Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3

1.1. Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty chứng khoán 3

1.1.2. Vai trò, chức năng của các công ty chứng khoán 5

1.1.3. Các hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán 8

1.1.4. Mô hình, tổ chức của công ty chứng khoán 16

1.2. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 20

1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 20

1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 21

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của CTCK 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI 32

2.1. Tổng quan về công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội 32

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội 32

2.1.2. Mục tiêu, chiến lược của công ty 33

2.1.3. Cơ cấu tổ chức 33

2.1.4. Cơ cấu nhân sự 36

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội 37

2.2.1. Hoạt động môi giới chứng khoán 37

2.2.2. Hoạt động tự doanh 38

2.2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành 39

2.2.4. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 40

2.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội 40

2.3.1. Nguồn nhân lực 40

2.3.2. Quy mô mạng lưới chi nhánh 41

2.3.3. Chất lượng sản phẩm dịch vụ 41

2.3.4. Năng lực cạnh tranh trong các hoạt động nghiệp vụ của công ty 42

2.3.5. Các chỉ tiêu tài chính của công ty 44

2.3.6. Hệ thống công nghệ thông tin 46

2.4. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội 47

2.4.1. Kết quả đạt được 47

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 48

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI 50

3.1. Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Habubank 50

3.2. Giải pháp 51

3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng 51

3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. 54

3.2.3. Kế hoạch hóa doanh thu, chi phí và lợi nhuận 55

3.2.4. Tận dụng lợi thế sẵn có của ngân hàng mẹ. 55

3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực. 56

3.2.6. Nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật. 59

3.2.7. Mở rộng phạm vi hoạt động 59

3.3. Kiến nghị 60

3.3.1. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán nhà nước. 60

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 63

KẾT LUẬN 65

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh. Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn Nhóm chỉ tiêu này phản ánh sự tự chủ và ổn định tài chính của công ty chứng khoán. Thông qua chỉ tiêu nay chúng ta biêt được tình hình cơ cấu nguồn vốn của công ty như thế nào từ đó xem xét chính sách vay nợ của công ty. Nếu công ty có cơ cấu và sử dụng hợp lý các nguồn vay nợ sẽ tạo ra cho công ty những lợi thế cạnh tranh cho công ty: khi công ty muốn vay thêm nợ các chủ nợ nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của công ty họ sẽ thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo thanh toán nợ của công ty, đồng thời việc sử dụng nợ công ty còn đựơc hưởng một khoản tiết kiệm thuế. Tất cả những điều đó nói lên sự chuyên nghiệp và nhanh nhay của công ty trong việc đưa ra các chính sách tài chính. Ở đây chính là khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính để tạo ra khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán so với các công ty chứng khoán khác. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: + Hệ số nợ = Nợ/ Tổng nguồn vốn (hoặc tổng tài sản) + Hệ số đầu tư vào tài sản lưu động = TSLĐ/ Tổng tài sản + Hệ số tự tài trợ = VCSH/ Tổng nguồn vốn Khi xem xét các chỉ tiêu định lượng phải dựa trên cách so sánh với các công ty chứng khoán trong ngành và các chỉ số trung bình của ngành thì chúng ta mới nhìn nhận đưcợ toàn cảnh bức tranh tài chính của công ty chứng khoán. Để từ đó cho phép chúng ta đánh giá được năng lực của công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của CTCK Do đặc tính của ngành kinh doanh chứng khoán, hoạt động của CTCK luôn chịu ảnh hưởng từ các điều kiện kinh tế tài chính bên ngoài. Đồng thời do phải phản ứng với những biến đổi của môi trường nên bản thân CTCK cũng luôn cần điều chỉnh. Vì vậy, CTCK luôn phải đối mặt với những nhân tố khách quan cũng như chủ quan khi thực hiện hoạt động kinh doanh Các nhân tố chủ quan Quan điểm của người lãnh đạo Mọi hoạt động kinh doanh của mỗi CTCK đều phải tuân thủ chiến lược đầu tư nói riêng và chiến lược hoạt động tập thể nói chung. Việc hoạch định nên những chiến lược này mang đậm dấu ấn của đội ngũ lãnh đạo nhất là phong cách của người đứng đầu CTCK. Quan điểm khác nhau sẽ dẫn đến việc hoạch định chiến lược hoạt động khác nhau, cách thức tổ chức bộ máy kinh doanh khác nhau, lựa chọn chiến lược đầu tư khác nhau và do đó kết quả kinh doanh cũng khác nhau Mô hình tổ chức CTCK là một định chế tài chính đặc biệt, vì vậy mà hoạt động của nó rất đa dạng và phức tạp. Việc tổ chức quản lý của công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động nói chung và hoạt đông kinh doanh chứng khoán của công ty nói riêng. Do các hoạt động của CTCK có đặc thù là độc lập nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định tới nhau nên cơ cấu tổ chức của CTCK phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là chuyên môn hoá ở mức độ cao, mỗi bộ phận chỉ chuyên trách thực hiện một hoạt động cụ thể và phải làm sao cho các bộ phận chuyên môn phối hợp nhịp nhàng với nhau. Nếu không được sắp xếp hợp lý bởi một chiến lược rõ ràng và một định hướng ưu tiên có cơ sở, mọi hoạt động của CTCK có thể trở nên hỗn loạn trước những biến động bất ngờ của thị trường. Đội ngũ nhân viên Nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong lĩnh vức chứng khoán, nơi mà công việc đòi hỏi phải có hàm lượng chất xám cao, có tinh thần trách nhiệm cao, khả năng truyền đạt phân tích thông tin nhanh chóng thì điều đó càng quan trọng. Một đội ngũ nhân viên có năng lực, chuyên môn giỏi sẽ làm gia tăng sự tin tưởng của khách hàng vào công ty để từ đó sẽ tin tưởng gửi gắm nới công ty những quyết định sáng suốt và hiệu quả, tức là gia tăng năng lực cạnh tranh của công ty Tiềm lực tài chính: Khả năng tài chính luôn là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động của CTCK đặc biệt là với hoạt động tự doanh và bảo lãnh phát hành đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn rất lớn.theo Luật Chứng khoán2007. Với quy mô nguồn vốn lớn, sẽ cho phép công ty triển khai được nhiều dịch vụ để phục vụ khách hàng. Nguồn vốn nhỏ sẽ làm giảm sút khả năng cạnh tranh của công ty so với các công ty khác. Bên cạnh quy mô nguồn vốn tự có thì tình hình tài chính của công ty có vai trò rất quan trọng. Tình hình tài chính mạnh thì công ty mới có khả năng mở rộng kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, ngược lại thì khả năng mở rộng tìm kiếm khách hàng sẽ giảm sút, không thực hiện được các chiến lược đã để ra dẫn đến làm giảm sút niềm tin và uy tín của công ty, ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty Mặt khác, trong trường hợp tạo lập thị trường, CTCK cũng cần nắm giữ một số lượng chứng khoán đủ lớn cũng như lượng tiền mặt dồi dào để sẵn sàng mua bán nhằm điều tiết được giá cả trên thị trường. Vì vậy khả năng tài chính tốt hoặc có một chỗ dựa tài chính vững chắc là điều rất cần thiết Cơ sở hạ tầng công nghệ Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triển của nhân loại. Để kinh doanh thành công, đòi hỏi nắm bắt được thông tin một cách nhanh nhất, vì vậy việc áp dụng công nghệ thông tin đối với CTCK trở nên rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin đến khách hàng. Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và công sức của khách hàng, các CTCK cần đưa ra nhiều phương thức giao dịch cùng những tiện ích cho nhà đầu tư. Điều này cũng đòi hỏi một hệ thống công nghệ cao, phát triển. Vì vậy phát triển hệ thống công nghệ cũng sẽ là một yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Các nhân tố khách quan Nếu như các nhân tố nội tại có vai trò quyết định trong việc hoạch định chiến lược và hiệu quả hoạt động kinh doanh của một CTCK thì các nhân tố bên ngoài tạo thành môi trường kinh doanh đối với các hoạt động của công ty. Các nhân tố này bao gồm Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế TTCK là một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Thông qua TTCK, vốn được tích tụ, tập trung và phân phối hiệu quả. Rõ ràng, TTCK có những tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Ngược lại, TTCK mỗi nước cũng chịu những ảnh hưởng rất lớn không chỉ từ nền kinh tế nước mình mà trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nó còn cả từ kinh tế trong khu vực và toàn thế giới. Mỗi biến động về tỷ giá ngoại tệ, lãi suất hay giá cả của một số hàng hoá cơ bản sẽ trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giá trị danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư của CTCK. Sự phát triển của TTCK Sự phát triển của TTCK đóng một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của các CTCK. Bởi các CTCK là một chủ thể hoạt động trên TTCK. Một TTCK phát triển là một thị trường được vận hành trong một môi trường pháp lý thống nhất, điều chỉnh các hoạt động của mọi chủ thế tham gia thị trường, là một thị trường có nhiều hàng hoá là các cổ phiếu, trái phiếu đa dạng, có chất lượng, một thị trường có khối lượng giao dịch lớng và thực sự là một kênh huyy động vốn có hiệu quả của nền kinh tế. Với một thị trường phát triển, các CTCK sẽ có một địa bàn đủ lớn để ra sức đầu tư công nghệ và đội ngũ nhân viên có trình độ cao, kiện toàn cac quy trình nghiệp vụ, mở rộng thị phần kinh doanh. Tất cả điều đó đều nhằm mục đích ngân cao năng lực cạnh tranh của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của TTCK. Khi TTCK đang ở giai đoạn đầu của quấ trình phát triển, hàng hoá chưa nhiều, chất lượng chưa cao thì môi trường cạnh trạnh giữa các CTCK sẽ rất hạn chế. Với sự phát triển như vậy của thị trường, các CTCK chỉ có thể đầu tư mở rộng công nghệ, đội ngũ nhân viên ở một mức độ nào đấy nhằm duy trì được năng lực cạnh tranh của mình chứ chưa thể mạnh dạn đầu tư toàn diện Môi trường pháp lý và chính sách của Nhà nước Môi trường pháp lý và chính sách của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các CTCK. Thị trường chứng khoán là một loại thị trường đặc biệt nơi diễn ra các giao dịch hàng hoá đặc biệt là các tài sản tài chính. Cấu trúc thị trường và cơ chế giao dịch phức tạp thểhiện sự khăng khít và liên hoàn của thị trường. TTCK đòi hỏi một trình độ tổ chức cao, chịu sự quản lý giá sát chặt chẽ của hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ. Môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ tạo nên những chuẩn mực, tiêu chuẩn để bảo đảm sự lành mạnh cho hoạt động thị trường. Môi trường pháp lý còn là rào cản không cho các CTCK không đủ tiêu chuẩn của pháp luật thâm nhập vào thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và của chính các CTCK. Điều đó có nghĩa là môi trường cạnh tranh của các CTCK đã được pháp luật bảo vệ. Các chính sách của nhà nước và các cơ quan quản lý cũng ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của các CTCK. Bởi chính các chính sách phát triển TTCK thu hút các CTCK tham gia thị trường. Đối thủ cạnh tranh Sự cạnh tranh trong lĩnh vực nào cũng diễn ra mạnh mẽ và khốc liệt, và có thể nói cạnh tranh chính là động lực của sự phát triển. Các CTCK cũng vậy, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính luôn là mảnh đất màu mỡ và là nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt để tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị trường. Chính sự cạnh tranh của các đối thủ mà CTCK buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để chống chọi, tồn tại và phát triển. Cạnh tranh giúp các CTCK không ngừng đưa ra các dịch vụ sản phẩm mang nhiều tiện ích cho khách hàng hơn. Chính các đối thủ này luôn ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và là mối lo thương trực của CTCK Nhân tố khách hàng Đối với bất kỳ công ty nào kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thì khách hàng là nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của CTCK. Khách hàng của các CTCK rất đa dạng từ khách hàng là cá nhân đến các khách hàng là tổ chức, các doanh nghiẹp. Trình độ năng lực của khách hàng là một yếu tố quan trọng giúp họ tiếp cận với TTCK nói chung và các CTCK nói riêng. Chính vì vậy, các nhà quản lý, các CTCK cần phải trang bị kiến thức đầu tư cơ bản cho nhà đầu tư, hỗ trợ họ về mặt tài chính khi họ tham gia thị trường cần phải nâng cao kiến thức đầu tư cho họ. Để taom mộit môi trường cạnh tranh sôi động thì thị trường đó phải có những người mua và bán. Chính vì lý do đó mà giữa các công ty nảy ra sự cạnh tranh. Công chứng đầu tư là trọng tâm của sự cạnh tranh đó, là động lực thúc đẩy các CTCK phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Kết thúc chương 1, chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về CTCK, qua đó ta hiểu được vai trò chức năng, mô hình cũng như các nghiệp vụ chủ yếu của một CTCK. Cũng trong chương này, đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về năng lực cạnh tranh cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một CTCK. Đó là cơ sở, là nền tảng để chúng ta đánh giá năng lực cạnh tranh của bất cứ CTCK nào đang hoạt động trên thị trường. Nhưng đó mới chỉ là vấn đề lý thuyết, còn thực trạng năng lực cạnh tranh của các CTCK trên TTCK Việt Nam nói chung và ở CTCK Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của công ty đó ra sao. Tất cả những điều này sẽ được làm rõ trong chương II khi chúng ta tìm hiểu về thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCK Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI Tổng quan về công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (HBBS) được thành lập ngày 03 tháng 11 năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 07 tháng 04 năm 2006 với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, trở thành CTCK thứ 14 hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. HBBS ra đời là bước phát triển chiến lược của ngân hàng mẹ Tên đầy đủ :Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Habubank Securities Co., Ltd (viết tắt là HBBS) Trụ sở chính : 2C Vạn Phúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại : 04.7262275 Fax : 04.7262305 Website : www.habubanksecurities.com.vn Email : hbbs@habubank.com.vn Cùng với sự phát triển của thị trường, HBBS cũng ngày càng lớn mạnh, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên từ 20 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng vào 23/12/2006 và đến 24/08/2007 vốn điều lệ lại tiếp tục tăng lên thành 150 tỷ đồng. Ngoài trụ sở chính, hiện nay công ty có 2 phòng giao dịch - Phòng giao dịch 71B Hàng Trống, Hoàn Kiếm Hà Nội Điện thoại: 04 9289809. Fax: 04 9289807 - Phòng giao dịch 17 T1 Trung Hoà Nhân Chính Công ty cũng chuẩn bị khai trương 2 chi nhánh mới tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Mục tiêu, chiến lược của công ty Ngoài mục tiêu "làm hài lòng khách hàng", phương châm của HBBS chính là luôn tìm tòi sáng tạo, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để duy trì niềm tin của khách hàng những dịch vụ trên cả sự mong đợi. HBBS còn liên tục mở rộng quy mô hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, phát triển đa dạng hóa loại hình dịch vụ... Duy trì và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn cao là mục tiêu quan trọng thứ hai của HBBS. Nhân viên của HBBS sẽ không ngừng được đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, phát triển kỹ năng đa dạng nhằm thích nghi với nhiều biến cố có thể xảy ra. Cơ cấu tổ chức Habubank Securities là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ngân hàng thương mại Cổ phân nhà Hà Nội (Habubank) làm chủ sở hữu. Công ty có bộ máy tổ chức và quản lý đơn giản và gọn nhẹ, tạo tính linh hoạt và năng động thích ứng với đặc thù kinh doanh của ngành chứng khoán. Sơ đồ tổ chức công ty chứng khoán Habubank Chủ tịch HĐQT HAHABUBANK Chủ tịch công ty Phó giám đốc khối tư vấn và nc- phân tích Phòng kiểm soát nội bộ Phòng Marketing Phòng phân tích Phòng công nghệ thông tin Phòng tư vấn Phòng kế toán lưu ký Chi nhánh, Phòng giao dịch Phòng đầu tư Phòng môi giới Phòng hành chính, nhân sự Phó giám đốc khối dịch vụ và hỗ trợ Giám đốc điều hành Phòng môi giới: làm trung gian mua bán cho khách hàng, nhập lệnh cho khách hàng, phát triển mạng lưới khách hàng, nghiên cứu thu thập thông tin để đưa ra các khuyến nghị đầu tư cho khách hàng Phòng đầu tư: nghiên cứu phân tích TTCK nhằm đề xuất các phương án tự doanh chứng khoán, thực hiện hoạt động tự doanh theo phương án và quy trình tự doanh của công ty, xây dựng mạng lưới khách hàng có tiềm năng giao dịch tự doanh vơi công ty. Phòng kế toán lưu ký: tổ chức hạch toán và quản lý tài hoản tiền, chứng khoán cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư chứng khoán liên quan đến hoạt động môi giới và lưu ký chứng khoán, tài chính Phòng tư vấn:thực hiện các dịch vụ liên quan đến tài chính doanh nghiệp như tư vấn phát hành, xây dựng phương án bảo lãnh phát hành đảm bảo an toàn, hiệu quả cho khách hàng, tổ chức thực hiện đại lý, bảo lãnh phát hành theo phương án đã được phê duyệt, thiết lập và duy trì quan hệ với các đơn vị có tiềm năng phát hành chứng khoán . Phòng phân tích: thực hiện việc thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích thị trường chứng khoán, đưa ra các báo cáo nghiên cứu và cung cấp cho khách hàng những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời liên quan đến diễn biến thị trường, dự báo xu thế thị trường, phân tích đánh giá các công ty chuẩn bị IPO, phân tích ngành... Phòng kiểm soát nội bộ: thực hiện các chức năng giám sát theo quy định của pháp luật Phòng marketing: thực hiện các công việc nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu của công ty tới khách hàng. Phòng IT: thực hiện sao lưu dữ liệu hệ thống và truyền dữ liệu về hệ thống, xử lý các sự cố hệ thống và thực hiện các nhiệm vụ khách về IT Phòng hành chính tổng hợp: thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định của công ty và các quy định của luật pháp, quản lý con dấu thêo đúng quy định của luật pháp,… Cơ cấu nhân sự Tổng số cán bộ công nhân viên của HBBS khoảng 70 người gồm có 50 người ở trụ sở chính và khoản 20 người làm việc tại 2 phòng giao dịch Hàng Trống và Trung Hoà – Nhân Chính. Ngoài ra còn có một số nhân viên nhận lệnh làm việc parttime. Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự tại các phòng, ban tại HBBS (Tính đến tháng 4/2008) PHÒNG BAN SỐ NHÂN VIÊN TRÊN ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC BAN GIÁM ĐỐC 4 0 MÔI GIỚI 4 24 PHÂN TÍCH 1 8 KẾ TOÁN 2 14 TƯ VẤN 2 5 HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP 0 2 TỰ DOANH 1 5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội HBBS ra đời và đi vào hoạt động từ tháng 4/2006 là giai đoạn thị trường chứng khoán đang rất sôi động. Nhu cầu đầu tư của nền kinh tế tăng cao, đó là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Từ khi đi vào hoạt động, HBBS đã thu được những kết quả khả quan. Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2006, 2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 Vốn chủ sở hữu 50.000 168.024 Tổng tài sản 145.020 211.267 Doanh thu 54.588 124.132 Chi phí 36.230 50.419 Lợi nhuận 18358 104 Hoạt động môi giới chứng khoán Môi giới được xác định là hoạt động nghiệp vụ mà HBBS tập trung sức và lực để phát triển trở thành mặt mạnh của Công ty. Ngay trong giai đoạn mới thành lập số lượng tài khoản mở tại công ty không ngừng tăng lên. Công ty không chỉ giữ chân được khách hàng mà ngày càng thu hút thêm được khách hàng mới, tạo niềm tin với nhà đầu tư Bảng 2.3. Thống kê số lượng tài khoản giao dịch được mở tại HBBS Tháng 6/2006 Tháng 12/2006 Tháng 6/2007 Tháng 12/2007 Số TK So TK % (+/-) So TK % (+/-) So TK % (+/-) 563 1943 245,16 6389 228.82 8135 27,37 Trong năm 2007, do tác động của nhiều yếu tố như các khuyến cáo của các tổ chức nước ngoài về tính trạng tăng trưởng quá nóng của TTCK Việt Nam, cùng các chính sách quản lý của nhà nước như chỉ thị 03 của Ngân hàng nhà nước bắt các ngân hàng thương mại khống chế dư nợ cho vay chứng khoán dưới 3% tổng dư nợ tín dụng, luật thuế thu nhập cá nhân đã khiến thị trường điều chỉnh giảm, làm cho hoạt động trên thị trường chứng khoán trùng xuống, nhu cầu đầu tư giảm sút ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán.Thị trường giảm cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán trong thời gian qua. Tính đến thời điểm hiện tại, doanh thu của công ty HBBS chủ yếu là từ hoạt động môi giới và tự doanh chứng khoán (chiếm hơn 70%) vì vậy còn phụ thuộc nhiều vào xu thế chung của thị trường. Tuy nhiên trong năm 2007 công ty vẫn thu được những kết quả đáng khích lệ tăng trưởng lợi nhuận đạt trên 300% so với năm 2007, tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động môi giới là hơn 49 tỷ đồng, số tài khoản mở tại công ty hiện tại là hơn 8000 tài khoản. Công ty vẫn không ngừng tập trung đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ mà công ty cung ứng cho khách hàng để khẳng định vị trí của mình trên TTCK Việt Nam. Hoạt động tự doanh Cùng với hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh cũng là hoạt động đem lại nguồn lợi lớn cho công ty. Với đội ngũ nhân viên có trình độ, luôn năng động, nhạy bén với thị trường, phòng tự doanh của công ty chứng khoán đã có được những chiến lược đầu tư phù hợp với tình hình thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận mang lại. Danh mục đầu tư bao gồm cả thị trường niêm yết và thị trường chưa niêm yết của HBBS luôn đảm bảo tính an toàn cao. Bên cạnh đó, đã bước đầu xây dựng được mạng lưới nhà đầu tư cá nhân và tổ chức thực hiện kinh doanh cổ phiếu với công ty. Đây là một yếu tố quan trọng trong hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán nói chung và cổ phiếu nói riêng làm gia tăng cơ hội đầu tư, qua đó làm giảm bớt được rủi ro trong hoạt động đầu tư và có được cá đối tác cùgn tham gia các dự án đầu tư lớn. Trong năm 2006 và đầu năm 2007, khi thị trường tăng trưởng mạnh, lợi nhuận thu từ hoạt động tự doanh là tương đối cao, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của năm 2006, trong năm 2007 khi thị trường có những đợt điều chình giảm đã làm ảnh hưởng tới kết quả thu được từ hoạt động tự doanh Hoạt động bảo lãnh phát hành Doanh số bảo lãnh phát hành trái phiếu của Habubank năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 do công ty đã thực hiện tốt công tác tiếp thị và có uy tín trên thị trường nên đã bán được hơn 8000 tỷ đồng trái phiếu cho các doanh nghiệp. Công ty đã thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công cho các tập đoàn uy tín lớn như Vinashin, Lilama, … Bảng 2.4. Kết quả bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2006, 2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 % tăng/ giảm Số đợt 2 10 Doanh số (tr.đ) 750.000 8.150.000 Thu nhập (tr.đ) 4.37 72.541 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007 Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp Habubank Securities là đơn vị dẫn đầu thị trường trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.Habubank Securities là một địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng doanh nghiệp và trong năm 2007 đã tư vấn phát hành thành công 8.150 tỷ đồng trái phiếu cho các khách hàng, góp phần tích cực vào việc xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam.Các hoạt động tư vấn khác của công ty còn tương đối dè dặt. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội Nguồn nhân lực Với chính sách con người là tài sản quý giá nhất của công ty, ban lãnh đạo HBBS luôn chú trọng đến động lực làm việc và năng lực cán bộ. Đội ngũ lãnh đạo vững mạnh, chính trực liêm minh, minh bạch, công khai và sự cởi mở hợp tác trong công việc, cùng với chế độ đãi ngộ xứng đáng đã tạo điều kiện cho HBBS thu hút được một đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, am hiểu lĩnh vực chứng khoán. Đó là những con người trẻ trung, năng động, linh hoạt với thực tế. Các cán bộ quản lý và kinh doanh của công ty là những người có kinh nghiệm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, pháp luật, đầu tư kinh doanh tiền tệ, các cử nhân tốt nghiệp các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước. Họ đều đã trải qua các khoá đào tạo về chứng khoán ở trong và ngoài nước và được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép hành nghề. Đặc biệt, mọi cán bộ nhân viên của công ty đều phải tuân thủ chặt chẽ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp nghiêm khắc. Chú trọng khách hàng là mục tiêu đi đầu và xuyên suốt của HBBS. Đội ngũ cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực trình độ cùng với cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại đã tạo niềm tin cho khách hàng. Đây là cơ sở cho sự phát triển của công ty Quy mô mạng lưới chi nhánh Hiện nay HBBS có 2 phòng giao dịch tại Hà Nội, và chuẩn bị mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng trong thời gian sắp tới. Tận dụng được ưu thế là công ty con của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, các phòng giao dịch của HBBS được đặt tại các nơi có phòng giao dịch của ngân hàng mẹ, tạo sự tiện lợi cho nhà đầu tư. Chất lượng sản phẩm dịch vụ Với phương châm hoạt động là “khách hàng là thượng đế”, vì vậy chất lượng giao dịch, thủ tục và thời gian giao dịch luôn được HBBS quan tâm và thực hiện một cách nhanh chóng. HBBS luôn cố gắng đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng thực hiện lệnh của khách hàng vì trong giao dịch chứng khoán việc ưu tiên về thời gian là một yếu tố giúp giao dịch được thành công. Năng lực cạnh tranh trong các hoạt động nghiệp vụ của công ty Năng lực cạnh tranh trong hoạt động môi giới HBBS là công ty thứ 14 ra đời và hoạt động trên TTCK Việt Nam. Với sự giúp đỡ của Ngân hàng mẹ là Ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội, công ty có một vị thế nhất định trên thị trường. Do đi vào hoạt động đúng vào lúc thị trường bắt đầu phát triển nên công ty cũng đã thu hút được một lương tài khoản đáng kể, tuy rằng vẫn còn khiêm tốn so với nhiều công ty chứng khoán ra đời trước như SSI, BVSC, ACBS, BSC. Hoạt động môi giới đã mang lại cho công ty một khoảng lợi nhuận đáng kể. Bảng 2.4 : Thu nhập từ hoạt động môi giới năm 2006, 2007 của các CTCK Đơn vị: Triệu đồng Năm HBBS SSI BVSC TSC KLS 2006 8.049 49.204. 23.562 11.175 206 2007 89.235 250.374 129.751 65.231 14.675 % (+/-) 984,26 408,84 450,67 308,61 7023.78 Như vậy hoạt động môi giới của HBBS đã được triển khai tương đối tốt, tuy nhiên so với các công ty khác còn thấp. Năng lực cạnh tranh trong hoạt động tự doanh Nghiệp vụ tự doanh được công ty thực hiện ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu cua công ty. Hoạt động đầu tư kinh doanh cổ phiếu của công ty được triển khai với quy mô tăng dần, kiểm soát tốt rủi ro, tận dụng được một số cơ hội thị trường và tuân thủ theo đúng quy trình tự doanh của công ty. Hiện các loại cổ phiếu trong danh mục đầu tư của công ty đều đảm bảo yếu tố an toàn. Năm 2007, dù thị trường đi xuống, nhưng công ty vẫn thu được những kết quả hoạt động khả quan. Bảng 2.5. Thu nhập từ hoạt động tự doanh của một số CTCK Đơn vị: Triệu đồng Năm HBBS SSI BVSC TSC KLS 2006 25057 124893 111475 58964 45876 2007 287143 126985 119567 59684 54281 % (+/-) 14.7 1.6 7.2 1.2 18.3 Nguồn: UBCKNN Nhìn chung, hoạt động tự doanh của HBBS hoạt động khá hiệu quả. Nhưng hiện nay, vốn điều lệ công ty còn nhỏ, do đó với sự giúp đỡ của Ngân hàng mẹ trong thời gian tới, hoạt động tự doanh của công ty sẽ có thể cạnh tranh hơn. Năng lực cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh phát hành Với hoạt động này,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2916.doc
Tài liệu liên quan