Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch xây dựng của công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG - HÌNH VẼ vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GẠCH XÂY DỰNG 8

1.1. Khái niệm và các cấp độ năng lực cạnh tranh 8

1.1.1. Khái niệm 8

1.1.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh 9

1.2. Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạch xây dựng 13

1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh, và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạch xây dựng 13

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạch xây dựng 15

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạch xây dựng 19

1.2.4. Công cụ phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạch xây dựng 24

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đối với doanh nghiệp 27

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GẠCH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG THANH SƠN 30

 

docx97 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch xây dựng của công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần xi măng và xây dựng phê duyệt giao kế hoạch hàng tháng, quý, và hàng năm về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, về công tác tài chính của công ty hạch toán độc lập. Nhiệm vụ: Chủ yếu là sản xuất gạch xây dựng tuy-nel dưới sự chỉ đạo của Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh. Đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt, duy trì hoàn thành công suất của máy móc thiết bị, đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Tổ chức quản lý của công ty: Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần trong đó 51% vốn của Công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, tài khoản riêng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình. Hội đồng quản trị công ty gồm 7 thành viên trong đó Chủ tịch hồi đồng quản trị là Giám đốc Công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh. Công ty gốm xây dựng Thanh Sơn phát hành cổ phiếu theo vốn đăng ký với cổ phiếu là loại cổ phiếu phổ thông, số cổ phiếu phát hành được phát cho các cổ đông theo giá trị đóng góp với mệnh giá mỗi cổ phiếu là 100.000đ. Các cổ đông có thể chuyển nhượng, bán số cổ phiếu thuộc sở hữu của mình trên thị trường. Đại hội đồng cổ đông HĐQT GĐ điều hành Ban kiểm soát PGĐ kỹ thuật P. Kỹ thuật PGĐ kinh doanh P. TC - HC P. KT - TC P. KD Tổ tạo hình Tổ phơi đảo Tổ xếp goòng Tổ VH lò sấy Tổ phân loại Tổ bốc xếp Tổ cơ điện Tổ cơ khí Tổ VH lò nung Tổ Nhà ăn ca Tổ bảo vệ Hình 2.1: Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý công ty Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn Đặc điểm địa chất của nhà máy: Lịch sử thăm dò: Ngày 09 tháng 05 năm 2002 đoàn địa chất Công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh đã tiến hành điều tra, khảo sát nguồn đất sét trong khu vực Đông Triều - Uông Bí, trong đó có những mỏ sét nằm ở cạnh ven các sườn đồi. Mỏ sét của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn cũng thuộc dãy núi này nhưng không có công trình nghiên cứu nhằm phục vụ cho công tác đánh giá tính khả thi và triển khai dự án hoạt động. Công tác khảo sát chủ yếu là lộ trình địa chất và lấy mẫu điểm trên mặt để xác định thành phần hoá học của đất sét. Kết quả của khảo sát là các tác giả đã xây dựng được một sơ đồ phân bố khoáng sản phần cơ lý hoá chiếm trong mỏ sét khu vực Uông Bí. Theo tài liệu này: Đất sét Khe Rang được đánh giá là đất sét sạch có tỷ lệ sét béo chiếm một tỷ trọng khá cao. Tháng 2/2003 Công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh đã tiến hành khảo sát chi tiết nguồn nguyên liệu sét ở khu vực Bãi Dài - Uông Bí trong đó cỏ mỏ sét Khe Rang và có những kết luận sau: Về cấu trúc địa chất: trong mỏ sét Khe Rang thuộc khu mỏ Bãi Dài - Uông Bí chỉ gặp chủ yếu toàn sét béo có độ dày khá cao, sét có cấu tạo khối, kiến trúc ẩn tinh vi hạt, kết tinh không đều. Sét có thế nằm đơn nghiêng: (170 4- 180° )Z( 40 4-60°). Về chất lượng: thành phần hoá đất Khe Rang có thành phần đồng nhất và sạch, hàm lượng CaCO3 MgCO3: 1,91%; Na2O3> K2O : 2,43%; SiO5: 66,10%, AI2O3: 19,75% và Fe2O3 2,26%. Tỷ lệ mất khi qua công đoạn nung đốt: 6,64% Trữ lượng: toàn bộ mỏ sét Khe Rang - Bãi Dài của Công ty cổ phần gổm xây dựng Thanh Sơn có trữ lượng tính đến cốt khai thác (-5) khoảng: 1.500.000 m3 Công nghệ sản xuất: hiện nay Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn sở hữu mỏ sét Khe Rang - Bãi Dài, ngành nghề chính là khai thác sét sản xuất gạch xây dựng tuy-nel. Công ty áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên với các thông số và sơ đồ công nghệ chủ yếu áp dụng phương án khai thác theo lớp xiên tầng nhỏ: sử dụng ở chân tầng dùng lao động thủ công cậy bẩy xuống khu vực quy định. Đất sét sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược xúc lên xe vận tải chở về nơi gia công chế biến. Khu vực khai thác được chia thành 3 khu vực gồm khu vực đang thăm dò, khu vực đang bốc xúc, khu vực hoàn nguyên. Bảng 2.1: Các thông số hệ thống khai thác TT Các thông số Ký hiệu ĐVT Chỉ tiêu Giai đoạn (Lớp xiên tầng nhỏ) Giai -đoạn 2 ( Lớp bằng ) 1 Chiều cao tầng khai thác Ht m 3 10 2 Chiều cao phân tầng khai thác Hpt m - 5 3 Góc nghiêng sườn tang α độ 75 70 4 Gốc dổc bờ công tác β độ 55 53 5 Bề rộng mặt tầng công tác βmin m 3,5 42 6 Chiều rộng dải khấu A m 1,5 9,8 7 Chiều dài tuyển công tác L m 150 200 Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Công ty CP gốm xây dựng Thanh Sơn Khoan thăm dò Bốc xúc Vận tải Hệ thống sơ chế ngâm ủ Kho sét đang tập kết Kho sét đang ngâm ủ Kho sét đang đảo trộn Kho sét đang sử dụng sản xuất Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ khai thác chế biến sét Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Công ty CP gốm xây dựng Thanh Sơn Phế phẩm gạch mộc khô Kho than Nghiền sàng Băng tải than Kho đất sét Nguồn nước Phế phẩm gạch mộc ướt Băng tải bavia Bãi phế phẩm Kho đất sét Máy ủi Máy cấp liệu Băng tải cao su Máy cán thô Máy cán mịn Băng tải cao su Tạo hình Máy nhào đùn liên hợp Máy cắt tự động Băng tải gạch mộc Xe cải tiến bánh hơi Hệ cáng gạch mộc Xe bàn Gòong sấy Hầm sấy tuy-nel Lò nung tuy-nel Xe phà Xe cải tiến bánh hơi Kho thành phẩm Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Công ty CP gốm xây dựng Thanh Sơn Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ với phương pháp tạo hình Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ với phương pháp Tạo hình dẻo Với công nghệ khai thác, chế biến hiện nay của Công ty chỉ tạm thời phù hợp trong điều kiện vốn nhò, nhưng về lâu dài Công ty cần thay đổi công nghệ khai thác cho phù hợp, theo đúng thiết kế đã được phê duyệt ( khai thác theo lớp bằng) để đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất, tăng tính cạnh tranh. 2.1.2. Các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chính của Công ty Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh của Công ty bao gồm: Sản xuất gạch xây dựng tuy-nel: chiếm 96,6% tổng doanh thu của toàn Công ty. Kinh doanh vật tư xây dựng theo sự chỉ đạo của Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh: Chiếm 3,4% doanh thu còn lại. Thị phần của ngành nghề này tại Thành phố Uông Bí khá khiêm tốn, chiếm 2,4% thị phần tiêu thụ. 2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh nói chung và gạch xây dựng nói riêng của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn Tổng doanh thu Bảng 2.2: Tổng doanh thu qua các năm 2013 đến 2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng doanh thu Tr.đ 4.041 5.260 9.680 11.845 12.250 Doanh thu từ gạch Tr.đ 1.541 3.360 8.527 11.498 11.838 Doanh thu khác Tr.đ 2.500 1.900 1.153 347 412 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 Dựa vào số liệu trên có thể xác định được chỉ số liên hoàn và chỉ số định gốc của doanh thu qua các năm. Bảng 2.3: Chỉ số liên hoàn và chỉ số định gốc của doanh thu từ năm 2013 đến năm 2017 TT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nãm 2017 1 Tổng doanh thu 4.041 5.260 9.680 11.845 12.250 2 Chỉ sổ biến động cố định (%) 100 130 239 293 303 3 Chi số biển động liên hoàn (%) 100 130 184 122 103 4 Chỉ số bình quân (%) 100 132 - - - Nguồn: Học viên tổng hợp Nguồn: Học viên tổng hợp Hình 2.4: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu theo chỉ số Nguồn: Học viên tổng hợp Hình 2.5: Biểu đồ tăng doanh thu qua các năm Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn Qua số liệu bảng trên ta thấy doanh thu qua các năm đều tăng lên. Đặc biệt là doanh thu của năm 2015 so với năm 2014 tăng lên đáng kể do Công ty đã đưa được dây chuyền sản xuất mới vào khai thác làm cho sản lượng gạch sản xuất ra tăng vọt và đạt chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, người tiêu dùng. Doanh thu của Công ty trong năm 2017 là 12.250 (trđ), tuy không tăng so với kế hoạch đặt ra tuy nhiên so với năm 2016 thì doanh thu của Công ty vẫn tăng 103,42% và tăng 303,14% so với năm 2013, do nhu cầu của người dân chuyển hướng sang xây dựng nhà ở, các công trình cho nên nhu cầu về gạch xây dựng vẫn tăng lên. Nhưng hiện nay Công ty cũng đang đứng trước những khó khăn của ngành sản xuất gạch nói chung (số lượng các dự án bất động sản được khởi công mới không nhiều nên sức cầu tiềm năng đối với ngành cũng ít đi, tình trạng bán phá giá sản phẩm). Do vậy Công ty cũng cần phải duy trì, nắm vững, và mở rộng thị trường tốt hơn. Trong giai đoạn hiện nay Công ty cần phải tăng doanh thu, lợi nhuận chủ yếu từ sản xuất gạch xây dựng và quan tâm thêm các ngành nghề khác như phát triển cảng, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng... phù hợp với đặc điểm của Công ty cũng như vị trí địa lý của Công ty để mang lại những hiệu quả kinh tế cao. Khối lượng sản phẩm sản xuất Khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng và theo mặt hàng được thể hiện qua hai bảng sau: Bảng 2.4: Khối lượng sản xuất theo nguồn sản lượng qua các năm 2013 đến 2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nãm 2016 Năm 2017 Sản xuất gạch xây dựng tuy-nel Viên 18.900 19.100 23.621 21.845 22.000 Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 Bảng 2.5: Chỉ số liên hoàn và chỉ số định gốc của khối lượng sản xuất theo nguồn sản lượng từ năm 2013 – 2017 STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng sản lượng 18.900 19.100 23.621 21.845 22.000 2 Chỉ số biến động cố định (%) 100 101 124 115 116 3 Chỉ số biến động liên hoàn (%) 100 101 123 92 100 4 Chỉ số bình quân (%) 100 104 - - - Nguồn: Học viên tổng hợp Nguồn: Học viên tổng hợp Hình 2.6: Biểu đồ biểu diễn tổng sản lượng theo chỉ số Nguồn: Học viên tổng hợp Hình 2.7: Biểu đồ tăng sản lượng qua các năm 2013 - 2017 Bảng 2.6: Khối lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch và thực hiện các năm 2015, 2016 ,2017 Loại SP ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Kế hoạch năm 2017 Thực hiện năm 2017 So sánh Sản lượng Sản lượng Sản lượng Kết cấu Sản lượng Kết cấu TH 17/16 Số tương đối TH 17/KH16 Số tương đối Gạch 2 lỗ Viên 23.621 21.845 24.000 100,0 22.000 100,0 96,3 91,7 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn năm 2015, 2016, 2017 Qua số liệu bảng trên cho thấy tổng sản lượng sản xuất tăng dần lên qua các năm, trong đó năm 2015 sản lượng sản xuất gạch của Công ty tăng vọt lên so với các năm trước (tăng 124,98% so với năm 2013, tăng 123,67% so với năm 2014), do Công ty đã đầu tư và đưa vào ứng dụng thành công công nghệ sản xuất gạch xây dựng tuy-nel mới. Sang đến năm 2016, tuy thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng của cả nước vào cuối năm có những tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên thị trường lớn nhất của Công ty là Thành phố Uông Bí lại đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch khiến cho thị trường tại đây bị hạn chế khá lớn dẫn đến sức tiêu thụ của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn bị co lại kéo theo sản lượng sản xuất cũng phải giảm xuống (giảm 92,48% so với năm 2015). Cuối năm 2017, Hiệp hội gốm sứ xây dựng Việt Nam đã hạn chế được tình trạng bán phá giá, các gói kích cầu của Chính phủ phát huy hiệu quả, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở lại tăng lên và sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty cũng bắt đầu tăng lên (tăng 100,71% so với nãm 2016); đây là những dấu hiệu đáng mừng, Công ty cần phải có biện pháp giữ vững, ổn định và phát triển khả năng sản xuất và tiêu thụ hơn nữa nhất là trong giai đoạn hiện nay thị trường lớn nhất của Công ty là Thành phố Uông Bí đang phát triển đô thị hóa mạnh, nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao. Bên cạnh đó ta thấy sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty chỉ là mặt hàng gạch xây dựng tuy-nel 2 lỗ, kết cấu mặt hàng của Công ty còn chưa đa dạng, ít chủng loại chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của gạch xây dựng trên thị trường. Trong những năm tới Công ty vẫn cần phải chú trọng và phát triển nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ vì nó là mặt hàng chính quyết định kết quả kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Công ty cũng đã và đang có kế hoạch mở rộng sản xuất và mở rộng thị phần thêm các loại gạch như: gạch đặc, gạch 6 lỗ, gạch không nung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Tính nhịp nhàng của sản xuất và tiêu thụ qua các năm Tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Khi sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ không hiệu quả thì cho dù doanh nghiệp luôn sản xuất hoàn thành kế hoạch mà sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được thì dẫn đến tồn đọng sản phẩm, ứ đọng vốn, chi phí lưu kho, thiếu kho bãi và kéo theo nhiều khó khăn khác nảy sinh. Phân tích chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được tình hình sản xuất và tiêu thụ trong năm, tiêu thụ hết hay còn tồn kho từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra được các kế hoạch điều chỉnh hợp lý và là cơ sở để đề ra phương hướng nhiệm vụ đảm bảo cho việc sản xuất và tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng phục vụ nhu cầu trước mắt và lâu dài của thị trường. Bảng 2.7: Tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn giai đoạn 2013 – 2017 Năm Sản xuất (viên) Tiêu thụ (viên) So sánh +/- % 2013 18.900 17.620 1.280 107,3 2014 19.100 19.000 100 100,5 2015 23.621 22.650 971 104,3 2016 21.845 21.259 586 102,8 2017 22.000 20.730 1.270 106,1 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn năm 2014, 2015, 2016, 2017 Qua bảng số liệu trên ta thấy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khá cân bằng. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ chênh lệch không đáng kể so với khối lượng được sản xuất ra, điều này chứng tỏ sản phẩm của Công ty đã có uy tín trên thị trường. Tuy vậy, những năm gần đây sức tiêu thụ của Công ty vẫn còn chưa cao so với khả năng sản xuất của Công ty cũng như nhu cầu thị trường. 2.1.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn Bảng 2.8: Kết quả SXKD và hiệu quả SXKD qua các năm 2016, 2017 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 So sánh (+,-) So sánh (%) I. Kết quả SXKD 1 Doanh thu thuần Trđ 11.85 19.49 7.648 164,6 2 Chi phí Trđ 9.87 18.22 8.349 184,6 3 Lợi nhuận thuần Trđ 1.975 1.274 -701 64,5 4 Giá trị TSCĐ Trđ 11.62 14.58 2.959 125,5 5 VCĐ (giá trị còn lại TS) Trđ 8.569 9.295 726 108,5 6 TSNH Trđ 6.276 7.54 1.264 120,1 7 Vốn kinh doanh Trđ 14.85 16.84 1.99 113,4 II. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 Doanh thu trên chi phí đ/đ 1,20 1,07 -0,13 89,2 2 Doanh thu trên VKD đ/đ 0,80 1,16 0,36 145,1 3 Tỉ suất lợi nhuận trên DT đ/đ 0,17 0,07 -0,10 39,2 4 Tỉ suất lợi nhuận/chi phí đ/đ 0,20 0,07 -0,13 34,9 5 Tỉ suất lợi nhuận/VKD đ/đ 0,13 0,08 -0,06 56,9 Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn năm 2016, 2017 Qua bảng phân tích trên ta thấy nhìn chung trong năm 2017 hoạt động tài chính của Công ty không được hiệu quả so với năm 2016. Nhưng xét trong điều kiện của năm 2017 thì đây cũng là một kết quả đáng khích lệ, một số chỉ tiêu vẫn tăng và có hiệu quả như sức sản xuất của vốn lưu động năm 2017 vẫn tăng hơn so với năm 2016 là 0,7 triệu đồng. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch xây dựng của Công ty Cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn 2.2.1. Các nhân tố bên ngoài 2.2.1.1. Môi trường chính trị, pháp luật Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác động trực tiếp và quan trọng tới việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp. Hiện nay, Nhà nước đã có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao sẽ được tạo điều kiện hỗ trợ về thị trường, công nghệ điều này đã giúp cho Công ty có thêm động lực để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các rào cản thương mại dần dần được gỡ bỏ, chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với các mặt hàng và các sản phẩm trong nước bị thu hẹp nên thị trường trong nước sẽ xuất hiện thêm sự cạnh tranh của cả các công ty sản xuất gạch trong nhà ngoài nước. Mặc dù các sản phẩm của Công ty không ngừng được cải tiến và nâng cao chất lượng nhưng khi tham gia hội nhập thì yếu tố cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn. Vì vậy, muốn đứng vững trên thị trường tại địa phương và trong tỉnh, Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn phải nắm bắt cơ hội kinh doanh một cách nhạy bén, luôn luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng xây dựng và nâng cao “thương hiệu”, cạnh tranh lành mạnh để có được niềm tin của khách hàng, tạo ra lợi nhuận và thu nhập cao cho người lao động trong Công ty. 2.2.1.2. Môi trường kinh tế Tăng trưởng kinh tế: Hoạt động kinh tế của nước ta trong 3 tháng đầu năm 2018 diễn ra trong bối cảnh thế giới vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại mới. Một số nước đã phải điều chỉn tốc độ tăng trưởng của năm giảm xuống. Thị trường tiêu thụ hàng hóa hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm. Trong nước, mặc dù một số cân đối vĩ mô có cải thiện vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018, tuy nhiên hoạt động SXKD tại các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn kho cao, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2017 và đầu năm 2018 nhiều. Tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết triệt để. Tăng trưởng kinh tế chung: GDP ước tính 2 quý đầu năm 2018 tăng 7,08% so với cùng kỳ năm 2017. Đây được xem là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011. Phân theo 3 nhóm khu vực: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93%, đóng góp 9,7% mức tăng trưởng chung; Đáng chú ý là Khu vực dịch vụ tăng gần 7%, đóng góp hơn 41% mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; đứng đầu là khu vực công nghiệp, xây dựng, tăng trưởng 9%, đóng góp tới gần 49% tăng trưởng chung. Đầu tư: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2018 theo giá hiện hành ước tính đạt 747,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,9% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 249,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,4% tổng vốn và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 308,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 17,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 189,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,3% và tăng 8,5%. Như vậy có thể thấy tuy có những biểu hiện tương đối tốt song tình hình đầu tư cũng có những tín hiệu khả quan cho nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp xây dựng nói riêng. Lạm phát và giá cả: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2018 tăng 0,61% so với tháng trước, là tháng 6/2018 có CPI tăng cao nhất trong 7 năm qua. Có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất 1,08%, chủ yếu do nhóm thực phẩm tăng 1,75% trong khi nhóm lương thực giảm 0,45%. Nhóm giao thông tăng 1,04% do giá xăng dầu tăng 2,38%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,65%, chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,2% và thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; nhóm giáo dục tăng 0,11% (dịch vụ giáo dục tăng 0,15%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,06%; thiết bị và đồ dùng gia đình, thuốc và dịch vụ y tế cùng tăng 0,03%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,11% so với tháng trước. Như vậy vấn đề lạm phát và giá cả là yếu tố ảnh hưởng không thuận lợi đến Công ty, bởi đặc tính các công trình có nguồn vốn lớn, thời gian thi công xây dựng kéo dài. Do vậy công ty cần có những nhận định xác đáng để đề ra những chính sách hợp lý để đảm bảo bị ảnh hướng thấp nhất bởi vấn đề này. 2.2.1.3. Môi trường công nghệ Nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn nói riêng muốn cạnh tranh được phải đổi mới trong sản xuất. Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin 4.0 tạo cơ hội cho doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến nhất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, giúp sản phẩm của Công ty luôn giữ vững được thị phần trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch xây dựng, Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn đã đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại với công nghệ sản xuất tiên tiến. 2.2.1.4. Môi trường xã hội Các yếu tố văn hoá - xã hội của mỗi khu vực thị trường, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có ảnh hưởng lớn đến hình thành các đặc tính chất lượng sản phẩm. Yêu cầu về văn hoá, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng của sản phẩm, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi sản phẩm phải thỏa mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, đạo đức, văn hoá, xã hội của cộng đồng. Chất lượng là toàn bộ những đặc tính thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng nhưng không phải là thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu cá nhân. Chất lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường văn hoá - xã hội của mỗi nước. Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng và nhận thức của khách hàng ngày càng nâng cao và biến động nhanh chóng. Tốc độ tăng dân số ở các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng rất lớn (trung bình mỗi năm tăng từ 1,2- 1,5%). Dân số tăng nhanh kéo theo việc gia tăng đầu tư xây dựng nhà ở, tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm gạch xây dựng. Các sản phẩm gạch xây dựng 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ, gạch đặc sản xuất phải đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng đó là phải có độ bền cao, hình thức đẹp, đáp ứng các điều kiện về thời tiết. Có thể khẳng định, sản phẩm gạch xây dựng của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn có tính ưu việt lớn. 2.2.2. Các nhân tố bên trong 2.2.2.1. Tiềm lực tài chính của Công ty Do đặc thù của ngành vật liệu xây dựng là để hoạt động SXKD diễn ra tốt thì nhu cầu về vốn rất lớn. Chính vị vậy, nếu Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn không đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của mình thì không thể tiến hành hoạt động SXKD, không có được sự tin tưởng của khách hàng vào năng lực của doanh nghiệp do vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm vật liệu xây dựng trên thị trường cũng bị giảm. 2.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực Công ty Hiện nay, tính hết tháng 12/2017 tổng số cán bộ người lao động của Công ty là 256 người. Trong đó 94% số cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên làm trong các phòng ban quản lý của Công ty. Số lượng nhân viên tại các phòng ban là 56 người, số lượng cán bộ quản lý là 14 người. Như vậy, tính trung bình cứ 1 cán bộ quản lý ở phía dưới quyền có 4 cán bộ công nhân viên dưới quyền. Nếu đánh giá dưới góc độ quản trị doanh nghiệp, cơ cấu cán bộ quản lý như vậy khá phù hợp, tỷ lệ 1:4 là thấp so với các Công ty cạnh tranh trực tiếp khác như Công ty cổ phần gốm sứ Đông Triều 1:5, Công ty cổ phần Tân Giếng Đáy1:6 Trong số đội ngũ cán bộ quản lý, có những cán bộ từ bộ phận sản xuất có kinh nghiệm trong việc quản lý sản xuất và hiểu biết về sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên, còn một lượng nhỏ cán bộ quản lý của Công ty thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp. Một trong những điểm yếu của đội ngũ cán bộ quản lý Công ty thể hiện trong khâu hoạch định chiến lược. Hàng năm, cổ đông Công ty vẫn nhận được báo cáo về khó khăn của Công ty. Tuy nhiên, làm thế nào, mục tiêu dài hạn, trung hạn ra sao, thực hiện như thế nào để giải quyết những tồn tại nêu trên thì vẫn là bài toán cần được giải trong thời gian tới. Nắm rõ được tầm quan trọng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn coi trọng nhân tố này là mục tiêu phát triển bền vững và ổn định của Công ty. 2.2.2.3. Trình độ công nghệ sản xuất - kinh doanh Hiện nay Công ty đã đầu tư một hệ thống máy móc hiện đại được nhập khẩu chủ yếu từ Nhật, Italia, Đức, Tây Ban Nha nhằm phục vụ sản xuất để tạo ra các sản phẩm chất lượng nhằm mục tiêu chiếm lĩnh được thị phần lớn trong thị trường toàn tỉnh. Bảng 2.9. Các loại máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty TT Máy móc, thiết bị Số lượng Năm bắt đầu sử dụng 1 Máy xúc KOMATSU 4 2005,2015 2 Máy đùn ép CMK502 - CRAINA 2 2005, 2013 3 Máy ép 3 2004, 2008, 2017 4 Lò nung 2 2000, 2009 5 Máy phân loại 2 2000, 2014 6 Máy trộn nguyên liệu 2 2004, 2016 7 Máy dập khuôn 4 2001, 2006, 2009, 2015 Nguồn: Phòng Kỹ thuật Quy trình sản xuất gạch xây dựng mang tính chất liên hoàn và đồng bộ. Công nghệ sản xuất các sản phẩm gạch xây dựng là công nghệ khép kín, xử lý toàn bộ bằng hệ thống máy móc có tính tự động hoá cao đạt gần 89%. Công suất thực tế đạt 81% công suất thiết kế. Việc sử dụng máy móc thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty và nâng cao uy tín cho Công ty trên thị trường địa phương cũng như trong tỉnh. 2.2.2.4. Khả năng tổ chức, quản lý Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động nhiều vào quá trình quản lý hoạt động SXKD của Công ty. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng đến công tác tổ chức lao động khoa học. Trong đó sắp xếp lao động hợp lý là vấn đề cần thiết làm gọn nhẹ dây chuyền sản xuất. Hiện tại lao động của Công ty là hơn 200 người, họ là những người gắn bó với Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_san_pham_gach_xay_dung.docx
Tài liệu liên quan