MỤC LỤC
Trang
Danh mục hình vẽ, bảng biểu
Danh mục các ký hiệu, viết tắt
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm về năng lực cạnh tranh . 1
1.1.1. Khái niệm. 1
1.1.2. Phân loại cạnh tranh . 1
1.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh. 4
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 14
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦADỊCH VỤ NỘI
DUNG SỐ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI CÔNG TY DVVTSG
2.1. Giới thiệu chung về công ty DVVTSG. 16
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ
nội dung số trên ĐTDĐ tại Cty DVVTSG trong thời gian qua. 18
2.2.1. Giới thiệu khảo sát năng lực cạnh tranh của dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ
tại công ty DVVTSG thời gianqua . 18
2.2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh . 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 45
CHƯƠNG 3 :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ TRÊN ĐTDĐ TẠI CÔNG TY DVVTSG
3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng các giải pháp . 49
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội dung số
trên ĐTDĐ tại công ty DVVTSG. 51
3.2.1. Đảm bảo nhu cầu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 51
3.2.2. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 54
3.2.3. Đảm bảo kỹ thuật công nghệ,ổn định cơ sở hạ tầng . 58
3.2.4. Thực hiện các hoạt động Marketing để nâng cao năng lực cạnh tranh cho
nội dung số trên ĐTDĐ . 60
3.2.5. Xây dựng nét văn hóa riêng biệt cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ 70
3.3. Kiến nghị . 72
3.3.1. Đối vớiNhà nước . 72
3.3.2. Đối với cơ quan chủ quản . 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 76
KẾT LUẬN . 79
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 :Phiếu nghiên cứu ngành nội dung số trên điện thoại di động
PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát doanh nghiệp
PHỤ LỤC 3: Một số mẫu quảng cáo của công ty DVVTSG hợp tác với báo chí
PHỤ LỤC 4: Danh sách các đối thủ cạnh tranh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động tại công ty dịch vụ viễn thông Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan sát cách đầu tư mà các doanh nghiệp kinh doanh nội dung số trên internet
chuẩn bị , ta thấy được sự hạn chế của họ: chỉ có hệ thống máy chủ đặt trong
nước, dung lượng đường truyền hạn chế, nội dung rập khuôn, ít sáng tạo... Ví
dụ như Bamboo, một trong các trang tìm kiếm video do một công ty Việt Nam
xây dựng cũng chỉ lấy lại hầu hết dữ liệu từ YouTube.Vnspoke, Vietspace,
37
Trang 38
Ngoisaoblog, cyworld, mạng Thế Hệ Trẻ... và nhiều mạng xã hội, cộng đồng
blog khác của người Việt cũng chỉ chiếm số lượng người dùng quá khiêm tốn
khi đứng cạnh Yahoo! 360 hoặc GooglePage.
Thứ năm: nguồn nhân lực. Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự
thành bại của doanh nghiệp. trong ngành dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ, nhân
lực đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều
gặp khó khăn về tuyển dụng đủ nguồn nhân lực mạnh về chất, đủ về lượng để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một vấn đề nan giải mà các
doanh nghiệp nội dung số trên ĐTDĐ phải giải quyết để tăng năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp mà công ty DVVTSG cũng không phải là ngoại lệ.
Bảng 7: Cơ cấu lao động ngành dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ tại công ty
DVVTSG theo mức độ đào tạo
Mức độ đào tạo
Phân theo mức độ đào tạo
của lao động(%)
Trên đại học 9,3
Đại học 67,8
Cao đẳng và THCN 20,1
Lao động đã qua đào tạo nghề dài hạn 0,6
Lao động đã qua đào tạo nghề ngắn hạn 0,2
Lao động chưa qua đào tạo 1,9
Tổng số 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức và Hành chánh - công ty DVVTSG)
Bảng trên cho thấy đa số lao động phục vụ cho ngành dịch vụ nội dung
số trên ĐTDĐ tại công ty DVVTSG đều thuộc ba mức độ đào tạo là trên đại
38
Trang 39
học, đại học, và cao đẳng và THCN. Rất ít lao động có mức độ đào tạo thấp
hơn tham gia ngành này.
Như vậy, trình độ của nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ nội dung số
trên ĐTDĐ đòi hỏi mức độ cao cho phù hợp với đặc thù của ngành. Trình độ
nguồn nhân lực cao hay thấp quyết định dịch vụ có chất lượng hay không, từ đó
nâng cao tính cạnh tranh của sản dịch vụ của doanh nghiệp. Muốn có nguồn
nhân lực mạnh phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, tuy nhiên trên thực tế thì việc trả
lương lại không cao.
Bảng 8: Mức lương trung bình của người lao động tại công ty DVVTSG
theo cấp độ đào tạo
Lao động theo mức độ đào tạo
Mức lương trung bình của người
lao động (triệu đồng)
Trên đại học 4,71
Đại học 2,94
Cao đẳng và THCN 2,20
Lao động đã qua đào tạo nghề dài hạn 1,25
Lao động đã qua đào tạo nghề ngắn hạn 1,20
Lao động chưa qua đào tạo -
(Nguồn: khảo sát của tác giả theo phương pháp điều tra mẫu và thống kê doanh nghiệp)
Có thể thấy được sự khá thống nhất trong việc trả lương người lao động
trong ngành dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ. Với nhân lực trình độ trên đại
học mức lương trung bình là 4,51 triệu đồng/tháng, với trình độ đại học là 3,11
triệu/tháng, CĐ và THCN và khoảng 2,25 triệu/tháng, lao động đã qua đào tạo
nghề dài hạn khoảng 1,55 triệu/tháng và lao động đã qua đào tạo nghề ngắn
hạn khoảng 1,41 triệu/tháng.
39
Trang 40
Nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ này hiện nay đang thiếu trầm trọng,
nhất là nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn. Chỉ tiêu về nguồn nhân lực
luôn là chỉ tiêu then chốt đối với mọi doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chiếm tỉ trọng
hơn 50% sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.
Thứ sáu :nguồn vốn. Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư đang là vấn đề sống
còn với doanh nghiệp trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Đa phần
các doanh nghiệp nội dung số trên ĐTDĐ có qui mô về vốn nhỏ, lợi thế cạnh
tranh thấp…
Bảng 9: Vốn đăng ký và vốn đầu tư của các doanh nghiệp nội dung số trên
ĐTDĐ 2007
Vốn đăng ký
(đ.v. triệu đ)
Vốn đầu tư
(đ.v. triệu đ)
Các doanh nghiệp
Trung
bình
Trung
vị
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Trung
vị
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Phát triển nội dung
cho mạng di động
15.061 1.000 200 197.000 1.222 1.000 100 3.000
(Nguồn: khảo sát của tác giả theo phương pháp điều tra mẫu và thống kê doanh nghiệp)
Bảng trên cho thấy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung số trên
ĐTDĐ có qui mô vốn nhỏ. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này có mức vốn
đăng ký là 197.000 triệu đồng và họ đã đầu tư 0,0153% vốn vào kinh doanh
dịch vụ. Do đó bên cạnh giá trị trung bình cũng cần quan tâm đến giá trị Trung
40
Trang 41
vị (Mod)10. Trên bảng cho thấy 1 tỷ đồng là giá trị trung vị của mức vốn đăng
ký đầu tư của các doanh nghiệp, nghĩa là phần đông các doanh nghiệp đăng ký
vốn đầu tư ở mức 1 tỷ đồng (khoảng 60.000 USD).
Để có cái nhìn rõ hơn về hiện trạng qui mô vốn của các doanh nghiệp và phân
chia vốn đăng ký và đầu tư năm 2007 (tính theo VNĐ) của các doanh nghiệp trong
ngành theo các mức11: Rất nhỏ (< 500 triệu), Nhỏ (500 – 1.000 triệu), Trung bình
(1.000 – 5.000 triệu), Khá (5.000 – 10.000 triệu), Lớn (10.000 – 100.000 triệu), Rất
lớn (>100.000 triệu). Kết quả phân tích được trình bày trong bảng phân bố qui mô
nguồn vốn dưới đây:
Bảng 10: Phân loại doanh nghiệp nội dung số trên ĐTDĐ theo qui mô
nguồn vốn năm 2007
Qui mô vốn Doanh nghiệp có vốn
đăng ký theo qui mô
(%)
Doanh nghiệp có vốn
đầu tư thuộc qui mô
(%)
< 500 triệu 15,60 24,32
500 – 1.000 triệu 17,43 13,51
1.000 – 5.000 triệu 48,62 51,35
5.000 – 10.000 triệu 5,50 5,41
10.000 – 100.000 triệu 8,26 2,70
>100.000 triệu 4.59 2.70
Tổng số 100 100
(Nguồn: khảo sát của tác giả theo phương pháp điều tra mẫu và thống kê doanh nghiệp)
Từ bảng dữ liệu này cho thấy rất rõ qui mô vốn hạn chế của các doanh
nghiệp. Nếu xét về qui mô vốn đăng ký năm 2007, khoảng 50% doanh nghiệp
10 Trung vị (Mod) của qui mô vốn là giá trị mà tại đó có nhiều doanh nghiệp đăng ký (hoặc đầu tư) nhất.
11 Việc phân chia này là dựa theo qui mô đăng ký và đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam.
41
Trang 42
đăng ký ở mức từ 1 – 5 tỷ đồng (khoảng 60.000 – 350.000 USD). Phần lớn các
doanh nghiệp còn lại có qui mô vốn đăng ký dưới 1 tỷ đồng (60.000 USD).
Tổng số doanh nghiệp có qui mô vốn đăng ký lớn hơn 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ
thấp, chưa đầy 20% tổng số doanh nghiệp toàn ngành, trong đó chỉ khoảng 5%
số doanh nghiệp có qui mô vốn đăng ký lớn hơn 100 tỷ đồng (6 triệu USD). Có
thể nói mức vốn đăng ký thấp như vậy sẽ là một trở ngại rất lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam để có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Công ty DVVTSG là một doanh nghiệp nhà nước được phân bổ nguồn vốn
kinh doanh cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ khoảng 3 tỉ đồng. Tức chỉ thuộc
các doanh nghiệp có số vốn đăng ký và đầu tư ở mức trung bình. Số vốn tập
trung đầu tư cho các hoạt động như tuyên truyền quảng cáo, in ấn tờ rơi, cẩm
nang…nhưng vẫn còn hạn chế. Đây là một bất lợi cho việc nâng cao năng lực
cạnh tranh cho dịch vụ bởi tính đặc thù của nó là hoạt động trên nền của hạ
tầng kỹ thuật mà trên thực tế, đầu tư cho công nghệ chưa được công ty chú
trọng.
Thứ bảy: công nghệ, dịch vụ viễn thông và internet. Để tạo nên năng lực
cạnh tranh cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ với giá thành thấp nhưng chất
lượng phải có hàm lượng trí tuệ cao thì việc đưa ra quyết định để lựa chọn công
nghệ cho đầu tư là nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
nội dung số trên ĐTDĐ, qua đó làm tăng tính tiện ích, đáp ứng tối đa sự kỳ
vọng của khách hàng và qua đó gia tăng năng lực cạnh tranh của mình.
Trong ngành dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ, máy tính và máy chủ là
quan trọng. Trên thực tế, nếu quy mô vốn nhỏ, doanh nghiệp có thể liên kết
42
Trang 43
với các đối tác có tiềm lực để khai thác dịch vụ này, tuy nhiên đầu tư cho máy
móc, công nghệ phải luôn được chú trọng.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ luôn quan
tâm đến vấn đề kết nối mạng của mình. Chính vì lẽ đó mà họ luôn chọn nhà
cung cấp dịch vụ mạng nào có chất lượng đường truyền tốt nhất để kinh doanh
dịch vụ. Bảng khảo sát dưới đây mô tả cho xu hướng lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông và internet của các doanh nghiệp nội dung số trên ĐTDĐ
Bảng 11:Tình hình sử dụng dịch vụ viễn thông và internet của các doanh
nghiệp nội dung số trên ĐTDĐ
Các ngành/lĩnh vực Các nhà cung cấp dịch vụ
Số lượng Tỉ lệ (%)
VNPT 126 56,25
FPT 101 45,09
Viettel 59 26,34
EVN Telecom 6 2,68
Saigon Postel 6 2,68
NetNam 5 2,23
Truyền hình cáp 4 1,79
OCI 2 0,89
(Nguồn: khảo sát của tác giả theo phương pháp điều tra mẫu và thống kê doanh nghiệp)
Như vậy, VNPT, FPT và Vietel hiện là ba nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông và internet lớn nhất cho các doanh nghiệp nội dung số với 56,25% doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ của VNPT, 45% sử dụng dịch vụ của FPT và 26,34% sử
dụng dịch vụ của Vietel.
43
Trang 44
Để đảm bảo việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nội dung
số trên ĐTDĐ đạt hiệu quả cao và ổn định, một số yêu cầu bắt buộc về hạ tầng
viễn thông và internet cần phải được đáp ứng, nếu thiếu các điều kiện đó sẽ
gây cản trở lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty DVVTSG là đơn vị trực thuộc VNPT nên việc sử dụng đường
truyền của VNPT là một lợi thế lớn trong kinh doanh dịch vụ nội dung số trên
ĐTDĐ. Hơn thế nữa, việc đấu nối vào các mạng di động luôn thuận lợi và được
hỗ trợ tối đa. Vì vậy, không mấy khó khăn để nhận ra rằng có nhiều khách
hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ.
Đối với dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ, yêu cầu về chất lượng đường
truyền tốt, hoạt động ổn định là yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ.
Tùy theo qui mô của doanh nghiệp mà họ sẽ sử dụng đường truyền như thế
nào. Theo khảo sát của tác giả, có khoảng 18% doanh nghiệp sử dụng đường
truyền dẫn riêng (leasedline) trong khi 95% doanh nghiệp đang sử dụng ADSL.
Nếu trừ đi số doanh nghiệp vừa sử dụng leasedline vừa sử dụng ADSL thì thấy
rằng ít nhất cũng có tới 80% số doanh nghiệp dựa hoàn toàn vào ADSL trong
hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Với hiện trạng chất lượng ADSL
thấp và không ổn định như hiện nay ở Việt Nam thì hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thực tế đã có nhiều
doanh nghiệp nội dung số trên ĐTDĐ mất khách hàng do đã không cung cấp
dịch vụ đúng thời gian và chất lượng cho khách hàng chỉ vì đường truyền ADSL
bị trục trặc.
Thứ tám: chiến lược quảng cáo, tiếp thị. Đây là một chỉ tiêu không thể
thiếu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ nội dung số trên
ĐTDĐ. Đặc thù của dịch vụ này là phải quảng cáo để người tiêu dùng nắm rõ
44
Trang 45
từ khoá, thể lệ. Bảng dưới đây mô tả các hình thức quảng bá tiếp thị mà công
ty DVVTSG áp dụng:
Bảng 12: Các hình thức quảng bá tiếp thị cho dịch vụ nội dung số của công
ty DVVTSG năm 2007
Hình thức quảng bá, tiếp thị Tỉ lệ / ngân sách quảng cáo (%)
Trên website 17,00
Trên các phương tiện truyền thông 22,70
Tham dự triển lãm/ hội thảo chuyên ngành 6,70
Các chương trình tài trợ, sự kiện(PR) 12,40
Qua băng rôn, tờ rơi 41,20
Tổng cộng 100,00
(Nguồn: khảo sát của tác giả theo phương pháp điều tra mẫu và thống kê doanh nghiệp)
Bảng trên cho thấy, doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng bá tiếp thị trên
website chiếm 17% ngân sách quảng cáo tiếp thị. Tương tự, quảng bá trên các
phương tiện truyền thông là 22,70. Trong khi đó, ngân sách để triển khai quảng
bá tiếp thị là 6,70%. Đồng thời, doanh nghiệp sử dụng 12,40% ngân sách cho
việc tài trợ, xúc tiến hoạt động quan hệ công chúng (PR). Điều này cho thấy
doanh nghiệp đã rất quan tâm đến quảng bá tiếp thị sản phẩm/dịch vụ và đang
đi đúng hướng nếu xét trên phạm vi của từng doanh nghiệp riêng rẽ. Tuy nhiên
trên thực tế, có một điều đáng quan tâm là gần như chưa có doanh nghiệp nào
liên kết với các doanh nghiệp khác để cùng quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Ngoài
ra, đến nay cũng chưa có một nỗ lực quảng bá tiếp thị chung về sản phẩm/dịch
vụ nội dung số trên ĐTDĐ mà nguyên nhân có thể là do chưa có một cơ quan
hay hiệp hội nghề nghiệp đứng ra tổ chức thực hiện. Riêng về hoạt động quảng
bá tiếp thị trên băng rôn, tờ rơi, dong nghiệp chú trọng nhất với việc dành
45
Trang 46
41,20% ngân sách quảng bá tiếp thị cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ của
mình.
Về môi trường bên ngoài, luận văn tập trung đánh giá các nhân tố sau đây:
Thứ nhất là, môi trường kinh tế. Ở trong nước, trong vòng 20 năm qua, nền kinh
tế liên tục tăng trưởng, lạm phát được kềm chế ở mức 1 con số. Nếu như cơn bão tài
chính năm 1997 làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm sau
đó thì từ năm 2000 đấn nay, nền kinh tế Việt Nam đã duy trì trở lại nhịp độ
tăngtrưởng nhanh, đạt tốc độ năm sau cao hơn năm trước:
Bảng 12: Thống kê tốc độ tăng GDP của Việt Nam qua các năm
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ
tăng GDP
(%)
6,79 6,89 7,08 7,24 7,70 8,43 7,17 8,40
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam – 2006; năm 2007: dự báo)
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra ngày một
quyết liệt, đầu tư nước ngoài gia tăng, bộ máy đất nước bgày càng được cải
thiện, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đây chính là những dấu
hiệu tích cực cho sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ này thời gian qua và
trong tương lai sẽ là dịch vụ mũi nhọn trong ngành công nghiệp nội dung số.
Đây cũng là cơ hội rất tuyệt vời cho các công ty kinh doanh dịch vụ nội dung số
trên ĐTDĐ phát triển mạnh mẽ.
Thứ hai là, môi trường chính phủ – chính trị và pháp luật. Ở trong nước, tình
hình chính trị tiếp tục ổn định. Việt Nam được đánh giá là một trong những
quốc gia có nền chính trị ổn định nhất thế giới. Chính phủ cũng có nhiều biện
pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh trong nước.
46
Trang 47
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện cũng tạo điều
kiện cho hoạt động kinh doanh sôi nổi hơn. Những đạo luật đã được thông qua
gần đây như Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu
trí tuệ….đã có tác động làm lành mạnh hóa môi trường pháp lý cho hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam. Riêng đối với ngành dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ,
từ khi Việt Nam xin gia nhập công ước Bern 26/7/2004 đến khi có hiệu lực tại
Việt Nam vào ngày 26/10/2004, việc sao chép, sử sụng miễn phí các nội dung
trong các tác phẩm âm nhạc, phim ảnh, hình nền… không còn nữa. Vấn đề này
đặt ra cho các doanh nghiệp phải tính toán lại bài toán chi phí hợp lý để triển
khai kinh doanh dịch vu có hiệu quả. Một sự kiện đáng lưu ý là vào ngày
9/2/2007, câu lạc bộ Doanh Nghiệp Game và Nội Dung Số Việt Nam
(VietNam Game and Digital Content Bussiness Club - VGB) chính thức thành
lập với 10 hội viên, trực thuộc hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
(VINASA), hoạt động theo nguyên tắc hợp tác tự nguyện. Sự kiện này giúp cho
các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề có điều kiện gặp gỡ, trao đổi
kinh nghiệm, kiến thức, thông tin trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh game và
nội dung số trên ĐTDĐ; triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát
triển game trên ĐTDĐ tại Việt Nam cũng như đưa ra các đề xuất, kiến nghị
liên quan đến sự phát triển của ngành, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các
cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, đối tác, trong và ngoài nước; tham gia
tư vấn, đối thoại với các cơ quan quản lý để xây dựng chính sách, tạo môi
trường pháp lý tốt cho ngành công nghiệp nội dung số trên ĐTDĐ.
Môi trường pháp luật đóng vai trò quan trọng trong phát triển dịch vụ này.
Việc xây dựng hạ tầng pháp lý là tối cần thiết bởi dịch vụ này là ngành hội tụ
của viễn thông, Internet và các ngành công nghiệp thông tin. Hiện nay, hạ tầng
47
Trang 48
pháp lý của viễn thông và công nghệ thông tin còn chưa với tới khu vực. Chẳng
hạn như Thông tư quản lý game online mới là việc đầu tiên Việt Nam đã làm
được. Sau đó là phát triển hạ tầng kỹ thuật băng rộng vì nếu không có hạ tầng
băng rộng thì không thể có dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ. ngành này chủ yếu
là truyền tải hình ảnh và âm thanh đòi hỏi băng thông cao. Ngoài ra chủ yếu là
sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Nhà nước cũng sẽ phải có những hỗ trợ ngành
công nghiệp còn non trẻ này.
Như vậy, để dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐcó điều kiện phát triển, theo tôi
phải xây dựng và hoàn chỉnh hạ tầng pháp lý. Thời gian qua vấn đề này đã
được quan tâm rất nhiều. Vấn đề bản quyền đặc biệt được chú trọng và, phát
triển hạ tầng viễn thông cơ sở trong đó nhiệm vụ của nhà nước sẽ xây dựng
môi trường giúp doanh nghiệp phát triển.Nếu nền tảng pháp lý và hiệu lực thực
thi pháp luật chặt chẽ và hiệu quả, thì dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ sẽ phát
triển mà cụ thể là Luật sở hữu trí tuệ được chấp hành nghiêm. Tuy nhiên trên
thực tế thì việc triển khai luật và hiệu lực thực thi luật còn rất thấp do đó chưa
tạo ra sự hỗ trợ và cơ chế bảo vệ hữu hiệu cho dịch vụ này phát triển. Nhiều
doanh nghiệp muốn tham gia sản xuất kinh doanh nhưng do nền tảng pháp luật
yếu đặc biệt về giao dịch điện tử và sở hữu trí tuệ nên đành chờ đợi, không
dám mạo hiểm đầu tư hoặc có đầu tư nhưng bị phá hoại và gây rối dẫn đến
nguy cơ phá sản mà pháp luật lại chưa thể bảo vệ hữu hiệu. Các ví dụ điển
hình như việc gửi virus phá hoại, tấn công vào các website thương mại điện tử
www.vietco.com, www.chodientu.com hay một số vụ việc lừa đảo thanh toán
trên mạng mới diễn ra trong thời gian vừa qua hay nạn ăn cắp bản quyền các
trò chơi, sử dụng nhạc chuông, hình nền miễn phí trong thời gian qua.
48
Trang 49
Bảng 14:Tình hình triển khai đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại các doanh
nghiệp nội dung số trên ĐTDĐ tại Việt Nam.
Tình hình đăng ký sở hữu trí tuệ Tỷ lệ doanh nghiệp (%)
Có đăng ký 73,3
Chưa đăng ký 26,7
Tổng số 100
(Nguồn: khảo sát của tác giả theo phương pháp điều tra mẫu và thống kê doanh nghiệp)
Thứ ba là, môi trường văn hoá- xã hội. Kinh tế trong nước ngày càng
phát triển, đời sống và thu nhập người dân ngày càng được nâng cao. Mức sống
kéo theo nhu cầu về thông tin, giải trí ngày càng đa dạng và phong phú hơn
trước. Ngày nay, không khó để tìm được nhiều loại thông tin như kinh tế, xã
hội, thể thao…thông qua tin nhắn SMS trên ĐTDĐ. Cùng với đi lên của nền
kinh tế, xu hướng đô thị hoá cùng với công nghiệp hoá ngày càng rõ nét. Xu
hướng đô thị hoá gia tăng dẫn đến việc giảm tỉ lệ dân sống ở nông thôn, tăng
nhanh dân số tập trung ở các đô thị lớn. Bên cạnh đó, với nhịp sống xã hội thay
đổi nhanh chóng, thông tin đóng vai trò quan trọng và nhu cầu giải trí luôn là
món ăn tinh thần không thể thiếu của thời đại số hoá như hiện nay. Chính vì lẽ
đó mà khi người nào nắm bắt sớm được thông tin, người đó sẽ giữ vị thế tuyệt
đối. Nhu cầu về giải trí được đáp ứng, người đó làm việc, sinh hoạt có chất hơn.
Về dân số, mặc dù đã kiểm soát chặt chẽ tốc độ gia tăng dân số nhưng về
số tuyệt đối thì dân số vẫn tăng đều qua các năm. Đây là điều hoàn toàn bình
thường ở bất kỳ quốc gia đang phát triển nào. Tốc độ gia tăng và dân số Việt
Nam thể hiện ở bảng sau:
49
Trang 50
Bảng 15: Thống kê dân số và tỉ lệ tăng dân số Việt Nam qua các năm
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tỉ lệ
tăng
dân số
(%)
1,36 1,35 1,32 1,47 1,40 1,33 1,21
Dân số
(triệu)
77,6 78,6 79,7 80,9 82,0 83,1 84,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam – 2006)
Như vậy với bảng trên, dù tốc độ tăng dân số đã được kiểm soát chặt
chẽ và có xu hướng giảm trong những năm qua. Tuy nhiên bình quân hàng
năm dân số Việt Nam tăng 1,1 triệu người. Riêng năm 2006/2005 tăng 1,6
triệu người và dự báo năm 2007 còn tăng nữa. Việc gia tăng dân số là một
nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ trong
thời gian tới.
Với loại hình dịch vụ này, có thể thấy rằng sự đồng thuận của xã hội còn
phân tán. Đây là dịch vụ chịu những phản ứng rất khác nhau của xã hội ở
Việt Nam. Trong khi giáo dục điện tử eLearning đạt được đồng thuận gần
như tuyệt đối thì dịch vụ này đang bị chia rẽ cả về phía những người lập
chính sách và người sử dụng (ví dụ như giáo dục giới tính, các cược bóng
đá…). Sự đồng thuận của xã hội nếu không đạt ở mức cao sẽ khó đưa dịch
vụ này phát triển mạnh mẽ.
Thứ tư là, môi trường công nghệ và kỹ thuật. Sự phát triển của khoa học
kỹ thuật đã mang đến nhiều sự cải tiến công nghệ. Khi công nghệ mới ra
đời, chất lượng dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ được nâng lên đáng kể. Thứ
50
Trang 51
nhất, khi có sự đổi mới về kỹ thuật, công nghệ thì ngành dịch vụ này sẽ
được cập nhật thường xuyên và luôn hướng đến cái mới. Thứ hai, nó sẽ tạo
điều kiện thuận tiện trong việc quản trị khai thác và khả năng quản lý giám
sát chặt chẽ của nhà cung cấp. Nếu môi trường công nghệ kỹ thuật được cải
thiện và nâng cấp sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh là điều dễ nhận thấy.
Khi chúng được đáp ứng, lưu lượng tin nhắn sẽ tăng nhanh; việc xử lý bản
tin linh hoạt sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu các bản
tin lỗi và tối đa hoá doanh thu của nhà cung cấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong thời gian qua, hoạt động cạnh tranh của công ty DVVTSG có một
số ưu điểm và hạn chế sau:
Về ưu điểm, công ty đã đạt được những mặt thành công như sau:
Một là, với tư cách là thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam – VNPT - một thương hiệu quá nổi tiếng- cũng là đơn vị chủ quản
của hai mạng ĐTDĐ lớn nhất nhì Việt Nam là Vinaphone và Mobifone,
việc kết nối kết xuất số liệu, đối soát cước được tạo điều kiện tốt nhất để
phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Đây là lợi thế rất lớn đối với các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ bởi việc đấu nối
và đối soát số liệu với các nhà cung cấp mạng ĐTDĐ luôn là bài toán nan
giải.
Hai là, công ty DVVTSG là chủ sở hữu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47944.pdf