Luận văn Nâng cao kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Trường Sơn, Thừa Thiên Huế

Tiền thân là Công ty TNHH Trường Sơn chuyên khai thác đá xây dựng, hiện

nay doanh thu hàng năm của sản phẩm đá cũng có xu hướng ngày càng tăng, nhưng

tốc độ thấp hơn mức tăng doanh thu của sản phẩm tôm thẻ chân trắng (từ chiếm gần

chưa đến 30% năm 2005 đến nay đã chiếm hơn 50% trong tổng doanh thu của Công

ty). Điều này cho thấy nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng

là rất ổn định, tạo điều kiện tốt cho sản xuất và tiêu thụ; đối với sản phẩm đá xây

dựng các loại, nhu cầu tuy vẫn tăng qua các năm nhưng không còn tuyệt đối chiếm

ưu thế trên thị trường như các năm trước. Sở dĩ như vậy là do, nhu cầu đá xây dựng

hiện nay vẫn đang ở mức cao do nhu cầu xây dựng cở sở hạ tầng giao thông, thuỷ

điện, cầu cống, nhà cửa, vì thế có nhiều doanh nghiệp bước vào hoạt động trong

lĩnh vực này, ngoài các doanh nghiệp tham gia hiệp hội khai thác đá Thừa Thiên

Huế mà Công ty Trường Sơn đang là chủ tịch hiệp hội, dẫn đến khả năng cạnh tranh

trong lĩnh vực khai thác chế biến đá ngày càng cao, thị trường chia nhỏ, các doanh

nghiệp dàn trải khắp địa bàn hoạt động của công ty, nên những nhu cầu tại chổ

thường các khách hàng chọn ngẩu nhiên các doanh nghiệp gần nhất

pdf100 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Trường Sơn, Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu đưa sản phẩm tôm sạch của công ty xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Nhật Bản. Công nghệ sản xuất sản phẩm: Công ty áp dụng công nghệ nuôi tôm trên cát, đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay ở nước ta. Mô hình nuôi tôm trên cát hiện nay được Uỷ ban nhân dân và các Ban ngành chức năng Tỉnh Thừa Thiên Huế ủng hộ, vì mô hình nuôi tôm này không những bảo vệ môi trường bền vững mà còn đem lại hiệu quả cao 2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Để có cái nhìn chính xác và khách quan hơn về môi trường cũng như chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian qua kết hợp với việc sử dụng các nguồn lực để từ đó Công ty có những điều chỉnh có phương cách quản lý hiệu quả hơn trong những năm đến, chúng tôi tiến hành khảo sát các cán bộ công nhân viên là giám đốc trưởng các xí nghiệp, nhân viên văn phòng, nhân viên các phòng ban trong công ty, đối tượng chủ yếu là các lao động dài hạn: qua điều tra chúng tôi tiến hành phát phiếu thăm dò cho 30 nhân viên, kết quả như sau ( phụ lục 1): Tổng hợp các điều tra chúng tôi nhận thấy rằng đa phần các nhân viên được hỏi đều cho rằng các yếu tố chất lượng và thương hiệu, con người và công nghệ là những điều làm nên thành công của Công ty như ngày hôm nay. Các nhân tố ảnh hưởng thật sự đến chất lượng sản phẩm của Công ty là do chất lượng nguồn nguyên liệu và công nghệ chế biến. Công ty phải đối mặt với các công ty khác trong công tác thu mua nguyên nhiên liệu chủ yếu cạnh tranh qua nguồn nguyên nhiên liệu và giá cả. Công đoạn chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong dây chuyền sản xuất của Công ty đó là quá trình thu mua nguyên vật liệu và giống, quá trình khai thác, chế biến đá xây dựng và nuôi trồng thuỷ sản. Trong các năm qua, Công ty thường xuyên đối mặt với các vấn đề về tài chính, nguyên nhân chủ yếu là do vốn chủ sở hữu thấp, chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng lên qua các năm; Doanh nghiệp có thế mạnh trong sản xuất kinh doanh đá xây dựng và nuôi trồng tôm thẻ chân trắng trên cát; Các loại máy móc thiết mà doanh nghiệp sử dụng được đánh giá là tiên tiến so với mặt bằng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 chung; Mức độ trang so với nhu cầu được đánh giá là dư thừa, do đó dẫn đến khai thác không hết công suất không hiệu quả; Khả năng cung cấp nguyên vật liệu là đủ; Về lao động, Công ty hiện nay được đánh giá chủ yếu là sử dụng lao động dài hạn, việc huy động trực tiếp sản xuất được xem là thuận lợi; Công ty đang tiến hành trả lương theo hai hình hình thức theo thời gian và khoán sản phẩm; Công ty là một trong ít các doanh nghiệp được nhân viên đánh giá tốt trong công tác thực hiện chế độ khuyến khích lao động và thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân; Công ty cũng được cho là thường xuyên khảo sát sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm của Công ty. Tóm lại: * Thuận lợi : + Được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước, từ lãnh đạo Tỉnh và chính quyền các cấp trong sản xuất, kinh doanh. + Luôn được sự động viên tinh thần của Đảng và Nhà nước tạo niềm tin cho Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên và người lao động chủ yếu là con em trong địa phương, tích cực lao động sản xuất, đóng góp lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp. + Biết đầu tư phát triển sản xuất trên cơ sở các thế mạnh tài nguyên sẵn có trên địa bàn. + Biết nắm bắt cơ hội, chủ động tìm kiếm thị trường, chủ động tìm kiếm đối tác liên doanh liên kết để mở rộng đa ngành đa nghề. + Biết đón nhận và vận dụng chủ trương phát triển kinh tế của nhà nước và địa phương. * Khó khăn : + Thủ tục hành chính của Nhà nước quy định còn rườm rà, mất rất nhiều thời gian như thủ tục thuê đất, thủ tục cấp Mỏ ... + Nguồn vốn eo hẹp hạn chế việc thực hiện các dự án mới và mở rộng sản xuất. + Ít có điều kiện để tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh các nước trong khu vực và thế giới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 + Thời cơ đến quá nhanh nên việc phát triển chung có lúc chưa cân đối, ở một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao. 2.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Trường Sơn - Thừa Thiên Huế 2.2.1 Đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đòi hỏi sản phẩm của Công ty sản xuất ra phải được khách hàng chấp nhận, phải có uy tín và có sức cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm của Công ty ngoài mục đích chủ yếu phục vụ xây dựng, thực phẩm tiêu dung, bên cạnh đó nó còn là nguồn nguyên liệu chế biến cho các ngành công nghiệp như sản xuất ximăng, bê tông thương phẩm; nguyên liệu sản xuất hàng thuỷ sản công nghiệp. Xác định được đặc tính tiện ích của sản phẩm cũng như nắm bắt được nhu cầu mong muốn của khách hàng, Công ty đã sản xuất và tiêu thụ được các loại sản phẩm trên thị trường như sau: Qua số liệu ở Bảng 2.4 cho thấy, trong giai đoạn 2005 - 2009, năng lực sản xuất của Công ty rất lớn tiến bộ qua từng năm, sản lượng tiêu thụ được tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy sản phẩm của Công ty phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, khẳng định được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Mặc dù sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của Công ty của năm sau cao hơn năm trước, nhưng tình hình tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, lượng đá tồn kho còn nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ chưa tốt, sản phẩm chưa đáp ứng được một cách hoàn hảo đối với nhu cầu của thị trường; hơn nữa, công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường chưa thật sự chú trọng nên tỷ lệ tồn kho vẫn ở trên mức cho phép. Trong thời gian tới, Công ty cần có chiến lược sản xuất và tiêu thụ phù hợp nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm nhanh lượng hàng tồn kho, từ đó giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận cho Công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2005-200 Tên sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ĐVT Tồn đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Tồn cuối kỳ Sản xuất trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Tồn cuối kỳ Sản xuất trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Tồn cuối kỳ Sản xuất trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Tồn cuối kỳ Sản xuất trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Tồn cuối kỳ Tôm Kg 0 109.238 109.238 0 294.911 294.911 0 499.979 499.979 0 759.583 759.583 0 652.118 652.118 Đá m3 10.760 110.850 98.477 23.133 297.310 230.112 90.331 429.570 198.887 321.014 450.752 298.843 334.641 683.213 266.898 450.446 Bột khoáng tấn 1.313 18.937 18.769 1.481 20.068 19.864 1 685 20.315 21.463 537 2.840 2.090 1.286 2.219 2.679 826 Cộng (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty) 44 ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 45 Qua Bảng 2.5 kết quả phân tích cho thấy sản phẩm thủy sản mà Công ty đang đầu tư nuôi trồng đang có xu hướng ngày càng tăng trưởng sản lượng tăng đáng kể qua từng năm, năm sau cao gấp đôi so với năm trước. Từ năm 2005 đến năm 2009 sản lượng tôm tăng hơn 5 lần, điều này chứng tỏ Công ty đã nắm bắt được thị trường, công nghệ, mạnh dạn đầu tư khai thác mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, sử dụng các tiêu chuẩn xử lý môi trường EM, đang xây dựng và đưa vào áp dụng tiêu chuẩn EURO GAP. 2.2.2 Phân tích tình hình sản xuất Công ty xây dựng và phát triển có được kết quả như ngày hôm nay phải nói đến tiền thân là một doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động trong lịch vực khai thác đá. Hiện nay thương hiệu cũng như uy tín của Công ty trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng trên thị trường Huế và Quảng Trị là rất cao, qui mô và khả năng sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, Công ty đã và đang sử dụng những trang thiết bị máy móc hết sức hiện đại, công suất lớn. Tuy nhiên, phải nói rằng tình hình sản xuất đá hiện nay vẫn gặp một số vấn đề, như tỷ lệ khấu hao lớn, máy móc thiết bị không sử dụng hết công suất, năng suất lao động còn tương đối chưa cao, việc bố trí sử dụng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải còn chồng chéo chưa hợp lý, ảnh hưởng đến việc lưu trữ, tồn kho và bốc xúc sản phẩm, làm chậm tiến độ sản xuất và vận chuyển. Điều này là do khả năng tổ chức tiêu thụ chưa tốt, sản lượng tiêu thụ không cao, chưa khai thác hết nhu cầu thị trường. Đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng mà Công ty đang triển khai nuôi trồng trên cát, đây là bước đột phá mới trong chiến lược của Công ty, Công ty đã mạnh dạn đầu tư triển khai đi tham quan học tập kinh nghiệm cả trong và ngoài nước về mô hình và công nghệ này. Được triển khai từ năm 2003 đến nay Công ty thật sự đã đạt được khá nhiều thành công. Nói đến kết quả này phải nói đến khả năng dám nghĩ dám làm của lãnh đạo Công ty, mạnh dạn đầu tư số lượng vốn lớn để triển khai xây dựng, cải tạo và mở rộng các hồ tôm, các khu nuôi, kiểm soát quy trình chặt chẽ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Bảng 2.5: Tình hình sản xuất của Công ty trong ba năm 2007-2009 Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 ĐVT Tồn đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tồn cuối Kỳ Sản xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Sản xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Chênh lệch Tđk (%) Chênh lệch SXtk (%) Chênh lệch Tck (%) Chênh lệch SXtk (%) Chênh lệch Tck (%) Tôm kg 0 499.979 0 759.583 0 652.118 0 0 0 259.604 34,2 0 0 -107 465 -16,5 0 0 Đá m3 90.331 429.570 321.014 450.752 334.641 683.213 450.446 230.683 71,9 21.182 4,7 13.627 4,1 232.461 34,0 115.805 0,3 Bột khoáng tấn 1.685 20.315 537 2840 1.287 2.219 827 -1.148 -213,8 -17.475 -615,3 750 58,3 -621 -28,0 -460 -0,6 Cộng (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty) 46 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 hạn chế rủi ro trong nuôi trồng, như dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước, khối lượng thức ăn đãm bảo đúng định mức, nên giá thành sản xuất là tương đối ổn định, sản lượng sản xuất ngày càng tăng, doanh thu ngày càng cao. Đây được coi là dự án có hiệu quả tốt nhất của Công ty hiện nay. Qua số liệu ở bảng 2.5 cho thấy tình hình sản xuất của công ty đang ngày càng nâng cao về số lượng, đây có thể xem là thành công của Công ty trong việc mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đưa vào sản xuất, nâng năng lực sản xuất của Công ty lên ngày càng cao. 2.2.3 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm - Phân tích thị trường tiêu thụ Thị trường là nơi xác định mục tiêu và chi phối, ràng buộc các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc cũng cố và phát triển thị trường hiện tại, mở rộng và xâm nhập trị trường mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của Công ty cổ phần Trường Sơn Huế nói riêng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Trường Sơn Huế chủ yếu ở miền Trung. Trên thị trường này, sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị đó là thị trường truyền thống và dễ tiếp cận của Công ty. Cho đến nay, mặc dù thị trường tiêu thụ của Công ty ở phạm vi chưa rộng lớn, nhưng Công ty cũng khẳng định được chổ đứng của mình và có được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường truyền thống. Căn cứ vào số liệu Bảng 2.6 và Bảng 2.7 cho thấy, sản lượng tiêu thụ đá xây dựng và tôm thẻ chân trắng trên thị trường ngày càng gia tăng, điều đó được thể hiện trên một số thị trường cụ thể sau đây: Tổng hợp các khu vực thị trường, sản lượng tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng bình quân đối với đá xây dựng là 12,58 %/năm tương ứng mức tăng 33.683m3/năm; tôm thẻ chân trắng là 24,34%/năm tương ứng 108.576 kg/năm. Trong đó: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Bảng 2.6: Sản lượng tiêu thụ sản phẫm đá xây dựng theo khu vực thị trường Đơn vị: m3 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty) Khu vực Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh TT 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008 Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % +/- % +/- % +/- % +/- % Huế 83.840 85 188.136 82 162.916 82 243.164 81 215.655 81 104.296 55,4 -25.220 -15,5 80.248 33,0 -27.509 -12,8 Quảng trị 14.637 15 41.976 18 35.971 18 55.679 19 51.243 19 27.339 65,1 -6.005 -16,7 19.708 35,4 -4.436 -8,7 Cộng 98.477 100 230.112 100 198.887 100 298.843 100 266.898 100 131.635 57,2 -31.225 -15,7 99.956 33,4 -31.945 -12,0 48 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 * Sản phẩm đá xây dựng: Ở thị trường Thừa Thiên Huế, năm 2005 tiêu thụ 83.840 m3; năm 2006 tiêu thụ 188.136 tăng 55,4%; điều đáng nói là năm 2007 tiêu thụ 162.916 giảm 15,5%; năm 2008 tiêu thụ 243.164 tăng 33% và năm 2009 tiêu thụ được 215.655 m3 giảm 12,8%. Trên thị trường Quảng Trị cũng có chiều hướng tương tự, sản lượng tiêu thụ năm 2005 là 14.637 m3; năm 2006 là 41.976 m3 tăng so với năm trước là 65%; riêng chỉ có năm 2007 là 35.971 m3 giãm 16,7%; năm 2008 là 55.679 m3 tăng 35,4% và năm 2009 là 51.243 m3 giảm 8,7%. * Sản phẩm tôm thẻ chân trắng: Ở khu vực phía Bắc, năm 2005 tiêu thụ 51.279 kg; năm 2006 tiêu thụ 141.576 kg tăng 63,8%; năm 2007 tiêu thụ 234.957 kg tăng 39,7%; năm 2008 tiêu thụ 299.572 kg tăng 21,6% và đến năm 2009 tiêu thụ được 250.426 kg giảm 19,6%. Ở khu vực Thừa Thiên Huế, năm 2005 tiêu thụ 49.510 kg; năm 2006 tiêu thụ 139.750 kg tăng 64,6%; năm 2007 tiêu thụ 238.760 kg tăng 41,5%; năm 2008 tiêu thụ 285,310 kg tăng 16,3%, tuy nhiên đến năm 2009 tiêu thụ được 239,957 kg giảm 18,9%. Biểu đồ 2.1: Tình hình tiêu thụ đá xây dựng theo khu vực thị trường từ năm 2005-2009 0 50 000 100 000 150 000 200 000 250 000 300 000 350 000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Sả n lư ợn g (m 3) Huế Quảng trị Cộng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Ở khu vực phía Nam, năm 2005 tiêu thụ 8.449 kg; năm 2006 tiêu thụ 13.585 kg tăng 37,8%; năm 2007 tiêu thụ 26.262 kg tăng 48,3%; riêng năm 2008 tiêu thụ 174,701 kg tăng 85% và riêng năm 2009 tiêu thụ được 161.735 kg giãm 8%. 0 100 000 200 000 300 000 400 000 500 000 600 000 700 000 800 000 Sả n l ượ ng (k g) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Biểu đồ 2.2: Tình hình tiêu thụ tôm theo khu vực thị trường từ năm 2005-2009 Phía Bắc Huế Phía Nam Cộng Qua Bảng 2.6 và 2.7 đã phản ánh về thị trường và thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên các thị trường; theo đó thị trường Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm hơn 79%), tiếp đến là Quảng Trị. Để có được kết quả đó là do Công ty đã biết khai thác các thế mạnh của mình, đồng thời nắm bắt được thông tin về khả năng cạnh tranh của các đối thủ và nhu cầu của người tiêu dùng trên từng khu vực thị trường, từ đó có biện pháp hợp lý trong sản xuất và tiêu thụ của từng khu vực. Tuy nhiên, trong thời gian tới Công ty cần phải có chiến lược củng cố và phát triển mạnh hơn trên thị trường hiện tại, với các đối tượng khách hàng truyền thống, cũng như mở rộng thị trường mới, khách hàng tiềm năng mới nhằm không ngừng đáp ứng ngày càng tốt hơn, đa dạng hơn nhu cầu của thị trường, khai thác tốt hơn lợi thế sẵn có, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khả năng sản xuất để đáp ứng nhu cầu, xây dựng thương hiệu, chữ tín và lòng tin nơi khách hàng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Bảng 2.7: Sản lượng tiêu thụ sản phẫm tôm thẻ chân trắng theo khu vực thị trường Đơn vị: kg Khu vực Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh TT 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008 Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % +/- % +/- % +/- % +/- % Phía Bắc 51.279 47 141.576 48 234.957 47 299.572 39 250.426 38 90.297 63,8 93.381 39,7 64.615 21,6 -49.146 -19,6 TT Huế 49.510 45 139.750 47 238.760 48 285.310 38 239.957 37 90.240 64,6 99.010 41,5 46.550 16,3 -45.353 -18,9 Phía Nam 8.449 8 13.585 5 26.262 5 174.701 23 161.735 25 5.136 37,8 12.677 48,3 148.439 85,0 -12.966 -8,0 Cộng 109.238 100 294.911 100 499.979 100 759.583 100 652.118 100 185.673 63,0 205.068 41,0 259.604 34,2 -107.465 -16,5 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty) 51 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 2.2.4 Phân tích kết quả tiêu thụ Theo số liệu Bảng 2.8 ta dễ dàng nhận thấy, hai sản phẩm hiện nay vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và tiêu thụ của Công ty đó là sản phẩm tôm thẻ chân trắng; đá xây dựng các loại. Doanh thu của hai loại sản phẩm này chiếm gần như 100% doanh thu của toàn Công ty, mặc dù hoạt động đa ngành nghề, nhưng các hoạt động khác chủ yếu là phục vụ cho hai sản phẩm chính này, như: kinh doanh nổ mìn, xăng dầu, vận tải là để phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh đá xây dựng các loại Tiền thân là Công ty TNHH Trường Sơn chuyên khai thác đá xây dựng, hiện nay doanh thu hàng năm của sản phẩm đá cũng có xu hướng ngày càng tăng, nhưng tốc độ thấp hơn mức tăng doanh thu của sản phẩm tôm thẻ chân trắng (từ chiếm gần chưa đến 30% năm 2005 đến nay đã chiếm hơn 50% trong tổng doanh thu của Công ty). Điều này cho thấy nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng là rất ổn định, tạo điều kiện tốt cho sản xuất và tiêu thụ; đối với sản phẩm đá xây dựng các loại, nhu cầu tuy vẫn tăng qua các năm nhưng không còn tuyệt đối chiếm ưu thế trên thị trường như các năm trước. Sở dĩ như vậy là do, nhu cầu đá xây dựng hiện nay vẫn đang ở mức cao do nhu cầu xây dựng cở sở hạ tầng giao thông, thuỷ điện, cầu cống, nhà cửa, vì thế có nhiều doanh nghiệp bước vào hoạt động trong lĩnh vực này, ngoài các doanh nghiệp tham gia hiệp hội khai thác đá Thừa Thiên Huế mà Công ty Trường Sơn đang là chủ tịch hiệp hội, dẫn đến khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác chế biến đá ngày càng cao, thị trường chia nhỏ, các doanh nghiệp dàn trải khắp địa bàn hoạt động của công ty, nên những nhu cầu tại chổ thường các khách hàng chọn ngẩu nhiên các doanh nghiệp gần nhất. Nhìn chung, kết quả tiêu thụ của hai nhóm sản phẩm công ty có tốc độ tăng trưởng liên hoàn có xu hướng giảm xuống, trong khi đó tốc độ tăng trưởng định gốc lại có xu hướng tăng lên, điều nay cho thấy rằng, quy mô doanh thu giữa các năm tăng lên nhanh, nhưng mức tăng từng năm lại có xu hướng ít lại. Đây chưa hẳn là khuyết điểm của doanh nghiệp, vì công ty vẫn duy trỳ mức tăng trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, đã chứng tỏ thực lực của công ty trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Bảng 2.8: Tình hình sản xuất và tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu qua 5 năm (2005-2009) Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Khối lượng tiêu thụ - Đá m 3 98.477 230.112 198.887 298.843 266.898 - Tôm kg 109.238 294.911 499.979 759.583 652.118 2. Giá bán đơn vị - Đá tr.đồng 0,107 0,107 0,115 0,115 0,128 - Tôm tr.đồng 0,042 0,045 0,048 0,048 0,051 3. Tổng doanh thu tr.đồng 15.125 37.893 46.871 70.825 67.421 - Đá tr.đồng 10.537 24.622 22.872 34.365 34.163 - Tôm tr.đồng 4.588 13.271 23.999 36.460 33.258 4. Kết cấu tiêu thụ (%) 100 100 100 100 100 - Đá (%) 69,67 64,98 48,80 48,52 50,67 - Tôm (%) 30,33 35,02 51,20 51,48 49,33 5. Tốc độ tăng trường (TĐTT) - TĐTT liên hoàn (%) 100 250,53 123,69 151,11 95,19 - TĐTT định gốc (%) 100 250,53 309,89 468,26 445,76 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng liên hoàn, định gốc của Doanh thu từ 2005-2009 0 100 200 300 400 500 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (% ) - TĐTT liên hoàn (%) - TĐTT định gốc (%) 2.2.5 Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 2.2.5.1 Đánh giá chung hiệu quả sản xuất, tiêu thụ Công ty Cổ phần Trường Sơn là công ty đã được Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng bằng khen cho Công ty đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2002 đến năm 2004 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc – (số 638 ngày 05/07/2005) và nhiều bằng khen của các Bộ và UBND Tỉnh. Thời điểm trước đó, mặc dù Công ty gặp rất nhiều khó khăn về việc chủ động trang bị máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ, trong công tác huy động vốn,và quả SXKD của Công ty chưa cao. Để đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, kết quả được thể hiện qua bảng 2.9. Số liệu Bảng 2.9 cho thấy năm sau tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2006 đạt 37,894 tăng 26% so với năm 2005; năm 2007 đạt 46,871 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2006; năm 2008 đạt 70,827 tỷ đồng tăng 51% so với năm 2007; năm 2009 đạt 67,421 tỷ đồng giảm 4,8% so với năm 2008 Điều đáng quan tâm là doanh thu tiêu thụ sản phẩm của sản phẩm tôm nuôi chiếm một tỷ trọng lớn và có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm. Như vậy, hoạt động SXKD của xí nghiệp nuôi tôm trên cát có sự tăng trưởng rõ rệt và ngày càng giữ vị trí quan trọng. Công ty cần chú trọng hơn trong việc xác định nhu cầu vốn, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Bảng 2.9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị: triệu đồng (Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty) Ghi chú: DTT - Doanh thu thuần; HĐTC - Hoạt động tài chính; QLDN - Quản lý doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm So sánh 2005 2006 2007 2008 2009 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu: 15.125 37.894 46.871 70.827 67.421 22.769 150,5 8.977 23,7 23.956 51,1 -3.406 -4,8 - DTT về sản phẩm đá và hoạt động khác 10.537 24.623 22.871 34.367 34.163 14.086 133,7 -1.752 -7,1 11.496 50,3 -204 -0,6 - DTT về SP nuôi tôm 4.588 13.271 24.000 36.460 33.258 8.683 189,3 10.729 80,8 12.460 51,9 -3.202 -8,8 Doanh thu về HĐTC 155 35 433 4.025 2.380 -120 -77,4 398 1,1 3.592 829,6 -1.645 -40,9 2. Giá vốn hàng bán: 12.128 29.752 36.260 46.806 49.848 17.624 145,3 6.508 21,9 10.546 29,1 3.042 6,5 - Giá vốn đá, khác 7.325 19.340 17.019 21.060 26.265 12.015 164,0 -2.321 -12,0 4.041 23,7 5.205 24,7 - Giá vốn tôm 4.803 10.412 19.241 25.746 23.583 5.609 116,8 8.829 84,8 6.505 33,8 -2.163 -8,4 3. Chi phí HĐTC 155 1.066 1.903 3.354 4.053 911 587,7 837 78,5 1.451 76,2 699 20,8 4. Chi phí bán hàng 0 0 0 8.042 1.699 0.0 - 0.0 - 8.042 - -6.343 -78,9 5. Chi phí QLDN 1.902 3.951 4.769 3.627 4.840 2.049 107,7 818 20,7 -1.142 -23,9 1.213 33,4 6. Lợi nhuận trước thuế 793 4.459 4.505 12.835 9.675 3.666 462,3 46 1,0 8.330 184,9 -3.160 -24,6 7. Lợi nhuận sau thuế 728 4.007 4.150 12.382 9.152 3.279 450,4 143 3,6 8.232 198,4 -3.230 -26,1 55 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 đặc biệt là vốn lưu động nhằm tạo điều kiện mở rộng quy mô SXKD đối sản phẩm tôm nuôi. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh đá xây dựng lại có xu hướng thu hẹp về quy mô và tỷ trọng. Vì thế, Công ty cần sớm xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, xây dựng thương mại và dịch vụ nhằm cải thiện tình hình này trong thời gian tới. 2.2.5.2 Phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ Qua số liệu trong Bảng 2.10 cho thấy tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty qua các năm từ 2005 đến 2009 có xu thế tăng lên, bình quân mỗi năm lợi nhuận đạt trên 6 tỷ đồng, mức tăng bình quân mỗi năm là 1 tỷ đồng lợi nhuận. Như vậy, lợi nhuận ròng có xu hướng tăng lên qua các năm: năm 2008 tăng so với năm 2007 là 198,4% nhưng năm 2009 so với năm 2008 lại giảm xuống 26,1%. Sở dĩ, lợi nhuận năm 2009 giảm so với 2008 là 26,1% là do: doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 4,8%; mức giảm chi phí năm 2009 so với năm 2008 giảm 2,2% . Hay nói cách khác, tốc độ giảm chi phí cao hơn tốc độ giảm doanh thu, khiến cho lợi nhuận giảm xuống. Thực tế diễn ra điều này đối với Công ty một phần là do trong năm 2009 giá mua một số nguyên nhiên vật liệu tăng lên, như giá xăng dầu tăng mạnh, tỷ giá hối đoái biến động, giá vàng tăng.... Mặt khác, do một số máy móc thiết bị đã cũ nên mức tiêu hao nhiên liệu cao, một số máy móc mới đưa vào khai thác và được áp dụng biện pháp khấu hao nhanh nên đã dẫn đến tình trạng này. Đây là vấn đề mà Công ty cần phải xem xét trong dài hạn và phải có những biện pháp giảm thiểu chi phí thích hợp. a- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Theo số liệu Bảng 2.10, trong 4 năm trở lại đây cho thấy chỉ tiêu này có xu thế tăng lên. Năm 2008 một nghìn đồng doanh thu tạo ra được 17,48 đồng lợi nhuận, qua năm 2009 một nghìn đồng doanh thu còn tạo ra được 13,57 đồng lợi nhuận . Đây là một triển vọng của Công ty trong tương lai, nhưng khả năng tạo lợi nhuận trên một đồng doanh thu qua các năm qua là quá khiêm tốn, hay nói một cách ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 khác, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu của Công ty qua những năm qua là quá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Đây là vấn đề mà Công ty cần phấn đấu rất nhiều trong thời gian tới. b- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí theo số liệu tính toán ở Bảng 2.10 cũng chỉ ra nó có xu hướng tăng lên tương tự như chỉ tiêu lợi nhuận theo doanh thu, điều này biểu hiện khả năng sinh lợi của chi phí SXKD, chỉ tiêu này tăng dần từ năm 2005 đến năm 2009, năm 2008 một nghìn đồng chi phí tạo ra đến 20,03 đồng lợi nhuận, năm 2009 một nghìn đồng chi phí chỉ còn tạo ra 15,14 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp tiết kiệm chi phí một cách hợp lý mặc dầu với điều kiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_ket_qua_san_xuat_va_tieu_thu_san_pham_cua_cong_ty_co_phan_truong_son_thua_thien_hue_9502_19.pdf
Tài liệu liên quan