Luận văn Nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây: Các phương hướng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HÀ TÂY 3

I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG

MỸ NGHỆ 3

1. Khái niệm hàng thủ công mỹ nghệ 3

2. Các hình thức tổ chức sản xuất. 5

3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm. 7

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO XUẤT KHẨU

HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. 8

1. Các yếu tố khách quan. 8

2. Các yếu tố chủ quan. 11

III. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN. 12

1. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường xuất khẩu. 12

2. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu: 14

IV. ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH. 15

1. Hình thành loại hoạt động sản xuất có tính chất công nghệ tại nông thôn. 15

2. Giải quyết việc làm tại chỗ. 16

3. Tăng thu nhập cho người lao động 18

4. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng mỹ nghệ là huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tận dụng được mặt hàng sản xuất. 18

V. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU. 19

1. Căn cứ vào mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng. 19

2. Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ với khách hàng. 19

3. Căn cứ hình thức xuất 19

4. Căn cứ mức độ hạn chế xuất khẩu 19

5. Căn cứ mức độ quan trọng của thị trường 19

6. Căn cứ vào vị trí địa lý thị trường gồm có: 20

VI. CÁC THỊ TRƯỜNG CHỦ YẾU CỦA SẢN PHẨM MỸ NGHỆ HÀ TÂY. 20

1. Thị trường trong nước 20

2. Thị trường nước ngoài. 22

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HÀNG

THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HÀ TÂY 24

I. PHÂN TÍCH VỀ LAO ĐỘNG (T) 24

II. PHÂN TÍCH VỀ VỐN ĐẦU TƯ (VĐT) 27

III. PHÂN TÍCH VỀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GO) 30

IV. MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA

NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HÀ TÂY 38

IV. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU BIỂU HIỆN HIỆU QUẢ KINH TẾ 42

V. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GO). 45

1. GO chịu sự ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân ( )

và số lao động (T). 46

2. GO chịu ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn ( ), mức trang bị vốn đầu tư ( ) và tổng số lao động. 47

3. GO chịu ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn lưu động (Hv), mức trang bị vốn lưu động và tổng số lao động. 48

PHẦN III: CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HÀ TÂY 51

I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI 51

1. Thuận lợi 51

2. Khó khăn. 53

II. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA TỈNH. 54

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HÀ TÂY 56

1. Quy hoạch để giải quyết mặt bằng cho các loại hình sản xuất trong các làng nghề phù hợp với quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống giai đoạn 2001-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt. 56

2. Về vốn: 56

3. Về đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị mới, sản phẩm mới. 56

4. Về thuế. 56

5. Về nguyên liệu cho sản xuất. 57

6. Tiếp tục sử dụng có hiệu quả quỹ hô trợ khuyến công của tỉnh vào các chương trình cụ thể. 57

7. Về quản lý Nhà nước. 57

8. Về sản phẩm. 57

9. Về thị trường tiêu thụ 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

doc71 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây: Các phương hướng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 3,18% dân số cả nước. Mật độ dân số Hà Nội là 258 người/km2 gấp hơn 10 lần mật độ dân số cả nước, bằng 3,5 lần mật độ dân số vùng Đồng bằng sông Hồng. Hàng năm, Hà Nội phải tiếp nhận một khối lượng khách vãng lai rất lớn kể cả khách du lịch trong và ngoài nước có nhu cầu hàng hoá chất lượng cao. Mặc dù mật độ dân số cao nhưng thu nhập bình quân của dân cư Hà Nội vẫn cao do ở đây có nhiều khu công nghiệp lớn, cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao dễ hơn. Từ thu nhập cao nên sức mua sản phẩm vật chất cũng cao. Do đó hàng thủ công mỹ nghệ được tiêu thụ ở thị trường này chiếm tỷ trọng lớn. Chiếm tới hơn 40% giá trị sản xuất. - Hà Nội có khả năng khai thác thị trường của vùng và cả nước để tiêu thụ hàng hoá nhập và là đầu mối thu gom, thu mua hàng thủ công mỹ nghệ từ các địa phương để xuất khẩu đi các nước khác. 1.3. Thị trường vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Ngoài thị trường Hà Nội đầy sôi động, Hà Tây còn phải tiếp tục khai thác những thị trường khác, khai thác ở đây chú ý cả về kinh tế và sở thích tâm lý. Hàng thủ công mỹ nghệ có thể là sản phẩm mang đậm bản sắc của vùng Bắc Bộ nên có thể tận dụng sở thích tâm lý của các vùng khác để mở rộng thị trường. Tuy nhiên nhiệm vụ hàng đầu là chú ý đến một số thành phố lớn, đó là trung tâm kinh tế xã hội của từng khu vực như: Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,... 2. Thị trường nước ngoài. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập ASEAN, AFTA, đã ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước, có Hiệp định chung và Hiệp định hàng dệt may với EU, đã ký Hiệp định thương mại với Mỹ và chuẩn bị đàm phán, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tham gia APEC. Sự hội nhập vào thị trường quốc tế và khu vực sẽ thúc đẩy phát triển buôn bán với các nước. 2.1. Thị trường Châu á - Thái Bình Dương. Trong đó chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN. - Nhật Bản là nước đất chật, người đông, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nên rất cần tài nguyên nhiên liệu. Nhật Bản là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, là một trong 3 trung tâm công nghệ thế giới; quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản giữ vị trí quan trọng. - Trung Quốc nằm ở phía Bắc Việt Nam, có nhiều cửa khẩu thông thương giữa 2 nước. Việt Nam - Trung Quốc có quan hệ buôn bán từ lâu đời nhưng chỉ phát triển mạnh trong một số năm gần đây sau khi 2 nước bình thường hoá quan hệ. Hiện nay Trung Quốc là nước có nhịp độ phát triển kinh tế nhanh đứng đầu thế giới (năm 2000 là 8,1%). Với tiềm năng kinh tế mạnh, dân số đông (khoảng 1,3 tỷ người năm 2001) Trung Quốc sẽ là thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá lớn đối với Việt Nam. - Trong các nước ASEAN, Việt Nam có quan hệ thương mại với một số thị trường chủ yếu là Thái Lan, Singapore, hai nước này đang phát triển kinh tế với tốc độ cao, có vai trò thương cảng quốc tế, trung tâm thương mại, tài chính và dịch vụ quốc tế. Các nước này rất chuộng sản phẩm mang tính chất bản sắc dân tộc như thủ công mỹ nghệ trình độ cao, đặc biệt là Thái Lan. 2.2. Thị trường Đông Âu. Chủ yếu là Nga và các nước SNG là thị trường truyền thống của Việt Nam và có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm 1960-1990. Hiện nay các nước này đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ nay trở đi khả năng kinh tế của các nước này đang có sự chuyển biến nhanh. Với các nước này Việt Nam đang gắn xuất khẩu với việc trả nợ đồng thời tăng nguồn hàng, tăng chất lượng hàng xuất khẩu để thâm nhập sâu vào chiếm lĩnh thị trường. 2.3. Thị trường Tây Âu. Hiện nay quan hệ thương mại Âu - Á bắt đầu có sự chuyển biến về chất thể hiện ở các hướng hợp tác được hình thành qua Hội nghị thượng đỉnh 15 quốc gia Châu Âu và 10 nước Châu Á trên cơ sở nguyên tắc cơ bản về tự do hoá thương mại của WTO. Các thị trường Pháp, Đức, Anh đều là cơ hội để chúng ta xuất khẩu được một số sản phẩm công nghiệp nhẹ. Đặc biệt là thị trường Pháp đánh giá rất cao sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta. Trong tương lai có thể xuất khẩu sản phẩm này từ 5-7 triệu USD/năm. 2.4. Thị trường Mỹ - Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ các hàng thành phẩm của các nước đang phát triển (30% hàng thành phẩm của các nước đang phát triển được tiêu thụ sang thị trường Mỹ). - Buôn bán giữa Mỹ và Việt Nam bắt đầu phát triển kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa 2 nước được bình thường hoá. Và nó lại càng phát triển hơn khi Hiệp định thương mại giữa 2 nước đã được ký kết. Trong tương lai chắc chắn kim ngạch ngoại thương giữa 2 nước sẽ ngày càng phát triển. PHẦN II PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HÀ TÂY Từ báo cáo tổng kết hoạt động của các làng nghề CN-TTCN ở Hà Tây thời kỳ 1997-2001 ta có một số chỉ tiêu về nghề thủ công mỹ nghệ như sau: Bảng 4: Chỉ tiêu Năm Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 Lao động (người) T 14.050 14.103 14.305 15.680 16.050 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) GO 10,07 22,118 38,21 77,024 91,56525 TN bình quân (triệu đồng/năm) W 0,7167 1,5683 2,6711 4,9122 5,705 (Số liệu của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Tây) I. PHÂN TÍCH VỀ LAO ĐỘNG (T) Theo báo cáo hoạt động chung của toàn ngành CN-TTCN thì lao động tăng rất nhanh, năm 1997 toàn ngành có 76.463 lao động đến năm 2001 đã là 107.178 lao động. Như vậy chỉ trong 5 năm số lao động đã tăng lên 30.715 người hay tăng 40,17%. Lao động toàn ngành CN-TTCN tăng dần đều lao động trong ngành thủ công mỹ nghệ cũng tăng từ 14.050 lao động lên đến 16.050 tức tăng 2.000 lao động hay tăng 14,235%. Tuy nhiên tỷ trọng của nó trong toàn ngành CN-TTCN lại giảm từ 18,375% xuống còn 14,975%. Điều này chứng tỏ trong thời kỳ 1997-2001 việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chưa thực sự thu hút được lao động, điều này có nhiều nguyên nhân: có thể do trình độ tay nghề không đáp ứng được yêu cầu, tình hình tiêu thụ sản phẩm còn bị hạn chế,... Dù sao đi nữa thì lao động của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn có xu hướng tăng lên trong thời gian qua. Cụ thể từng năm được thể hiện qua bảng thống kê sau: Bảng 5: Chỉ tiêu Năm Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 Lao động (người) T 14.050 14.103 14.305 15.680 16.050 Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (người) Si = Ti - Ti-1 - 53 202 1.375 370 Tốc độ phát triển (%) ti = - 100,377 101,432 109,612 102,359 Tốc độ tăng (%) ti - 100 - 0,377 1,432 9,612 2,359 - Mức độ trung bình về số lao động trong 5 năm: = = = 14.837,6 » 14.838 (lao động) - Lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình về lao động. = = 500 (lao động) - Tốc độ phát triển bình quân. = 1,034 lần hay 103,4% - Tốc độ tăng bình quân. = 0,034 lần hay 3,4%. Biểu đồ 2: Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Lao động (người) 14.050 14.103 14.305 15.680 16.050 Qua bảng 5 ta thấy tốc độ tăng lao động trong năm 2000 là cao nhất: 9,612% tương ứng với tăng 1375 người. Sở dĩ tốc độ năm 2000 tăng nhanh là do kết quả của đường lối phát triển các làng nghề thủ công được phát động từ năm 1996-1997. Tuy nhiên tốc độ này lại không giữ được lâu và chỉ ngay năm sau chỉ còn 2,359%. Điều đó chứng tỏ việc đào tạo lao động để có thể tham gia vào lực lượng lao động trong nghề không đồng bộ và không có chiến lược lâu dài. Để biểu hiện xu hướng đi lên của số lao động ta đi lập phương trình hồi quy do dãy số lao động. Ta có phương trình hồi quy: : Số lao động theo thời gian t t : Thời gian từ 1997 đến 2001 a0 , a1 : Các hệ số. Dựa và phương pháp bình phương nhỏ nhất ta xác định được các hệ số a0 , a1 theo hệ phương trình sau: åy = n.a0 + a1åt Þ a0 = 13.164,5 åt.y = a0.åt + a1åt2 a1 = 557,7 Vì vậy phương trình hồi quy là: (với t = 1,2,3,4,5). Phương trình cho biết trung bình hàng năm số lao động tăng lên gần 558 người. Với xu hướng này dự đoán đến năm 2002 sẽ là: y2002 = 13.164,5 + 557,7 x 6 = 16.510,7 tức gần 16.511 (lao động). II. PHÂN TÍCH VỀ VỐN ĐẦU TƯ (VĐT) - Vốn là yếu tố quan trọng cho các làng nghề hoạt động trong cơ chế thị trường, nó là nhân tố quyết định mang tính chất sống còn của các làng nghề. - Nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đòi hỏi ngày càng lớn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị mới, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, hoặc dùng để mua nguyên liệu, vật liệu,... Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều làng nghề, nhất là các hộ gia đình vẫn còn gặp không ít khó khăn, còn nhiều hạn chế. Vì vậy đây là công việc của những nhà tổ chức, quản lý, cần huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để có nguồn vốn dồi dào đầu tư phát triển sản xuất. - Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Tây về đầu tư của ngành CN-TTCN trong tỉnh ta có một số chỉ tiêu về vốn đầu tư cho ngành thủ công mỹ nghệ như sau: Bảng 6: Chỉ tiêu Năm Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 Vốn đầu tư (tỷ) VĐT 20,3 41,81 53,23 68,1 72,3 - Vốn cố định F 12,2 24,7 35,25 40,01 42,23 - Vốn lưu động V 8,1 17,11 19,98 28,09 30,07 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (tỷ) s1 = VDTi - VDTi-1 - 21,51 11,42 14,87 4,2 Tốc độ phát triển (%) ti = - 205,96 127,31 127,94 106,17 Tốc độ tăng (%) ai = t1 - 100 - 105,96 27,31 27,94 6,17 (Cục thống kê Hà Tây) Bảng 7: Các chỉ tiêu bình quân trong 5 năm Chỉ tiêu Loại vốn Kí hiệu Vốn cố định Vốn lưu động Tổng vốn Mức độ trung bình qua các năm (tỷ) 30,878 20,67 51,148 Lượng tăng tuyệt đối bình quân (tỷ) 7,5075 5,4925 13 Tốc độ phát triển bình quân (%) 136,4 138,8 137,4 Tốc độ tăng bình quân (%) 36,4 38,8 37,4 Biểu đồ 3: Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Vốn đầu tư (tỷ) 20,3 41,81 53,23 68,1 72,3 Tỷ trọng vốn đầu tư qua các năm: Bảng 8: Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Vốn cố định (%) 60,1 59,077 66,22 58,75 58,41 Vốn lưu động (%) 39,9 40,923 33,78 41,25 41,59 Qua bảng cho thấy tỷ trọng vốn lưu động có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể tăng từ 39,9% năm 1997 lên 41,59% năm 2001. Điều đó chứng tỏ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp của tỉnh ngày càng chú trọng nguồn lực trực tiếp tạo ra sản phẩm. Có như vậy thì chất lượng và mẫu mã sản phẩm mới được cải thiện đủ sức cạnh tranh với sản phẩm trong và ngoài nước. Đây là một điểm rất tốt, tuy nhiên việc tỷ trọng vốn cố định có xu hướng giảm lại ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển nghề trong tương lai. Vì vậy ta cần phải chú ý đến cả 2 loại vốn để đầu tư sao cho hợp lý, vừa có tác dụng hiện tại vừa ổn định và phát triển được về sau. Từ năm 1997 đến nay số vốn đầu tư cho ngành thủ công mỹ nghệ của tỉnh tăng từ 20,3 lên 72,3 tỷ tức tăng 52 tỷ hay tăng 256,16%. Với mức tăng như trên thì trung bình mỗi năm vốn đầu tư tăng bình quân là 12,5 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều theo từng năm, tăng mạnh nhất là năm 1998 (khi vừa có quyết định của Chính phủ về phát triển các làng nghề thủ công trong quá trình CNH-HĐH) với tốc độ tăng là 105,96% tức tăng 21,51 tỷ, khi đó năm 2000 tốc độ tăng lại chỉ có 6,17% (tăng 4,2 tỷ). Với xu hướng như vậy vốn đầu tư cho thủ công mỹ nghệ sẽ được biểu diễn theo phương pháp hồi quy sau: Lại dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có: yt = 12,061 + 13,029.t (với t = 1,2,3,4,5) Phương trình cho biết cứ sau 1 năm vốn đầu tư sẽ tăng thêm 13,029 tỷ. Với xu hướng này đến năm 2002 VĐT có thể là: y2002 = 12,061 + 13,029 x 6 = 90,235 (tỷ) III. PHÂN TÍCH VỀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GO) Trong 5 năm qua tình hình tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh đã phát triển một cách vượt bậc. Từ những bộ bàn ghế, tủ thờ, tủ đứng, sập gụ kiểu cổ rồi đến những bộ bàn ghế giả cổ kiểu đời Minh được bán với giá khá cao (5 đến 6,5 triệu đồng 1 bộ). Nếu là sản phẩm từ tay các "nghệ nhân" thì giá còn cao hơn nữa, nó góp phần làm cho giá trị sản xuất từ 10,07 tỷ năm 1997 lên đến 91,56525 tỷ năm 2001, tăng 81,49525 tỷ hay tăng 809,29%, đó là một kết quả đáng khích lệ và cũng rất tự hào về sản phẩm có tính văn hoá truyền thống của Hà Tây. Với kết quả như vậy lao động trong nghề không những đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách tỉnh mà còn tự nâng cao mức sống của mình, đến năm 2001 tổng thu nhập trung bình của lao động có nghề thủ công mỹ nghệ là 9,560 triệu/năm. Giá trị sản xuất của ngành thủ công mỹ nghệ của tỉnh từ 1997 đến 2001, cụ thể các quý như sau: Bảng 9: Đơn vị: tỷ đồng Năm (j) Quí (i) 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng quý Quí I 2,1 5,02 8,905 18,83 21,883 56,738 Quí II 2,505 5,529 9,4005 19,3 22,576 59,3105 Quí III 2,957 5,969 10,3845 19,644 24,21625 63,17075 Quí IV 2,508 5,6 9,25 19,25 22,89 59,768 Tổng năm 10,07 22,118 38,21 77,024 91,56525 Lượng tăng liên hoàn (tỷ) - 12,048 16,094 38,814 14,54125 Tốc độ phát triển (%) - 219,64 172,75 201,58 118,88 Tốc độ tăng (%) - 119,64 72,75 101,58 18,88 Các chỉ tiêu bình quân trong 5 năm: - Mức độ trung bình của giá trị sản xuất: = = = 47,79745 (tỷ) - Lượng tăng tuyệt đối bình quân: = = 20,374 (tỷ) - Tốc độ phát triển bình quân: = = 1,7365 lần hay 173,65% - Tốc độ tăng bình quân: = - 1 = 0,7365 lần hay 73,65%. Biểu đồ 4: Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 GO (tỷ đồng) 10,07 22,118 38,21 77,024 91,56525 Tỷ trọng Go các quý trong năm. Bảng 10: Năm Quí 1997 1998 1999 2000 2001 I (%) 20,85 22,69 23,305 24,45 23,9 II (%) 24,88 24,99 24,6 25,06 24,65 III (%) 29,36 26,99 27,177 25,5 26,45 IV (%) 24,91 25,33 24,918 24,99 25 Qua bảng ta thấy tỷ trọng GO trong các quý của năm tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch nhiều. Điều đó thể hiện việc tiêu thụ sản phẩm mỹ nghệ diễn ra hầu hết trong các quý, tháng. Trong 5 năm qua tốc độ tăng giá trị sản xuất cao nhất là năm 1998 với 119,64% so với năm 1997, với giá trị tăng hơn gấp đôi quả là một kết quả rất tốt, tuy nhiên giá trị sản xuất năm 1997 chỉ có 10,07 tỷ. Hiệu quả nhất phải là năm 2000 với tốc độ tăng là 101,58% so với năm 1999 nhưng khi đó giá trị năm 1999 đã là 38,21 tỷ đồng, lượng tăng trong năm là 38,814 tỷ, đây là năm có lượng tăng tuyệt đối cao nhất trong 5 năm qua (lượng tăng tuyệt đối bình quân trong 5 năm là: 20,37 tỷ/năm). Tuy giá trị sản xuất đồng đều ở các quý, nhưng cũng có sự chênh lệch, để đi sâu nghiên cứu sự chênh lệch này ta dùng phương pháp biểu hiện biến động thời vụ. Trong trường hợp này ta sử dụng Bảng Bays - Ballot (B.B) để nghiên cứu. Bảng 11: Giá trị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ các quý cụ thể trong bảng Đơn vị: Tỷ đồng Quí (j) Năm (i) I II III IV Tổng năm Ti i x Ti 1997 1 2,1 2,505 2,957 2,508 10,07 10,07 1998 2 5,02 5,529 5,969 5,6 22,118 44,236 1999 3 8,905 9,4005 10,3845 9,25 38,21 114,63 2000 4 18,83 19,3 19,644 19,25 77,024 308,096 2001 5 21,883 22,576 24,21625 22,89 91,56525 457,82625 Tổng quý Tj 56,738 59,3105 63,17075 59,768 238,98725 934,85825 11,3476 11,8621 12,63415 11,9536 T = åTj = åTi = 238,98725 S = åi x Ti = 934,85825 m : Số quý trong năm n : Số năm trong dãy số : Trung bình chung = = = 11,9494 (tỷ) Mô hình biểu hiện biến động của GO có dạng: Trong đó: a, b là các hệ số t: năm trong dãy số Cj : thành phần biểu hiện biến động thời vụ. Dựa vào bảng trên ta có thể tính được: · b = ( - . T ) = ( - x 238,98725 ) ® b = 1,3618 · a = - b . = - 1,3618 . ® a = -2,3495 · Cj = j : Biến động thời vụ của các quý. j = 1 ® C1 = 11,3476 - 11,9494 - 1,3618 ( 1 - ) = + 1,4409 j = 2 ® C2 = 11,8621 - 11,9494 - 1,3618 ( 2 - ) = + 0,5936 j = 3 ® C3 = 12,63415 - 11,9494 - 1,3618 ( 3 - ) = + 0,00385 j = 4 ® C4 = 11,9536 - 11,9494 - 1,3618 ( 4 - ) = - 2,3985 C1 , C2 , C3 > 0 ® mở rộng thời vụ. C4 < 0 ® thu hẹp thời vụ. Từ kết quả trên cho thấy sản phẩm mỹ nghệ của tỉnh chủ yếu được tiêu thụ ở quí II, III và IV mà ta có kết quả ở các quý I, II, III thì nên mở rộng thời vụ. Từ đó cho thấy trong 2 quý II và III nếu mở rộng thời vụ thì sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Nguyên nhân làm giá trị sản xuất trong quí II và III có giá trị cao và hiệu quả là do trong thời gian này các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đều rất thuận tiện nên khuyến khích được người lao động, đặc biệt đây là thời gian mà người lao động nhàn rỗi nhất nên sản phẩm làm ra cũng có chất lượng cao nhất do đó làm tăng giá trị sản xuất và giá trị này ngày càng hiệu quả. Mặt khác, đặc biệt là ở cuối quý II, đầu quý III thời tiết thay đổi thất thường có khi sáng nắng chiều mưa nên người lao động thường không tìm những công việc ổn định mà tập trung sản xuất các mặt hàng thủ công vì nó rất ổn định, sản xuất tại nhà, tại các cơ sở sản xuất không ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết bên ngoài. Mùa thu cũng là lúc mọi người muốn tìm kiếm vật dụng trang trí cho nội thất gia đình mình vì nó mát mẻ và thời gian rộng rãi hơn nên sản phẩm mỹ nghệ cũng từ đây mà được tiêu thụ nhiều hơn. Tuy nhiên tình hình tiêu thụ sản phẩm mỹ nghệ hiện nay là rất khó khăn, từ năm 2000 nhu cầu về sản phẩm thị trường nội địa và các vùng lân cận có thể nói là đã bão hoà, điểm này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, không có thị trường giá trị sản xuất sẽ không được tăng lên, cụ thể năm 2001 giá trị sản xuất chỉ tăng 14,54125 tỷ hay tăng 18,88%, đến năm 2002 chưa chắc đã giữ được ở tốc độ này. Vấn đề đặt ra cho ngành thủ công mỹ nghệ cũng như ngành CN-TTCN của tỉnh là phải mở rộng thị trường, duy trì những bạn hàng cũ và tích cực mở rộng quan hệ với bạn hàng mới. Để mở rộng được thị trường tiêu thụ thì điều quan trọng là chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu vì vậy phải đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật trang thiết bị mới hiện đại để tạo sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng được cả những khách hàng khó tính nhất. Một phần rất quan trọng nữa là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Nước Việt Nam đã là nhỏ bé chưa thực sự nhiều người biết đến, sản phẩm truyền thống của Hà Tây lại càng nhỏ bé hơn, chúng ta phải tìm mọi cách để giới thiệu với trước hết là những vùng không có sản phẩm truyền thống này, sau đó là các nước anh em, các nước Châu Á (đặc biệt là Trung Quốc), Châu Âu, Châu Mỹ (trong đó có một số nước rất ưa chuộng sản phẩm truyền thống như: Đức, Pháp, Đài Loan,...). Dựa vào bảng B.B ta có thể dự đoán GO của hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2002. Cụ thể các quý như sau: Mô hình dự đoán: = -2,3495 + 1,3618.t + Cj với C1 = +1,4409 C2 = +0,5936 C3 = +0,00385 C4 = -2,3985 Thứ tự thời gian t tính có các quý của năm 2002 là: Quí I: t = m (i - 1) + j = 4 (6 - 1) + 1 = 21 tương tự Quí II ® t = 22 Quí III ® t = 23 Quí IV ® t = 24 Khi đó GO năm 2002 dự đoán sẽ là: Quí I: = -2,3495 + 1,3618 x 21 + 1,4409 = 27,6892 (tỷ) Quí II: = -2,3495 + 1,3618 x 22 + 0,5936 = 28,2037 (tỷ) Quí III: = -2,3495 + 1,3618 x 23 + 0,00385 = 28,97575 (tỷ) Quí IV: = -2,3495 + 1,3618 x 24 - 2,3985 = 27,9352 (tỷ) IV. MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HÀ TÂY Vốn đầu tư ở đây chủ yếu là các hộ gia đình, các tổ chức, các doanh nghiệp,... tự bỏ vốn ra nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, cho nên những đồng vốn bỏ ra ở đây có mối liên hệ rất khăng khít với giá trị sản xuất, nó thể hiện ngay trong kết quả sản xuất kinh doanh. Để nghiên cứu mối liên hệ này ta đi xác định hàm hồi quy biểu diễn chúng: Bảng 12: Năm t Vốn đầu tư x (tỷ) GO y (tỷ) x2 y2 t2 xy x.t y.t 1997 1 20,3 10,07 412,09 101,4049 1 204,421 20,3 10,07 1998 2 41,81 22,118 1748,0761 489,205924 4 924,75358 83,62 44,236 1999 3 53,23 38,21 2833,4329 1460,0041 9 2033,9183 159,69 114,63 2000 4 68,1 77,024 4637,61 5932,696576 16 5245,3344 272,4 308,096 2001 5 72,3 91,56525 5227,29 8384,195008 20 6620,167575 361,5 457,82625 Tổng 15 255,74 238,98725 14.858,499 16.367,50651 50 15.028,59486 897,51 934,85825 Trung bình 3 51,148 47,79745 2971,6998 3.273,501302 10 3005,718971 179,502 186,97165 Phương trình biểu diễn mối liên hệ có dạng: y = b0 + b1 . x + b2 . t Trong đó: b0 , b1 , b2 là các hệ số x : vốn đầu tư t : nằm trong dãy số y = giá trị sản xuất (GO) Dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất ta xác định được hệ phương trình để tìm b0 , b1 , b2 . åy = n.b0 + b1 . åx + b2 . åt åxy = b0åx + b1 . åx2 + b2 . åtx åty = b0åt + b1 . åtx + b2 åt2 Dựa vào số liệu trong bảng tính trên và giải hệ phương trình ta tìm được: b0 = -24,268379 b1 = 1,568208 b2 = -2,714957 Khi đó phương trình hồi quy sẽ là: yx,t = -24,268379 + 1,568202 . x - 2,714957 . t b1 = 1,568202 có nghĩa là cứ đầu tư thêm 1 tỷ thì giá trị sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ của tỉnh tăng thêm 1,568202 tỷ. b2 = -2,714957 có nghĩa là nếu không đầu tư vào sản xuất thì GO mỗi năm sẽ giảm 2,714957 tỷ. * Tính hệ số tương quan bội: Trong đó các nyx , nyt , nxt được tính như sau: Còn các s được tính như sau: Do đó: nyx = = 0,95909 nyt = = 1,385807 nxt = = 1,377746 Vậy: Þ Ry.xt = 0,956678 Ry.xt gần tới 1, điều đó chứng tỏ vốn đầu tư thời gian qua các năm và giá trị sản xuất của ngành thủ công mỹ nghệ có mối liên hệ khăng khít, điều này cũng đúng với thực tế vì đầu tư là cơ sở, là nền tảng để phát triển bất kỳ một ngành kinh tế nào. Nếu không đầu tư thì không những không giữ được tốc độ phát triển mà còn bị tụt hậu so với chính mình. Giả sử năm 2002 tỉnh Hà Tây đầu tư (chủ yếu là tự bỏ vốn của hộ gia đình, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp) cho ngành thủ công mỹ nghệ 100 tỷ thì giá trị sản xuất của ngành có thể đạt được: y2002 = -24,268379 + 1,568202 x 100 - 2,714957 x 6 ® y2002 = 116,262079 (tỷ). IV. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU BIỂU HIỆN HIỆU QUẢ KINH TẾ - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. - Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. - Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Theo số liệu của bảng 4 và bảng 6 ta lập được một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngành thủ công mỹ nghệ của tỉnh. 1. Trước hết ta phân tích các chỉ tiêu dạng thuận và nghịch toàn phần: H = E = Bảng 13: Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Năng suất lao động W= (tr đồng/lđ) 0,7167 1,5683 2,6711 4,9122 5,705 DW = wi - wi-1 - +0,8516 +1,1028 +2,2411 +0,7928 Hiệu suất sử dụng VCĐ: Hf = (tỷ/tỷ) 0,8254 0,8955 1,08397 1,925 2,168 DHf = Hfi - Hfi-1 - +0,0701 +0,18847 +0,84103 +0,243 Hiệu suất sử dụng VLĐ: Hv = (tỷ/tỷ) 1,2432 1,29269 1,9124 2,742 3,045 DHv = Hvi - Hvi-1 - +0,04949 +0,61971 +0,8296 +0,303 Suất tiêu hao lao động: ET = (lđ/tr đ) 1,395 0,6376 0,3744 0,2036 0,1753 DET = ETi - ETi-1 - -0,7574 -0,2632 -0,1708 -0,0283 Suất tiêu hao VCĐ: Ef = (tỷ/tỷ) 1,2115 1,1167 0,9225 0,51945 0,4612 DEf = Efi - Efi-1 - -0,0948 -0,1942 -0,328 -0,05825 Suất tiêu hao VLĐ: Ev = (tỷ/tỷ) 0,804 0,7736 0,5229 0,3647 0,3284 DEv = Evi - Evi-1 - -0,0304 -0,2507 -0,1582 -0,0363 Kết quả bảng 13 cho ta các chỉ tiêu thuận về hiệu quả kinh doanh đó là: Năng suất lao động (w), hiệu suất sử dụng VCĐ (Hf), hiệu suất sử dụng VLĐ (Hv) và các chỉ tiêu nghịch đó là: ET , Ef , Ev . Các chỉ tiêu thuận cho biết mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra. Cụ thể cho năm 2001 như sau: - Năng suất lao động w = 5,705 - Cứ 1 tỷ VCĐ được đưa vào đầu tư sẽ thu được 2,168 tỷ giá trị sản xuất. - Cứ 1 tỷ VLĐ đưa vào đầu tư sẽ thu được 3,045 tỷ giá trị sản xuất. Còn các chỉ tiêu nghịch cho biết để một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào. Cụ thể năm 2001 như sau: - Để tạo ra được 1 triệu đồng giá trị sản xuất cần 0,1753 lao động. - Để tạo ra được 1 tỷ giá trị sản xuất cần đầu tư 0,4612 tỷ vốn cố định. - Để tạo ra được 1 tỷ giá trị sản xuất cần đầu tư 0,3284 tỷ vốn lưu động. Qua tính toán cho thấy các DH > 0 và các DE < 0. Điều đó chứng tỏ hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào ngày càng tăng lên và suất hao phí các yếu tố đầu vào ngày càng được đẩy lùi, ngày càng tiết kiệm được các chi phí, nguồn lực từ đó có thể kết luận hiệu quả kinh tế của ngành thủ công mỹ nghệ không ngừng gia tăng qua các năm. Năng suất thì tăng từ 0,7167 triệu/lao động năm 1997 lên đến 5,705 triệu đ/lđ năm 2001. Năm 1997 cứ đầu tư vốn cố định 1 tỷ thì thu được 0,8254 tỷ đến năm 2001 cứ đầu tư 1 tỷ vốn cố định sẽ thu được 2,168 tỷ tăng 1,343 tỷ/1 tỷ vốn đầu tư hay tăng 162,788%. Trong khi đó để có 1 tỷ giá trị sản xuất năm 1997 cần 0,804 tỷ vốn lưu động, đến năm 2001 con số này chỉ còn 0,3284 tỷ. Như vậy đã tiết kiệm được 0,4756 tỷ/1 tỷ GO, về vốn cố định thì đã tiết kiệm được 0,7603 tỷ/1 tỷ GO. 2. Để nghiên cứu đến phần mở rộng sản xuất của nghề ta phân tích các chỉ tiêu cận biên. Ở đây ta chỉ nghiên cứu về chỉ tiêu cận biên dạng thuận: Hb = Bảng 14: Mối so sánh Chỉ tiêu 1998/1997 1999/1998 2000/1999 2001/2000 HbT = (triệu/lđ) 227,32 79,66 28,228 39,3007 Hbf = (tỷ/tỷ) 0,9638 1,5253 8,1542 6,55 Hbv = (tỷ/tỷ) 1,337 5,607 4,786 7,344 Các chỉ tiêu Hb chỉ ra rằng khi tăng thêm một đơn vị đầu vào có thể nhận thêm được bao nhiêu đơn vị đầu ra. Nhìn vào bảng 14 ta thấy năm 1998 cứ thêm 1 lao động vào làm nghề thì giá trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây - Các phương hướng và giải pháp.DOC
Tài liệu liên quan