MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 6
1.1. Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản 6
1.2. Những nhân tố tác động đến hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản 10
1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 22
Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH PHÚ THỌ TỪ 1997 ĐẾN NAY 38
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
có ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 38
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ từ 1997 đến nay 49
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2010 62
3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 62
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 67
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3686 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mường chiếm 12,9%, các dân tộc khác (Dao, Sán chay, Tày, H'mông, Thổ, Nùng, Thái,...) chiếm 1,4% [24, tr.29, 38].
Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội chủ yếu của tỉnh Phú Thọ (năm 1997-2005) [14, tr.39]
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
1997
2000
2003
2004
2005
1
Dân số trung bình
1000 người
1237,5
1275,0
1302,7
1314,5
1325
2
Tốc độ tăng DS tự nhiên
%
1,69
1,2
1,007
1,002
0,98
3
Tổng sản phẩm trong tỉnh (Giá 1994) GDP
Tỷ đồng
2237
2794
3680
4037
4405
4
Tốc độ tăng GDP
%
9,6
9,73
9,73
5
Tổng sản phẩm trong tỉnh (Giá hiện hành)
Tỷ đồng
2837
3823
5812
5837
6565
6
GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)
1000 đồng
2293
2998
3978
4400
4955
7
Cơ cấu GDP (giá hiện hành)
- NLNN
%
33,1
29,8
29,8
28,2
26
- CN - XD
%
33,2
36,5
36,9
38,1
40,0
- TM - DV
%
33,7
33,78
33,33
33,7
34,0
8
GTSX theo giá 1994
Tỷ đồng
ước đạt
- GTSX công nghiệp - thủ công nghiệp
Tỷ đồng
2195,9
3232
4569
5152
6435
- GTSX NLNN
Tỷ đồng
1218
1506
2027
2124
2201
- Giá trị SX TM - DV
Tỷ đồng
1081
1334
1807
2020
2363
9
Thu ngân sách trên địa bàn
Tỷ đồng
268,1
361,1
410
644
737
10
Chi ngân sách địa phương
Tỷ đồng
341,7
623
1234
1201
1450
11
Xuất khẩu trên địa bàn
Triệu USD
37,4
78,5
80,2
96,5
125
12
Tổng vốn đầu tư phát triển
Tỷ đồng
688
1124
3586
3679
4500
Phú Thọ là tỉnh có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây Đông Bắc. Đây là một lợi thế cần được phát huy một cách triệt để để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Với vị trí cửa ngõ phía Tây nối với thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, cả về đường bộ, đường sắt và đường sông. Đặc biệt, sau khi các tuyến đường Quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và đường sắt Xuyên á được đầu tư, nâng cấp đưa vào sử dụng thì đây là một điều kiện thuận lợi không chỉ cho riêng tỉnh Phú Thọ mà cả tỉnh miền núi khác nữa. Chính nhờ vị trí địa lý này, mà tỉnh Phú Thọ có thể thu hút các nguồn vốn, khoa học, kỹ thuật nguyên vật liệu, nông, lâm, khoáng sản từ các tỉnh lân cận trên để mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Tất cả các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác.
Thủ đô Hà Nội và một số địa phương khác đã, đang và sẽ là thị trường lớn về tiêu thụ nông - lâm sản, giấy, một số sản phẩm hoá chất do các cơ sở công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn Phú Thọ sản xuất ra. Trong tương lai các thành phố và nhiều tỉnh của nước ta sẽ phát triển với tốc độ nhanh. Nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất có kỹ thuật cao, các khu du lịch, các trung tâm thương mại sẽ phát triển ở Hà Nội và các vùng phụ cận. Từ Sơn Tây qua Hoà Lạc về tới Miếu Môn và Phủ Lý sẽ trở thành hành lang kinh tế - đô thị công nghiệp. Đây là những lợi thế tiềm năng mà tỉnh Phú Thọ có thể khai thác tốt để mở rộng thị trường. Dự báo Hà Nội và các vùng phụ cận sẽ có số dân khoảng 6 triệu người vào năm 2010 và từ 8-9 triệu người vào năm 2020 và sẽ hình thành nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung có công nghệ cao, các khu du lịch, các trung tâm thương mại lớn, trở thành một hành lang kinh tế lớn và sẽ có tác động đến sự phát triển của tỉnh Phú Thọ [37, tr.32].
Tại tỉnh Phú Thọ, các khu công nghiệp như Việt Trì, cụm công nghiệp Lâm Thao - Bãi Bằng, và các cơ sở sản xuất công nghiệp được hình thành và phát triển từ nhiều năm nay đã thành truyền thống của ngành công nghiệp cả nước và của tỉnh từ cộng thêm các khu công nghiệp mới như Thuỵ Vân, cụm công nghiệp Bạch Hạc cùng với nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ là những thuận lợi để Phú Thọ phát triển nhanh và mạnh các ngành công nghiệp. Quỹ đất, nguồn nước dồi dào, có nhiều tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, nhất là trồng cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản cũng là những lợi thế hiện thực của tỉnh.
Bên cạnh những lợi thế với phát triển kinh tế, Phú Thọ là một địa phương có nhiều di tích gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam như: khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, và tỉnh cũng có nhiều danh lam thắng cảnh có tiềm năng phát triển du lịch như Đầm Ao Châu ở huyện Hạ Hoà, vườn Quốc gia Xuân Sơn ở huyện Thanh Sơn, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, công viên Văn Lang, khu du lịch Núi Trang... Điều đó khẳng định Phú Thọ có cả bề dày lịch sử và nhiều khả năng cho phát triển.
Tuy vậy, Phú Thọ là tỉnh miền núi có địa hình bị chia cắt, gây cản trở phần nào cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc ít người.
Về địa hình có thể chia làm hai tiểu vùng chủ yếu:
- Tiểu vùng núi cao phía Tây, phía Nam tỉnh: chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê (huyện Sông Thao cũ). Đây là vùng khó khăn trong việc đi lại, giao lưu với các nơi khác. Tuy nhiên ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.
- Tiểu vùng đối gò bát úp chia cắt nhiều xen kẽ đồng ruộng, và dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, sông Lô, sông Đà và hình thành đồng bằng tương đối tập trung ở các huyện Phù Ninh và Lâm Thao. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển các loại cây lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
Về khí hậu, thời tiết:
Phú Thọ là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C; lượng mưa trung bình năm khoảng 1600-1800mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85-87%. Khí hậu và thời tiết của Phú Thọ phù hợp cho các loại cây trồng và vật nuôi tương đối phong phú.
Về sông ngòi:
Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng, sông Đà và sông Lô, bên cạnh đó, còn có những sông, suối nhỏ. Đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt và cho sản xuất, nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn, đặc biệt là vào mùa lũ lụt làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất:
Phú Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên 354.000 ha, trong đó đất nông nghiệp là 97.704 ha, chiếm 27,6%; đất lâm nghiệp là 145,14 ha, chiếm 41%; đất chuyên dùng là 21.594 ha, chiếm 6,1%; đất ở là 8.142 ha, chiếm 2,3%; đất chưa sử dụng là 81.420 ha, chiếm 23%; trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 51.764 ha, chiếm 14,6% tổng diện tích đất.
Kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy: đất perality đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích lên tới 116.266 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng. Đây loại đất đồi núi, thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng dày đất khá, thành phần cơ giới nặng, mùn khá; loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi có độ dốc dưới 250 sử dụng trồng cây công nghiệp.
* Tài nguyên rừng và tiềm năng du lịch:
Diện tích rừng của tỉnh Phú Thọ có 145.140 ha. Rừng tự nhiên có 69.546,9 ha, chủ yếu là rừng nghèo và rừng trung bình, rừng giầu chỉ có ở vườn Quốc gia Xuân Sơn. Rừng trồng có diện tích là 74.704,63 ha, chủ yếu là trồng bạch đàn, mỡ, keo và bồ đề; Năm 2005 độ che phủ của rừng là 45%. Với diện tích rừng trồng và cây nguyên liệu giấy có hầu hết ở các huyện, thị sẽ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho phát triển ngành công nghiệp giấy.
Với khu di tích lịch sử Đền Hùng - Trung tâm văn hoá tâm linh, cội nguồn của cả nước; cùng với Di tích Đền Mẫu Âu Cơ tại huyện Hạ Hoà, là những di tích gắn liền với lịch sử và truyền thống về cội nguồn của đất nước. Bên cạnh đó vườn quốc gia Xuân Sơn ở huyện Thanh Sơn, Đầm Ao Châu ở huyện Hạ Hoà, nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thuỷ, công viên Văn Lang ở thành phố Việt Trì, khu du lịch Núi Trang... sẽ là tiềm năng rất lớn đề Phú Thọ có điều kiện và lợi thế để kết hợp với các tỉnh lân cận mở các tuyến du lịch hấp dẫn khách trong nước và nước ngoài.
* Tài nguyên khoáng sản:
Tuy không thuộc loại là tỉnh giầu tài nguyên khoáng sản, nhưng Phú Thọ có một số loại tài nguyên khoáng sản rất có ý nghĩa, có trữ lượng khá lớn. Như Cao Lanh có tổng trữ lượng 30 triệu tấn đá vôi, 1.000 triệu tấn, Penspát 5 triệu tấn như đá vôi, cao lanh, penspát, pyrít, nước khoáng để sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng.
Nguyên liệu dùng cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng: Trữ lượng đá vôi ở Phú Thọ là 1 tỷ m3 - là mức trữ lượng khá lớn, đây là nguồn nguyên liệu chính dùng cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Trong tương lai, khi các cụm đô thị được xây dựng thì nhu cầu về xi măng, đá xây dựng và các loại vật liệu xây dựng là rất lớn;
Cao lanh ở Phú Thọ với trữ lượng là 30 triệu tấn có thể khai thác công nghiệp hàng năm khoảng 30 - 40 nghìn tấn, chất lượng tốt có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm sứ, đồ gốm là những mặt hàng đang và sẽ có thị trường tiêu thụ cả ở trong và ngoài nước.
Với trữ lượng 48 triệu lít và theo đánh giá của Bộ Công nghiệp thì Phú Thọ (vùng nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thuỷ) là một trong 4 nơi của cả nước có nguồn nước khoáng có chất lượng tốt nhất. Đây chính là một lợi thế quan trọng cần được phát huy để phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ du lịch.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông:
Phú Thọ là một trong ít tỉnh ở khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ có hệ thống giao thông tương đối hợp lý và đồng bộ giữa 3 phương thức vận tải quan trọng là: đường bộ - đường sắt - đường thuỷ với 2 đầu mới giao thông là thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ. So với các tỉnh tương đồng trong vùng thì mạng lưới giao thông tại Phú Thọ trội hơn về số lượng nhưng chất lượng nói chung còn yếu kém.
- Giao thông đường bộ:
Tổng chiều dài đường bộ hiện có 9.481km (nếu chỉ tính đường ô tô đi được thì tổng chiều dài là 2.768km), mật độ đạt 0,80km/km2 và 2,14km/1.000 dân; trong khi bình quân của cả nước 0,47km/km2 và 1,96km/1.000 dân và còn cao hơn khu vực phía Bắc.
Tuy vậy, tuyến đường quốc lộ tốt, khá trung bình chỉ có 60%, xấu và rất xấu là 40%. Đường tỉnh lộ thì chất lượng xấu chiếm từ 70 - 80%, còn lại tốt, khá, trung bình chỉ từ 20 - 30%.
Hệ thống đường bộ của tỉnh, nhìn chung còn rất xấu (khoảng 80%), trừ một số đường quốc lộ đạt cấp độ kỹ thuật, còn lại các công trình trên tuyến đều ở mức tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, nhiều cầu cống chưa được xây dựng, hoặc xuống cấp qua nhiều năm sử dụng nhất là một số tuyến ở phía Tây của tỉnh. Giao thông như thế này đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình an ninh chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đường giao thông nông thôn của tỉnh còn rất xấu. Hệ thống cầu cống đều ở tình trạng tạm bợ, đi lại khó khăn, nhiều nơi còn chưa đi lại được trong mùa mưa, đặc biệt là ở hai huyện Thanh Sơn và Yên Lập.
Những năm vừa qua tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng do kinh phí còn hạn chế nên chất lượng vẫn còn ở mức thấp.
- Giao thông đường sắt:
Đường sắt quốc gia Hà Nội - Lào Cai đi qua Phú Thọ với chiều dài 74,95km, khổ đường ray 1m, có 8 ga đặt ở 5 huyện và thành phố. Ngoài ra còn có 3 tuyến chuyên dùng vào các cơ sở: Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao và cảng Việt Trì với tổng chiều dài 14,6km.
Đường sắt qua tỉnh là đoạn quan trọng trong trục đường sắt Đông Tây nối cảng Hải Phòng với tuyến liên vận Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Tuy nhiên do đường sắt hình thành đã gần 100 năm, cộng thêm trải qua nhiều giai đoạn chiến tranh và thiên nhiên huỷ hoại nên chất lượng đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn bán kính tối thiểu chỉ có 120m, dốc hạn chế còn 8 - 12% nên tốc độ chạy tàu cũng chỉ ở mức trung bình 30 - 40 km/h. Các ga trên tuyến không đồng đều, còn ở tình trạng bán vĩnh cửu. Trừ một số cầu, cống mới đầu tư, còn phần lớn là cầu thép bị xuống cấp làm hạn chế tốc độ chạy tàu và an toàn thấp.
- Giao thông đường thuỷ:
Phú Thọ có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, đặc biệt thành phố Việt Trì được gọi là "Thành phố ngã ba sông", nơi hội tụ của 3 dòng sông lớn là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài đường sông trên địa bàn Phú Thọ là 302km. Ngoài ra, Phú Thọ còn có hai cảng sông là cảng Việt Trì và cảng Bãi Bằng và các bến sông: Thọ Sơn (sông Chảy); ấm Thượng, Vĩnh Chân, Cổ Tiết, thị xã Phú Thọ (sông Thao); Yến Mao (sông Đà) và Thanh Sơn (sông Bứa).
* Hệ thống cung cấp điện:
Trong thời gian vừa qua do được đầu tư nên hệ thống cung cấp điện trên địa bàn tỉnh đã tương đối tốt. Cụ thể, đã hoàn thành việc xây dựng mới trạm 220/110kV với dung lượng 2 X 125MVA tại phía Bắc thành phố Việt Trì và ba trạm 110/35kV tại Đồng Xuân (huyện Thanh Ba), phố Vàng (huyện Thanh Sơn) và Yến Mạo (huyện Thanh Thuỷ). Mở rộng nâng cao công suất trạm 110kV Việt Trì (2 X 40 MVA) xây dựng mới 560km đường dây 3kV, trong đó có 200km lưới 6kV, 10kV lên 22kV hoặc 35kV. Đã xây dựng 76 trạm hạ thế ở những xã chưa có điện và đã đảm bảo 100% số xã có điện, cải tạo và nâng cao 160 trạm hạ thế hiện có và 325km đường dây hạ thế để đảm bảo vận hành an ninh toàn lưới điện trên phạm vi toàn tỉnh.
* Hệ thống bưu chính, viễn thông:
Năm 2005, đã đạt được tỷ lệ 7,5 máy điện thoại/100 dân. Hiện nay, tỉnh đã vượt mục tiêu mà đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra là 3 - 4 máy và đang tiếp tục thực hiện chương trình số hoà mạng bưu chính viễn thông. Phát triển mạng cáp nội địa, các trung tâm huyện, các bưu cục để đáp ứng nhu cầu thuê bao của khách hàng. Đã và đang phát triển mạnh các loại hình: nhắn tin, fax, chuyển phát nhanh EMS - DHL, phấn đấu đến năm 2010 đạt trên 15 máy điện thoại/100 dân. Đây là điều kiện thuận lợi không chỉ là phát triển xã hội mà phát triển thông tin kinh tế nhanh chóng, thuận tiện.
* Hệ thống cấp, thoát nước:
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã đảm bảo việc cung cấp nước cho các đô thị thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các thị trấn Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Tam Nông; các KCN Bãi Bằng, Lâm Thao, Thuỵ Vân. Cùng với việc phát triển hệ thống cấp nước, tỉnh cũng đã đang hoàn thiện hệ thống, quản lý tốt nguồn nước, chống ô nhiễm trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.
* Hệ thống thuỷ lợi:
Với điều kiện là tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do vậy tỉnh đã chú trọng việc khôi phục, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi hiện có. Tập trung đầu tư chiều sâu, cải tạo đầu mối đồng bộ với kiên cố hoá kênh mương như các hệ thống thuỷ lợi như: Diên Hồng, Sơn Cương,... Xúc tiến xây dựng hệ thống thuỷ lợi 12 xã Bắc Hạ Hoà, 5 xã Thanh Ba. Dự kiến đến năm 2010 xây dựng mới 70 trạm bơm tưới tiêu, tăng thêm diện tích tưới 3.600 ha và diện tích tiêu 6.900 ha
2.1.2.2. Giáo dục, xã hội và nguồn nhân lực
Phú Thọ là một tỉnh được xếp vào loại có truyền thống hiếu học, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học - kỹ thuật và là một trong hai tỉnh của vùng trung du miền núi phía bắc có trường đại học (Đại học Hùng Vương của tỉnh Phú Thọ và Đại học Thái Nguyên của tỉnh Thái Nguyên). Trường Đại học Hùng Vương với quy mô đào tạo 6.130 sinh viên, trong đó bậc đại học là 3,690 sinh viên, bậc cao đẳng là 2.440 sinh viên. Năm 2006 sẽ tuyển mới 1.186 sinh viên và 400 sinh viên sẽ tốt nghiệp hệ đại học.
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không thể không nói đến công tác đào tạo tỉnh rất quan tâm đến công tác dạy nghề. Hiện nay tỉnh đã đang đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô của trường dạy nghề của tỉnh với quy mô đào tạo 3.500 học sinh/năm. Đây sẽ là một nguồn cung cấp lực lượng lao động được đào tạo, có tay nghề đảm bảo cho phát triển các ngành kinh tế của địa phương. Trong năm đã tổ chức đào tạo, dạy nghề cho 88,1 nghìn công nhân kỹ thuật. Riêng năm 2005, lao động được đào tạo là 28 ngàn người, trong đó công nhân kỹ thuật là 21 ngàn người, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo là 29,0% tăng hơn 1,5 lần so với năm 2001 (năm 2001, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ có 17,40%).
- Nguồn nhân lực: Lao động trong độ tuổi có khả năng lao động năm 2005 là 748.600 người (chiếm 55% dân số - đây là một tỷ lệ khá cao), nhưng phổ biến là lao động phổ thông. Năm 2004 vẫn còn 23,2 ngàn người lao động chưa có việc làm ổn định.
Tính đến cuối năm 2005 trên địa bàn có 527 giáo viên đại học, cao đẳng; 21.120 sinh viên các hệ đào tạo [38, tr.180].
- Văn hoá: Phú Thọ có Khu di tích lịch sử Đền Hùng và đền Mẫu Âu Cơ (tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà) - đây là trung tâm văn hoá, tâm linh và là nơi các Vua Hùng đã khai sinh ra đất nước Văn Lang, khai sinh ra dân tộc Việt Nam. Chính vì thế mà người dân Phú Thọ là những người có phẩm chất yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tinh thần cần cù, sáng tạo trong công cuộc xây dựng, đổi mới quê hương trong thời kỳ đổi mới.
Phú Thọ là tỉnh có khá nhiều di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, trong đó đặc biệt có Khu di tích lịch sử Đền Hùng và đền Mẫu Âu Cơ mang ý nghĩa tầm quốc gia vì đây chính là cội nguồn của dân tộc Việt Nam; nhiều nét văn hoá như hát xoan, cồng chiêng dân tộc Mường...
- Còn có nhiều tiềm năng về đất đai cho phát triển nông, lâm nghiệp, thuận lợi cho trồng cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả và phát triển công nghiệp chế biến.
- Tuy không phải là tỉnh giầu về tài nguyên khoáng sản nhưng địa phương cũng có một vài loại khoáng sản rất có ý nghĩa cho nền kinh tế.
- Khu Di tích lịch sử Đền Hùng - là trung tâm văn hoá tâm linh, cội nguồn của cả nước.
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhất là trong 10 năm gần đây, với sự quan tâm đầu tư lớn của Nhà nước, kinh tế xã hội vùng trung du miền núi (trong đó có tỉnh Phú Thọ) đã có nhiều thay đổi, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo và phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên đến nay vùng này vẫn thuộc trong những vùng khó khăn và nghèo rất của cả nước (thể hiện qua các số liệu sau: Dân số chiếm trên 13% dân số của cả nước nhưng mới chỉ tạo ra khoảng 6% GDP của cả nước, thu nhập bình quân đầu người bằng 40% chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới cao nhất, có tỉnh có 50-60%). Tăng trưởng của các ngành và toàn bộ nền kinh tế của tỉnh chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa khai thác được triệt để các tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội
Tăng trưởng của ngành và toàn nền kinh tế của tỉnh chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh vào phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng nông, lâm, thủy sản chưa được khia thác triệt để, chăn nuôi chưa cân đối với trồng trọt. Huy động các nguồn nội lực chưa cao, thể hiện trong việc huy động các nguồn đất đai, khoáng sản, mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, tài nguyên rừng chưa biến thành nguồn vốn đầu tư [37, tr.25].
Tóm lại, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Phú Thọ vẫn có những lợi thế phát triển về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội, tỉnh có thể khai thác để mở rộng thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển. Đây có thể coi là những lợi thế hết sức cơ bản của địa phương.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến hiện nay
2.2.1. Thực trạng huy động vốn
Từ khi tách tỉnh đến nay, Phú Thọ đã tích cực triển khai công tác đầu tư nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung tại địa phương. Năm 1997, trong điều kiện gặp rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, đặc biệt trong 5 năm gần đây (2001 - 2005), trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế nước ta và của tỉnh Phú Thọ. Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh đã nhận định:
Năm năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV trong điều kiện kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động cùng với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; giá cả một số mặt hàng thiết yếu liên tục tăng cao; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện rộng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, kém lợi thế trong thu hút vốn đầu tư; một số vấn đề xã hội còn bức xúc. Song, cũng có nhiều thuận lợi, đó là nền kinh tế thế giới và khu vực sau khủng hoảng đã được phục hồi, chính trị - xã hội trong nước tiếp tục ổn định; những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước được ban hành ngày càng hoàn thiện; nhiều dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và sản xuất kinh doanh những năm qua đã bước đầu phát huy tác dụng [14, tr.25-26].
Mặc dù có những thách thức, khó khăn, nhưng công tác đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương đã có những tiến bộ nhất định cả trong việc huy động và sử dụng vốn. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển, trong đó có vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Phú Thọ đạt được kết quả sau:
Bảng 2.2: Vốn đầu tư phát triển [38]
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT
Năm
Chỉ tiêu
1997
2000
2002
2003
2004
2005
1
Đầu tư từ NSNN
678
1301
1970
1694
2050
(1)
Đầu tư qua tỉnh
275
634
706
1002
950
a
Ngân sách đầu tư tập trung
192
286
431
658
690
-
Vốn xây dựng cơ bản tập trung
82,4
122,6
92,18
112,6
90,59
-
Hỗ trợ MT và QĐ của TTg
-
42,5
183,6
241,8
271,5
-
ODA
109,3
121
135
184,5
200
-
Đầu tư từ NS tỉnh và vốn khác
-
-
19,95
27,4
28
-
Điều phối quyền sử dụng đất
-
-
-
92
100
b
Vốn NS, CTMT, vốn khác
64,9
97,8
105,5
104,5
110
c
Tín dụng đầu tư, vốn vay
18,7
250
169,7
239
150
(2)
ĐT qua Bộ, ngành, DNN2
402,5
667,5
1264
692,3
1100
2
ĐT của dân cư và tư nhân
343,9
741,8
1011
935
125
3
ĐT trực tiếp nước ngoài PDI
102,7
103,6
604,7
1050
1200
Tổng cộng
1214
2147
3586
3679
4500
Từ khi tái lập tỉnh, đặc biệt trong 5 năm 2001 - 2005, tỉnh Phú Thọ đã huy động được 15.500 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 32,27% và tăng trên 3,5 lần so với giai đoạn 1997 - 2000. Cơ cấu vốn huy động được phân bố như sau: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 53,1%, tăng bình quân 24,8%/năm (đầu tư qua tỉnh chiếm 23,3%, tăng 28,1%/năm; đầu tư qua Bộ, ngành chiếm 29,8%, tăng 22,3%/năm. Vốn đầu tư khu vực dân cư, tư nhân chiếm 27,4%, tăng 29,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 63,5%/năm. Riêng năm 2005, tổng vốn huy động đạt 4.530 tỷ đồng vượt kế hoạch 30 tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2004, đạt được kế hoạch đề ra là 4.400 - 4.500 tỷ.
Đến hết năm 2005, trên địa bàn tỉnh đã có 51 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoạt động, với số vốn đăng ký là 307,8 triệu USD, 52 dự án từ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với số vốn là 155,5 triệu USD và hơn 20 dự án từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), với mức vốn cam kết là 4,34 triệu USD [38].
Với chính sách và cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư khu vực tư nhân trong nước, đặc biệt là năm 2000, sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực khu vực kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân được củng cố và phát triển. Tại địa phương các nhà đầu tư trong tỉnh đã đầu tư 3.500 tỷ đồng. Có 20 nhà đầu tư từ tỉnh ngoài với số vốn 1.000 tỷ đồng, chiếm gần 30%/ tổng vốn đầu tư từ khu vực này. Chỉ tính riêng năm 2005, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 240 doanh nghiệp, vốn đăng ký đạt 700 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp trên 1.200 doanh nghiệp [38].
Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh được củng cố và sắp xếp lại, chuyển đổi loại kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao công suất, như Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, hoá chất Việt Trì... Nhờ đó mà nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp này đã nâng cao được năng suất, sản phẩm có tính cạnh tranh, giữ vững được uy tín, làm ăn có lãi.
2.2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở tỉnh Phú Thọ
Nhờ có chính sách và cơ chế đúng và phù hợp với thực tiễn của địa phương, nên tỉnh Phú Thọ đã huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả góp phần rất lớn cho tăng trưởng phát triển kinh tế.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân đạt 9,71%, tuy chưa đạt được mục tiêu kế hoạch cao nhất là 10% nhưng cao hơn mức bình quân của cả nước là 7,5% và cao nhất từ khi tách tỉnh đến nay. Cao hơn 1,55% so với thời kỳ 1997 - 2000. Năm 2005, GDP đạt 4.955 ngàn đồng tăng 1,65 lần so với năm 2000 (năm 2000 đạt 2.998 ngàn đồng).
Do vốn đầu tư tăng, tổng vốn đầu tư 5 năm đạt 15,38 nghìn tỷ đồng, tăng 31,97% là tăng 3,5 lần so với giai đoạn 1997-2000 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh từ 8,06% (2000) lên 9,71% (2001-2005) [38].
Đối với tỉnh Phú Thọ, một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nhờ có vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản cho hệ thống thủy lợi, đường giao thông, các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến các loại hàng nông lâm sản, thủy sản, giúp ngành nông nghiệp phát triển khá vững chắc và toàn diện. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 7,9% vượt xa mục tiêu đề ra là trên 5%, trong đó nông nghiệp tăng 7,8%, lâm nghiệp tăng 8,47%, thuỷ sản tăng 8,4%. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị canh tác tăng từ 15,6 triệu đồng/ ha năm 2000 lên 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van tot nghiep.doc
- bia.doc