Luận văn Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang

Đánh giá hoạt động của chi nhánh thông qua tốc độtăng doanh thu, tốc

độtăng lợi nhuận, đó chỉlà những chỉtiêu “bềnổi”. Các chỉtiêu này không thể

hiện được hiệu quảkinh tếcủa chi nhánh, vì tốc độtăng doanh thu, tăng lợi

nhuận chỉnói lên động thái của kết quảkinh doanh. Do đó, để đánh giá hiệu quả

kinh tếcủa Bảo Minh AnGiang phải sửdụng các chỉtiêu hiệu quảkinh doanh

tính theodoanh thu và lợi nhuận. Bởi vì doanh thu và lợi nhuận cótăng nhưng

nếu chi phí tăng nhanh hơn và sửdụng lãng phí thì vềlâu dài tốc độtăng doanh

thu không có ý nghĩa và hoàn toàn không hiệu quả. Việc phản ánh tình hình sử

dụng các loại chi phí trong việc tạo ra những kết quảkinh doanh là thước đo hiệu

quảcủa hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

pdf78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự đoàn kết, phát huy hết khả năng, nỗ lực của từng cá nhân trong chi nhánh. Trong tương lai để chi nhánh tiếp tục tăng trưởng và phát triển, Bảo Minh An Giang cần xem xét triển khai có hiệu quả các loại hình bảo hiểm đạt doanh thu cao và phải đề ra các kế hoạch cụ thể. Đánh giá hoạt động thu phí trong kỳ: Để đánh giá công tác hoạt động thu phí trong kỳ ta xét chỉ tiêu hệ số thu đủ phí bảo hiểm là tỷ số giữa lượng thực thu phí trong kỳ với lượng phí phải thu trong kỳ. Bảng 4: HỆ SỐ THU ĐỦ PHÍ BẢO HIỂM Năm 2000 2001 2002 Hệ số thu đủ phí BH 0,995 0,83 0,96 Năm 2000, phí đã thu từ các hoạt động ký kết nhiều, hệ số thu đủ phí bảo hiểm là 0,995. Do khâu thu phí bảo hiểm được chi nhánh quản lý chặt chẽ, tiến hành đôn đốc công tác thu phí, kịp thời gởi thông báo đến cho khách hàng nếu đến thời hạn đóng phí. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ ở mức 0,83 vào năm 2001 do các phòng giáo dục huyện thị không thanh toán dứt điểm phí bảo hiểm học sinh. Chi nhánh cần có những biện pháp mềm dẻo để tận thu. Năm 2002 chỉ tiêu này có xu hướng tăng trở lại, đạt ở mức 0,96 do chi nhánh tích cực xúc tiến công tác thu phí và quản lý công nợ tốt. Tóm lại, công tác thu phí bảo hiểm tại chi nhánh tương đối tốt vào các năm 2000, 2002, vào năm 2001 thì công tác này không mấy hiệu quả. 3. Phân tích các khoản chi chủ yếu Các khoản chi phí là yếu tố quan trọng đưa đến rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, Bảo Minh An Giang nói riêng đặc biệt là các khoản chi bồi thường. Cho nên để hạn chế rủi ro cần đi vào phân tích các khoản phải chi SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 29 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương nhằm tìm các biện pháp khắc phụ tình trạng quản lý rủi ro từ đó giảm các khoản chi. 3.1 Chi bồi thường Ta có bảng phân tích các khoản chi bồi thường của chi nhánh các năm qua: SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 30 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI BỒI THƯỜNG Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Bảng Báo Cáo Kết Quả Bảo Minh An Giang) Chênh lệch 2001/2000 2002/2001 Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % 1.Chi BT bảo hiểm gốc 3.955.870.717 3.727.800.000 4.762.349.878 -228.070.717 -5,77 1.034.549.878 27,75 2.Các khoản giảm trừ 35.712.260 103.368.433 57.178.539 67.656.173 189,45 -46.189.894 -44,68 -Thu BT nhượng TBH 35.712.260 83.318.433 57.178.539 47.606.173 133,30 -26.139.894 -31,37 -TĐNT3, hàng XL 100% 20.050.000 3. BT thuộc TNGL 3.920.158.457 3.624.431.567 4.705.171.339 -295.726.890 -7,54 1.080.739.772 29,82 SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 31 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 3: Chi bồi thường CHI BỒI THƯỜNG 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Chi BT BHG Chi BT TTNGL Chi bồi thường là khoản chi rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong kinh doanh bảo hiểm, Bảo Minh An Giang đã quán triệt việc khai thác, hạn chế các loại hình bảo hiểm có rủi ro cao: bảo hiểm các loại xe tốc hành, xe vận tải. Song do nhiều nguyên nhân khách quan như lượng xe mô tô của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường với số lượng lớn đã gây ra nhiều tai nạn giao thông, lũ lụt lớn làm thiệt hại về tài sản, con người, đường giao thông, tàu, bè cá…Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc năm 2000, đạt 3.955.870.717 đồng chiếm tỷ lệ 50,56% doanh thu phí bảo hiểm gốc, các khoản giảm trừ là thu bồi thường nhượng tái chỉ đạt 35.712.260 đồng tương đương 0,91% doanh thu bảo hiểm gốc, tỷ lệ này rất thấp so với khoản phí chuyển nhượng. Dẫn đến kết quả mức bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại thấp hơn không nhiều so với bồi thương bảo hiểm gốc là 3.920.158.475 đồng tương đương 50,11% doanh thu phí bảo hiểm gốc. Tổng số phát sinh bồi thường năm 2001 là 3.727.800.000 đồng chiếm 45% doanh thu phí bảo hiểm gốc, giảm 228.070.717 hay 5,77% so phát sinh bồi SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 32 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương thường năm 2000 do Bảo Minh An Giang đã dùng biện pháp khắc phục tình hình bồi thường cao của năm trước, cụ thể: tính toán hiệu quả trong khai thác, hạn chế bán bảo hiểm các loại hình có rủi ro cao: bảo hiểm xe tốc hành, bảo hiểm con người thuộc diện chính sách tuy nhiên số giảm này không nhiều và hầu hết các tổn thất phải bồi thường rơi vào các nghiệp vụ: tai nạn con người hỗn hợp (các đối tượng về hưu), chiếm 136.4730.000 đồng tương đương 35% tổng số bồi thường; Bảo hiểm thân xe ô tô đạt 969.228.000 đồng chiếm 26% tổng số bồi thương. Các khoản giảm trừ bồi thường là 103.368.433 đồng gồm thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ 3 & hàng xử lý 100% chiếm tỷ lệ 1,24% doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 67.656.173 hay 189,45% do thu bồi thường nhượng tái cao hơn năm trước, đồng thời phát sinh thêm khoản thu đòi người thứ 3, hàng xử lý 100%. Từ việc giảm bồi thường bảo hiểm gốc, tăng các khoản giảm trừ làm cho bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 3.624.431.567 đồng giảm 295.726.890 đồng tương đương 7,54% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 43,75% doanh thu phí bảo hiểm gốc. Bồi thường phí bảo hiểm gốc năm 2002 là 4.762.349.878 đồng tương đương 45,97% doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 1.034.549.878 đồng hay 27,75% so cùng kỳ năm trước do từ đầu năm địa bàn tỉnh An Giang xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, cụ thể: tổn thất lớn hàng trăm triệu đồng vượt phân cấp tàu dầu tỉnh đội, các vụ xe cơ giới với tỷ lệ bồi thường cao. Đặc biệt các nghiệp vụ con người thuộc diện chính sách của những hợp đồng năm trước còn tồn đọng đến tháng 8/2002 mới dứt điểm nâng tỷ lệ bồi thường con người chiếm 60% tổng bồi thường cả năm. Các khoản giảm trừ năm 2002 là 57.178.539 đồng giảm 46.189.894 đồng hay 44,68% so với năm trước do thu bồi thường nhượng tái giảm, không phát sinh thêm khoản thu đòi người thứ 3, hàng xử lý 100%. Từ đó, ta có mức bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 4.705.171.339 đồng tương đương 45,41% doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 1.080.739.772 đồng SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 33 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương hay 29,82% so cùng kỳ năm trước. Mức bồi thường năm nay vẫn ở mức cao và có nhiều biến động so với năm trước. Qua phân tích tình hình bồi thường nhận thấy: Đồ thị 4: Tình hình biến động bồi thường Tình hình biến động bồi thường 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Chi BT TTNGL Năm 2001 mức bồi thường giữ lại có giảm so với năm 2000 (-7,54%). Tuy nhiên năm 2002 có xu hướng gia tăng (+27,75%). Tình hình bồi thường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, với xu hướng chi bồi thường tăng 27,75% cho thấy chi nhánh đang gặp rủi ro. Vì vậy , Bảo Minh An Giang cần có biện pháp chấn chỉnh, xem xét lại tình hình bồi thường các vụ tổn thất, cụ thể: + Cần phải xây dựng lại quy trình quản lý rủi ro cho từng loại nghiệp vụ, từng sản phẩm bảo hiểm vì công tác đánh giá rủi ro ban đầu là cơ sở để ký kết hợp đồng bảo hiểm hay không; kịp thời phát hiện những trường hợp có ý định trục lợi bảo hiểm. + Tăng cường công tác quản lý, giám định bồi thường, đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực tránh để khách hàng trục lợi bảo hiểm. + Phải có biện pháp tránh trục lợi bảo hiểm một cách hiệu quả như: quản lý hồ sơ khách hàng, hồ sơ bồi thường một cách chặt chẽ, cần ứng dụng các công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý. + Cán bộ khai thác, giám định hay giải quyết bồi thường phải được đào tạo giỏi cả về chuyên môn và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. + Hưóng dẫn cho các đối tượng mua bảo hiểm phòng tránh tổn thất SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 34 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương 3.2 Chi hoa hồng: Bảng 6: TÌNH HÌNH CHI HOA HỒNG BỒI THƯONG BẢO HIỂM GỐC Đơn vị tính: đồng Chênh lệch Năm 2000 2001 2002 01/00 % 02/01 % Chi hoa hồng BHG 491.416.536 450.190.591 884.161.320 -8,39 96,40 (Nguồn: Bảng Báo Cáo Kết Quả - Bảo Minh An Giang) Đồ thị 5: Phân tích tình hình chi hoa hồng bảo hiểm gốc Phân tích tình hình chi hoa hồng BHG 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1.000 2000 2001 2002 Năm Triệuđồng Chi hoa hồng BHG Năm 2000 đơn vị chi hoa hồng 491.416.536 đồng chiếm tỷ lệ 6,28% tổng doanh thu phí bảo hiểm, chỉ tiêu này năm 2001 là 450.190.591 đồng chiếm 5,43% doanh thu phí bảo hiểm giảm 41.225.945 đồng tương đương 8,39% so cùng kỳ năm trước do số chi hoa hồng cho bảo hiểm xe gắn máy và bảo hiểm học sinh của năm này chưa quyết toán xong phải chuyển sang năm 2002. Chi hoa hồng 2002 là 884.161.320 đồng chiếm 8,53% doanh thu phát sinh tăng 43.399.072 đồng tương đương 96,4% so cùng kỳ năm trước. Đơn vị bán bảo hiểm chủ yếu thông qua các đại lý, cộng tác viên, và tiền hoa hồng hưởng trên phần trăm doanh thu phát sinh, mà năm 2002 doanh thu phát sinh tăng vì vậy dẫn đến số chi hoa hồng tăng là tất yếu. Mặt khác, Chi nhánh áp dụng chính sách thu SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 35 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương hút khách hàng là tăng tỷ lệ hoa hồng và số chi hoa hồng do năm trước chuyển sang. Tình hình chi hoa hồng qua 3 năm nhận thấy năm 2001 số chi hoa hồng giảm so với năm trước, đặc biệt năm 2002 có sự biến động lớn ở chỉ tiêu này do số chi hoa hồng tăng đáng kể. Tuy chúng ta có thể tăng hoa hồng để tăng năng suất khai thác nhưng không thể tăng vượt quá mức giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, chi nhánh cần lựa chọn hình thức trả hoa hồng phù hợp, tăng số lượng hợp đồng mới nhưng vẫn đảm bảo việc chi trả hoa hồng khai thác. Chính vì vậy bên cạnh việc quản lý chặt chẽ chi bồi thường, chi trả bảo hiểm, chi nhánh cần chú trọng việc quản lý hoa hồng vì đây là khoản chi rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành bảo hiểm nói chung và Bảo Minh An Giang nói riêng. 3.3 Tình hình chi quản Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI QUẢN LÝ Đơn vị tính: đồng ( Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Bảo Minh An Giang) Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 01/00 % 02/01 % CP QuảnLý 1.297.990.620 1.325.461.559 2.041.936.329 2,12 54,05 SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 36 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 6: Phân tích chi phí quản lý Phân tích chi phí quản lý 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Chi phí quản lý Theo quy định của công ty định mức chi quản lý chiếm 17% doanh thu phát sinh. Từ sơ đồ ta thấy chi phí quản lý năm 2000 là 1.297.990.620 đồng chiếm tỷ trọng 16,5% doanh thu, đơn vị đã cố gắng tiết kiệm, hạn chế không vượt quá định mức mặc dù năm 2000 chi nhánh đã mở thêm nhiều phòng bảo hiểm ở các huyện thị trong tỉnh. Năm 2001 chi cho quản lý tiếp tục không vượt định mức đạt 1.325.461.559 đồng chiếm 16% doanh thu, tăng 2.742.597 đồng hay 2,12% so cùng kỳ năm trước mặc dù chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển thêm các phòng bảo hiểm huyện thị. Chi quản lý không vượt định mức là do chi nhánh tổ chức hiệu quả công tác quản lý. Chỉ tiêu chi quản lý có nhiều biến động trong năm 2002 đạt 2.041.936.329 đồng chiếm 19,71% doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 54,05% so cùng kỳ năm trước do công ty thực hiện chính sách không định mức cho từng nhóm nghiệp vụ như trước mà từng đơn vị trực thuộc phải tự cân đối chi quản lý sao cho hiệu quả và trong năm các khoản chi điện, nước, điện thoại của Bảo Minh An Giang tăng vượt mức. Ngoài ra số chi cho khấu hao cũng tăng nhiều. Phân tích tình hình chi quản lý qua 3 năm nhận thấy năm 2001 có tăng nhưng không vượt định mức, đến năm 2002 số chi quản lý tăng mạnh. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 37 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Chi quản lý là khoản chi đáng kể trong cơ cấu chi phí phải có biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí. Cần phải duy trì chính sách định mức cụ thể cho từng nghiệp vụ, không nên cho đơn vị tự cân đối. Khoản nào không cần thiết thì kiên quyết cắt bỏ, cụ thể: + Chi điện thoại, điện, nước, văn phòng sẽ đưa vào chế độ chi khoán cho từng phòng để ACE có ý thức và tự chủ động trong tiết kiệm. + Chi giao dịch, tiếp khách, công tác phí khoán vào lương theo doanh thu, đồng thời làm đoàn bẩy để ACE tích cực trong phục vụ khách hàng. + Cần phải tổ chức bộ máy hoạt động chi nhánh vừa tập trung vừa phân tán với trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho công tác quản lý hữu hiệu vì đây là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí quản lý của chi nhánh. Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động hợp lý bao gồm cả tổ chức mạng lưới đại lý, môi giới hay cộng tác viên sẽ giúp chi nhánh tiết kiệm chi phí của mình. 3.4 Các chi phí khác Các chỉ tiêu như: tăng giảm dự phòng bồi thường, số trích dự phòng giao động lớn trong năm, chi khác, chi phí chung… Hàng năm công ty sẽ quy định định mức của các chỉ tiêu này cho chi nhánh thực hiện. Các chỉ tiêu này qua 3 năm: Bảng 8: CÁC CHI PHÍ KHÁC Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Báo Cáo Kết quả- Bảo Minh An Giang) Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tăng giảm dự phòng bồi thường 102.022.000 162.215.000 Số trích dự phòng dao động lớn 331.467.991 379.424.810 344.781.833 Chi khác (giám định, đại lý…) 9.057.945 9.368.281 22.655.478 Chi phí chung 154.835.522 185.191.835 250.989.696 4. Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 38 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đánh giá hoạt động của chi nhánh thông qua tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận, đó chỉ là những chỉ tiêu “bề nổi”. Các chỉ tiêu này không thể hiện được hiệu quả kinh tế của chi nhánh, vì tốc độ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận chỉ nói lên động thái của kết quả kinh doanh. Do đó, để đánh giá hiệu quả kinh tế của Bảo Minh An Giang phải sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu và lợi nhuận. Bởi vì doanh thu và lợi nhuận có tăng nhưng nếu chi phí tăng nhanh hơn và sử dụng lãng phí thì về lâu dài tốc độ tăng doanh thu không có ý nghĩa và hoàn toàn không hiệu quả. Việc phản ánh tình hình sử dụng các loại chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh là thước đo hiệu quả của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Xét trên góc độ kinh tế hiệu quả kinh doanh của Bảo Minh An Giang được đo bằng tỷ số của doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ. Bảng 9: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Bảng Báo Cáo Kết Quả Bảo Minh An Giang) Năm Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 1. DT thuần hoạt động KDBH 6.442.331.272 6.538.800.031 8.696.039.981 2. Tổng chi trực HĐ KDBH 4.752.100.929 4.565.437.249 6.118.984.970 3. Chi phí quản lý kinh doanh 1.297.990.620 1.325.461.559 2.041.936.329 4. Chi phí chung 154.835.522 185.191.835 250.989.696 5. Tổng chi phí 6.204.927.071 6.076.090.643 8.411.910.995 6. Tổng lợi nhuận 235.612.528 462.709.388 528.256.245 Hiệu quả KD tính theo DT 1,04 1,08 1,03 Hiệu quả KD tính theo LN 0,04 0,08 0,06 4.1 Hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu Với một đồng chi phí bỏ ra vào năm 2000 sẽ thu lại 1,04 đồng doanh thu . Năm 2001 hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu đang nâng cao cũng với 1 đồng chi phí bỏ ra nhưng thu lại đến 1,08 đồng doanh thu cao hơn năm 2000 là 0,4 đồng (1,08-1,04). Điều này cho thấy cùng với mức chi phí nhất định nhưng doanh thu ngày càng tăng. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 39 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Năm 2002 chỉ tiêu này là 1,03, cùng một mức chi phí nhưng doanh thu thấp hơn năm trước 0,5 đồng (1,08-1,03). Hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu của chi nhánh có khuynh hướng giảm xuống .Mặc dù doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm có tăng nhưng chi phí phát sinh tăng nhiều hơn. 4.2 Hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận Đây cũng là một một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận năm 2000 (0,04 đồng) thấp hơn năm 2001 (0,08 đồng). Việc tăng này là do trong khi lợi nhuận có khuynh hướng tăng nhưng chi phí lại giảm rõ rệt. Do đó hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận tăng. Hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận năm 2002 giảm xuống 1,06 đồng thấp hơn năm 2001 là 0,02 đồng(1,08-1,06). Nguyên nhân là do, mặc dù lợi nhuận có tăng nhưng chi phí phát sinh nhiều hơn việc tăng lợi nhuận. Nhìn chung, chi nhánh làm ăn hiệu quả thu luôn luôn lớn hơn chi. Tuy nhiên năm 2002 hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu và lợi nhuận có khuynh hướng giảm. Điều này không tốt nhưng thu vẫn vượt chi và trong tương lai chi nhánh sẽ có biện pháp khắc phục tình trạng này. II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỪNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM 1. Bảo hiểm kết hợp con người 1.1 Quy trình tiến hành bảo hợp đồng hiểm kết hợp con người Khi có yêu cầu về bảo hiểm kết hợp con người, khách hàng đến Bảo Minh liên hệ mua bảo hiểm. Khai thác viên tiếp nhận các yêu cầu khách hàng, giới thiệu các loại hình bảo hiểm, chào phí. Phí bảo hiểm/người/năm = Số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm Số tiền bảo hiểm: Người tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn số tiền bảo hiểm trong phạm vi từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/người SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 40 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Bảng 10: TỶ LỆ PHÍ BẢO HIỂM Tuổi Phạm vi bảo hiểm 18 - 40 41 – 60 61 - 65 Pham vi bảo hiểm A 0,34% 1,30% 1,85% Pham vi bảo hiểm B 0,23% 0,23% 0,23% Phạm vi bảo hiểm c 0,40% 0,63% 1,00% Phí bảo hiểm ngắn hạn (áp dụng cho những trường hợp dưới một năm) Đến 3 tháng 30%phí cả năm Đến 6 tháng 60% phí cả năm Đến 9 tháng 85% phí cả năm, Trên 9 tháng 100% phí cả năm Sau khi tham khảo phí bảo hiểm nếu không đồng ý thì kết thúc hợp đồng. Còn ngược lại, khai thác viên thảo hợp đồng bảo hiểm, thông thường loại hợp đồng này là hợp đồng bảo hiểm nhóm kèm theo danh sách các cá nhân được bảo hiểm, trong trường hợp có yêu cầu, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho mỗi cá nhân tham gia hợp đồng bảo hiểm , trong trường hợp có sửa đổi bổ sung lại giấy chứng nhận bảo hiểm và/hoặc phụ lục sửa đổi bổ sung (nếu có) quy định những điểm khác với quy tắc này thì 2 bên phải tuân thủ theo những điều ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm và/hoặc phụ lục sửa đổi bổ sung (nếu có) nếu chúng không trái với quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam. Hợp đồng thường được lập thành 2 bản. Sau khi lập hợp đồng khai thác viên phải trình duyệt hợp đồng cho giám đốc. Nếu giám đốc không chấp nhận thì kết thúc hợp đồng. Còn nếu chấp nhận thì khai thác viên lập hợp đồng. Sau đó cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng và nộp hợp đồng cho bộ phận kế toán theo dõi. Khi hợp đồng bảo hiểm phát sinh, kế toán nhập phát sinh doanh thu ngay. Nếu khách hàng nào chưa thanh toán hết thì kế toán ghi nhận theo dõi công nợ. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 41 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Nếu khách hàng thanh toán ngay thì kế toán ra hoá đơn và phiếu thu mà khách hàng thanh toán. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản. 1.2 Doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người Bảng 11: DOANH THU BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI Đơn vị tính: đồng Năm 2000 2001 2002 Doanh thu 1.225.359.985 1.694.603.370 985.561.193 (Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang) Đồ thị 7: Doanh thu bảo hiểm kết hợp con người Doanh thu BHKHCN 0 500 1.000 1.500 2.000 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Doanh thu Doanh thu kế hoạch năm 2000 đối với loại bảo hiểm này là 158.000.000 đồng, tuy nhiên doanh thu phát sinh là 1.225.359.985 đồng đạt tỷ lệ 675,54% so kế hoạch, Doanh thu tăng đáng kể so kế hoạch, đây là bước phát triển cao trong loại hình này của chi nhánh từ trước đến nay. Có được sư tăng trưởng này là do chi nhánh đã áp dụng hình thức giảm phí cho khách hàng tái tục hợp đồng nhiều lần và ít xảy ra tổn thất. Hơn nữa đây là loại hình bảo hiểm kết hợp 3 loại hình: bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiệm trợ cấp nằm viện, phẩu thuật, bảo hiểm sinh mạng con người. Nếu tham gia bảo hiểm này sẽ tiết kiệm được khoản phí khi khách hàng tham gia cả 3 loại hình trên mà mức bồi thường là như nhau. Loại hình bảo hiểm này tiếp tục tăng trưởng vào năm 2001. Căn cứ vào doanh thu năm 2001 chi nhánh đề ra doanh thu kế hoạch là 600.000.000 đồng tăng 279,75% so với năm trước. Doanh thu phát sinh là 1.694.603.370 đồng đạt SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 42 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương 282,43 % so kế hoạch và tăng 469.243.385 đồng hay 38,29 % so cùng kỳ năm trước. Đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy là do chi nhánh một mặt vẫn tiếp tục giảm phí. Mặt khác xúc tiến bồi thường nhanh chóng cho những rủi ro khách hàng tạo uy tín thu hút nhiều khách hàng mới. Ngoài ra thương mại – kính tế đang trên đà phát triển, thu nhập người dân tăng lên kích thích nhu cầu bảo hiểm về thương tật cũng như sinh mạng con người. Loại hình này có xu hướng chuyển biến theo chiều huớng xấu đi vào năm 2002. Dựa vào kết quả năm 2001 chi nhánh đề ra doanh thu kế hoạch là 1.000.000.000 đồng tăng 66,67% so với năm trước nhưng doanh thu thực tế đạt được là 985.561.193 đồng đạt 98,55% kế hoạch, giảm 709.042.177 đồng hay 41,84% so doanh thu phát sinh cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là vì tình hình thị trường bảo hiểm chuyển biến mạnh trên địa bàn tỉnh An Giang , một số công ty bảo hiểm ra đời với quy mô lớn và có những chính sách hợp lý trong khai thác loại hình bảo hiểm này tạo nên một sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Trong khi Bảo Minh An Giang chỉ chú tâm khai thác loại hình bảo hiểm xe gắn máy. Tóm lại doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người có xu hướng tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên lại rơi vào tình trạng xấu năm 2002. Chi nhánh cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời vì đây là một trong những loại hình bảo hiểm chủ lực của công ty. 1.3 Quy trình tiến hành bồi thường bảo hiểm kết hợp con người Trong vòng 30 ngày kể từ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp phải thông báo cho chi nhánh bằng văn bản. Quá thời hạn trên, người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp sẽ bị từ chối một phần hay toàn bộ số tiền bảo hiểm trừ trường hợp bất khả kháng. Trong vòng một năm kể từ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm hay người thừa kế hợp pháp phải gửi đến công ty bảo hiểm hồ sơ yêu cầu SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 43 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương trả tiền bảo hiểm. Quá thời hạn trên. Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp sẽ mất quyền yêu cầu trả tiền bảo hiểm trừ trường hợp bất khả kháng. Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm bao gồm các chứng từ sau đây: 1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu của công ty. 2. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm ( bản sao). 3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi Người được bảo hiểm bị nạn. 4. Các chứng từ y tế: giấy ra viện, phiếu điều trị ( trường hợp điều trị nội trú), phiếu mổ (trường hợp phẩu thuật)… do người có thẩm quyền của cơ sở y tế ký, đóng dấu. 5. Giấy chứng tử ( trường hợp người được bảo hiểm chết). 6. Chứng từ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp( trường hợp người được bảo hiểm chết). Trường hợp người được bảo hiểm uỷ quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm, phải có giấy uỷ quyền hợp pháp. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ chi nhánh có trách nhiệm giải quyết và tiến hành thanh toán tiền bảo hiểm. Tiền bảo hiểm được trả cho người được bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm uỷ quyền. Trong trường hợp người được bảo hiểm bị chết thì người thừa kế hợp pháp được nhận số tiền đó. Mọi tranh chấp nếu không thoả thuận được bằng thương lượng thì một trong hai bên được quyền đưa ra giải quyết tại cơ quan pháp luật 1.4 Chi bồi thường bảo hiểm kết hợp con người Bảng 12: BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI Năm 2000 2001 2002 Bồi thường (đồng) 1.023.239.600 1.087.339.800 512.954.900 (Nguồn: Báo cáo bồi thường – Bảo Minh An Giang) SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 44 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 8: Bồi thường bảo hiểm kết hợp con người Bồi Thường BHKHCN 0 200 400 600 800 1.000 1.200 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng BT Năm 2000 chi bồi thường bảo hiểm kết hợp con người tưong đối cao đạt 1.023.239.600 đồng chiếm 83,51% doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người do vào năm này giông bão, lũ lụt đạt ở đỉnh cao trong vòng 40 năm nay phát sinh nhiều rủi ro dẫn đến làm thương tật hoặc thiệt hại đến tính mạng con người. Tình hình này tiếp tục gia tăng đến năm 2001 đạt 1.087.339.80

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNANG CAO HIEU QUA VA HAN CHE RUI RO TRONG HOAT DONG KINH DOANH BAO HIEM CUA BAO MINH HAN GIANG.PDF
Tài liệu liên quan