Qua việc xem xét, đánh giá những chỉ số thành phần, các chỉ tiêu cụ thể cấu
thành các chỉ số ấy cho thấy, trong giai đoạn 2013 – 2019, chỉ số năng lực cạnh
tranh của tỉnh đã có sự thay đổi qua các năm, có tăng có giảm nhưng mức độ không
lớn. Tuy vậy, giai đoạn này cũng ghi nhận sự nỗ lực trong quản lý, điều hành của
chính quyền địa phương trong một số lĩnh vực như cải cách hành chính, đặc biệt là
cải cách thủ tục hành chính. Với việc thành lập các Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước, việc
tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp đã dễ
dàng, thuận lợi; các thủ tục hành chính được hệ thống hóa ở cả 3 cấp tỉnh, huyện,
xã, được công bố, công khai trực tiếp tại các cơ quan hành chính nhà nước và trên
Cổng thông tin điện tử của các địa phương, đơn vị. Các thủ tục hành chính hằng
năm được rà soát, cắt giảm thời gian thực hiện, kiến nghị giảm bớt các hồ sơ, giấy
tờ trùng lặp, không cần thiết, giảm phiền hà, bớt nhũng nhiễu trong tiếp nhận và giải
quyết thủ tục hành chính
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tìm hiểu thực tế, nghiên cứu, tìm hiểu về điều kiện
kinh tế xã hội, kinh nghiệm của một số địa phương trong việc thực hiện và nâng cao
hiệu quả năng lực cạnh tranh (Thái Nguyên, Vĩnh Long, Bắc Ninh, Bắc Giang), qua
đó rút ra được những kinh nghiệm, bài học thiết thực giúp cho tỉnh Bắc Kạn có được
những giải pháp căn cơ, hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là tiền đề, cơ
sở để luận văn tiếp tục đi sâu phân tích thực trạng và đề ra giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn trong các chương tiếp theo.
9
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA
TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2013 - 2019
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn ảnh
hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Bắc Kạn là tỉnh miền núi của vùng Trung du miền núi phía Bắc, nằm ở trung
tâm vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp tỉnh Lạng
Sơn; phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang; cách thủ đô
Hà Nội 160 km.Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 7 huyện (thành
phố Bắc Kạn và các huyện: Chợ Mới, Bạch Thông, Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Na
Rì, Chợ Đồn, trong đó có 02 huyện nghèo 30ª), với tổng số 122 xã, phường và thị
trấn (trong đó có 60 xã đặc biệt khó khăn; 13 xã thuộc 03 huyện là vùng CT229 và
năm 2017 có thêm 13 xã thuộc 04 huyện được quy hoạch vị trí sơ tán của các bộ,
ngành Trung ương).
b. Địa hình, sông ngòi
Tỉnh Bắc Kạn với trên 90% diện tích là đồi núi, là tỉnh có địa hình đa dạng,
phức tạp, thấp dần từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam – Tây Nam, nhiều núi cao, cao hơn
các tỉnh xung quanh, độ cao trung bình 500 - 600m so với mực nước biển và bị chi
phối bởi các mạch núi cánh cung (cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Sông Gâm) kéo
dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh.
Tỉnh Bắc Kạn có hệ thống sông, suối dày đặc, bao gồm lưu vực của ba hệ thống
sông: Hệ thống sông Thái Bình gồm Sông Cầu và các nhánh của sông Cầu; hệ thống
sông Kỳ Cùng bao gồm các nhánh sông Bắc Giang và sông Na Rì; hệ thống sông Lô
gồm các nhánh sông Năng, sông Gâm, sông Phó Đáy. Phần lớn hệ thống sông của
Bắc Kạn là đầu nguồn, do yếu tố địa hình nên các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn,
lòng sông, suối hẹp, nhiều thác ghềnh.
c. Khí hậu
Bắc Kạn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa khí hậu theo mùa
rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 20 đến 22℃. Vào mùa mưa với lượng mưa tập trung
lớn, các sông, suối ngắn và độ dốc lớn, lòng sông hẹp nên thường xảy ra sụt lở, trượt
đất, lũ quét.
d. Tài nguyên thiên nhiên
Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh có tới 273 mỏ, điểm mỏ khoáng sản với 24
loại khoáng sản khác nhau có trữ lượng lớn như chì kẽm, sắt, vàng, đá vôi xi măng,
đá trắng, thạch anh.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 485.996 ha, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 94,53%, đất phi nông nghiệp chiếm 3,98%, đất chưa sử dụng chiếm 1,49%.
Đến nay diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh là 97.161,9 ha, là một trong những tỉnh
có độ che phủ cao nhất cả nước (72,6%) và bảo vệ hơn 200.000 ha rừng tự nhiên với
10
chất lượng rừng khá phong phú, đa dạng sinh học, lưu giữ nhiều nguồn gen động thực
vật quý hiếm.
đ. Tài nguyên du lịch
Là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh
quan thiên nhiên và văn hóa dân gian, lịch sử. Bắc Kạn còn có nhiều di tích lịch sử
được hình thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với các địa danh
được xếp hạng cấp Quốc gia.
Bắc Kạn còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ sinh thái động thực vật
phong phú, sông hồ, hang động đẹp như: Hồ Ba Bể, Đền An Mã, Động Puông, Động
Hua Mạ, Thác Đầu Đẳng (huyện Ba Bể), hồ sinh thái Bản Chang, Thác Nà Khoang
(huyện Ngân Sơn), khu bảo tồn thiên nhiêm Kim Hỷ, Động Nàng Tiên (huyện Na
Rì),
2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,0%/năm, cơ cấu kinh tế
ngành Nông nghiệp chiếm 34%, Công nghiệp chiếm 17%, Dịch vụ chiếm 48%.
GRDP bình quân đầu người đến hết năm 2018 đạt 30,4 triệu đồng, bằng 52% so với
cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020 dự
ước đạt 6,3%/năm, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 5,9%/năm;
khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 3,4%/năm; khu vực dịch vụ đạt 7,6%/năm.
Giai đoạn 2016-2020 tổng giá trị gia tăng GRDP đạt khoảng 39 triệu đồng, bằng
80% so mức GRDP bình quân đầu người của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và
bằng 55% so GRDP bình quân đầu người của cả nước.
Năm 2019, tổng giá trị gia tăng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt
7.040 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng khu
vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ. GRDP bình quân đầu người tỉnh
Bắc Kạn năm 2019 đạt 34,2 triệu đồng.
Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư khá đồng bộ, đời sống và thu nhập ở khu
vực nông thôn tăng trưởng khá. Hệ thống giao thông nội tỉnh được đầu tư xây dựng
khá đồng bộ.
Những năm trở lại đây, ngành công nghiệp tỉnh Bắc Kạn có những bước phát
triển đáng kể, bước đầu khai thác được một số tiềm năng thế mạnh. Giá trị sản xuất
công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình quân tăng 9,0%/năm. Hiện nay tỉnh đang quy
hoạch 7 cụm công nghiệp khác, thu hút đầu tư và xây dựng kinh doanh hạ tầng cụm
công nghiệp.
Cùng với đó, hệ thống điện lưới quốc gia và hệ thống thông tin liên lạc đã được
đầu tư khá toàn diện, rộng khắp. Kết cấu hạ tầng ngành bưu chính viễn thông trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn đã tương đối phát triển, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và
quốc tế thông suốt. Dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm trên địa bàn tỉnh đáp ứng được
nhu cầu cho thị trường tài chính với nhiều loại hình dịch vụ mới.
b. Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 492 doanh
nghiệp, trong đó có 11 doanh nghiệp nhà nước, 480 doanh nghiệp ngoài nhà nước và
11
01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các xe có động cơ
khác (171/492 doanh nghiệp); lĩnh vực xây dựng có 152 doanh nghiệp; hoạt động
chuyên môn khoa học và công nghệ có 48 doanh nghiệp; lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạo có 45 doanh nghiệp; lĩnh vực khai khoáng có 19 doanh nghiệp, còn lại
là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp nước, xử lý rác thải, sản
xuất phân phối điện, khí đốt, tài chính, bất động sản, hành chính và dịch vụ hỗ trợ,
c. Phát triển xã hội
Năm 2019, tổng dân số tỉnh Bắc Kạn là 313.905 người, là tỉnh có dân số ít nhất
cả nước. Trải qua 10 năm, dân số tỉnh Bắc Kạn tăng thêm 20.079 người; mật độ dân
số 65 người/km, đứng thứ 60 cả nước. Toàn tỉnh có trên 82.800 hộ dân, quy mô hộ
bình quân 3,8 người/hộ. Tỷ số giới tính là 104 nam/100 nữ. Toàn tỉnh có 20,75% dân
số sống ở thành thị. Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 24,4 m2/người. Bắc Kạn
có 7 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 86%, các
dân tộc cùng chung sống.
Công tác lao động, việc làm, giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội cơ
bản đạt được mục tiêu đề ra. Hằng năm tạo việc làm mới cho trên 5.000 lao động.
Tỷ lệ giảm nghèo hằng năm đạt từ 2-2,5%, các huyện nghèo giảm từ 3-4%. Tỷ
lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2019 là 16.003/80.276 hộ chiếm tỷ lệ 19,93% (giảm 1,95%
so với năm 2018), tỷ lệ cận nghèo là 8.668/80.276 hộ chiếm tỷ lệ 10,80% (giảm
1,02% so với năm 2018).
Công tác cải cách hành chính được các cấp các ngành quan tâm, tỉnh tập trung
chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, nội dung cải cách hành chính, qua đó Chỉ
số cải cách hành chính tỉnh Bắc Kạn năm 2017 và 2018 đứng thứ 49/63 tỉnh, thành
phố. Chỉ số PAPI tỉnh Bắc Kạn năm 2018 đứng thứ 28/63 tỉnh, thành phố trên cả
nước.
2.1.2. Khó khăn thách thức đối với năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn
Thứ nhất, là tỉnh giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, xuất phát
điểm thấp.
Thứ hai, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến nhưng chưa có bước đột phá, nền kinh
tế còn chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ, chưa tạo được sức hấp dẫn
đối với nguồn đầu tư từ bên ngoài.
Thứ tư, nguồn thu của tỉnh còn khó khăn, chủ yếu dựa vào nguồn lực đầu tư của
Trung ương nên hiện nay vẫn là tỉnh khó khăn nhất cả nước.
Thứ năm, tỉnh có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình
độ học vấn còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề và các
nhà kinh doanh am hiểu, thích nghi với cơ chế thị trường. Đây là những rào cản đối
với việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống cũng như
việc thực hiện các chính sách và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
2.2. Thực tế năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn
2.2.1. Thể chế hiện hành về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
2.2.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn trong cả nước và
khu vực
12
Năm 2019 tỉnh Bắc Kạn xếp thứ 59/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và nằm trong
nhóm Trung bình. Năm 2015, 2016 và 2018 tỉnh Bắc Kạn xếp thứ 60/63 tỉnh, thành
phố, riêng năm 2013 xếp thứ 57/63, năm 2014 và 2017 xếp thứ 59/63. Điểm số của tỉnh
Bắc Kạn còn một khoảng cách rất xa so với các tỉnh đạt trên 60 điểm, chỉ tính trong
nhóm Trung bình, điểm số của tỉnh Bắc Kạn xếp thứ 19/20, đồng thời điểm số của tỉnh
Bắc Kạn chỉ xếp trên 3 tỉnh mà trong đó có 2 tỉnh nằm trong nhóm Tương đối thấp.
Khu vực miền núi phía Bắc là nơi có năng lực cạnh tranh thấp nhất so với cả
nước. Đồng thời, đây cũng là nơi có sự chênh lệch khá lớn, chỉ có 5 tỉnh nằm trong
nhóm Khá, 1 tỉnh nằm trong nhóm Tương đối thấp, 8 tỉnh nằm trong nhóm Trung
bình, trong đó có tỉnh Bắc Kạn. Xét trong khu vực miền núi phía Bắc thì tỉnh Bắc
Kạn có điểm số thấp nhất trong số 8 tỉnh nằm trong nhóm Trung bình.
2.2.3. Kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2013 – 2019
Từ năm 2013 đến 2019, Bắc Kạn luôn có điểm Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh nằm trong nhóm Thấp và Tương đối thấp, tuy xếp hạng năm 2019 nằm trong
nhóm Trung bình nhưng nhìn chung thứ hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc
Kạn không ổn định và chưa có sự bứt phá.
Năm 2019 ghi nhận sự nỗ lực cải cách của chính quyền tỉnh khi điểm số và thứ
hạng PCI đã có sự tăng nhẹ từ nhóm Tương đối thấp lên nhóm Trung bình, tuy nhiên
mới chỉ tăng 9,3 điểm so với năm 2013. Điều này cho thấy chất lượng điều hành kinh
tế của tỉnh đã có sự cải thiện song chưa có sự thay đổi tích cực và mang tính đột phá,
do đó cần phải xem xét, phân tích các chỉ tiêu thành phần của chỉ số PCI và tìm hiểu
nguyên nhân làm điểm số PC của Bắc Kạn đạt thấp để từ đó có những giải pháp để
nâng cao điểm số PCI, cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo sức hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư.
2.2.4. Đánh giá các chỉ số thành phần trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn
2.2.4.1. Chỉ số gia nhập thị trường
Chỉ tiêu chi phí gia nhập thị trường của Bắc Kạn có điểm số cao nhất so với 9
chỉ tiêu còn lại của chỉ số PCI. Kết quả này cho thấy chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã có
những nỗ lực đáng kể nhằm đơn giản hóa các thủ tục đăng ký, thành lập doanh
nghiệp, đồng thời xây dựng, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận
một cửa.
So sánh giữa các năm từ năm 2013 đến năm 2018, điểm số của chỉ số này bị
giảm mạnh vào năm 2017 so với các năm trước, chỉ đạt 6,25 điểm, trong khi đó từ
năm 2013 đến 2016 điểm số lần lượt là 7,95; 8,10; 8,18 và 8,11. Năm 2018, điểm số
của chỉ số này có tăng nhưng không đáng kể, đạt 7,00 điểm (tăng 0,75 điểm).
Tại tỉnh Bắc Kạn, theo kết quả khảo sát từ doanh nghiệp, thời gian cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bình quân là 7 ngày, thời gian đăng ký thay đổi
doanh nghiệp bình quân là 11,5 ngày, tuy nhiên theo thông báo kết quả theo dõi hệ
thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, riêng trong năm 2017 thì thời gian
cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bình quân tại Bắc Kạn là 1,56 ngày, thời
gian đăng ký thay đổi doanh nghiệp bình quân là 1,37 ngày. Các cán bộ công chức tại
Bộ phận một cửa (tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng
13
nhận đăng ký kinh doanh) trình độ chuyên môn còn hạn chế, có hiện tượng kém thân
thiện và nhiệt tình, hướng dẫn không được rõ ràng và đầy đủ. Bên cạnh đó, theo kết
quả khảo sát, chỉ có 3,7% số doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua hình
thức trực tuyến.
Từ những đánh giá trên cho thấy hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến đăng ký
doanh nghiệp còn chưa đầy đủ, rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp (về thời gian
đăng ký, các giấy phép con,), việc hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp trong giải quyết
các vấn đề liên quan chưa được thực hiện tốt.
2.2.4.2. Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất
Qua điểm số PCI các năm từ 2013 đến 2018 cho thấy, Bắc Kạn có sự thụt lùi
đáng kể trong lĩnh vực này. Nếu như năm 2013, đạt số điểm 7,39 thì năm 2017 chỉ
đạt 5,13 điểm, 2018 đạt 6,60 điểm.
Điểm chỉ số này không có sự ổn định, doanh nghiệp đánh giá việc tiếp cận đất đai,
mặt bằng sản xuất kinh doanh và việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục liên quan đến
đất đai trên địa bàn tỉnh tương đối khó khăn.
Rõ ràng, quản lý đất đai của địa phương theo cảm nhận của doanh nghiệp, nhà
đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, đặc biệt là việc giải quyết thủ tục liên quan
đến đất đai, mặt bằng sạch và tâm lý e ngại bị thiệt khi đền bù và giải phóng mặt
bằng, chính điều này đã gây cản trở cho việc thu hút đầu tư và mở rộng đầu tư của
các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
2.2.4.3. Chi phí không chính thức
Đây là lĩnh vực Bắc Kạn có điểm số cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây (năm
2018 đạt 5,78 điểm). Quan điểm của tỉnh là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh
nghiệp hoạt động, phát triển, nhưng thực tế vẫn nảy sinh những vấn đề gây khó khăn
cho doanh nghiệp. Thời gian qua, Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp để phòng,
chống tham nhũng nhưng đâu đó vấn đề này vẫn còn tồn tại trong các cơ quan nhà
nước trên địa bàn tỉnh, để tạo được môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và thông
thoáng cho doanh nghiệp và nhà đầu tư thì chính quyền tỉnh cần thiết phải hạn chế
được tình trạng tham nhũng, giảm chi phí không chính thức xuống thấp nhất có thể.
2.2.4.4. Chi phí thời gian
Năm 2018, so với các tỉnh trong khu vực, Bắc Kạn chỉ hơn tỉnh Cao Bằng 0,28
điểm và xếp sau 12 tỉnh trong khu vực về chỉ tiêu chi phí thời gian để thực hiện các
quy định của nhà nước. Theo kết quả khảo sát năm 2018, Bắc Kạn được các doanh
nghiệp ghi nhận và đánh giá cao ở việc niêm yết công khai các khoản phí, lệ phí
chiếm 92%, thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so với quy định
chiếm 60% và phần trăm doanh nghiệp sử dụng hơn 10% tổng thời gian làm việc để
tìm hiểu và thực hiện các quy định của nhà nước giảm từ 37% năm 2017 xuống còn
33% năm 2018. Tuy nhiên các chỉ số về cán bộ công chức giải quyết công việc hiệu
quả chỉ chiếm 63%, cán bộ công chức thân thiện, doanh nghiệp không phải đi lại
nhiều lần để hoàn tất thủ tục và thủ tục giấy tờ đơn giản chiếm tới 57%.
Tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra từ 5 cuộc trở lên trong năm trên địa bàn
tỉnh đã giảm từ 14% năm 2017 xuống còn 9% năm 2018, đồng thời nội dung thanh
kiểm tra bị trùng lặp giảm còn 14%, thanh kiểm tra tạo cơ hội cho cán bộ nhũng
nhiễu doanh nghiệp cũng giảm chỉ còn 19%. Tuy nhiên, số giờ trung vị cho mỗi cuộc
14
làm việc với thanh tra, kiểm tra lại tăng từ 24 giờ năm 2017 lên 40 giờ năm 2018
(tăng 16 giờ).
Thời gian qua Bắc Kạn chú trọng công tác cải cách hành chính, đặc biệt năm
2017 điểm chỉ số cải cách hành chính của tỉnh tăng 11 bậc so với năm 2016, những
nỗ lực trong công tác cải cách hành chính bước đầu đã tạo được cảm nhận tích cực từ
phía cộng đồng các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
2.2.4.5. Tính minh bạch
Sau 2 năm liên tục giảm điểm (2013 và 2014), từ năm 2015 tính minh bạch và
tiếp cận thông tin bắt đầu tăng mạnh đạt 6,17 điểm và tiếp tục tăng đến năm 2018 đạt
6,67 điểm. So với các tỉnh khác trong khu vực, năm 2018 Bắc Kạn đứng 3/14 tỉnh
miền núi phía Bắc, chỉ sau Điện Biên, Tuyên Quang.
Việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp được tỉnh quan tâm thực hiện bằng
nhiều hình thức. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát năm 2018 cho thấy, tỷ lệ doanh
nghiệp truy cập vào website của tỉnh đạt tới 80% nhưng điểm số về độ mở và chất
lượng trang web của tỉnh chỉ đạt 28,5%, điểm số này còn thấp hơn điểm số đánh giá
năm 2017 (đạt 34,5%). So sánh mức điểm và nhu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư
thì Bắc Kạn còn cần phải nỗ lực quan tâm hơn nữa đến việc nâng cấp website để trở
thành kênh cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
90% doanh nghiệp cho rằng các tài liệu về ngân sách được công bố ngay sau khi
cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt và đủ chi tiết để các doanh nghiệp sử dụng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điểm số này tăng mạnh so với các năm trước
đó. Tuy nhiên, đối với các tài liệu quy hoạch thì doanh nghiệp rất khó tiếp cận. Nếu
tính theo thang điểm 5 trong đó điểm 1 là không thể tiếp cận và điểm 5 là rất dễ tiếp
cận, thì điểm tiếp cận tài liệu quy hoạch của tỉnh chỉ đạt 2,44 điểm, thấp hơn chỉ tiêu
của các tài liệu pháp lý là 3,11 điểm. Nếu so sánh với năm 2017, tiếp cận tài liệu quy
hoạch và tài liệu pháp lý đã sụt giảm, tuy không nhiều nhưng nói lên sự công khai,
minh bạch các thông tin, tài liệu này khá khó khăn, có tới 68% doanh nghiệp cho
rằng phải cần có “mối quan hệ” mới có được các tài liệu của tỉnh và không phải sẽ
được cung cấp ngay sau khi đề nghị mà phải mất tới 4 ngày và chỉ có 79% doanh
nghiệp sẽ nhận được thông tin, văn bản sau khi đề nghị cơ quan nhà nước tại địa
phương cung cấp.
Không chỉ thiếu tính minh bạch, công khai về các thông tin, tài liệu hay các quy
định ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà
việc thực thi các quy định tại tỉnh cũng rất hạn chế và doanh nghiệp rất khó đoán biết,
từ năm 2015 luôn dưới 10% doanh nghiệp chắc chắn dự liệu được việc thực thi của
tỉnh đối với các quy định pháp luật của Trung ương (năm 2015 chỉ có 2,70%, năm
2016 9,09%, năm 2017 4%, năm 2018 8%).
Có tới 51% doanh nghiệp cho rằng phải “thỏa thuận” khoản thuế phải nộp với
cán bộ thuế là công việc quan trọng, điều đáng nói tỷ lệ này lại có xu hướng tăng dần
qua các năm. Việc doanh nghiệp khó khăn trong dự đoán chính sách cũng như phải
thực hiện thương lượng với cán bộ nhà nước trong hoạt động kinh doanh của mình sẽ
làm giảm đi nỗ lực của tỉnh trong quá trình cải thiện tính minh bạch, công bằng, sự ổn
định trong việc thực thi các quy định của nhà nước và chính sách, định hướng phát
triển của tỉnh.
15
Về tổng thế, chỉ số tính minh bạch được cải thiện rõ rệt trong thời gian qua là “tin
vui” về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Kạn, qua đó môi trường kinh doanh tại địa
phương sẽ góp phần làm tăng lòng tin vào hiệu quả quản trị của chính quyền địa
phương, tăng tính bình đẳng về cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
2.2.4.6. Mức độ cạnh tranh bình đẳng
Về tổng điểm, sau 2 năm (2014, 2015) giảm điểm mạnh so với năm 2013, thì bắt
đầu từ năm 2016 đến năm 2018, tổng điểm của chỉ số cạnh tranh bình đẳng của tỉnh
Bắc Kạn đã có sự chuyển biến nhờ có sự thay đổi tích cực của các tiêu chí như tạo
điều kiện cho việc thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, thu hút đầu tư
dưới mọi hình thức cả bên trong và ngoài nước, tạo sự công bằng trong việc cung ứng
các nguồn lực cũng như lắng nghe, quan tâm giải quyết các vướng mắc cho doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn (từ năm 2016, mỗi năm lãnh đạo tỉnh đều chủ động tổ
chức từ 2 đến 5 hội nghị gặp mặt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh).
Trong khu vực, Bắc Kạn đứng thứ hai về điểm chỉ số cạnh tranh bình đẳng, chỉ
sau tỉnh Tuyên Quang. Điều này cho thấy những nỗ lực của tỉnh trong thời gian qua
nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong môi trường kinh doanh, đảm bảo sự bình
đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, giữa doanh nghiệp lớn và
doanh nghiệp nhỏ, giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác, cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật.
2.2.4.7. Tính năng động
Điểm chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh chưa có sự chuyển
biến tích cực, vẫn luôn nằm trong nhóm thấp của cả nước, năm 2018, Bắc Kạn chỉ đạt
4,88 điểm, thấp hơn 2,93 điểm so với tỉnh có số điểm cao nhất và hơn tỉnh có số điểm
thấp nhất chỉ có 0,68 điểm, đứng thứ 59/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (thấp điểm
hơn là các tỉnh Điện Biên, Hà Tĩnh, Bình Phước và Cao Bằng) và đứng thứ 12/14
tỉnh thành trong khu vực miền núi phía Bắc.
Theo khảo sát của PCI, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng lãnh đạo tỉnh vận dụng pháp
luật linh hoạt nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân cao
nhất vào năm 2014 (đạt 66%), năm 2015, 2016 duy trì ở mức 65% và tỷ lệ này giảm
vào các năm 2017, 2018 (chỉ đạt 63%). Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng lãnh đạo tỉnh
năng động và sáng tạo để giải quyết các vấn đề mới phát sinh từ năm 2013 đến năm
2018 dao động trong mức 43 đến 47% (cao nhất là 47% năm 2013, thấp nhất là 43%
năm 2017). Cảm nhận của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về thái độ tích cực đối với
khu vực kinh tế tư nhân cũng nhhiều biến động, không ổn định qua nhiều năm. Năm
2013, 45% doanh nghiệp đồng ý cho rằng tỉnh có thái độ tích cực đối với khu vực
kinh tế tư nhân, tỷ lệ này giảm trong năm 2014 xuống còn 31%, nhưng các tăng dần
qua các năm sau đó (năm 2015 là 32%, năm 2016 là 38%, năm 2017 là 40%, năm
2018 là 43%).
16
Theo kết quả điều tra năm 2018, 78% doanh nghiệp đồng ý có sáng kiến hay ở
cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các sở, ngành; 46% doanh nghiệp đồng ý
lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng chưa được thực hiện tốt ở
cấp huyện, thị.
Hằng năm tỉnh Bắc Kạn tổ chức thường xuyên các hội nghị đối thoại, gặp mặt
doanh nghiệp để lắng nghe những khó khăn và ý kiến đóng góp của cộng đồng
doanh nghiệp về môi trường đầu tư, công tác điều hành của chính quyền địa
phương, do đó, tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý rằng doanh nghiệp nhận được phản hồi
của cơ quan nhà nước tỉnh sau khi phản ánh khó khăn vướng mắc chiếm tỷ lệ cao
(97%), tuy nhiên số doanh nghiệp đồng ý với những khó khăn, vướng mắc được
tháo gỡ kịp thời thông qua đối thoại doanh nghiệp còn ở mức trung bình (chỉ có
55%), cùng với đó chỉ có 63% tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng với phản hồi và cách giải
quyết của cơ quan nhà nước.
2.2.4.8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Theo kết quả đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì
năm 2013 tỉnh Bắc Kạn có điểm số thấp nhất (3,89 điểm), năm 2017 đạt điểm số cao
nhất (6,32 điểm). Điểm chỉ số này của Bắc Kạn xếp thứ 61/63 tỉnh, thành phố trong
cả nước và xếp thứ 13/14 tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc trong năm 2013;
đến năm 2018, Bắc Kạn xếp thứ 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và cũng là tỉnh
có điểm số thấp nhất trong khu vực miền núi phía Bắc. Điều này chỉ ra một sự thật
đáng báo động trong lĩnh vực điều hành của chính quyền địa phương khi mà nỗ lực
cải thiện môi trường kinh doanh nhưng dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp còn nhiều
hạn chế.
Những năm qua, cùng với những chính sách của Nhà nước, Bắc Kạn đã thực
hiện các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chương trình khuyến nông, chính
sách tín dụng, ưu đãi, tập huấn kỹ thuật, cung cấp thông tin,.Từ thực tế và kết quả
trên cho thấy, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh chưa thật sự đem lại hiệu quả
cao, điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc đáp ứng các điều kiện cho phát triển
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.2.4.9. Đào tạo lao động
Doanh nghiệp đánh giá giáo dục phổ thông tại tỉnh có chất lượng tăng, cụ thể:
58% doanh nghiệp đánh giá giáo dục phổ thông của tỉnh có chất lượng tốt, đây là
mức cao nhất trong 5 năm gần đây (năm 2017 là 52%; năm 2016 là 43%, năm 2015
là 46%, năm 2014 là 41%, năm 2013 là 38%); tuy nhiên chỉ có 32% doanh nghiệp
đồng ý với đánh giá giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng tốt.
Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đã tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ
sở đào tạo để lao động đào tạo xong có thể sử dụng phù hợp với mục đích và ngành
nghề kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo
trên số lao động chưa qua đào tạo (tỷ lệ này năm 2013 là 1,86%, năm 2018 đã tăng
lên 4%).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cap_tinh_cua_tinh_bac.pdf