MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần thứ nhất: Lý luận chung về thị trường và tiêu thụ sản phẩm 2
I. Các quan điểm cơ bản về thị trường 2
1. Khái niệm thị trường 2
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường 2
2.1. Căn cứ vào sự tác động của các lĩnh vực thị trường 2
2.2. Theo tính chất quản lý, cấp quản lý 3
II. Các quan điểm cơ bản về tiêu thụ 3
1. Khái niệm về tiêu thụ 3
2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 4
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm 4
3.1. Những nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp 4
3.2. Những nguyên nhân thuộc về người mua 5
3.3. Các nguyên nhân thuộc về Nhà nước 6
4. Nội dung cơ bản của công tác tiêu thụ 6
4.1. Hoạch định bán hàng (tiêu thụ) 6
4.3. Tổ chức hoạt động hỗ trợ bán hàng 10
4.4. Chính sách giá bán sản phẩm của doanh nghiệp 11
III. Mối quan hệ giữa thị trường và tiêu thụ 12
IV. Những phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp 13
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 13
2. Chính sách giá bán 13
3. Tổ chức kênh tiêu thụ 13
4. Công tác bảo hành 14
5. Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm 14
6. Kích thích vật chất, tổ chức khuyến mại 15
Phần thứ hai: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội (SERVICO HANOI) trong những năm qua 16
I. Đặc điểm tình hình kinh doanh của Công ty SERVICO HANOI trong những năm vừa qua 16
1. Khái quát chung về Công ty 16
2. Chức năng và nhiệm vụ 17
3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 17
3.1. Sơ đồ tổ chức 17
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 18
3.3. Cơ cấu nhân sự của Công ty 18
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội 19
1. Các đơn vị kinh doanh của Công ty 19
2. Môi trường kinh doanh của Công ty SERVICO HANOI 20
3. Kênh phân phối 20
4. Chính sách quảng cáo, khuyến mại 21
5. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới 21
6. Phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của SERVICO HANOI 22
III. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của SERVICO HANOI 24
1. Đánh giá tổng quát về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm qua chỉ tiêu tổng hợp 24
1.1. Chỉ tiêu thứ nhất 25
1.2. Chỉ tiêu thứ hai 26
2. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua chỉ tiêu lợi nhuận 26
3. Những đánh giá tổng quát 27
3.1. Vấn đề thị trường 28
3.2. Vấn đề nguồn hàng và khách hàng 28
3.3. Khả năng đối phó với các đối thủ cạnh tranh 29
3.4. Vấn đề vốn 29
Phần thứ ba: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội 30
I- Những tồn tại và phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty SERVICO HANOI 30
1. Những tồn tại và bất lợi của Công ty 30
1.1. Về công tác điều tra nghiên cứu thị trường 30
1.2. Về phương thức kinh doanh 30
1.3. Về chính sách đối với nhà cung cấp, đối với khách hàng 30
1.4. Về tình hình nhân sự 31
1.5. Yếu tố vốn và chi phí 31
2. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty trong tương lai 31
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty SERVICO HANOI 32
1. Đổi mới phương thức kinh doanh theo yêu cầu của thị trường 32
1.1. Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường 32
1.2. Các giải pháp đối với nhóm mặt hàng 33
1.3. Chính sách thu hút khách hàng 34
1.4. Chính sách đối với nhà cung cấp 34
2. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí 35
3. Nâng cao trình độ sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 36
3.1. Yếu tố về vốn 36
3.2. Huấn luyện và phát triển nhân sự 36
4. Nghiên cứu các chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước 37
Kết luận 38
Mục lục 39
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3502 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng to lớn và là nhân tố ảnh hưởng quan trọng, kích thích lượng cầu từng loại hàng hóa phát triển.
Chính sách giá đúng đắn còn ảnh hưởng trực tiếp đến vòng đời và các giai đoạn khác nhau của vòng đời từng loại sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Chính sách giá còn được sử dụng như một thứ vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh, giữ vững được thị trường, đặc biệt là trong những vùng thị trường có khả năng thanh toán thấp.
3. Tổ chức kênh tiêu thụ
Từ sản xuất đến tiêu dùng, hàng hóa có thể được mua bán qua các kênh phân phối khác nhau, tùy thuộc vào những yếu tố như đặc điểm, tính chất và các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng...
Kênh tiêu thụ là sự kết hợp hữu cơ giữa người sản xuất với những người trung gian để tổ chức vận động hàng hóa hợp lý nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu các khách hàng cuối cùng.
Việc tổ chức được các kênh tiêu thụ hợp lý là một trong những nội dung quan trọng của công tác bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Do đó, khi doanh nghiệp tổ chức kênh tiêu thụ và lựa chọn nó, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào:
Tính chất vật lý của hàng hóa và vị trí của hàng hóa trong nền kinh tế;
Chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất và người trung gian (đặc biệt là mục tiêu lợi nhuận và thế lực);
Phạm vi hoạt động của các nhà kinh doanh;
Về quan hệ giữa các nhà kinh doanh với nhau.
Dựa vào những căn cứ trên, doanh nghiệp có thể xây dựng và xác định xem mình nên chọn kênh phân phối nào: kênh trực tiếp hay kênh gián tiếp? Kênh ngắn hay dài? Để từ đó giúp cho quá trình vận động của hàng hóa nhanh, tiết kiệm chi phí và thu được lợi nhuận tối đa.
4. Công tác bảo hành
Trong những năm gần đây, hoạt động bảo hành mang tính chất phổ biến và là hoạt động bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Điều đó không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình mà còn góp phần tạo nên một tâm lý tin cậy và yên tâm cho khách hàng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Tùy theo đặc điểm về giá trị và thời gian sử dụng cũng như khả năng của doanh nghiệp mà có những quy định khác nhau về thời gian bảo hành từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh đến tính thiết thực và hiệu quả của hoạt động bảo hành, tránh tình trạng hình thức và gây khó khăn cho khách hàng.
5. Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm
Trong quá trình sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, việc quảng cáo bán hàng có ý nghĩa to lớn. Quảng cáo là một trong những vũ khí lợi hại nhất để thu hút khách hàng. ở một số nước kinh tế thị trường phát triển, quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp lớn và số vốn đầu tư cho quảng cáo bán hàng đã chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh.
Quảng cáo là sự trình bày để giới thiệu về hàng hóa cho mọi người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng.
Nhờ quảng cáo, nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp bán được nhanh và nhiều hàng hơn.
6. Kích thích vật chất, tổ chức khuyến mại
Trong nền kinh tế thị trường, để sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, cần sử dụng các đòn bẩy kinh tế như kích thích vật chất. Vì lợi ích vật chất giữ vai trò chủ đạo, hạt nhân trong động lực thúc đẩy kinh doanh ngày càng có hiệu quả và là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, công tác tổ chức khuyến mại là một nghệ thuật của các nhà kinh doanh. Khuyến mại là một hình thức kích thích người mua, tạo cho họ cảm giác khi mua sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được thêm phần nào đó mà không phải trả tiền. Doanh nghiệp có thể khuyến mại theo nhiều cách khác nhau để nâng cao khối lượng tiêu thụ: Bán có kèm tặng phẩm; bán chịu trả góp; bớt giá nếu mua nhiều; cho xem, cho chọn, cho thử sản phẩm, thậm chí trả lại.
Phần thứ hai
Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội (SERVICO HANOI) trong những năm qua
I. Đặc điểm tình hình kinh doanh của Công ty SERVICO HANOI trong những năm vừa qua
1. Khái quát chung về Công ty
- Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội (SERVICO HANOI) là một trong các thành viên của Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (UNIMEX HANOI ) trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội từ năm 1979.
- SERVICO HANOI có một mạng lưới cửa hàng bán buôn, bán lẻ và dịch vụ tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành trong cả nước.
- SERVICO HANOI có một đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên điều hành có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư và dịch vụ.
- Mọi hoạt động của SERVICO HANOI được quản lý bằng hệ thống máy điện toán để kiểm soát tình hình tài chính và kinh doanh.
- Doanh số, lợi nhuận và quy mô hoạt động của SERVICO HANOI liên tục phát triển và giành được sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Cùng với sự phát triển của ngoại thương Việt Nam cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, các tổ chức ngoại giao và các tổ chức kinh tế khác nhau đặt quan hệ làm ăn, buôn bán với nước ta ngày càng tăng. Để thực hiện đường lối của Đảng là tăng nhanh xuất khẩu và phát triển kinh tế đất nước, ngày 23/3/1979, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 1197/QĐ-CQ-UB cho phép thành lập Cửa hàng Quốc tế Giảng Võ (gọi tắt là Giảng Võ Intershop) để bán hàng phục vụ khách quốc tế và khách trong nước.
Để tập trung cho sự chỉ đạo của cấp trên và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, ngày 18/12/1982, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 4815/QĐ-UB-TC thành lập Công ty Dịch vụ Ngoại thương thay thế Cửa hàng Quốc tế Giảng Võ.
Từ năm 1992 đến nay, trước sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên thị trường, thêm vào đó là sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, Công ty đã nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh và tổ chức thực hiện những hoạt động mới.
Theo cơ chế mới, nhiệm vụ mới, Công ty Dịch vụ Ngoại thương đã được đổi tên thành Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội, có tên đối ngoại là The Hanoi Trading and Service Corporation (SERVICO HANOI) thuộc Sở Thương mại Hà Nội theo quyết định số 3302/QĐUB ngày 19/12/1992 của UBND Thành phố Hà Nội.
2. Chức năng và nhiệm vụ
ã Kinh doanh xuất và nhập: Lương thực, thực phẩm, vải sợi may mặc, trang thiết bị máy móc, phương tiện đi lại, vật liệu xây dựng, điện máy điện tử, tạp phẩm, mỹ phẩm, rượu bia, đồ uống, thiết bị văn phòng, hóa chất, hàng tiêu dùng.
ã Kinh doanh khách sạn và nhà cho thuê, các dịch vụ du lịch, nhà hàng, hàng miễn thuế, dịch vụ kiều hối, đại lý môi giới thương mại, giao trả, vận chuyển hàng hóa, may đo quần áo, lắp ráp xe máy và phương tiện đi lại, thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác, liên doanh, liên kết, tư vấn.
3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội là đơn vị có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập. Bộ máy quản lý của Công ty được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc, ngoài ra có 7 đơn vị trực thuộc Ban giám đốc.
3.1. Sơ đồ tổ chức ban giám đốc
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng Kinh doanh I
Phòng Kinh doanh II
Phòng Kinh doanh III
Phòng Kế toán Tài vụ
Phòng Kế hoạch- Đầu tư
Phòng Bảo vệ Thanh tra
Trong đó:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ nghiệp vụ
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
ã Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn Công ty trước cơ quan cấp trên, trước pháp luật và trước các đơn vị kinh tế khác, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quyền hạn và nghĩa vụ được giao. Giúp việc cho Giám đốc có hai Phó Giám đốc và một Kế toán trưởng theo quyền hạn của mình và sự ủy nhiệm, ủy quyền của Giám đốc.
ã Phòng Kế hoạch Đầu tư có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm, chương trình hoạt động và các phương án bảo vệ kinh doanh, các dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, phương án liên doanh liên kết.
ã Phòng Kế toán Tài vụ: quản lý toàn bộ tình hình tài chính của Công ty, giúp cho ban giám đốc trong công tác quản lý kinh doanh, đề xướng những kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai, tổ chức và thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh theo quy định của Nhà nước và của Công ty.
ã Các phòng nghiệp vụ (Phòng Kinh doanh I, II, III) giúp Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nguồn hàng, bạn hàng và thị trường tiêu thụ.
ã Phòng Tổ chức Hành chính có nhiệm vụ tổ chức cơ cấu bộ máy của Công ty, quản lý tình hình nhân sự toàn Công ty và là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc phân công tổ chức đồng đều các cán bộ có năng lực vào các phòng ban, vị trí thích hợp, tuyển dụng và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên theo quy định của Nhà nước và của Công ty.
ã Phòng Bảo vệ Thanh tra: giám sát tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty do Sở Thương mại, Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội giao cho cũng như kế hoạch mà Công ty đề ra, giữ gìn an ninh và bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Công ty.
3.3. Cơ cấu nhân sự của Công ty
Tổng số CBCNV chính thức hiện nay của Công ty là 240 người, sự phân công lao động như sau:
Biểu 1: Phân công lao động ở Công ty SERVICO HANOI
Bộ phận công tác
Số người lao động
Trưởng phòng
Phó phòng
Phòng KH- Đtư
Phòng Kế toán Tài vụ
Phòng Tổ chức-HC
Phòng Bảo vệ-T.tra
Các phòng KD
Đội xe
Các cửa hàng-T.tâm
Các bộ phận khác
9
13
18
16
14
23
76
71
1
1
1
1
2
2
2
1
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội
1. Các đơn vị kinh doanh của Công ty
- Bộ phận kinh doanh hàng nhập khẩu: chuyên nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho các cửa hàng và các đơn vị khác chưa được phép nhập khẩu trực tiếp để thu phí dịch vụ ủy thác từ 1% đến 2% và trực tiếp nhập khẩu những mặt hàng do Nhà nước cấp hạn ngạch có hệ số lãi cao như xe máy, hàng điện tử, điện máy.
- Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tìm và tổ chức gom, thu mua hàng hóa từ các nguồn trong và ngoài nước phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Các mặt hàng xuất khẩu gồm có thủy hải sản, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu khoảng 1 triệu USD/ năm.
- Bộ phận kinh doanh các dịch vụ phục vụ nhu cầu thị trường
Các hàng hóa kinh doanh chủ yếu là hóa chất, thiết bị dây chuyền, phục vụ theo nhu cầu, dịch vụ cho thuê nhà, dịch vụ du lịch, kiều hối mang lại doanh thu đáng kể cho Công ty.
- Xí nghiệp giặt là.
- Cửa hàng bảo hành, lắp ráp và bán xe máy Honda mới đi vào hoạt động từ năm 1998. Trước đây là bộ phận bán xe máy dạng CKD là mặt hàng chủ yếu của Công ty, nhưng năm 1997 Nhà nước cấm nhập xe máy nguyên chiếc nên cửa hàng này đã chuyển sang hình thức kinh doanh bán và bảo dưỡng xe máy Honda Việt Nam. Hiện nay doanh thu tại cửa hàng này về bán xe máy không cao do xe máy Honda Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng và lại phải cạnh tranh với các cửa hàng bán xe máy khác, mặt khác doanh thu từ hoạt động dịch vụ, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy hiện nay không đủ bù đắp chi phí bỏ ra nhưng trong tương lai lĩnh vực kinh doanh này sẽ có triển vọng.
- Cửa hàng miễn thuế được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1993 nhằm phục vụ các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế, khách du lịch, xuất nhập cảnh. Doanh thu của cửa hàng này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty và ngày một gia tăng thể hiện khả năng nắm bắt nhanh nhạy phục vụ nhu cầu thị trường của Công ty.
2. Môi trường kinh doanh của Công ty SERVICO HANOI
Công ty SERVICO HANOI có trụ sở chính tại C4 Giảng Võ, Hà Nội. Đối tượng phục vụ, khách hàng của Công ty rất đa dạng và phong phú thuộc mọi thành phần kinh tế, lứa tuổi, giới tính khác nhau. Trong những năm qua, nhịp độ phát triển kinh tế ở thủ đô Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ, thu nhập của mọi tầng lớp nhân dân tăng lên đáng kể, do đó lượng hàng hóa bán ra của Công ty cũng tăng lên để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng về mặt số lượng và chất lượng. Điều đó đã ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Mặt khác, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển năng động của nền kinh tế là sự ra đời của rất nhiều các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty SERVICO HANOI có rất nhiều bao gồm tất cả các công ty có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu như Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1, Công ty Xuất nhập khẩu Phú Yên, Công ty TNHH Hoàng Long và các công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ như Công ty Du lịch và Khách sạn Vĩnh Phúc, Công ty Thương mại Sản xuất Hàng Tiêu dùng Tràng An.
Ngoài những bạn hàng, nhà cung cấp trong nước, Công ty còn có mối quan hệ làm ăn, buôn bán với các tổ chức, đơn vị, công ty nước ngoài từ Nga, Italia, Pháp, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Công ty đã và đang ra sức củng cố mối quan hệ với các ngân hàng trong và ngoài nước.
3. Kênh phân phối
Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội có một mạng lưới các cửa hàng bán buôn, bán lẻ và dịch vụ tại một số tỉnh, thành trong cả nước, các cửa hàng này được đặt gần trục đường phố lớn, trung tâm thương mại, dân cư, thuận tiện cho việc bán hàng, vận chuyển, nhập kho hàng hóa, trên cơ sở đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Cửa hàng Giảng Võ I, II C4 Giảng Võ
- Cửa hàng bán và bảo dưỡng xe máy Honda C4 Giảng Võ
- Cửa hàng Tràng Tiền 56 Tràng Tiền
- Cửa hàng Tiến Thành 48 Lê Thái Tổ
- Cửa hàng Lãn Ông 26 Lãn Ông
Và một số cửa hàng khác tại Vũng Tàu, Quảng Ninh, TP HCM.
4. Chính sách quảng cáo, khuyến mại
Quảng cáo là một phương tiện không thể thiếu được trong doanh nghiệp thương mại. Nó vừa là công cụ giúp doanh nghiệp bán hàng được nhanh hơn và nhiều hơn vừa là phương tiện dẫn dắt khách hàng đến với doanh nghiệp. Vì vậy, để tăng ưu thế cạnh tranh và mở rộng thị trường, những hoạt động xúc tiến bán hàng, quảng cáo và dịch vụ sau khi bán được xem như là một trợ thủ đắc lực để thu hút khách hàng. Chính sách khuyến mại quảng cáo của Công ty được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Quảng cáo qua báo chí, truyền hình, Internet, đài, áp phích, tờ rơi, biển hiệu, bảng báo giá, danh thiếp. Ngoài ra Công ty còn tăng cường các hình thức quảng cáo khác như tham gia vào các hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng trong và ngoài nước, chính sách khuyến mại, tặng lịch hay những món quà nhỏ có ý nghĩa nhân dịp lễ tết.
Xúc tiến bán hàng
Xúc tiến bán hàng là hoạt động mà Công ty tiến hành nhằm thúc đẩy tác động vào tâm lý khách hàng để tiếp cận khách hàng, qua đó Công ty tiếp tục nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu và phản ảnh của khách hàng về sản phẩm của mình qua các dịch vụ thực hiện như: Bán có thưởng, giảm giá tức thì, trò chơi và thi có thưởng, khuyến khích bán thử và quảng cáo tại nơi bán.
5. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới
Hiện nay, Nhà nước ta đang đẩy mạnh triển khai các chính sách đổi mới nền kinh tế của đất nước, đặc biệt chú trọng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong điều kiện đó, Công ty tập trung hoạt động theo các mục tiêu sau đây:
- Đẩy mạnh hoạt động bán buôn, bán lẻ các mặt hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nhập khẩu và sản xuất trong nước thu ngoại tệ và tiền Việt Nam.
- Mở rộng lĩnh vực dịch vụ trong và ngoài nước thu ngoại tệ và tiền Việt Nam phục vụ các đối tượng: người nước ngoài, các tổ chức quốc tế, ngoại giao đoàn, các tổ chức kinh tế trong nước và mọi công dân Việt Nam có nhu cầu.
- Tổ chức chế biến, sản xuất, gia công hàng hóa để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Tăng cường hoạt động hợp tác, đầu tư, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh với nước ngoài và các tổ chức kinh tế trong nước nhằm không ngừng tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước.
6. Phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của SERVICO HANOI
Khi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, trước hết phải so sánh kết quả đạt được so với mục tiêu đã xác định sau đó mới so sánh với các kỳ trước. Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2000-2001 được biểu hiện rõ ràng ở biểu 2 và biểu 3.
Biểu 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty SERVICO HANOI
năm 2000 - 2001 so với kế hoạch đặt ra
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Kế hoạch
Thực hiện
%HtKh
Kế hoạch
Thực hiện
%HtKh
1.Tổng doanh thu
84.041,00
82.049,53
97,63
100.000,00
127.650,21
127,65
2.Tổng
chi phí
83.297,00
81.305,50
97,11
98.930,00
126.468,97
127,8
3.Lợi nhuận trước thuế
1.028,00
1.008,03
98,00
1.544,00
1.779,43
115,24
%HtKh (Hoàn thành kế hoạch) = Thực hiện / Kế hoạch
- Năm 2000, lợi nhuận trước thuế thực hiện là 1.008,03 triệu đồng, so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 98%, giảm 19,97 triệu đồng so với kế hoạch. Công ty đã không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.
- Năm 2001, lợi nhuận trước thuế thực hiện của Công ty là 1.779,43 triệu đồng theo kế hoạch Công ty đặt ra là 1.544 triệu đồng, so với kế hoạch trong thực hiện vượt 15,24%, tăng 235,43 triệu đồng. Như vậy năm 2001 Công ty đã thực hiện vượt lên rất nhiều cả về tổng doanh thu và lợi nhuận.
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2000-2001 ở biểu 3 ta nhận thấy tổng doanh thu của Công ty tăng giảm thất thường chứng tỏ hoạt động của Công ty chưa đi vào ổn định, một phần lớn do tình hình biến động của thị trường, các chính sách của Nhà nước, tình hình cạnh tranh, cung cầu hàng hóa một phần là do yếu tố thuộc về Công ty đó là việc đánh giá tình hình thị trường, chỉ đạo thực hiện còn chưa sát sao.
Biểu 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty SERVICO HANOI
năm 2001 so với năm 2000.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
So sánh 2001/2000
2000
2001
Số tuyệt đối
Tỷ lệ %
1.Tổng doanh thu (M)
82.049,53
127.650,21
45.600,58
155,57
2.Thuế, các khoản giảm trừ
16.625,17
19.633,17
2.408,00
114,17
3.Doanh thu thuần
65.424,36
108.617,04
43.192,68
166,01
4. Giá vốn (Mv)
60.656,91
100.259,74
39.602,83
165,20
5.Lãi gộp
4.868,45
7.989,59
3.121,14
164,10
6.Chi phí kinh doanh (Fc)
3.860,42
6.210,16
2.349,74
160,08
7.Lợi nhuận trước thuế
1.008,03
1.779,43
771,4
176,52
8.Lợi nhuận sau thuế
685,46
1210,01
524,55
176,52
Doanh thu thuần (DTT) = Tổng doanh thu - Thuế và các khoản giảm trừ
Lãi gộp = DTT - Giá vốn hàng bán
Chi phí kinh doanh = CP bán hàng + CP mua hàng + CP QLDN
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận từ HĐ tài chính
+ LN từ HĐ bất thường
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp = LN trước thuế * 32%
Số tuyệt đối = Năm sau - Năm trước
Tỷ lệ % = Năm sau/ Năm trước
Năm 2001, tổng doanh thu tăng mạnh 55,57% so với năm 2000. Để có được kết quả như vậy, Công ty cũng phải bỏ ra một lượng lớn chi phí kinh doanh.
Năm 2001, chi phí kinh doanh tăng 60,05% so với năm 2000 do việc tăng chi phí để duy trì và phát triển nguồn hàng, bạn hàng với các chi phí khuyến mại, cạnh tranh gay gắt.
Những con số này nói lên rằng tổng doanh thu năm 2001 tăng lên đột biến do năm 2000 khủng hoảng kinh tế - tài chính ở khu vực có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty, hơn nữa nền kinh tế Việt Nam năm 2000 có phần chững lại. Nhưng năm 2001, Công ty đã có những biện pháp và chính sách phù hợp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng tổng doanh thu. Hơn nữa, ta cũng dễ dàng nhận thấy chi phí kinh doanh của Công ty qua các năm đều tăng nhưng tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ trình độ sử dụng các yếu tố chi phí của Công ty là chưa tốt. Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong kỳ phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thương mại là lợi nhuận qua các năm, tốc độ tăng của lợi nhuận năm 2001 là nhanh và lớn nhất với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu và chi phí kinh doanh.
Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội qua số liệu ở biểu 2 và biểu 3 đạt được không đồng đều do thị trường biến động đặc biệt là năm 2000. Tuy vậy, thu nhập của Công ty nói chung và người lao động trong Công ty nói riêng vẫn bình ổn, Công ty luôn thực hiện đầy đủ chính sách Nhà nước ban hành, thực hiện chế độ quản lý kinh tế tài chính công khai, rõ ràng.
III. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của SERVICO HANOI
1. Đánh giá tổng quát về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm qua chỉ tiêu tổng hợp
Biểu 4: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty SERVICO HANOI
năm 2001 so với năm 2000
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Thực hiện
So sánh 2001/2000
2000
2001
Số tuyệt đối
Tỷ lệ %
1.Tổng doanh thu (M)
82.049,53
127.650,21
45.600,58
155,57
2. Giá vốn (Mv)
60.656,91
100.259,74
39.602,83
165,20
3.Chi phí kinh doanh (Fc)
3.860,42
6.210,16
2.349,74
160,08
4.Tổng CPKD (Mv+Fc)
64.477,33
106.870,90
41.993,57
159,28
5.Lợi nhuận sau thuế (L)
685,46
1210,01
524,55
176,52
6. M / (Mv + Fc )
1,27
1,19
- 0,08
_
7. L / (Mv + Fc )
0,010
0,011
0,001
_
1.1. Chỉ tiêu thứ nhất
Chỉ tiêu tổng doanh thu trên 1 đồng tổng chi phí: đây là chỉ tiêu đánh giá và đo lường trực tiếp hiệu quả kinh tế của Công ty.
- Năm 2000, Công ty thu được 1,27 đồng kết quả đầu ra khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu vào.
- Năm 2001, Công ty thu được 1,19 đồng kết quả đầu ra khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu vào.
Nhìn vào những kết quả đó ta thấy tổng doanh thu hay kết quả đầu ra trên 1 đồng chi phí đầu vào năm sau nhỏ hơn hoặc bằng năm trước, cụ thể:
- Năm 2001 so với năm 2000 chênh lệch đó là - 0,08.
Điều này chứng tỏ trình độ sử dụng các nguồn lực của Công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả: tổng doanh thu trên 1 đồng tổng chi phí năm 2001 thấp hơn năm 2000. Việc sử dụng các yếu tố đầu vào có những giảm sút so với những năm trước do giá vốn hàng bán tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu, chi phí tăng nhanh hơn doanh thu.
1.2. Chỉ tiêu thứ hai
Tỷ suất sinh lợi của giá trị tổng chi phí cho ta biết số lợi nhuận Công ty thu được từ 1.000 đồng tổng chi phí kinh doanh mà Công ty bỏ ra. Đây cũng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả cả quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, trình độ tăng năng suất lao động của Công ty. Mức doanh lợi càng cao tức là hiệu quả càng cao, khả năng tích lũy càng lớn, lợi ích dành cho người lao động, khách hàng càng nhiều. Ta thấy chỉ tiêu này biểu hiện qua các năm như sau:
- Năm 2000, với 1.000 đồng chi phí cho các yếu tố đầu vào, Công ty thu được 10 đồng lợi nhuận.
- Năm 2001, với 1.000 đồng chi phí cho các yếu tố đầu vào, Công ty thu được 11 đồng lợi nhuận.
So sánh lợi nhuận thu được từ 1.000 đồng chi phí đầu vào giữa các năm ta thấy:
- Năm 2001 so với năm 2000 thì cứ 1.000 đồng chi phí đầu vào bỏ ra thì Công ty thu thêm được 1 đồng lợi nhuận.
Qua hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty SERVICO HANOI, ta thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty đạt được năm 2001 cao hơn, nghĩa là hiệu quả kinh doanh của Công ty đang tăng lên.
2. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (biểu 5)
Qua các năm hoạt động kinh doanh, Công ty luôn bảo đảm được sự ổn định và phát triển kinh doanh, tuy nhiên kết quả đầu ra (lợi nhuận) không ổn định, cụ thể là năm 2000 lợi nhuận có giảm đôi chút. Tuy vậy, để làm rõ vấn đề hiệu quả thì cần xem xét thêm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hay số lợi nhuận mà Công ty đạt được trong 100 đồng tổng doanh thu từng năm.
Năm 2000, với 100 đồng tổng doanh thu, Công ty thu được 0,83 đồng lợi nhuận.
Năm 2001, với 100 đồng tổng doanh thu, Công ty thu được 0,94 đồng lợi nhuận, tăng so với năm 2000 là 0,11 đồng.
Biểu 5: Hiệu quả kinh doanh qua chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty SERVICO HANOI năm 2000-2001
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
So sánh 2001/2000
2000
2001
Số tuyệt đối
Tỷ lệ(%)
1.Tổng doanh thu (M)
82.049,53
127.650,21
45.600,58
155,57
2.Tổng chi phí kinh doanh
. Tỷ suất phí (%) Fc'
3.860,42
4,70
6.210,16
4,86
2.342,74
0,16
160,05
_
3. Lãi gộp
. Tỷ lệ lãi gộp (%)
4.868,45
5,93
7.989,59
6,26
3.121,14
0,33
164,40
_
Lợi nhuận (L')
. Tỷ suất lợi nhuận (%)
685,46
0,83
1210,01
0,94
524,55
0,11
176,52
-
Tỷ lệ lãi gộp (%) = [Lãi gộp / Tổng doanh thu]*100%
Lợi nhuận (L') = [Lợi nhuận sau thuế (L) / Tổng doanh thu (M)]*100%
Tỷ suất phí % Fc' = [Chi phí kinh doanh (Fc)/ Tổng DT (M)]*100 %
3. Những đánh giá tổng quát
Trong hoạt động kinh doanh của Công ty, quá trình tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nổi bật lên là các vấn đề chi phí, vốn, giá cả; chúng có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá trình kinh doanh của Công ty để đạt được hiệu quả cao nhất. Chỉ tiêu nọ ảnh hưởng đến chỉ tiêu kia. Ví dụ nếu bán được nhiều hàng hóa trên cơ sở tăng chi phí, rộng rãi trong việc cấp tín dụng (bán chịu) thì sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Hoạt động k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10688.DOC