MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ 7
1.1. Chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 7
1.2. Khái niệm, đặc điểm và tiêu chí đánh giá năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 15
1.3. Yêu cầu khách quan của việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 28
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH HÀ TĨNH 41
2.1. Lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 41
2.2. Thực trạng năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh 49
2.3. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế về năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh 60
Chương 3: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 64
3.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh 64
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 67
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 91
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa các phương pháp. Có những nơi CBCC thiên về phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức XHCN mà đối tượng quản lý không tự giác thực hiện mà không áp dụng phương pháp hành chính để đối tượng thực hiện; không sử dụng phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức XHCN mà lại áp dụng ngay phương pháp hành chính mang tính mệnh.lệnh đơn phương nhằm bắt buộc nhân dân thực hiện. Chưa kịp thời nêu gương và động viên khen thưởng đối với "người tốt việc tốt", chưa phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, hiện tượng tham nhũng, thói vô trách nhiệm, tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, chưa nắm bắt được diễn biến tâm lý của đồng nghiệp, của cộng đồng dân cư; có những cán bộ thực hiện điều tra, kiểm soát, thu thập thông tin không kiên quyết, trung thực dẫn tới ra các quyết định không phù hợp với thực tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
Kỹ năng và phương pháp quản lý nhà nước như trên đã dẫn đến năng lực quản lý nhà nước của CBCC ở cơ sở thấp.
1.3.4.3. Thực trạng về phẩm chất đạo đức
Đa số CBCC chính quyền cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống trong sạch, giản dị, quan tâm chăm lo đến sự nghiệp chung. Nhưng có một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ sở do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đã có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức: Sống xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, mất dân chủ, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền làm trái các nguyên tắc quản lý, bán sang nhượng đất trái phép, tham ô công quỹ, tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình, dự án do nhà nước đầu tư ở cơ sở, thậm chí bớt xén, chia nhau tiền đóng góp của nhân dân ủng hộ người nghèo bị thiên tai, lũ lụt... gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, có nơi chính quyền đối lập với nhân dân, dân không tin vào cán bộ cơ sở. Một số bộ phận cán bộ có tư tưởng cục bộ, kèn cựa địa vị, ý thức tổ chức, kỷ luật kém, phát ngôn và làm việc tuỳ tiện, gây mất đoàn kết nội bộ.
Với thực trạng về trình độ, kỹ năng, phương pháp quản lý nhà nước, phẩm chất đạo đức nêu trên, yêu cầu khách quan là phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã mới đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận chương 1
CBCC chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng: CBCC chính quyền cấp xã là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người gần dân, sát dân, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân, là người trực tiếp vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân, là người trực tiếp tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư. Trong những năm qua, phát huy vị trí và vai trò của mình, CBCC chính quyền cấp xã đã có những đóng góp lớn vào giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực trạng năng lực của CBCC chính quyền cấp xã là chưa ngang tầm với đòi hỏi xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã.
Chương 2
Thực trạng năng lực quản lý nhà nước của Cán Bộ Công Chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hà tĩnh
2.1. Lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Lịch sử hình thành
Từ xa xưa, cách đây hàng vạn năm, vùng đất Hà Tĩnh đã có người đến ở. Họ đã tụ cư thành những cộng đồng người ở ven biển, ven sông, chân đồi núi. Họ sinh sống bằng nghề đánh cá, săn bắt thuỷ sản, hái lượm hoa quả cây hoang dại, trồng lúa, chế tạo đồ đá, biết đúc đồng, luyện sắt, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra những nơi cư trú của họ ở Thạch Lạc, Thạch Lâm, Thạch Đài, Thạch Vịnh (huyện Thạch Hà); Xuân An, Xuân Giang, Xuân Viên (huyện Nghi Xuân); Đức Đồng, Đức Hoà, Đức Dũng (huyện Đức Thọ) và một số địa điểm dưới chân núi Hồng và núi Nghèn (huyện Can Lộc); Cẩm Thành (huyện Cẩm Xuyên) dọc sông, đồi núi của hai huyện Hương Sơn, Hương Khê.
Thuở vua Hùng dựng nước Văn Lang, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức lúc đó Hà Tĩnh gồm các "kẻ" ở đồng bằng, "động", "sách" ở miền núi, "vạn" ở miền biển và sông. Đó là những vùng quê được hình thành tự nhiên, không phải là đơn vị hành chính, một thực trạng của xã hội Cửu Đức trước khi quân phía Bắc tới xâm chiếm.
Nghìn năm Bắc thuộc và các thời đại sau đó, các tổ chức địa giới hành chính cùng tên gọi luôn thay đổi, mãi cho đến năm 1831 Minh Mạng thứ 12 thì trấn Nghệ Tĩnh tách thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh. Tên Hà Tĩnh bắt đầu có từ đó.
Cách mạng Tháng Tám thành công, các cấp phổ, châu, tổng, thôn đều bị bãi bỏ và thống nhất thành 4 cấp hành chính. Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp còn tồn tại các khu, tỉnh Hà Tĩnh thuộc khu IV. Đến năm 1954 thì cấp khu giải thể [43].
Năm 1976, Hà Tĩnh và Nghệ An nhập lại thành một tỉnh lấy tên là Nghệ Tĩnh. Tháng 8 năm 1991 theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9 thì tỉnh Nghệ Tĩnh chia thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh có 9 huyện, 2 thị xã, với tổng số 242 xã, 8 phường và 11 thị trấn.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở 17053'56''-18046'24'' vĩ độ Bắc và 105010'48'' - 106029'30'' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp 2 tỉnh của nước bạn Lào anh em Khăm-Muộn và Bôlykhămxây, cách thủ đô Hà Nội 350km về phía Nam.
Hình thể Hà Tĩnh gần giống như hình thang lệch, bề rộng phía bắc là 85km, phía nam là 90km, chiều dài theo bờ biển là 137km, dọc theo biên giới Việt - Lào là 143km.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường giao thông quan trọng Bắc - Nam (có 130km đường quốc lộ 1A chạy qua, 80km đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống Nhất). Đặc biệt có đường ngang Đông - Tây (Quốc lộ 8) từ Thị xã Hồng Lĩnh qua cửa khẩu Cầu Treo đến nước bạn Lào và có đường từ khu kinh tế Vũng áng nối với đường Xuyên á: Lào - Đông Bắc Thái Lan - Myama. Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo là nơi giao lưu thương mại với Bắc và Trung Lào. Đặc điểm địa lý trên là tiền đề cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội và hoà nhập tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật với các địa phương trong nước và các nước khác... góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho CBCC chính quyền cấp xã.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh là 605.564 ha chiếm 1,825% diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó:
Diện tích đất lâm nghiệp trong 250.817 ha, chiếm 41%; diện tích đất nông nghiệp 97.101 ha chiếm 16% (đất trồng cây hàng năm là 73.683 ha, chiếm 75% đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm là 3.562 ha, chiếm 3% đất nông nghiệp, đất vườn 18.021 ha, chiếm 18% đất nông nghiệp; diện tích ao hồ 1.778 ha và hàng chục ha đồng cỏ; đất chuyên dùng 47.837 ha, chiếm 7%; đất khu dân cư 6.878 ha, chiếm 1%; đất chưa sử dụng 202.934 ha, chiếm 33%. Trong đó, đất đồng bằng 22.111 ha (3%), đất đồi núi 148.924 ha (24%), đất có mặt nước 5.762 ha và đất chưa sử dụng khác. Với điều kiện diện tích tự nhiên như trên, cho phép tỉnh Hà Tĩnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa canh, chuyển dịch kinh tế theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho nhiều người dân là cơ sở để ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Với quỹ đất tự nhiên ít, chiếm 1,825% diện tích đất tự nhiên cả nước, diện tích đất chưa sử dụng đang còn nhiều 202.934 ha/ 605.564 ha chiếm 33% đất tự nhiên của Hà Tĩnh, đòi hỏi người CBCC ở Hà Tĩnh nói chung và CBCC chính quyền cấp xã ở Hà Tĩnh nói riêng phải tính toán khoa học, có kế hoạch khai thác và sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm, phát huy được tiềm năng của đất trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN [4, tr.8-9].
Với 137km bờ biển chạy dài từ Cửa Hội (Nghi Xuân) đến Mũi Độc (Kỳ Anh), có 4 cửa biển lớn (Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu), gắn với các trung tâm du lịch và bãi tắm đẹp (Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm, Đèo Ngang) và đặc biệt là có cảng biển nước sâu Vũng áng (theo quy hoạch là cảng biển loại A của cả nước), có hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Tĩnh phát triển du lịch, thương mại; nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản và thuỷ điện, giữ gìn môi trường trong sạch và tạo điều kiện phát triển bền vững.
Hà Tĩnh là một địa phương có nhiều khoáng sản như:íắt, titan, than, vàng, đá granit, phốt phát, thiếc, chì, kẽm, cao lanh... Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Sắt ở Thạch Khê (Thạch Hà) ước lượng trên 500 triệu tấn. Ti tan là loại quý hiếm nằm ở ven biển từ Can Lộc tới Kỳ Anh trữ lượng ước tính 60 vạn tấn. Than đá ở Hương Khê có trữ lượng 10 triệu tấn. Mỏ thiếc ở Sơn Kim (Hương Sơn), mỏ cát ở Thạch Vịnh (Thạch Hà) có hàm lượng silic (SiO2) từ 95-97%, mỏ đá ở Hồng Lĩnh, Thạch Hà với tổng trữ lượng đá các loại khoảng 1 tỷ m3, với trữ lượng khoáng sản lớn, chất lượng cao tạo điều kiện cho tỉnh Hà Tĩnh phát triển công nghiệp khai thác, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng. Khi những ngành công nghiệp ở Hà Tĩnh phát triển nó sẽ góp phần nâng cao trình độ quản lý và đổi mới tác phong làm việc của CBCC chính quyền cấp xã.
Khí hậu ở Hà Tĩnh rất khắc nghiệt có 2 mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông, mùa xuân và mùa thu hơi mát. Mùa hè nhiệt độ cao trung bình 290C, cá biệt có lúc lên tới 400C - 410 C. Mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó nóng nhất là tháng 8 do ảnh hưởng của gió Lào làm cho cây cối khô héo, ruộng đồng nứt nẻ, hạn hán thường xuyên xẩy ra nghiêm trọng. Mùa đông nhiệt độ trung bình 200C, thấp nhất 6 đến 70C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tháng 11 là tháng lạnh nhất. Hà Tĩnh còn bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc lạnh lẽo và gây ra mưa phùn kéo dài. Hà Tĩnh có lượng mưa không đều, phía Tây mưa nhiều trung bình 3.000mm/1 năm, vùng đồng bằng mưa ít, thường dưới 1.500mm. Hà Tĩnh là vùng đất hay gặp bão tố và lũ lụt tạo nên rất khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh.
Sống trong điều kiện tự nhiên như trên, con người nói chung và CBCC chính quyền cấp xã ở Hà Tĩnh nói riêng luôn luôn lao động cần cù, kiên trì, chịu đựng gian khổ, đấu tranh không mệt mỏi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt để tồn tại, phát triển, luôn ham học hỏi, luôn sống giản dị, tiết kiệm, đoàn kết gắn bó, tương thân, tương ái, có nghĩa, có tình.
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội
* Đặc điểm về dân cư:
Dân số tỉnh Hà Tĩnh tính đến năm 2005 là 1.289.606 người, trong đó nam: 631.926 người chiếm 49%, nữ 657.720 người chiếm 51%. ở Hà Tĩnh đại đa số người kinh sống ở vùng đồng bằng ven biển và bán sơn địa. Dân tộc ít người ở Hà Tĩnh không nhiều, phần lớn tập trung ở huyện Hương Sơn, Hương Khê như dân tộc Kyri (thường gọi là Lào Khe Chè, Lào Đá Gân), dân tộc Mã Liềng ở xã Hương Vĩnh, dân tộc Chứt hay Rục ở bản Rào Tre (xã Hương Liên). Ngoài ra, còn có một số dân người Lào phần lớn đã được Việt hoá ở xã Phú Gia, huyện Vũ Quang và ở một số xã biên giới huyện Hương Sơn; người Bồ Lô (còn gọi là Ba Lan) sống ở cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu nay đã được Việt hoá. Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ, một số người Trung Quốc ở lại làm ăn, định cư hẳn, mãi sau này trở thành người Việt gốc Hoa.
Dân số ở nông thôn là 1.147.749 người chiếm 89%, dân số ở thành thị 141.857 người chiếm 11%. Số lượng trong độ tuổi lao động là 678.244 người chiếm 52,6%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 22,5%.
Mật độ dân số Hà Tĩnh tính đến năm 2005 là 212 người/km2. Mật độ dân số thấp và phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao nhất là Thị xã Hà Tĩnh là 2.547 người/km2 và nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Hương Khê 78 người/km2. Hầu hết các xã miền núi dân cư thưa thớt và sống rãi rác [65, tr.16].
Đặc điểm về dân cư tác động đến hiệu quả quản lý và năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh thể hiện qua một số điểm sau đây:
- Với địa hình phức tạp, dân số sống không tập trung nhất là ở các xã miền núi biên giới đã gây khó khăn trong công tác quản lý, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.
- Trình độ dân trí thấp, nhất là mặt bằng trình độ học vấn của dân tộc thiểu số sống ở tỉnh Hà Tĩnh luôn là vấn đề nan giải, khó khăn trong xây dựng đội ngũ CBCC là người dân tộc. Tuy nhiên, với truyền thống cố kết cộng đồng. Người Kinh cũng như người dân tộc thiểu số luôn luôn đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, địch họa, giặc giã để làm cho "Hà Tĩnh nổi bật lên" như Bác Hồ hằng mong muốn.
- Tỷ lệ tăng dân số ở Hà Tĩnh là cao, năm 1991 là 2,4% [4, tr.164], nhờ công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả năm 2005 giảm xuống 0,8% [33, tr.53]. Do sắp xếp lại lao động ở các doanh nghiệp và số người dân nông nhàn sau các mùa vụ là nhiệm vụ đặt ra áp lực giải quyết việc làm cho số lao động này đối với các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.
- Tỷ lệ trẻ em duới 60 tháng tuổi suy dinh dưỡng cao 26,5% [33, tr.53]. Số sinh viên tốt nghiệp Đại học, sau Đại học ít về công tác ở Hà Tĩnh. Đây là điều đáng lo ngại cho thể lực và trí lực của CBCC ở Hà Tĩnh trong tương lai.
* Đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh:
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với vùng lãnh hãi rộng hơn 20.000 km2, có 4 cửa sông lớn, có cảng nước sâu Vũng áng - là cửa biển được Chính phủ Việt Nam cho phép nước bạn Lào đi ra biển theo luật biển quốc tế. Phía Tây Hà Tĩnh có chung đường biên giới với hai tỉnh Khăm Muộn và Bô Ly Khăm Xây của nước bạn Lào dài 143 km, có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Na Tê đi Viêng Chăn (Lào) và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Địa hình, rừng núi, sông ngòi của Hà Tĩnh khá phức tạp và hiểm trở. Dân số Hà Tĩnh hiện nay gần 1,3 triệu người trong đó có 13 vạn tín đồ theo các tôn giáo, với hơn 268 cơ sở thờ tự, có 131/161 xã, phường, thị trấn, có 11/11 huyện, thị có đồng bào giáo dân, có 461 khu dân cư vùng giáo, trong đó có 114 xóm giáo toàn tông.
Hà Tĩnh lại ở vị trí địa lý mà trong lịch sử giải phóng dân tộc các thế lực thù địch thường xuyên dòm ngó, chiến tranh xảy ra khóc liệt.
Với đặc điểm tự nhiên và dân cư như trên đã tác động không nhỏ đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn của tỉnh. Bên cạnh đó, do sự tiềm ẩn các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trong nhiều năm trước để lại cộng với sự điều hành quản lý chưa tốt của các cấp chính quyền, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, vi phạm dân chủ của CBCC đã làm cho tình hình quốc phòng, an ninh của tỉnh trong những năm qua diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là giai đoạn đầu trong thời kỳ tái lập tỉnh.
Lợi dụng chính sách đổi mới mở cửa Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch tìm mọi cách đưa người về nước thông qua các phương thức như Việt kiều hồi hương, hoạt động viện trợ nhân đạo, đầu tư các chương trình dự án kinh tế, để nắm tình hình trước móc nối gây dựng cơ sở thu nhập tin tức tình báo phục vụ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam. Thời gian qua tình hình an ninh biên giới không thuận lợi, đã có nhiều vụ vượt biên trái phép sang Lào kiếm việc làm, buôn lậu, săn bắn thú rừng, khai thác lâm sản... [4, tr.191].
Trước tình hình quốc phòng, an ninh như trên, yêu cầu đối với CBCC chính quyền cấp xã là phải nâng cao nhận thức về vai trò quốc phòng, an ninh, nắm chắc tình hình diễn biến ở cơ sở, giải quyết kịp thời dứt điểm các điểm nóng, các vụ khiếu kiện, tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp, xây dựng và cũng cố tốt thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế- xã hôị ở cơ sở.
* Về y tế:
Đến nay, Hà Tĩnh đã có một bệnh viện Đa khoa với 500 giường bệnh, 01 bệnh viện y học cổ truyền với 130 giường bệnh, 01 bệnh viện điều dưỡng với 100 giường bệnh, 11 trung tâm y tế huyện, thị xã và 25 phòng khám đa khoa khu vực với 1.210 giường bệnh và 261 trạm y tế xã, phường, thị trấn với 1.295 giường bệnh, đảm bảo điều kiện nhất định phục vụ khám chữa bệnh cho CBCC và nhân dân. Năm 1991 toàn tỉnh chỉ có 2.002 giường bệnh, năm 2003 có 3.235 giường bệnh. Toàn tỉnh hiện có 3.593 cơ sở y tế và dược, trong đó có 507 bác sĩ và cán bộ y tế có trình độ trên đại học, 51 dược sĩ cao cấp. Đã có hơn 300 nhân viên y tế thôn bản được đào tạo từ 2 - 3 tháng, số bác sĩ bán trú ở trạm y tế chiếm 35%; số xã, thôn có nhân viên y tế chiếm 95,5%; số xã có y bác sĩ, nhà hộ sinh khám thai, đỡ đẻ đạt 97%. Đã nâng từ 2,7 bác sĩ/1 vạn dân (năm 1995) lên 3,75 bác sĩ/1vạn dân (năm 2003); Hạn tỷ lệ trẻ em ở dưới 60 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng từ 52,5% (năm1994) xuống còn 29,6% (năm 2003); nâng tuổi thọ bình quân của người Hà Tĩnh từ 64 tuổi (năm1991) lên 70 tuổi (năm 2003) [4, tr.184].
* Về văn hoá - xã hội:
Đến nay, toàn tỉnh đã có 78% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, 741 thôn, khối phố, đơn vị văn hóa; 88% số thôn, xóm, khối phố có hương ước; có 78 di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng quốc gia; Báo Hà Tĩnh 4 kỳ/tuần (khổ lớn) với số lượng 4.500 tờ/ kỳ, 90% lãnh thổ đã phủ sóng phát thanh, 80% phủ sóng truyền hình; tỷ lệ hộ gia đình có phương tiện nghe, nhìn đạt 60%, toàn tỉnh có 8,5 máy điện thoại/ 100 dân, 100% xã có máy điện thoại; có trên 15,7% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao và 485 câu lạc bộ thể dục thể thao [33, tr.51-52].
Tháng 12/2002 Hà Tĩnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.
Hà Tĩnh là một tỉnh thực hiện tốt chính sách xã hội, đến nay đã có 100% số xã, phường, thị trấn được công nhận đơn vị làm tốt chính sách người có công với nước. Công tác giải quyết việc làm chương trình xoá đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến, tiến bộ. Hàng năm bình quân có hơn 1,2 vạn lao động được giải quyết việc làm, trên 25% số lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 53% năm 1991 (theo tiêu chí mới là trên 60%) xuống còn 10,5% năm 2005 (theo tiêu chí mới là 38,62%). Phong trào xoá nhà tranh tre dột nát cho hộ nghèo diễn ra sâu rộng trong toàn tỉnh, đến nay về cơ bản đã hoàn thành xoá nhà tranh tre dột nát trong toàn tỉnh và chuyển sang phát triển ngói hoá nhà ở. Từ sau đại hội Đảng bộ lần thứ XV đến nay toàn tỉnh đã huy động được gần 125.164 tỷ đồng để giúp đỡ, nâng cấp, xây dựng mới 16.857 căn nhà cho các hộ đói nghèo và gia đình chính sách [33, tr.54].
* Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân trong 10 năm (1991-2000) đạt 8,43%/năm; giai đoạn từ 2001-2005 đạt 8,85%/năm. Thu nhập bình quân đầu người từ 1991-2005 tăng hơn 6 lần (từ 713,5 ngàn đồng năm 1991 lên 4,579 triệu đồng năm 2005). Về cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành: Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 73,38% (năm 1991) xuống còn 42,5% (năm 2005); tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng từ 9% (năm 1991) lên 21,5% năm 2005); tỷ trọng của ngành dịch vụ từ 17,62% năm 1991 lên 36% năm 2005.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh tăng nhanh, từ 18 tỷ đồng năm 1991 lên 445 tỷ năm 2005. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 1991 đạt hơn 4 triệu USD đến năm 2005 đạt 48 triệu USD [4, tr.166]; [33, tr.44, 48-49].
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn. Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao, hiệu quả đầu tư còn thấp, tỉnh chưa thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH còn chậm, tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, du lịch trong GDP còn thấp, sản xuất hàng hoá chuyển biến chậm. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biển ngang. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế trong quá trình đổi mới còn nhiều lúng túng, tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ỷ lại còn nặng, cơ sở hạ tầng tuy có được tăng cường song vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
2.2. Thực trạng năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh
2.2.1. Cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã gồm có: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND.
* Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND cấp xã:
Chủ tịch HĐND gồm có: 261 người, trong đó 228 người hoạt động chuyên trách chiếm 87,4%, 33 người hoạt động kiêm nhiệm (do Bí thư hoặc Phó Bí thư kiêm) chiếm 12,6%.
- Về giới tính: 259 người nam (99,2%), 2 người nữ (0,8%).
- Về độ tuổi: Dưới 35 tuổi: 9 người (3,5%), từ 35 - 45 tuổi: 55 người (21%), từ 45 - 55 tuổi: 188 người (72%), trên 55 tuổi: 9 người (3,5%).
- Về trình độ văn hoá: THCS: 65 người (25%), THPT: 196 người (75%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học - cao đẳng: 43 người (16,5%), trung cấp: 45 người (17,2%), sơ cấp: 44 người (16,9%), chưa học gì: 129 (49,4%).
- Về trình độ lý luận: Sơ cấp: 45 người (17,2%), trung cấp: 206 người (78,9%), cao cấp - cử nhân: 8 người (3,1%), chưa học gì: 2 người (0,8%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và quản lý kinh tế: quản lý nhà nước: 25 người (9,6%), quản lý kinh tế: 01 người (0,38%).
Phó Chủ tịch HĐND gồm có: 259 người hoạt động chuyên trách, 2 người hoạt động kiêm nhiệm, trong đó có 247 người nam (95,4%), 12 người nữ (4,6%).
- Về độ tuổi: Dưới 35 tuổi: 17 người (6,6%), từ 35 - 45 tuổi: 82 người (31,6%), từ 45 - 55 tuổi: 146 người (56,4%), trên 55 tuổi: 14 người (5,4%).
- Về trình độ văn hoá: THCS: 75 người (29%), THPT: 184 người (741%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học - cao đẳng: 25 người (9,7%), trung cấp: 28 người (10,8%), sơ cấp: 37 người (14,2%), chưa học gì: 169 người (65,3%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 74 người (28,6%), Trung cấp: 135 người (52,1%), chưa học gì: 50 người (19,3%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và quản lý kinh tế: quản lý nhà nước: 24 người (9,3%), quản lý kinh tế: 01 người (0,38%) (xem phụ lục).
* Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND cấp xã:
Chủ tịch UBND: gồm có 261 người, trong đó 259 người nam (99,2%), 02 nữ (0,8%).
- Về độ tuổi: Dưới 35 tuổi: 15 người (5,7%), từ 35 - 45 tuổi: 108 người (41,4%), từ 45 - 55 tuổi: 133 người (51%), trên 55 tuổi: 05 người (1,9%).
- Về trình độ văn hoá: THCS: 37 người (14,1%), THPT: 224 người (85,9%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học - Cao đẳng: 80 người (30,6%), trung cấp: 35 người (13,4%), sơ cấp: 38 người (14,6%), chưa học gì: 108 người (41,4%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 68 người (26,1%), trung cấp: 173 người (66,3%), cao cấp - cử nhân: 4 người (1,5%), chưa học gì: 16 người (6,1%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và quản lý kinh tế: quản lý nhà nước: 66 người (25,3%), quản lý kinh tế: 10 người (3,8%),
Phó Chủ tịch UBND gồm có: 322 người trong đó có 319 người nam (99,0%), 03 người nữ (1%).
- Về độ tuổi: Dưới 35 tuổi: 29 người (9,1%); từ 35 - 45 tuổi: 168 người (52,2%), từ 45 - 55 tuổi: 124 người (38,4%), trên 55 tuổi: 1 người (0,3%).
- Về trình độ văn hoá: THCS: 55 người (17,1%), THPT: 267 người (82,9%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học - Cao đẳng: 56 người (17,4%), trung cấp: 35 người (10,9%), sơ cấp 26 người (8,1%), chưa học gì: 205 người (63,6%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 79 người (24,5%), trung cấp: 197 người (61,2%), cao cấp - cử nhân: 0 người, chưa học gì: 46 người (14,3%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và quản lý kinh tế: quản lý nhà nước: 69 người (21,4%), quản lý kinh tế: 12 người (3,7%) (xem phụ lục).
Nhận xét về chất lượng của cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Đa số cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã ở Hà Tĩnh là những người ưu tú nhất của Đảng ở chính quyền cơ sở. Hầu hết họ là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có lối sống giản dị, gần gũi nhân dân, am hiểu và gắn bó mật thiết với cơ sở.
Tuy nhiên bên cạnh có những ưu điểm còn có những nhược điểm sau đây:
- Có một số cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã ở Hà Tĩnh có biểu hiện dao động, cơ hội, tham ô, tham dịch, tham nhũng, có những lúc, những nơi còn có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, cục bộ, dòng họ.
- Về cơ cấu: Tỷ lệ nữ là quá ít, Chủ tịch HĐND là người nữ (0,8%); Phó Chủ tịch HĐND là 12 người nữ (4,6%); Chủ tịch UBND là 2 người nữ (0,8%); Phó Chủ tịch UBND là 3 người nữ (0,93%).
Tỷ lệ cán bộ trẻ cũng rất ít: Chủ tịch HĐND là 09 người (3,5%), Phó Chủ tịch HĐND là 17 người (6,6%), Chủ tịch UBND là 15 người (5,7%), Phó Chủ tịch UBND là 29 người (9,1%) (xem phụ lục).
Hạn chế lớn nhất của cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã ở Hà Tĩnh là trình độ:
Chủ tịch HĐND có 25% chưa đạt chuẩn về trình độ văn hoá, 0,8% chưa học lý luận chính trị, 49,4% chưa được đào tạo gì về chuyên môn, 90,4% chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, 99,62% chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế.
Phó Chủ tịch HĐND có 29% chưa đạt tiêu chuẩn về trình độ văn hoá; 19,3% chưa học lý luận chính trị; 65,3% chưa được đào tạo gì về chuyên môn; 90,7% ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- mục lục.doc