Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn .iii

Danh mục các chữ viết tắt. iv

Danh mục bảng biểu . v

Danh mục sơ đồ, biểu đồ . vi

Mục lục. vii

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2

3. Đối tượng nghiên cứu.2

4. Phạm vi nghiên cứu.2

5. Phương pháp nghiên cứu.3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .5

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.5

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI .5

1.1.1. Khái niệm NHTM và các dịch vụ NHTM. 5

1.1.1.1. Khái niệm NHTM .5

1.1.1.2. Các dịch vụ NHTM.6

1.1.2. Các đặc điểm dịch vụ ngân hàng và hoạt động kinh doanh của NHTM . 8

1.1.2.1. Các đặc điểm dịch vụ Ngân hàng .8

1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM .9

1.2. ĐỊNH NGHĨA VỀ CẠNH TRANH, LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ NĂNG

LỰC CẠNH TRANH .11

1.2.1. Định nghĩa về cạnh tranh.11

1.2.2. Lợi thế cạnh tranh. 12

1.2.3. Năng lực cạnh tranh.13

1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM.14

1.3.1. Vị thế cạnh tranh của ngân hàng. 14

1.3.1.1. Thị phần của ngân hàng .14

1.3.1.2. Uy tín, thương hiệu của ngân hàng .14

1.3.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng ở cấp độ nguồn lực. 15

1.3.2.1. Năng lực tài chính .15

1.3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực.17

1.3.2.3. Năng lực công nghệ .17

1.3.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị .18

1.3.2.5. Năng lực quản trị, điều hành.18

1.3.2.6. Văn hoá kinh doanh .18

1.3.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ phối thức thị trường . 19

1.3.3.1. Chính sách sản phẩm, dịch vụ.19

1.3.3.2. Chính sách giá cả sản phẩm, dịch vụ .20

1.3.3.3. Chính sách phân phối.21

1.3.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp.21

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦANHTM .23

1.4.1. Tác động của các yếu tố thuộc môi trường ngành. 23

1.4.1.1. Đối thủ cạnh tranh.23

1.4.1.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.23

1.4.1.3. Sản phẩm thay thế .24

1.4.1.4. Khách hàng .24

1.4.1.5. Nhà cung cấp.24

1.4.1.6. Sự biến động của nền kinh tế ở trong và ngoài nước.25

1.4.1.7. Sự phát triển của khoa học và công nghệ.25

1.4.1.8. Sự tác động của môi trường văn hoá, xã hội, chính trị và pháp luật 26

1.4.2. Tác động của các yếu tố thuộc nội lưc NHTM . 26

1.4.2.1. Năng lực quản lý tài chính của các ngân hàng.26

1.4.2.2. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại.27

1.4.2.3. Trình độ, phẩm chất và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên.27

1.4.2.4. Hoạt động marketing và vị thế trên thị trường.27

1.4.2.5. Văn hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng .28

1.5. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA HỆ THỐNG NHTM TRUNG QUỐC .28

1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.29

1.6.1. Nguồn số liệu sử dụng cho quá trình nghiên cứu. 29

1.6.2. Phương pháp nghiên cứu .30

1.6.2.1. Xác định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân

hàng ở Thừa Thiên Huế .30

1.6.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn chi nhánh Thừa thiên Huế so với các ngân hàng đối thủ trên

địa bàn .35

1.6.3. Quy trình nghiên cứu.38

Chương 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỪATHIÊN HUẾ .41

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NỒNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ (AGRIBANK HUẾ).41

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn41

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Thừa Thiên Huế.42

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thừa Thiên Huế . 43

2.1.4. Năng lực hoạt động, kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Thừa Thiên Huế trong 3 năm 2009 - 2011. 47

2.1.4.1. Năng lực huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Thừa Thiên Huế trong 3 năm 2009 - 2011 .47

2.1.4.2. Năng lực sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Thừa Thiên Huế trong 3 năm 2009 - 2011 .51

2.1.4.3. Năng lực kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Thừa

Thiên Huế qua 3 năm 2009 - 2011.53

2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Thừa

Thiên Huế qua 3 năm 2009 - 2011.58

2.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

THỪA THIÊN HUẾ .60

2.2.1. Vị thế cạnh tranh của ngân hàng. 60

2.2.1.1. Thị phần của ngân hàng .60

2.2.1.2. Uy tín, thương hiệu của ngân hàng .63

2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ nguồn lực .64

2.2.2.1. Năng lực tài chính của Ngân hàng Agribank.64

2.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực Ngân hàng Agribank Huế .75

2.2.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Ngân hàng Agribank Huế .78

2.2.2.4. Khả năng quản trị, điều hành của Ngân hàng Agribank Huế .78

2.2.2.5. Năng lực công nghệ của Agribank Huế.79

2.2.2.6. Văn hoá kinh doanh của Ngân hàng Agribank Huế .80

2.2.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ phối thức thị trường . 81

2.2.3.1. Chính sách sản phẩm, dịch vụ.81

2.2.3.2. Chính sách giá cả sản phẩm, dịch vụ .84

2.2.3.3. Chính sách phân phối.86

2.2.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp.87

2.3. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA NGÂN HÀNG Ở THỪA THIÊN HUẾ.90

2.3.1. Thông tin chung về các đối tượng khách hàng. 90

2.3.1.1. Ngân hàng giao dịch .90

2.3.1.2. Về nguồn thông tin tiếp cận .91

2.3.1.3. Về giới tính .91

2.3.1.4. Về nghề nghiệp .91

2.3.1.5. Về thời gian giao dịch .91

2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra .91

2.3.3. Phân tích nhân tố (Factor Analysis) . 93

2.3.3.1. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO .93

2.3.3.2 Phân tích nhân tố.94

2.3.4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh tại ngân hàng . 97

2.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK HUẾ SO VỚI

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN THEO Ý KIẾN

THAM KHẢO CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ CHUYÊN GIA .99

2.4.1. Thông tin chung về nhà chuyên môn và doanh nghiệp. 99

2.4.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank Huế so với các đối thủ .101

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ .106

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.106

3.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK HUẾ THEO

MÔ HÌNH SWOT .107

3.2.1. Điểm mạnh của Agribank Huế .107

3.2.2. Điểm yếu của Agribank Huế.108

3.2.3 Cơ hội từ môi trường hoạt động kinh doanh Ngân hàng.110

3.2.4. Thách thức từ môi trường hoạt động kinh doanh Ngân hàng.110

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỪA THIÊNHUẾ.111

3.3.1. Giải pháp nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu Agribank .111

3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.113

3.3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ huy động vốn .114

3.3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tín dụng .114

3.3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán .115

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất và phí.116

3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .116

3.3.5. Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp.120

3.3.6. Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị .123

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .125

1. KẾT LUẬN.125

2. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ .126

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf168 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư nợ quá hạn vì khách hàng không có thiện chí trả nợ, hoặc do những tác động khách quan của khí hậu, thiên tai, lũ lụt cũng như ảnh hưởng của biến động nền kinh tế dẫn đến khách hàng mất khả năng trả nợ,.. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Bảng 2.8. Thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế ĐVT: Tỷ đồng STT Tên ngân hàng Năm 2010 Năm 2011 So sánh(2011/2010) Số tiền % Số tiền % (+/-) (%) 1 Ngân hàng No&PTNT 2.748 19,13 3.138 19,92 390 14,19 2 Ngân hàng Vietcombank 2.314 16,10 2.452 15,56 138 5,96 3 Ngân hàng Vietinbank 2.405 16,74 2.465 15,65 60 2,49 4 Ngân hàng BIDV 901 6,27 1.032 6,55 131 14,54 5 Ngân hàng Sacombank 1.174 8,17 1.213 7,70 39 3,32 6 Ngân hàng VP 731 5,09 895 5,68 164 22,44 7 Ngân hàng MB 679 4,73 705 4,47 26 3,83 8 Ngân hàng VIB 476 3,31 665 4,22 189 39,71 9 Ngân hàng ACB 806 5,61 755 4,79 -51 -6,33 10 Ngân hàng Đông Á 350 2,44 420 2,67 70 20,00 11 Ngân hàng Techcombank 289 2,01 302 1,92 13 4,.50 12 Ngân hàng Navibank 486 3,38 585 3,71 99 20,37 13 Ngân hàng SG Công thương 249 1,73 305 1,94 56 22,49 14 Ngân hàng khác 760 5,29 823 5,22 63 8,29 Tổng cộng địa bàn 14.368 100 15.755 100 1.387 9,65 (Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 Bảng 2.9. Thị phần dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế ĐVT: Tỷ đồng STT Tên ngân hàng Năm 2010 Năm 2011 So sánh(2011/2010) Số tiền % Số tiền % (+/-) (%) 1 Ngân hàng No&PTNT 3.505 28,78 3.708 27,03 203 5,79 2 Ngân hàng Vietcombank 2.057 16,89 2.754 20,08 697 33,90 3 Ngân hàng Vietinbank 1.856 15,24 2.245 16,37 389 20,93 4 Ngân hàng BIDV 1.188 9,75 1.367 9,97 179 15,07 5 Ngân hàng Sacombank 793 6,51 750 5,47 -43 -5,45 6 Ngân hàng VP 308 2,53 315 2,30 7 2,14 7 Ngân hàng MB 460 3,77 475 3,46 15 3,35 8 Ngân hàng VIB 611 5,01 634 4,62 23 3,80 9 Ngân hàng ACB 403 3,31 390 2,84 -13 -3,27 10 Ngân hàng Đông Á 112 0,92 121 0,88 9 8,42 11 Ngân hàng Techcombank 67 0,55 75 0,55 8 11,61 12 Ngân hàng Navibank 138 1,13 145 1,06 7 5,07 13 Ngân hàng SG Công thương 241 1,98 254 1,85 13 5.39 14 Ngân hàng khác 441 3,62 485 3,54 44 10.08 Tổng cộng địa bàn 12.180 100,00 13.718 100,00 1.538 12.63 (Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước) 2.2.1.2. Uy tín, thương hiệu của ngân hàng Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, bằng những giải pháp mang tính đột phá, thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chẳng những ngày càng được khẳng định trên thị trường mà đã được nâng lên một tầm cao mới. Điều đó được khẳng định bằng hàng loạt các danh hiệu như: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng NhìVà mới đây Agribank đã vinh dự lọt vào Top 10 Sao Vàng Đất Việt. Việc nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt một lần nữa khẳng định vị thế của thưưong hiệu Agribank trên thị trường nội địa và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xứng đáng với ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 ngôi vị Doanh nghiệp số 1 và là Ngân hàng Thương mại lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trong thời gian tới, Ngân hàng Agribank chủ trương tăng cường tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt chú ý tới việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của ngân hàng. Tích cực nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ứng nhanh và linh hoạt với thay đổi của thị trường mục tiêu: xây dựng, duy trì và phát triển quan hệ khách hàng, đặc biệt là lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Phương châm kinh doanh là “Mang phồn thịnh đến Khách hàng”. 2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ nguồn lực 2.2.2.1. Năng lực tài chính của Ngân hàng Agribank Để phân tích năng lực tài chính của một Ngân hàng bắt buộc chúng ta phải phân tích số liệu của toàn hệ thống Ngân hàng đó. Chính vì vậy, năng lực tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế sẽ đước đánh giá thông qua phân tích năng lực tài chính của cả hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Năng lực tài chính của Agribank Việt Nam được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: 2.2.2.1.1. Năng lực vốn của Agribank Khi xem xét về vốn của NHTM, các nhà phân tích thường nghiên cứu tới quy mô vốn chủ sở hữu, khả năng tạo vốn từ lợi nhuận để lại của ngân hàng và quan trọng nhất là xem xét sự hợp lý về vốn của một ngân hàng trong việc bù đắp các tài sản có rủi ro qua việc xem xét các mối tương quan của vốn với tổng tài sản quy đổi theo mức độ rủi ro. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng, trong đó tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu quan trọng được áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam, phản ánh năng lực tài chính của Ngân hàng, dùng để xác định khả năng của Ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối với các rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Bảng 2.10. Năng lực vốn của Agribank qua 3 năm 2009 - 2011 ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 1 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 19.254 24.749 31.754 5.495 7.005 2 Vốn điều lệ Tỷ đồng 11.283 21.511 29.606 10.228 8.095 3 Tỷ lệ an toàn vốn(CAR) % 6,21 6,4 8 0.19 1.6 (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam) Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của NH, được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng (vốn nòng cốt) và (vốn bổ sung) so với tổng tài sản đã điều chỉnh của NH. Công thức tính: CAR = [(Vốn cấp I + vốn cấp II) / (tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%. Tỉ lệ này có thể xác định được khả năng của NH thanh toán các thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro vận hành. Hay nói cách khác khi NH đảm bảo được tỉ lệ này tức là NH đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Các nước luôn xác định rõ và giám sát các NH phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở VN tỉ lệ này hiện đang là 8% giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống NH trên thế giới áp dụng. Và từ ngày 1.10.2010 theo thông tư 13/TT-NHNN ngày 20.5.2010 của NHNN thì tỉ lệ này sẽ được điều chỉnh từ 8% lên 9% (trên thế giới tỉ lệ phổ biến là 12%) Theo nguồn số liệu thu được, thì tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm 2009 là 6,21%. Qua năm 2010, con số này là 6,4%, tăng 0,19% so với năm trước. Tỷ lệ này tương đối thấp so với chuẩn mực quốc tế là 8%. Vì vậy việc bổ sung vốn trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với ngân hàng Agribank Việt Nam tại thời điểm này. Ngoài vốn do chính phủ cấp thêm qua các năm, Agribank đã tích cực bổ sung vốn bằng nguồn lợi nhuận để lại, nhờ vậy vốn chủ sở hữu của Agribank tăng từ 19.250 tỷ đồng năm 2009 lên 24.749 tỷ đồng năm 2010, tăng 5.495 tỷ đồng so với năm trước. Qua năm 2011, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 No&PTNT Việt Nam tiếp tục tăng thêm 7.005 tỷ đồng so với năm 2010, nâng số vốn chủ sở hữu của ngân hàng Agribank năm 2011 là 31.754 tỷ đồng. Điều này đã giúp cải thiện tỷ lệ an toàn vốn Car của Agribank Việt Nam vào năm 2011 đạt 8%. Việc tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu đã giúp nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và góp phần khẳng định là một trong những thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Agribank mặc dù chưa đạt chuẩn theo thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng đã đạt được theo chuẩn Basel II quốc tế. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính của Agribank vẫn đủ mạnh để đảm bảo cho các hoạt động phát triển kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn tới. Sự tăng vốn trên đã thực sự củng cố tiềm lực tài chính, báo hiệu sự lành mạnh về tài chính của ngân hàng Agribank trong hoạt đông kinh doanh tài chính - tiền tệ, tạo cho Agribank một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ khách hàng trước các biến động của nền kinh tế hiện nay. 2.2.2.1.2. Chất lượng tài sản của Agribank Tài sản là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng thanh toán của một ngân hàng. Tài sản có chất lượng kém là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của hầu hết các ngân hàng. Để đánh giá chất lượng tài sản Có người ta thường đánh giá chất lượng của các khoản mục đầu tư và danh mục cho vay đồng thời đánh giá mức độ mạnh yếu trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tổng giá trị tài sản có của ngân hàng Agribank đến 31/12/2011 đạt. Cơ cấu tài sản có của ngân hàng gồm: - Tiền mặt, tiền gửi: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD khác. - Đầu tư trực tiếp: đầu tư vào chứng khoán, góp vốn đầu tư dài hạn - Cho vay khách hàng: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn - Tài sản cố định: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình - Tài sản khác: lãi dự thu, các tài sản khác Theo Bảng 2.2, tổng tài sản của Agribank trong giai đoạn 2009 - 2011 có sự tăng lên đáng kể qua 3 năm. Năm 2009, tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 Phát triển nông thôn Việt Nam là 475.338 tỷ đồng, qua năm 2010, con số này là 530.713 tỷ đồng, tăng 11,65% so với năm 2009. Tổng tài sản của Agribank vào cuối năm 2011 là 561.250 tỷ đồng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam luôn là Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam. - Tỷ trọng tiền mặt trong tổng tài sản của ngân hàng luôn chiếm mức dưới 2%, bên cạnh đó số lượng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm từ 34.162 tỷ đồng vào năm 2009 xuống còn 11.793 tỷ đồng vào năm 2010 và 9.783 tỷ đồng vào năm 2011. Mặt khác, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác có sự gia tăng đáng kể về mặt tốc độ tăng trưởng. Năm 2009, khoản mục tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của Agribank Việt Nam là 20.331 tỷ đồng. Qua năm 2010, con số này có sự tăng lên đáng kể, lên đến 37.464 tỷ đồng và năm 2011 tiếp tục tăng mạnh chạm mức 70.895 tỷ đồng, tăng 109,44% so với năm 2010. Agribank duy trì tỷ trọng không cao của 2 khoản mục tiền mặt và tiền gửi tại NHNN, đồng thời tăng cường khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác nhằm mục tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng tuân theo quy định của NHNN vừa đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản ngân hàng. - Tỷ trọng khoản mục cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao qua các năm (trên 76%). Năm 2009, số tiền Agribank sử dụng để cho vay khách hàng là 365.951 tỷ đồng. Qua năm 2010, con số này là 422.393 tỷ đồng, tăng 56.442 tỷ đồng tương đương 15,42% so với năm 2009. Năm 2011, khoản mục cho vay khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là 431.625 tỷ đồng, chiếm tỷ 76,90% so với tổng tài sản. Đây là nguồn thu nhập chính của Ngân hàng. - Tài sản Có bao gồm tài sản Có sinh lời và tài sản Có không sinh lời. Tài sản Có sinh lời bao gồm các khoản mục sau: tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chứng khoán kinh doanh và đầu tư, cho vay khách hàng, góp vốn đầu tư dài hạn. Tài sản có sinh lời của Agribank trong giai đoạn 2009-2011 có sự gia tăng rõ rêt cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản Có (từ 89% năm 2009 tăng lên đến 96% năm 2011). Đây là nguồn mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Agribank đang có những bước tăng trưởng đáng kể, mở rộng hoạt động, chú trọng phát triển các tài sản Có mang lại thu nhập cho ngân hàng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 Bảng 2.11. Tổng tài sản của Ngân hàng Agribank Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % +/- % +/- % +/- % 1. Tiền mặt, vàng bạc, 7.295 1,53 8.579 1,62 9.570 1,71 1.284 17,6 991 7,295 2. Tiền gửi tại NHNN VN 34.162 7,19 11.793 2,22 9.783 1,74 -22.369 -65,48 -2.010 34,162 3. Tiền gửi tại các TCTD khác 20.331 4,28 37.476 7,06 70.895 12,63 17.145 84,33 33.419 20,331 4. Chứng khoán kinh doanh và đầu tư 36.864 8,7 38.773 7,77 36.718 6,54 1.909 5,18 -2.055 36,864 5. Cho vay khách hàng 365.951 76,99 422.393 79,59 431.625 76,9 56.442 15,42 9.232 365,951 6. Góp vốn đầu tư dài hạn 452 0,1 459 0,09 564 0,1 7 1,55 105 452 7. Tài sản cố định 1.086 0,23 1.732 0,33 1.987 0,35 646 59,48 255 1,086 8. Các tài sản khác 9.197 2,17 9.508 1,91 9.678 1,79 311 3,38 170 9,197 Tổng tài sản Có 475.338 100 530.713 100 561.250 100 55.375 11,65 30.537 475,338 * Tài sản Có sinh lời (3+4+5+6) 423.598 0,89 499.101 0,94 539.802 0,96 75.503 17,82 40.701 423,598 * Tài sản Có không sinh lời (1+2+7+8) 51.740 0,11 31.612 0,06 21.448 0,04 -20.128 -38,9 -10.164 51,740 (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 2.2.2.1.3. Khả năng sinh lời của Agribank Lợi nhuận ròng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có sự tăng lên đáng kể qua 3 năm. Năm 2010, lợi nhuận ròng Agribank đạt được là 6.784 tỷ đồng, tăng 1.039 tỷ đồng so với năm 2009. Qua năm 2011, con số này tiếp tục tăng lên đạt 7.234 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ. dù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế với sự biến động tình hình lãi suất gay gắt, Ngân hàng Agribank vẫn chứng tỏ khả năng kinh doanh hiệu quả của mình, luôn giữ vững thương hiệu là Ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. Bảng 2.12. Khả năng sinh lời của Agribank qua 3 năm 2009-2011 ĐVT: Tỷ đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/ 2009 Năm 2011/ 2010 +/- % +/- % 1 Tổng thu nhập 42.796 55.826 58.710 13.030 30,45 2.884 5,17 2 Lợi nhuận ròng 5.745 6.784 7.234 1.039 18,09 450 6,63 3 Tổng tài sản có 475.338 530.713 561.250 55.375 11,65 30.537 5,75 4 Tổng vốn chủ sở hữu 11.636 24.749 29.606 13.113 112,69 4.857 19,63 (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam) Bảng 2.13. Chỉ tiêu ROA, ROE của Agribank qua 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ROA (%) 1,21 1,28 1,29 ROE (%) 49,37 27,41 24,43 (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản có (ROA) Số liệu ở bảng số liệu 2.13 cho thấy tỷ suất lợi nhuân trên tài sản (ROA) của Ngân hàng Agribank Việt Nam tăng đều qua các năm, từ 1,21% năm 2009 tăng lên đến 1,29% năm 2011. Chỉ số ROA của Agribank vượt mức yếu cầu của thông lệ quốc tế (theo thông lệ quốc tế thì ROA tối thiểu cần đạt là 1%). Tuy nhiên, ROA của Agribank đạt như vậy có thể nói là tương đối thấp so với tiềm năng hiện có. Khối lượng tài sản có của Ngân hàng rất lớn và luôn có khuynh hướng tăng nhanh qua các năm, bên cạnh đó, quy mô hoạt động lớn luôn đi liền với chi phí phải bỏ ra để trang trải hoạt động cũng tăng theo, làm cho thu nhập của ngân hàng có được từ việc sử dụng tài sản không thể vượt xa so với chi phí, từ đó lợi nhuận thu được vẫn không cao tương xứng với quy mô chất lượng tài sản có. Do vậy, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong việc phân bổ sử dụng tài sản để có được hiệu quả hơn, vì khi so sánh với chỉ tiêu ROA của các ngân hàng khác thì mức ROA Agribank đạt được như vậy vẫn còn là tương đối.  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Bảng 2.13 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của Agribank có sự giảm mạnh qua các năm, từ 49,37% năm 2009 giảm xuống còn 24,43% năm 2011. Tuy nhiên, tỷ suất này vượt xa mức tối thiểu cần đạt theo thông lệ quốc tế là 15%, phản ánh Agribank đã sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả để đạt được mức sinh lời cao như vây. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có sự giảm mạnh qua 3 năm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đẫn đến những tác động về lâu dài đối với nền kinh tê Việt Nam. Năm 2010 và 2011, Ngân hàng Agribank Việt Nam phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lớn, vì vậy mặc dù tốc độ tăng trưởng tài sản của Ngân hàng tăng mạnh nhưng do tốc đọ tăng trưởng lợi nhuân ròng không có sự gia tăng tương xứng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu có sự giảm mạnh. Tuy vậy, ROE và ROA của Agribank vẫn ở mức cao hơn so với mức trung bình ngành (năm 2011 ROA trung bình của ngành là 1,3% và ROE trung bình ngành là 17,3%). Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 mặt lãi suất huy động, đồng thời hoạt động tín dụng bị thu hẹp do kiềm chế lạm phát và tỷ giá diễn biến nhiều bất ổn, Agribank đã phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và rủi ro đầu tư tương đối lớn, tuy nhiên những kết quả thu được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính như trên cũng thể hiện sự khả quan. 2.2.2.1.4. Khả năng thanh khoản của Agribank Bảng 2.14. Tình hình thanh khoản của Agribank Chỉ tiêu ĐVT 31/12/09 31/12/10 31/12/11 1. Tổng tài sản có Tỷ đồng 475.338 530.713 561,250 2. Ngân quỹ Tỷ đồng 61.788 57.848 90.248 3. Chứng khoán chính phủ Tỷ đồng 24.567 16.754 11.876 Ngân quỹ/ Tổng TS có % 13,00 10.90 16.08 Chứng khoán CP/ Tổng TS có % 5,17 3,16 2,12 (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam) Ngân quỹ của Agribank bao gồm các khoản là tiền mặt, tiền gửi ở Ngân hàng Trung Ương, tiền gửi Ngân hàng Nhà nước và tiền gửi ở các tổ chức tín dụng khác. Trong cả 3 thời điểm, tỷ lệ ngân quỹ/ Tổng tài sản có của Ngân hàng đạt mức vừa phải, nếu so với các ngân hàng khác thì tỷ lệ này chưa phải là cao. Nguyên nhân có thể là do các khoản ngân quỹ này có đặc điểm là không sinh lợi cho ngân hàng hoặc khả năng sinh lợi là rất thấp nên Ngân hàng Agribank không để tỷ lệ ngân quỹ/ tổng tài sản có cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này là chấp nhận được, đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt. Năm 2009, khoản dự trữ thanh khoản của Agribank bằng chứng khoán chính phủ chiếm 5,17% tổng tài sản có, giảm xuống 3,16% vào năm 2010 và còn 2,12% vào năm 2011. Nếu so với các ngân hàng thương mại cổ phần thì tỷ lệ này là tương đối cao, vì các ngân hàng thương mại cổ phần do e ngại tính thanh khoản của thị trường tiền tệ trong giai đoạn nhiều biến động của nền kinh tế nên chỉ dự trữ một phần rất nhỏ bằng các loại chứng khoán chính phủ (tỷ lệ của khoản mục này chỉ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 chiếm khoảng 1% trên tổng tài sản có). Đối với ngân hàng thương mại nhà nước như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thì vấn đề tích trữ chứng khoán chính phủ làm nguồn thanh khoản là việc bình thường, vì ngân hàng Agribank phải luôn làm theo sự chỉ định của Ngân hàng Nhà nước và luôn có Ngân hàng Nhà nước đứng ra chấp nhận chiết khấu khi cần thiết. Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng có quy định: “Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản Có thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả”. Tại thời điểm 31/12/2010, tình hình về tỷ lệ khả năng chi trả của Agribank như sau: Bảng 2.15. Tình hình tỷ lệ về khả năng chi trả và tỷ lệ cấp tín dụng vào cuối ngày 31/12/2010 của Agribank ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 1. Tài sản Có thanh toán ngay 102.734 2. Tổng nợ phải trả 543.762 3. Cho vay khách hàng 431.625 4. Nguồn vốn huy động 507.254 Tỷ lệ khả năng chi trả (1/2) (%) 19 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 85,09 (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam) Là ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam về dịch vụ thanh khoản, nhìn chung Agribank luôn được đánh giá là một ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt do có nguồn tiền gửi khách hàng và nguồn vốn liên ngân hàng dồi dào. Công tác quản lý thanh khoản của Agribank được thực hiện khá tốt, thể hiện qua việc thiết lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng thanh khoản hàng ngày và dài hạn. Trong quá trình hoạt động ngân hàng luôn theo dõi, phân tích tài sản và công nợ theo kỳ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 73 đáo hạn thực tế; kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở nắm bắt và dự đoán lưu lượng tiền gửi, rút và cho vay, các động thái của khách hàng theo từng ngày, từng tuần, từng tháng để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, đưa ra đề xuất kịp thời nhằm ứng phó với từng diễn biến thanh khoản song song với việc đảm bảo hiệu quả đầu tư tài chính. Với vai trò như một ngân hàng đầu tàu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, Agribank đã tuân thủ đúng quy định của NHNN (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 của Ngân hàng Nhà nước) về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, số liệu ở bảng 2.15 cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng kết thúc năm tài chính 2011 đều được duy trì ở mức độ an toàn, cụ thể là tỷ lệ khả năng chi trả đạt 19%, tỷ lệ cấp tín dụng trên tồng nguồn vốn huy động đạt 85,09%, tuy nhiên các tỷ lệ này đều đạt ở mức gần sát với quy định NHNN, do vậy trong thời gian tới Agribank cần tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữ tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng được bền vững. 2.2.2.1.5. Phân tích độ nhạy cảm với các rủi ro thị trường của Agribank Rủi ro thị trường là nguy cơ trong đó giá trị tài sản hay lợi nhuận của ngân hàng bị ảnh hưởng xấu do những biến động thị trường. Ở đây, ta đề cập đến một số rủi ro sau:  Rủi ro về lãi suất Rủi ro về lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, tính thanh khoản giữa vốn huy động và việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến, điều này dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính. Các điều kiện sau được Agribank áp dụng để phân tích thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản mục tài sản và công nợ trên bảng cân đối kế toán của Agribank: - Tiền mặt, vàng bạc đá quý, góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác (bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản có khác (bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản khác) được xếp vào các khoản mục không chịu lãi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 74 - Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh phụ thuộc vào quy định về lãi suất của tổ chức phát hành đối với chứng khoán. - Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, cho vay khách hàng, các khoản nợ chính phủ và NHNN, các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác và tiền gửi của khách hàng được xác định như sau: + Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế. + Các khoản mục có lãi suất thả nổi: thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế dựa trên kỳ điều chỉnh lãi suất gần nhất. - Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các giấy tờ có giá đã phát hành được xác định dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá; phụ thuộc vào quy định về lãi suất của ngân hàng đối với từng đợt phát hành. - Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản vay khác là từ 1 đến 5 năm. - Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản nợ khác là từ 1 đến 3 tháng, các khoản mục này có thể có thời hạn điều chỉnh lãi suất khác nhau. Để phòng tránh rủi ro lãi suất, Agribank đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa tài sản có và tài sản nợ, tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất, sử dụng có chọn lọc các sản phẩm phái sinh. Ngoài ra, Agribank còn áp dụng chính sách lãi suất phù hợp trong nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất.  Rủi ro về ngoại hối Rủi ro ngoại hối phát sinh khi có sự biến động về tỷ giá ngoại hối trên thị trường đối với các khoản mục tài sản Nợ và tài sản Có bằng ngoại tệ tại Agribank Kể từ khi thành lập đến nay, các khỏan vay khách hàng của Agribank là đồng Việt Nam, bên cạnh đó là đồng Đôla Mỹ, một số tài sản khác của ngân hàng bằng ngoại tệ khác ngoài 2 đồng tiền trên. Trong những năm gần đây, tỷ giá giữa VNĐ và Đô la Mỹ dao động nhiều, do vậy, Agribank đã thiết lập hạn mức trạng thái ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 75 cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của ngân hàng và tuân thủ chặ chẽ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trạng thái đồng tiền được quản lý hằng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được ngân hàng sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập. Bên cạnh đó, để quản trị rủi ro về ngoại hối, Agribank thiết lập hệ thống chính sách quản lý tập trung trạng thái ngoại hối của toàn bộ hệ thống về Hội sở chính. Các chi nhánh đều được đặt hạn mức giao dịch trong ngày và không có trạng thái ngoại hối vào cuối ngày. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trung ương, các trạng thái ngoại hối phát sinh của toàn hệ thống đều đuợc cân bằng kịp thời. 2.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực Ngân hàng Agribank Huế Nhìn chung, tỉ lệ lao động nam và nữ của NHNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế không chệnh lệch nhiều. Năm 2009, tổng số cán bộ nhân viên của ngân hàng Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế là 407 người, trong đó lao động nam là 221 người chiếm tỷ trọng 54%, số lao động nữ là 186 người, chiếm tỷ trọng 46%. Qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_chi_nhanh_thua_thien.pdf
Tài liệu liên quan