MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
1. Ý nghĩa của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5. Điểm mới của đề tài
6. Nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH 1
1.1 Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 1
1.2 Một số khái niệm 2
1.2.1. Cạnh tranh 2
1.2.2. Năng lực cạnh tranh 4
1.2.3. Lợi thế cạnh tranh 5
1.2.4. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter 7
1.3 Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 9
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 11
1.3.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 11
1.3.2.2. Các yếutố bên trong doanh nghiệp 12
1.4 Bài học kinh nghiệm của Tập đoàn Shell ở các nước 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
SHELL VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HÓA CHẤT
POLYOLS Ở VIỆT NAM 16
2.1 Tổng quan về sản phẩm và thị trường Polyols ở Việt Nam 16
2.1.1. Giới thiệu về sản phẩm Polyols 16
2.1.2. Tổng quan về thị trường Polyols ở Việt Nam 17
2.1.2.1. Nhu cầu về hóa chất Polyols 18
2.1.2.2. Tình hình cạnh tranh 19
2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Shell Việt Nam trên
thị trường hóa chất Polyols ở Việt Nam hiện nay 22
2.2.1. Sơ lược về Tập đoàn Shell, Công ty Shell Việt Nam và Ngành
Hóa chất của Công ty Shell Việt Nam 22
2.2.2. Tình hình kinh doanh sản phẩm Polyols của Công ty Shell Việt Nam 22
2.2.3 Môi trường cạnh tranh của Công ty Shell Việt Namtrên thị trường
hóa chất Polyols 24
2.2.3.1. Khách hàng 24
2.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh 26
2.2.3.3. Nhà cung cấp 29
2.2.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Shell Việt Nam 31
2.2.4.1. Sản phẩm 34
2.2.4.2. Giá cả 37
2.2.4.3. Dịch vụ 38
2.2.4.4. Năng lực sản xuất và cung ứng 44
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Shell Việt Nam về
ngành hàng Polyols 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY SHELL VIỆT NAM 53
3.1 Mục tiêu và cơ sở đề xuất giải pháp 53
3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp 53
3.1.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp 54
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Shell Việt Nam 55
3.2.1. Giải pháp 1: Cải thiện mạng lưới nhân sự 55
3.2.2. Giải pháp 2: Hoàn thiệnchiến lược cạnh tranh về giá 58
3.2.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện hệ thống Logistics và Supply Chain 62
3.2.4. Giải pháp 4: Phát triển thương mại điện tử 68
3.3 Hiệu quả của các giải pháp 70
3.4 Một số kiến nghị 71
3.4.1. Đối với Công ty Shell Việt Nam 71
3.4.1.1. Xây dựng bộ phận Marketing 71
3.4.1.2. Tuyển dụng và đào tạo chuyên sâu nhân viên tư vấn
kỹ thuật làm việc tại Việt Nam 72
3.4.2. Đối vớiChính phủ 73
3.4.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực 73
3.4.2.2. Xây dựng hiệp hộicác nhà sản xuất mút 73
3.4.2.3. Khuyến khích đầu tư 73
3.4.2.4. Xây dựng quy chuẩn an toàn trong việc sản xuất mút 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74
KẾT LUẬN v
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO viii
131 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Shell Việt Nam trên thị trường hóa chất Polyols ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị cấp cao của khu vực có thể giám sát việc thực hiện. Mặc dù, SCV thực hiện
nghiêm túc quy trình này nhưng vẫn có khách hàng không hài lòng với cách xử
lý khiếu nại của SCV. Số khách này phần lớn là ở khu vực phía Bắc, họ khiếu
nại về thời gian giao hàng chậm trễ, về hồ sơ chứng từ giao hàng không đầy đủ.
Thật vậy, do SCV không có đại diện bán hàng và nhân viên dịch vụ khách hàng
ở phía Bắc nên khi có khiếu nại, SCV không thể cử nhân viên xuống nhà máy
khách hàng để xem xét và trực tiếp giải tỏa những lo ngại của khách hàng. Mặc
khác, do SCV đang thiếu nhân sự ở bộ phận dịch vụ khách hàng, nên các nhân
viên đều làm việc quá tải, không đủ thời gian để giải quyết chu đáo các khiếu
nại của khách hàng.
Tiếp nhận
khiếu nại
từ khách
hàng
Chuyển
sang các
bộ phận có
liên quan
Điều tra và
xác định
nguyên
nhân
Phản hồi
cho khách
hàng
Xác định
các biện
pháp khắc
phục
Xác định các
biện pháp
phòng ngừa
Theo dõi
việc thực
hiện
Theo dõi
việc thực
hiện
- 68 -
z Liên lạc dễ dàng với bộ phận phục vụ khách hàng và bộ phận bán hàng.
Ngoài hệ thống điện thoại, fax, email của công ty, tất cả các nhân viên
văn phòng đều được trang bị điện thoại di động để dễ dàng liên lạc hơn. Thế
nhưng, đôi khi khách hàng gọi điện thoại để đặt hàng nhưng không liên lạc được
do số máy lẻ bận liên tục. Từ năm 2004, SCV bắt đầu triển khai phương thức
kinh doanh qua mạng thông qua website của Shell là Customer Lounge
Đó là một website cho phép
khách hàng trực tiếp truy cập vào để tìm mọi thông tin về sản phẩm như quy
cách sản phẩm (Specification), MSDS, … ; cho phép đặt hàng và theo dõi tiến độ
thực hiện đơn hàng của Shell; xem tất cả công nợ …. Tất cả khách hàng có sử
dụng Internet đều có thể truy cập vào Customer Lounge. Mỗi khách hàng sẽ
được cung cấp một mật mã riêng để bảo mật thông tin của khách hàng. Quả
thật, khi sử dụng Customer Lounge, Shell ước tính được giá trị tiết kiệm được
không chỉ đối với SCV mà cho cả khách hàng như sau:
Bảng 2.4: Giá trị tiết kiệm được khi sử dụng Customer Lounge
Khoản mục Tiện ích đối với khách hàng Giá trị tiết kiệm
được (USD)
MSDS Dễ tìm bảng MSDS, phiên bảng mới cập
nhật nhất bất cứ lúc nào 24x7
$12.00
COA (Certificate
of Analysis)
Tìm những COA của tất cả các chuyến hàng
đã nhận được theo số lô hàng.
$ 8.29
Đơn hàng Khách hàng có thể đặt hàng 24x7 mà không
mất thời gian chờ đợi người nhận đơn hàng
trả lời.
Có thể thay đổi đơn hàng: ngày giao hàng,
số lượng, tên hàng … hoặc hủy đơn hàng.
$12.00
Khiếu nại của
khách hàng
Khách hàng có thể khiếu nại về chất lượng
sản phẩm và dịch vụ của Shell, đồng thời có
thể cung cấp những thông tin phản hồi cho
Shell.
$10.00
- 69 -
Công nợ Xem tất cả những hóa đơn mua hàng của
Shell và những hóa đơn sắp đến hạn thanh
toán.
$18.07
Tình trạng những
đơn hàng hiện tại
Xem tình trạng của những đơn hàng hiện tại
như: kiểm tra điều kiện và điều khoản của
đơn hàng, đơn hàng đã được thực hiện chưa?
$12.00
Một trong những khó khăn của SCV khi áp dụng phương thức này là trình
độ sử dụng email và Internet của một số nhân viên của khách hàng chưa cao.
Mặt khác, giao diện Customer Lounge được thiết kế bằng tiếng Anh, tất cả các
thông tin cũng bằng tiếng Anh. Do đó, khách hàng hơi e ngại sử dụng phương
thức này mặc dù họ được tư vấn, hướng dẫn sử dụng cặn kẽ từ đội ngũ dịch vụ
khách hàng của SCV.
z Hóa đơn và chứng từ giao hàng chính xác.
10%
10%
65%
60%
25%
30%
Chứng từ giao hàng
chính xác
Hóa đơn chính xác
Trung bình Hài lòng Rất hài lòng
Hình 2.8: Đánh giá về quy trình đặt hàng và hồ sơ chứng từ
Nguồn: khảo sát của tác giả
Hầu hết các khách hàng rất hài lòng về hóa đơn và các chứng từ giao
hàng đi kèm. Thành công này chính là do SCV đang áp dụng hệ thống GSAP.
Hệ thống này đòi hỏi tính chính xác cao, nếu bộ phận khách hàng nhập chính
xác đơn hàng của khách hàng vào hệ thống thì các bộ phận khác như logistics,
sản xuất, kho … sẽ thực hiện theo và hệ thống sẽ tự động in ra tất cả những
chứng từ giao hàng cần thiết. SCV rất tự hào vì đã đầu tư vào hệ thống để ngày
càng hoàn thiện các quy trình hoạt động cũng như khẳng định tính chuyên
- 70 -
nghiệp của mình nhằm thu hút được nhiều khách hàng hơn và cũng chính là
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường .
2.2.4.4. Năng lực sản xuất và cung ứng
Năng lực sản xuất và cung ứng là một chuỗi mắt xích bao gồm rất nhiều
hoạt động, nhiều bộ phận của công ty. Việc sản xuất và cung ứng phải hiệu quả,
vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, vừa tiết kiệm được chi phí tồn
kho, chi phí vận tải. Để đạt được kết quả tốt, từng bộ phận trong chuỗi quản trị
cung ứng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận mình và phối hợp chặt chẽ
với các bộ phận khác để lập kế hoạch chính xác nhằm đảm bảo việc cung ứng
liên tục cho khách hàng.
Bộ phận cung ứng
Như đã phân tích ở phần 2.2.3.3 về nhà cung cấp, SCV chỉ là nhà phân
phối sản phẩm hóa chất chứ không phải là nhà sản xuất. Nguồn hóa chất Polyols
cung cấp cho thị trường Việt Nam của tập đoàn Shell là ở nhà máy Seraya,
Singapore. Polyols được nhập về nhà máy Shell Gò Dầu dưới dạng hàng tàu xá
với số lượng trung bình khoảng 600 tấn / tháng. Sau đó, SCV cung cấp cho khách
hàng bằng xe bồn hoặc đóng trong thùng phuy mới tùy theo yêu cầu của khách
hàng. Nếu sang chiết ra phuy, nguồn nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất, đóng
gói bao gồm:
- Hóa chất Polyols.
- Thùng phuy rỗng
- Nhãn tên sản phẩm
- Niêm sản phẩm.
Đối với hóa chất nhập khẩu:
Tại Singapore, có một đội ngũ phụ trách về việc phân phối hàng và thuê
tàu vận chuyển về các nước sở tại (supply chain team). Các nước trong khu vực
phải lập kế hoạch nhận hàng và gởi cho đội ngũ trên trong vòng một tháng. Để
làm được điều này, bộ phận cung ứng ở mỗi nước phải liên hệ chặt chẽ với bộ
- 71 -
phận bán hàng, bộ phận sản xuất, bộ phận tài chính. Từ đó, bộ phận cung ứng sẽ
lập được kế hoạch nhận hàng, với số lượng là bao nhiêu và khi nào thì hàng có ở
Việt Nam để không bị gián đoạn sản xuất và đảm bảo cung cấp hàng liên tục
cho khách hàng.
Một điểm mạnh của SCV là tập đoàn Shell ký được hợp đồng thuê tàu với
cước phí vận tải biển thấp do tàu chỉ xếp hàng của riêng Shell để vận chuyển
đến một cảng bất kỳ. SCV sẽ kết hợp lấy hàng Polyols và các mặt hàng dung
môi (cũng lấy từ nhà máy tại Bukom, Singapore) chung một chuyến tàu với số
lượng khoảng 4.000 – 5.000 tấn. Trung bình SCV có khoảng 2 chuyến / tháng
hoặc 3 chuyến / 2 tháng nên thời gian tàu xếp hàng thường xuyên hơn trước đây.
SCV có thể chủ động hơn trong việc lập kế hoạch nhập hàng và tiết kiệm được
chi phí. Với lợi thế về nguồn hàng nhập từ trong Shell Group, SCV có đủ hàng
và cung cấp liên tục cho thị trường Việt Nam. Mặt khác, do nhập khẩu từ một
nguồn duy nhất nên chất lượng của sản phẩm cũng thống nhất, ổn định và theo
một quy cách, tiêu chuẩn riêng. Khách hàng có thể an tâm về khả năng cung cấp
của SCV cũng như là chất lượng của sản phẩm.
Đối với các nguyên vật liệu cơ bản (thùng phuy rỗng, nhãn, niêm)
Đối với thùng phuy rỗng, Shell Việt Nam chọn hình thức đấu thầu và qua
đó chọn một nhà cung cấp duy nhất là Công Ty Petrosumit để có được giá thùng
phuy cạnh tranh. Nhà thầu này không chỉ cung cấp riêng cho Ngành Hóa Chất
mà còn cung cấp cho ngành Dầu Nhờn. Hơn nữa, Petrosumit cũng là nhà cung
cấp thùng phuy rỗng cho Shell Singapore và Shell Thái Lan, nên Shell Việt Nam
cũng là đối tác chiến lược của họ. Vì thế mà Petrosumit cam kết cung cấp đủ số
lượng SCV yêu cầu và đáp ứng được số lượng cao khi SCV có nhu cầu đột xuất.
Đối với nhãn và niêm, Shell cũng đưa ra hình thức đấu thầu để lựa chọn
nhà cung cấp có giá và chất lượng tốt nhất. Vì giá trị của nhãn và niêm không
lớn cho nên giá không phải là yếu tố quan trọng nhất mà là chất lượng cao và
thời gian giao hàng nhanh. Chính vì vậy mà Shell chỉ cần lựa chọn một nhà cung
cấp thật tốt, thật hợp tác. Cùng với thùng phuy rỗng, hai loại nguyên liệu này
cũng được quản lý và kiểm soát trong hệ thống GSAP: quản lý số lượng đặt
- 72 -
hàng, số lượng thực nhận, số lượng đã sử dụng và cả số lượng hiện tồn trong
kho. Để từ đó, bộ phận cung ứng có thể lập kế hoạch đặt hàng tiếp theo để
không bị thiếu hụt hàng trong quá trình sản xuất.
Bộ phận sản xuất
SCV đầu tư 12 triệu USD để xây dựng nhà máy Shell Gò Dầu tại Khu
Công Nghiệp Gò Dầu, Long Thành, Đồng Nai. Tại đây, SCV có 9 bồn chứa với
dung tích từ 1.000 -1.500 m3 (trong đó có 01 bồn chứa Polyols với sức chứa
1.500m3 và 8 bồn chứa các loại hóa chất dung môi khác); một dây chuyền sang
chiết ra phuy và một dây chuyền nạp hóa chất vào xe bồn tại nhà máy Shell Gò
Dầu. Năng suất bình quân của nhà máy là sang chiết 1.000 phuy / ngày (tương
đương 200 tấn / ngày) hóa chất các loại. Bộ phận sản xuất sẽ lập kế hoạch sản
xuất và thực hiện việc đóng hàng ra phuy hoặc nạp hóa chất vào xe bồn để từ
nhà máy giao đến khách hàng trên cơ sở hàng tồn kho và đơn đặt hàng. Đối với
ngành hàng Polyols, do cung cấp chủ yếu cho khách hàng bằng xe bồn nên SCV
chỉ duy trì một mức tồn kho hàng phuy tối thiểu là 200 phuy – mức dự trữ đủ để
SCV cung cấp trong 2 ngày. Với số lượng này thì bộ phận sản xuất chủ động duy
trì mức dự trữ hàng tồn kho tối thiểu và đảm bảo sản xuất đáp ứng theo yêu cầu
của bộ phận bán hàng.
Bộ phận Logistics
Bộ phận Logistics chủ yếu đảm nhiệm việc giao hàng cho khách hàng,
sắp xếp kho bãi sao cho hợp lý, hiệu quả với chi phí thấp nhất, và việc kiểm
định an toàn nhà máy khách hàng hàng năm. Giao hàng là một dịch vụ mà
khách hàng có thể nhận thấy và đánh giá ngay. Nếu bộ phận Logistics làm tốt
việc giao hàng, thì công ty sẽ được đánh giá là phục vụ tốt cho khách hàng vì đối
với khách hàng công nghiệp giao hàng là yếu tố quan trọng cần thiết.
Hiện nay, SCV cung cấp hàng cho khách hàng bằng hai phương tiện: xe
bồn và xe tải giao cho khách hàng ở khu vực phía Nam hoặc xe container đóng
hàng tại nhà máy Shell và sau đó vận chuyển ra Bắc bằng đường biển. Đối với
xe bồn, SCV tự cung cấp cho khách hàng bằng hai xe bồn đặc chủng của công ty
- 73 -
và một xe bồn thuê nhà vận tải Long Hòa Phát. Đối với xe tải, SCV cũng chọn
hình thức đấu thầu để chọn một nhà vận tải duy nhất làm dịch vụ vận chuyển.
Đối với xe container, SCV cũng chọn công ty giao nhận KTA đảm nhận việc
giao hàng từ kho tới kho cho khách hàng. Do Shell luôn hướng tới cam kết an
toàn, sức khỏe, môi trường nên các quy định về an toàn cho lái xe, cho xe và
hàng hóa trên xe rất gắt gao. Shell thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện
lái xe an toàn, ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, .... cho tất cả các lái xe.
Những kiến thức và thao tác chuyên nghiệp của lái xe cũng góp phần làm tăng
niềm tin của khách hàng đối với SCV. Dưới đây là kết quả đánh giá của khách
hàng về mục thực hiện giao hàng của SCV cho khách hàng:
5%
25%
25%
30%
65%
60%
45%
10%
15%
20%
Giao hàng đúng ngày và chính xác
Thời gian giao hàng (Thời gian tối thiểu chúng
tôi yêu cầu kể từ lúc đặt hàng đến lúc giao hàng)
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Có thông báo về những sự cố xảy ra liên quan
đến việc giao hàng
Không hài lòng Trung bình Hài lòng Rất hài lòng
Hình 2.9: Đánh giá về giao hàng
Nguồn: khảo sát của tác giả
Theo cam kết của SCV về thời hạn giao hàng là trong vòng hai ngày kể
từ ngày xác nhận đơn hàng đối với khách hàng phía Nam và 10 ngày đối với
khách hàng phía Bắc. Đối với khách hàng phía Nam, SCV chủ động được việc
giao hàng do phương tiện vận tải sẵn có và khoảng cách địa lý ngắn. Mặc khác,
đội ngũ bán hàng và dịch vụ khách hàng thường xuyên chủ động liên lạc với
khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và sắp xếp lịch giao hàng cho
- 74 -
phù hợp, tránh việc quá nhiều hoặc quá ít đơn hàng trong một ngày. Điều này
khiến cho khách hàng thấy an tâm và cảm thấy mình được quan tâm, chăm sóc
chu đáo. Tuy nhiên, đối với một số khách hàng có đơn hàng lẻ hoặc có bồn chứa
nhỏ, SCV không linh động giải quyết giao hàng. Hiện tại, SCV chỉ cung cấp
dưới một dạng xe bồn chứa khoảng 17 tấn hóa chất. Nếu khách hàng yêu cầu 5-
10 tấn là SCV không thể đáp ứng được do không an toàn và chi phí cao. Như
vậy, một số khách hàng không hài lòng đặc biệt là những khách hàng có bồn
chứa nhỏ vì họ lo sợ sẽ gặp rủi ro nếu SCV không giao hàng đúng hạn.
Đối với khách hàng phía Bắc, SCV xếp hàng vào container từ nhà máy
Shell Gò Dầu và vận chuyển đến kho khách hàng bằng đường biển. SCV không
chủ động được thời gian giao hàng vì phụ thuộc vào lịch tàu, vào hãng tàu. Mặc
dù, SCV thuê công ty giao nhận làm dịch vụ vận chuyển hàng ra Bắc từ kho đến
kho nhưng những thay đổi về lịch tàu, về hành trình của tàu và những rủi ro trên
biển nằm ngoài sự kiểm soát của SCV cũng như của Công ty giao nhận nên
trong một số trường hợp SCV không kịp thông báo cho khách hàng về những sự
cố liên quan đến việc giao hàng do thiếu thông tin. SCV chỉ cố gắng giám sát
tiến trình thực hiện của công ty giao nhận để đảm bảo thời gian giao hàng cho
khách hàng là sớm nhất. Đây là một trong những nguyên nhân khiến SCV cạnh
tranh không lại Petrolimex. SCV không có kho bãi và cũng không có nhà máy
tại khu vực phía Bắc, trong khi Petrolimex có xây dựng bồn chứa ở Hải Phòng
và độc quyền phân phối hàng bồn đến khách hàng với giá rẽ hơn và thời gian
giao hàng nhanh hơn. Sở dĩ các khách hàng phía Bắc vẫn mua hàng của Shell
hay các nhà cung cấp khác là vì họ muốn giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung
cấp và cũng hạn chế sự độc quyền của Petrolimex trên thị trường.
Phòng thí nghiệm
Một trong những điểm mạnh của SCV so với Pterolimex và Sojitz là SCV
có phòng thí nghiệm tại nhà máy Shell Gò Dầu. Phòng thí nghiệm đảm nhiệm
việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đúng như tiêu chuẩn kỹ thuật của tập đoàn từ
khâu kiểm tra mẫu hóa chất trên tàu trước khi bơm vào bồn, kiểm tra mẫu bồn
sau khi bơm, kiểm tra mẫu của từng lô sản xuất và mẫu của từng chiếc xe bồn
- 75 -
trước khi giao cho khách hàng để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trước khi giao
đến khách hàng. Khi có khiếu nại về chất lượng, phòng thí nghiệm sẽ hỗ trợ
việc kiểm tra sản phẩm để xác định nguyên nhân từ đó góp phần xây dựng
những hành động khắc phục và hành động ngăn ngừa kịp thời.
Khi nói đến năng lực sản xuất và cung ứng, không thể không nói đến
năng lực tài chính. Bởi nếu năng lực tài chính kém thì SCV không thể mua hàng
và các nguyên vật liệu đều đặn, kịp thời và làm ảnh hưởng đến khả năng cung
cấp cho khách hàng. Thực tế, do SCV mua hàng trong Shell Group nên được ưu
đãi về hạn mức tín dụng và thời hạn thanh toán. Khi cung cấp cho khách hàng,
SCV chủ yếu cung cấp hàng xá và một ít hàng phuy nên chi phí mua phuy rỗng,
nguyên vật liệu khác như nhãn, niêm sản phẩm, chi phí vận tải, chi phí nhân
công … không nhiều. SCV không có những khoản nợ quá hạn hay nợ vay ngân
hàng. Ngược lại, SCV còn dùng lợi nhuận của ngành hàng Polyols để hỗ trợ cho
ngành hàng dung môi và cho các ngành kinh doanh khác như ngành dầu nhờn,
ngành nhựa đường Việt Nam vay bởi vì các ngành này hạch toán độc lập với
nhau. Có thể nói, SCV có năng lực tài chính mạnh. Khi cần đầu tư mở rộng quy
mô, SCV có thể nhận được sự tài trợ của Tập Đoàn miễn là dự án có tính khả thi
và hiệu quả cao.
2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SHELL VIỆT
NAM VỀ NGÀNH HÀNG POLYOLS
Qua việc khảo sát ý kiến, đánh giá của khách hàng về sản phẩm và các
dịch vụ của SCV, phần lớn các khách hàng đều hài lòng và đánh giá Shell cao
hơn các đối thủ cạnh tranh khác nhưng thị phần của SCV trên thị trường Việt
Nam lại thấp hơn. Để đạt được kết quả này, SCV cũng có những điểm mạnh,
điểm yếu nhất định. Trong khuôn khổ luận văn có hạn, tác giả không thể phân
tích hết các yếu tố bên trong và bên ngoài mà chỉ đánh giá tổng quát qua phân
tích SWOT sau đây:
- 76 -
Điểm mạnh (S):
- S1: Sản phẩm có chất lượng cao, khách
hàng tin cậy và đánh giá cao hơn các đối
thủ cạnh tranh khác.
- S2: Khả năng cung cấp cho thị trường
liên tục, không bị gián đoạn do lợi thế về
việc thuê tàu vận chuyển hàng từ
Singapore về Việt Nam.
- S3: Đang tiến hành nghiên cứu và đổi
mới sản phẩm nhằm nâng cao các giá trị
gia tăng cung cấp cho khách hàng.
- S4: Năng lực tài chính dồi dào, không
có nợ quá hạn nhà cung cấp hay nợ vay
ngân hàng. Sẵn sàng đầu tư mới hay mở
rộng sản xuất.
- S5: Đội ngũ nhân viên giàu kinh
nghiệm, nhiệt tình, tác phong chuyên
nghiệp được đào tạo và huấn luyện trong
và ngoài nước.
- S6: Các quy trình hoạt động rõ ràng, chi
tiết cho từng nghiệp vụ cụ thể, hệ thống
hóa các quy trình nhằm tiết kiệm thời
gian làm việc của nhân viên.
- S7: Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản,
đưa ra những quyết định kinh doanh
nhanh chóng và chính xác.
- S8: Áp dụng hệ thống quản lý thông tin,
dữ liệu tiên tiến qua việc vận dụng hệ
thống GSAP trong việc quản lý mọi hoạt
động của công ty, giúp SCV tiết kiệm
Điểm yếu (W):
- W1: Cạnh tranh rất yếu ở thị
trường miền Bắc do thiếu cơ sở vật
chất và nhân sự. Không có hệ thống
phân phối, đại lý ở các trung tâm
kinh tế lớn.
- W2: Không có phòng Marketing,
chỉ có một nhân viên phụ trách bán
hàng trong cả nước.
- W3: Mô hình hoạt động đã hạn
chế số lượng khách hàng, làm giảm
doanh số bán hàng.
- W4: SCV phải thực hiện nghiêm
các quy định của Tập đoàn về vấn
đề an toàn, về cung cấp hạn mức tín
dụng và thời hạn thanh toán cho
khách hàng. Những quy định này
đôi khi cản trở khách hàng kinh
doanh với SCV.
- W5: Chỉ cung cấp một loại xe bồn
20.000 lít. Không linh hoạt trong
việc giao hàng lẻ cho khách hàng.
W6: Chưa khai thác triệt để những
dịch vụ cũng như những quy trình
hoạt động để làm thỏa mãn khách
hàng nhiều hơn. Cụ thể là chỉ giới
thiệu những công cụ hiện đại cho
khách hàng như Customer Lounge,
gọi SGS Singapore để yêu cầu fax
bảng MSDS … nhưng không theo
- 77 -
được chi phí quản lý và nâng cao tính
chuyên nghiệp trong việc kinh doanh.
Điều quan trọng hơn nữa là hệ thống
GSAP vận hành và quản lý kinh doanh
của Shell toàn cầu.
- S9: Lắng nghe và phản hồi các khiếu
nại của khách hàng; tìm ra nguyên nhân
và khắc phục những sai sót đồng thời đưa
ra các biện pháp phòng ngừa để hoàn
thiện.
dõi là khách hàng có sử dụng những
công cụ này hay không và mức độ
sử dụng như thế nào nếu có.
Cơ hội (O):
- O1: Bộ phận nghiên cứu và phát triển
của Tập đoàn không ngừng việc nghiên
cứu những tính chất ưu việt của sản phẩm
để cải tiến sản phẩm và tạo ra dòng sản
phẩm mới.
- O2: Chất lượng sản phẩm của những đối
thủ cạnh tranh kém và không ổn định như
của SCV.
- O3: Do tính chất các đối thủ hiện tại (trừ
BASF) là công ty thương mại nên khả
năng cung cấp trên thị trường còn phụ
thuộc rất nhiều vào mối quan hệ với đối
tác.
- O4: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
cao và ổn định, đời sống người dân được
cải thiện. Dự báo nhu cầu về hoá chất
Polyols ngày càng tăng.
- O5: Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội
kinh doanh mở ra cho các nhà đầu tư, đặc
Nguy cơ (T):
- T1: Việt Nam chính thức gia nhập
WTO vào tháng 11/2006, nhiều cơ
hội mở ra cho các nhà đầu tư trong
đó có các nhà sản xuất hóa chất
Polyols muốn thâm nhập vào thị
trường. SCV sẽ có nhiều đối thủ
cạnh tranh hơn.
- T2: BASF là tập đoàn hóa chất
đứng đầu thế giới sắp xây dựng nhà
máy tại Việt Nam với quy mô tương
đương nhà máy của Shell Việt
Nam. Hiện nay, BASF nhập hàng
dạng phuy từ Singapore để cung
cấp trên thị trường, không cung cấp
ở dạng hàng bồn. Nếu xây dựng
nhà máy tại Việt Nam, BASF sẽ là
đối thủ đáng ngại nhất của SCV.
- 78 -
biệt là các tập đoàn sản xuất xe máy và ô
tô giúp SCV có cơ hội tiếp cận những
khách hàng tiềm năng. Mặt khác, SCV có
cơ hội phát triển phân khúc thị trường mới
là cung cấp Polyols cho các ứng dụng về
CASE, mút ứng mà hiện tại SCV đã bỏ
qua phân khúc này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II:
Trong chương này chúng ta đã điểm qua tổng quan về hóa chất Polyols,
công dụng và quy trình sản xuất; phân tích thị trường Polyols ở Việt Nam về tình
hình cung cầu, dự báo nhu cầu từ nay đến hết năm 2010; phân tích môi trường
hoạt động của công ty Shell Việt Nam; phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh
của SCV cũng như là phân tích, đánh giá những điểm mạnh, những điểm yếu
cùng với cơ hội và thách thức trong khả năng cạnh tranh của SCV trên thị trường
Việt Nam. Qua phân tích SWOT ở trên, chúng ta thấy rõ SCV có 9 điểm mạnh
và có 6 điểm yếu cần phải khắc phục, có 5 cơ hội nhưng có 2 nguy cơ. Rõ ràng,
SCV có lợi thế về tình hình tài chính, về nguồn sản phẩm có chất lượng cao, về
nhân lực, v.v…. nhưng lại thua Petrolimex về thị phần. Việc phân tích, đánh giá
đúng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tìm hiểu những nhu cầu đích thực
của khách hàng và chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức là cơ
sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SCV ở
chương III.
- 79 -
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY SHELL VIỆT NAM
Qua phân tích ở chương 2 cho thấy, bên cạnh những điểm mạnh, những lợi
thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, Công ty Shell Việt Nam còn tồn tại
một số điểm yếu, trong chương này tác giả sẽ dựa vào kết quả phân tích của
chương 2 để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Shell Việt Nam.
3.1. MỤC TIÊU VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp
Giữ vững sự phát triển của c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Shell Việt Nam trên thị trường hóa chất Polyols ở Việt Nam.pdf