Từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, Tỉnh cũng đã đầu tư thêm 12 dự án sản xuất nuôi trồng nông lâm thủy sản với tổng số vốn cam kết cho vay là 73,4 tỷ đồng (chiếm 3,8% tổng số vốn cam kết cho vay) với các dự án như: phát triển các mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm trên cát, phát triển giống thủy hải sản, trồng rừng và trồng cây công nghiệp (thông, cao su). nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các Nhà máy chế biến, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực và hiệu quả hơn.
Nguồn vốn tín dụng ĐTPT còn cho vay đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Tỉnh như: Cải tạo đường 12A đoạn Khe Ve – Chalo, Cầu Nhật lệ, đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương đã góp phần giải quyết giao thông đi lại của người dân; đồng thời cũng tạo lợi thế trong việc vận chuyển, giao lưu buôn bán với nước bạn Lào qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo, tăng kim ngạch xuất khẩu cho Tỉnh nhà. Với lợi thế là một tỉnh có tiềm năng về du lịch, Chi nhánh cũng đã tham gia đầu tư nguồn vốn trong việc mở rộng, nâng cấp 02 dự án khách sạn nhằm thu hút du khách đến với Quảng Bình.
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở tài khoản
Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
a) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn:
Khi Chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn tín dụng ĐTPT sẽ gửi hồ sơ đến Chi nhánh. Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn với các nội dung thẩm định như sau: tính pháp lý của Chủ đầu tư, tính pháp lý của dự án, năng lực tài chính và tình hình SXKD của Chủ đầu tư, thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay của dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án…
b) Thông báo cho vay, ký HĐTD và mở tài khoản:
Sau khi dự án đã được thẩm định, chấp thuận cho vay và được NHPT Việt Nam bố trí kế hoạch giải ngân, Chi nhánh có Thông báo cho vay gửi Chủ đầu tư để tiến hành ký HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và mở tài khoản tiền gửi vốn tự có tham gia đầu tư dự án và tài khoản tiền gửi vốn trả nợ theo quy định.
c) Cấp vốn vay, kiểm tra cấp vốn vay:
Sau khi ký HĐTD, Chủ đầu tư sẽ gửi hồ sơ tài liệu đến Chi nhánh để thực
hiện giải ngân vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo quy định. Việc giải ngân bao gồm giải ngân tạm ứng và giải ngân thanh toán khỗi lượng hoàn thành. Mục đích sử dụng vốn phải phù hợp với quy định trong HĐTD đã ký. Thủ tục giải ngân cho từng công việc phải hợp lệ và đầy đủ theo quy định đối với công việc đó.
Trong quá trình thực hiện giải ngân, Chi nhánh phải tiến hành kiểm tra việc cấp vốn vay của mình cho Chủ đầu tư. Nếu phát hiện Chủ đầu tư sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vi phạm pháp luật hoặc dự án không có hiệu quả vì những biến động lớn do nguyên nhân khách quan nằm ngoài dự kiến, dự án ngừng thi công… thì Chi nhánh phải ngừng giải ngân vốn vay cho dự án và tìm các biện pháp để xử lý.
d) Lập sổ theo dõi, thu hồi vốn vay (gốc và lãi):
Trong quá trình thực hiện giải ngân cho đến khi dự án quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, cán bộ Chi nhánh phải mở sổ theo dõi chi tiết giải ngân của dự án. Cán bộ Chi nhánh còn phải mở sổ theo dõi nợ vay (gốc và lãi) phải thu, thời hạn và thời điểm thu nợ vay theo HĐTD đã ký. Trước thời điểm phải thu nợ (gốc và lãi) phải gửi thông báo thu nợ đến hạn cho Chủ đầu tư và đôn đốc Chủ đầu tư trả nợ.
đ) Phân loại dư nợ vay và xử lý rủi ro:
Trong quá trình thu nợ vay, Chi nhánh liên tục kiểm tra các Chủ đầu tư để xem xét tình hình hoạt động và tình hình trả nợ vay của từng dự án, quá đó thực hiện phân loại dư nợ vay đối với từng dự án để có hướng xử lý thích hợp, nhất là các dự án gặp khó khăn về tài chính, không trả được nợ vay theo đúng cam kết đã ký trong HĐTD do nguyên nhân khách quan bất khả kháng; phá sản, giải thể; Nhà nước điều chỉnh chính sách.
Căn cứ kết quả phân loại nợ theo nguyên nhân gây ra rủi ro và mức đột hiệt hại, khả năng trả nợ của từng Chủ đầu tư để áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp, bao gồm: gia hạn nợ; khoanh nợ; miến, giảm lãi tiền vay; xoá nợ.
e) Thanh lý HĐTD:
Sau khi chủ đầu tư dự án thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (gốc và lãi) cho NHPT Việt Nam theo đúng HĐTD đã ký, Chi nhánh và chủ đầu tư lập biên
bản thanh lý HĐTD và Hợp đồng bảo đảm tiền vay [25].
3.1.4.2. Quy trình cấp hỗ trợ sau đầu tư
Thông báo cấp HTSĐT, ký HĐ và mở tài khoản
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cấp HTSĐT
Thanh lý Hợp đồng HTSĐT
Cấp HTSĐT, kiểm tra việc cấp HTSĐT
Sơ đồ 3.3: Quy trình cấp hỗ trợ sau đầu tư
a) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cấp HTSĐT:
Khi Chủ đầu tư có nhu cầu HTSĐT sẽ gửi hồ sơ đến Chi nhánh và Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ cấp HTSĐT với các nội dung thẩm định như sau: Đối tượng được HTSĐT; tổng mức vốn đầu tư TSCĐ của dự án, số vốn vay của tổ chức tín dụng theo HĐTD, thời điểm và số vốn giải ngân từng lần, lãi suất vay vốn, thời hạn vay vốn, thời hạn trả nợ, thời điểm bắt đầu trả nợ, kỳ hạn trả nợ; tính toán số tiền HTSĐT từng năm và của cả dự án.
b) Thông báo cấp HTSĐT, ký Hợp đồng HTSĐT và mở tài khoản:
Sau khi dự án đã được thẩm định, chấp thuận HTSĐT và được NHPT Việt Nam bố trí kế hoạch HTSĐT, Chi nhánh có Thông báo cho vay gửi Chủ đầu tư để tiến hành ký Hợp đồng HTSĐT và hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản theo quy định.
c) Cấp HTSĐT , kiểm tra cấp HTSĐT:
Tuỳ theo quy mô từng dự án, việc cấp tiền HTSĐT được thực hiện 1 hoặc 2 lần trong 1 năm, sau khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và chủ đầu tư đã hoàn trả được vốn vay cho tổ chức tín dụng.
Định kỳ hoặc đột xuất, Chi nhánh tiến hành kiểm tra tình hình triển khai thực
hiện dự án và trả nợ vay của Chủ đầu tư các dự án mà Chi nhánh đã ký Hợp đồng HTSĐT. Nếu phát hiện chủ đầu tư cung cấp thông tin sai sự thật để được HTSĐT, vi phạm quy chế HTSĐT, mất khả năng thanh toán số nợ vay của tổ chức tín dụng; doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động, chuyển hình thức sở hữu… thì ngừng cấp HTSĐT cho dự án và thông báo cho cơ quan có liên quan để xử lý.
d) Thanh lý Hợp đồng HTSĐT:
Hết thời hạn HTSĐT ghi trong Hợp đồng HTSĐT đã ký hoặc chủ đầu tư đã trả hết nợ vay cho tổ chức tín dụng và nhận đủ số tiền HTSĐT, Chi nhánh tiến hành ký biên bản thanh lý Hợp đồng HTSĐT với chủ đầu tư [26].
3.1.4.3. Quy trình cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu
Xử lý phát sinh trong quá trình thu hồi vốn vay
Lập sổ theo dõi, thu hồi vốn vay (gốc, lãi)
Cấp vốn vay, kiểm tra sau khi cấp vốn vay
Tiếp nhận và
thẩm định hồ sơ vay vốn
Thông báo cho vay, ký HĐTD và mở tài khoản
Thanh lý HĐTD
Sơ đồ 3.4: Quy trình cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu
a) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn:
Khi Chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn sẽ gửi hồ sơ đến Chi nhánh, và Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn với các nội dung thẩm định như sau: tính pháp lý của Chủ đầu tư, tính pháp lý của dự án, năng lực tài chính và tình hình SXKD của Chủ đầu tư, thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay của dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án…
b) Thông báo cho vay, ký HĐTD và mở tài khoản:
Sau khi dự án đã được thẩm định, chấp thuận cho vay và được NHPT Việt Nam bố trí kế hoạch giải ngân, Chi nhánh có Thông báo cho vay gửi Chủ đầu tư để tiến hành ký HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và mở tài khoản tiền gửi vốn tự có tham gia đầu tư dự án và tài khoản tiền gửi vốn trả nợ theo quy định.
c) Cấp vốn vay, kiểm tra sau khi cấp vốn vay:
Sau khi ký HĐTD, Chủ đầu tư sẽ gửi hồ sơ tài liệu đến Chi nhánh để thực hiện giải ngân vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo quy định. Việc giải ngân chỉ bao gồm giải ngân chi phí nguyên nhiên vật liệu, nhân công, quản lý và tiêu thụ hàng hoá. Việc cấp tiền vay được thực hiện theo đúng thoả thuận trong HĐTD đã ký giữa Chi nhánh và chủ đầu tư; đúng với nội dung đề nghị thanh toán của đơn vị.
Sau khi cấp vốn vay, Chi nhánh phải tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường về tình hình thu mua nguyên vật liệu, nhập kho hàng hoá, đảm bảo sự phù hợp giữa các hoá đơn chứng từ thu mua với số lượng hàng hoá đã thu mua và giá trị thực tế được hình thành từ vốn vay. Nếu phát hiện Chủ đầu tư sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vi phạm pháp luật hoặc dự án không có hiệu quả vì những biến động lớn do nguyên nhân khách quan nằm ngoài dự kiến, dự án ngừng thi công… thì Chi nhánh phải ngừng giải ngân vốn vay cho dự án và tìm các biện pháp để xử lý.
d) Lập sổ theo dõi, thu hồi vốn vay (gốc và lãi):
Trong quá trình thực hiện giải ngân cho dự án, cán bộ Chi nhánh phải mở sổ theo dõi chi tiết giải ngân của từng khoản vay. Cán bộ Chi nhánh còn phải mở sổ theo dõi nợ vay (gốc và lãi) phải thu, thời hạn và thời điểm thu nợ vay theo HĐTD đã ký. Trước thời điểm phải thu nợ (gốc và lãi) phải gửi thông báo thu nợ đến hạn cho Chủ đầu tư và đôn đốc Chủ đầu tư trả nợ.
đ) Xử lý phát sinh trong quá trình thu hồi vốn vay:
Trong quá trình thu nợ vay, Chi nhánh liên tục kiểm tra các Chủ đầu tư để xem xét tình hình hoạt động và tình hình trả nợ vay của từng dự án, quá đó thực hiện phân loại dư nợ vay đối với từng dự án để có hướng xử lý thích hợp, nhất là các dự án gặp khó khăn về tài chính, không trả được nợ vay theo đúng cam kết đã ký trong HĐTD do nguyên nhân khách quan bất khả kháng; phá sản, giải thể; Nhà nước điều chỉnh chính sách.
Căn cứ kết quả phân loại nợ theo nguyên nhân gây ra rủi ro và mức đột thiệt hại, khả năng trả nợ của từng Chủ đầu tư để áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro phù
hợp, bao gồm: gia hạn nợ; khoanh nợ; miến, giảm lãi tiền vay; xoá nợ.
e) Thanh lý HĐTD:
Sau khi chủ đầu tư dự án thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (gốc và lãi) cho NHPT Việt Nam theo đúng HĐTD đã ký, Chi nhánh và chủ đầu tư lập biên bản thanh lý HĐTD và Hợp đồng bảo đảm tiền vay [27].
3.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH
3.2.1. Những kết quả đạt được
3.2.1.1. Những kết quả đạt được của Chi nhánh
Trong những năm qua, mặc dù tuy mới thành lập nhưng Chi nhánh NHPT Quảng Bình đã từng bước khẳng định vai trò là công cụ tài chính của Chính Phủ, đóng góp ngày một nhiều hơn trong thành tựu của nền kinh tế của Tỉnh Quảng Bình. Những kết quả chủ yếu trong hoạt động của Chi nhánh NHPT Quảng Bình thời gian từ năm 2002 - 2006 được thể hiện qua các mặt như sau:
* Đối với công tác huy động vốn
Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh từ năm 2002 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005
2006
Kế hoạch giao
tỷ đ
15,0
30,0
48,6
54,0
102,4
Thực hiện
tỷ đ
15,0
36,1
55,4
60,1
123,1
Tỷ lệ đạt
%
100,0
120,3
114,0
111,3
120,2
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 đến năm 2006
của Chi nhánh NHPT Quảng Bình)
Với kế hoạch huy động vốn đã được NHPT giao qua các năm, Chi nhánh đã tích cực làm việc với các Ban, ngành, đơn vị để đẩy mạnh công tác huy động vốn và đã huy động vượt kế hoạch được giao. Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh tương đối bền vững, an toàn và không ngừng tăng trưởng. Trong năm 2006, tổng số vốn huy động được bao gồm: vốn huy động không kỳ hạn chỉ chiếm 4,4%; vốn ngắn hạn chiếm 14,5%; vốn trung hạn 1-3 năm chiếm 13,7%; còn lại vốn huy động dài hạn từ 5 - 10 năm chiếm 67,4%.
Song song với việc huy động vốn, công tác quản lý, điều hành và sử dụng vốn huy động được tuân thủ theo đúng quy định của NHPT. Việc điều hành nguồn vốn đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu công tác giải ngân; kịp thời điều chuyển vốn ra NHPT không để tình trạng tồn đọng vốn tại Chi nhánh khi chưa có nhu cầu giải ngân. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của NHPT về phí huy động vốn, phí điều chuyển vốn, phí sử dụng vốn.
* Đối với công tác cho vay tín dụng đầu tư trung và dài hạn
Bảng 3.2: Kết quả cho vay tín dụng đầu tư trung và dài hạn
của Chi nhánh từ năm 2002 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005
2006
Kế hoạch giao
tỷ đ
115,0
181,1
416,0
484,1
215,0
Thực hiện
tỷ đ
115,0
181,1
414,5
439,1
192,1
Tỷ lệ đạt
%
100,0
100,0
99,6
90,7
89,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 đến năm 2006
của Chi nhánh NHPT Quảng Bình)
Từ năm 2002 đến năm 2006, Chi nhánh NHPT Quảng Bình đã đầu tư trực tiếp thêm 26 dự án mới bằng nguồn vốn vay trung và dài hạn trên địa bàn (trong đó có 4 dự án thuộc kinh tế trung ương và 22 dự án thuộc kinh tế địa phương) với tổng số vốn đã chấp thuận cho vay 1.920,1 tỷ đồng, trong đó có 1 dự án nhóm A là Nhà máy Xi măng Sông Gianh với số vốn mà Chi nhánh tham gia đầu tư là 1.190,2 tỷ đồng.
Với nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã cho vay trong những năm qua đã và đang tạo ra một lượng tài sản cố định cho sự phát triển của Tỉnh, góp một phần quan trọng trong việc phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phát huy các thế mạnh của Tỉnh trong sự nghiệp CNH-HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư vào các chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh trong từng thời kỳ như: Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến hàng nông lâm thuỷ hải sản, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng xuất khẩu...
Ảnh 2: Một góc Nhà máy xi măng Sông Gianh
Trong tổng số 26 dự án mà Chi nhánh NHPT Quảng Bình đã ký HĐTD cho vay trong 5 năm qua có 9 dự án đầu tư cho ngành công nghiệp với số vốn 1.502,7 tỷ đồng (chiếm 78,3 % tổng số vốn cam kết cho vay). Các dự án thuộc ngành công nghiệp chủ yếu tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh về vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất phân bón, chế biến hàng nông lâm thuỷ hải sản, thuỷ điện... đã góp phần quan trọng vào kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP của Tỉnh từ 28,2% năm 2002 lên 35% năm 2006 [13].
Trong số 4 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến hàng nông lâm thủy hải sản để tiêu thụ các sản phẩm cho nông dân như: chế biến thủy hải sản, tinh bột sắn, chế biến gỗ, chế biến thức ăn nuôi tôm công nghiệp đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh, góp phần quan trọng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cho Tỉnh.
Bảng 3.3: Tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước
cho vay đầu tư trong các ngành năm 2002-2006
Ngành
Số dự án
Số vốn đã cam kết cho vay (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
I. Công nghiệp
9
1.502.688
78,26
- Công nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng
2
1.194.750
62,22
- Công nghiệp chế biến hàng nông lâm thủy sản
4
44.400
2,31
- Công nghiệp khác
3
263.538
13,72
II. Nông nghiệp
12
73.454
3,83
- Nuôi trồng sản phẩm nông lâm thủy sản
12
73.454
3,83
III. Dịch vụ
5
344.003
17,92
- Hạ tầng
3
337.003
17,55
- Du lịch
2
7.000
0,36
Tổng cộng
26
1.920.145
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 đến năm 2006
của Chi nhánh NHPT Quảng Bình)
Ảnh 3: Chế biến thuỷ sản tại Nhà máy đông lạnh thuỷ sản xuất khẩu Sông Gianh
Từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, Tỉnh cũng đã đầu tư thêm 12 dự án sản xuất nuôi trồng nông lâm thủy sản với tổng số vốn cam kết cho vay là 73,4 tỷ đồng (chiếm 3,8% tổng số vốn cam kết cho vay) với các dự án như: phát triển các mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm trên cát, phát triển giống thủy hải sản, trồng rừng và trồng cây công nghiệp (thông, cao su)... nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các Nhà máy chế biến, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực và hiệu quả hơn.
Nguồn vốn tín dụng ĐTPT còn cho vay đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Tỉnh như: Cải tạo đường 12A đoạn Khe Ve – Chalo, Cầu Nhật lệ, đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương… đã góp phần giải quyết giao thông đi lại của người dân; đồng thời cũng tạo lợi thế trong việc vận chuyển, giao lưu buôn bán với nước bạn Lào qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo, tăng kim ngạch xuất khẩu cho Tỉnh nhà. Với lợi thế là một tỉnh có tiềm năng về du lịch, Chi nhánh cũng đã tham gia đầu tư nguồn vốn trong việc mở rộng, nâng cấp 02 dự án khách sạn nhằm thu hút du khách đến với Quảng Bình.
Ảnh 4: Cầu Nhật Lệ
Đến nay, trong tổng số 64 dự án được Chi nhánh quản lý và chấp thuận cho vay đã có 61 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, tạo thêm việc làm cho trên 9.000 lao động, đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho nông dân, ngư dân các vùng khó khăn
của Tỉnh; hàng năm, góp phần tăng thu cho ngân sách cho Tỉnh hàng trăm tỷ đồng.
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay từ năm 2002 – 2006
Năm
ĐVT
2002
2003
2004
2005
2006
Dư nợ
tỷ đ
278,1
368,6
749,1
1.134,9
1.242,9
Tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước
%
32,6
103,2
51,5
9,5
Tốc độ tăng trưởng so với năm 2002 (định gốc)
%
32,6
169,4
308,2
347,1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 đến năm 2006
của Chi nhánh NHPT Quảng Bình)
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay từ năm 2002 - 2006
Năm 2000, Chi nhánh nhận bàn giao 37 dự án với dư nợ là 154 tỷ đồng từ Cục Đầu tư và phát triển Quảng Bình; đến 31/12/2002, số dự án đã tăng lên là 51 dự án với dư nợ tín dụng là 278 tỷ đồng và đến 31/12/2006, số dự án đã tăng lên là 53 dự án với dư nợ tín dụng là 1.242,9 tỷ đồng.
Trong giải ngân, Chi nhánh luôn tuân thủ đúng quy định của Tổng Giám đốc NHPT về điều kiện giải ngân như: Chỉ giải ngân khi dự án được thông báo kế hoạch, giải ngân theo đúng cơ cấu nguồn vốn tham gia đầu tư dự án, dừng giải ngân dự án khi chủ đầu tư có nợ quá hạn, lãi treo, không chấp thuận giải ngân khi hồ sơ chưa đáp ứng đầy đủ các quy định về Quản lý đầu tư và xây dựng, quy định về tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
* Công tác cho vay tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu
Bảng 3.5: Kết quả cho vay tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu
của Chi nhánh từ năm 2002 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005
2006
Kế hoạch giao
tỷ đ
6,4
2,0
8,9
8,0
3,8
Thực hiện
tỷ đ
6,4
1,8
8,9
8,2
2,5
Tỷ lệ đạt
%
100,0
92,1
100,0
102,5
65,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 đến năm 2006
của Chi nhánh NHPT Quảng Bình)
Thực hiện Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về tín dụng Hỗ trợ xuất khẩu, đến hết năm 2002, Chi nhánh đã cho vay 5 hợp đồng tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu với số tiền 6.450 triệu đồng để thu mua nguyên liệu chế biến 41 tấn mực khô lột da xuất khẩu với giá trị kim ngạch xuất khẩu 720.000 USD, tương đương 11.000 triệu đồng. Đến năm 2004, doanh số cho vay là 8.900 triệu đồng, năm 2005 là 8.228 triệu đồng. Trong năm 2006, Chi nhánh đã thực hiện thẩm định, cho vay 01 hợp đồng xuất khẩu với số tiền 463 triệu đồng. Thu nợ gốc: 5.598 triệu đồng và thu lãi: 222 triệu đồng. Dư nợ cho vay bình quân trong năm là 2.511,5 triệu đồng trên kế hoạch giao bình quân 3.863 triệu đồng, đạt 65% kế hoạch năm 2006 và không có nợ quá hạn.
* Đối với công tác thu nợ (gốc và lãi) vốn tín dụng ĐTPT
Công tác thu nợ (gốc và lãi) vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước luôn được
Chi nhánh chú trọng và thực hiện một cách tương đối hiệu quả. Hầu hết các dự án được đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đang phát huy được hiệu quả và trả nợ chi Chi nhánh rất tốt. Tỷ lệ thu nợ gốc và lãi của các dự án luôn đạt trên 90% kế hoạch được giao và số lượng thu nợ tăng nhanh qua các năm. Năm 2002, tổng số thu nợ (gốc và lãi) của toàn Chi nhánh chỉ là 40,3 tỷ đồng, năm 2005 là 91 tỷ đồng và đến năm 2006 là 138,4 tỷ dồng. Một số dự án đã trả nợ rất tốt như Dự án trồng và chăm sóc cao su của Công ty cao su Lệ Ninh, Dự án trồng và chăm sóc cao su của Công ty cao su Việt trung, Dự án Nhà máy XM sông Gianh, Cầu Nhật Lệ, Chương trình kiên cố hoá kênh mương…
Bảng 3.6: Kết quả thực hiện thu nợ (gốc và lãi)
của Chi nhánh từ năm 2002 – 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005
2006
Thu nợ gốc
Kế hoạch giao
tỷ đ
36,9
38,7
36,6
56,5
99,5
Thực hiện
tỷ đ
33,4
90,5
34,0
53,3
83,3
Tỷ lệ đạt
%
90,2
233,9
92,9
94,3
83,7
Thu lãi
Kế hoạch giao
tỷ đ
32,6
27,0
15,8
34,3
57,1
Thực hiện
tỷ đ
6,9
12,1
18,0
37,7
55,1
Tỷ lệ đạt
%
21,2
44,8
113,9
109,9
96,5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 đến năm 2006
của Chi nhánh NHPT Quảng Bình)
Tuy nhiên, trong quá trình thu nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước Chi nhánh đang còn gặp một số khó khăn nhất định do một số dự án gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi mô hình hoạt động nên việc thực hiện trả nợ cho Chi nhánh chưa đạt theo hợp đồng đã ký đã làm cho nợ quá hạn và lãi treo tăng nhanh (Bảng 3.7).
Số nợ quá hạn có chiều hướng tăng nhanh năm 2006 chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc Chương trình Đánh cá xa bờ và Chương trình Mía đường theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ (chiếm 80% tổng số nợ quá hạn). Đây là 02 chương trình lớn của Chính Phủ với mục tiêu khai thác những thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện nhưng do không được đầu tư đồng bộ, đúng hướng nên đạt hiệu quả rất thấp. Các tàu đánh cá xa bờ làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ kéo dài, các xã viên các hợp tác xã đánh cá bỏ ra ngoài làm ăn dẫn đến tàu phải nằm bờ, không chăm sóc làm cho tàu xuống cấp nghiêm trọng, gây thất thoát tiền cho Nhà nước. Trong khi đó, Nhà máy đường Quảng Bình liên tục hoạt động không có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, vùng nguyên liệu không được chú trọng quy hoạch… dẫn đến thua lỗ, không trả được nợ vay đúng theo HĐTD đã ký.
Bảng 3.7: Tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2002 - 2006
Chỉ tiêu/Năm
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng dư nợ
tỷ đ
278,1
368,6
749,1
1.134,9
1.242,9
Dư nợ quá hạn
tỷ đ
12,9
20,2
29,6
43,6
55,9
Tỷ lệ nợ quá hạn
%
4,6
5,5
3,9
3,8
4,5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 đến năm 2006
của Chi nhánh NHPT Quảng Bình)
Ảnh 5: Tàu đánh cá xa bờ và Nhà máy đường Quảng Bình -
Hai chương trình của Chính Phủ không phát huy được hiệu quả
Ngoài 02 Chương trình Đánh cá xa bờ và Chương trình Mía đường là những dự án có nợ quá hạn thuộc vào loại nợ khó đòi (nợ quá hạn trên 360 ngày) thì còn một số dự án đặc thù như các dự án nuôi tôm trên cát, dự án chế biến hàng thuỷ hải sản xuất khẩu… do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, giá sản phẩm thấp… dẫn đến việc SXKD thua lỗ, không có nguồn trả được nợ vay đúng hạn cho Chi nhánh. Số nợ quá hạn của các dự án này chủ yếu được xếp vào loại nợ khê đọng (nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày). Cụ thể như sau:
Bảng 3.8: Phân chia tỷ lệ nợ quá hạn
Chỉ tiêu/Năm
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng dư nợ
tỷ đ
278,1
368,6
749,1
1.134,9
1.242,9
Nợ quá hạn
tỷ đ
12,9
20,2
29,6
43,6
55,9
- Nợ quá hạn đến 180 ngày
tỷ đ
0
0
0,4
2,5
6,9
- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
tỷ đ
0
0
2,9
5,4
4,5
- Nợ quá hạn trên 360 ngày
tỷ đ
12,9
20,2
26,3
35,7
44,5
Tỷ lệ nợ quá hạn
- Tỷ lệ nợ thông thường
%
0,0
0,0
0,1
0,2
0,6
- Tỷ lệ nợ khê đọng
%
0,0
0,0
9,8
12,4
8,1
- Tỷ lệ nợ khó đòi
%
100,0
100,0
88,9
81,9
79,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 đến năm 2006
của Chi nhánh NHPT Quảng Bình)
* Công tác Hỗ trợ sau đầu tư
Bảng 3.9: Kết quả Hỗ trợ sau đầu tư của Chi nhánh từ năm 2002 – 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005
2006
Kế hoạch giao
Trđ
266,6
828,7
1.275,2
2.005,0
537
Thực hiện
Trđ
72,5
153,0
971,2
1.240,0
518
Tỷ lệ đạt
%
27,2
18,5
76,2
61,8
96,5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 đến năm 2006
của Chi nhánh NHPT Quảng Bình)
Đây là hình thức hỗ trợ đầu tư thực sự hấp dẫn đối với các chủ đầu tư. Năm 2000, Chi nhánh đã làm việc với các Ngân hàng thương mại, các chủ dự án có đủ điều kiện được hưởng Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và đã tham mưu cho UBND tỉnh bố trí cho 10 dự án với số vốn hỗ trợ năm 2001 là 124,7 triệu đồng. Năm 2004, Chi nhánh đã cấp hỗ trợ sau đầu tư cho 16 dự án với số vốn đã cấp là 971,2 triệu đồng. Năm 2005 cấp hỗ trợ sau đầu tư cho 25 dự án với số vốn 1.240 triệu đồng và năm 2006 đã cấp hỗ trợ sau đầu tư cho cho 27 dự án là 3.352 triệu đồng. Tổng số hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Chi nhánh đã ký đến nay là 40 dự án với tổng số vốn cam kết hỗ trợ 19.432,8 triệu đồng.
3.2.1.2. Hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình
a) Tạo việc làm cho người lao động
Bảng 3.10: Số việc làm từ các dự án năm 2002 – 2006
Năm
Tổng số (người)
Trong đó
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tổng số (người)
Tỷ trọng (%)
Tổng số (người)
Tỷ trọng (%)
Tổng số (người)
Tỷ trọng (%)
2002
1.025
950
92,7
0
0,0
75
7,3
2003
1.337
917
68,6
420
31,4
0
0,0
2004
1.391
910
65,4
481
34,6
0
0,0
2005
1.832
900
49,1
932
50,9
0
0,0
2006
1.210
1.100
90,9
110
9,1
0
0,0
Tổng
6.795
4.777
70,3
1.943
28,6
75
1,1
(Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm của các đơn vị vay vốn)
Số việc làm tăng thêm hàng năm tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp với số lao động tăng thêm trong 5 năm là 4.777 lao động (chiếm 70,3%). Số dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp có lao động tăng thêm nhiều nhất là Dự án Trồng và chăm sóc cao su của Công ty Việt Trung (trong 5 năm tăng thêm 2.200 lao động); Dự án Trồng và chăm sóc cao su của Công ty Lệ Ninh (trong 5 năm tăng thêm 1.750 lao động); Trồng rừng tạo việc làm cho các đồng bào dân tộc của Công ty Lâm công nghiệp Long Đại (trong 5 năm tăng thêm 350 lao động); Trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn và Nhà máy băm dăm của Công ty lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình (trong 5 năm tăng thêm 150 lao động). Số dự án thuộc lĩnh vực ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản cũng tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Có 6 dự án được đầu tư với số việc làm được tạo thêm là 327 lao động.
Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp cũng tạo ra được 1.943 việc làm cho người lao động (chiếm 28,6%), trong đó có các dự án tạo được nhiều việc làm như Dự án Nhà máy xi măng Sông Gianh của Tổng Công ty Miền Trung (850 lao động), Nhà máy đóng tàu Nhật Lệ của Công ty Vinashin Quảng Bình (300 lao động), Nhà máy đông lạnh thủy sản xuất khẩu Sông Gianh của Công ty Sông Gianh (420 lao động), Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn của Công ty lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình (60 lao động), Nhà máy tinh bột sắn Sông Dinh của Công ty cổ phần Bình Lợi (80 lao động)…
Ngoài việc trực tiếp tạo ra việc làm cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 07 Nng cao hi7879u qu7843 s7917 d7909ng v7889n tn d7909ng 273amp.doc