Thị trường điện tử của Thừa Thiên Huế là một thị trường không lớn, số lượng
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này khá lớn. Tuy nhiên, hầu hết là các
doanh nghiêp nhỏ, chủ yếu là hoạt động bán lẻ và phân phối sản phẩm đã qua sử dụng
hoạt lắp ráp linh kiện là chính. Bằng phương pháp hỏi một số ý kiến của chuyên viên
công ty đã xác định được 3 đối thủ chính chiếm thị phần lớn trên thị trường tỉnh Thừa
Thiên Huế là công ty TNHH TM và DV Tin học Nhật Huy; TNHH TM và DV Tin học
Tấn Lập; Công ty TNHH TM Kỹ Thuật Smc.
Thông tin ở biểu đồ 2.1 cho thấy: Công ty cổ phần Huetronics là công ty có thị
phần lớn nhất chiếm 35% trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp theo là công ty TNHH TM và DV
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ49
Tin học Nhật Huy với 20%; TNHH TM và DV Tin học Tấn Lập 12%; Công ty TNHH
TM Kỹ Thuật Smc với 7% và các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh chiếm 26%. Qua
đó ta thấy được đối thủ cạnh tranh chính của công ty cổ phần Huetronics là công ty
TNHH TM và DV Tin học Nhật Huy, tuy 2 công ty còn lại chiếm thị phần không đáng
kể nhưng sẽ là những đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Điểm mạnh của các công ty
đối thủ này là khả năng cạnh tranh giá bán và sự linh động về giá bán. Do mô hình của
các công ty này là vừa và nhỏ nên bộ máy hoạt động nhỏ gọn so với công ty cổ phần
Huetronics nên tính linh hoạt trong chính sách giá; chi phí quản lý doanh nghiệp thấp;
do đó nên năng lực cạnh tranh về giá của các công này là rất cao. Để nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình, công ty cổ phần Huetronics cần phải có những chính sách nhằm
thay đổi về chính sách để linh động hơn, đặc biệt là về chính sách giá để có thể khẳng
định vị thế hàng đầu của mình trên thị trường
128 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Huetronics trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị, trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Tổng
Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc: là người giúp Tổng Giám đốc điều hành hoạt động
của Công ty. Phó Tổng Giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám
đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Giám đốc tài chính: Quản lý chung về vấn đề tài chính của công ty. Lựa
chọn các chính sách kế toán thích hợp cho công ty và áp dụng chính sách đó một
cách nhất quán. Lựa chọn cách chính sách tài chính phù hợp với công ty trước su
hướng kinh tế của thị trường.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần Huetronics
QMR/ERM
THƯỜNG TRỰC ISO
PHÒNG
KHTH
PHÒNG
TC-HC
PHÒNG
R&D
PHÒNG
QL
CL&NS
PHÒNG
KT-TC
PHÓ T. GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊBAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BỘ
PHẬN
GIAO
NHẬN
PHÂN
XƯỜNG
SẢN
XUẤT
TRUNG
TÂM
PHÂN
PHỐI
TT
DỊCH
VỤ
CSKH
TT
BÁN LẺ &
DỰ ÁN
CÁC
CHI
NHÁNH
SR VI
TÍNH
SR
ĐIỆN
MÁY
SR
ĐÔNG
BA
SR
TRÀNG
TIỀN
CÁC
SR
KHÁC
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
* Các phòng chức năng:
- Phòng tổ chức - Hành chính: Tổ chức, biên chế, quy hoạch về sử dụng lao
động, quản lý và đào tạo lao động, xây dựng và quản lý định mức, xây dựng kế
hoạch về lao động tiền lương, bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh quốc phòng và thực
hiện chế độ chính sách đối với người lao động của Công ty.
- Phòng kế hoạch - Tổng hợp: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển sản
xuất kinh doanh của công ty trung và dài hạn, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch
của các phòng chức năng.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý chung về tài chính kế toán của Công ty,
tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và
hạch toán kinh tế ở Công ty theo một cách hợp lý, thận trọng.
- Phòng quản lý chất lượng và năng suất: Có chức năng giúp ban giám đốc
quản lý về vấn đề năng suất cũng như chất lượng, qui cách mẫu mã của sản phẩm
theo kế hoạch của công ty đề ra.
- Phòng nghiên cứu và phát triển ( R&D): Làm nhiệm vụ nghiên cứu và phát
triển các dòng sản phẩm mới co tính năng vượt trội, giá thành phù hợp với tất cả
mọi khách hàng, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của công ty với các công ty khác.
2.1.3. Hoạt động kinh doanh các sản phẩm của công ty
Công ty cổ phần Huetronics là công ty vừa sản xuất và kinh doanh đa dạng
và phong phú. Nổi bật nhất trong sản xuất kinh doanh là dòng máy vi tính mang
thương hiệu độc quyền Vietcom và bộ nguồn Jetek đã được biết đến trên thị trường
Việt Nam cũng như đã vươn ra khu vực (chi nhánh công ty tại Thẩm Quyến, Trung
Quốc). Ngoài ra, công ty cũng là đại lý cho các tập đoàn về điện tử, viễn thông lớn
như Intel, LG, Samsung, Sony,... với hệ thống phân phối, các trung tâm bảo hành và
bảo hành ủy quyền rộng khắp và trải dài trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tại
Thành phố Huế, Công ty có các Showrom điện máy, CNTT số 5 – 7 Hoàng Hoa
Thám; Showrom điện máy, CNTT tại địa chỉ 13 Lý Thường Kiệt, Showrom điện
máy Đông Ba.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
Ngoài hai lĩnh vực chính và nổi bật, công ty còn những lĩnh vực sản xuất
kinh doanh là phần mềm, CNTT và phân phối các linh kiện máy tính, thiết bị ngoại
vi. Đặc biệt, công ty đã phát triển thêm một lĩnh vực sản xuất mới đó là sản xuất sản
phẩm sơn Colpa. Thông qua các sản phẩm của công ty, ta thấy được công ty đang
có xu hướng phát triển và mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nhằm tạo ra sự đa dạng các
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của mình.
2.2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỪ CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI
CỦA CÔNG TY
2.2.1. Nguồn lực lao động của công ty qua 3 năm 2009-2011
Trong số các nguồn lực chủ đạo của doanh nghiệp, nhân lực hay nguồn lực lao
động đóng vai trò quan trọng và có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất thương
mại, do tính chất dịch vụ chiếm tỉ lệ cao, thể hiện ở cách thức, phương pháp và thái
độ phục vụ của nhân viên, càng làm tăng lên tầm quan trọng của nguồn nhân lực.
Khách hàng càng ngày càng có kinh nghiệm trong việc tiêu dùng, vì thế cũng ngày
càng khắt khe trong việc lựa chọn các nhà cung cấp hay nhà phân phối để thực hiện
hành vi tiêu dùng của mình. Họ có xu hướng đánh giá chất lượng phục vụ không chỉ
dựa vào công dụng, đặc điểm tính chất của sản phẩm mà chủ yếu là vào thái độ,
cách thức phục vụ của người bán. Điều này sẽ góp phần tạo nên sự hài lòng cho
khách, là cơ sở đánh giá chất lượng phục vụ.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp nhận thấy
rằng một trong những biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, đó là xây dựng nên
lợi thế của doanh nghiệp mình, mà lợi thế về nhân lực được đánh giá là mang lại
hiệu quả cao. Để xây dựng nên đội ngũ nhân lực có chất lượng, có trình độ, kĩ năng,
có phẩm chất phù hợp với tính chất nghề nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây
dựng chiến lược, có kế hoạch tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo và phát triển lao
động một cách hợp lí và hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, trong những năm qua, ban
giám đốc công ty đã có có những biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
quả của đội ngũ nhân lực, đặc biệt là chú trọng đến công tác tuyển chọn và đào tạo
nhân viên.
Về tình hình lao động của công ty, qua bảng số liệu 2.1 ta thấy lao động của
công ty đều tăng qua các năm. Năm 2009 là 150 người, năm 2010 là 183 người tăng
22% so với 2009, năm 2011 là 184 người tăng 1 người so với 2010 tương ứng
0.5%. Nguyên nhân có sự biến động về lao động của công ty là do năm 2010 công
ty chuẩn bị mở thêm chi nhánh tại Nghệ An, đồng thời đưa dây chuyền sản xuất
linh kiện điện tử, vi tính vào hoạt động cho nên công ty đã tăng cường một số lao
động trực tiếp, bán hàng. Tuy nhiên trong năm 2011, tình hình nhân sự của công ty
ít có sự biến động với tăng 1 lao động so với năm 2010 là do công ty đã đi vào ổn
định trong sản xuất và kinh doanh trong thị trường mới.
Xét cơ cấu lao động của công ty theo giới tính ta thấy nam chiếm đến 73.9 %
trong khi nữ chỉ chiếm khoảng 26.1 % trong tổng số lao động. Nguyên nhân của sự
chênh lệch lớn về cơ cấu lao động theo giới tính này là do tính chất công việc lắp
ráp điện tử chủ yếu vẫn là nam. Tuy nhiên xét thấy qua các năm tỉ lệ lao động nam
trong cơ cấu lao động có phần giảm dần qua các năm, năm 2009 là 80,0%, năm
2010 là 74,9% và qua năm 2011 giảm còn 73,9%. Nguyên nhân của sự giảm đi này
là do công ty đã đưa các dây chuyền sản xuất linh kiện tiên tiến vào sản xuất.
Việc này cũng đồng nghĩa với sự giảm xuống về cơ cấu lao động trực tiếp
sản xuất mà chủ yếu là lao động nam, việc đưa các dây chuyền sản xuất linh kiện
điện tử tiên tiến và sản xuất đưa năng suất lao động tăng, chính vì thế công ty sẽ
có chính sách nâng cao hiệu quả tiêu thụ sẽ làm lượng lao động gián tiếp trong
bộ phận bán hàng tăng lên, mà phần lớn trong lực lượng bán hàng này là lao
động nữ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty cổ phần Huetronics giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- %
Tổng số lao động 150 100,0 183 100,0 184 100,0 33 22 1 0,5
1. Phân theo giới tính
Nam 120 80,0 137 74,9 136 73,9 17 14,2 -1 -0,7
Nữ 30 20,0 46 25,1 48 26,1 16 53,3 2 4,3
2. Phân theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp 123 82,0 155 84,7 155 84,2 32 26,0 0 0,0
Lao động gián tiếp 27 18,0 28 15,3 29 15,8 1 3,7 1 3,6
3. Phân theo trình độ chuyên môn
Đại học, sau đại học 69 46,0 83 45,4 86 46,7 14 20,3 3 3,6
Cao đẳng, trung cấp nghề 55 36,7 68 37,2 61 33,2 13 23,6 -7 -10,3
Sơ cấp nghề, phổ thông trung học 26 17,3 32 17,5 37 20,1 6 23,1 5 15,6
4. Phân theo độ tuổi
Dưới 25 tuổi 12 8,0 28 15,3 28 15,2 16 133,3 0 0,0
Từ 25-40 tuổi 104 69,3 121 66,1 121 65,8 17 16,3 0 0,0
Từ 41-55 tuổi 26 17,3 26 14,2 27 14,7 0 0,0 1 3,8
Trên 55 tuổi 8 5,3 8 4,4 8 4,3 0 0,0 0 0,0
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
Về trình độ chuyên môn, lao động có trình độ đại học và trên đại học đều
tăng qua các năm tính đến cuối năm 2011 là 86 người chiếm 46,7 % tăng 3 người
(3,6%) so với năm 2010 và tăng 17 người (24,6%) so với năm 2009; trình độ cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2009 là 55 người, đến năm 2010 số lao động
đạt trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp là 68 người tăng 13 người
(23,6%) và đến năm 2011 là 61 người chiếm 33,2% trong tổng số lao động và
giảm 7 người (10,3%) so với năm 2010 lý do giảm số là do một số lao động đã
được cử đi học nâng cao, liên thông từ cao đẳng lên bậc đại học và số còn lại đã
được công ty cho thôi việc vì không đảm bảo về yêu cầu công việc; và trình độ
sơ cấp nghề, phổ thông trung học tính đến cuối năm 2011 là 37 người chiếm
20.1% tăng 5 người (15,6%) so với năm 2010 và tăng 11 người (42,3%) so với
năm 2009, điều này được lý giải bởi sự gia tăng về sản xuất và kinh doanh bởi
công ty đã mở thêm chi nhánh tại Nghệ An năm 2011. Qua bảng 2.1 ta nhận thấy
sự quan tâm của công ty đến sự phát triển về nguồn nhân lực của công ty thông
qua lao động có trình độ bậc cao đẳng, đại học vẫn chiếm đa số đến 46,7% trong
tổng số lao động và con số này luôn tăng qua các năm. Đây cũng là một trong
những lợi thế và là nguồn lực chính của công ty trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh mình.
Về độ tuổi lao động công ty tại thời điểm cuối năm 2011 dưới 25 tuổi chiếm
15.2% tăng 19 người (133%) so với năm 2009 và không thay đổi so với năm 2010;
lao động trong độ tuổi 25-40 tuổi chiếm tỉ lệ rất cao đến 65.8% tổng số lao động
tăng 17 người (16,3%) so với năm 2009 và không đổi so với năm 2010; độ tuổi trên
40 chiếm 19% và tăng 3,8% so với năm 2010. Bảng 2.1 cho thấy cơ cấu lao động
của công ty hiện đang có dấu hiệu già dần và chưa thực sự phù hợp so với ngành
nghề sản xuất và kinh doanh hàng điện tử công nghệ cao. Tuy đội ngũ lao động có
kinh nghiệm cũng như năng lực nhưng thiếu đi sức trẻ, sáng tạo và năng động trong
công việc. Đây cũng là một vấn đề khó khăn cho công ty trong việc sắp xếp lao
động theo vị trí cho phù hợp.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
2.2.2. Nguồn lực tài chính của công ty qua các năm 2009-2011
Qua bảng 2.2 ta thấy tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần
Huetronics tăng từ 56.601 triệu đồng năm 2009 lên 78.593 triệu đồng năm 2010
và năm 2011 là 92.368 triệu đồng năm 2011. Tốc độ tăng trưởng năm 2010 so
với năm 2009 là 38,9 % và năm 2011 so với năm 2010 là 17,5 % chứng tỏ rằng
công ty hiện vẫn đang tăng trưởng với tốc độ cao, trong năm 2011 tăng không
cao so với năm 2010 là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, nhà nước
thắt chặt đầu tư công cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu.Tuy
nhiên, trong tình hình kinh tế thị trường bất ổn như vậy, công ty vẫn đạt được
tăng trưởng trên 15% vẫn thấy được khả năng hiệu quả của công ty trong kinh
doanh.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty trong năm 2009 là 17.690 triệu
đồng (chiếm 31,8% trong tổng tài sản) con số này đã tăng lên 29.944 triệu đồng
năm 2010 tương ứng 69,3 % và năm 2011 là 28.798 triệu đồng. Đến cuối năm
2011 thì các khoản phải thu ngắn hạn đã chiếm 31,2% trong tổng tài sản, sở dĩ
như vậy là do các khách hàng này thường là các khách hàng gói dự án, thanh
toán chậm hơn so với khách hàng tiêu dùng bán lẻ.
Hàng tồn kho của công ty năm 2009 là 27.368 triệu đồng (chiếm 48%
tổng tài sản) đã tăng lên 34.972 triệu đồng năm 2010 tương ứng 27,8 % và năm
2011 đã là 45.518 triệu đồng (chiếm 49,3% tổng tài sản). Hàng tồn kho của
công ty sỡ dĩ lớn chiếm đến gần 50% vẫn là do yếu tố khách quan, đặc điểm
kinh doanh của công ty. Đối với các showroom trưng bày bán hàng điện tử,
viễn thông thì vấn đề phải trưng bày đã chiếm một lượng lớn hàng hóa của
công ty, đồng thời vấn đề về đổi mới của công nghệ điện tử diễn ra một cách
nhanh chóng, bắt buộc công ty phải thường xuyên cập nhật hàng hóa mới nhằm
đáp ứng kịp thời về nhu cầu của khách hàng, nhất là khách hàng bán lẻ.
Về cơ cấu tài sản dài hạn của công ty chủ yếu vẫn là TSCĐ, nguyên giá
của TSCĐ công ty cũng tăng đều qua các năm, từ 6.975 triệu đồng (tương ứng
12% trong tổng tài sản) năm 2009 và tăng lên 7.903 triệu đồng (13,3%) năm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
2010 và đến năm 2011 đã là 11.829 triệu đồng tăng 49,7% so với năm 2010
(tương ứng 12,8% trong tổng tài sản). Điều này phản ánh một phần về đầu tư
của công ty nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh qua các năm trong giai
đoạn 2009 – 2011, đặc biệt trong năm 2011 sự tăng trưởng về TSCĐ đến 49,7%
là do công ty đã mở thêm văn phòng chi nhánh tại Nghệ An và xây dựng mới
siêu thị điện máy tại 5-7 Hoàng Hoa Thám, Thành phố Huế với một quyết tâm
là xây dựng siêu thị điện máy 5-7 Hoàng Hoa Thám trở thành siêu thị điện máy
lớn nhất miền trung và tây nguyên.Trong cơ cấu về nguồn vốn của công ty
trong bảng 2.2 ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn 84%
(năm 2011) trong lúc đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 16% (năm 2011) điều này thể
hiện năng lực tài chính của công ty phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài hay nói cách khác
toàn bộ tài sản của công ty được đảm bảo trên 80% là nợ phải trả và đang có xu
hướng tăng qua các năm. Đồng thời là do tỉ lệ tồn kho, phải thu của khách hàng
quá cao nên làm cho tỉ lệ nợ ngắn hạn cao, thường nợ này chủ yếu là của nhà
phân phối chấp nhận cho công ty mua chịu và sau khi thu khách hàng về sẽ
thanh toán.
Qua việc phân tích các chỉ số tài chính ta thấy tình hình tài chính của
công ty không được tốt, toàn bộ tài sản của công ty được hình thành trên 80%
là nợ phải trả. Vì vậy công ty sẻ không chủ động về mặt tài chính, lệ thuộc vào
các chủ nợ. Công ty tuy đủ khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ đến hạn,
nhưng không có khả năng thanh toán nhanh trong những trường hợp gấp; đồng
thời các chỉ số về hiệu suất sử dụng tài sản không cao, để khách hàng chiếm
dụng tiền hàng nhiều dẫn đến thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,
nhìn chung vào tổng quan ta cũng thấy được các chỉ số đều giảm mạnh vào năm
2010 và tăng ít trong năm 2011, đều này được lý giải do sự khủng hoảng của
nền kinh tế chung và công ty đã có những thay đổi trong chính sách kinh doanh
nên đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi. Mặt khác, công ty cũng đang tập
trung cho đầu tư cho xây dựng cơ bản là siêu thị điện máy đầu tiên của Huế tại
địa điểm 5-7 Hoàng Hoa Thám, do đó nguồn lực tài chính khó khăn cũng một
phần là do điều này.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Bảng 2.2: Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Huetronics qua các năm 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 So sánh (%)
Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2010/2009 2011/2010
A. Tài sản 56.601 100 78.593 100 92.368 100 138,9 117,5
I. Tài sản ngắn hạn 49.029 87 69.641 89 79.268 86 142,0 113,8
1.Tiền và các khoản tương đương tiền 3.337 6 3.541 5 2.852 3 106,1 80,5
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 17.690 31 29.944 38 28.798 31 169,3 96,2
3. Hàng tồn kho 27.368 48 34.972 44 45.518 49 127,8 130,2
4. Tài sản ngắn hạn khác 634 1 1.184 2 2.100 2 186,8 177,4
II. Tài sản dài hạn 7.572 13 8.952 11 13.100 14 118,2 146,3
1. TSCĐ 6.975 12 7.903 10 11.829 13 113,3 149,7
2. Tài sản dài hạn khác 597 1 1.049 1 1.271 1 175,7 121,2
B. Nguồn vốn 56.601 100 78.593 100 92.368 100 138,9 117,5
I. Nợ phải trả 42.928 76 64.950 83 77.243 84 151,3 118,9
1. Nợ ngắn hạn 38.915 69 61.462 78 74.073 80 157,9 120,5
2. Nợ dài hạn 4.013 7 3.488 4 3.170 3 86,9 90,9
II. Vốn chủ sở hữu 13.673 24 13.643 17 15.125 16 99,8 110,9
( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty )
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
* Năng lực tài chính của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường:
Nguồn vốn của các đối thủ chính của công ty là công ty TNHH TM và DV Tin
học Nhật Huy 23.676 triệu đồng, công ty TNHH TM và DV Tin học Tấn Lập 9.163
triệu đồng và công ty TNHH TM Kỹ Thuật Smc 4.269 triệu đồng so sánh với số liệu ở
bảng 2.2 nguồn vốn của công ty là 92.368 triệu đồng, ta nhận thấy nguồn lực tài
chính của công ty lớn hơn rất nhiều so với các đối thủ còn lại. Trong các đối thủ
cạnh tranh thì công ty TNHH TM và DV Tin học Nhật Huy là có tiềm năng về tài
chính nhất và cũng là đối thủ chính của công ty trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hai công ty TNHH TM và DV Tin học Tấn Lập và công ty TNHH TM Kỹ Thuật Smc
cũng là những đối thủ tiềm năng trong tương lai của công ty.
2.2.3. Hệ thống phân phối và thị phần của công ty
2.2.3.1. Hệ thống phân phối của công ty
Việc phân phối sản phẩm của công ty ra thị trường thông qua 2 trung tâm chính:
- Trung tâm bán lẻ: có chức năng phân phối, bán lẻ các sản phẩm của công ty
thông qua các showroom chính tại Thành phố Huế và 7 chi nhánh của công ty tại các
tỉnh trên toàn quốc và nước ngoài bao gồm:
+ Showroom CNTT 5 Hoàng Hoa Thám.
+ Showroom điện máy 7 Hoàng Hoa Thám.
+ Showroom CNTT, điện máy 13 Lý Thường Kiệt.
+ Showroom điện máy Đông Ba.
+ Showroom CNTT Tràng Tiền.
+ Chi nhánh tại Hà Nội: 125 – 126 Hào Nam, phố Giảng Võ, quận Đống Đa.
+ Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: 183 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3.
+ Chi nhánh tại Đà Nẵng: 278/6 Nguyễn Tri Phương, Thanh Khê.
+ Chi nhánh tại Quảng Bình: 487 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới.
+ Chi nhánh tại Khánh Hòa: 206 Lê Hồng Phong, TP Nha Trang.
+ Chi nhánh tại Nghệ An: 25 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh.
+ Văn phòng tại Thẩm Quyến: Block 203, Road 23, Shenzhen, China.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Tuy nhiên, đối với 2 showroom CNTT và điện máy tại 5-7 Hoàng Hoa Thám
hiện nay đang ngừng sử dụng và đi vào xây dựng siêu thị điện máy của công ty.
- Trung tâm phân phối dự án: thực hiện công tác đầu thầu bán hàng số lượng lớn
vào các dự án lớn của các công ty, trường học và các cơ quan nhà nước trên toàn quốc.
Đây là trung tâm có vai trò rất lớn trong việc đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn trong kho của
công ty, tuy nhiên trong 2 năm gần đây với điều kiện khó khăn chung thì công ty việc
đấu thầu các gói vào khối cơ quan và công ty hiện đang phát triển rất chậm, khiến
lượng hàng tồn kho của công ty hiện nay đang rất lớn. Việc phát triển và đẩy mạnh hiệu
quả của trung tâm này cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của công ty hiện nay.
Đối với thị trường Thừa Thiên Huế, công ty có hệ thống phân phối khá lớn tại
Thành phố Huế. Các đối thủ của công ty tại Thừa Thiên Huế cũng có hệ thống phân
phối khá mạnh, công ty TNHH TM và DV Tin học Nhật Huy với 3 showroom, TNHH
TM và DV Tin học Tấn lập 2 showroom và Công ty TNHH TM Kỹ Thuật Smc với 1
showroom. So với các đối thủ khác tại Thừa Thiên Huế, công ty TNHH TM và DV Tin
học Nhật Huy là đối thủ cạnh tranh chính của công ty về hệ thống phân phối bán lẻ, tuy
công ty vẫn có hệ thống phân phối mạnh hơn, nhưng trong năm 2011 thì việc xây dựng
lại tại 2 showroom 5 và 7 Hoàng Hoa Thám đã làm giảm đi một phần về việc phân phối
bán lẻ của công ty. Việc xây dựng siêu thị điện máy 5 tầng tại địa điểm 5-7 Hoàng Hoa
Thám dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014 trong tương lai sẽ nâng cao khả năng cạnh
tranh về phân phối bán lẻ của công ty.
2.2.3.2. Thị phần của công ty tại Thừa Thiên Huế
Thị trường điện tử của Thừa Thiên Huế là một thị trường không lớn, số lượng
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này khá lớn. Tuy nhiên, hầu hết là các
doanh nghiêp nhỏ, chủ yếu là hoạt động bán lẻ và phân phối sản phẩm đã qua sử dụng
hoạt lắp ráp linh kiện là chính. Bằng phương pháp hỏi một số ý kiến của chuyên viên
công ty đã xác định được 3 đối thủ chính chiếm thị phần lớn trên thị trường tỉnh Thừa
Thiên Huế là công ty TNHH TM và DV Tin học Nhật Huy; TNHH TM và DV Tin học
Tấn Lập; Công ty TNHH TM Kỹ Thuật Smc.
Thông tin ở biểu đồ 2.1 cho thấy: Công ty cổ phần Huetronics là công ty có thị
phần lớn nhất chiếm 35% trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp theo là công ty TNHH TM và DV
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
49
Tin học Nhật Huy với 20%; TNHH TM và DV Tin học Tấn Lập 12%; Công ty TNHH
TM Kỹ Thuật Smc với 7% và các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh chiếm 26%. Qua
đó ta thấy được đối thủ cạnh tranh chính của công ty cổ phần Huetronics là công ty
TNHH TM và DV Tin học Nhật Huy, tuy 2 công ty còn lại chiếm thị phần không đáng
kể nhưng sẽ là những đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Điểm mạnh của các công ty
đối thủ này là khả năng cạnh tranh giá bán và sự linh động về giá bán. Do mô hình của
các công ty này là vừa và nhỏ nên bộ máy hoạt động nhỏ gọn so với công ty cổ phần
Huetronics nên tính linh hoạt trong chính sách giá; chi phí quản lý doanh nghiệp thấp;
do đó nên năng lực cạnh tranh về giá của các công này là rất cao. Để nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình, công ty cổ phần Huetronics cần phải có những chính sách nhằm
thay đổi về chính sách để linh động hơn, đặc biệt là về chính sách giá để có thể khẳng
định vị thế hàng đầu của mình trên thị trường.
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Biểu đồ 2.1 Thị phần của các công ty điện tử tại Thừa Thiên Huế
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
2.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2011
2.2.4.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Qua bảng 2.3 phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
từ 2009 đến 2011 cho thấy doanh thu đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, lợi nhuận trong
các năm 2010 và 2011 lại giảm đi do tình hình cạnh tranh của các công ty hoạt động
trong lĩnh vực này càng mạnh mẽ, sự gia tăng về các chi phí về xúc tiến bán hàng cũng
như chi phí bán hàng là rất lớn khiến doanh thu của công ty giảm đi. Điều này được lý
giải là do công ty đã mở thêm chi nhánh mới đồng thời công ty phải tăng lên các chi phí
về bán hàng cũng như khuyến mãi nên làm tăng về chi phí bán hàng. Nhưng trong năm
2011, tuy nền kinh tế vẫn đang còn khó khăn nhưng doanh số công ty cũng đã tăng lên
đáng kể nhờ các chính sách bán hàng, thay đổi công nghệ, cũng như chính sách khuyến
mãi và bảo hành của công ty.
Bảng 2.3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Huetronics giai đoạn 2009 -2011
CHỈ TIÊU ĐVT
Năm
2009 2010 2011
1. Doanh thu thuần tr.đ 281.785 317.636 486.354
2. Giá vốn hàng bán tr.đ 259.601 296.821 456.422
3. Lợi nhuận gộp tr.đ 22.183 20.815 29.659
4. Chi phí tài chính tr.đ 1.308 3.870 7.310
5. Chi phí bán hàng tr.đ 12.931 13.711 16.888
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp tr.đ 4.175 2.933 3.986
7. Lợi nhuận từ hoạt động KD tr.đ 3.813 1.222 2.524
8. Lợi nhuận khác tr.đ 266 388 -335
9. Tổng lợi nhuận trước thuế tr.đ 4.079 1.610 2.189
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp tr.đ 1.020 411 394
11. Lợi nhuận sau thuế tr.đ 3.059 1.199 1.799
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
2.2.4.2. Hiệu quả kinh doanh của công ty
- Về khả năng thanh toán: xét cả hai chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành >1
và khả năng thanh toán nhanh đều cho kết quả <1. Điều này chứng tỏ rằng công ty vẫn
đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn, nhưng không có khả năng thanh
toán một cách nhanh chóng, điều này cũng lý giải được bởi hiện nay lượng tài sản lớn
của doanh nghiệp lại nằm ở hàng tồn kho và phải thu của khách hàng.
- Vòng quay hàng tồn kho: chỉ số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm dần
trong năm 2010 nhưng qua năm 2011 đã tăng chứng tỏ vòng quay hàng tồn kho ngày
càng nhanh, công ty cần lượng tiền mặt lớn để duy trì hoạt động xây dựng trụ sở 5-7
Hoàng Hoa Thám, cũng như tăng vốn lưu động trong kinh doanh.
- Kỳ thu tiền bình quân: kỳ thu tiền bình quân của doanh thu hàng hóa bán chịu
năm 2011 là 17 ngày, số ngày thu tiền bình quân đang có xu hướng tăng so với các năm
trước, điều này cũng do một phần ảnh hưởng của sự khủng hoảng của nền kinh tế
chung. Tuy nhiên, công ty cần có biện pháp giảm hoặc giữ ngày thu tiền đối với các
khoản phải thu của khách hàng như hiện nay .
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: năm 2011 cứ 1 đồng giá trị còn lại TSCĐ bình quân
tạo ra 16,9 đồng doanh thu, cao hơn năm 2010 là 10,6 đồng và năm 2009 là 15,9 đồng.
Chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty đang tăng dần. Đây là một dấu hiệu tốt
cho đà tăng trưởng của công ty.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: năm 2011 cứ 1 đồng giá trị tài sản bình quân
tạo ra 41 đồng doanh thu, cao hơn năm 2009 và 2010 là 40 đồng. Chứng tỏ hiệu suất sử
dụng tài sản của công ty ở mức cao và vẫn đang được công ty duy trì rất tốt.
- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty hiện
đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Nếu năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thì tạo
ra 7,87 đồng lợi nhuận thì qua năm 2010 là 6,35 đồng và năm 2011 chỉ còn 6,1 đồng lợi
nhuận. Đây cũng bị tác động một phần bởi sự khủng nền kinh tế toàn cầu và sự gia tăng
về các đối thủ cạnh tranh khiến môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt hơn. Do
đó, Công ty phải sử dụng chính sách giảm giá thành nhằm cạnh tranh với các đối thủ,
đây cũng là một điều tất yếu của thị trường.
ĐA
̣I H
Ọ
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh
của c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_co_phan_huetronics_tren_dia_ban_tinh_thua_thien_hue_8537_19.pdf