Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1 : Khái quát chung về ngành dệt may và năng lực cạnh tranh 1
của các doanh nghiệp Việt Nam
1.1. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam 1
1.1.1. Nguồn gốc, lịch sử hình thành 1
1.1.1.1. Lịch sử ngành dệt may 1
1.1.1.2. Ngành dệt may Việt Nam 5
1.1.2. Thực trạng về ngày dệt may hiện nay 7
1.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may Việt Nam trong 9
điều kiện Việt Nam là thành viên WTO
1.1.3.1 Cơ hội 9
1.1.3.2. Thách thức 10
1.2. Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của 12
doanh nghiệp
1.2.1. Cạnh tranh 12
1.2.1.1. Khái niệm 12
1.2.1.2. Vai trò của cạnh tranh 14
1.2.2. Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh 15
1.2.2.1. Lý thuyết về môi trường bên ngoài - môi trường vĩ mô ( PEST ) 15
1.2.2.2. Lý thuyết môi trường ngành ( Mô hình Porter ) 16
1.2.2.3. Lý thuyết về môi trường bên trong doanh nghiệp 18
1.2.2.4. Lý thuyết phân tích SWOT 20
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt của Tổng 25 công ty dệt may Hà Nội
2.1. Tổng quan về tổng công ty dệt may Hà Nội 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty 25
2.1.1.1. Lịch sử hình thành 25
2.1.1.2. Quá trình phát triển 25
2.1.1.3.Các phòng ban của công ty 29
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty 30
2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ 32
2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 33
2.2.1. Tình hình chung của công ty 33
2.2.2. Thực trạng kinh doanh của công ty 40
2.3. Thực trạng cạnh tranh của công ty 54
2.3.1 Phân tích thực trạng cạnh tranh của công ty 54
2.3.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài Hanosimex, môi trường
vĩ mô (mô hình PEST) 54
2.3.1.2. Môi trường ngành 57
2.3.1.3. Mô hình chuỗi giá trị bên trong doanh nghiệp 59
2.3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty 60
2.3.3 Các chiến lược cạnh tranh của công ty 65
Chương 3 : Một số kiến nghị và giải pháp 70
3.1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam 70
3.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp 71
Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may 86
Kết luận 92
Danh mục tài liệu tham khảo
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5679 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8
9,2
2.804.164.36
7,1
Mũ
USD
161.048,52
0,56
Sợi vải phế
USD
2.808,00
0,01
Vải Denim
USD
706.969,11
2,47
595.421,93
1,44
986.764
2,98
TỔNG GIÁ TRỊ
USD
28.587.027,55
%
26.571.364,65
%
35.319.767,93
%
39.470.101,90
%
Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu công ty Hanosimex
Từ bảng trên có thể thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có thế mạnh của công ty chính là mặt hàng quần áo dệt kim. Năm 2003 giá trị xuất của mặt hàng này đạt 18.151.560,49 USD chiếm tỷ trọng 63,5% kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2004 đạt 14.478.353,81 USD chiếm 54,49% kim ngạch xuất khẩu, năm 2005 17.550.891,66 USD chiếm 49,69% kim ngạch xuất khẩu, năm 2006 đạt 18.107.669,49 USD chiếm 45,88% tổng giá trị xuất khẩu trong năm. Mặc dù có sự giảm sút về cả giá trị xuất và tỷ trọng trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu nhưng quần áo dệt kim hiện vẫn đang là mặt hàng thế mạnh của công ty và chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất xuất khẩu. Có được thành công này chính là nhờ công ty đã tận dụng và phát huy được triệt để lợi thế từ mô hình công ty mẹ con khép kín và dây chuyền sản xuất của các nhà máy sợi, dệt nhuộm và may của mình để hình thành nên một hệ thống sản phẩm riêng có chất lượng.
Bên cạnh quần áo dệt kim, mặt hàng sợi cũng chính là thế mạnh xuất khẩu của công ty, thể hiện một sự tăng mạnh bứt phá với giá trị sản lượng 4.993.460,26 USD chiếm 17,47% giá trị xuất khẩu năm 2003 lên tới 10.445.841,91 USD năm 2006, nâng tỷ trọng mặt hàng này trong kim ngạch xuất khẩu lên tới 26,47%, là một con số không nhỏ.
Ngoài ra, các mặt hàng khăn cũng là mặt hàng được ưa chuộng xuất khẩu của công ty với kim ngạch 6.931.225,23 USD, và chiếm 17,56% trong tổng giá trị kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu.
Đặc biệt, tuy mới ra đời, nhưng mặt hàng vải Denim đã khẳng định được vị thế của mình trong tâm trí người tiêu dùng và ngày càng được ưa chuộng hơn. Trong thời gian tới đây chính là mặt hàng cần được khai thác và tận dụng của công ty trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Vì nó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng như sự khan hiếm trong nguồn cung. Chính vì vậy đây chính là lợi thế trong cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Các đơn vị thành viên của công ty
Nhà máy sợi
Năng lực sản xuất :
Sợi đơn: 12.000MT/năm - 112.000 cọc sợI.
Sợi xe : 1.500MT/năm - 6.080 cọc sợi.
Các sản phẩm chính:
Sợi đơn :
+ Sợi 100% cotton chải thô, chải kỹ Ne 16-40.
+ Sợi T/C chải thô, chải kỹ Ne 20-60.
+ Sợi CVC chải thô, chải kỹ Ne 20-40.
+ Sợi 100% polyester Ne 20-60.
+ Sợi lõi chun cotton + spandex.
Sợi xe các loại
Sợi Slub.
Sợi Texture.
Các nhà máy may dệt kim
Năng lực sản xuất : 8.000.000 sản phẩm / năm.
Các sản phẩm chính:
Áo Poloshirt, T.shirt, Hi-neck, quần áo thể thao, quần áo ngủ…cho người lớn và trẻ em.
Nhà máy may dệt thoi
Năng lực sản xuất : 1.500.000 sản phẩm /năm.
Các sản phẩm chính:
Quần Jean, Áo Denim, Quần Khaki, Váy…cho người lớn và trẻ em.
Trung tâm dệt kim Phố Nối
Năng lực sản xuất :
Vải dệt kim thông thường:2.800 tấn/năm.
Vải cào bông: 500 tấn/năm.
Các sản phẩm chính:
Vải dệt kim các loại: Single Jersy, Interlock, Rib, Pique.
Vải dệt kim cào bông.
Nhà máy dệt vải Denim
Năng lực sản xuất : 9.000.000 m/năm.
Các sản phẩm chính:
Vải denim các loại từ 4.5 OZ đến 14.5 OZ bao gồm vải Denim thường, Slub denim, Fancy denim co giãn và không co giãn.
Trung tâm cơ khí tự động hóa
Sản xuất, chế tạo phụ tùng thiết bị dệt may.
Sửa chữa, lắp ráp thiết bị điện tử - tự động hóa
Sản xuất – Kinh doanh ống giấy
Dịch vụ lắp đặt ,sửa chữa thiết bị Cơ - Điện - Nhiệt.
Công ty CP dệt Hà Đông
Năng lực sản xuất : 1.500 MT/năm.
Các sản phẩm chính:
Khăn các loại có trọng lượng từ 200gr/m2 - 800gr/m2
Công ty CP may Đông Mỹ
Năng lực sản xuất : 1.500.000 sản phẩm/năm
Các sản phẩm chính:
Áo Poloshirt, T.shirt, Hi-neck, quần áo thể thao, quần áo ngủ…cho người lớn và trẻ em
Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Công ty SX_XNK dệt may Hải Phòng
Siêu thị Vinatex Hà Đông
Để đầu tư và cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty và ngành dệt nói chung, ngoài việc sắp xếp cho hợp lý từ công ty mẹ đến công ty con, Hanosimex đã di dời các nhà máy dệt, nhuộm, hoàn tất vải dệt kim vào các khu công nghiệp nhằm mở rộng năng lực, kết hợp hiện đại hóa thiết bị sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu sản lượng vải cho các xí nghiệp may quần áo dệt kim phục vụ cho xuất khẩu.
Để hợp lý hóa quản lý và sản xuất, Hanosimex đã sáp nhập Nhà máy Sợi Vinh vào Công ty Dệt May Hoàng Thị Loan và tiến hành cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp này. Trong đó, Hanosimex giữ vai trò chủ sở hữu vốn nhà nước chiếm 55% tổng số vốn điều lệ, Hanosimex cũng đã CPH Công ty Dệt Hà Đông và Công ty May Đông Mỹ. Như vậy, công ty có điều kiện đầu tư vốn vào công ty con, quan hệ hoàn toàn là quan hệ kinh tế, trong đó công ty mẹ có điều kiện hỗ trợ công ty con về thị trường, công nghệ và cả đơn hàng. Công ty con có thể phát huy tính chủ động trong quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiếp nhận sự hỗ trợ của công ty mẹ để phát triển sản xuất, song song với việc chủ động tìm kiếm các đơn hàng cho riêng mình nếu thấy có lợi hơn.
Việc sắp xếp, CPH và đầu tư vốn đã giúp Hanosimex huy động được nguồn vốn nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến một cách đồng bộ và khép kín từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm đến khâu hoàn tất may sản phẩm, giúp công ty có những bước đột phá sản xuất kinh doanh, từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và giảm được giá thành.
Năm 2005, Hanosimex đã đầu tư thêm 165 tỷ đồng cho các dự án mở rộng nhà máy sợi và đổi mới dây chuyền sản xuất ống giấy; dự án đầu tư thêm một xí nghiệp chuyên may hàng dệt kim thời trang. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư hoàn thiện và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng quản lý từ khâu sản xuất đến công tác điều hành kinh doanh.Việt Nam đã gia nhập WTO, các rào cản về thương mại, hạn ngạnh xuất khẩu được dỡ bỏ, việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược mới trong sản xuất cũng như kinh doanh để tăng sức cạnh tranh trên mọi thị trường, từ thị trường nội địa đến thị trường xuất khẩu. Hanosimex đã và đang triển khai nhiều kế hoạch cho các dự án đầu tư để tăng tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong đó, công ty sẽ tiếp tục đầu tư cho một số xí nghiệp dệt may lớn với các công nghệ sản xuất hiện đại nhất hiện nay; đầu tư vào dự án nhà máy sản xuất xơ bông có công suất lớn với tổng kinh phí dự toán khoảng 50 đến 60 triệu USD; đầu tư vào dự án nhà máy sợi mới có công suất 16.000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 50 triệu USD… Đây là những dự án đầu tư chiến lược để Hanosimex thực sự là một doanh nghiệp mạnh trong ngành dệt may Việt Nam.
Xin nói về các mặt hàng dệt xuất khẩu của công ty
Mặt hàng sợi
Sản xuất sợi là lĩnh vực có bề dày truyền thống của Hanosimex, nó được hình thành và phát triển ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty. Cùng với những kinh nghiệm về quản lý, kỹ thuật và trình độ tay nghề của người lao động, Hanosimex đã không ngừng đầu tư thay đổi thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn; vì vậy mặc dù giá nguyên liệu đầu vào như bông, xơ cung cấp cho khu vực sản xuất sợi luôn biến động lên cao, nhưng sản xuất sợi luôn là khu vực có hiệu quả, ổn định cả về lượng và chất, không ngừng đáp ứng được yêu cầu cung cấp sợi cho các đơn vị dệt mà còn đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, góp phần gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sợi ra các nước (đứng thứ hai sau xuất khẩu hàng may mặc)
Còn tại thị trường trong nước với lợi thế về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh sợi trên 20 năm, thương hiệu sợi Hanosimex đã luôn khẳng định được vị thế trong tốp đầu sản xuất sợi tại Việt Nam cũng như khu vực. Bởi vậy cùng với việc tích cực tìm kiếm để mở rộng và gia tăng việc xuất khẩu sợi, Hanosimex luôn xác định thị trường tiêu thụ sợi nội địa là thị trường tiềm năng, hàng năm có nhu cầu cung cấp rất lớn. Với những loại sợi truyền thống, Hanosimex luôn cố gắng duy trì và đảm bảo nâng cao về chất lượng, khai thác triệt để công suất để nâng sản lượng, đáp ứng liên tục yêu cầu của khách hàng từ Bắc vào Nam, xây dựng được mối quan hệ gắn bó lâu dài, ổn định với các khách hàng truyền thống. Bởi vậy sự gia tăng về lượng sợi tiêu thụ nội địa hàng năm chiếm tỷ trọng trên 70% (còn lại gần 30% sợi xuất khẩu), đã mang lại cho Hanosimex nguồn doanh thu cao, đóng vai trò chủ lực về doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong Tổng công ty.Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, Hanosimex đã đầu tư sắp xếp, chuyển đổi hợp lý hoá dây chuyền sản xuất sợi giữa các khu vực, nâng dần tỷ trọng xuất khẩu tại khu vực Hà Nội, nâng dần chất lượng sản xuất sợi tại khu vực Vinh để đáp ứng nhu cầu nội địa và từng bước đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; hỗ trợ về quản lý và kỹ thuật cho sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Sợi Ý Việt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sợi với chất lượng không đòi hỏi cao. Đầu tư dây chuyền kéo sợi kiểu sợi chun Cotton, chun PE, sợi Slup để cung cấp cho dệt vải theo yêu cầu may mặc thời trang; đáp ứng mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu thị hiếu ngày càng cao trên thị trường. Chính vì vậy doanh số các mặt hàng này thật sự đáng khâm phục, trong đó sợi nồi cọc sản lượng 500 tấn/ năm, sợi OE sản lượng 4000 tấn/ năm, sợi Texture 500 tấn/ năm, sợi Plug sản lượng 500 tấn/ năm.
Biểu đồ 3 : Sản lượng sợi các loại
Đơn vị tính : tấn
Sản lượng sơi tăng không ngừng qua các năm, chỉ trong vòng 10 năm, sản lượng sợi đã tăng gần 3 lần, từ 7110 tấn năm 1995 lên tới 20427 tấn vào năm 2006, về giá trị tuyệt đối đã tăng 13.317 tấn, duy chỉ có năm 2005 sản lượng giảm sút do những thay đổi trong toàn công ty. Bên cạnh đó doanh thu từ mặt hàng này cũng không ngừng tăng trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua bảng sau
Bảng 6 : Doanh thu từ mặt hàng sợi từ năm 2004-2006
2004
2005
2006
Giá trị xuất khẩu (USD)
4.746.472
8.823.712
10.424.056
Doanh thu trong nước (triệu đồng)
313.334
339.375,8
500.116,7
Mặt hàng vải Denim
Dây chuyền dệt vải Denim gồm các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến được lắp đặt và vận hành từ những năm đầu của thập niên 2000; trong quá trình triển khai sản xuất cũng còn gặp không ít những khó khăn nhất là trình độ làm chủ kỹ thuật và tay nghề của người lao động. Nhưng Hanosimex đã có nhiều giải pháp quản lý tốt nên vải Denim sản xuất ra đã cung cấp cho khu vực may xuất khẩu tại Hanosimex, cung cấp cho các khách hàng trong nước và cung cấp cho mục tiêu xuất khẩu vải là chính. Để có thêm kinh nghiệm trong sản xuất vải Denim và có thêm thị trường xuất khẩu vải, Hanosimex đã tiến hành hợp tác với các Công ty của Hàn Quốc để bổ sung hỗ trợ lẫn nhau nâng cao năng lực sản xuất vải và ổn định chất lượng vải đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu vải Denim sang thị trường Hàn Quốc và mở rộng ra các thị trường khác.
Ở trong nước, với năng lực của dây chuyền sản xuất vải dệt kim, thực tế trong mấy năm qua chỉ đủ đáp ứng theo yêu cầu của các Nhà máy May trong nội bộ, chưa có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu cung cấp cho các đơn vị may khác. Với thực trạng của dây chuyền sản xuất vải dệt thoi, mới chỉ sản xuất vải Denim để cung cấp cho nội bộ may sản phẩm xuất khẩu, còn lại cung cấp chủ yếu cho thị trường phía Nam với tỷ trọng 90% (để xuất đi Campuchia), còn thị trường phía Bắc chỉ chiếm khoảng 10%. Trong những năm qua, do vải nhập lậu từ Trung Quốc hoặc từ các nước trong khu vực thường xảy ra tràn lan với giá rẻ và phong phú về mẫu mã; trong khi đó giá thành sản xuất vải của Hanosimex còn cao cũng như chất lượng chưa ổn định, thường nhận được những đơn hàng nhỏ lẻ với yêu cầu chất lượng cao mà giá lại thấp; trong quá trình triển khai sản xuất không đầy tải làm cho năng suất đạt thấp, chi phí lên cao. Từ những thực tế đó 2 năm qua vải Denim tại thị trường phía Nam tiêu thụ cũng cầm chừng, đôi lúc cũng bị chững lại. Còn vải dệt kim, do phải di dời cơ sở Dệt Nhuộm tại Hà Nội đi Hưng Yên (năm 2006) nên bước đầu phát sinh những yếu tố làm tăng chi phí lên khá cao (như tính ổn định của thiết bị, điều kiện cung cấp nước chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, trình độ tay nghề người lao động,...), hơn nữa khách hàng chỉ định cung cấp vải cho các Nhà máy May từ nước ngoài, nên sản xuất vải dệt kim gặp những khó khăn về nhiều mặt. Để tháo gỡ những khó khăn về năng lực cũng như chất lượng sản xuất vải, Hanosimex ngoài các yếu tố về quản lý đã chủ động đưa vào dây chuyền sản xuất những sản phẩm mới như: dây chuyền dệt Denim, dệt vải dùng sợi kiểu cung cấp theo yêu cầu may sản phẩm mang tính thời trang phù hợp thị hiếu thị trường hiện nay. Triển khai sản xuất vải cào lông trên dây chuyền mới để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ vải loại này cho xuất khẩu và cung cấp cho may sản phẩm từ loại vải cào lông phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Mặc dù có những khó khăn đối với khu vực dệt nhuộm nhưng Hanosimex đang áp dụng một loạt các biện pháp về tổ chức, đầu tư về kỹ thuật và một số biện pháp khác, với kỳ vọng làm thay đổi về cơ bản việc tổ chức lại sản xuất dệt đạt được hiệu quả mong muốn trong thời gian tới. Nhà máy Dệt Denim tuy những năm qua gặp khó khăn do tình hình chung nhưng vẫn cố gắng duy trì sản xuất đều đảm bảo giữ được khách hàng và giữ được thị trường, đảm bảo việc làm thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Tổng công ty luôn tập trung tìm phương hướng sản xuất kinh doanh mới cho dây chuyền sản xuất vải Denim đạt hiệu quả cao hơn, mang lại lợi nhuận cho Tổng công ty và người lao động. Cũng phải nhắc thêm rằng mặt hàng vải Denim này rất được ưa chuộng không chỉ tại thị trường nội địa mà còn ở các nước khác trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật… Và hiện tại ở Việt Nam cũng mới chỉ có 3 doanh nghiệp có thể sản xuất và xuất khẩu loại vải này. Vì vậy có thể nói mặt hàng vải Denim chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của Hanosimex.
Bảng dưới đây thể hiện tình hình tiêu thụ mặt hàng vải Denim trên thị trường quốc tế và nội địa trong 3 năm từ 2004-2006
Bảng 7 : Tình hình thị trường nội địa vải Denim
2004
2005
2006
Sản lượng (met)
7.560.000
4.414.495
4.438.295
Doanh thu (triệu đồng)
149.400
97.880
98.475
Bảng 8 : Tình hình xuất khẩu vải Denim
2004
2005
2006
Số lượng xuất khẩu (met)
0
335.724
594.973
Giá trị kim ngạch xuất khẩu (USD)
0
595.421,93
986.764
Như vậy chỉ trong 3 năm qua, việc tiêu thụ vải Denim đã có những biến đổi rõ rệt. Tại thị trường nội địa, năm 2005 sức tiêu thụ đối với mặt hàng giảm, từ 7.560.000 m năm 2004 xuống còn 4.414.495m, sự giảm sút này là do những điều chỉnh về cơ cấu mặt hàng của công ty trong năm 2004. Tuy nhiên mặt hàng này cũng tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2006 cả về sản lượng và doanh thu. Còn tại thị trường nội địa,do những trục trặc về kỹ thuật, công ty không xuất khẩu mặt hang vải Denim ra thị trường quốc tế, năm 2005 xuất khẩu đạt 335.724 m với doan hthu 595.421,93 USD. Sang năm 2006 mặt hàng này đã có những đột phá về số lượng và doanh thu, cụ thể là sản lượng đã tăng lên 594.973m, tức là tăng 195.249m so với năm trước đó, tức là đã tăng hơn 58% so với năm 2005. Về doanh thu cũng tăng tới 986.764 USD. Sự tăng trưởng này thể hiện những thay đổi của công ty trong sản xuất cũng như mặt hàng này ngày càng được ưa chuộng và đơn đặt hàng càng lớn hơn.
Ngoài vải Denim, công ty cũng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm vải khác như vải dệt kim, vải single vòng lông, lacoste trám… cũng như mặt hàng khăn bông rất được ưa chuộng. Nhờ liên tục đầu tư mới đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, từ chỗ chỉ sản xuất sợi là chủ yếu, đến nay Hanosimex đã gắn được kéo sợi với dệt nhuộm hoàn tất các loại vải dệt kim, Denim và may quần áo thành phẩm cho xuất khẩu và nhu cầu trong nước, tạo nên sự tăng trưởng ổn định và bền vững. Công ty đã nghiên cứu dệt thành công và đưa vào sản xuất với số lượng lớn vải dệt kim chất lượng cao có các tính năng kỹ thuật như thấm mồ hôi nhanh, chống nhiễm khuẩn và tia cực tím; vải cào bông dùng may hàng mùa đông đạt yêu cầu của các khách hàng khó tính nhưng có sức mua lớn. Công ty cũng đã xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kiểm tra vải, chỉ tiêu cơ lý các mặt hàng mới và công nghệ mới kịp thời phục vụ sản xuất sợi Slub, vải Denim đàn hồi; thiết kế các phương án công nghệ phù hợp đối với khăn bông và vải Denim; rút ngắn quy trình nhuộm khăn bông xuống còn một ca; hoàn thiện các định mức kinh tế-kỹ thuật tiên tiến với điều kiện hiện có, đặc biệt là các thiết bị mới đầu tư có công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên mặt hàng thế mạnh nhất của công ty vẫn là mặt hàng may mặc.
Bảng 9 : Tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số lượng(chiếc)
Trị giá (USD)
Số lượng(chiếc)
Trị giá(USD)
Số lượng(chiếc)
Trị giá(USD)
Kim ngạch XK
6.400.000
16.375.065
8.273.007
20.570.570,3
7.107.930
20.933.250,6
Trong đó
1.Dệt thoi
600.000
2.139.104
748.140
2.813.900
719.682
2.894.461,6
2. Dệt kim
5.800.000
14.235.961
7.524.867
17.756.607,3
6.388.248
18.038.788
Có thể nhận thấy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là mặt hàng dệt kim, chiếm khoảng 91% sản lượng xuất khẩu. Năm 2004 xuất khẩu sản phẩm dệt thoi là 600.000 sản phẩm trong khi sản phẩm dệt may là 5.800.000 trong tổng số 6.400.000 sản phẩm. Tương tự như vậy, sản phẩm dệt kim chiếm ưu thế vào 2 năm tiếp theo, lần lượt là 7.524.876 sản phẩm so với 748.140 sản phẩm năm 2005 và 6.388.248 sản phẩm so với 719.682 sản phẩm năm 2006. Doanh thu từ hàng may mặc cũng tăng không ngừng qua các năm, năm 2004 là 16.375.065 USD, năm 2005 là 20.570.570,3 USD, về giá trị tuyệt đối tăng 4.195.505,3 USD, tuy nhiên tốc độ tăng này giảm nhẹ vào năm 2006 doanh thu đạt 20.993.250,6 USD. Sự tăng trưởng chậm chạp này là do rào cản về hàng dệt may mạnh mẽ hơn.
Trong những năm qua, với sự gia tăng các cơ sở sản xuất may, đã mang lại cho Hanosimex sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu đáng kể; lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc từ vải dệt thoi, vải dệt kim là lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, lớn hơn kim ngạch xuất khẩu cả 2 khu vực sợi và vải gộp lại. Nhưng để gia tăng được lĩnh vực này, Hanosimex luôn phải đầu tư vào để hoàn thiện các điều kiện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao qua sự đánh giá của khách hàng Mỹ cho từng đơn hàng. Hơn nữa lĩnh vực may xuất khẩu đang chịu nhiều áp lực của phương thức gia công với tính đồng bộ sản xuất kém do công nghiệp phụ trợ trong nước yếu, phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, hạn chế khả năng đáp ứng nhanh cùng với áp lực về nguồn nhân lực biến động, tạo nên nhiều yếu tố làm năng suất và chất lượng may mặc luôn biến động và chịu áp lực lớn về tiến độ giao hàng.
Còn tại thị trường nội địa với uy tín đã được người tiêu dùng trong nước biết đến từ nhiều năm đối với sản phẩm may thương hiệu Hanosimex, với trên 80 triệu dân ở các vùng miền có khí hậu khác nhau, Hanosimex luôn coi thị trường nội địa là thị trường tiềm năng tiêu thụ sản phẩm may mặc dệt kim, dệt thoi bốn mùa của mình. Mặc dù đã giành cả một Nhà máy chuyên may sản phẩm nội địa, nhưng đôi khi do phải ưu tiên hỗ trợ cho các đơn hàng xuất khẩu, nên sản phẩm may tiêu thụ nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường cả về lượng và chất. Đặc biệt là sản phẩm may mặc Hanosimex chưa có sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, sản phẩm có tính thời trang chưa nhiều do đội ngũ thiết kế chưa chuyên nghiệp. Kênh phân phối chưa rộng khắp, thường chỉ tập trung ở một số khu vực; sản phẩm Hanosimex vì thế chưa được tiếp thị đến mọi miền đất nước. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng như doanh thu từ sản phẩm này không ngừng tăng mạnh trong 3 năm gần đây, từ năm 2004 đến năm 2006, cụ thể sản phẩm đã tăng gần gấp đôi, từ 1.900.000 sản phẩm năm 2004 lên tới 3.746.215 sản phẩm năm 2006, doanh thu cũng tăng mạnh từ 31.454 triệu đồng năm 2004 lên tới gần 60 tỷ đồng trong năm 2006. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây
Bảng 10 : Tình hình thị trường nội địa sản phẩm may năm 2004-2006
2004
2005
2006
Sản lượng (sản phẩm)
1.900.000
3.157.368
3.746.215
Doanh thu (triệu đồng)
31.454
45.069
55.998
Hanosimex đang khẩn trương triển khai một số cơ sở dệt may lớn với công nghệ vào loại hiện đại nhất hiện nay của thế giới để tăng khả năng cạnh tranh sau khi đất nước hội nhập một cách đầy đủ thị trường quốc tế. Trong đó, đáng kể nhất là dự án đầu tư nhà máy sản xuất xơ bông nhân tạo (polyeste) có công suất lớn với tổng chi phí dự toán khoảng 50-60 triệu USD, và dự án đầu tư nhà máy sợi mới có công suất 16.000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 50 triệu USD. Các dự án này dự định chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2010 và sau năm 2010.
2.3. Thực trạng cạnh tranh của công ty
2.3.1 Phân tích thực trạng cạnh tranh của công ty
2.3.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài Hanosimex, môi trường vĩ mô (mô hình PEST)
Kinh tế: Ăn mặc từ ngàn xưa đến nay là nhu cầu không thể thiếu. Khi nền kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi mặc càng phải đẹp hơn, ăn ngon hơn. Ăn mặc không còn là một nhu cầu thiết yếu mà là công cụ, là điều kiện để làm đẹp. Chính vì vậy ngành công nghiệp dệt may phát triển để đáp ứng nhu cầu đó
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng nhảy vọt, được đánh giá là một trong những nước phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đời sống nhân dân tăng cao, vì vậy nhu cầu làm đẹp cũng ngày một được chú ý. Thị trường nội địa Việt Nam được đánh giá là hết sức tiềm năng với cơ cấu dân số trẻ cao và sự gia tăng tầng lớp trung lưu kéo theo nhu cầu tăng lên về hàng hiệu, hàng dệt may chất lượng. Thị trường nội địa có thể phân cấp thành thị trường cao cấp, trung cấp và bình dân. Trong đó thị trường cao cấp chủ yếu bao gồm những người có thu nhập cao tại thành thị, tiêu dùng chú ý tới thương hiệu sản phẩm, tập trung mua các sản phẩm cao cấp tại siêu thị hoắc các cửa hàng sưu tập thời trang. Thị trường trung cấp bao gồm thành phần trung lưu, quan tâm đến chất lượng hàng hóa và giá cả sản phẩm nhiều hơn. Thị trường bình dân chủ yếu bao gồm người lao động có thu nhập thấp và đại bộ phận dân nông thôn.
Bên cạnh đó, nhu cầu nội tại đối với nguồn cung cấp vải và các nguyên phụ liệu của ngành công nghiệp may xuất khẩu cũng hết sức lớn. Có thể nói thị trường nội địa là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may khai thác.
Công nghệ: Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ đang tạo cho ngành dệt may không chỉ ở năng suất lao động tăng cao, chất lượng, hiệu quả mà còn mang lại nhiều tính năng sử dụng mới, hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của con người. Các tiến bộ kỹ thuật trong các ngành công nghệ tin học, điện tử, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo và môi trường đã tạo ra những thay đổi cách mạng trong việc tạo ra những nguyên liệu mới: xơ sợi với các tính năng mới, các loại thuốc nhuộm, chất trợ dệt, hóa chất xử lý…
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động vào ngành dệt may gồm:
Công nghệ điện tử tin học : phục vụ việc thiết kế mẫu, xây dựng và lưu trữ mẫu mốt, chủng loại hàng hóa, lập và điểu khiển chương trình sản xuất, giao dịch điện tử, thị trường mua bán online
Công nghệ chế tạo: tạo ra máy móc trang thiết bị dây chuyện sản xuất, tạo phụ tùng chi tiết cho dệt may, chế tạo các dụng cụ đo đạc, quan trắc, nghiên cứu phục vụ cho khâu kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, kiểm tra các tính năng lý hóa của sản phẩm.
Công nghệ vật liệu, phụ liệu cho ngành dệt may: công nghệ tiên tiến sản xuất các loại xơ biến tính, các loại vải có chức năng mới, chống co, chống nhàu, chống cháy, chống vi khuẩn, nấm mốc, mùi hôi…, tạo nguyên vật liệu như xơ sợi tổng hợp, hóa chất thuốc nhuộm, phụ liệu… Các lĩnh vực công nghệ phụ liệu trên quan trọng đối với công nghiệp dệt may vì nó có thể làm gia tăng từ 20- 25% giá trị hàng hóa và tạo ra sức cạnh tranh mới cho hàng dệt may. Trong những năm gần đây đã có những dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng sợi tự động…
Công nghệ sinh học: tạo ra các tính năng sử dụng đặc biệt của sản phẩm để tiêu dùng như bông có màu tự nhiên không cần nhuộm, vải có tính thấm- khử mồ hôi, chống vi khuẩn… Công nghệ gen tạo giống cho năng suất, chất lượng với các nguyên liệu tự nhiên ngành dệt như bông, dâm tơ tằm, len cừu… Công nghệ sinh học phục vụ xử lý hóa học hàng dệt may và xử lý chất thải bảo vệ môi trường…
Văn hóa xã hội: Việt Nam đang là điểm đến của các du khách nước ngoài, xu hướng mở cửa nền kinh tế- văn hóa và xã hội đã làm cho những lối sống mới xuất hiện và phát triển. Ngành công nghiệp thời trang cũng là tâm điểm sự thay đổi. So với thế giới, ngành dệt may Việt Nam phát triển chậm do những phong tục tập quán lâu đời, cổ hủ. Ngày nay sự thay đổi của nhận thức văn hóa dẫn đến nhu cầu thời trang cũng phải thay đổi. Mặt khác, thời trang thể hiện tính cách, ý tưởng mới nên hấp dẫn giới trẻ thích nghi với cuộc sống sôi động của thế giới. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức cho công ty nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sở thích, độ tuổi, địa vị công việc của người tiêu dùng để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội.DOC