Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN .iii

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC CÁC BẢNG.vii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.ix

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu .3

5. Kết cấu luận văn .5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG.6

1.1 Lý luận cơ bản về cạnh tranh.6

1.1.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .6

1.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.11

1.1.3 Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông.14

1.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông.18

1.2.1 Mô hình kim cương của Micheal.E.Porter .18

1.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.19

1.2.3 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.24

1.2.4 Một số kết quả nghiên cứu liên quan.28

1.2.5 Khung và mô hình nghiên cứu đề xuất.29

1.3 Một số kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp viễn thông .30

1.3.1 Kinh nghiệm Viettel phát triển thị trường trong nước.30

1.3.2 Kinh nghiệm Viettel phát triển thị trường ngoài nước .31

1.3.3 Kinh nghiệm China Telecom .32

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT THỪATHIÊN HUẾ.33

2.1 Tổng quan về vnpt thừa thiên huế.33

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển .33

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ .34

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của bộ máy.34

2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của vnpt thừa thiên Huế .35

2.2.1 Các nhân tố bên trong .35

2.2.2 Các nhân tố bên ngoài.55

2.2.3 So sánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông

tại tỉnh Thừa Thiên Huế .60

2.3 Khảo sát đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của VNPT Thừa thiên Huế67

2.3.2 Kiểm định sự phù hợp của thang đo và phân tích nhân tố .71

2.3.3 Kiểm định sự khác biệt của các yếu tố .86

2.3.4 Đánh giá chung của khách hàng về khả năng cạnh tranh của Viễn thông Thừa

Thiên Huế so với các công ty khác trên thị trường .90

2.3.5 Đánh giá của khách hàng về những tiêu chí khi lựa chọn dịch vụ, các đề xuất cải

tiến của khách hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh .93

2.3.6 Đánh giá của khách hàng sẽ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ trong tương lai khi có

nhu cầu .95

2.3.7 Phân tích ma trận SWOT đối với VNPT Thừa Thiên Huế .96

2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của VNPT Thừa thiên Huế.98

2.4.1 Những ưu điểm.98

2.4.2 Những hạn chế bất cập.99

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA VNPT THỪA THIÊN HUẾ .101

3.1 Định hướng phát triển của VNPT Thừa Thiên Huế.101

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Thừa Thiên Huế. .103

3.2.1 Nhóm giải pháp từ nội lực VNPT Thừa Thiên Huế .103

3.2.2 Nhóm giải pháp về kinh doanh và chăm sóc khách hàng.106

3.2.3 Nhóm giải pháp khác .108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf161 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chính là rào cản vô hình trong việc gia nhập ngành và rút lui khỏi ngành của các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này, yếu tố công nghệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của VNPT (khoảng 80%), nhưng đời sống công nghệ ngày càng ngắn lại, việc thay đổi liên tục các công nghệ mới là hoạt động tất yếu của DN trong ngành. 2.2.1.10 Năng lực nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp Công tác sáng kiến, sáng tạo khoa học công nghệ là một công tác hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để góp phần nâng cao hiệu quả của điều hành quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy đơn vị hết sức chú trọng trong việc tổ chức các hoạt động này. Trọng những năm qua, đơn vị đã huy động nhiều nguồn lực, thực thi nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đổi mới toàn diện hoạt động KHCN, phát huy sáng kiến, sáng tạo và đưa hoạt động này trở thành một phong trào rộng lớn, có sức lan tỏa lớn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo đơn vị, đặc biệt là sự phân cấp và phân quyền mạnh mẽ trong hoạt động sáng kiến, từng bước gắn sáng kiến vào hoạt động thi đua, tăng cường những biện pháp hiệu quả để khuyến khích người lao động sáng tạo đã tạo nên sự thay đổi bước đầu về nhận thức của toàn thể cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân làm việc những vị trí công tác khác nhau nỗ lực sáng tạo trong công việc. Sức sáng tạo đó được thể hiện đậm nét ở 2 mặt đó là: Sáng tạo trong công tác quản lý điều hành và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học công nghệ cải tiến kỹ thuật và tìm ra giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả. VNPT Thừa Thiên Huế đã kịp thời động viên, khen thưởng, khuyến khích các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sáng tạo sáng kiến của toàn đơn vị, được Tập đoàn công nhận là đơn vị xuất sắc trong hoạt động sáng kiến và hoạt động ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 ứng dụng VT- CNTT phục vụ hiệu quả công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn Tập đoàn. Qua 7 năm triển khai các phong trào sáng tạo, sáng kiến đã có gần 900 giải pháp sáng kiến cấp cơ sở, hơn 20 sáng kiến và đề tài cấp Tập đoàn. Hàng trăm giải pháp sáng kiến sáng tạo đã được ứng dụng thành công vào thực tiễn và đã mang lại hiệu quả cao ở đơn vị. Riêng năm 2014, đơn vị đã triển khai 5 đề tài KHCN cấp cơ sở, đóng góp hơn 70 sáng kiến, giải pháp sáng tạo, tiêu biểu như các đề tài: Tối ưu hệ thống nguồn phụ trợ mạng viễn thông của VNPT Thừa Thiên Huế, Quy hoạch truyền dẫn SDH trên toàn mạng viễn thông Thừa Thiên Huế... đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. VNPT Thừa Thiên Huế tích cực tham gia các hoạt động sáng tạo của tỉnh, như: Hội thi sáng tạo Kỹ thuật, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ, đặc biệt tại Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ lần thứ VII, năm 2014, đơn vị đã có 2 công trình dự thi và đều đạt được thành tích cao, cụ thể: Giải nhất với đề tài “Tối ưu lưu lượng IP của Viễn thông Thừa Thiên Huế”; Giải nhì với đề tài “Xây dựng hệ thống quản trị nội dung (CMS) cho các tòa soạn báo điện tử và ứng dụng triển khai Website Netcodo”. Các giải pháp sáng kiến, sáng tạo, các đề tài nghiên cứu khoa học này đã nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng cũng như góp phần tiết giảm chi phí cho đơn vị. Lợi ích thu được từ hoạt động sáng tạo và phong trào sáng kiến đã đem lại nhiều tỷ đồng cho đơn vị. Đội ngũ CBCNV thông qua việc tham gia các phong trào này cũng đã nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt các công nghệ mới đáp ứng tốt yêu cầu công việc. 2.2.2 Các nhân tố bên ngoài 2.2.2.1 Môi trường vĩ mô a. Môi trường chính trị, pháp luật Từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 2020 và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định 2618/QĐ-UBND ngày 03/12/2013 về việc phê duyệt đề cương đề án quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Thừa Thiên Huế có mức độ phát triển ngang bằng với các tỉnh, thành trong nước về lĩnh vực viễn thông; bảo đảm phát triển hạ tầng viễn thông bền vững; thu hẹp khoảng cách phát triển viễn thông giữa các vùng, miền; Các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân Phường, huyện, xã, phường, thị trấn được kết Internet vào mạng diện rộng của thành phố; đảm bảo các dịch vụ trong môi trường Internet, cho phép phát triển dịch vụ hành chính, thương mại điện tử, ngân hàng, tài chính, hải quan...; Trên cơ sở định hướng của Nhà nước, VNPT Thừa Thiên Huế đã có những định hướng chiến lược cho mình, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và nhiệm vụ chính trị. Đó chính là cơ hội cũng là thách thức cho các DN cung cấp dịch vụ viễn thông trên thị trường tiếp tục phát triển mạng lưới viễn thông của mình, góp phần vào phát triển chung KT-XH của địa phương. b. Môi trường văn hoá Khoa học công nghệ càng phát triển đã cung cấp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm, cụ thể như sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các hãng sản xuất điện thoại thông minh (Smartphone) làm cho các dòng điện thoại này luôn cải tiến tính năng và tiệp ích để giúp giới trẻ kết nối, chia sẽ với nhau nhưng thông tin mới nhất thông qua các ứng dụng như Facebook, Zalo, Người tiêu dùng liên lạc với nhau càng dễ dàng hơn qua việc kết nối di động của họ; việc thõa mãn những nhu cầu ngày trở thành thói quen trong cuộc sống bằng việc đáp ứng về chất lượng vượt trội, sự chăm sóc khách hàng tận tình, sự đa dạng và phong phú các dịch vụ gia tăng kèm theo để người tiêu dùng thấy rằng rất xứng đáng để trả thêm tiền, đây chính là một trong những yếu tố cạnh tranh của DN. Môi trường phát triển dịch vụ VT-CNTT tại Thừa Thiên Huế vẫn là thị trường đầy tiềm năng, với dân số 1.127.905 người, cơ cấu dân số trẻ với lao động từ 15 tuổi trở lên là 607.023 người nên nhu cầu về các dịch vụ VT-CNTT là rất lớn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 c. Môi trường Khoa học – Công nghệ Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ đã góp phần làm thay đổi phương thức kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thế giới và Việt Nam. Công nghệ giúp con người kết nối với nhau nhanh hơn, tiện lợi hơn, gần gũi hơn, tiết kiệm thời gian và mang đến nhiều cơ hội kinh doanh và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp VT-CNTT hội nhập kinh tế quốc tế nhanh hơn, hiệu quả hơn; giúp DN mang đến nhiều lợi ích giá trị hơn nữa cho khách hàng, cộng đồng, xã hội và địa phương Thừa Thiên Huế nói riêng, cả nước nói chung. 2.2.2.2 Môi trường vi mô Thị trường viễn thông Việt Nam đang chứng kiến những cuộc chiến về giá cước, cuộc chiến khuyến mại, cuộc đua công nghệ, chiếm giữ thị phần...khá quyết liệt. Sự cạnh tranh này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới và không chỉ giữa các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam mà còn với các công ty nước ngoài theo lộ trình mở cửa khi Việt Nam gia nhập WTO. a. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp: Sản phẩm cấp cho thị trường viễn thông hiện nay gồm hai chủng loại thiết bị chính: Thiết bị tổng đài, đường truyền và các trạm; Thiết bị đầu cuối, modem, máy vi tính... Do đó, khả năng thay thế các sản phẩm này của nhà cung cấp thể hiện vào chi phí đầu vào sản phẩm do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi của DN. Khi DN có những chiến lược phù hợp, với chính sách thương thảo hợp lý đối với nhà cung cấp, kịp thời ứng dụng công nghệ khoa học và tối ưu được thiết bị sẽ đem lại lợi nhuận lớn và gây áp lực cạnh tranh lên đối thủ của mình. b/ Áp lực của đối thủ cạnh tranh trong ngành Theo Sách trắng Công nghệ thông tin 2014, thị trường viễn thông đang chứng kiến sự thống lĩnh của 3 nhà mạng trong dịch vụ điện thoại di động, Viettel vẫn chiếm thị phần cao nhất (40,05%), MobiFone ở vị trí thứ 2 (với 21,4% thị phần) và theo sát là VinaPhone (với 19,88%). Vietnamobile chiếm thị phần cao nhất trong ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 các hãng còn lại (với 10,74% thị phần). Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông – CNTT tăng từ 5-10%/năm, doanh thu của các doanh nghiệp cũng tăng tương đương, mặc dù rào cản gia nhập ngành và rào cản rút lui .. là cao nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường Viễn thông Việt Nam, các dịch vụ mới được thiết kế và đầu tư, công nghệ mới được trang bị .. dần dần đòi hỏi sự canh tranh tăng cao và người tiêu dùng sẽ được lợi hơn. Với xu hướng này, việc cạnh tranh trong nội bộ ngành tăng cao khi đó người tiêu dùng được tôn trọng hơn. Áp lực cạnh tranh trên thị trường Viễn thông tại Thừa Thiên Huế hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào số lượng các doanh nghiệp tham gia, vẫn nội trội hơn cả là 3 DN: VNPT, Viettel và FPT. Áp lực cạnh tranh còn thể hiện qua các chính sách vĩ mô, sự quản lý Nhà nước về thị trường viễn thông trên địa bàn, việc quản lý chặt chẽ và tạo điều kiện cho các DN mới tham gia thị trường cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh và thị trường mục tiêu của DN. c/ Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn Sức hút của ngành Viễn thông – CNTT là rất lớn, hàng năm qua thị trường viễn thông luôn tăng trưởng trên 30% mỗi năm, Việt Nam với dân số gần đến 100 triệu dân đã và đang là đất nước đang phát triển thì việc sử dụng dịch vụ Viễn thông - CNTT là đối tượng khách hàng tiềm năng thực sự khổng lồ và mang lại lợi nhuận cao. Ngoài những doanh nghiệp lớn, hiện nay đã có những doanh nghiệp nhỏ được liên kết và đầu tư lớn từ các Công ty lớn trong và ngoài nước đang dần chiếm lĩnh thị trường viễn thông trong nước với nhiều dịch vụ mới phát triển. Tuy nhiên việc đầu tư vào viễn thông cần phải có nguồn lực lớn và kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại đòi hỏi luôn luôn cải tiến, đổi mới công nghệ, mặt khác thị trường hiện nay đã cơ bản được các doanh nghiệp lớn chiếm lĩnh, phân chia, nên rào cản gia nhập ngành cao. Đối với VNPT Thừa Thiên Huế, việc xác định đối tiềm ẩn vẫn chưa phải là yếu tố quan trọng trong hoạch định chiến lược nên chưa đáng lo ngại. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 59 c/ Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế Xác định các sản phẩm, dịch vụ thay thế chính là sản phẩm, dịch vụ có cùng công năng như sản phẩm, dịch vụ của ngành cung cấp trên thị trường. VNPT Thừa Thiên Huế đang tận dụng khai thác hạ tầng mạng di động và đường truyền bao gồm IPTV, IP DSLAM, Mytv, ADSLx ... cung cấp hệ thống thuê kênh riêng, hệ thống educare cho ngành giáo dục, hệ thống CNTT cho ngành y tế ... đã và đang đem lại lợi nhuận và là sản phẩm thay thế hiệu quả trong giai đoạn chiến lược hiện nay. Ngoài ra luôn tập trung vào thế mạnh riêng để tiếp tục mở rộng thị phần và đặc biệt là giữ chân khách hàng. Cùng với sự đa dạng sản phẩm điện thoại thông minh (Smart Phone) một xu hướng mới là những người sở hữu điện thoại có thể sử dụng đa dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí, điều này làm ảnh hưởng khá lớn tới doanh thu của các mạng di động.. Tuy nhiên, nhìn chung áp lực của sản phẩm, dịch vụ thay thế đối với Ngành và đối với VNPT Thừa Thiên Huế trong giai đoạn này là chưa cao. e/ Áp lực từ phía khách hàng mục tiêu Phát triển thuê bao là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu của các DN viễn thông trong điều kiện thị trường hiện nay đã gần như bão hòa, cộng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng. Quyền lựa chọn dịch vụ đang nằm trong quyết định của khách hàng. Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ, về mặt giá cả, sự tiện lợi, thái độ phục vụ, .mặc khác, sức ép của xã hội rất lớn vì sự cạnh tranh trong môi trường kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Các khách hàng lớn, khách hàng là DN cũng phải chịu sức ép giảm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh, trong đó có chi phí cho thông tin liên lạc. Khách hàng của VNPT Thừa Thiên Huế hiện nay gồm có khách hàng là cá nhân, hộ gia đình (tư nhân); khách hàng là các DN trong nước, liên doanh, các cơ quan nhà nước, các trường học, bệnh viện, các tổ chức xã hội, và các nhà khai thác dịch vụ VT khác. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Khách hàng là người rất nhạy cảm và khó tính, VNPT Thừa Thiên Huế cần phải quan tâm hơn về các giải pháp chính sách hiệu quả hơn: Giá cả, giải pháp phát triển thuê bao, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển dịch vụ mới,.. 2.2.3 So sánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.3.1 Giới thiệu tổng quan các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế Tại Thừa Thiên Huế có nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực VT-CNTT, tuy nhiên DN cung cấp hạ tầng viễn thông khá hoàn chỉnh chỉ gói gọn trong 5 DN chính: gồm VNPT, Viettel, FPT, Mobifone. Một số logo điển hình của các DN đang sử dụng trên địa bàn. Hình 2.8: Logo thương hiệu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VT-CNTT Nguồn: Tổng hợp của tác giả. a) Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Với hơn 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Một số sản phẩm dịch vụ chính như sau: - Dịch vụ điện thoại cố định (hữu tuyến và vô tuyến GPhone), cung cấp trên toàn quốc tại 63 tỉnh thành phố do VNPT các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý. - Dịch vụ điện thoại di động gồm: VinaPhone và MobiFone (đến năm 2014), ra đời từ năm 1996, đây là những mạng di động lớn trong nước hiện nay; năm 2009 các mạng đã phát triển lên công nghệ 3G, ngoài việc cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao còn cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích phong phú cho người dùng.. - Dịch vụ truy nhập Internet (MegaVNN/xDSL, FTTH); các dịch vụ thuê kênh riêng, truyền số liệu (Leased Line), mạng riêng ảo (WAN). Ngoài ra VNPT còn cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như điện thoại miễn cước người gọi 1800, dịch vụ thông tin giải trí thương mại 1900, thông tin kinh tế xã hội 108x, các dịch vụ trên Vinasat1, truyền hình internet (MyTV). b) Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2079/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009. Hiện đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ như sau:  Dịch vụ điện thoại cố định (hữu tuyến và vô tuyến).  Dịch vụ điện thoại di động: Viettel Mobile ra đời năm 2002 và chính thức đi vào khai thác kinh doanh ngày năm 2004. Sau chưa đầy một năm hoạt động Viettel mobile đạt tốc độ phát triển thần kỳ - đạt được 01 triệu thuê bao.  Dịch vụ truy nhập Internet ADSL. Ngoài ra Viettel còn cung cấp các dịch vụ gia tăng và dịch vụ nội dung khác như: thuê kênh truyền dẫn trong nước và quốc tế, dịch vụ truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình. c) Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Được thành lập ngày 31/01/1997, trải qua hơn 10 năm phát triển, FPT Telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ trực tuyến; các dịch vụ FPT Telecom cung cấp gồm: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62  Dịch vụ Internet băng rộng (xDLS, FTTH).  Dịch vụ điện thoại cố định (iVoice).  Dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ gia tăng khác. d) Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội: Được thành lập vào ngày 8 tháng 4 năm 2009 trên cơ sở thoả thuận hợp tác giữa Hutchison Telecom Group và Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội, Vietnamobile là một thành viên của Hutchison Asia Telecom, bao gồm các nhà cung cấp viễn thông di động tại các thị trường đang nổi như Indonesia, Việt Nam, Sri Lanka. Hutchison Asia Telecom hiện là thành viên chính của chi nhánh Viễn thông thuộc tập đoàn Hutchison Whampoa, bao gồm 3 Group – tập đoàn triển khai các hoạt động 3G tại Australia, Áo, Đan Mạch, Hong Kong, Ireland, Italy, Macau, Thụy Điển và Vương Quốc Anh. Hiện Vietnamobile chủ yếu chỉ mới cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu di động trên công nghệ GSM/EDGE; đến nay, Vietnamobile đã phủ sóng 50 tỉnh thành trong cả nước. e) Công ty Cổ phần Viễn Thông Di Động Toàn Cầu (Gtel Mobile JSC): Được thành lập ngày 8/7/2008, dưới hình thức công ty liên doanh giữa Tổng Công ty viễn thông Toàn cầu (GTel Corp) và Tập đoàn VimpelCom (Liên bang Nga). GTel Mobile JSC chính thức trở thành doanh nghiệp viễn thông 100% vốn trong nước vào năm 2012. Là nhà cung cấp và khai thác các dịch vụ viễn thông di động trên nền tảng công nghệ GSM/EDGE. Để triển khai hệ thống mạng viễn thông di động của mình, GTEL Mobile JSC đã và đang hợp tác với rất nhiều tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới như Alcatel Lucent, Ericsson, Huawei, Comverse, IBM, ..qua đó xây dựng được các hệ thống thiết bị mạng của Công ty thuộc hàng tiên tiến nhất trên thế giới. Cho đến tháng 8/2012, GTel Mobile JSC khai thác và sử dụng thương hiệu BeelineVN tại thị trường viễn thông Việt Nam. Tháng 9/2012, GTel Mobile JSC công bố và chính thức tái cung cấp dịch vụ dưới thương hiệu mới Gmobile thay thế cho thương hiệu BeelineVN. ► Dịch vụ VT-CNTT và doanh nghiệp cung cấp Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các DN hiện nay được chính thức cấp phép hoạt động SXKD theo từng loại dịch vụ VT-CNTT. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 Thống kê cho thấy, các DN cung cấp dịch vụ VT-CNTT trong nước bao gồm một số DN chủ đạo như sau: Bảng 2.9: Sản phẩm dịch vụ các DN viễn thông cung cấp trong nước năm 2014 Tên Doanh Nghiệp Các dịch vụ VT-CNTT cung cấp Điện thoại cố định Điện thoại di động Truy nhập internet Dịch vụ gia tăng Dịch vụ VT-CNTT khác VNPT x x x x x Viettel x x x x x FPT - - x x - Vietnamobile - x - - - Gmobile - x - - - Nguồn: Tổng hợp của tác giả tính đến hết năm 2014 Từ bảng tổng hợp trên, nhận thấy rằng VNPT và Viettel là hai đơn vị cung ứng thị trường viễn thông hầu hết toàn bộ các loại dịch vụ từ cố định, điện thoại di dộng, các dịch vụ gia tăng, internet và các dịch vụ khác. Điều này cũng thể hiện rõ những lợi thế cạnh tranh của DN mạnh trên thị trường viễn thông và tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các DN nhỏ hơn. 2.2.3.2 Đánh giá tổng quan về năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế a. Nhân sự Qua Bảng 2.10 cho thấy cơ cấu nhân sự của VNPT Thừa Thiên Huế chiếm nhiều nhất trong các DN viễn thông trên địa bàn, tuy nhiên nhìn vào tỷ trọng của các thành phần thì lượng trung cấp và sơ cấp khá cao 52,3%, đây chính là sự tồn tại của quá trình kế thừa nhân sự từ chia tách của Bưu Điện tỉnh Thừa Thiên Huế cũ, đối với yêu cầu ngày càng sử dụng công nghệ cao và ứng dụng khoa học cải tiến sản xuất, thì tỷ lệ này ảnh hưởng rất nhiều đến sự cạnh tranh của DN. Viettel Thừa Thiên Huế ra đời muộn hơn VNPT Thừa Thiên Huế rất nhiều tuy nhiên dễ dàng nhận thấy tỷ trọng đại học trong cơ cấu lao động lớn 53,1% được đánh giá có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao hơn. FPT cũng có cơ cấu lao động trình độ cao, đại học tỷ trọng 57,9% là điều kiện dễ dàng trong việc nắm bắt chương trình, chiến lược và chính sách triển khai sản phẩm dịch vụ ra thị trường. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Bảng 2.10: So sánh trình độ học vấn các DN viễn thông năm 2014 Đvt: Người Trình độ VNPT TT Huế VIETTEL Huế FPT Huế VIETTEL Huế/ VNPT TT Huế FPT/VNPT TT Huế Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) +/_ % +/_ % Trên đại học 21 4.1 15 5.1 3 3.2 -6 71.4 -18 14.3 Đại học/Cao đẳng 225 43.6 156 53.1 55 57.9 -69 69.3 -170 24.4 Trung cấp, sơ cấp 270 52.3 123 41.8 37 38.9 -147 45.6 -233 13.7 Tổng 516 100 294 100 95 100 -222 57.0 -421 18.4 Nguồn: Từ Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế 2014 [23] b. Kênh phân phối Bảng 2.11: So sánh kênh phân phối các DN viễn thông năm 2014 Địa bàn Huyện/Thành phố SỐ ĐIỂM ĐẠI LÝ VIETTEL Huế/VNPT Huế FPT Huế/VNPT Huế VNPT Huế VIETTEL Huế FPT Huế +/_ % +/_ % TP Huế 256 305 158 49 119,1 -98 61,7 Hương Trà 83 76 30 -7 91,6 -53 36,1 Phong Điền 42 36 25 -6 85,7 -17 59,5 Quảng Điền 70 72 30 2 102,9 -40 42,9 Hương Thủy 61 80 55 19 131,1 -6 90,2 Phú Vang 91 101 50 10 111,0 -41 54,9 Phú Lộc 93 84 45 -9 90,3 -48 48,4 Nam Đông 56 30 15 -26 53,6 -41 26,8 A Lưới 43 35 10 -8 81,4 -33 23,3 Tổng cộng 795 819 418 24 103 -377 52,6 Nguồn: Từ Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế 2014 [23] ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Từ bảng 2.11 cho thấy, kênh phân phối của Viettel Thừa Thiên Huế nhiều hơn so với VNPT Thừa Thiên Huế và FPT, với việc phát triển ồ ạt các điểm đại lý tại các trung tâm đô thị, Viettel đang ngày càng thể hiện sức mạnh cạnh tranh trên thị trường của mình, điều này nói lên rằng năng lực cạnh tranh của Viettel ngày càng mạnh, các dịch vụ tung ra thị trường đang dần chiếm lĩnh ưu thế; VNPT Thừa Thiên Huế là đơn vị mặc dù hoạt động trên địa bàn nhiều năm, đã có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tuy nhiên trước áp lực của các DN mới vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển hệ thống kênh phân phối của mình, với 795 điểm đại lý nhưng vẫn thấp hơn Viettel, chưa kể sự cạnh tranh ngày càng lớn mạnh của FPT. c. Dung lượng mạng lưới Hình 2.9: Số trạm BTS của các DN trên địa bàn Thừa Thiên Huế năm 2014 Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông năm 2014 [23] Theo báo cáo đánh giá của Sở Thông tin và Truyền thông thì tỷ lệ tăng trưởng thị phần và đầu tư mạng lưới của Viettel Thừa Thiên Huế rất nhanh so với VNPT Thừa Thiên Huế, từ hình 2.9 cho thấy Viettel hiện là DN có nhiều trạm BTS phát sóng thông tin di động nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với 352 trạm nhiều hơn VNPT Thừa Thiên Huế 100 trạm, điều này chứng tỏ Viettel Thừa Thiên Huế dành rất nhiều nguồn vốn tập trung đầu tư vào phát triển mạng di động rộng khắp và giành lấy thị phần cũng như tăng cường sự nhận biết thương hiệu đến khách hàng. Về dung lượng xDSL (port) trong năm 2014 Viettel và FPT đã đầu tư rất nhiều và triển khai nhiều chính sách thu hút khách hàng từ thị trường dịch vụ băng rộng mà hiện nay VNPT đang chiếm lĩnh tại Thừa Thiên Huế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 Bảng 2.12: Dung lượng mạng lưới các DN viễn thông tại Thừa Thiên Huế năm 2014 Năng lực VNPT Huế VIETTEL Huế FPT Huế VIETTEL Huế/VNPT Huế FPT/VNPT Huế +/_ % +/_ % 1. Dung lượng ĐTCĐ (số) 114.477 0 0 -50.914 55,3 -113.877 - 2. Dung lượng xDSL (port) 95.249 76.199 10.000 -19.050 80,0 -85.249 10,5 3. Số trạm BTS (trạm) 252 352 0 100 139,7 -252 - 4. Km cáp các loại (km) 1.900 2.090 800 190 110,0 -1.100 42,1 Nguồn: Từ Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế 2014 [23] Từ những kết quả nghiên cứu ở phần trên, có thể thấy trong những năm qua, VNPT nói chung, VNPT Thừa Thiên Huế nói riêng đã đạt được những thành công nhất định. Trong thời gian qua (giai đoạn 2011-2015), cùng với kết quả thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh, VNPT đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận, nộp NSNN, và chỉ tiêu phát triển thuê bao..., đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và thị trường BCVT-CNTT Việt Nam nói riêng. Thế mạnh và sự khác biệt về năng lực cạnh tranh của VNPT so với các đối thủ cạnh tranh đó là đó là việc phát huy lợi thế về qui mô doanh nghiệp (qui mô mạng lưới và các điểm cung cấp dịch vụ), biết tận dụng thế mạnh về mạng lưới và khách hàng truyền thống lớn trên khắp mọi miền đất nước, tiếp tục khẳng định như thương hiệu VNPT là số một trong lĩnh vực BCVT ở Việt Nam trong con mắt khách hàng và các đối tác kinh doanh đồng thời duy trì được tận tụy và cố gắng của các CBCNV trong sự nghiệp phát triển BCVT để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. 105 Thế mạnh này được khẳng định ở việc năng lực cạnh tranh của VNPT luôn được đánh giá cao và trong nhóm đứng đầu so với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực BCVT. Mạng lưới của VNPT được ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 liên tục đầu tư mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chất lượng mạng lưới, chất lượng các dịch vụ luôn được duy trì ổn định, đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ phát triển KT-XH, chính trị, an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai... Các dịch vụ mới được tích cực đẩy mạnh triển khai đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Giá cước các dịch vụ BCVT được điều chỉnh linh hoạt, theo sát nhu cầu thị trường với nhiều gói cước đa dạng, hấp dẫn. Thương hiệu và uy tín của VNPT ngày càng được nâng cao trong cộng đồng xã hội. VNPT đã vinh dự được trao tặng Huân chương Sao vàng, danh hiệu Anh hùng lao động giai đoạn 1999-2008. Đời sống của CBCNV của VNPT liên tục được cải thiện. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, VNPT luôn được đánh giá là doanh nghiệp hàng đầu của địa phương, quy mô doanh nghiệp, đóng góp vào Ngân sách nhà nước tăng trưởng qua từng năm. Mức tăng trưởng bình quân trên 10%. VNPT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_vnpt_thua_thien_hue_0312_1912218.pdf
Tài liệu liên quan