Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập

Khái niệm marketing du nhập vào VN sau khi có chủtrương “mởcửa” và dần được

các doanh nghiệp xem nhưlà một hoạt động không thểthiếu nhằm tăng tính cạnh

tranh trong kinh doanh.

Hiện các NHLD và NHNNg đều đã có bộphận chuyên trách Marketing trong khi

các ngân hàng VN nói chung và NHTMCP nóiriêng còn ít nhiều ngỡngàng với

hoạt động này. Hoạt động marketing tại các NHTMCP còn mang tính bộc phát,

ngẫu nhiên. chưa được tổchức thực hiện mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy đã ít

nhiều hạn chếNHTMCP trong hoạt động cạnh tranh.

pdf98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên gia, 2006 là năm “hoa sai, quả ngọt” chưa từng có, đem lại cho khối NHTMCP lợi nhuận và thành công rực rỡ nhất từ trước đến nay. Trong khi khối NHTMNN gồm các “anh cả”: Ngoại thương (Vietcombank); Công thương (Incombank); Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank)... vẫn im ắng thông tin tình hình làm ăn kinh doanh, khối NHTMCP đang lan rộng bầu không khí đầy phấn khởi vì hòan thành các chỉ tiêu về lợi nhuận, về quy mô tài sản. Năm 2006, ACB tiếp tục dẫn đầu khối NHMCP về hiệu quả hoạt động, với tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP 42.500 tỷ đồng, gấp 2 lần so với hồi đầu năm, và tổng lợi nhuận trước thuế đạt 568 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm; Lớn thứ hai về tổng tài sản 24.000 tỷ đồng tăng 58% so với năm 2005, Sacombank có lợi nhuận trước thuế 447 tỷ đồng, đạt 146% so với lợi nhuận năm ngoái; Eximbank đạt trên 340 tỷ đồng, hoàn thành 120% kế hoạch năm với tổng tài sản gần 17.000 tỷ đồng, tăng 49% so với năm vừa rồi. Tổng tài sản VPbank ước đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, tổng tiền huy động dân cư - 5.500 tỷ đồng; tổng dư nợ - 5.000 tỷ đồng. Theo tính toán, lãi trước thuế của ngân hàng này (đã trích trừ quỹ dự phòng rủi ro) ước tính đạt 175 tỷ đồng (gấp 1,5 lần so với năm 2005). Các NHTMCP bậc trung cũng đạt chỉ tiêu lợi nhuận không kém như OCB đạt 140 tỷ đồng, gấp 2 lần năm trước. SCB lãi 151,4 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2005. Nằm trong chuỗi thành công tiếp theo phải kể khối NHTMCP mới chuyển từ nông thôn lên đô thị như: An Bìnhbank (ABB); NHTMCP Hà Nội - Sài Gòn (SHB); NHTMCP Toàn Cầu (G-bank); Việt Á... Tuy dấu ấn về lợi nhuận chưa “sắc” do đang trong giai đoạn chuyển tiếp (ABBank năm 2006 lợi nhuận trước thuế khoảng 45 tỷ đồng), nhưng sự “thăng hoa” của các ngân hàng này được đánh dấu bằng các cú bắt tay lên tiếp với những đối tác cổ đông chiến lược cùng việc tiếp thị hình ảnh, tên tuổi và phong cách làm việc ngày một chuyên nghiệp. Cùng với sức nóng thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của khối NHTMCP nói chung và các “em út” mới lên đời này nói riêng đang tăng vùn vụt trên thị trường giao dịch cổ phiếu không chính thức OTC. Trang 42 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập ™ Tính công khai và độ tin cậy thông tin do ngân hàng cung cấp: Dù là xu thế nhưng việc công khai hoá thông tin, báo cáo tài chính của NHTMCP để từng bước tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trên thực tế còn gặp những hạn chế nhất định do khách hàng và chủ quan. Các số liệu, báo cáo tài chính hàng năm của NHTMCP đều phải được kiểm toán xác nhận nên phụ thuộc vào uy tín của đơn vị kiểm toán. Hiện có vài NHTMCP thuê kiểm toán nước ngoài: ACB, Sacombank... nhằm tăng uy tín cho mình. 2.2.7. Cạnh tranh về Năng lực quản trị, điều hành và chất lượng nhân lực: Đánh giá tiêu chí này, ta xem xét một số yếu tố sau: ™ Trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên ngân hàng: Qua khảo sát các NHTMCP, nhận thấy một số vấn đề nổi bật sau: 9 Nhiều thành viên HĐQT của một số NHTMCP là các cổ đông lớn tham gia quản trị ngân hàng nhưng thiếu kinh nghiệm và chưa chuẩn bị kiến thức chuyên môn sâu về hoạt động kinh doanh ngân hàng nên gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong việc phát triển ngân hàng. 9 Phần lớn cán bộ điều hành các cấp đều có trình độ đại học trở lên nhưng khả năng ngoại ngữ còn yếu nên gặp hạn chế nhất định trong việc nghiên cứu và giao tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm mở rộng quan hệ với các định chế tài chính quốc tế và phát triển nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. 9 Độ tuổi của cán bộ NHTMCP có thấp hơn so với NHTMNN nhưng thường cao hơn so với khối NHLD và NHNNg nên đã hạn chế nhất định tính năng động, nhạy bén, chấp nhận, triển khai các tri thức, nghiệp vụ mới, hiện đại... Mặt khác, việc chuẩn bị lực lượng cán bộ kế nhiệm có đủ trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức là vấn đề lớn cần chú trọng thực hiện. 9 Đa phần nhân viên của các NHTMCP đều còn trẻ, mới tốt nghiệp từ các trường đại học nên non kinh nghiệm và thiếu am hiểu các kiến Trang 43 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập thức chuyên sâu cũng như kiến thức pháp luật... cần thiết. Và sau một thời gian làm việc đủ “cứng cáp” thì chuyển sang làm việc tại các NHLD hoặc NHNNg có mức lương cao hơn... cũng gây hạn chế khả năng cạnh tranh cho NHTMCP. ™ Ý thức trách nhiệm nghề nghiệp và Đạo đức kinh doanh: 9 Các thành viên HĐQT, BKS và BĐH NHTMCP thường cũng là các cổ đông nên họ rất chú trọng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu họ có những nhận thức không đúng đắn rất dễ gây hậu quả xấu bản thân, cho ngân hàng và cho xã hội. 9 Hầu hết cán bộ nhân viên cảu NHTMCP đều trẻ, nhiều lý tưởng và nhiệt huyết công tác; nếu ý thức được trách nhiệm trước đơn vị, trước pháp luật và xã hội sẽ tạo điều kiện tốt cho ngân hàng cạnh tranh và phát triển. 2.2.8. Tiêu chí cạnh tranh về hoạt động marketing của ngân hàng: Khái niệm marketing du nhập vào VN sau khi có chủ trương “mở cửa” và dần được các doanh nghiệp xem như là một hoạt động không thể thiếu nhằm tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh. Hiện các NHLD và NHNNg đều đã có bộ phận chuyên trách Marketing trong khi các ngân hàng VN nói chung và NHTMCP nói riêng còn ít nhiều ngỡ ngàng với hoạt động này. Hoạt động marketing tại các NHTMCP còn mang tính bộc phát, ngẫu nhiên... chưa được tổ chức thực hiện mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy đã ít nhiều hạn chế NHTMCP trong hoạt động cạnh tranh. 2.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH 2.3.1. Các hạn chế trong hoạt động kinh doanh của các NHTMCP 2.3.1.1. Vốn thấp, khả năng cạnh tranh của một số NHTMCP còn yếu: Nền kinh tế thị trường đòi hỏi bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng phải có vốn đủ để cạnh tranh, thế nhưng vẫn còn một số NHTMCP vốn còn thấp, chưa đủ mức Trang 44 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập quy định. Mặc dù NHNN đã có chủ trương cho các NHTMCP tự tăng vốn theo quy định bằng cách kêu gọi góp vốn hoặc sáp nhập nhưng thực tế vẫn còn một ngân hàng chưa thực hiện được. Một thực tế nghịch lý đối với một số NHTMCP: vốn tự có thấp, tỷ trọng nguồn vốn lãi suất thấp/ tổng nguồn vốn nhỏ, trong khi sức cạnh tranh chưa cao, nhưng để đảm bảo được hoạt động nên đã huy động đầu vào với lãi suất tương đối cao so với ngân hàng khác làm cho chi phí huy động đầu vào cao, do đó lãi suất cho vay ra khá cao, khả năng cạnh tranh càng kém hơn, lợi nhuận càng thấp. 2.3.1.2. Một số NHTMCP vẫn chưa thực sự cải thiến phương thức giao dịch, chưa đa dạng hoá các hình thức dịch vụ thanh toán qua ngân hàng: ¾ Một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sức cạnh tranh đó là cải tiến phương thức giao dịch, đa dạng hoá cac sản phẩm huy động vốn, sử dụng vốn và các hình thức dịch vụ thanh toán qua ngân hàng; trong khi đó còn khá nhiều NHTMCP chưa chú trọng thực hiện việc này. ¾ Quy trình nghiệp vụ, thủ tục cho vay còn rườm rà, nhiêu khê. ¾ Chưa chủ động tìm khách hàng, mà vẫn còn chờ khách hàng đến ngân hàng. ¾ Giao dịch với khách hàng vẫn trên cơ sở lãi suất là chính mà chưa chú trọng đến viêc tạo tiện ích, cung cấp thông tin hoặc tư vấn miễn phí cho khách hàng. 2.3.1.3. Chất lượng tín dụng giảm, nợ quá hạn tăng, thu hồi nợ quá hạn chậm: ¾ Hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ vẫn còn ở mức cao (trên 5%) ở một số NHTMCP, đang phần nào hạn chế hiệu quả kinh doanh, làm chậm quy trình đầu tư vốn vào các dự án phát triển KT-XH trên địa bàn. ¾ Nguồn tiền được doanh nghiệp, dân cư đầu tư vào bất động sản gần như bão hoà. Thị trường bất động sản có”nóng” lên chút đỉnh sau khi Quốc hội khoá X thông qua Luật đất đai (sửa đổi) và có sự điều chỉnh quy định giá đất đai của các UBND cấp tỉnh, lại tạo lên làn sóng”đầu cơ” đất đai Trang 45 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập nhưng được nhận định là “giá ảo” rất khó bán gây ách tắc trong hoạt động tín dụng ngân hàng. ¾ Sự phối hợp giữa các ngành chức năng về những vấn đề có liên quan đến hoạt động ngân hàng còn chưa đồng bộ như trong việc thủ tục pháp lý giải quyết TSTC có liên quan đến vụ án hoặc tài sản xiết nợ của ngân hàng. ¾ Nhiều NHTMCP đã bỏ qua các yếu tố cần thiết về tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng mà chỉ tập trung chú ý khách hàng có TSTC để đảm bảo hay không; Hoặc do cạnh tranh lôi kéo khách hàng đã có nhiều yếu tố tiêu cực và bấp chấp nguyên tắc để cho vay. Từ đó, tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhanh nhưng theo đó là chất lượng tín dụng càng bị giảm theo tỷ lệ nghịch tăng tín dụng. ¾ Việc xử lý thu hồi vốn nợ quá hạn chậm, kéo dài nhiều năm đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động NHTMCP. 2.3.1.4. Chưa tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: ¾ Đây là yếu tố quan trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của NHTMCP, nếu làm tốt sẽ thực sự trở thành “lá chắn thứ nhất” đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTMCP. Nhưng thực tế, HĐQT và BĐH của một số NHTMCP chưa thực sự quan trọng đến khâu này. Nhiều NHTMCP chưa bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn; chưa đào tạo cán bộ kiểm soát có trình độ tương xứng với nhiệm vụ. Ngoài ra, cán bộ kiểm soát chưa làm đúng với chức trách của mình, chưa mạnh dạn đấu tranh với những các sai của HĐQT, BĐH. ¾ Đội ngũ lãnh đạo tại một số NHTMCP còn hạn chế về trình độ tổ chức, công tác chuyên môn, thậm chí còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lũng đoạn, tư lợi cho cá nhân, gia đình, bạn bè mình. Trong khi đó, NHNN cấp quản lý vẫn còn nhiều khó khăn và thiếu điều kiện để quản lý như: văn bản pháp quy không đầy đủ và chồng chéo. Đội ngũ cán bộ quản lý bất Trang 46 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập cập và xáo trộn, số lượng các TCTD tại TP.HCM quá lớn và không đi đôi với yêu cầu của chất lượng. 2.3.2. Các tồn tại trong cơ chế quản lý và điều hành của Nhà nước: 2.3.2.1. Khó khăn liên quan đến việc công chứng, giao dịch đảm bảo tài sản: ¾ Việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo được thực hiện rất khác nhau tại các địa phương. Mỗi tỉnh/thành phố có quy định riêng về thủ tục công chứng, đăng ký. Mỗi quận/huyện khác nhau của một tỉnh/thành phố cũng có những thủ tục, phương thức thực hiện công chứng, đăng ký rất khác nhau, gây nhiều khó khăn cho các TCTD. ¾ Một số phòng công chứng vẫn chưa thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch 04: vẫ yêu cầu có giấy xác nhận tình trạng nhà. Trường hợp, phường xã lại không thực hiện việc xác nhận tình trạng nhà thì phòng công chứng yêu cầu ngân hàng phải xác nhận là đã kiểm tra tính pháp lý của tài sản: không tranh chấp, không kê biên…điều này gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc giải quyết hồ sơ vay của khách hàng. ¾ Thời gian đăng ký và xóa giao dịch đảm bảo còn kéo dài gây khó khăn cho ngân hàng trong họat động cho vay, giải ngân đối với khách hàng vay vốn. Mặt khác thời hạn của giao dịch đảm bảo là 5 năm chưa phù hợp với thực tế vì đối với khỏan vay dài hạn (10-15 năm) thì phải thực hiện gia hạn nhiều lần gây tốn kém thời gian và chi phí. Theo đó, nếu thời gian giao dịch đảm bảo có hiệu lực phù hợp với thời hạn vay theo hợp đồng thế chấp, cầm cố thì hợp lý hơn. 2.3.2.2. Khó khăn vướng mắc liên quan đến việc thế chấp tài sản và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. ¾ Theo quy định của pháp luật, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, TCTD được quyền xử lý tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong thực tế khi khách hàng không trả được nợ Trang 47 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập cho ngân hàng đúng hạn thì việc ngân hàng tự xử lý tài sản đảm bảo như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp đã ký giữa các bên để thu hồi nợ vẫn không thể thực hiện được. ¾ Khi TCTD phải khởi kiện để thu hồi nợ, thủ tục khởi kiện, thi hành án rất phức tạp, rườm rà và thời gian kéo dài. Đồng thời, khi ngân hàng (bên được thi hành án) yêu cầu thi hành án để bảo vệ quyền lợi của mình thì còn phải nộp phí thi hành án. Quá trình này không chỉ gây tốn kém cho TCTD về thời gian, chi phí liên quan mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, đến hiệu quả kinh doanh của mỗi TCTD. 2.3.2.3. Những khó khăn vướng mắc khác có liên quan ¾ Hệ thống thanh tóan điện tử liên ngân hàng (CI-TAD) thường xuyên bị sự cố do lỗi đường truyền hoặc do lỗi chương trình. Bên cạnh đó chưa được triển khai rộng khắp tại các tỉnh/thành phố khác trên tòan quốc, làm ảnh hưởng đến tốc độ thanh tóan. Vì vậy, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh tóan của khách hàng và nền kinh tế. ¾ Về thông tin tín dụng: nguồn thông tin CIC của NHTW là nguồn cung cấp thông tin quan trọng hỗ trợ trong việc giải quyết cho vay của các TCTD. Tuy nhiên một số nội dung thông tin như tình hình tài chính, xếp hạng khách hàng, thông tin ngành…chưa được cập nhập và chi tiết. Thông tin về việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu của quá khứ thì chưa rõ về số tiền và thời điểm phát sinh…cũng làm hạn chế quá trình khai thác, xử lý, phân tích thông tin về khách hàng của TCTD mỗi khi phát sinh quan hệ vay vốn. ¾ Quy chế cho vay 1627 quy định cho vay thông qua nghiệp vụ thẻ cũng là một phương thức cho vay, nhưng các TCTD và khách hàng phải tuân thủ theo quy định của Chính phủ và NHNN về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên thực tế áp dụng cho thấy các quy định của Chính phủ và NHNN về phát hành và sử dụng thẻ hiện nay đã quá lạc hậu, một số quy Trang 48 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập định không còn phù hợp với thực tế phát sinh như: quy định về thẻ ATM, quy định về thanh tóan thẻ tín dụng nội địa thông qua một tổ chức trung gian bù trừ…những khó khăn này có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoặc động dịch vụ thẻ ngân hàng của các TCTD. 2.3.2.4. Cơ chế sắp xếp, củng cố, chấn chỉnh hệ thống NHTMCP : Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN ngày 16/6/2005 quy định mức vay đối với 01 khách hàng của phòng giao dịch không được vượt quá 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) là chưa phù hợp với tình hình thực tế như tại TP.HCM vì hiện nay có nhiều phòng giao dịch có quy mô họat động rất lớn. 2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại, thực trạng trên: ¾ Trừ một số NHTMCP được thành lập mới, nhìn chung, sự hình thành của các NHTMCP chỉ mang tính tình thế nhằm giải quyết hậu quả của sự khủng hoảng tín dụng vào những năm đầu thập kỷ 1990. Do được thành lập từ việc sáp nhập các HXT tín dụng sắp phá sản nên nhiều NHTMCP hoạt động èo uột, uy tín thấp, thiếu kinh nghiệm lại phải gánh chịu hệ luỵ của các HTX tín dụng để lại làm cho các NHTMCP này gặp rất nhiều khó khăn; ¾ NHTMCP là mô hình mới trong hệ thống NHTM VN. Cho đến nay, hệ thống này vừa vận hành vừa rút kinh nghiệm để định hình. Do đó, có nhiều sai phạm là tất nhiên, nhưng việc phát hiện những sai lệch còn chậm, đồng thời ban hành các quy định nhằm kịp thời chỉnh sửa những sai lệch đó còn rất chậm; ¾ Nhiều NHTMCP chưa hoạch định cho mình chiến lược hoạt động, phát triển, hoặc nếu có thì định hướng lược chưa rõ ràng (nhất là về thị phần, về khách hàng...); từ đó chưa có kế hoạch kinh tế dài hơi mà còn trong tình trạng “tới đâu hay tới đó”. Chưa tạo được nhiều nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng đầu tư chiều sâu cho các thành phần kinh tế; Trang 49 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập ¾ Tình hình hoạt động tài chính của nhiều NHTMCP chưa thật hoàn chỉnh, lành mạnh; ¾ Công nghệ ngân hàng và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động NHTMCP còn nhiều hạn chế, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. ¾ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu pháp luật của không ít cán bộ nhân viên NHTMCP còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển trong tình hình mới. ¾ Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ tại NHTMCP chưa được chú trọng, tổ chức thực hiện nghiêm túc. ¾ Hầu hết các NHTMCP đều thiếu kinh nghiệm trong quản lý rủi ro. Cơ chế và điều kiện để xử lý chưa hoàn chỉnh, đầy đủ; ¾ Hệ thống ngân hàng hiện nay còn đang hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin về khách hàng thậm chí một vài NHTMCP còn không biết cách hoặc không quan tâm khai thác các nguồn thông tin hiện có một cách có hiệu quả. ¾ Đối tượng khách hàng của các NHTMCP chủ yếu là doanh nghiệp vừa là nhỏ hoặc cá thể nên tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này thường không ổn định. ¾ Ý thức tuân thủ pháp luật chưa đồng bộ và nhất quản giữa các NHTMCP. Một số quy định của Nhà nước chưa phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, nhiều NHTMCP chưa có hệ thống chi tiết hoá, cụ thể hoá văn bản pháp luật để áp dụng triển khai thực hiện một cách triệt để, kịp thời, phù hợp với đơn vị mình. ¾ Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đất nước chưa cao và xu hướng phát triển chậm lại làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NHTMCP. Trang 50 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập ¾ Sự kiểm tra, giám sát và quản lý về mặt Nhà nước của NHNN còn lỏng lẻo. Hàng loạt các sai phạm xảy ra tại nhiều NHTMCP. Tại một vài NHTMCP, Ban lãnh đạo ngân hàng tham ô, lừa đảo và thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: hoặc mất vốn, mất khả năng chi trả... phải đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc rút giấy phép hoạt động. ¾ Tiến trình xử lý củng cố, sắp xếp lại các NHTMCP còn khá chậm do phải thận trọng nên việc lành mạnh hoá hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP còn nhiều hạn chế; ¾ Thiếu cơ chế xác lập một môi trương công nghiệp lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng; trong đó việc ban hành luật cạnh tranh và xác lập các chuẩn mực đạo đức trong cạnh tranh là cần thiết; ¾ Bản thân nhiều NHTMCP chưa quan tâm chú trọng đến việc triển khai các bước thực hiện nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường. Trên đây là thực tiễn “Thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM”; cùng với cơ sở lý luận được trình bày ở Chương 1, người viết mạnh dạn trình bày một số giải pháp mang tính gợi mở với mong muốn ít nhiều giúp cho NHTMCP có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình. Trang 51 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP TẠI TP.HCM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NHTM ĐẾN NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP SAU Năm 2005, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NHNN đã trình Bộ Chính trị và Chính phủ Đề án phát triển ngành ngân hàng VN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đó là xây dựng được hệ thống ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập vững chắc vào thị trường tài chính quốc tế. Theo tinh thần đó và bằng vai trò chủ lực của mình, để năng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống NHTMCP cần phát triển theo các định hướng sau: - Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và họat động): Sắp xếp, đổi mới tổ chức bộ máy phù hợp với thông lệ quốc tế trong đó phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT, BĐH, BKS, Ủy ban quản lý rủi ro; Sắp xếp lại đi đôi với mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch…và các kênh phân phối. Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh với các tổ chức nước ngòai hướng đến việc hiện diện thương mại tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế; Mở rộng quy mô họat động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, có cơ quan kiểm tóan nội bộ, hệ thống kiểm sóat nội bộ họat động độc lập và chuyên nghiệp; Phát triển các hệ thống quản lý phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn VN. - Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính): Lành mạnh hóa và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính để bảo đảm các NHTMCP có đủ năng lực tài chính (quy mô và chất lượng). Xây dựng cơ chế kiểm sóat tín dụng hữu hiệu, thực hiện phân lọai nợ và trích lập dự phòng rủi ro Trang 52 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập theo thông lệ quốc tế và lập báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế. Tiếp tục tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; Giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có; Tăng vốn tự có của các NHTMCP bằng lợi nhuận để lại; Kiên quyết xử lý các NHTMCP yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho các NHTMCP mua, bán, hợp nhất, sát nhập để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô họat động. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an tòan vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn. - Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội và an tòan hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước ngòai, đặc biệt là các ngân hàng có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu, tham gia quản trị, điều hành. Về lâu dài Nhà nước chỉ cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc tỷ lệ cổ phần lớn tại một số ít các NHTMNN được cổ phần hóa tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng và yêu cầu quản lý, bảo đảm an tòan, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao nguyên tắc thương mại, kỷ luật thị trường trong họat động. - Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán: Công nghệ ngân hàng nước ta dù được chú trọng trong thời gian qua nhưng vẫn bị đánh giá là yếu kém. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã triển khai các phần mềm hiện đại với chức năng hoạt động giao dịch trực tuyến (Online), tạo thêm nhiều sản phẩm gia tăng cho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng. Nhìn chung, các phần mềm mà một số NHTM đang ứng dụng đều là những phần mềm thế hệ mới được nhiều ngân hàng trên thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, công tác triển khai chậm và khi triển khai xong, một số bộ phận lại chưa tạo được một cơ chế nhằm khai thác hiệu quả công nghệ đó. Trang 53 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập - Phát triển dịch vụ ngân hàng: Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh họat động ngân hàng hiện đại, và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng theo nguyên tắc thị trường, minh bạch. Từng bước tự do hóa gia nhập thị trường và khuyến khích các ngân hàng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, uy tín thương hiệu thay vì chủ yếu dựa vào giá cả dịch vụ ngân hàng và mở rộng mạng lưới. Phấn đấu đến năm 2010, hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng lọai, chất lượng và có khả năng cạnh tranh quốc tế ở một số dịch vụ. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP: 3.2.1. Xác lập định hướng chiến lược phát triển của NHTMCP phù hợp cho từng giai đoạn hoạt động: Mục tiêu cơ bản của NHTMCP là tìm lợi nhuận và tăng nhanh giá trị doanh nghiệp.Trong điều kiện luôn chịu sự tác động của các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp, để kinh doanh có hiệu quả, NHTMCP cần dựa vào xu thế, định hướng, chiến lược phát triển của nền KT-XH và của ngành ngân hàng để xác lập riêng cho mình định hướng phát triển, mục tiêu phải đạt được phù hợp trong từng giai đoạn. Hoạch định chiến lược phát triển có tác dụng: (1) thúc đẩy cấp quản trị hướng tới sự suy nghĩ có hệ thống ; (2) có sự phối hợp các nỗ lực của NHTMCP được hoàn hảo hơn; (3) triển khai các tiêu chuẩn kiểm tra thực tiễn; (4) giúp NHTMCP thấy rõ các mục tiêu chỉ đạo và chính sách của mình; (5) mang lại cho NHTMCP sự chuyển biến tốt đẹp trước những phát triển đột ngột; (6) tạo cảm giác sinh động hơn cho nhà điều hành khi đóng góp vào phần việc có tính chất hỗ tương của họ. Việc hoạch định chiến lược được triển khai qua các bước: (1) Xác định ý định kinh doanh; (2) Đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu của mình; (3) Phác thảo hồ sơ/kế hoạch Trang 54 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập kinh doanh; (4) Hoạch định tiếp thị, kinh doanh và những chiến lược hoạt động khác (Hình 3a) Việc hoạch định được triển khai ở các cấp độ: lập kế hoạch năm; lập kế hoạch dài hạn; và hoạch định chiến lược phát triển. Đây là cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf466052.pdf
Tài liệu liên quan