Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam (bidv) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM VÀ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM . 6

1.1.Tổng quan về NHTM và cạnh tranh của NHTM . 6

1.1.1. NHTM và các hoạt động cơ bản của NHTM . 6

1.1.1.1. Khái niệm về NHTM . 6

1.1.1.2. Vai trò của NHTM . 7

1.1.1.3. Các hoạt động cơ bản của NHTM . 8

1.1.2. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM . 10

1.1.2.1. Nội dung cạnh tranh của các NHTM . 10

1.1.2.2. Những công cụ cạnh tranh của NHTM: . 13

1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM . 14

1.2.1.Khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM . 14

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM . 15

1.2.2.1 Năng lực tài chính . 15

1.2.2.2 Năng lực công nghệ: . 17

1.2.2.3. Nguồn nhân lực: . 19

1.2.2.4. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức: . 20

1.2.2.5. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và phát triển mạng lưới . 21

1.2.2.6 Chiến lược kinh doanh . 22

1.2.2.7. Quản trị rủi ro ngân hàng . 22

1.2.2.8. Uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm dịch vụ: . 23

1.3 Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh . 23

pdf131 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam (bidv) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự nỗ lực rất lớn kết quả đạt 2.136 tỷ (đến 31/12/2012), xấp xỉ bằng mức thực hiện năm 2011, cụ thể: - Dịch vụ thanh toán: đến 31/12/2012 đạt 878 tỷ đồng giảm 10% so với năm 2011. Mức giảm thu dịch vụ thanh toán chủ yếu từ dịch vụ thanh toán truyền thống ( sản phẩm chuyển tiền, chiếm tỷ trọng 88%) , các sản phẩm thanh toán đặc thù khác (thanh toán song phương, đa phương) đóng góp còn thấp trong tổng dịch vụ thanh toán. - Dịch vụ thẻ : đạt 101 tỷ đồng, tăng trưởng 43% so với năm 2011. Cơ cấu phí thu dịch vụ thẻ có sự chuyển đổi theo hướng thu phí thanh toán qua POS, thanh toán qua ATM và thu phí dịch vụ thẻ tín dụng tăng mạnh tỷ trọng trong tổng thu, thể hiện bước cải thiện đáng kể trong việc sử dụng thẻ của khách hàng BIDV. Năm 2012 doanh số thanh toán qua POS đạt 1.208 tỷ đồng, doanh số sử dụng thẻ ATM đạt 1.462 tỷ đồng. 2.1.2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Năm 2012 cùng với việc điều chỉnh chính sách của Chính phủ và NHNN theo hướng thắt chặt nhằm tăng mức độ an toàn trong hoạt động Ngân hàng đã khiến phạm vi thị trường bị thu hẹp. Tỷ giá USD/VNĐ ổn định dẫn đến thu nhập trên 1 đơn vị ngoại tệ kinh doanh giảm mạnh. Đồng thời, chênh lệch lãi suất trên thị trường II thấp làm cho thu nhập từ lãi suất do duy trì trạng thái ngoại tệ âm giảm đáng kể. Với điều kiện thị trường không thuận lợi, kết quả kinh doanh ngoại tệ của BIDV cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Thu ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2012 đạt 330 tỷ, tăng 5% so với năm 2011. Trong năm 2012 BIDV có những bước tiến mạnh mẽ trong việc xây dựng chính sách quản lý hướng đến khách hàng và nâng cao chất lượng công tác quản trị điều hành trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, tạo sản phẩm có cấu trúc linh hoạt, giúp gia tăng doanh số và đem lại lợi nhuận cho BIDV 52 2.1.2.5. Các hoạt động khác: Hoạt động phát hành bảo lãnh: đến 31/12/2013 thu phí bảo lãnh đạt 787tỷ đồng, giảm 3,5% so với năm 2011. Đây là hoạt động dịch vụ có nguồn thu lớn nhất của BIDV, tuy nhiên nhóm khách hàng doanh nghiệp truyền thống - đặc biệt là khách hàng thuộc lĩnh vực XDCB, Thuỷ Hải sản gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của hoạt động này 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Trên cơ sở các vấn đề chung về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế, trong luận văn này, tác giả chọn nhóm ngân hàng so sánh dựa theo tiêu chí: (i) Quy mô tổng tài sản và (ii) Quy mô lợi nhuận. Bên cạnh đó, luận văn cũng hướng đến nhóm ngân hàng có phân khúc khách hàng và thị trường mà BIDV hướng đến. Trên cơ sở các tiêu chí trên, luận văn sẽ phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc đánh giá tương quan giữa BIDV và 5 ngân hàng, bao gồm: + 2 NHTM nhà nước đã cổ phần hóa là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) (không lựa chọn ngân hàng Agribank do đặc thù của ngân hàng này có quy mô lớn nhất nhưng được xác định là trụ cột về tài chính cho nông nghiệp – nông thôn, đây không phải là phân khúc thị truờng chủ yếu của BIDV); + 3 NHTM cổ phần với quy mô dẫn đầu, có lợi nhuận gần tương đương BIDV là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng Techcombank (TCB), Ngân hàng Eximbank (EIB). 2.2.1 Năng lực tài chính: 2.2.1.1. Quy mô Tổng tài sản: Giai đoạn 2006-2010, quy mô tổng tài sản của BIDV liên tục tăng mạnh và luôn ở vị trí thứ nhất trên thị trường ( trong nhóm so sánh). Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản hàng năm của BIDV từ 17% - 27%, so với mức tăng 53 trưởng chung của toàn ngành thì BIDV là một trong những ngân hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản. Đặc biệt từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới có những bước thăng trầm đầy sóng gió với 3 cuộc khủng hoảng liên tiếp về nhiên liệu, tài chính và nợ công tại châu Âu. Việt Nam là thành viên đầy đủ của WTO nên cũng chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, cộng với những hậu quả xấu của thiên tai bão lũ đã gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV vẫn đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên đến năm 2010, CTG đã chính thức vượt qua BIDV để xếp thứ nhất về quy mô tổng tài. Bên cạnh CTG, các ngân hàng còn lại cũng tăng trưởng mạnh về quy mô tổng tài sản trong năm 2011, đặc biệt là ACB (37%) và EIB (40%), thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa các ngân hàng này với nhóm các NHTMNN. Nếu như năm 2006, tổng tài sản của BIDV gấp 6,6 lần ACB thì đến năm 2011 chỉ còn gấp 1,4 lần ACB. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của BIDV Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản (đến 31/12 các năm) 161.22 3 210,382 242,316 296,432 366,268 405,755 484.78 5 Lợi nhuận trước thuế 1.112 2.028 2.368 3.605 4.513 4.220 4.325 (Nguồn Báo cáo thường niên các năm từ 2006- 2012 của BIDV) - Tổng tài sản: Đến thời điểm 31/12/2012, tổng tài sản của BIDV đạt 484.785 tỷ, đạt mức tăng trưởng cao 19,5% tương ứng tăng về giá trị 79.030 tỷ so với đầu năm, giữ vững vị trí thứ nhất về quy mô tổng tài sản trong nhóm 5 ngân hàng so sánh. Tăng 301% so với năm 2006 với số tuyệt đối tăng 232.562 tỷ đồng. 54 So với các Ngân hàng về quy mô tổng tài sản, số liệu tổng tài sản cụ thể của BIDV và các Ngân hàng qua các năm tại bảng số liệu và biểu đồ sau: Bảng 2.2. Tổng tài sản của BIDV so với các ngân hàng Ðơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2007 – 2012) Biểu đồ 1: Tổng tài sản của BIDV so với các ngân hàng Ðơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2007 – 2012) Các số liệu trên cho thấy: Từ 31/12/2007 đến 31/12/2009, Tổng tài sản của BIDV luôn tăng trưởng qua các năm và luôn dẫn đầu các Ngân hàng về  ‐  50,000  100,000  150,000  200,000  250,000  300,000  350,000  400,000  450,000  500,000  550,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 BIDV VCB CTG EIB TCB ACB Ngân hàng/ Thời điểm 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 BIDV 210,382 242,316 296,432 366,268 405,755 484,785 VCB 197,363 222,090 255,496 307,621 366,722 414,725 CTG 166,113 193,590 243,785 367,731 460,604 503,530 EIB 33,710 48,248 65,448 131,111 183,567 170,156 TCB 39,543 59,390 92,534 150,291 180,531 179,934 ACB 85,392 105,306 167,881 205,103 281,019 176,308 55 quy mô Tổng tài sản. Giai đoạn 2010 - 2012 chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ về quy mô của nhóm ngân hàng so sánh. - Lợi nhuận trước thuế: Năm 2012 lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 4.235 tỷ đứng thứ 3 trong hệ thống ngân hàng (sau CTG, VCB), Tăng 389% so với năm 2006 với số tuyệt đối tăng 3.213 tỷ đồng, năm 2011, lợi nhuận trước thuế của BIDV có giảm so với năm 2010 do nguyên nhân BIDV đã tăng cường trích dự phòng rủi ro do đó lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2010 là 293 tỷ đồng. Năm 2012, BIDV đã trích DPRR 5.587 tỷ, tăng 23% so với năm 2011; lợi nhuận trước thuế 4.325 tỷ, tăng 2,5% so với năm 2011; tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) tương ứng năm 2012 lần lượt đạt 0,74% và 12,9%. 2.2.1.2. Quy mô dư nợ của BIDV Quy mô dư nợ của BIDV thuộc nhóm ngân hàng có quy mô dư nợ lớn, tăng nhanh qua các năm 2007 đến năm 2012. Quy mô dư nợ và biểu đồ về quy mô dư nợ của BIDV và các Ngân hàng so sánh như sau. Bảng 2.3: Quy mô dư nợ của BIDV so với các ngân hàng Ðơn vị tính: tỷ đồng Ngân hàng/ Thời điểm 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 BIDV 126,617 154,176 206,402 254,192 293,937 339,924 VCB 97,631 112,793 141,621 176,814 209,418 241,163 CTG 102,191 120,752 163,170 234,205 293,434 333,356 EIB 18,452 21,232 35,580 62,346 74,663 74,922 TCB 19,958 26,019 41,580 52,928 63,451 68,261 ACB 31,676 34,604 61,856 87,195 102,809 102,815 (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2007 – 2012) 56 Biểu đồ 2: Quy mô dư nợ của BIDV so với các ngân hàng Ðơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2007 – 2012) Trong giai đoạn 2009 - 2011, BIDV là ngân hàng có tốc độ tăng cao nhất trong các ngân hàng trong nhóm so sánh. Năm 2011 ( thời điểm 31/12/2011)quy mô tín dụng của BIDV tương đương với CTG và đứng thứ nhất trong nhóm so sánh. Đến cuối năm 2012 (31/12/2012), dư nợ cho vay tại BIDV đạt 339.924 tỷ đồng vượt dư nợ của CTG (dư nợ của CTG đạt 333.356 tỷ đồng) tăng tưởng 15,6%, trong khi tăng tưởng tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng chỉ ở mức 8,91% và giới hạn tăng trưởng tín dụng của NHNN là <17%. Tuy nhiên, việc tăng trưởng tín dụng nóng trong thời gian 3 năm vừa qua cũng là 3 năm khó khăn đối với hoạt động của các doanh nghiệp dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung, BIDV nói riêng. Với định hướng phát triển tín dụng bán lẻ, ngay từ khi thành lập các ngân hàng như ACB, EIB, TCB có tỷ trọng dư nợ bán lẻ/TDN ở mức rất cao (trên 30%) trong khi chỉ tiêu này ở nhóm 3 ngân hàng TMNN chỉ ở mức dưới 20%.  ‐  30,000  60,000  90,000  120,000  150,000  180,000  210,000  240,000  270,000  300,000  330,000  360,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 BIDV VCB CTG EIB TCB ACB 57 Bảng 2.4 Bảng so sánh tỷ trọng dư nợ bán lẻ/TDN ở một số ngân hàng Đơn vị tính: Tỷ đồng Thời điểm BIDV CTG VCB ACB EIB TCB 31/12/2011 38.326 52.606 20.873 35.847 18.983 22.664 Tỷ trọng 13% 17,9% 10% 34,9% 35,7% 30,2% 31/12/2010 29.658 45.932 18.709 32.584 22.162 19.177 Tỷ trọng 11,7% 19,4% 10,6% 37,4% 36,2% 42,8% (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2010 – 2012) Trong giai đoạn 2007 -2011, dư nợ bán lẻ của BIDV tăng trưởng với tốc độ cao (33,3%/năm), là ngân hàng duy nhất trong nhóm ngân hàng so sánh có tỷ trọng dư nợ bán lẻ/TDN tăng trong năm 2011, thể hiện định hướng phát triển mạnh mẽ hoạt động này của BIDV. Tuy nhiên, mặc dù có quy mô tín dụng cao nhất trong nhóm ngân hàng so sánh, có tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ nhưng dư nợ bán lẻ của BIDV vẫn xếp sau CTG (năm 2011 thấp hơn 14 nghìn tỷ) và có tỷ trọng dư nợ bán lẻ thấp nhất trong nhóm ngân hàng so sánh. 2.2.1.3 Quy mô huy động vốn của BIDV Là ngân hàng có tổng nguồn vốn huy động lớn, BIDV đứng thứ 2 về thị phần huy động vốn nhưng với tỷ lệ giảm dần qua các năm. Thị phần huy động vốn của BIDV cuối năm 2012 chiếm khoảng 11% giảm từ mức 12,9% từ năm 2009. Đây cũng là xu hướng chung của các NHTM Nhà nước lớn, thay vào đó là thị phần của khối các NHTMCP ngày càng mở rộng. Trong giai đoạn 2007-2008, so với các NHTM nhà nước như CTG và VCB, BIDV có lợi thế hơn trong công tác huy động vốn và luôn tăng trưởng ở mức cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 - 2012, công tác huy động vốn của BIDV bị giảm sút trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn giữa các ngân hàng trong hệ thống NHTM nói chung và hệ thống NHTM nhà nước nói riêng. Trong nhóm ngân hàng so sánh, BIDV là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng 58 bình quân quy mô HÐV thấp nhất trong giai đoạn 2010 - 2012 (13,1%/năm so với CTG 29,1%/năm; VCB 12,9%/năm; ACB 35,4%/năm; TCB 39,9%/năm và EIB 35,2%/năm). Lượng vốn huy động vốn tại thời điểm 31/12 các năm và biểu đồ về quy mô huy động vốn của BIDV và các Ngân hàng so sánh như sau: Bảng 2.5: Quy mô huy động vốn của BIDV so với các ngân hàng Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngân hàng/ Thời điểm 31/12/20 07 31/12/20 08 31/12/20 09 31/12/20 10 31/12/20 11 31/12/20 12 BIDV 138,234 166,291 203,298 251,954 244,838 331,116 VCB 144,810 159,989 169,457 208,320 241,700 303,942 CTG 151,459 174,905 220,591 339,699 420,212 460,082 EIB 22,914 32,331 46,989 70,705 72,777 85,519 TCB 24477 39,931 62,469 80,551 88,648 111,462 ACB 56,451 80,937 113,502 145,170 192,926 145,435 (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2007 – 2012) Biểu đồ 3: Quy mô huy động vốn của BIDV so với các ngân hàng Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2007 – 2012) - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 BIDV VCB CTG EIB TCB ACB 59 Bảng 2.6 : Huy động vốn dân cư của các ngân hàng Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu BIDV CTG VCB ACB EIB TCB 2012 Tiền gửi KH 240.508 257.274 227.017 142.218 53.653 86.648 Tiền gửi dân cư 128.798 131.303 121.587 102.498 35.481 57.636 Tỷ trọng 53,6% 51,0% 53,6% 72,1% 66,1% 66.5% 2011 Tiền gửi KH 240.508 257.274 227.017 142.218 53.653 86.648 Tiền gửi dân cư 128.798 131.303 121.587 102.498 35.481 57.636 Tỷ trọng 53,6% 51,0% 53,6% 72,1% 66,1% 66.5% 2010 Tiền gửi KH 244.701 205.919 204.756 106.937 58.151 80.551 Tiền gửi dân cư 100.364 106.891 98.880 89.885 32.800 61.806 Tỷ trọng 41,0% 51,9% 48,3% 84,1% 56,4% 76.7% (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2010 – 2012) Trong giai đoạn 2007-2011, BIDV có tốc độ tăng truởng tiền gửi dân cư cao nhất trong nhóm ngân hàng so sánh (30,5%/năm), và tỷ trọng HĐV trong dân cư chiếm 53,6%, góp phần đáng kể vào mục tiêu mở rộng quy mô huy động vốn toàn ngân hàng. Tuy nhiên, tương tự như đối với hoạt động cho vay bán lẻ, tỷ trọng HĐV trong dân cư của BIDV vẫn thấp hơn so với các NHTMCP. Huy động vốn dân cư của nhóm 3 ngân hàng TMCP là ACB, EIB và TCB chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng huy động vốn của 3 ngân hàng (trên 65%), trong khi chỉ tiêu này ở các NHTMNN chỉ xấp xỉ 50%. 2.2.1.4. Quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV Là ngân hàng có quy mô vốn chủ lớn, hiện tại BIDV đứng thứ ba trong nhóm ngân hàng so sánh ( năm 2009-2010 BIDV đứng thứ nhất, từ năm 2011-2012 tụt xuống thứ ba), Quy mô vốn chủ và biểu đồ phân tích quy mô vốn chủ tại thời điểm 31/12 các năm như sau: 60 Bảng 2.7 Quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV so với các ngân hàng Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngân hàng/ Thời điểm 31/12/20 07 31/12/20 08 31/12/20 09 31/12/20 10 31/12/20 11 31/12/20 12 BIDV 11,635 13,484 17,639 24,220 24,390 26,494 VCB 13,528 13,946 16,710 20,737 28,639 41,553 CTG 10,646 12,336 12,572 18,201 28,491 33,625 EIB 6,295 12,844 13,353 13,511 16,303 12,355 TCB 3,573 5,616 7,233 9,389 12,512 3,290 ACB 3,891 7,767 10,106 11,376 11,959 2,624 (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2007 – 2012) Biểu đồ 4: Quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV so với các ngân hàng Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2007 – 2012) Năm 2011, BIDV đã mất vị trí thứ 2 (năm 2010) về quy mô VCSH, thay vào đó là VCB (28.939 tỷ) và CTG (28.490 tỷ). Do thực hiện cổ phần hóa thành công trước BIDV, CTG đã bổ sung thêm nguồn vốn từ phát hành lần đầu ra công chúng và cho cổ đông chiến luợc IFC, năm 2011, vốn chủ sở hữu của CTG đã tăng vuợt trội so với BIDV. Trong năm 2011, VCSH của CTG tăng 57%, tương đương 10.290 tỷ đồng (do phát hành thêm cổ phiếu 5.057 tỷ đồng và tăng lợi nhuận để lại 6.244 tỷ  ‐  5,000  10,000  15,000  20,000  25,000  30,000  35,000  40,000  45,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 BIDV VCB CTG EIB TCB ACB 61 đồng); VCB tăng 38% tương đương 7.902 tỷ đồng chủ yếu do phát hành thêm cổ phiếu (4.364 tỷ đồng) và lợi nhuận để lại (4.197 tỷ đồng). Trong khi đó, cả năm 2011, vốn chủ sở hữu của BIDV chỉ tăng được 0,7% ~170 tỷ đồng. CTG và cả VCB đã vượt BIDV về quy mô VCSH (BIDV tụt xuống vị trí thứ 3). Trong giai đoạn sắp tới, các ngân hàng đều đặt mục tiêu thực hiện nhiều chính sách để gia tăng quy mô vốn. Trong đó, từ nay đến 2015, CTG dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu, theo đó, cổ tức hàng năm của CTG sẽ được sử dụng để tăng vốn điều lệ phù hợp với định hướng mở rộng quy mô hoạt động và tổng tài sản (Chính sách này cũng được ACB và EIB áp dụng thành công trong giai đoạn 2007-2009, góp phần giúp các ngân hàng này có tốc độ tăng vốn khá nhanh). Có thể thấy một trong các nguyên nhân dẫn đến tăng truởng cao về quy mô VCSH của CTG và VCB trong những năm qua là sự thành công của quá trình cổ phần hóa và hợp tác với đối tác chiến luợc nước ngoài. Trong năm 2012, VCB tăng trưởng mạnh về quy mô VCSH (tăng 12.914 tỷ đồng, tương đương 458%) chủ yếu do thặng dư vốn cổ phần thông qua phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến luợc Mizuho. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của BIDV năm 2012 cũng được cải thiện đáng kể, vượt mức tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và tiến dần tới thông lệ quốc tế. Chỉ số CAR tăng cao chủ yếu nhờ nguồn vốn của BIDV được tăng cường đáng kể so với năm 2011. Vốn cấp 1 tăng 16.8%, trong đó nguốn tăng chủ yếu là từ lợi nhuận giữ lại (tăng gấp 6 lần). Ngoài ra vốn cấp 2 cũng được bổ sung đáng kể nhờ phát hành thành công 3.250 tỷ VND trái phiếu dài hạn tăng vốn, đưa vốn cấp 2 đạt 47.1% vốn cấp 1. Bảng 2.8 : Hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Năm chỉ tiêu BIDV CTG VCB ACB EIB TCB 2012 10% 10,33% 14,83% 9,3% 15,9% 12,4% 2011 11,1% 10,6% 11,14% 9,6% 9,63% 11,4% 2010 9,4% 8,0% 9,0% 8,1% 8,06% 8,3% (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2010 – 2012) 62 Từ năm 2011, các NHTM đều đảm bảo hệ số CAR theo quy định của NHNN (>9%). Hệ số CAR của nhóm NHTMNN tăng mạnh trong năm 2011 do tăng truởng tài sản có rủi ro thấp so với mức tăng truởng vốn tự có. Trong 2012, hệ số CAR của BIDV, CTG giảm nhẹ trong khi hệ số này của các ngân hàng khác cải thiện đáng kể (đặc biệt là VCB, EIB). 2.2.1.4.Cơ cấu tài sản nợ - tài sản có của BIDV Bảng 2.9: Cơ cấu tài sản nợ - có một số ngân hàng đến 31/12/2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu BIDV CTG VCB ACB TCB EIB Tài sản có Dự trữ thanh toán 5,2% 5,3% 8,9% 9,3% 13% 5,7% Dự trữ thứ cấp 20,3% 32,3% 28,9% 28,6% 39,1% 33,5% Dư nợ ròng 73,8% 74,3% 52,2% 40,1% 33,6% 39,8% Đầu tư 1,3% 1,4% 1,6% 10,2% 2,5% 14,7% Tài sản nợ Vay CP& NHNN 6,6% 5,9% 10,6% 2,3% 1,8% 0,7% Tiền gửi vay các TCTD 8,8% 16,2% 13,1% 12,4% 26,7% 39,1% HÐV 60,3% 58,3% 62,5% 68,7% 61,9% 39,7% Vốn UTÐT 15,9% 8% - 0,1% 0,1% - Nợ khác 2,3% 5,4% 6% 12,3% 2,5% 11,5% VCSH 6% 6,2% 7,8% 4,3% 6,9% 8,9% (Dự trữ thanh toán bao gồm Tiền mặt, Tiền gửi tại NHNN, Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD; Dự trữ thứ cấp bao gồm Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD khác; Chứng khoán kinh doanh; Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán;Ðầu tư bao gồm Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn và Góp vốn đầu tư dài hạn). 63 - Về cơ cấu tài sản có: + Tỷ trọng dự trữ thanh toán và dự trữ thứ cấp trong tổng tài sản của BIDV thấp hơn các ngân hàng khác trong giai đoạn 2010-2012 (Năm 2012: 25,5% so với CTG 37,6%; ACB 37,9%; TCB 52,1% và EIB 39,2%) phản ánh khả năng thanh khoản của BIDV kém hơn các ngân hàng khác – đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế). + Năm 2012, tỷ trọng dự trữ thứ cấp của CTG và ACB có xu huớng giảm mạnh chủ yếu do giảm tiền gửi tại các TCTD khác (CTG giảm từ 32,3% xuống 22,1%, chủ yếu do giảm khoảng 40 nghìn tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác). Trong khi đó, tỷ trọng này tại VCB tăng mạnh từ 28,9% lên 37,8%, chủ yếu do tăng 15 nghìn tỷ đồng chứng khoán nợ sẵn sàng để bán). + BIDV và CTG có mức độ tập trung vào hoạt động tín dụng tương đối lớn với tỷ trọng dư nợ/TTS trên 70%, trong khi đó, tại các ngân hàng còn lại dư nợ chỉ chiếm từ 30-50% tổng tài sản. Khoản mục đầu tư chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tài sản của các ngân hàng, trừ ACB (10,2%) và EIB (14,7%). Trong đó, khoản mục đầu tư của EIB phần lớn là chứng khoán nợ do các TCTD khác phát hành (khoảng 26 nghìn tỷ đồng); khoản mục đầu tư của EIB phần lớn là trái phiếu chính phủ (9 nghìn tỷ đồng) và chứng khoán nợ do các TCTD khác phát hành (11,6 nghìn tỷ đồng). Ðầu tư và góp vốn dài hạn chiếm tỷ trọng không dáng kể trong cơ cấu tài sản các ngân hàng. - Về cơ cấu tài sản nợ: Tỷ trọng vay NHNN tại VCB cao (10,6%) trong khi TCB, EIB có tỷ trọng tiền gửi và vay các TCTD cao (trên 25%). Ðây có thể coi như một trong các phương pháp kỹ thuật để các ngân hàng tăng quy mô bảng cân đối kế toán, trong khi đó BIDV có tỷ trọng các khoản mục này ở mức thấp (cả vay NHNN và tiền gửi và vay các TCTD chỉ ở mức 15,4%). Với đặc điểm là ngân hàng bán buôn phục vụ các dự án, BIDV là 64 ngân hàng có tỷ trọng vốn UTÐT khá lớn (15,9%) trong khi tại các ngân hàng khác (trừ CTG 8%), tỷ trọng này hầu như không đáng kể. Chỉ tiêu VCSH/TNV của BIDV ở mức khá thấp trong nhóm NH so sánh (chỉ cao hơn ACB) phản ánh mức độ đảm bảo an toàn của VCSH khá thấp. 2.2.1.5. Chất luợng và rủi ro tín dụng của BIDV - Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của BIDV ở mức rất thấp so với các ngân hàng so sánh, cụ thể: Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 của BIDV ở mức cao, trong khi đó mức độ đảm bảo từ quỹ DPRR cho nợ xấu lại thấp. Trong nhóm ngân hàng so sánh, năm 2011 CTG, ACB và EIB có tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 rất thấp (duới 2% từng chỉ tiêu) trong khi chỉ tiêu này tại BIDV, TCB và VCB ở mức cao nhất (tương ứng trên 2% với nợ xấu và trên 10% với nợ nhóm 2). - Tuy nhiên, trong các NHTMCP thì chỉ có BIDV và VCB là 2 ngân hàng duy nhất áp dụng phân loại nợ theo Ðiều 7 QÐ 493 (phân loại nợ theo cả định tính và định lượng) trong khi các ngân hàng còn lại hiện vẫn áp dụng theo Ðiều 6 QÐ 493 (phân loại nợ theo định lượng) dẫn dến việc sử dụng các chỉ tiêu nợ xấu của các ngân hàng công bố để đánh giá chất luợng tín dụng là chưa hoàn toàn chính xác. Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV so với các ngân hàng Đơn vị tính: % 2007 2008 2009 2010 2011 2012 BIDV 3.1% 2.7% 2.6% 2.5% 2.96% 2.9% VCB 3.9% 4.6% 2.5% 2.8% 2.0% 2.4% CTG 1.0% 1.6% 0.6% 0.7% 0.8% 1.5% EIB 1.3% 1.3% 1.3% 1.3% 1.6% 1.3% TCB 1.4% 2.5% 2.5% 2.3% 1.4% 1.4% ACB 0.1% 0.9% 0.4% 0.3% 0.8% 2.5% Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2007 – 2012 65 Biểu đồ 5: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV so với các ngân hàng (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2007 - 2012) - Trong năm 2012, chất lựợng tín dụng của tất cả các ngân hàng trong nhóm so sánh đều có xu huớng tăng, chủ yếu gia tăng ở nhóm nợ có nguy cơ mất vốn (nợ nhóm 5) trừ BIDV với tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,96% năm 2011 xuống 2,90%). Trong đó, nợ xấu của CTG và VCB gia tăng mạnh (nợ xấu của CTG tăng từ 0,75% năm 2011 lên 1,46% năm 2012, trong đó nợ nhóm 5 của CTG tăng 1.342 tỷ tương ứng 247% so với năm 2011; nợ xấu của VCB tăng từ 2,03% năm 2011 lên 2,40% năm 2012 nợ nhóm 5 của VCB tăng 1.621 tỷ tương ứng 170% so với năm 2011). Bảng 2.11 : Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng các ngân hàng năm 2011 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu BIDV CTG VCB ACB TCB EIB Tỷ lệ nợ xấu 2.96% 0,8% 2% 0,9% 2,8% 1,6% Tỷ lệ nợ nhóm 2 11,8% 2,1% 14,7% 0,3% 7,2% 1,4% Dư quỹ DPRR 72,1% 137,8% 125,1% 107,5% 49,6% 51,4% (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2011) 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 3.0% 3.5% 4.0% 4.5% 5.0% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 BIDV VCB CTG EIB TCB ACB 66 - Nợ xấu của các ngân hàng tăng lên so với năm 2011 phát sinh từ các khoản nợ trước đây, đồng thời, trong năm 2012 do điều kiện thị trường không thuận lợi, hàng tồn kho tăng cao, tình hình tài chính của bên vay ngày càng suy giảm. Mặt khác, một số ngân hàng (CTG) đã tăng trưởng tín dụng quá nóng trong giai đoạn 2009 -2011 trong điều kiện thị trường tiềm ẩn rủi ro dẫn đến tác động tiêu cực lên chất luợng tín dụng của ngân hàng trong năm 2012. Bảng 2.12: Nợ xấu và xợ đã xử lý bằng nguồn DPRR các ngân hàng Ðơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu BIDV CTG VCB ACB TCB EIB 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 Dư nợ xấu 8.122 6.425 2.204 1.539 4.257 5.148 918 293 1.793 1.212 1.203 885 Nợ xấu đã xử lý rủi ro 3.819 1.615 4.776 1.434 3.840 306 831 290 27 294 266 136 Tổng 11.941 8.040 6.980 2.973 8.097 5.454 1.749 583 1.820 1.506 1.469 1.021 (Nguồn báo cáo kiểm toán hợp nhất từ các ngân hàng 2010 – 2011) - Nếu tính tổng dư nợ xấu nội bảng và dư nợ đã được xử lý trong kỳ thì nợ xấu BIDV là cao nhất trong các ngân hàng so sánh (trong cả 2 năm 2010- 2011). Ðối với công tác xử lý nợ xấu, 3 ngân hàng BIDV, CTG và VCB đã sử dụng quỹ dự phòng để xử lý nợ xấu với mức xử lý cao, trong đó, CTG có mức xử lý cao nhất (trong 2 năm 2010-2011 CTG đã xử lý 6.210 tỷ đồng nợ xấu bằng nguồn dự phòng, qua đó đã giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu). - Ðối với công tác xử lý nợ xấu, 3 ngân hàng BIDV, CTG và VCB thường sử dụng quỹ dự phòng để xử lý nợ xấu với mức xử lý cao, trong đó, CTG có mức xử lý cao nhất (trong 2 năm 2010-2011 CTG đã xử lý 6.210 tỷ đồng nợ xấu bằng nguồn dự phòng, giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo 67 của ngân hàng). Tuy nhiên, nếu tính tổng dư nợ xấu nội bảng và dư nợ đã được xử lý trong kỳ thì nợ xấu BIDV vẫn lớn nhất trong các ngân hàng so sánh giai đoạn 2010-2012. - Bên cạnh các chỉ tiêu chất lượng tín dụng, chỉ tiêu dư nợ TDH/TDN của BIDV so với các ngân hàng trong n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273460_7943_1951504.pdf
Tài liệu liên quan