình hình TSCĐ của công ty thể hiện cụ thể như sau : Biểu 4 :Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty Cavico Đơn vị tính :Trđ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 01-02 S.Tiền T.trọng % S.Tiền T.trọng % S.Tiền T.trọng % Tổng nguyên giáTSCĐ 45.626 100 66.296 100 20.671 45,3 1.Nhà cửa vật kiến trúc 533 1,2 615 0,93 82 15,4 2.Máy móc thiết bị 42.414 93,0 59.432 89,65 17.018 40,1 3.Phương tiện vận tải 2.117 4,6 5.139 7,75 3.022 142,7 4.Thiết bị, dụng cụ quản lý 561 1,2 1.111 1,67 550 98,0 Qua số liệu ở bảng 5 cho ta thấy tổng nguyên giá TSCĐ của công ty năm 2002 dã tăng 45,3% so với năm 2001 với số tiền tương ứng là :20.671 trđ .Sang năm 2002 tỷ trọng các nhóm TSCĐ có thay đổi , nhóm nhà cửa vật kiến trúc tuy vẫn được đầu tư cải tạo nhưng do đầu tư không nhiều bằng khấu hao nên tỷ trọng nhóm TSCĐ này đi xuống . Tỷ trọng của nhóm thiết bị dụng cụ quản lý năm 2002 cao hơn năm 2001 .Năm 2002 đã tăng lên 98% so với năm 2001,có thêm nhiều máy tính ,máy in ,điện thoại di động Một điều nữa là phương tiện vận tải không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh , địa bàn hoạt động rộng , công trình thi công xa và rải rác khắp mọi nơi chính vì vậy mà phương tiện vân tải rất cần cho việc di chuyển máy móc thiết bị . Điều đó cho thấy phương tiện vận tải rất quan trọng , tỷ trọng phương tiện vận tải của công ty chiếm một lượng vừa phải trong TSCĐ hiện có 4,6 % Năm 2001 và năm 2002 đã tăng lên được 7,75% . Điều này chứng tỏ sự đầu tư có chiều sâu của doanh nghiệp hướng vào các nhóm TSCĐ về phương tiện vận tải phục vụ sản suất trên địa bàn rộng và rải khắp toàn quốc.Sự thay đổi tỷ trọng này ngày càng hợp lý hơn, bởi vì nhóm TSCĐ là máy móc thiết bị sẽ trực tiếp và là động lực chính tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp nên nhóm tài sản này là phải chiểm tỷ trọng cao (Tại doanh nghiệp là khoảng 50%) Còn nhóm tài sản cố định khác thì chỉ cần chiếm tỷ trọng hợp lý với sự phát triển của doanh nghiệp có tác dụng hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh 4.Tình hình trích khấu hao TSCĐ đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cavico áp dụng chế độ trích khấu hao theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC của bộ trưởng bộ tài chính áp dụng thực hiện từ ngày 1/1/2000.Phân loại TSCĐ theo từng loại, từng nhóm TSCĐ dùng trong sản xuất , ngoài sản suất ,chưa dùng … Cắn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế , hiện trạng và tuổi thọ KT của TSCĐ để xác định thời gian sử dụng TSCĐ Loại tài sản cố định Năm sử dụng 1. Nhà cửa vật kiến trúc 25 2.Máy móc thiết bị 6 3.Phương tiện vận tải 5 4.Thiết bị, dụng cụ quản lý 6 Hiện nay công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, để ghi giảm giá trị của tài sản trong thời gian hữu dụng ước tính với tỷ lệ khấu hao hàng năm như sau Lán trại : 25% Máy móc và thiết bị :10% -33% Dụng cụ và đồ đạc văn phòng : 20% -25%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 1 hien.doc
Tài liệu liên quan