Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn . 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 5

7. Kết cấu của luận văn . 6

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP

TỈNH. 7

1.1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh. 7

1.1.1. Khái niệm cạnh tranh. 7

1.1.2. Năng lực cạnh tranh. 8

1.2. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . 14

1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . 14

1.2.2. Các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . 15

1.2.3. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 21

1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 28

1.3.1. Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 28

1.3.2. Quy trình nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 29

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 30

pdf109 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Bắc Kạn là: Thứ nhất, phải có định hƣớng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển. Đây là điều kiện cần thiết trong quản lý và điều hành kinh tế nhằm tăng khả năng dự đoán của tỉnh trong quá trình phát triển và thực thi pháp luật để nhằm giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp. Thứ hai, sự năng động, sáng tạo trong việc triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, thực thi pháp luật để vận dụng phù hợp, linh hoạt, phát huy đƣợc vai trò trong quản lý và điều hành nền kinh tế của chính quyền địa 38 phƣơng, đồng thời tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ đề ra. Thứ ba, chú trọng thực hiện công bố, công khai các chính sách, quy hoạch, tăng tính minh bạch trong quản lý và điều hành kinh tế của chính quyền địa phƣơng. Thứ tƣ, yếu tố quan trọng nhất là xây dựng một chính quyền “vì dân phục vụ”, chuyển nhận thức thành hành động cụ thể, từ quản lý doanh nghiệp sang phục vụ doanh nghiệp. Để thực hiện đƣợc điều này, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phƣơng, bên cạnh việc ban hành các chính sách, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, “dám nghĩ dám làm” trong đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, của các cấp chính quyền địa phƣơng; thể hiện rõ quyết tâm trong việc cải thiện môi trƣờng kinh doanh thông qua hành động cụ thể nhƣ ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính. 39 Tiểu kết Chƣơng 1 Trong Chƣơng 1, tác giả đã nêu lên cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trong đó phân tích làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tuy đã có nhiều nghiên cứu cơ bản về năng lực cạnh tranh nhƣng với nghiên cứu, tiếp cận về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh riêng của tác giả, tác giả đã đƣa ra cách nhìn nhận và cách hiểu riêng về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong chƣơng này, tác giả cũng đã nêu lên chi tiết về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện nay đang đƣợc đánh giá theo cách thức thực hiện của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, về quy trình xây dựng, các chỉ số thành phần, đặc điểm và cách đánh giá của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên các yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cũng nhƣ ý nghĩa của năng lực cạnh tranh trong phát triển. Bên cạnh các cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tác giả luận văn cũng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu, tìm hiểu về điều kiện kinh tế xã hội, kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc thực hiện và nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh (Thái Nguyên, Vĩnh Long, Bắc Ninh, Bắc Giang), qua đó rút ra đƣợc những kinh nghiệm, bài học thiết thực giúp cho tỉnh Bắc Kạn có đƣợc những giải pháp căn cơ, hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là tiền đề, cơ sở để luận văn tiếp tục đi sâu phân tích thực trạng và đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn trong các chƣơng tiếp theo. 40 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2013 - 2019 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Bắc Kạn là tỉnh miền núi của vùng Trung du miền núi phía Bắc, nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An của tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia của tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng, Định Hóa của tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang; cách thủ đô Hà Nội 160 km. Với diện tích tự nhiên 4.857,2 km2 (trong đó, diện tích đất nông, lâm nghiệp 420.503,9 ha, chiếm trên 86% tổng diện tích tự nhiên), Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 7 huyện (thành phố Bắc Kạn và các huyện: Chợ Mới, Bạch Thông, Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Na Rì, Chợ Đồn, trong đó có 02 huyện nghèo 30ª), với tổng số 122 xã, phƣờng và thị trấn (trong đó có 60 xã đặc biệt khó khăn; 13 xã thuộc 03 huyện là vùng CT229 và năm 2017 có thêm 13 xã thuộc 04 huyện đƣợc quy hoạch vị trí sơ tán của các bộ, ngành Trung ƣơng). Nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc Bắc Bộ nên Bắc Kạn đƣợc đánh giá là địa bàn quan trọng về quân sự, chính trị của đất nƣớc, với vị trí địa lý tự nhiên đã tạo cho Bắc Kạn một vị trí trung tâm giao lƣu văn hóa trong vùng. b. Địa hình, sông ngòi 41 Tỉnh Bắc Kạn với trên 90% diện tích là đồi núi, là tỉnh có địa hình đa dạng, phức tạp, thấp dần từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam – Tây Nam, nhiều núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh, độ cao trung bình 500 - 600m so với mực nƣớc biển và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung (cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Sông Gâm) kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh. Địa hình của tỉnh chia làm 3 vùng chính: Vùng núi Phía Bắc (nằm ở phía Tây – Tây Bắc của tỉnh, là vùng cao nhất trong tỉnh, địa phận của các huyện Ba Bể, Pác Nặm); vùng núi Ngân Sơn, Yến Lạc (nằm ở phía Đông – Đông Bắc của tỉnh, là khu vực phân thủy của hai con sông Bắc Giang và Sông Cầu, đây là vùng núi đá vôi, địa hình hiểm trở, thuộc địa phận các huyện Ngân Sơn, Na Rì); vùng núi phía Nam (là vùng chuyển tiếp giữa các vùng núi cao và vùng thấp của tỉnh với những dải đồi cao trên 200m và những dãy núi thấp 400-500m. Trong vùng có nhiều thung lũng rộng), địa hình nơi đây thích hợp phát triển nông nghiệp, giao thông. Tỉnh Bắc Kạn có hệ thống sông, suối dày đặc, bao gồm lƣu vực của ba hệ thống sông: Hệ thống sông Thái Bình gồm Sông Cầu và các nhánh của sông Cầu; hệ thống sông Kỳ Cùng bao gồm các nhánh sông Bắc Giang và sông Na Rì; hệ thống sông Lô gồm các nhánh sông Năng, sông Gâm, sông Phó Đáy. Phần lớn hệ thống sông của Bắc Kạn là đầu nguồn, do yếu tố địa hình nên các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn, lòng sông, suối hẹp, nhiều thác ghềnh thuận lợi cho việc phát triển thủy điện cũng nhƣ thu hút khách du lịch bằng những cảnh quan đẹp và hùng vĩ. c. Khí hậu Bắc Kạn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt. Mùa mƣa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lƣợng mƣa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lƣợng mƣa trong năm. Do nằm giữa hai hệ 42 thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hƣởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời ít chịu ảnh hƣởng của bão. Nhiệt độ trung bình từ 20 đến 220C, trong đó trung bình cao nhất là 25 đến 280C, trung bình thấp nhất từ 10 đến 110C. Bắc Kạn có hai hƣớng gió chính là gió Đông Bắc thổi vào mùa khô hanh, gió Đông Nam thổi vào mùa hè. Với điều kiện khí hậu tƣơng đối thuận lợi để phát triển hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên vào mùa mƣa với lƣợng mƣa tập trung lớn, các sông, suối ngắn và độ dốc lớn, lòng sông hẹp nên thƣờng xảy ra sụt lở, trƣợt đất, lũ quét. d. Tài nguyên thiên nhiên Bắc Kạn đƣợc đánh giá là một trong những địa phƣơng giàu khoáng sản so với các tỉnh khác trong khu vực, nhất là về kim loại màu, đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển ngành công nghiệp nhƣ luyện kim, khai khoáng. Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh có tới 273 mỏ, điểm mỏ khoáng sản với 24 loại khoáng sản khác nhau có trữ lƣợng lớn nhƣ chì kẽm, sắt, vàng, đá vôi xi măng, đá trắng, thạch anh Tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản đến năm 2020. Đây là một tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến. Theo số liệu thống kê năm 2018, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 485.996 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 94,53%, đất phi nông nghiệp chiếm 3,98%, đất chƣa sử dụng chiếm 1,49%. Phân theo loại đất thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 44,116 ha, đất lâm nghiệp là 413,366 ha, đất chuyên dùng là 11,762 ha và đất ở là 2,592 ha. Với diện tích 413,366 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng là gần 370.000 ha, diện tích đất chƣa có rừng là trên 48.000 ha. Diện tích đất lâm nghiệp theo chức năng 3 loại rừng là: Rừng đặc dụng là trên 27.292 ha; rừng phòng hộ hơn 83.465 ha; rừng sản xuất là trên 306.481 ha. Đến nay diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh là 43 97.161,9 ha, là một trong những tỉnh có độ che phủ cao nhất cả nƣớc (72,6%) và bảo vệ hơn 200.000 ha rừng tự nhiên với chất lƣợng rừng khá phong phú, đa dạng sinh học, lƣu giữ nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm. Đây là thế mạnh để thu hút đầu tƣ trồng rừng nguyên liệu và phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ. Đặc biệt, với địa hình vùng cao, chia cắt, có nhiều vùng khí hậu là nơi thích hợp phát triển các loài cây dƣợc liệu dƣới tán rừng qua đó có thể hình thành các khu vực trồng cây dƣợc liệu tập trung. đ. Tài nguyên du lịch Là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân gian, lịch sử. Bắc Kạn còn có nhiều di tích lịch sử đƣợc hình thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với các địa danh đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia nhƣ khu ATK huyện Chợ Đồn, di tích lịch sử Nà Tu (xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông), Di tích đồn Phủ Thông (huyện Bạch Thông), cùng với nhiều loại hình văn hoá dân gian, lễ hội, sản phẩm lƣu niệm truyền thống của các dân tộc thiểu số đã hình thành kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, hẫp dẫn. Đồng thời kết hợp với các khu du lịch lịch sử của các tỉnh lân cận nhƣ Khu ATK Định Hoá (Thái Nguyên), khu di tích Tân Trào (Tuyên Quang) rất thuận lợi cho việc hình thành các tour, tuyến du lịch lịch sử, du lịch văn hoá Bắc Kạn còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ sinh thái động thực vật phong phú, sông hồ, hang động đẹp nhƣ: Hồ Ba Bể, Đền An Mã, Động Puông, Động Hua Mạ, Thác Đầu Đẳng (huyện Ba Bể), hồ sinh thái Bản Chang, Thác Nà Khoang (huyện Ngân Sơn), khu bảo tồn thiên nhiêm Kim Hỷ, Động Nàng Tiên (huyện Na Rì), 2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội a. Tăng trƣởng kinh tế Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,0%/năm, cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp chiếm 34%, Công nghiệp chiếm 17%, Dịch vụ chiếm 44 48%. GRDP bình quân đầu ngƣời đến hết năm 2018 đạt 30,4 triệu đồng, bằng 52% so với cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2020 dự ƣớc đạt 6,3%/năm, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ƣớc đạt 5,9%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 3,4%/năm; khu vực dịch vụ đạt 7,6%/năm. Giai đoạn 2016-2020 tổng giá trị gia tăng GRDP đạt khoảng 39 triệu đồng, bằng 80% so mức GRDP bình quân đầu ngƣời của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và bằng 55% so GRDP bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc. Năm 2019, tổng giá trị gia tăng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) ƣớc đạt 7.040 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn: Khu vực nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 30,2% tổng GRDP của tỉnh; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 15,8%; dịch vụ 51,8%. GRDP bình quân đầu ngƣời tỉnh Bắc Kạn năm 2019 đạt 34,2 triệu đồng. Cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ, đời sống và thu nhập ở khu vực nông thôn tăng trƣởng khá. Hệ thống giao thông nội tỉnh đƣợc đầu tƣ xây dựng khá đồng bộ. Tính đến hết tháng 6/2019, toàn tỉnh phát triển đƣợc trên 3.000km đƣờng, gồm 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài hơn 455,39km; 13 tuyến đƣờng tỉnh với tổng chiều dài 450,29km; 01 tuyến đƣờng thủy nội địa Sông Năng – Hồ Ba Bề dài 29,2km; 67 tuyến đƣờng huyện với tổng chiều dài 455,26km; 1.660km đƣờng xã, thôn, bản; 100% số xã đƣờng ô tô đến đƣợc trung tâm xã. Đây là điều kiện tạo đà dịch chuyển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng giúp Bắc Kạn mở rộng giao lƣu kinh tế với các địa phƣơng trong và ngoài khu vực. Những năm trở lại đây, ngành công nghiệp tỉnh Bắc Kạn có những bƣớc phát triển đáng kể, bƣớc đầu khai thác đƣợc một số tiềm năng thế mạnh. Giá 45 trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình quân tăng 9,0%/năm. Tỉnh đã đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thanh Bình tại huyện Chợ Mới, cách thành phố Bắc Kạn khoảng 30km gần trục quốc lộ 3 Bắc Kạn – Hà Nội, cách Hà Nội khoảng 110km. Hiện nay tỉnh đang quy hoạch 7 cụm công nghiệp khác, thu hút đầu tƣ và xây dựng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Côn Minh (huyện Na Rì), cụm công nghiệp Huyền Tụng (thành phố Bắc Kạn), cụm công nghiệp Pù Pết (huyện Ngân Sơn). Cùng với đó, hệ thống điện lƣới quốc gia và hệ thống thông tin liên lạc đã đƣợc đầu tƣ khá toàn diện, rộng khắp. Kết cấu hạ tầng ngành bƣu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã tƣơng đối phát triển, đảm bảo thông tin liên lạc trong nƣớc và quốc tế thông suốt. Dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm trên địa bàn tỉnh đáp ứng đƣợc nhu cầu cho thị trƣờng tài chính với nhiều loại hình dịch vụ mới. b. Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Theo niên giám thống kê năm 2018, số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 492 doanh nghiệp, trong đó có 11 doanh nghiệp nhà nƣớc, 480 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và 01 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các xe có động cơ khác (171/492 doanh nghiệp); lĩnh vực xây dựng có 152 doanh nghiệp; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ có 48 doanh nghiệp; lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 45 doanh nghiệp; lĩnh vực khai khoáng có 19 doanh nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp nƣớc, xử lý rác thải, sản xuất phân phối điện, khí đốt, tài chính, bất động sản, hành chính và dịch vụ hỗ trợ, Tổng số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh là 8.018 ngƣời, trong đó có 6.342 ngƣời lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc (chiếm 79,10%), 1.655 ngƣời lao động trong các 46 doanh nghiệp nhà nƣớc (chiếm 20,64%) và 21 ngƣời lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (chiếm 0,26%). Ngƣời lao động đông nhất trong các doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực xây dựng (2.530 ngƣời) và khai khoáng (1.640 ngƣời). c. Phát triển xã hội Năm 2019, tổng dân số tỉnh Bắc Kạn là 313.905 ngƣời, là tỉnh có dân số ít nhất cả nƣớc. Trải qua 10 năm, dân số tỉnh Bắc Kạn tăng thêm 20.079 ngƣời; mật độ dân số 65 ngƣời/km, đứng thứ 60 cả nƣớc. Toàn tỉnh có trên 82.800 hộ dân, quy mô hộ bình quân 3,8 ngƣời/hộ. Tỷ số giới tính là 104 nam/100 nữ. Toàn tỉnh có 20,75% dân số sống ở thành thị. Diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời đạt 24,4 m2/ngƣời. Bắc Kạn có 7 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 86%, các dân tộc cùng chung sống xen kẽ trong các làng bản, tổ phố, luôn phát huy truyền thống đoàn kết cùng nhau xây dựng, bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc. Công tác lao động, việc làm, giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội cơ bản đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Hằng năm tạo việc làm mới cho trên 5.000 lao động. Năm 2019, Bắc Kạn đã giải quyết việc làm cho 5.455 lao động, trong đó số lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng là 420 ngƣời. Công tác dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn đƣợc chú trọng, toàn tỉnh đã tuyển mới và đào tạo nghề cho 6.000 lao động. Tỷ lệ giảm nghèo hằng năm đạt từ 2-2,5%, các huyện nghèo giảm từ 3- 4%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2019 là 16.003/80.276 hộ chiếm tỷ lệ 19,93% (giảm 1,95% so với năm 2018), tỷ lệ cận nghèo là 8.668/80.276 hộ chiếm tỷ lệ 10,80% (giảm 1,02% so với năm 2018). Công tác cải cách hành chính đƣợc các cấp các ngành quan tâm, tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, nội dung cải cách hành chính, qua đó Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Bắc Kạn năm 2017 và 2018 đứng thứ 47 49/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số PAPI tỉnh Bắc Kạn năm 2018 đứng thứ 28/63 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 đứng thứ 59/63 tỉnh, thành phố. Cùng với xu thế quá trình đô thị hóa, phát triển hạ tầng, đô thị, tỉnh đang thu hút, kêu gọi đầu tƣ xây dựng các khu đô thị, trung tâm thƣơng mại, nhà hàng, khu vui chơi giải trí tại thành phố Bắc Kạn. Đây chính là cơ hội đầu tƣ phát triển cho các nhà đầu tƣ. 2.1.2. Khó khăn thách thức Bên cạnh những thuận lợi điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội mang lại, để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Bắc Kạn còn nhiều khó khăn và thách thức, cụ thể: Thứ nhất, là tỉnh giàu tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc khai thác hợp lý, xuất phát điểm thấp. Thứ hai, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến nhƣng chƣa có bƣớc đột phá, nền kinh tế còn chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp. Thứ ba, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chƣa đồng bộ, chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫn đối với nguồn đầu tƣ từ bên ngoài. Thứ tƣ, nguồn thu của tỉnh còn khó khăn, chủ yếu dựa vào nguồn lực đầu tƣ của Trung ƣơng nên hiện nay vẫn là tỉnh khó khăn nhất cả nƣớc. Thứ năm, tỉnh có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ học vấn còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề và các nhà kinh doanh am hiểu, thích nghi với cơ chế thị trƣờng. Đây là những rào cản đối với việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống cũng nhƣ việc thực hiện các chính sách và thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Đây là những khó khăn, thách thức lớn mà chính quyền địa phƣơng cần phải vƣợt qua trên cơ sở phát huy những nội lực sẵn có, đồng thời kết hợp sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại lực. 48 2.2. Thực tế năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn 2.2.1. Thể chế hiện hành về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt với nhiều giải pháp để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và cải thiện môi trƣờng kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ tại các tỉnh, thành phố nói riêng. Thể hiện sự quyết tâm đó, từ năm 2014 đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, các Chỉ thị, Nghị quyết về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh ngày càng hoàn thiện và toàn diện hơn và đƣợc thể hiện, đo lƣờng bằng các tiêu chí, chỉ tiêu hết sức thực chất nhƣ cắt giảm thời gian, điều kiện, thủ tục, giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh, giảm rủi ro cho doanh nghiệp, khuyến khích đổi mới sáng tạo qua đó làm cho kết quả cải cách thực chất hơn, hiệu quả và thiết thực hơn, đƣợc các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân ghi nhận. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ và Bộ, ngành Trung ƣơng, trong thời gian qua, để cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều văn bản nhƣ Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Đề án, Kế hoạch, Công văn chỉ đạo để tổ chức thực hiện trên địa bàn địa phƣơng. Qua đó, những năm qua, Bắc Kạn đã và đang dần có sự thay đổi về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. (Hệ thống các văn bản của cơ quan Trung ƣơng và của tỉnh đƣợc liệt kê tại Phụ lục). 2.2.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn trong cả nƣớc và khu vực Năm 2019 tỉnh Bắc Kạn xếp thứ 59/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và nằm trong nhóm Trung bình. Năm 2015, 2016 và 2018 tỉnh Bắc Kạn xếp thứ 60/63 tỉnh, thành phố, riêng năm 2013 xếp thứ 57/63, năm 2014 và 2017 xếp 49 thứ 59/63. Điểm số của tỉnh Bắc Kạn còn một khoảng cách rất xa so với các tỉnh đạt trên 60 điểm, chỉ tính trong nhóm Trung bình, điểm số của tỉnh Bắc Kạn xếp thứ 19/20, đồng thời điểm số của tỉnh Bắc Kạn chỉ xếp trên 3 tỉnh mà trong đó có 2 tỉnh nằm trong nhóm Tƣơng đối thấp. Nguồn: Báo cáo PCI năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 Biểu 2.1. Điểm số trung bình của tỉnh Bắc Kạn Nguồn: Báo cáo PCI 2018 Biểu 2.2. Bảng xếp hạng PCI năm 2018 của các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Điểm số 50 Khu vực miền núi phía Bắc là nơi có năng lực cạnh tranh thấp nhất so với cả nƣớc. Đồng thời, đây cũng là nơi có sự chênh lệch khá lớn, chỉ có 5 tỉnh nằm trong nhóm Khá, 1 tỉnh nằm trong nhóm Tƣơng đối thấp, 8 tỉnh nằm trong nhóm Trung bình, trong đó có tỉnh Bắc Kạn. Xét trong khu vực miền núi phía Bắc thì tỉnh Bắc Kạn có điểm số thấp nhất trong số 8 tỉnh nằm trong nhóm Trung bình. 2.2.3. Kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 – 2019 Từ năm 2013 đến 2019, Bắc Kạn luôn có điểm Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nằm trong nhóm Thấp và Tƣơng đối thấp, tuy xếp hạng năm 2019 nằm trong nhóm Trung bình nhƣng nhìn chung thứ hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Kạn không ổn định và chƣa có sự bứt phá. Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn từ năm 2013 đến năm 2019 Năm Điểm tổng hợp Thứ hạng Nhóm 2013 53,53 57 Tƣơng đối thấp 2014 53,02 59 Thấp 2015 53,20 60 Thấp 2016 54,60 60 Tƣơng đối thấp 2017 58,82 59 Tƣơng đối thấp 2018 60,11 60 Trung bình 2019 62,8 59 Trung bình Nguồn: Báo cáo PCI 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 Bảng 2.3 cho thấy, năm 2019 ghi nhận sự nỗ lực cải cách của chính quyền tỉnh khi điểm số và thứ hạng PCI đã có sự tăng nhẹ từ nhóm Tƣơng đối 51 thấp lên nhóm Trung bình, tuy nhiên mới chỉ tăng 9,3 điểm so với năm 2013. Điều này cho thấy chất lƣợng điều hành kinh tế của tỉnh đã có sự cải thiện song chƣa có sự thay đổi tích cực và mang tính đột phá, do đó cần phải xem xét, phân tích các chỉ tiêu thành phần của chỉ số PCI và tìm hiểu nguyên nhân làm điểm số PC của Bắc Kạn đạt thấp để từ đó có những giải pháp để nâng cao điểm số PCI, cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ. Bảng 2.4. Bảng tổng hợp kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn từ năm 2013 đến năm 2019 Chỉ số Điểm số 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1. Gia nhập thị trƣờng 7,95 8,10 8,18 8,11 6,25 7,00 6,81 2. Tiếp cận đất đai 7,39 5,47 5,14 5,82 5,13 6,60 5,76 3. Chi phí không chính thức 5,27 3,76 4,93 4,60 4,28 5,78 6,8 4. Chi phí thời gian 6,20 6,14 6,18 6,06 4,83 5,19 5,15 5. Tính minh bạch 5,62 5,19 6,17 6,36 6,65 6,67 5,57 6. Cạnh tranh bình đẳng 7,49 6,52 5,26 5,72 6,42 6,62 7,65 7. Tính năng động 6,11 4,38 4,24 4,29 4,15 4,88 5,77 8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 3,89 3,90 4,40 4,66 6,32 4,69 5,23 9. Đào tạo lao động 4,90 5,36 4,80 5,07 6,09 6,61 7,06 10. Thiết chế pháp lý 3,72 6,12 6,04 5,61 6,06 6,50 7,0 Nguồn: Báo cáo PCI 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 52 2.2.4. Đánh giá các chỉ số thành phần trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Kạn 2.2.4.1. Chỉ số gia nhập thị trường Qua bảng 2.4 cho thấy, chỉ tiêu chi phí gia nhập thị trƣờng của Bắc Kạn có điểm số cao nhất so với 9 chỉ tiêu còn lại của chỉ số PCI. Kết quả này cho thấy chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã có những nỗ lực đáng kể nhằm đơn giản hóa các thủ tục đăng ký, thành lập doanh nghiệp, đồng thời xây dựng, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận một cửa. So sánh giữa các năm từ năm 2013 đến năm 2018, điểm số của chỉ số này bị giảm mạnh vào năm 2017 so với các năm trƣớc, chỉ đạt 6,25 điểm, trong khi đó từ năm 2013 đến 2016 điểm số lần lƣợt là 7,95; 8,10; 8,18 và 8,11. Năm 2018, điểm số của chỉ số này có tăng nhƣng không đáng kể, đạt 7,00 điểm (tăng 0,75 điểm). Trong hoạt động thƣơng mại, để tham gia vào thị trƣờng thì ngƣời tham gia phải chịu bỏ ra một “lƣợng” chi phí nhất định, chi phí đó có thể là vật chất hoặc thời gian, công sức. Trong kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải bỏ ra “lƣợng” chi phí đó. Tuy nhiên, vấn đề có ý nghĩa sống còn, cũng nhƣ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ đó chính là thời gian. “Thời gian là vàng, là bạc”, nếu nhƣ thời gian bị hao phí thì sẽ gây tổn thất lớn trong kinh doanh, điều đó đồng nghĩa với việc chi phí gia nhập thị trƣờng (mà biểu hiện chủ yếu dƣới dạng hao phí thời gian) càng phải đƣợc chú trọng. Để có đƣợc điều đó, từ phía các chính quyền địa phƣơng phải nỗ lực đơn giản hóa các thủ tục đăng ký, thành lập doanh nghiệp, đồng thời xây dựng, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận một cửa – nơi tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả cho doanh nghiệp, nhà đầu tƣ. 53 Những thủ tục liên quan đến các loại giấy phép còn khá phức tạp và kéo dài, gây mất nhiều thời gian, công sức của doanh nghiệp, đặc biệt là các giấy phép con. Tại tỉnh Bắc Kạn, theo kết quả khảo sát từ doanh nghiệp, thời gian

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cap_tinh_cua_tinh_bac.pdf
Tài liệu liên quan