MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. CƠ SƠ KHOA HỌC CỦA THỊ TRƯỜNG VỀ CẠNH
TRANH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỊ TRƯỜNG VỀ CẠNH TRANH . 4
1.1.1. Cơ sở lý luận của thị trường về cạnh tranh . 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài . 33
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 40
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu . 40
1.2.2. Cơ sở phương pháp luận . 40
1.2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể . 41
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 41
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN
PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ
QUÂN CHU . 42
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ QUÂN CHU . 42
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 42
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty . 43
2.1.3. Nguồn vốn của Công ty . 44
2.1.4. Nguồn nhân lực của Công ty . 45
2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty . 46
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÔNG TY . 47
2.2.1. Tình hình sản xuất chè xuất khẩu của Công ty . 47
2.2.2. Quy trình sản xuất chè xuất khẩu . 49
2.2.3. Kết quả sản xuất chè xuất khẩu của Công ty . 54
2.3. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY . 56
2.3.1. Thị trường xuất khẩu của Công ty . 56
2.3.2. Kết quả xuất khẩu của Công ty . 59
2.3.3. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty . 64
2.3.4. Chính sách nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu của Công ty . 66
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CHÈ TRONG
THỜI GIAN QUA . 67
2.4.1. Các biện pháp đã thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của
mặt hàng Chè xuất khẩu . 67
2.4.2. Các thành tựu đạt được . 68
2.4.3. Các mặt còn hạn chế . 69
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU
TRONG THỜI GIAN TỚI . 73
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY . 73
3.1.1. Quan điểm dài hạn về xây dựng thương hiệu chè xuất khẩu . 73
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển Chè xuất khẩu . 77
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
CHÈ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI . 78
KIẾN NGHỊ . 84
1. Chính sách tín dụng của Nhà nước . 84
2. Chính sách trợ cấp xuất khẩu . 85
3. Về phía công ty . 86
KẾT LUẬN . 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu của Công ty cổ phần Chè Quân Chu, Thái Nguyên trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủ cạnh tranh từ bỏ
quyết định kinh doanh nào đó, ở mức thấp là đe doạ, gây khó khăn trong cạnh
tranh, ở mức cao hơn là phá huỷ tài sản doanh nghiệp đối phương, thậm chí
thủ tiêu đối phương.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
a. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Theo thống kê của Hiệp hội chè “VITAS” hiện nay có trên 45 nước
trồng chè trong đó có 20 nước Châu Phi, 8 nước Châu Mỹ, 17 nước Châu Á.
Hầu hết diện tích chè tập trung ở vành đai nhiệt đới. Sản lượng chè thế giới
năm 2002 là 4,708 triệu tấn, năm 2006 là 6,645 triệu tấn. T rong số các nước
sản xuất chè 5 nước Kenya, Trung Quốc, Ấn Độ, Colombia, Mehico chiếm
gần 50 % tổng sản lượng chè toàn thế giới (Theo báo cáo đánh giá của Hiệp
hội Chè Việt Nam).
Hiện nay tổng diện tích trồng chè trên toàn thế giới vào khoảng 18 triệu
ha và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 10 triệu tấn, năng suất bình
quân chưa quá 2.5 tạ/ha.
Tình hình sản xuất của các nước Kenya, Trung Quốc, Ấn Độ, Colombia,
Mehico làm biến động về cung chè trên thế giới; nó ảnh hưởng đến xuất khẩu
chè của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi các nước này bị mất
mùa thì lập tức giá chè thế giới tăng. Do đó giá chè Việt Nam được cải thiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Những năm qua do thời tiết không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng
chè thế giới đồng thời có động mạnh mẽ đến thực trạng xuất khẩu chè của
Việt Nam.
b. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Những nước nhập chè tiêu thụ gần 70% lượng chè tiêu thụ toàn cầu,
những nước sản xuất chỉ tiêu thụ khoảng 30%. Trên thế giới hiện có Tiểu
Vương Quốc Ả Rập, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Ba Lan, Đức là những
nước tiêu thụ chè lớn nhất. Giá nhập khẩu trung bình là 67,06 Rs/kg, giảm 7
Rs/kg so với năm ngoái. Khối lượng nhập khẩu 3,04 triệu kg, so với 2,28 triệu
kg của năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu đạt 204,2 triệu Rs so với 169,5 triệu Rs
của năm ngoái (Theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội Chè Việt Nam).
Theo số liệu của Uỷ ban Chè Ấn Độ, nhập khẩu chè của nước này
trong năm 2007 tăng 34,7 triệu Rs so với năm 2007.
Mặc dù khối lượng nhập khẩu tăng mạnh, từ 8,28 triệu kg của năm
2006 lên 11,04 triệu kg trong năm 2007 song do giá giảm nên tổng kim
ngạch chỉ tăng từ 469,5 triệu Rs lên 604,2 triệu Rs.
Giá nhập khẩu trung bình trong năm 2007 là 62,06 Rs/kg, thấp hơn 7
Rs so với năm ngoái.
Ấn Độ nhập khẩu chè từ nhiều nước khác nhau với các mức giá khác
nhau. Cụ thể là:
+ Kenya:
Nhập khẩu từ Kenya trong năm 2007 đạt 200,3 triệu Rs, so với 150,5
triệu Rs trong năm 2006, với mức giá trung bình là 76,44 Rs/kg, cao hơn so
với 62,44 Rs/kg. Khối lượng nhập khẩu đạt 2.800 kg, so với 1.900kg của
năm 2006.
+ Inđônêxia:
Tổng kim ngạch nhập khẩu chè trong năm 2007 Indonêxia đạt 161.7
triệu Rs, so với 113.2 triệu Rs năm 2006. Khối lượng nhập khẩu là 2.900kg,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
so với 2.100kg của năm 2006. Giá nhập khẩu từ Inđônêxia rẻ hơn, từ 68,14
Rs/kg xuống còn 56,14 Rs/kg.
+ Nepal:
Nhập khẩu từ Nepal đạt 1.158 triệu Rs, cao hơn 35 triệu Rs so với cùng
kì năm 2006, mặc dù giá nhập giảm 4 Rs xuống trung bình 56,01 Rs/kg, khối
lượng nhập là 8.500 kg, so với 6.400 kg năm ngoái.
+ Papua New Guinea
Nhập khẩu từ Papua New Guinea đạt 35.5 triệu Rs, so với 24.2 triệu Rs
cùng kỳ. Khối lượng nhập khẩu là 608.0 kg, so với 193.2 kg của năm ngoái,
giá nhập khẩu trung bình là 58,72 Rs/kg, so với 69,24 Rs/kg trong năm 2006.
+ Sri Lanka
Nhập khẩu từ Sri Lanka đạt 30,2 triệu kg, khối lượng là 283.480 kg với
giá trung bình 88.9 Rs/kg.
+ Anh
Nhập khẩu từ Anh đạt 30 triệu Rs, với khối lượng 151.620 kg, giá trung
bình là 110,94 Rs/kg.
Ngoài ra, nhập khẩu từ Argentina và Zimbabuwe cũng tăng song nhập
từ Việt Nam, Trung Quốc lại giảm.
Như vậy, chỉ qua phân tích một thị trường tiêu thụ mạnh sản phẩm chè
của khu vực ta đã có thể thấy được thị phần có được của các quốc gia có
tiềm lực xuất khẩu chè ở thị trường này như thế nào. Sản lượng tiêu thụ rất
lớn, nhưng giá trị của từng sản phẩm chè ở mỗi quốc gia lại khác nhau trong
đó Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được rất ít cả về số lượng và giá trị ở thị
trường này.
Theo như kết quả đánh giá của hiệp hội chè Việt Nam thì năm 2007
Công ty cổ phần chè Quân Chu có giá trị xuất khẩu chiếm 8% sản lượng chè
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
của Việt Nam, do vậy cầu thế giới về chè cũng có ảnh hưởng lớn đến tình
hình xuất khẩu của Công ty.
1.1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây chè đã có từ rất lâu đời. Do điều kiện đất đai, khí hậu
thích hợp, cây chè trồng ở các vùng Trung du - Miền núi phía Bắc, vùng khu
Bốn cũ và Tây Nguyên sinh trưởng và phát triển rất mạnh.
Theo kế hoạch, đến năm 2020, doanh thu ngành chè đạt 1 tỷ USD,
trong đó, giá trị tiêu thụ nội địa là 300 triệu USD, giá trị xuất khẩu 700 triệu
USD. Tuy nhiên, mục tiêu này khó đạt đư ợc bởi suốt 5 năm nay, xuất khẩu
chè ở nước ta đều xoay quanh ngưỡng 100 triệu USD, mỗi năm xuất khẩu chè
chỉ tăng 10-20 triệu USD.
Hiện xuất khẩu chè nước ta đang đứng thứ 5 thế giới, chè Việt Nam
đang có mặt tại 110 quốc gia và lãnh thổ. Thương hiệu “C heViet” đã được
đăng ký và bảo hộ tại 73 quốc gia, khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hạn chế
của chè nước ta là chất lượng không đồng đều, lẫn nhiều tạp chất, chủ yếu
xuất khẩu ở dạng thô, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.
Trong những năm đổi mới gần đây, ngành chè đã có những bước tiến vượt
bậc cả về nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Diện tích trồng chè (đặc biệt
là những diện tích trồng bằng giống chè giống mới) không ngừng được mở
rộng và triển khai ở hầu khắp các tỉnh có trồng chè.
Đến nay, cả nước có khoảng hơn 615 doanh nghiệp, kinh doanh chế
biến chè với qui mô lớn, vừa và nhỏ. Hàng nghìn hộ tham gia sản xuất chế
biến chè qui mô gia đình đã làm ra 90-100 nghìn tấn chè khô và xuất khẩu
được trên 74 nghìn tấn. Trong đó, hơn 70% sản lượng là sản phẩm chè đen.
Diện tích trồng chè đạt khoảng 108.000 ha. Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất
khẩu Việt Nam còn có nhiều điểm yếu như chất lượng chưa cao, còn có nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
khuyết tật và chưa có uy tín trên thị trường thế giới. Giá bán chè đen của Việt
Nam bình quân chỉ đạt 1,0 - 1,2 USD/ kg, trong khi giá bán bình quân của các
nước khác từ 1,4 - 1,8 USD/ kg. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị
hàng hoá là việc làm cấp bách của ngành chè Việt Nam.
Chất lượng của các sản phẩm chè lại được nói đến như hệ quả của sự
mất cân đối giữa sự phát triển ồ ạt của các cơ sở chế biến chè dẫn đến việc
khai thác cạn kiệt các vùng nguyên liệu. Tình trạng đó cũng sẽ đe dọa không
nhỏ đến mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành chè.
Chỉ tính riêng các doanh nghiệp chế biến chè chúng ta có 650 cơ sở
công nghiệp với tổng công suất trên 3.100 tấn búp tươi/ngày. Với sản lượng
546.000 tấn chè búp tươi năm 2005 chỉ đáp ứng được khoảng 88% nhu cầu
nguyên liệu chè búp của các cơ sở chế biến này.
Ngoài ra, còn có hàng trăm c ơ sở chế biến chè thủ công bán công
nghiệp cùng tham gia thu mua nguyên liệu để sơ chế và nhiều cơ sở đấu trộn
ướp hương đóng gói chè. Do thiếu nguyên liệu nên nhiều cơ sở không quan
tâm đến chất lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt kiểm soát dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật trên chè, giá cả thu mua không hợp lý nên không khuyến
khích người sản xuất coi trọng chất lượng nguyên liệu, thiếu chăm sóc vườn
chè đúng quy cách, dẫn đến năng suất chè bình quân của cả nước chỉ đạt 5,7
tấn/ha (mà nếu chăm sóc tốt nhiều vườn chè cho năng suất 20-25 tấn/ha).
Bên cạnh đó, trang thiết bị công nghệ chế biến lạc hậu nên hầu hết chè
Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu, chè thành phẩm mới chỉ chiếm
7% tổng kim ngạch xuất khẩu chè nguyên liệu chiếm xấp xỉ 80%.
Chất lượng chè kém đi thì xuất khẩu sẽ giảm sút. Với cơ cấu trên 2/3
sản lượng chè được sản xuất dành cho xuất khẩu, trong khi chỉ có non 1/3 tiêu
dùng trong nước. Chính vì thế, khi kim ngạch xuất khẩu giảm tất yếu sẽ dẫn
đến chuyện đình đốn trong sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Tuy nhiên, phần lớn sự suy giảm chất lượng, giá bán của chè là do các
doanh nghiệp Việt Nam tự “phá” nhau bằng cách nâng giá mua của người
nông dân đồng thời lại giảm giá bán cho đối tác nước ngoài.
Chẳng vậy mà, nếu như trước đây giá xuất khẩu 1kg chè khô vào Anh
đạt 1,8-2 USD/kg, thì nay chỉ còn có 1,1 -1,2 USD/kg, với khối lượng xuất
khẩu 100.000 tấn chè/năm thì ngành chè đã bị thiệt hại 70 triệu USD. Trong
khi đó, ở Việt Nam cũng có nhiều nơi xuất bán được chè với giá cao như
Đình Lập (Lạng Sơn): 8 USD/kg, Phú Bền (Phú Thọ): 1,8 -2 USD/kg, Mộc
Châu (Sơn La): 7 USD/kg… Một nguyên nhân quan trọng khiến ngành chè
của Việt Nam rơi vào tình trạng “lẹt đẹt” như hiện nay là thương hiệu của
chúng ta quá yếu, mặc dù thương hiệu quốc gia cho chè đã có với tên
“CHEVIET”.
1.1.2.3. Kết quả sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Đề án phát triển chè giai đoạn 2006 - 2010 được UBND tỉnh Thái
Nguyên phê duyệt đã tạo điều kiện cho các địa phương và nông dân tập trung
khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế trên đất vườn đồi.
Năm qua, diện tích chè được đầu tư thâm canh là 7.470 ha, cải tạo 1.133 ha
chè; trồng mới và trồng lại 618 ha với các giống chủ yếu là LDP1, TRI 777,
chè Shan và một số giống chè nhập nội. Năng suất chè tươi vùng thâm canh
đạt trên 100 tạ/ha/năm, góp phần nâng năng suất của toàn tỉnh lên 88
tạ/ha/năm, sản lượng chè búp tươi đạt 129.923 tấn, vượt 11,8% so với kế
hoạch. Trong năm 2007 này, ngành Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các địa
phương tiếp tục thực hiện thâm canh, cải tạo, đồng thời mở rộng diện tích
trồng chè mới.
Việc hỗ trợ giá giống không chỉ riêng với giống chè nhập nội đã khuyến
khích nhân dân tr ồng mới chè bằng các giống chè giâm cành. Năm nay, chè tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
thụ nội địa chủ yếu là chè xanh chế biến bằng phương pháp thủ công, giá bán
tương đối ổn định và cao hơn so với năm ngoái. Năm nay thì lại có sự khác
biệt rõ rệt, tư thương, các doanh nghiệp chế biến chè (trừ Công ty Cổ phần
Chè Sông Cầu) đều làm dịch vụ này. Năm nay người dân các xã vùng sâu
vùng xa như xã Cây thị, Phúc Tân rất m ừng vì giá thu mua Chè búp tươi đã
tăng giá lên từ 6.000 - 7.000 Đồng/Kg.
Tại Phổ Yên gần 100 hộ của thị trấn đang đứng ra làm dịch vụ thu
mua chè khô. Khảo sát một số vùng chè của các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ,
thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên có thể thấy rõ t ư thương tham gia vào
dịch vụ thu mua.
Trong khi thị trường buôn bán tự do khá sôi động thì các doanh nghiệp
lại rơi vào tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu. Đơn cử như Công ty Cổ phần
Chè Bắc Sơn (Phổ Yên), mặc dù chè đang trong thời điểm thu hoạch chính vụ
nhưng mỗi ngày Công ty cũng chỉ thu mua được 1,5 đến 2 tấn chè búp tươi
cho dây chuyền chế biến công suất 20 tấn/ngày. Mặc dù giá thu mua chè tươi
của Công ty từ vài tháng nay vẫn giữ ở mức 6 .600 – 7.000 đồng/kg song do
nằm ở vùng chè đặc sản Phúc Thuận, bán với giá chè tươi nông dân chỉ thu
được trên dưới 6.000 đồng/kg (4.5 kg chè tươi được 1 kg chè khô), còn gia
đình tự chế biến thì giá có thể mang lại cho họ ít nhất từ 5 - 10.000 đồng/kg
chè khô. Còn các vùng chè khác của tỉnh như Đồng Hỷ, Đại Từ, T.P Thái
Nguyên, giá thu mua nguyên liệu chè tươi dao động từ 2.500 - 4.000 đồng/kg.
Tính từ đầu năm đến nay, sản lượng chè búp tươi ước đạt 98.000 tấn,
trong đó sản lượng qua chế biến là ước đạt 19.600 tấn nhưng chế biến công
nghiệp vẫn chỉ đạt dưới mức 50%. Nguyên nhân chính là do các nhà máy
không thu được nguồn nguyên liệu để đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất.
Trong số 29 nhà máy chế biến chè trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có 22 nhà máy
hoạt động. Nhiều đơn vị chế biến chè trên địa bàn tỉnh cũng rơi vào tình trạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
như Công ty Cổ phần chè Bắc Sơn. Có những đơn vị chuyển sang loại hình
kinh doanh khác như Công ty Cổ phần chè Bắc Sông Cầu (Đồng Hỷ) do thiếu
nguồn nguyên liệu chế biến. Đa số các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn
tỉnh chưa có vùng nguyên liệu riêng, chưa có hợp đồng thu mua nguyên liệu
với nông dân, do vậy không chủ động được nguồn nguyên liệu cho chế biến.
Còn có tình trạng tư thương đến mua nguyên liệu chè khô không theo phẩm
cấp nên ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy chế biến.
Hiện nay, sản phẩm chè của Thái Nguyên cả nội tiêu và xuất khẩu không
chủ động được thị trường bên ngoài. Giá sản phẩm phần lớn ở các địa phương
không cao (dao động trong khoảng 20.000Đ đến 30.000Đ/kg chè xanh) do các
sản phẩm không mang tính hàng hoá cao. Vì vậy, để nâng cao giá trị sản xuất
chè, nâng cao chất lượng, thực hiện liên doanh liên kết và tìm kiếm thị trường
kể cả tiêu thụ nội tiêu và xuất khẩu là mục tiêu rất quan trọng.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Hội nhập doanh nghiệp có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì ?
- Với môi trường kinh doanh mới, đối thủ kinh doanh mới doanh
nghiệp có chiến lược hội nhập ra sao ?
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty là gì?
- Năng lực cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường ra sao?
- Doanh nghiệp đưa ra các giải pháp gì cho việc nâng cao khả năng
cạnh tranh cảu sản phẩm hàng hóa ?
1.2.2. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp lôgic,
phương pháp phân tích tổng hợp làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
1.2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
1.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài sử dụng các thông tin từ tài liệu đã công bố, ấn phẩm, báo chí,….
b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Tác giả thu thập thông tin qua điều tra, phỏng vấn…
1.2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin
a. Thông tin thứ cấp
Chọn lọc sử dụng các thông tin cần thiết, chắt lọc các thông tin chính
thống phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tất cả các thông tin từ các
nguồn cung cấp khác nhau do vậy bắt buộc tác giả phải biết chọn lọc và phân
tích. Như việc công bố các mặt hàng mới, chất lượng, sản lượng, giá trị tiêu
thụ của các nhà sản xuất trên thị trường của các tập san, tạp chí, diễn đàn…thì
các thông tin trên ta phải biết chắt lọc và lựa chọn các thông tin từ các nguồn
cung cấp để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
b. Thông tin sơ cấp
Đây là nguồn thông tin lấy lần đầu, chưa công bố do vậy việc sắp xếp,
chọn lọc thông tin từ nguồn này cần phải hết sức chú ý như khi ta đi phỏng
vấn, điều tra thông tin về thực trạng tình hình tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa
của Công ty. Những thông tin này là rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu bởi
vậy ta cần phải có sự chuẩn bị nguồn thông tin cần lấy và chọn lọc các thông
tin quan trọng phục vụ cho đề tài.
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của
Công ty thông qua các chỉ tiêu sản lượng sản xuất và giá trị kim ngạch xuất
khẩu qua từng thời kỳ; chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty
trước ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế; chủng loại hàng hóa xuất khẩu và giá
cả, chất lượng; doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua các năm; mô hình quản
lý chất lượng và chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN CHÈ QUÂN CHU
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ QUÂN CHU
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần chè Quân Chu tiền thân là nhà máy chè Quân Chu
được sắp xếp lại mô hình Công ty Cổ phần từ năm 2005.Với mục tiêu hoạt
động là sản xuất, chế biến khai thác các sản phẩm chè của vùng nguyên liệu
chè nổi tiếng Quân Chu, Thái Nguyên. Thương hiệu cho sản phẩm của Công
ty là sản phẩm chè đen xuất khẩu, chè xanh đặc sản, chè xanh OPA các loại,
chè xanh Nhật, chè xanh BR, chè xanh nhài, chè xanh BPS...
Đến nay có thể nói chè trở thành cây hướng ngoại - cây xuất khẩu có
hiệu quả hơn so các cây công nghiệp dài ngày khác. Diện tích trồng chè trong
vùng nguyên liệu của Công ty và trong vùng tăng từ 850 ha năm 2000 lên
1.200 ha năm 2006. Sản lượng cho thu hoạch tăng từ 325 tấn/năm lên 335
nghìn tấn/năm.
Sản phẩm chè của Công ty đang từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường quốc tế như Nga, Đài Loan, Trung Quốc, Pakistan...nhưng thị phần
chiếm được của các dòng sản phẩm chưa nhiều và còn bị hạn chế bởi Công ty
mới chỉ xuất khẩu được vào các thị trường này chủ yếu là chè đen và một số
thương hiệu chè mới chưa có khả năng cạnh tranh cao so với các nhà sản xuất
chè trên thế giới do trong những năm qua Công ty còn thiếu vốn trầm trọng,
thiếu vốn lưu động để thu mua chè, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh
cho dòng sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Trong thời gian qua, tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu của Công ty
tuy có tăng đáng kể ở các thị trường thế giới nhưng do sức ép của sự cạnh
tranh cho nên giá bán của sản phẩm chè xuất khẩu của Công ty chưa cao và
mới chiếm được số thị phần nhỏ bé. Năm 2007 doanh thu đạt được 21.366
triệu đồng so với năm 2006 là: 19.894 triệu đồng
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm có:
- Hội đồng quản trị, ban kiểm sát.
- Tổng giám đốc điều hành và bộ máy tham mưu giúp việc.
- Các thành viên trực thuộc.
Hội đồng quản trị thực hiện các chức năng quản lý Công ty, chịu trách
nhiệm về sự phát triển Công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao. Hội đồng quản
trị có thể nhận vốn, đất đai, tài nguyên, các nguồn lực khác do Nhà nước giao,
xem xét phê duyệt phương án cho T ổng giám đốc, đề nghị kiểm tra giám sát
mọi hoạt động của Công ty, thông qua đề nghị của T ổng giám đốc, tổ chức
xét duyệt, thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền duyệt kế hoạch đầu tư,
ban hành giám sát các định mức tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, kể cả tiền lương.
Ban kiểm sát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, kiểm tra
giám sát, hoạt động điều hành của Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc điều hành bộ máy và được Hội đồng quản trị giao trách
nhiệm nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực của Công ty để quản lý.
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ vốn mà Hội đồng quản trị đã phê
duyệt, xây dựng phát triển, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thực hiện kiểm tra các đơn vị, thành viên, cung cấp tài liệu cho Hội đồng
quản trị, chịu sự kiểm tra của Hội đồng quản trị. Qua chức vụ và quyền hạn
chúng ta có thể xem cơ cấu bộ máy của Công ty qua bảng biểu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty
2.1.3. Nguồn vốn của Công ty
Công ty thuộc diện cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước theo quyết
định của Thủ tướng chính phủ năm 2005. Sau khi cổ phần hóa nguồn vốn của
Công ty chỉ có 2,5 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 3,6 tỷ đồng. Đến
nay Nhà nước vẫn nắm giữ 51% trên tổng số cổ phần của Công ty, còn lại 49
% số cổ phần là các cổ đông trong và ngoài Công ty.
Trong đó:
Vốn cố định: 2,8 tỷ đồng
Vốn lưu động: 800 triệu đồng
Trong kinh doanh ai là người trường vốn sẽ là người chiến thắng. Như
chúng ta biết một trong những chỉ tiêu để chọn đối tác trong kinh doanh là
khả năng tài chính. Khả năng tài chính sẽ quyết định những mặt ưu đãi về tín
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban Giám đốc
Phòng
Tài vụ
Phòng
kế hoạch
Phòng
sản xuất
Phòng
Marketing
Phòng
Kinh
doanh
Ban kiểm soát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
dụng cho đối tác cũng như sự đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng. Mặt
khác khả năng tài chính sẽ quyết định tới sự phát triển về mọi mặt của doanh
nghiệp, cho ta sức ỳ khi sự biến động của giá trên thị trường - đặc biệt cơ bản
của thị trường chè thế giới. Hiện nay Công ty gặp rất nhiều khó khăn về mặt
tài chính, nguồn vốn lưu động, chủ yếu là vay ngân hàng ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng nắm bắt các biến động có lợi về giá và phương thức kinh doanh.
2.1.4. Nguồn nhân lực của Công ty
Hiện nay nguồn lực của Công ty gồm có: 186 công nhân viên. Trong
đó: 65 nhân viên quản lý và 121 công nhân sản xuất và khai thác.
Trình độ sau đại học: 02 người
Trình độ Đại học: 08 người
Trình độ cao đẳng, trung cấp: 55 người
Trình độ công nhân, thợ phổ thông: 121 người
Mô hình quản lý bộ máy nhân sự của Công ty
Ban lãnh đạo: 07 người
Cán bộ quản lý: 65 người
Công nhân viên: 121 người
Bảng 2.1. Số liệu về nguồn nhân lực trong công ty
Năm
Ban lãnh đạo Bộ máy giúp việc
Trình độ Đại học
và sau đại học
Trình độ
trung cấp
Trình độ
Đại học
Trình độ
trung học
2005 4 2 24 14
2006 6 1 26 12
2007 8 1 30 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức trong công ty
2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Khi mới chuyển đổi mô hình sang cổ phần hoá cơ sở vật chất kỹ thuật
của Công ty còn rất nghèo nàn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất
của Công ty. Để khắc phục hạn chế này song song với việc đẩy mạnh các hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty luôn chú trọng đến công nghệ kỹ
thuật cho việc nâng cao chất lượng xuất khẩu. Công ty đã mạnh dạn vay vốn
đầu tư chiều sâu cho các xưởng chế biến sản xuất, các công trình của Công ty.
Ngày nay quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty có quy mô khá,
trước hết là trụ sở chính của Công ty tại thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ,
Ban Giám đốc
03 người
Phòng
Tài vụ
8 người
Phòng
kế hoạch
10 người
Phòng
sản xuất
20 người
Phòng
Marketing
10 người
Phòng
Kinh doanh
10 người
Hội đồng quản trị
04 người
Xưởng sản xuất,
chế biến 35 người
8 Người
Xưởng bao gói
28 người
Vùng nguyên
liệu 58 người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
tỉnh Thái Nguyên với đầy đủ trang thiết bị, phương tiện giao dịch (điện thoại,
Fax, Internet.....), đủ tiêu chuẩn và khả năng tiếp cận với thị trường trong và
ngoài nước.
Đến nay Công ty đầu tư hai nhà xưởng cho chế biến với tổng diện tích:
82.000 m2, kho chứa sản phẩm 6.000 m 2, nhà xưởng: 20.500 m 2. Về công
nghệ thiết bị hiện nay Công ty nhập hai dây truyền đồng bộ chế biến chè khô
công suất 1.2 tạ đến 1.5 tạ/h, 1 dây truyền sao vò chè công suất 1.8 tạ chè
tươi/h và với hệ thống sấy quay công suất 8 m3/mẻ, sử dụng chất đốt bằng
than, củi, công nghệ thiết bị của Trung Quốc và 02 dây truyền công nghệ
đóng gói được sản xuất trong nước.
Tổng số vốn đầu tư khoảng 7 tỷ đồng trong đó:
+ Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tài sản cố định: 6,7 tỉ đồng.
+ Đầu tư cho thiết bị, công cụ, dụng cụ: 0,3 tỉ đồng
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÔNG TY
2.2.1. Tình hình sản xuất chè xuất khẩu của Công ty
Diện tích chè của Công ty ngày càng có xu hướng tăng do chè xuất
khẩu là mặt hàng mang lại trị giá kinh tế cao. Năng suất tăng do việc mở rộng
diện tích gieo trồng theo chiều rộng và đầu tư thâm canh theo chiều sâu, nên
kết quả sản lượng tăng lên đáng kể và năng suất chè cũng ngày càng được
nâng cao, song bên cạnh đó chất lượng chè có sự giảm sút do sự phát triển
mạnh về diện tích và khí hậu vùng nguyên liệu chè của Công ty.
Thị trấn Quân Chu - huyện Đại Từ có điều kiện rất thuận lợi để tăng diện
tích trồng chè tạo cho cung ổn định và tăng đều cho sản xuất của Công ty.
Về điều kiện tự nhiên: Chè là cây công nghiệp nhiệt đới có những yêu
cầu sinh thái khắt khe, có hai yếu tố cơ bản quyết định năng suất và hiệu quả
kinh tế của cây đó là đất đai và khí hậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Sau đây là tình hình về diện tích và năng suất chè của Công ty trong
thời gian qua.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất tự cung ứng về nguyên liệu
Năm
Diện tích
gieo trồng (ha)
Diện tích cho
sản phẩm (ha)
Năng suất bình
quân (tạ/ha)
2005 174,173 160,455 2.5
2006 186,350 168,381 2.8
2007 218,602 195,818 2.7
(Nguồn:P.Sản xuất Công ty)
Qua biểu trên ta có thể nói rằng tiềm năng đáp ứng của vùng nguyên
liệu sẵn có cho sản xuất chè xuất khẩu ngày càng tăng, diện tích gieo trồng
trong 3 năm đạt bình quân 12,09 %, còn diện tích cho sản phẩm tăng mạnh
đảm bảo cho nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất ổn định và phát triển.
Mặt khác diện tích gieo trồng của các khu vực trong huyện cũng tăng cả về
chất lượng và số lượng, đây cũng là nơi cung ứng nguyên liệu đầu vào ổn
định cho Công ty, tuy nhiên do các hộ nông dân trong vùng mới chỉ chú trọng
vào diện tích gieo trồng và t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu của Công ty cổ phần Chè Quân Chu, Thái Nguyên trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế.pdf