Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh mạng dịch vụ di động Viettel tại Tiền Giang

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn.iii

Danh mục các từ viết tắt .iv

Mục lục .vi

Danh mục bảng.x

Danh mục mô hình, sơ đồ.xi

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.1

2. Câu hỏi nghiên cứu .3

3. Mục tiêu nghiên cứu .3

3.1 Mục tiêu chung.3

3.2 Mục tiêu cụ thể.3

4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận.3

4.1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu .3

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu. 4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.5

5.1 Đối tượng nghiên cứu.5

5.2 Phạm vi nghiên cứu .5

6. Hạn chế của đề tài .5

7. Kết cấu của luận văn.6

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG.7

1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh.7

1.1.1 Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh .7

1.1.2 Các loại hình cạnh tranh .8

1.1.3 Cạnh tranh của doanh nghiệp .11

1.1.4 Vai trò của cạnh tranh.12

1.2 Năng lực cạnh tranh .13

1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh .13

1.2.2 Mối quan hệ giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh.14

1.2.3 Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .16

1.2.4 Lợi thế cạnh tranh.20

1.2.5 Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh.21

1.3 Những đặc thù trong cạnh tranh của ngành viễn thông .22

1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông.22

1.3.2 Năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ viễn thông.28

1.4 Bối cảnh chung về bưu chính viễn thông trên thế giới và trong nước.43

1.4.1 Bối cảnh thế giới.43

1.4.2. Bối cảnh trong nước .44

1.5 Một số bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh trên thế giới .45

1.5.1 Doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Singapore - Starhub.45

1.5.2 Viễn thông Trung Quốc - kinh nghiệm hậu WTO .49

Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh mạng dịch vụ di động

của Chi nhánh Viettel Tiền Giang .52

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang .52

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội .52

2.1.2 Tình hình môi trường ngành trên địa bàn Tỉnh .53

2.2 Khái quát về Tập đoàn Viễn thông quân đội và chi nhánh Viettel Tiền Giang.56

2.2.1 Sự ra đời Tập đoàn Viễn thông Quân đội.56

2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển - các mốc đánh dấu nâng cao năng lực

cạnh tranh mạng dịch vụ di động của Chi nhánh Viettel Tiền Giang .57

2.2.3 Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc

Chi nhánh Viettel Tiền Giang.59

Trường Đại học Kinh tế Huếviii

2.2.4 Một số đặc điểm khác biệt của Viettel so với các doanh nghiệp cùng

ngành .61

2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh mạng dịch vụ di động của chi nhánh Viettel

Tiền Giang.64

2.3.1 Cạnh tranh về hệ thống mạng lưới và chất lượng mạng .64

2.3.2 Cạnh tranh về giá cước.68

2.3.3 Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng .70

2.3.4 Cạnh tranh về thương hiệu và thị phần.72

2.4 Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của mạng di động Viettel tạiTiền Giang.76

2.4.1 Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’sAlpha.77

2.4.2 Một số thông tin cơ bản của khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin diđộng .78

2.4.3 Các tiêu chí của khách hàng khi lựa chọn mạng thông tin di động.80

2.4.4 Nguồn thông tin để khách hàng khi lựa chọn mạng thông tin di động .82

2.4.5 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ thông tin di động của khách hàng.84

2.4.6 Phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Chi

nhánh Viettel Tiền Giang .87

2.4.7 Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của các nhân tố thành viên.91

Kết luận Chương 2 .98

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

MẠNG DỊCH VỤ DI ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH VIETTEL TIỀN GIANG.101

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh Viettel Tiền Giang trong thời

gian tới.101

3.1.1 Về tổ chức bộ máy, cơ chế chính sách và quản lý điều hành.101

3.1.2 Về kinh doanh.101

3.1.3 Về kỹ thuật.102

3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.102

3.2.1 Giải pháp về mô hình tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .102

3.2.2 Giải pháp liên quan đến chất lượng sản phẩm dịch vụ.104

3.2.3 Quy hoạch lại hệ thống kênh phân phối .105

3.2.4 Giải pháp về tích hợp các ứng dụng công nghệ .106

3.2.5 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng .106

3.2.6 Giải pháp về truyền thông .108

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.110

1. Kết luận .110

2. Kiến nghị .113

2.1 Đối với Chính phủ.113

2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.113

Danh mục tài liệu tham khảo.114

Phụ lục .117

Biên bản của Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ kinh tế

Bản nhận xét của Uỷ viên phản biện

pdf175 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh mạng dịch vụ di động Viettel tại Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏ nên tung ra nhiều chương trình khuyến mãi lớn: khuyến mãi thẻ cào 300%, gọi nội mạng miễn phí: “5 ngàn/2 ngày” hay chương trình sim nhà nông với 5 giờ gọi miễn phí/ngày. Đối tượng khách hàngVNMobile quan tâm nhất là học sinh, sinh viên cũng đã thu về kết quả tương đối khả quan theo khảo sát thực tế tại kênh điểm bán thị phần đến tháng 10.2012 là 7%. Sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh viễn thông ngày càng rõ rệt với các đối thủ nhỏ như VN Mobile, Gmobile. Các đối thủ này mặc dù mới nhưng đã có các chính sách rất tốt hướng đến phân khúc thị trường khách hàng là giới trẻ, học sinh, sinh viên với sim giá rẻ tài khoản cao.  Về các chương trình bán hàng  Mobifone: Tổ chức bán hàng trực tiếp tại cổng các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, sử dụng các bộ kit có mệnh giá rẽ phù hợp với lớp khách hàng là công nhân, tổ chức các chương trình bán hàng lưu động chuyên nghiệp (có xe ô tô chuyên chở nhà bạt, tivi phát TVC, nhân viên bán hàng là nữ đuợc trang bị đồng phục váy bắt mắt, và hàng bán có kèm tặng phẩm giá trị cao hơn giá sản phẩm). Triển khai chương trình “ Thần tài di hành” nhằm chăm sóc kênh bán hàng  Vinaphone: Tăng cường quảng bá thương hiệu qua tài trợ các gameshow trên đài Truyền hình Tỉnh và tổ chức bán hàng lưu động tại các trường học, cơ quan tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn huyện, đưa các chương trình KM kit hấp để thu hút lớp khách hàng là công nhân, nông dân.  Về dịch vụ cố định  VNPT: tăng cường xây dựng chương trình khuyến mại cho dịch vụ cố định, treo băng rôn khu vực đông dân trên các khu vực trung tâm thành phố, thị xã, trung tâm các huyện, có nhiều thuận lợi do hạ tầng mạng lưới phủ khắp và kín các tuyến đường từ đô thị đến nông thôn.  FPT: kinh doanh qua đội ngũ CTV, thực hiện in các băng rôn nhỏ treo tại các Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 56 đầu đường khu vực có hạ tầng. 2.2 Khái quát về Tập đoàn Viễn thông quân đội và chi nhánh Viettel Tiền Giang 2.2.1 Sự ra đời Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 1/6/1989, tiền thân là Công ty Điện tử thiết bị thông tin, kinh doanh các dịch vụ truyền thống: khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, XNK các thiết bị Viễn thông và dịch vụ bưu chính. - Giai đoạn 1989 - 1995: thời kỳ sơ khai, hình thành. Công ty được rèn luyện và trưởng thành qua các công trình xây lắp thiết bị, nhà trạm viễn thông và các cột ăngten cho các tuyến viba. Đến năm 1995 được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel). - Giai đoạn 1996 - 1997: Thời kỳ Viettel lập dự án kinh doanh các dịch vụ BCVT. - Giai đoạn 1998 -2000: Viettel được cấp phép kinh doanh dịch vụ BCVT, hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Năm 1999 triển khai thử nghiệm và chính thức kinh doanh dịch vụ trung kế vô tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu và xây dựng dự án xin phép thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP. Tháng 9/1999 nghiệm thu bàn giao tuyến đường trục cáp quang 1A, dài gần 2,000 km với 19 trạm chính; là đường trục dầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam tự thiết kế, thi công, không có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài. Đây là công trình đánh dấu nhiều sáng kiến mang tính đột phá của Viettel. Tháng 2/2000 Viettel được cấp phép khai thác thử nghiệm dịch vụ VoIP (mã số 178). Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong sản xuất kinh doanh BCVT của Viettel. Tháng 9/2000 thống nhất và ký thoả thuận kết nối cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP đầu tiên ở Việt Nam với VNPT; tiến hành các thủ tục thuê kênh, tập Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 57 huấn kỹ thuật để chuẩn bị triển khai dự án; đồng thời làm các thủ tục xin cấp phép dự án VoIP quốc tế. - Giai đoạn 2001 - 2003: Triển khai hạ tầng Viễn thông, mở rộng các loại hình dịch vụ Viễn thông, liên tục củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức. Đây là thời kỳ một loạt các đơn vị thành viên của Viettel được thành lập: Trung tâm điện thoại cố định; Trung tâm Công nghệ thông tin và dịch vụ kỹ thuật; Trung tâm Mạng truyền dẫn; Trung tâm ĐTDĐ là tiền thân của các Công ty thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ Viễn thông sau này. Việc thành lập các Trung tâm theo hướng tách riêng các dịch vụ cố định, di động, Internet... ra để tập trung phát triển nhanh giai đoạn đầu. - Ngày 15/10/2004, Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ ĐTDĐ. Chỉ hơn 01 tháng sau khi hoạt động, Viettel đã có 100.000 KH; gần 01 năm sau Viettel đón KH 01 triệu; ngày 21/7/2006 đón KH thứ 04 triệu, tháng 12/2006 đã vượt con số trên 7 triệu KH, và đến hết tháng 12/2012 là hơn 40 triệu KH thực. Là mạng di động phát triển nhanh nhất, sau hơn 10 năm chính thức kinh doanh đã có hơn 53.000 trạm BTS trên toàn quốc. Xây dựng và định vị thương hiệu trên thị trường, làm cho câu Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Tất cả mọi hoạt động kinh doanh, các hoạt động xã hội đều đi theo triết lý kinh doanh “Quan tâm, chăm sóc và sáng tạo, đột phá”. 2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển - các mốc đánh dấu nâng cao năng lực cạnh tranh mạng dịch vụ di động của Chi nhánh Viettel Tiền Giang - Chi nhánh Viettel Tiền Giang được thành lập vào ngày 15/03/2004, được lấy tên ban đầu là Trung tâm Viễn thông Tiền Giang - Trực thuộc Trung tâm điện thoại đường dài, với quân số ban đầu có 8 người, tập trung chủ yếu kinh doanh dịch vụ điện thoại đường dài 178. Kết quả kinh doanh trong năm 2004 chưa đáng kể, chỉ là bước đầu khai trương đi quảng bá dịch vụ 178. Trư ờ g Đạ i họ Ki tế H uế 58 - Tháng 4/2005, một sự kiện lớn đến với toàn bộ CBCNV Công ty nói chung và Trung tâm Viễn thông Tiền Giang đó là quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội ngày 06/04/2005. Đồng thời, Trung tâm chính thức đưa vào kinh doanh dịch vụ Internet, Tổng Giám đốc Tổng công ty Viễn thông Quân đội đã ra quyết định số 2426/QĐ-TCTVTQĐ về việc chuyển giao nguyên trạng 62 trung tâm viễn thông tỉnh, thành phố thuộc các công ty điện thoại cố định, công ty điện thoại di động về trực thuộc Tổng công ty (TCT) Viễn thông Quân đội trực tiếp quản lý. - Đến 31/03/2008 Chi nhánh Viễn thông Tiền Giang tách thành 2 chi nhánh: Chi nhánh Kinh doanh và Chi nhánh Kỹ thuật Tiền Giang. - Năm 2009, theo Chỉ thị số 94/CT-TCT-TD về việc triển khai xây dựng phát triển hạ tầng năm 2009 nội dung chủ yếu là quang hoá 100% các xã trên toàn quốc với quan điểm: trồng cột tự lực về hạ tầng, hạn chế tối đa phụ thuộc vào điện lực. - Năm 2009 cũng là năm đầu tiên Tổng công ty triển khai lắp đặt thiết bị 3G tại Tiền Giang Tổng công ty đã giao cho Chi nhánh lắp đặt và phát sóng 134 Node. Giai đoạn từ năm 2004-2008 đây là thời kỳ sơ khai triển khai mạng dịch vụ di động tại Tiền Giang. Theo chỉ đạo của Công ty, cũng như sự quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh Viettel Tiền Giang là tập trung phát triển hạ tầng mạng lưới, đẩy nhanh tốc độ phát triển thuê bao để có được thị phần ưu thế với câu thành ngữ “ Lấy nông thôn bao vây thành thị” đây là thành ngữ xuyên suốt trong thời kỳ này vì không có hạ tầng thì không thể phát triển được thuê bao, mà thuê bao thì chỉ còn ở nông thôn. Kết quả đạt được của Chi nhánh trong thời gian này là rất khả quan với sự ra đời 142 trạm BTS, 250.000 thuê bao thực phát sinh cước, doanh thu thì năm sau gấp đôi năm trước. Giai đoạn từ 2009-2012, Chi nhánh nhận định đây là thời gian còn lại để tăng thị phần đến mức có thể, chú trọng vừa tăng tốc phát triển hạ tầng vừa tập trung bổ sung mạng lưới mang tính có chiều sâu. Kết quả là đã phát triển được 237 trạm BTS 2G, 313 trạm BTS 3G. Về thuê bao lũy kế đến hết năm 2012 đã đạt được con số hơn 600.000 thuê bao thực tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2008. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 59 2.2.3 Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Chi nhánh Viettel Tiền Giang. * Mô hình tổ chức Chi nhánh Viettel Tiền Giang. Chi nhánh Viettel Tiền Giang một Chi nhánh trực thuộc Công ty Viễn thông quản lý (VTT). Bộ máy lãnh đạo có chức năng quản lý cao nhất là Ban Giám đốc Chi nhánh gồm 04 người:  01 Giám đốc (GĐ) phụ trách điều hành chung.  03 Phó GĐ phụ trách các công việc như sau:  01 Phó GĐ phụ trách nội chính, điều hành phòng Chính trị, phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị, công tác đoàn thể (Công đoàn, Thanh niên...) mảng công tác hành chính văn phòng của phòng Tổng hợp.  01 Phó GĐ phụ trách kinh doanh, điều hành phòng Kinh doanh, phòng Chăm sóc khách hàng, phòng Kinh doanh các dịch vụ có dây. Phụ trách các mặt công tác như: xây dựng các kế hoạch tác nghiệp kinh doanh của Chi nhánh, điều hành trực tiếp các chỉ tiêu theo kế hoạch, tổ chức các hoạt động quảng cáo truyền thông, xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu trên địa bàn, tổ chức các hoạt động bán hàng, quản lý phát triển hệ thống kênh phân phối...  01 Phó GĐ phụ trách kỹ thuật, điều hành phòng Kỹ thuật và phòng Hạ tầng, phụ trách các mảng công việc như: công tác vận hành khai thác, tổ chức ứng cứu thông tin; công tác tối ưu nâng cao chất lượng mạng lưới (mạng vô tuyến, truyền dẫn, cố định); công tác phát triển hạ tầng; công tác bảo quản bảo dưỡng thiết bị, các trang thiết bị công cụ dụng cụ... Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 60 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Viettel Tiền Giang Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 61 2.2.4 Một số đặc điểm khác biệt của Viettel so với các doanh nghiệp cùng ngành Viettel là một DN hoạt động với hai nhiệm vụ chiến lược: Kinh tế kết hợp với Quốc phòng. Chính vì vậy, Viettel được sự ủng hộ và hậu thuẫn rất lớn từ phía Bộ Quốc phòng. Điều này làm cho Viettel có sự khác biệt cơ bản và trở thành lợi thế của Viettel so với các DN khác cùng ngành. Bộ Tư lệnh, Bộ Quốc phòng hỗ trợViettel  Về chính sách Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh (BQP, BTL) hỗ trợ Viettel rất nhiều trong quá trình thành lập và phát triển. Có thể nói, nếu không có BQP thì không có Công ty Viễn thông Quân đội. Bộ BCVT quy hoạch 06 DN hạ tầng: VNPT, Viettel, ETC, SPT, Hà Nội Telecom, Vishipel, ngoài VNPT chỉ có Viettel là có đủ tất cả các giấy phép hoạt động, trong đó đặc biệt quan trọng là giấy phép cung cấp dịch vụ di động. Nếu không phải là Quân đội, Viettel sẽ không được chọn làm thử VoIP vào thời điểm năm 2000 (lúc đó còn có SPT, VoIP chính là dịch vụ mở đường và khai sinh cho sự phát triển của Tổng công ty). VoIP là bước mở cửa rất khó khăn, nhưng do sự tin cậy đối với Quân đội rất cao và nếu có lợi nhuận thì là cũng để phục vụ cho nhiệm vụ ANQP. Viettel là đơn vị xuất thân từ Quân đội nên mang trong mình đầy đủ các tố chất của người lính, truyền thống kỷ luật, quyết tâm cao của Quân đội. Viettel có tính kỷ luật cao, làm việc quên mình và đến cùng, có tinh thần tương ái, yêu mến đồng đội, đồng cam cộng khổ, gần gũi, đoàn kết, đây là sức mạnh rất quan trọng của Viettel để có thành công hôm nay. Hình ảnh Quân đội trong dân chúng còn rất tốt đẹp. Họ tin Quân đội kinh doanh nghiêm túc, họ ủng hộ sử dụng dịch vụ của Viettel. Uy tín của Quân đội nghiễm nhiên Viettel được thừa hưởng. Trong dư luận gọi VNPT là Bưu điện và gọi Viettel là Quân đội, đó là dịch vụ của Quân đội, cách gọi rất thân thiện.  Phát triển hạ tầng Viettel thuộc BTL nên được chuyển một phần dung lượng dư thừa sang kinh doanh (1/8 dung lượng) và do đó mới có hạ tầng truyền dẫn trên đường trục 1A. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 62 Do có sự hậu thuẫn của BTL và BQP, Viettel mới có thể hợp tác với Tổng Công ty đường sắt để có đường trục mới 1B dung lượng gấp 4 lần 1A, thời gian triển khai nhanh gấp 3 lần (1,5 năm so với 5 năm), đầu tư giảm gần 3 lần (20 triệu USD so với 50-60 triệu USD). Viettel mạnh hơn tất cả các DN mới khác ở chỗ BTL và các đơn vị đã giúp đỡ Viettel trong việc lắp đặt thiết bị, xây dựng rất nhiều nhà trạm trên toàn quốc, được cấp hàng chục ngàn m2 đất trên toàn quốc, tại nhiều vị trí quan trọng như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Đây là tài sản vô giá mà không phải DN nào cũng có.  Nguồn nhân lực Một trong những khó khăn lớn của các DN mới là thiếu nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, có khả năng quản lý, có kinh nghiệm. Viettel là một DN phát triển nhanh nên thiếu nhân lực nghiêm trọng. BTL đã điều động về Viettel gần 50 sỹ quan, trong đó có nhiều cán bộ giỏi làm nòng cốt, đây là sự giúp đỡ vô giá. Viettel đóng góp cho Bộ Tư lệnh, Bộ Quốc phòng  Nhận thức của Tổng công ty BQP đã quán triệt chỉ giữ lại những công ty nào có gắn kết với việc tăng tiềm lực quốc phòng, còn lại nếu không thì không giữ. Bởi vậy Viettel đã lấy định hướng kết hợp Kinh tế - Quốc phòng làm định hướng đầu tiên. Các DN kinh doanh thuần túy khá không có định hướng này. Viettel xác định đứng trong đội hình BTL là thuận lợi nhất cho sự phát triển và thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cho mạng thông tin Quân sự.  Tạo nên hạ tầng thứ hai cho BQP Truyền dẫn 64/64 tỉnh, thành đến cấp huyện, xã. Ở những nơi mạng Quân sự chưa có truyền dẫn, Viettel sẽ cấp để đấu nối các tổng đài quân sự. Ở những nơi dung lượng lớn sẽ cấp lại: quy hoạch viba xuông đồng bằng Sông Cửu Long: 155 Mb/s hoặc 32E1, cấp lại BTL 8E1. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 63 Đầu tư các tuyến mới: 1B; tuyến đi Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang Công ty kinh doanh được thì có vốn để đầu tư hạ tầng và đây cũng chính là hạ tầng của BTL. Tại các tỉnh, thành lớn, các kết nối luồng giữa tổng đài Quân sự với tổng đài Bưu điện hiện nay đang chạy trên tuyến đường truyền cáp quang do Viettel đầu tư.  Xây dựng các ứng dụng quân sự trên mạng của Viettel Truyền báo Quân đội trên mạng VoIP của công ty: Viettel đã sử dụng mạng tốc độ cao để truyền báo Quân đội nhân dân tới các điểm in báo ở Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Viettel trong một tháng đã đưa báo Quân đội nhân dân lên Internet, trong số năm cơ quan ngôn luận lớn nhất của đất nước là : báo Nhân dân, Quân đội, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam và Truyền hình thì báo Quân đội nhân dân lên Internet chậm nhất, do chúng ta thiếu hạ tầng và nhân lực. Viettel đã đầu tư 35 tỷ đồng vào các ứng dụng quân sự trên mạng di động:  Cell Broadcast: báo động toàn quân - 15 tỷ  VPN: tạo mạng di động dùng riêng cho Quân đội -20 tỷ  Hệ thống rada phát hiện máy bay tầm thấp: giải pháp của Siemens Năm 2004, Viettel đầu tư một trạm Hup VSAT khoảng trên 20 tỷ đồng kết hợp kinh doanh với quốc phòng, ứng dụng vệ tinh VSAT cho vùng sâu, biên giới, hải đảo. Năm 2009, Viettel đã đầu tư toàn bộ hệ thống cầu truyền hình cho Bộ Quốc phòng phục vụ họp giao ban trực tuyến trên toàn quốc góp phần giàm tối đa chi phí.  Trách nhiệm xã hội Viettel coi đóng góp vào sự phát triển xã hội là trách nhiệm, nhất là khi kinh doanh có lãi. Hỗ trợ các hoạt động của BQP, BTL: các hội nghị, tham gia và hỗ trợ các hội chợ do Cục Kinh tế BQP tổ chức. Đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, quỹ người nghèo, tặng báo Quân đội nhân dân cho các xã nghèo, khó khăn và vùng An toàn khu của tỉnh Thái Nguyên, tặng điện thoại cho xã kết nghĩa BTL thông tin. Tạo công ăn việc làm cho con em cán bộ trong BQP, BTL thông tin. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 64  Tạo hình ảnh tốt về Quân đội làm kinh tế Nếu Viettel kinh doanh tốt, tạo nên một tên tuổi, một thương hiệu thì cũng làm tăng uy tín của BQP, BTL. Viettel được dư luận coi là có công trong việc tạo ra cạnh tranh trong viễn thông và họ coi đó là quân đội làm. 2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh mạng dịch vụ di động của chi nhánh Viettel Tiền Giang Thị trường thông tin di động tại Tiền Giang hiện nay được đánh giá là thị trường tiềm năng đứng thứ hai ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chỉ sau An Giang bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế và là cửa ngõ của miền Tây. Vậy chi nhánh Viettel Tiền Giang đã làm gì để thực hiện mục tiêu dài hạn là trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động số 1 tại Tiền Giang? 2.3.1 Cạnh tranh về hệ thống mạng lưới và chất lượng mạng Thực hiện theo định hướng của Công ty, chi nhánh Viettel Tiền Giang luôn quan tâm đến KH và đầu tư dựa trên nhu cầu thị trường, chú trọng đến chiến lược kinh doanh, chính sách KH và dịch vụ GTGT. Ngay từ khi thành lập, chi nhánh Viettel Tiền Giang đã có một chiến lược đầu tư đúng đắn khi mở rộng vùng phủ sóng sâu rộng trên phạm vi 169 xã phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Chưa có DN nào trên địa bàn có tốc độ phát triển nhanh như chi nhánh Viettel Tiền Giang, nhanh trong phát triển hạ tầng, nhanh trong chiếm lĩnh thị trường và nhanh trong việc thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Chiến lược phát triển nhanh đã được chi nhánh Viettel Tiền Giang áp dụng xuyên suốt từ Công ty tới Phòng ban chi nhánh và đến từng CBCNV tại các huyện trên địa bàn ngay từ khi gia nhập thị trường Viễn thông vào năm 2004. Khi đó, chi nhánh Viettel Tiền Giang chưa hề có một hạ tầng riêng nhưng chỉ sau 09 năm (từ năm 2004), chi nhánh Viettel Tiền Giang đã dựng lên một mạng di động có vùng phủ sóng sâu rộng nhất với 379 trạm phát sóng 2G và 318 trạm 3G trên toàn tỉnh, về hạ tầng truyền dẫn đã quang hóa đến 100% xã, có 11 cửa hàng đa dịch vụ và 1 siêu thị, trên 200 nhân viên tại địa bàn có thể chăm sóc KH một cách tốt nhất. Sau gần 09 năm, chi nhánh Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 65 Viettel Tiền Giang có hơn 1 triệu thuê bao đăng ký, trong đó có 700 nghìn thuê bao thực (thuê bao active). Bảng 2.3: Tổng doanh thu và nhân lực của Chi nhánh Viettel Tiền Giangthời kỳ 2008 - 2012 Thời gian 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu Số tuyệt đối (tỷ đồng) 191,222 312,151 348,990 573,824 598,078 % tăng trưởng 248 163 112 103 108 Nhân lực Số tuyệt đối (người) 77 109 187 191 196 % tăng trưởng 90 142 172 102 103 Thu nhập bình quân đầu người Số tuyệt đối (triệu đồng/người/tháng) 7,03 11,61 17,93 16,00 13,53 % tăng trưởng 83 165 154 89 85 Nguồn: Phòng Tổng hợp Chi nhánh Viettel Tiền Giang Biểu đồ sau đây về doanh thu dịch vụ viễn thông của Chi nhánh Viettel Tiền Giang sẽ cho thấy rõ hơn về quy mô và tốc độ tăng trưởng của Viettel về cung cấp dịch vụ viễn thông. Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh Viettel Tiền Giang Biểu đồ 2.1: Doanh thu dịch vụ viễn thông của chi nhánh Viettel Tiền Giang giai đoạn 2008 - 2012 Viettel đã phát triển với một tốc độ nhanh đáng kể: Tổng doanh thu năm 2008 (191,2 tỷ đồng) tăng 248% so với năm 2007, năm 2009 là 312,1 tỷ đồng, năm 2010 là Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 66 348,99 tỷ đồngtăng 12% so với năm 2009; năm 2012 là 389,1 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2011 do tách các đại lý lớn chuyển về Viettel telecom quản lý (3 đại lý doanh thu hàng tháng khoảng 30 tỷ) doanh thu tăng từ các đại lý này không tính cho Chi nhánh; đội ngũ nhân lực từ 77 người năm 2008 lên 196 người năm 2012 tăng lên gấp 2,5 lần sau 05 năm); So sánh với các doanh nghiệp khác về mảng xây dựng, nếu để quang hóa đến 100% xã, phường trên toàn tỉnh phải mất 10 năm trong khi đó thì chi nhánh Viettel Tiền Giang thực hiện chỉ trong 3,5 năm. Mạng di động Vinaphone, Mobiphone triển khai 10 năm mới phủ sóng 70 - 80% diện tích toàn tỉnh, trong khi mạng di động của Viettel triển khai trong vòng 4 năm đã phủ trên 90% diện tích toàn tỉnh. Đối với liên lạc bằng viễn thông di động, hệ thống mạng lưới và phạm vi vùng phủ sóng luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp. Giá cả dù có rẻ, phương thức tính cước dù có lợi cho KH, nhưng nếu thực hiện cuộc gọi mà liên tục ngoài vùng phủ sóng hoặc đang gọi bị ngắt liên lạc thì tiền cước dù “rẻ” cũng thành “đắt”. Hiện nay, sóng di động Viettel đã trùm khắp trên 98% diện tích tỉnh Tiền Giang,sự hiện diện ở khắp mọi nơi khiến cho KH không bao giờ bị mất liên lạc khi sử dụng dịch vụ của Viettel. Nguồn: Báo cáo nghiên cứu đối thủ - Phòng Kỹ thuật - Chi nhánh Viettel Tiền Giang Biểu đồ 2.2: Số lượng trạm phát sóng của các nhà khai thác (tính đến 12/2012) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 67 Bảng 2.4: Chi tiết số lượng trạm phát sóng của các nhà khai thác tại các huyện Stt Huyện Viettel Mobifone Vinaphone VN Mobile G-Tel 2G 3G 2G 3G 2G 3G 2G 3G 2G 3G 1 Cái Bè 57 48 39 15 34 15 7 11 1 2 Cai Lậy 67 46 58 15 54 11 10 16 3 Châu Thành 45 38 27 18 26 17 10 17 4 Chợ Gạo 37 36 30 8 29 3 3 2 5 Tx. Gò Công 19 19 16 13 13 8 4 6 6 Gò Công Đông 36 25 29 9 12 2 6 8 7 Gò Công Tây 29 25 26 8 20 6 4 2 8 Tân Phú Đông 10 10 12 1 10 2 1 9 Tân Phước 24 20 18 2 18 6 3 2 10 Tp. Mỹ Tho 55 46 58 34 45 25 23 8 TGG 379 313 313 123 261 93 72 0 73 1 Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh Viettel Tiền Giang Quan sát bảng 2.4 ta thấy, tính đến hết tháng 12/2012, 3 mạng Viettel, Vinafone, Mobifone có số lượng trạm phát sóng chiếm đa số. Trong năm 2013, Viettel có kế hoạch sẽ nâng tổng số trạm BTS lên 39 trạm 2G và 27 trạm 3G để phủ hết 18 vị trí lõm trên toàn tỉnh. Hiện tại mạng Viettel phủ sóng mạnh nhưng chưa dày, trong khi hai mạng Vinafone và Mobifone có lợi thế roaming rất dễ dàng giữa hai mạng. Vì vậy, mật độ hay độ phủ dày trạm phát sóng của các nhà khai thác là có khác nhau tại những địa phương khác nhau. Điều này là một trong những lý do khiến cho nhiều người lựa chọn sử dụng hai mạng khác nhau cùng một lúc để thỏa mãn nhu cầu liên lạc của mình. Qua biểu đồ 2.3 ta thấy, về hệ thống cửa hàng giao dịch và hệ thống đại lý của cả 3 nhà mạng lớn Viettel, Mobile, Vinaphone đều phủ hết tất cả 10 huyện, thị trên địa bàn tỉnh, còn về hệ thống điểm bán hàng của các nhà mạng bình quân 85 điểm/huyện và lực lượng CTV bán hàng thì bình quân 5 người/huyện. Từ số liệu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 68 thống kê trên ta thấy, tất cả các nhà mạng đều có hệ thống kênh phân phối phủ khắp đến tận thôn ấp, mục tiêu đưa các sản phẩm dịch vụ đến tận tay người tiêu dung một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất. Nguồn: Báo cáo nghiên cứu đối thủ - Phòng Kinh doanh - Chi nhánh Viettel Tiền Giang Biểu đồ 2.3: Số lượng kênh phân phối của các nhà khai thác (tính đến 12/2012) 2.3.2 Cạnh tranh về giá cước Trong số 05 mạng GSM, sau nhiều đợt giảm cước, tính đến ngày 31/12/2012, tương quan về giá cước giữa Viettel Mobile và Vinaphone, Mobifone đã xích lại gần nhau. Ta có thể tổng hợp thông tin giá cước về các mạng GSM như sau: Bảng 2.5: Thống kê giá cước Gói dài ngàycủa các mạng di động Nguồn: Tổng hợp của Tác giả - Gói cước giới hạn ngày dùng:Nội mạng: 1.190 đ/phút; Ngoại mạng: 1.390 đ/phút; SMS như gói Daily. Nhìn chung gói này rẻ hơn so với gói của VNPT. Mạng SMS (đ/SMS) Cước cuộc gọi(đ/phút) Quốc tế Nội mạng Ngoại mạng Nội mạng Ngoại mạng Viettel 2.500 200 250 1.590 1.790 Mobile 2.500 200 250 1.580 1.780 Vinaphone 2.500 200 250 1.580 1.780Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 69 Bảng 2.6: Thống kê giá cước Gói trừ ngày của các mạng di động Mạng Cước TB ngày (đ/ngày) SMS (đ/SMS) Cước cuộc gọi(đ/phút) Nội mạng Ngoại mạng Nội mạng Ngoại mạng Viettel 1.490 300 350 1.490 1.590 Mobile 1.530 350 400 1.400 1.500 Vinaphone 1.530 350 400 1.400 1.500 Nguồn: Tổng hợp của Tác giả - Gói trả sau: Viettel: Phí TB 50.000 đ/TB/tháng. Cước gọi nội mạng 890 đ/phút; ngoại mạng 990 đ/phút, SMS như gói trừ ngày. Cước gọi đến các dịch vụ có tính cước riêng = cước gọi trong mạng Viettel (1.090 đ/phút) + cước dịch vụ có tính cước riêng. So sánh phí dịch vụ phụ giữa các mạng di động theo bảng 2.7. Bảng 2.7: So sánh phí dịch vụ phụ giữa Viettel& VNPT Dịch vụ phụ Viettel VNPT Báo cuộc gọi nhỡ (đ/tháng) 5.000 5.000 GPRS 5.000 - 200.000 đ cước Trung bình 15đ/Kb Miễn phí TB tháng 100 đ/10Kb Cước gọi 1800xxxx Miễn phí Miễn phí Cước gọi đến các dịch vụ có tính cước riêng = cước gọi trong mạng Viettel + cước dịch vụ = cước dịch vụ Gọi VSAT (đ/phút) 4.000 1.200 Nhạc chờ (đ/tháng) 9.000 9.000 Nguồn: Phòng Kinh doanh Chi nhánh Viettel Tiền Giang - Chính sách giảm giá Viettel: + Giảm 30% cước các cuộc gọi trong nước và 20% cước cuộc gọi quốc tế từ 24 - 5h (giờ thấp điểm) các ngày từ thứ hai đến chủ nhật và toàn bộ cuộc gọi phát sinh trong ngày lễ (các ngày lễ theo quy định của Nhà nước bao gồm 01 Tết Dương Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 70 Lịch, 04 ngày Tết Nguyên Đán, 1 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 2 ngày lễ 30/4 và 1/5, 01 ngày Quốc Khánh 2/9). + Giảm 30% cước cuộc gọi vào mạng Quân sự 069. VNPT: Áp dụng giờ thấp điểm từ 1h - 6h từ thứ hai đến thứ bảy, 24/24 h ngày lễ và chủ nhật. - Hình thức khuyến mãi Viettel: Tiền khuyến mãi cộng dần vào tài khoản theo chu kỳ khoảng 24h (Sumo sim) sau khi kích hoạt sim. VNPT: tiền khuyến mãi cộng sau khi kích hoạt chỉ khoảng 1 ngày. Như vậy, cước thoại và các dịch vụ GTGT của 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone đang có giá cơ bản là ngang nhau. Hình thức khuyến mãi của Viettel mang tính ràng buộc, buộc KH ở lại thời gian dài với mạng, trong khi VNPT ít có ràng buộc hơn. Nếu so sánh giữa giá cước thấp nhất của các mạng GSM, cước của VN Mobile hiện tại là 1.500/phút áp dụng cho cả nội mạng và ngoại mạng. Tuy nhiên, VN Mobile áp dụng các chính sách rất mạnh cho gọi nội mạng như: gói Maxi Talk chỉ với 5.000 vnd/ngày (trừ vào TK chính) hoặc 10.000vnd/ngày (trừ vào TK khuyến mãi) sẽ gọi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_mang_dich_vu_di_dong_viettel_tai_tien_giang_9157_1912220.pdf
Tài liệu liên quan