MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 2
1. Khái quát chung 2
2. Phương thức tín dụng chứng từ 2
Chương 2: TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BĂNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 10
I. Giới thiệu khái quát về ngân hàng ngoại thương Việt Nam 10
1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam hiện nay 10
2. Cơ cấu tổ chức 11
3. Chức năng và các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 12
II. Thực tiễn về việc áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay 18
1. Thanh toán hàng nhập 18
2. Thanh toán hàng xuất 22
III. Những mặt ưu việt và hạn chế của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 26
1. Ưu việt 26
2. Hạn chế 27
Chương 3: MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 28
1. Một số điểm cần lưu ý trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ 28
Những kiến nghị đề xuất 32
Kết luận 34
Phụ lục 35
Tài liệu tham khảo 39
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng ngoại thương Việt Nam thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn vốn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn tăng cao tuy có bất lợi là làm chi phí vốn tăng nhưng lại có thuận lợi là sẽ giúp gia tăng và ổn định nguồn vốn có kỳ hạn để tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngoài nguồn vốn huy động, các nguồn vốn khác như vốn liên ngân hàng, vốn ủy thác đầu tư, vốn tự có cũng có mức tăng trưởng khá.
b. Tín dụng và đầu tư
Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính và giảm nợ quá hạn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng phương châm an toàn và hiệu quả cho các hoạt động sử dụng vốn của mình.
Năm 1998, dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục tăng trưởng (6,3%) đạt mức 9465 tỷ VND, trong đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 34%. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ chiếm 46,27% tổng dư nợ và tiếp tục giảm dần trong những năm gần đây. Điều này có thể lý giải bằng thực tế là mặc dù lãi suất cho vay ngoại tệ hiện thấp nhiều so với lãi suất cho vay VND nhưng việc VND mất giá so với ngoại tệ đang gây ra tâm lý e ngại đối với khách hàng khi vay ngoại tệ. Tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tiếp tục gia tăng vì thực tế cho thấy đầu tư vào khu vực tư nhân có rủi ro cao hơn, việc phát mại tài sản cầm cố, thế chấp còn khó khăn do cơ chế chưa hoàn thiện và giá cả các loại tài sản này trên thị trường luôn biến động. Năm 1998, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng hình thức dịch vụ trọn gói (từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ đến thanh toán xuất nhập khẩu...) cho các khách hàng lớn của mình và tích cực tham gia đồng tài trợ với các ngân hàng khác. Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tuy vẫn tăng đều hàng năm nhưng đến năm 1998 chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn nên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn còn có khả năng mở rộng tín dụng hơn nữa trên cơ sở tìm những dự án khả thi.
Với thế mạnh về nguồn vốn, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tăng cường các hoạt động sử dụng vốn khác như: mua tín phiếu kho bạc, cho vay qua thị trường liên ngân hàng... dư nợ trong lĩnh vực hoạt động này tăng 41,4% so với năm 1997. Với nguồn vốn ngoại tệ dồi dào và ổn định, năm 1998, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tiếp tục tăng cường các hoạt động sử dụng vốn trên thị trường tiền tệ quốc tế có hiệu quả và sẽ mở rộng sang thị trường vốn quốc tế trong những năm tới.
c. Thanh toán quốc tế
Năm 1998, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do biến động về thị trường và bị cạnh tranh gay gắt về giá cả. Kim ngạch xuất khẩu sau nhiều năm tăng trưởng ở mức cao 20-30% đến năm 1998 chỉ còn tăng 0,9% và kim ngạch nhập khẩu đã giảm 3% trong năm 1998. Tuy nhiên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn phát huy được thế mạnh truyền thống của mình trong lĩnh vực tài trợ thương mại. Vì vậy, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn tăng 2% (xuất khẩu tăng 2%, nhập khẩu tăng 2%), điều này làm cho thị phần về thanh toán xuất nhập khẩu tăng thêm 1% trong năm 1998. Trong điều kiện bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng chục tổ chức tín dụng khác thì đây là một thành quả đáng tự hào.
d. Công nghệ ngân hàng
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn luôn được coi là Ngân hàng năng động và mạnh mẽ trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Năm 1998 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một số phần mềm chương trình để trên cơ sở đó cung cấp một số dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng lớn như nối mạng thanh toán với các ngân hàng khác tại Việt Nam, các ngân hàng trong nước và kể cả những ngân hàng nước ngoài, cung cấp dịch vụ trọn gói cho các khách hàng lớn... Đặc biệt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng là Ngân hàng đầu tiên và duy nhất trong số các ngân hàng Việt Nam thực hiện cung cấp dịch vụ quản lý vốn cho khách hàng của mình khi nối mạng và cung cấp dịch vụ này cho Tổng Công ty dầu khí Việt Nam, một tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam đồng thời là một trong số những khách hàng chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đồng thời, trong năm 1998m Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng đã xúc tiến thực hiện tiểu đề án hiện đại hóa hệ thống thanh toán Việt Nam của Ngân hàng Ngoại thưoưng Việt Nam trong đề án tổng thể hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng tích cực triển khai đề án khắc phục sự cố máy tính năm 2000. Những tiến bộ về công nghệ đã có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy, năm 1998 là năm thứ 3 liên tiếp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giành được danh hiệu ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế hàng đầu do Ngân hàng Chase Manhattan Bank của Mỹ trao tặng.
e. Phân tích tài chính
+ Kết quả kinh doanh:
Sau khi giảm mạnh vào năm 1997 lợi nhuận của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tăng trở lại, đạt 185,6 tỷ VND, tăng 48%. Các nguồn thu chủ yếu đều tăng khá. Năm 1998 cơ cấu nguồn thu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có sự thay đổi theo xu hướng đã định hình từ năm 1997.
Nguồn thu từ cho vay và đầu tư trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ quốc tế đã trở thành nguồn thu lớn và chủ yếu trong tổng nguồn thu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tăng 92% so với năm 1997 và chiếm 52% tổng nguồn thu trong năm 1998.
Thu nhập ròng từ lãi cũng đạt được mức tăng trưởng mạnh, tăng 258 tỷ VND tương đương 40%.
Lợi nhuận cũng như thu nhập ròng từ lãi của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong năm 1998 đều tăng do chỉ số chênh lệch lãi suất ròng được cải thiện. Mặc dù trong năm 1998, lãi suất cho vay trên thị trường Việt Nam tiếp tục giảm nhưng do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng những biện pháp sử dụng vốn hợp lý nên tỷ suất thu lãi trên tổng tài sản tăng và tỷ suất trả lãi trên tổng tài sản giảm so với năm 1997, kết quả là chênh lệch lãi suất ròng tăng 0,6%. Tăng trưởng của chỉ số này đã cải thiện được tình hình lợi nhuận của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, kéo theo sự tăng trưởng trở lại của các chỉ số lợi nhuận khác như: lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và đặc biệt là lợi nhuận và thu nhập ròng từ lãi.
Tỷ trọng thu nhập 1997
Tỷ trọng thu nhập 1998
+ Tài sản:
Tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 1998 đạt mức tăng trưởng trên 30%. Vì tốc độ tăng trưởng tài sản cao nên dư nợ tín dụng mặc dù tăng 6.3% so với năm 1997 nhưng chỉ còn chiếm 28% tổng tài sản trong năm 1998. Một bộ phận lớn tài sản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nằm trong phần tiền gửi và cho vay trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ quốc tế. Phần tài sản này tăng 40%, chiếm 51% tổng tài sản và có đặc tính khá an toàn do là tiền gửi để đảm bảo thanh toán trên các tài khoản tại các ngân hàng lớn và uy tín trên thế giới, phần còn lại là cho vay các tổ chức tín dụng trong nước có đảm bảo bằng ngoại tệ.
1997
1998
+ Nguồn vốn:
Năm 1998 nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đạt mức tăng khá đặc biệt là các nguồn vốn có kỳ hạn và có tính ổn định cao như: kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi có kỳ hạn, tiền tạm giữ của khách hàng, vốn tự có... Đặc biệt, tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng tăng gấp đôi so với năm 1997 và chiếm 38% tổng nguồn vốn. Các nguồn vốn ngắn hạn như tiền gửi không kỳ hạn, vay ngắn hạn đều giảm hoặc tăng thấp. Năm 1998, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được cấp thêm 300 tỷ VND vốn điều lệ, đưa vốn tự có tăng 32% chiếm 4,8% tổng nguồn vốn.
Như vậy sự tăng trưởng vốn tự có, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản thu hẹp lại, nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn cũng như bộ phận tài sản có tính thanh khoản cao của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục được nâng cao.
Năm 1999, Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục cấp 300 tỷ VND vốn điều lệ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, giúp tạo thêm thế và lực cho Ngân hàng.
1997
1998
II. Thực tiễn về việc áp dụng phương thức TDCT trong thanh toán XNK ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay
1. Thanh toán hàng nhập
Ngân hàng đại lý của VCB (NH thông báo L/C)
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NH mở L/C)
Người nhập khẩu Việt Nam
(2)
(3)
(1)
(3)
(1), (2) Mở, điều chỉnh L/C và ký quỹ:
Khi nhận được thư yêu cầu mở hoặc điều chỉnh L/C (xem phụ lục 1) của người nhập khẩu Việt Nam, thanh toán viên (TTV) sẽ kiểm tra nội dung theo mẫu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; kiểm tra nguồn vốn (vốn vay, vốn tự có) và khả năng thanh toán của họ đối với L/C yêu cầu mở, để yêu cầu ký quỹ và / hoặc xem xét điều kiện miễn/ giảm ký quỹ theo quy định của Giám đốc Chi nhánh.
Nếu thấy hợp lệ, TTV lập hồ sơ L/C, đưa số liệu vào máy tính. Việc mở hoặc điều chỉnh L/C được thực hiện bằng một trong những phương thức sau:
- Điện: + Bằng SWIFT hoặc theo mẫu điện MT700, MT701 (mở L/C), MT707 (sửa L/C).
+ Bằng Telex: có mã khóa
- Thư: theo mẫu quy định của Vietcombank và phải có đầy đủ chữ ký được ủy quyền. Sau đó, TTV sẽ hạch toán tiền ký quỹ (nếu có) và thu thủ tục phí theo biểu phí dịch vụ hiện hành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
* Trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C xác nhận, trước khi mở L/C ngoài việc kiểm tra nguồn vốn của L/C, TTV sẽ kiểm tra điều khoản quy định phí xác nhận. Nếu người mua chịu, TTV sẽ phải xác định rõ nguồn tiền trả phí xác nhận.
- Khi mở L/C xác nhận, trong L/C phải chỉ ra tên và địa chỉ đầy đủ của ngân hàng xác nhận. Trường hợp ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng xác nhận thì trong L/C phải ghi "please and your confirmation" (đối với L/C mở bằng Telex hoặc bằng thư) và chỉ rõ phí xác nhận do ai chịu.
Trường hợp ngân hàng xác nhận không phải là ngân hàng thông báo thì phải liên hệ trước với một ngân hàng đại lý có quan hệ tốt với ngân hàng ngoại thương, đề nghị họ xác nhận, nếu họ chấp thuận thì căn cứ theo yêu cầu của họ khi mở L/C phải thông báo cho họ biết để họ gửi xác nhận L/C cho ngân hàng thông báo. Vietcombank không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sự chậm trễ nào gây ra do chậm xác nhận L/C của ngân hàng nước ngoài.
Nếu ngân hàng xác nhận yêu cầu ký quỹ, khi chuyển tiền ký quỹ trên lệnh chuyển tiền, TTV sẽ yêu cầu họ trả lãi trên số tiền ký quỹ kể từ ngày họ nhận được tiền đến khi thanh toán xong L/C đó. TTV sẽ phải theo dõi chặt chẽ và hạch toán tiền ký quỹ theo chế độ hiện hành. Số tiền Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ký quỹ tại ngân hàng nước ngoài sẽ thấp hơn số tiền khách hàng ký quỹ.
* Nếu người XK nước ngoài (người hưởng lợi) không đồng ý với các điều khoản của L/C thì họ sẽ yêu cầu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng.
Trường hợp phí điều chỉnh do người hưởng lợi chịu, trong điện/ thư gửi ngân hàng thông báo phải ghi rõ: phí điều chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh L/C hoặc lập thư đòi phí sau:
TTV phải lập hồ sơ theo dõi các khoản phí đã đòi ngân hàng nước ngoài, nếu sau 30 ngày không nhận được tiền phí thì phải nhắc ngân hàng thông báo.
* Trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu:
- Ngân hàng thông báo yêu cầu hủy L/C thì TTV sẽ phải thông báo ngay cho người mua và đề nghị họ trả lời bằng văn bản. Khi nhận được trả lời của người nhập khẩu Việt Nam bằng văn bản, TTV sẽ điện ngay cho ngân hàng thông báo biết.
- Trường hợp người mua yêu cầu hủy L/C, căn cứ thư yêu cầu của người mua Ngân hàng Ngoại thương điện báo cho ngân hàng thông báo L/C biết, trong nội dung điện ghi rõ: trong 07 ngày làm việc, nếu không nhận được trả lời thì L/C tự động hủy.
Nếu L/C hết hạn hiệu lực hoặc L/C được phép hủy, TTVsẽ phải hủy số dư L/C và hoàn trả ký quỹ (nếu có).
(3) Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ từ ngân hàng đại lý, giao chứng từ và trả tiền:
Khi nhận được chứng từ giao hàng từ ngân hàng nước ngoài, TTV phải kiểm tra chứng từ trước khi giao chứng từ cho khách hàng.
* Trường hợp L/C được phép đòi tiền bằng điện:
- Khi nhận được điện đòi tiền của ngân hàng nước ngoài xác nhận chứng từ phù hợp, TTV kiểm tra sự xác nhận mã (nếu bằng Telex), các mẫu điện thích hợp (nếu bằng SWIFT) nếu hợp lệ TTV sẽ trả tiền theo chỉ dẫn trên điện chuyển tiền đồng thời điện báo cho ngân hàng đòi tiền biết nếu họ yêu cầu (sử dụng MT 756 nếu bằng SWIFT), trừ phí trên số tiền phải trả và hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành. Mặc dù đã trả tiền theo điện đòi tiền nhưng khi nhận được chứng từ thanh toán, TTV sẽ phải kiểm tra nếu phát hiện chứng từ không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C phải thông báo ngay cho khách hàng đồng thời thông báo ngay cho ngân hàng thông báo, trong thông báo phải chỉ ra những điểm không hợp lệ và ghi rõ: "We are holding the documents at your disposal" (sử dụng MT 734 nếu bằng SWIFT).
- Khi nhận được điện của ngân hàng nước ngoài xác nhận chứng từ không phù hợp, TTV phải thông báo ngay cho người mua chi tiết những điểm không phù hợp, yêu cầu người mua trả lời bằng văn bản trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
+ Nếu người mua chấp nhận thanh toán, TTV sẽ thực hiện thanh toán như trên.
+ Nếu người mua không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần, TTV phải điện báo ngay cho ngân hàng đòi tiền (sử dụng MT734, MT799 nếu bằng SWIFT).
* Trường hợp L/C quy định đòi tiền bằng chứng từ:
- Khi nhận được chứng từ nước ngoài xác nhận chứng từ phù hợp, TTV sẽ kiểm tra chữ ký được ủy quyền, kiểm tra nội dung chứng từ:
+ Nếu chứng từ phù hợp thì thực hiện trả tiền và trao chứng từ cho khách hàng.
+ Nếu chứng từ không phù hợp, TTV phải thông báo ngay cho người mua chi tiết những điểm không phù hợp, yêu cầu người mua trả lời bằng văn bản trong voìng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng thời phải điện báo cho ngân hàng chuyển chứng từ những điểm không phù hợp và nêu rõ: "We are holding the documents at your disposal". Việc thông báo này không được quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày tiếp theo ngày nhận chứng từ.
+ Nếu chấp nhận thanh toán thì thưc hiện trả tiền và giao chứng từ cho khách hàng.
+ Nếu không chấp nhận thanh toán hoặc chỉ chấp nhận thanh toán một phần, phải thông báo ngay cho ngân hàng chuyển chứng từ biết.
2. Thanh toán hàng xuất
NH Ngoại thương Việt Nam (NH thông báo L/C)
NH đại lý của NHNTVN ở nước người NK (NH mở L/C)
(1)
(2)
Người xuất khẩu Việt Nam
(2)
(1)
(1) Thông báo, thông báo sửa lỗi L/C:
Khi nhận L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng đại lý, TTV phải kiểm tra:
- Nhận mã đúng (nếu bằng Telex), các mẫu điện MT700, MT701 và MT707 (nếu bằng SWIFT)
- Mẫu chữ ký được ủy quyền của ngân hàng đại lý (nếu bằng thư).
Sau khi kiểm tra xác nhận mã hoặc mẫu điện hoặc mẫu chữ ký đúng, TTV lập thông báo theo mẫu gửi người xuất khẩu Việt Nam, đồng thời phải xóa khóa mã trên điện (nếu bằng điện). Nếu chưa xác nhận được mã (nếu bằng Telex) hoặc không đúng mẫu điện SWIFT MT700, MT701 và MT707 hoặc chưa xác nhận được mẫu chữ ký (nếu bằng thư), phải thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết nhưng không thông báo cho khách hàng. Trường hợp muốn có yêu cầu thông tin thì chỉ giao cho khách hàng bản sao L/C hoặc bản sao sửa đổi L/C mà ngân hàng không chịu trách nhiệm gì về việc cung cấp thông tin đó.
Trường hợp từ chối thông báo L/C thì phải báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết.
Những điện mở L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng đại lý gửi đến có xác nhận mã đúng (nếu bằng Telex) hoặc theo mẫu điện MT700, MT701 và MT707 (nếu bằng (SWIFT) thì được coi là văn bản thực hiện. Nếu có xác nhận bằng văn bản gửi đến thì xác nhận đó không có giá trị và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Ngân hàng thông báo) không có trách nhiệm kiểm tra nội dung những văn bản xác nhận đối với nội dung L/C hoặc sửa đổi L/C đã gửi bằng điện.
Nếu nhận được điện của ngân hàng đại lý ghi rõ: "Các chi tiết đầy đủ gửi sau" hay một câu có nội dung tương tự, trên thông báo gửi khách hàng, TTV sẽ ghi rõ: "Thông báo sơ bộ, chưa có hiệu lực thi hành". Khi nào nhận được bản L/C hoặc sửa đổi chi tiết, TTV sẽ kiểm tra như trình tự và thông báo chính thức cho khách hàng.
Nếu ngân hàng mở L/C yêu cầu ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xác nhận L/C, tùy từng trường hợp cụ thể, Giám đốc chi nhánh xem xét quyết định việc xác nhận hoặc không xác nhận, cần yêu cầu ngân hàng mở L/C ký quỹ hoặc không ký quỹ.
+ Nếu đồng ý xác nhận, trên thông báo phải ghi câu: "Chúng tôi thông báo L/C này kèm theo sự xác nhận của chúng tôi" (We hereby add our confirmation to this Credit).
+ Nếu không đồng ý xác nhận, trên thông báo gửi khách hàng phải ghi rõ: "Chúng tôi thông báo L/C này không kèm theo sự xác nhận của chúng tôi" (We hereby advise this Credit without adding our confirmation) đồng thời phải thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết.
Thư thông báo hoặc sửa đổi L/C làm thành 2 bản, 1 bản giao cho người xuất khẩu Việt Nam, 1 bản lưu giữ tại hồ sơ L/C của Ngân hàng. TTV giao thông báo kèm L/C hoặc sửa đổi L/C gốc cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận vào bản lưu của Ngân hàng.
Khi nhận được sửa đổi L/C, nếu Ngân hàng mở L/c yêu cầu thông báo lại ý kiến của người xuất khẩu Việt Nam về việc sửa đổi đó, tùy theo thời gian quy định trong sử đổi L/C, trên thông báo gửi khách hàng cần yêu cầu khách hàng có ý kiến bằng văn bản, khi nhận được trả lời, TTV thông báo ngay cho Ngân hàng mở L/C biết.
Vietcombank không thông báo sửa đổi L/C, nếu Vietcombank không phải là Ngân hàng thông báo L/C gốc, đồng thời TTV thông báo ngay cho Ngân hàng mở L/C biết về sự không thông báo đó.
(2) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền.
Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán theo mẫu kèm chứng từ do người xuất khẩu Việt Nam xuất trình cùng banr gốc L/C và những điều chỉnh liên quan (nếu có), TTV sẽ kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ và ghi rõ ngày, giờ xuất trình và ký nhận. Sau khi kiểm tra, TTV sẽ rút số dư trên L/C gốc, trường hợp chứng từ xuất trình do ngân hàng khác thông báo thì phải lập hồ sơ theo dõi.
Ngay sau khi nhận được đầy đủ chứng từ của khách hàng, TTV sẽ khẩn trương thực hiện việc kiểm tra chứng từ và phải đảm bảo đúng quy định của L/C và UCP 500. Khi kiểm tra chứng từ, TTV sẽ ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, phải có ý kiến của kiểm soát viên và của phụ trách phòng, trước khi lập thuế gửi chứng từ hoặc lập điện đòi tiền Ngân hàng nước ngoài hoặc trước khi thanh toán cho khách hàng (nếu chứng từ có sai sót).
Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy:
+ Chứng từ phù hợp với L/C: chứng từ được gửi và đòi tiền theo quy định của L/C.
ã Đòi tiền bằng thư được thực hiện theo mẫu quy định trên máy vi tính.
ã Đòi tiền bằng điện:
- Sử dụng các mẫu điện SWIFT thích hợp (nếu bằng SWIFT)
- Nếu bằng Telex phải có khóa mã điện, nội dung phải được ghi đầy đủ như mẫu đòi tiền bằng thư.
Đối với L/C cho phép đòi tiền bằng điện, trên thư gửi chứng từ phải ghi rõ: chứng từ đã được đòi bằng điện này - tránh thực hiện 2 lần (Reimbursement claim has been effected by cable dated - please avoid duplicate).
+ Chứng từ không phù hợp với L/C:
ã Chứng từ không phù hợp với L/C mà khách hàng không thể sửa chữa được, trên thư hoặc điện đòi tiền gửi Ngân hàng nước ngoài phải nêu rõ những điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận (Sử dụng MT750 nếu bằng SWIFT). Trường hợp này không được gửi lệnh đòi tiền cho Ngân hàng hoàn trả, mà yêu cầu Ngân hàng mở L/C khi chấp nhận thanh toán điện báo cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (với tư cách là ngân hàng đòi tiền) để đòi tiền ngân hàng hoàn trả.
ã Chứng từ không phù hợp với L/C, mặc dù có thể sửa chữa, thay thế được nhưng khách hàng (người xuất khẩu Việt Nam) không đồng ý với ý kiến của ngân hàng, TTV yêu cầu khách hàng phải ký bảo lưu và chịu trách nhiệm về những điểm không phù hợp đó nếu nước ngoài từ chối thanh toán và tiến hành lập thư gửi chứng từ và đòi tiền theo quy định của L/C.
Nếu quá 7 ngày kể từ ngày điện đòi tiền, 10 ngày kể từ ngày gửi chứng từ (đòi tiền bằng thư) mà không nhận được báo Có, TTV phải điện nhắc ngân hàng trả tiền. Đối với các bộ chứng từ không phù hợp, điện yêu cầu họ thông báo về việc chấp nhận trả tiền.
Nếu khách hàng yêu cầu bằng văn bản thanh toán ngay bộ chứng từ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ xem xét áp dụng hình thức sau:
* Chiết khấu miễn truy đòi (Vietcombank mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro trong việc đòi tiền nước ngoài):
Điều kiện để Vietcombank thực hiện chiết khấu miễn truy đòi:
+ L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện
+ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều kiện và điều khoản của L/C
+ Ngân hàng mở phải trả ngân hàng có uy tín trên thị trường thanh toán quốc tế, thường xuyên giao dịch với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, thanh toán sòng phẳng.
+ Các chi phí liên quan đến việc thanh toán do khách hàng chịu.
+ Khách hàng có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt.
* Chiết khấu truy đòi (ngân hàng chiết khấu chứng từ, nếu ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ thì ngân hàng truy đòi khách hàng).
Điều kiện để Vietcombank thực hiện chiết khấu truy đòi:
+ Ngân hàng mở L/C là ngân hàng có uy tín
+ Thị trường quen thuộc
+ Khách hàng mở tài khoản và hoạt động thường xuyên tại Vietcombank
+ Khách hàng phải cam kết hoàn trả số tiền ngân hàng đã chiết khấu khi nhận được thông báo từ chối thanh toán chứng từ của ngân hàng nước ngoài.
+ Số tiền chiết khấu luôn nhỏ hơn 100% trị giá hóa đơn.
Đối với các bộ chứng từ này, trong vòng 60 ngày kể từ ngày Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được thông báo trả tiền của ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ tự động ghi Nợ tại khoản của khách hàng. Nếu trên tàikhoản của người xuất khẩu Việt Nam không có tiền, trong vòng 7 ngày làm việc, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ chuyển số tiền đã chiết khấu sang nợ quá hạn và thu lãi theo lãi suất cho vay quá hạn do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam quy định. Nếu chứng từ xuất trình có sai sót song không nghiêm trọng so với điều kiện và điều khoản của L/C mà khách hàng yêu cầu chiết khấu truy đòi, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, giám đốc chi nhánh có thể xem xét, giải quyết và trị giá chiết khấu không quá 90% trị giá chứng từ.
Trong trường hợp NH mở L/C từ chối thanh toán chứng từ, TTV xác minh lý do nước ngoài từ chối thanh toán và thông báo ngay cho người xuất khẩu. Nếu lý do từ chối thanh toán của NH nước ngoài không xác đáng, TTV điện phản đối việc từ chối của NH nước ngoài. Khi nào nhận được điện hoặc thư báo Có của NH nước ngoài, TTV hạch toán thanh toán tiền hàng và thu các loại phí có liên quan.
III. Những mặt ưu việt và hạn chế của phương thức thanh toán TDCT
1. Ưu việt
a. Đối với người xuất khẩu
- Đảm bảo sẽ được thanh toán tiền nếu xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C.
- Ưu việt hơn hai phương thức chuyển tiền và nhờ thu ở chỗ: người bán không còn phải lo lắng liệu mình có được thanh toán không khi hàng hóa gửi cho người mua.
b. Đối với người nhập khẩu
- Được đảm bảo sẽ chỉ bị ghi Nợ tài khoản trị giá L/C khi tất cả những điều kiện và điều khoản của L/C được thực hiện đúng.
- Có khả năng giữ được vốn vì họ không phải ứng trước tiền hàng cho người xuất khẩu.
- Đáp ứng yêu cầu của người xuất khẩu thanh toán bằng thư tín dụng, người nhập khẩu có thể: + Thương lượng giá cả và điều kiện tốt hơn
+ Mở rộng nguồn cung cấp.
2. Hạn chế
a. Đối với người xuất khẩu
- L/C được lập trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương nhưng lại hoàn toàn độc lập với HĐMBNT, do đó đòi hỏi người xuất khẩu phải nghiên cứu kỹ những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
- Người xuất khẩu phải có thêm trách nhiệm lập bộ chứng y không những phải phù hợp với nội dung của L/C mà còn phải phù hợp với Bản Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi số 500 do ICC phát hành năm 1993 thì mới được đảm bảo nhận tiến.
- Phải chịu nhiều loại phí: phí thông báo, phí thông báo sửa đổi, phí xác nhận (nếu có), phí thanh toán, các điện phí giao dịch...
b. Đối với người nhập khẩu
- Phải có thêm trách nhiệm mở L/C cho người xuất khẩu hưởng trên cơ sở HĐ, do đó đòi hỏi họ phải cân nhắc những điều kiện và điều khoản nào phải được quy định trong L/C để an toán cho mình và đúng với quy định của HĐ.
- Phải dàn xếp với NH của mình để mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.
- Vốn bị đọng do phải ký quỹ cho NH mở.
- Phải nghiên cứu kỹ UCP 500 để phát hành L/C phù hợp với thông lệ.
- Phải chịu nhiều phí: phí mở, phí sửa đổi, phí xác nhận (nếu có), phí thanh toán, điện phí mở L/C...
Chương 3Một số điểm cần lưu ý nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT của ngân hàng ngoại thương việt nam thời gian tới
1. Một số điểm cần lưu ý trong thanh toán bằng phương thức TDCT
* Qua thực tiễn áp dụng phương thức TDCT tại Veitcombank, nghiệp vụ TDCT của NH đều được chi phối bởi Bản Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT của Phòng Thương mại Quốc tế và mỗi hành động của NH đều căn cứ vào điều khoản của Bản Quy tắc này. Mặc dù đây không phải là luật pháp quốc tế mà chỉ là những quy tắc chung hwongs dẫn giao dịch cho các bên liên quan: NH, người mở, người hưởng lợi; nhưng Bản quy tắc này đã trở thành tiêu chuẩn cho bất cứ ai muốn giao dịch về Thư tín dụng và là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình trên thương trường quốc tế.
Bản Quy tắ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THUCTA~1.DOC
- MUCLUC.DOC