Luận văn Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Các sản phẩm thanh toán của ACB rất đa dạng và thanh toán trên các phương

thức theo thông lệ quốc tế : L/C, nhờ thu, chuyển tiền, CAD. Mỗi phương thức

thanh toán luôn có những sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu,

giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc sắp xếp tài chính, thực hiện các điều khoản,

điều kiện của hợp đồng.

-Hàng nhập : Về sản phẩm tài trợ thế chấp bằng chính lô hàng nhập là một hình

thức cấp tín dụng của ACB cho doanh nghiệp để tài trợ chi phí đối với những lô

hàng thanh toán qua ACB và đảm bảo bằng chính lô hàng đó thông qua phương

thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện

của ACB như : quy mô hoạt động, kinh nghiệm của Ban lãnh đạo, năng lực tài

chính, mối quan hệ – uy tín với ACB, mặt hàng tài trợ, tài sản đảm bảo,.

+ Sản phẩm Cho vay đảm bảo khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất theo L/C

là hình thức cấp tín dụng của ACB cho nhà xuất khẩu căn cứ vào bộ chứng từ hàng

xuất thanh toán bằng tín dụng chứng từ với thời hạn cho vay : đối với L/C trả ngay

là tối đa 30 ngày, đối với L/C trả chậm là tối đa 180 ngày.

pdf87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, công trái, giấy tờ có giá, đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế, + Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, + Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, + Thanh toán quốc tế, bao thanh toán, + Môi giới đầu tư chứng khoán, lưu ký , tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành, + Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác. 2.1.1.5. Thành tích đạt được : + Năm 1997, 1999, 2005, 2008, 2009, 2010 : Chứng nhận “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí Euromoney, Tạp chí Global Finance Magazine USA, Tạp chí The Banker, thuộc tập đoàn Financial Times, Anh quốc cấp. + Năm 2001 : Một trong 500 ngân hàng hàng đầu Châu Á do Tạp chí Asiaweek cấp. + Năm 2002 : Giải thưởng chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia, Bằng khen về thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ do Thủ tướng Chính phủ cấp. + Năm 2006 : Bằng khen trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc do Thủ tướng Chính phủ cấp. + Năm 2007 : Cúp thủy tinh về Thành tựu về lãnh đạo trong ngành ngân hàng Việt 37 Nam năm 2006 do The Asian Banker cấp. + Năm 2009 : Huân chương lao động hạng II do Chủ tịch nước cấp. + Năm 2010 : Ngân hàng có dịch vụ thanh toán vượt trội năm 2010 do Tạp chí The Asset cấp, Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010 do Tạp chí The Asian Banker cấp. 2.1.1.6. Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm : - Đại Hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) : là cơ quan quyết định cao nhất gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ ngân hàng quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo... - Hội đồng quản trị (HĐQT) : do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ). HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển ngân hàng, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý ngân hàng, đưa ra các bi ện pháp, quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra. - Ban kiểm soát : do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm.. - Các Hội đồng : do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. - Tổng giám đốc : do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HDQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng. - Các khối, phòng, ban : thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc - Các SGD, chi nhánh, phòng giao dịch, các công ty trực thuộc :kinh doanh độc lập nhưng cũng chịu sự chi phối của Ban điều hành ngân hàng. 38 (Xem Phụ lục 1 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC): Hiện tại, ACB thực hiện thanh toán quốc tế theo mô hình quản lý tập trung, với cơ cấu tổ chức như sau : Sơ đồ tổ chức Trung tâm thanh toán quốc tế tại ACB 2.1.1.7.Trung tâm Thanh toán quốc tế (TT.TTQT): -Chức năng : TT.TTQT là đơn vị trực thuộc Khối khách hàng doanh nghiệp (KHDN), được thành lập với mục đích quản lý và hỗ trợ nghiệp vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống, bao gồm các chức năng sau:  Tổ chức, duy trì và phát triển thanh toán quốc tế áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống.  Hướng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ các văn bản liên quan nghiệp vụ, các thông lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống.  Quản lý, vận hành hệ thống Swift - Nhiệm vụ :tiếp nhận và xử lý thông tin, chuyển tiền và thanh toán, kiểm tra chứng từ, tư vấn, hỗ trợ. -Tổ chức :  Đứng đầu TT.TTQT là Giám đốc TT.TTQT : chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trung tâm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc khối hoặc người được phân công/ ủy quyền về mọi mặt.  Phó Giám đốc : chịu trách nhiệm và báo cáo với Giám đốc TT.TTQT về các KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ Bộ phận Tiếp nhận và xử lý Bộ phận Chuyển tiền Bộ phận Kiểm tra chứng từ Bộ phận Tư vấn và hỗ trợ 39 hoạt động của TT.TTQT.  Trưởng bộ phận : chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của bộ phận, báo cáo trực tiếp và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của bộ phận trước Giám đốc trung tâm.  Các chuyên viên, kiểm soát viên, nhân viên : làm việc độc lập và báo cáo trực tiếp cho Trưởng bộ phận. - Quy mô hoạt động : Năm 2010, toàn hệ thống ACB bao gồm 62 chi nhánh hoạt động TTQT và 153 Phòng giao dịch được phép tiếp nhận hồ sơ TTQT chuyển về TT.TTQT để xử lý, trong đó được phân bổ nhiều nhất ở Tp.HCM và thưa thớt hơn ở các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ. Bảng 2.3.Quy mô hoạt động thanh toán quốc tế HCM Miền Bắc Miền Trung Đông Nam Bộ Tây nam bộ Chi nhánh được phép hoạt động TTQT 25 14 11 5 7 PGD được phép tiếp nhận TTQT 81 41 13 14 4 2.1.2 .Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB : ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của ngân hàng bán lẻ với danh mục sản phẩm đa dạng tập trung vào phân đoạn khách hàng : cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. ACB thường xuyên thực hiện tái cấu trúc, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới. 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn -ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm, tiền gửi về nội tệ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất và chương trình khuy ến mãi, quà tặng hấp dẫn...Chính điều này ACB đã thu hút m ạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp.Nguồn huy động vốn của ACB liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng năm 2010 đạt cao hơn 22.14% so với năm 2009 và số dư huy động tính đến năm 40 2010 là 164.284 tỷ đồng. Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn Đvt : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Vay NHNN 0 0 10.256 7.6 10.458 6.4 Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD khác 9.901 10.9 10.449 7.8 17.176 10.5 Tiền gửi của khách hàng 75.112 82.4 108.991 81 130.148 79.2 Vay tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay 298 0.3 270 0.2 315 0.2 Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 0 0 23 0 676 0.4 Trái phếu chuyển đổi 5.859 6.4 4.510 3.4 5.510 3.4 Cộng 91.170 134.502 164.284 Nguồn : báo cáo kiểm toán ngân hàng Á châu -Nhận xét : + Vay từ NHNN, tiền gửi và tiền vay từ các TCTD : Về tiền vay từ NHNN, số dư cuối năm 2009 của ACB là 10.256 tỷ đồng (chiếm 7.6% trong tổng vốn huy động, năm 2010 tỷ trọng này giảm nhẹ còn 6.4% trong khi số dư tăng khoảng 201 tỷ so với đầu năm. Về tiền gửi và tiền vay từ TCTD, số dư năm 2010 là 17.176 tỷ đồng tăng 6.726 tỷ đồng (chiếm 10.5%) so với đầu năm trong tổng nguồn vốn huy động. + Về vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay : năm 2010 đạt 315 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng nhỏ 0.2%) trong tổng vốn huy động, chủ yếu là từ các tổ chức quốc tế tài trợ cho các dự án của chính phủ. 41 + Về tiền gửi của khách hàng • : năm 2010 là 130.148 tỷ đồng (chiếm 79.2% trong tổng vốn huy động của ACB. ACB luôn duy trì tỷ trọng tiền gửi của khách hàng ở mức cao khoảng 80% trong tổng nguồn vốn huy động. Về trái phiếu chuyển đổi 2.1.2.2.Dư nợ cho vay và tạm ứng cho khách hàng (không bao gồm các TCTD) Bảng 2.5. Dư nợ vay phân loại theo loại hình cho vay của ACB 2008-2010 Đvt : tỷ đồng cũng chiếm 3.4% trong tổng nguồn vốn huy động và tăng gần 1000 tỷ so với năm 2009. Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Cho vay ngắn hạn 15.937 45.8 35.614 57.1 42.806 52.9 Cho vay trung, dài hạn 17.532 50.3 24.921 40 35.923 44.4 Cho vay đồng tài trợ 1.362 3.9 1.822 2.9 2.175 2.7 Cho vay từ nguồn tài trợ chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác 0 0 0 Nợ chờ xử lý 0 0 0 Tổng 34.832 62.357 80.906 Dự phòng RR TD 228 504 673 Danh mục cho vay 34.604 61.855 80.233 Nguồn : báo cáo kiểm toán ACB => Tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là cho vay ngắn hạn chiếm 52.9% trong tổng số vốn cho vay mặc dù giảm so với năm 2009 (57.1%) nhưng không đáng kể. Bảng 2.6.Dư nợ vay phân loại theo tiền tệ 2008-2010 (Đvt : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 42 Cho vay VND 24.563 70.5 51.552 82.7 54..516 67.4 Cho vay USD 10.368 29.5 10.805 17.3 26..389 32.6 Tổng 34.832 62.357 80.906 Nguồn : báo cáo kiểm toán ACB => ACB chủ yếu cho vay VND, tuy nhiên đến năm 2010, tỉ trọng cho vay VND đã giảm và tăng cho vay USD so với năm 2009. Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm 2010, lên 15%-17%, thậm chí 18%/năm, trong khi lãi su ất vay USD chỉ khoảng 6-9%/năm. Chênh lệch này khiến doanh nghiệp vay USD và bán lại lấy VND, tăng cung ngoại tệ cho thị trường. Năm 2010, dư nợ cho vay tăng so với các năm do việc cho vay thanh toán quốc tế như cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán bằng tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền, đồng thời cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu để chuẩn bị hàng… Bảng 2.7. Dư nợ vay phân loại theo khu vực 2008-2010 Đvt : tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tp.HCM 24.641 70.7 40.488 64.9 54.943 67.9 Miền Bắc 5.723 16.4 12.829 20.6 15.636 19.3 Miền Đông 1.821 5.2 3.037 4.9 3.774 4.7 Miền Trung 1.371 3.9 3.226 5.2 3.821 4.7 ĐBSCL 1.275 3.7 2.775 4.5 2.729 3.4 Tổng 34.832 62.357 80.906 Nguồn : báo cáo kiểm toán ACB  Tp.HCM là địa phương hấp thu nguồn vốn tín dụng cao theo đúng chiến lược kinh doanh và phản ánh đúng tiềm năng của nền kinh tế (chiếm 67.9% trong tổng nguồn cho vay) 43 2.1.2.3. Kinh doanh ngoại tệ : Bảng 2.8. Báo cáo doanh số kinh doanh ngoại tệ tại ACB Đvt : tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh số kinh doanh 349 85.1 3.032 98.1 2.690 95.7 Hoạt động thanh toán 61 58 60 2.1 - TTQT 58 14.3 55 1.8 57 2.02 -Western Union 2 0.7 3 0.1 3 0.18 Tổng 411 3.091 2.810 Lãi kinh doanh 15 738 693 Nguồn : ACB => Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ACB từ năm 2008 -2010 với nổi bật nhất vẫn là doanh số kinh doanh ngoại tệ (chiếm 95.7% trong tổng doanh số kinh doanh, đặc biệt là USD), trong khi đó hoạt động TTQT chiếm 2.02% trong tổng doanh số hoạt động thanh toán. Tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh của năm 2010 có phần giảm doanh số hơn so với năm 2009 ( khoảng 281 tỷ đồng). Nguyên nhân có thể do : tình hình biến động của tỷ giá các loại tiền chẳng hạn như giá USD tăng mạnh 2008, 2009 đến 1 /2010 giảm nhẹ và dao động 18.479 VND/USD, hay do nhu cầu về ngoại tệ của cá nhân, doanh nghiệp, chính sách của nhà nước… làm cho ACB khó khăn trong việc hoạch định tỷ giá kinh doanh, số lượng kinh doanh… − Hoạt động thanh toán trong nước : tính đến năm 2010 được phân bổ hợp lý với 471 tài khoản Nostro, ngoài 233 tài khoản nostro được duy trì ở hai khu vực kinh tế trọng điểm là Tp.HCM và Hà Nội, số lượng 11 đến 63 tài khoản nostro mở tại mỗi tỉnh, thành còn lại đã giúp ACB đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng. - Một sản phẩm nữa luôn gắn liền với ACB là các siêu thị địa ốc ACB, cung cấp 44 các dịch vụ tư vấn, trung gian thanh toán và cho vay, giúp bên mua và bên bán tìm kiếm sự an toàn, hiệu quả, nhanh chóng. ACB còn có một số dịch vụ khác phục vụ cho nhu cầu khách hàng như : dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, ACB online...tạo nên thương hiệu “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. 2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại NHTMCP Á Châu : 2.2.1. Văn bản pháp lý : Về cơ bản, nước ta hiện nay giao dịch bằng L/C trong thanh toán quốc tế càng nhiều và chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của tập quán quốc tế áp dụng UCP hầu như tuyệt đối. 2.2.1.1. Các ngân hàng : khi thực hiện thanh toán quốc tế do đồng tiền thanh toán là bằng ngoại tệ nên pháp luật quy định các ngân hàng phải được phép hoạt động ngoại hối, có nhân viên trình đ ộ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo tính pháp lý và hợp lý cho các giao dịch thanh toán do ngân hàng thực hiện đối với khách hàng của mình, hạn chế quyền cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế vì hoạt động thanh toán quốc tế này đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn cao. 2.2.1.2. Khách hàng bao gồm người mua được quy định phải có tài khoản tại ngân hàng được phép, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép nhập khẩu hoặc ủy thác, giấy đề nghị mở L/C…Người bán phải có tài khoản tại ngân hàng mà có tài khoản trực tiếp hay thông qua đại lý của ngân hàng phát hành...Có thể thấy rằng, pháp luật thanh toán bằng L/C là rất ít. Các văn bản chủ yếu dưới hình thức quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước chỉ nêu các định nghĩa, diễn giải sơ lược nên dễ gây ra tranh cãi. 2.2.1.3. Về thủ tục quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ : Điều 16 Quyết định số 226/2002/ QĐ-NHNN ngày 26/3/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định : “ việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán quyền và nghĩa v ụ của các bên liên quan trong thanh toán bằng L/C do các bên tham gia thanh toán thỏa thuận 45 và áp dụng và theo quy định hiện hành của Việt nam.” Nhưng theo UCP quy định “ các ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, tính chính xác, tính chân thực hoặc giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của chứng từ hoặc các ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về số lượng, tên hàng, trọng lượng, chất lượng, bao bì của hàng hóa…” điều này thể hiện việc thực hiện kiểm tra chứng từ có ý thức của ngân hàng là kiểm tra trên “bề mặt” chứng từ. Trên thực tế, có thể dẫn đến mỗi ngân hàng hiểu và vận dụng tính “bề mặt” chứng từ khác nhau. Điều này làm nảy sinh rủi ro cho người mua. Như vậy, nếu ngân hàng và người mua cùng kiểm tra chứng từ thì có thể giảm rủi ro cho người mua. Một vấn đề nữa là : người hưởng lợi có quyền chấp nhận tu chỉnh L/C thì có thể thông báo chấp nhận hoặc từ chối tu chỉnh, hoặc không thông báo gì cả mà xuất trình bộ chứng từ theo tu chỉnh có nghĩa là ngư ời hưởng lợi đã chấp nhận tu chỉnh. Người nhập khẩu sẽ bất lợi khi chuẩn bị nhận hàng. Do đó, để UCP có thể được vận hành tốt nhất thì pháp luật Việt Nam cần quy định thêm điều này và phải rõ ràng, thống nhất. Tóm lại, thực trạng pháp luật về thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở nước ta còn nhiều bất cập và hạn chế. UCP tuy là bản quy tắc thống nhất quốc tế nhưng để có thể áp dụng được hiệu quả thì cần có những quy định, hướng xử lý thích hợp của Nhà nước trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong thanh toán quốc tế. Xuất phát từ thực trạng trên, khi mở L/C, ACB cũng đã nghiên cứu và đưa ra nguyên tắc và điều kiện phát hành L/C cho khách hàng như sau : -Về Nguyên tắc phát hành  Khách hàng phải thanh toán đủ phí, các khoản tiền ACB đã tr ả thay cho khách hàng và lãi phát sinh theo quy định. : ACB thực hiện phát hành L/C nhập khẩu dựa trên nguyên tắc đảm bảo :  ACB thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan (về phát hành L/C nhập khẩu, về quản lý ngoại hối, UCP, về bảo lãnh ngân hàng...)  Nguồn thanh toán của khách hàng bằng vốn tự có và/hoặc vốn vay của ACB. - Về các điều kiện phát hành L/C 46  Khi phát hành L/C, hàng hóa nhập khẩu phải phù hợp với chính sách, quy định hiện hành của NHNN và Bộ công thương.  Khách hàng phát hành L/C phải được phép nhập khẩu hàng hóa hoặc ủy thác cho đơn vị khác được phép nhập thay.  Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C và có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho ACB theo cam kết.  ACB và khách hàng thỏa thuận về các biện pháp đảm bảo đối với việc phát hành L/C phù hợp với quy định của ACB. Các biện pháp đảm bảo có thể là : ký quỹ, cấm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của cá nhân, doanh nghiệp khác.. 2.2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTMCP Á Châu: Thanh toán quốc tế là một dịch vụ truyền thống của ngân hàng, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng thu dịch vụ của ACB. 2.2.2.1. Các sản phẩm TTQT và hỗ trợ cung ứng dịch vụ TTQT của ACB : Bảng 2.9. Sản phẩm TTQT và hỗ trợ HÀNG NHẬP KHẨU HÀNG XUẤT KHẨU -Thanh toán chuyển tiền bằng điện -Nhờ thu nhập khẩu -Chuyển tiền CAD nhập khẩu -Thanh toán tín dụng thư hàng nhập khẩu -Nhận tiền chuyển đến -Nhờ thu xuất khẩu -Chuyển tiền CAD xuất khẩu -Thanh toán tín dụng thư hàng xuất khẩu CÁC SẢN PHẨM HỖ TRỢ CÁC SẢN PHẨM HỖ TRỢ -Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập -Cho vay đảm bảo khoản phải thu từ bộ chứng từ xuất theo thanh toán bằng T/T, L/C. -Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng. -Chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức nhờ thu, L/C. 47 Các sản phẩm thanh toán của ACB rất đa dạng và thanh toán trên các phương thức theo thông lệ quốc tế : L/C, nhờ thu, chuyển tiền, CAD. Mỗi phương thức thanh toán luôn có những sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc sắp xếp tài chính, thực hiện các điều khoản, điều kiện của hợp đồng. -Hàng nhập : Về sản phẩm tài trợ thế chấp bằng chính lô hàng nhập là một hình thức cấp tín dụng của ACB cho doanh nghiệp để tài trợ chi phí đối với những lô hàng thanh toán qua ACB và đảm bảo bằng chính lô hàng đó thông qua phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện của ACB như : quy mô hoạt động, kinh nghiệm của Ban lãnh đ ạo, năng lực tài chính, mối quan hệ – uy tín với ACB, mặt hàng tài trợ, tài sản đảm bảo,.. - + Sản phẩm Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng : là hình thức cấp tín dụng của ACB cho nhà xuất khẩu nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động trong quá trình thu Hàng xuất : + Sản phẩm Cho vay đảm bảo khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất theo L/C là hình thức cấp tín dụng của ACB cho nhà xuất khẩu căn cứ vào bộ chứng từ hàng xuất thanh toán bằng tín dụng chứng từ với thời hạn cho vay : đối với L/C trả ngay là tối đa 30 ngày, đối với L/C trả chậm là tối đa 180 ngày. + Sản phẩm Chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức cấp tín dụng của ACB cho nhà xuất khẩu bằng việc mua lại hối phiếu kèm bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ bằng cách trả tiền trước cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, hối phiếu và bộ chứng từ bị ngân hàng nước ngoài từ chối toàn bộ / một phần / đến hạn không thanh toán thì ACB truy đòi s ố tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và chi phí phát sinh từ nhà xuất khẩu. Hối phiếu được lập theo mẫu của ACB và chuyển nhượng cho ACB và có ngày ký phát đ ến ngày xuất trình phải nhỏ hơn 90 ngày (đối với L/C trả ngay), có thời hạn thanh toán còn lại nhỏ hơn 180 ngày từ thời điểm chiết khấu (đối với L/C trả chậm ), bộ chứng từ hàng xuất phải phù hợp với điều khoản, điều kiện được quy định trong L/C. 48 mua hàng hóa, nguyên vật liệu, chi phí lưu động khác phục vụ cho sản xuất, gia công, chế biến kinh doanh hàng để xuất khẩu. 2.2.2.2. Quy trình thực hiện TTQT bằng tín dụng chứng từ tại ACB: - Các đối tượng tham gia : + Tại chi nhánh : Nhân viên chi nhánh (NVCN), Nhân viên tín dụng chi nhánh (NVTD CN), Kiểm soát viên chi nhánh (KSV CN), Trưởng đơn vị chi nhánh (TĐV CN). + Tại Trung Tâm Thanh toán quốc tế : Nhân viên Thanh toán quốc tế (NV TTQT), Nhân viên giao dịch (NV GD), Kiểm soát viên Thanh toán quốc tế (KSV TTQT), Giám đốc TT.TTQT (GĐ TT) - Quy trình thực hiện : * QUY TRÌNH L/C NHẬP (Xem Phụ lục 2 : Hồ sơ mở L/C hàng nhập) 1-Mở L/C nhập  Tại chi nhánh : : NVCN tư vấn và tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C của khách hàng, kiểm tra các loại giấy tờ, nội dung trên giấy đề nghị mở L/C và trên hợp đồng. Sau đó chuyển hồ sơ cho NVTD CN thực hiện kiểm tra các điều kiện mở L/C của khách hàng có phù hợp với quy định của ACB lập tờ trình trình xét duyệt hồ sơ phát hành L/C. Khi tờ trình được duyệt, NVTD CN chuyển cho NVCN để tiến hành duyệt bán ngoại tệ ký quỹ (nếu có) và giữ phần tiền ký quỹ và phí theo yêu cầu của tờ trình. Sau đó NVCN chuyển KSV CN kiểm tra lần hai trước khi chuyển hồ sơ lên TT.TTQT.  Tại TT.TTQT : NV TTQT tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C từ chi nhánh, chuyển hồ sơ sang KSV TTQT kiểm tra lần 2 nếu vượt mức thì trình GĐTT ký duy ệt, sau đó chuyển hồ sơ sang NV GD hạch toán ký quỹ, thu phí và nhập ngoại bảng phát hành L/C. Sau khi hoàn tất phần hạch toán, NV TTQT soạn điện phát hành L/C chuyển KSV TTQT kiểm tra lần 2 và chuyển điện ra nước ngoài.  Tại chi nhánh : 49 NV CN tiếp nhận L/C gốc (L/C đã đi đi ện ra nước ngoài) từ TT.TTQT trình TĐV CN ký duyệt và giao L/C cho khách hàng. 2-  Tại chi nhánh : Tiếp nhận Bộ chứng từ từ ngân hàng của người thụ hưởng : NV CN nhận bộ chứng từ từ phòng hành chính giao, kiểm tra về số lượng, loại chứng từ sau đó lập biên bản kiểm tra chứng từ và trình KSV CN kiểm tra lần 2 trước khi chuyển lên TT.TTQT  Tại TT.TTQT : NV TTQT nhận bộ chứng từ từ chi nhánh, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và lập thông báo về tình trạng bộ chứng từ, lập điện thông báo bộ chứng từ bất hợp lệ cho ngân hàng nước ngoài (nếu có) và trình KSV TTQT kiểm tra lần 2 nếu vượt mức thì trình GĐ TT ký duy ệt trước khi chuyển thông báo cho khách hàng về chi nhánh hoặc trước khi gửi điện ra nước ngoài.  Tại chi nhánh: NV CN nhận thông báo về tình trạng bộ chứng từ từ TT.TTQT, chuyển KSV CN / TĐV CN ký duyệt, sau đó thông báo cho khách hàng. 3-  Tại chi nhánh : Giao Bộ chứng từ cho khách hàng: NV CN nhận văn bản phản hồi về tình trạng bộ chứng từ của khách hàng. Nếu : + Bộ chứng từ hợp lệ hoặc bộ chứng từ bất hợp lệ mà khách hàng chấp nhận thanh toán, NV CN thực hiện kiểm tra số dư, giữ tiền ký quỹ bổ sung và phí, ký hậu vận đơn / phát hành bảo lãnh nhận hàng cho khách hàng, trình KSV CN kiểm tra lần 2 sau đó chuyển hồ sơ đến TĐV ký duyệt vận đơn và giao cho khách hàng bộ chứng từ. Sau đó, NV CN chuyển hồ sơ lên TT.TTQT để thực hiện thanh toán (L/C trả ngay) hoặc chấp nhận (L/C trả chậm). + Bộ chứng từ bất hợp lệ mà khách hàng không đồng ý thanh toán, NV CN chuyển hồ sơ lên TT.TTQT để NV TTQT đi điện thông báo cho ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán bộ chứng từ, trình KSV TTQT kiểm tra lần 2 trước khi chuyển điện ra nước ngoài. 50 4-  Tại chi nhánh : Chấp nhận thanh toán (Đối với L/C trả chậm) : NV CN sau khi giao bộ chứng từ cho khách hàng, chuyển hồ sơ sang KSV CN kiểm tra lần 2 trước khi chuyển lên TT.TTQT và giữ phần tiền phí chấp nhận thanh toán trên tài khoản của khách hàng.  Tại TT.TTQT : NV TTQT tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh, kiểm tra và soạn điện chấp nhận và lập giấy đề nghị cho NV GD hạch toán thu phí chấp nhận , nhập ngoại bảng theo dõi ngày đáo h ạn thanh toán. Sau đó NV TTQT chuyển hồ sơ cho KSV TTQT kiểm tra lần 2 trước khi chuyển điện chấp nhận ra nước ngoài và chuyển điện về cho chi nhánh. 5-  Tại chi nhánh : Thanh toán L/C : NV CN sau khi giao bộ chứng từ cho khách hàng (L/C trả ngay) hoặc đến hạn thanh toán (L/C trả chậm) , lập điện thanh toán và giữ phí thanh toán trên tài khoản khách hàng, chuyển hồ sơ sang KSV CN kiểm tra lần 2 trước khi chuyển lên TT.TTQT.  Tại TT.TTQT : NV TTQT tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ từ chi nhánh chuyển lên, soạn điện thanh toán cho nước ngoài và lập giấy đề nghị thu phí chuyển cho NV GD hạch toán ký quỹ bổ sung, thu phí thanh toán và xuất ngoại bảng. Sau đó chuyển hồ sơ cho KSV TTQT kiểm tra trước khi chuyển điện ra nước ngoài. Đồng thời, chuyển điện về cho chi nhánh.  Tại chi nhánh : NV CN nhận điện thanh toán từ TT.TTQT, đóng và lưu hồ sơ. *QUY TRÌNH L/C XUẤT KHẨU (Xem Phụ lục 3: Hồ sơ thanh toán L/C xuất) 1-  Tại TT.TTQT : Thông báo LC/ tu chỉnh LC: NV TTQT tiếp nhận L/C/ tu chỉnh L/C từ ngân hàng nước ngoài (bằng điện) 51 hoặc chi nhánh (bằng thư) , tiến hành kiểm tra tính xác thực, nội dung L/C / tu chỉnh L/C, lập thông báo trình KSV TTQT kiểm tra trước khi chuyển về cho chi nhánh, đồng thời lập giấy đề nghị chuyển NV GD hạch toán thu phí thông báo L/C / tu chỉnh.  Tại chi nhánh : NV CN tiếp nhận và kiểm tra thông báo L/C / tu chỉnh L/C, KSV TTQT kiểm tra lần 2 trước khi trình TĐV ký duy ệt L/C / tu chỉnh và thông báo L/C / tu chỉnh. Sau đó NV CN thông báo cho khách hàng. Trong trường hợp khách hàng muốn được ACB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_thanh_toan_quoc_te_bang_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu_tai_ngan_hang_tmcp_a_cha.pdf
Tài liệu liên quan