MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
MỤC LỤC .ii
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ.iv
DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT .vi
DANH MỤC PHỤ LỤC.vii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
Chƣơng 1 .14
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .14
VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .14
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.14
1.1. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .14
1.1.1. Rủi ro tín dụng.14
1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng thƣơng mại.17
1.2. NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI .35
1.2.1. Khái niệm về năng lực quản trị rủi ro tín dụng .35
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.37
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng .39
1.3. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC CHO
NHNo&PTNT VIỆT NAM. .54
1.3.1. Kinh nghiệm của Citibank.54
1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam .55
1.3.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam .58
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam.60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .62
Chƣơng 2 .63
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.63
VIỆT NAM .63
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.63
2.1.2. Kết quả một số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam hiện nay.65
2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .71
2.2.1. Tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam.71
179 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thái độ/thói
quen cá nhân của ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp; thay đổi trong thái độ với
ngân hàng/cán bộ ngân hàng, đặc biệt là khi họ tạo cảm giác thiếu tính hợp
tác; tái diễn những vấn đề bất ổn nhƣng lại quá tự tin là có thể giải quyết
đƣợc; không có khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; báo cáo và
quản lý tài chính yếu kém; các chức năng điều hành và phân công xử lý công
việc thểhiện sự chắp vá; mạo hiểm khi mua bán, khi thực hiện công việc kinh
doanh mới, tại khu vực kinh doanh mới hoặc với dây chuyền sản xuất mới;
mong muốn với kinh doanh chứa đựng rủi ro quá mức; những nhân vật chủ
chốt của doanh nghiệp ốm dài hạn; có dấu hiệu mất đoàn kết trong nội bộ
hoặc chết; công nhân giảm đột biến; Nợ lƣơng nhân viên/công nhân; Không
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm; điện thoại bị ngắt; Không trả lời điện thoại;
73
thay đổi liên tục nhân viên chuyên trách quan hệ với Ngân hàng; không tuân
thủ luật pháp về môi trƣờng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; ngƣời vay gây khó
khăn cho cán bộ quản lý khu vực trong việc kiểm tra và giám sát TSBĐ.
d. Dấu hiệu từ khoản vay
Các dấu hiệu từ khoản vay gồm có: hồ sơ cho vay thiếu sự chặt chẽ, độ
tin cậy của những thông tin trong bộ hồ sơ cho vay bị nghi ngờ; giá trị thực
của tài sản bảo đảm thấp; có dấu hiệu tranh chấp về tài sản bảo đảm của
khách hàng vay, của bên bảo lãnh; vốn đƣợc sử dụng ngoài khu vực thị
trƣờng thông thƣờng của ngân hàng; chất lƣợng trao đổi thông tin với khách
hàng kém; kế hoạch trả nợ không rõ ràng, nguồn trả nợ không hợp lý; nguồn
trả nợ không đúng với kế hoạch vay vốn.
e. Các dấu hiệu khác
Ngoài các dấu hiệu trên, các dấu hiệu có thể sử dụng hữu hiệu trong mục
đích nhận diện rủi ro bao gồm: cơ chế chính sách thay đổi làm ảnh hƣởng
không tốt đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay; giá cả thị trƣờng
thay đổi làm ảnh hƣởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm mà khoản vay đó
đầu tƣ; tỷ giá ngoại hối tăng ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay ngoại tệ của
khách hàng.
2.2.1.2. Về đo lường rủi ro tín dụng
Hiện tại, ở Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam mới áp dụng hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng trong khâu đo lƣờng rủi ro tín
dụng. Cụ thể:
Đối tượng xếp hạng:
Đối tƣợng xếp hạng bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp, khách hàng
hộ nông dân, khách hàng hộ kinh doanh, khách hàng là các tổ chức định chế
tài chính (nhƣ ngân hàng, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính ).
74
Nguyên tắc xếp hạng:
Khi xây dựng bộ chỉ tiêu và phƣơng pháp chấm điểm xếp hàng tín dụng
nội bộ cho các đối tƣợng này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam cũng đã xây dựng đƣợc bộ nguyên tắc chấm điểm chung đối
với tất cả đối tƣợng khách hàng này, cụ thể:
Thứ nhất, Trong quá trình chấm điểm tín dụng, ngƣời chấm điểm sẽ thu
đƣợc điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.
- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà
cán bộ tín dụng xác định đƣợc sau khi phân tích tiêu chí đó.
- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân
với trọng số.
- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín
dụng (chỉ tiêu tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động đến
rủi ro tín dụng.
Thứ hai, Thông thƣờng một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5
khoảng giá trị chuẩn tƣơng ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm
ban đầu). Nhƣ vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một
trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt đƣợc nằm
trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã đƣợc xác định.
Thứ ba, Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm
ban đầu nhân với trọng số, đồng thời có tính đến các nhân tố ảnh hƣởng là:
loại hình sở hữu và báo cáo tài chính (quý, năm) của khách hàng có đƣợc
kiểm toán hay không đƣợc kiểm toán.
Bộ chỉ tiêu xếp hạng đối với khách hàng doanh nghiệp:
Khách hàng doanh nghiệp cũng nhƣ các nhóm khách hàng khác, khi
chấm điểm xếp hạng tín dụng đêu đƣợc chấm điểm bằng phƣơng pháp đánh
giá cả các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Các doanh nghiệp
75
hoạt động kinh doanh ở các ngành nghề khác nhau đều đƣợc xây dựng một bộ
chỉ tiêu phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực và cơ cấu tín dụng của ngân
hàng Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Mỗi bộ chỉ tiều này bao gồm 14 chỉ
tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính. Thang điểm tài chính và phi tài
chính đều là 100 điểm. Điểm của 1 chỉ tiêu = điểm ban đầu của chỉ tiêu đo *
trọng số của chỉ tiêu đó * trọng số nhóm chỉ tiêu (tài chính hay phi tài chính).
Phương pháp chấm điểm xếp hạng:
Bước thứ nhất: xác định ngành nghề kinh doanh
Khi tiến hành chấm điểm xếp hạng tín dụng, các doanh nghiệp đều đƣợc
xem xét về lĩnh vực kinh doanh để phân loại vào 10 nhóm ngành khác nhau.
Sau khi đƣợc phân loại vào các nhóm ngành kinh tế, các doanh nghiệp lại
đƣợc phân chia vào các ngành kinh tế cụ thể.
Bước thứ hai: xác định quy mô doanh nghiệp
Sau khi phân loại các doanh nghiệp vào các ngành kinh tế khác nhau, các
doanh nghiệp này sẽ đƣợc xác định quy mô hoạt động. Quy mô hoạt động của
doanh nghiệp đƣợc xác định dựa trên các tiêu chí nhƣ vốn chủ sở hữu, doanh
thu thuần, tổng tài sản, số lƣợng lao động. Mức độ của các chỉ tiêu dùng để
xác định quy mô của doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề mà đơn vị hoạt
động kinh doanh.
Bước thứ ba: xác định hình thức sở hữu doanh nghiệp
Sau khi tiến hành xác định lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và quy mô
doanh nghiệp, Ngân hàng tiến hành xác định hình thức sở hữu của doanh
nghiệp gồm có: Loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài và các loại hình doanh nghiệp khác.
Bước thứ tư: chấm điểm tài chính
76
Sau khi xác định quy mô và loại hình sở hữu doanh nghiệp, ngân hàng
thu thập các thông tin tài chính liên quan tới doanh nghiệp cho việc chấm
điểm tài chính. Các thông tin tài chính này thƣờng đƣợc lấy từ Báo cáo Tài
chính của doanh nghiệp, trong đó ƣu tiên sử dụng các Báo cáo Tài chính đã
đƣợc kiểm toán. Các chỉ tiêu tài chính sử dụng trong việc chấm điểm tài chính
gồm có: nhóm chỉ tiêu thanh toán; nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu cân
nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập.
Bước thứ năm: chấm điểm phi tài chính
Việc chấm điểm phi tài chính đối các doanh nghiệp đã có quan hệ tín
dụng với ngân hàng và các doanh nghiệp mới chƣa có quan hệ tín dụng với
khách hàng đều đƣợc chấm dựa trên năm nhóm chỉ tiêu gồm có: khả năng trả
nợ, trình độ quản lý, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài và các đặc
điểm hoạt động khác. Nhƣng việc chấm điểm đối với hai loại doanh nghiệp
này có sự khác nhau về tỷ trọng điểm các tiêu chí trong tổng điểm phi tài
chính của doanh nghiệp. Ngoài ra tỷ trọng điểm của các tiêu chí này có sự
khác nhau giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu vốn khác nhau.
Bước thứ sáu: tổng hợp điểm
Sau khi chấm điểm tài chính và phi tài chính của khách hàng, doanh
nghiệp tiến hành tổng hợp điểm của khách hàng theo hƣớng dẫn của sổ tay tín
dụng. Trong đó, trọng số của phần tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào
báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính năm của khách hàng có đƣợc kiểm
toán hay không đƣợc kiểm toán.
Bước thứ bảy: xếp hạng và phân loại nợ
Sau khi tổng hợp điểm của khách hàng, ngân hàng xếp hạng khách hàng
và nhóm nợ của khách hàng theo bảng quy đổi sau:
Bảng 2.7: Quy đổi xếp hạng khách hàng
77
Điểm đạt đƣợc Xếp hạng Nhóm nợ
90 - 100 AAA
1 80 - < 90 AA
71 - < 80 A
70 - < 73 BBB
2
63 - < 70 BB
60 - < 63 B
3 56 - < 60 CCC
53 - < 56 CC
44 - < 53 C 4
< 44 D 5
Nguồn: [42]
2.2.1.3. Về hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng
Hiện tại, ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã
đƣa ra nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể phát sinh, cụ
thể:
Công tác phân tích, thẩm định tín dụng
Cán bộ tín dụng cần thƣờng xuyên theo dõi, phân tích chất lƣợng tín
dụng phân loại khoản vay theo nguyên tắc nhƣ sau:
Bảng 2.8: Nguyên tắc phân loại khoản vay
Hạng Tiêu chí
Hạng I
(chất lƣợng cao
nhất)
- Những khoản vay có khả năng thanh khoản cao, điều
kiện tài chính hoàn hảo, thu nhập ổn định trong quá
khứ và có thể dự đoán trong tƣơng lai, sẵn có nguồn
vốn thay thế, quản lý mạnh, có xu hƣớng phát triển
thuận lợi.
78
- Các khoản vay hoàn hảo về hồ sơ cho vay, hoàn
chỉnh về quyền lợi bảo đảm đối với tài sản bảo đảm
có khả năng thanh khoản cao: bảo đảm đầy đủ bằng
chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán chính phủ, giá trị
tiền mặt của bảo hiểm, v.v
Hạng II
(chất lƣợng tốt)
- Những khoản vay đƣợc mô tả ở hạng I. Tuy nhiên,
một số đặc điểm không thật sự mạnh, ví dụ nhƣ thu
nhập có tính chu kỳ hơn, và kém sẵn có nguồn vốn
thay thế trong những giai đoạn suy thoái kinh tế.
- Tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản thấp hơn
nhƣ bất động sản, cổ phiếu công ty mạnh.
- Tiềm năng thu nhập hiện tại và tƣơng lai mạnh.
Hạng III
(chất lƣợng chấp
nhận đƣợc hay
đạt yêu cầu)
- Có khả năng thanh khoản tƣơng đối và điều kiện tài
chính hợp lý.
- Thu nhập có thể thất thƣờng và khả năng thanh toán
đầy đủ nhƣng không đảm bảo trong mọi điều kiện.
- Khoản vay đƣợc đảm bảo bằng các khoản phải thu và
hàng lƣu kho mà việc chuyển đổi thành tiền mặt là
khó khăn và không chắc chắn.
- Những nguồn vốn thay thế thƣờng hay bị hạn chế.
Hạng IV
(chất lƣợng dƣới
mức trung bình
cần theo dõi)
- Khả năng thanh khoản thấp, thu nhập thất thƣờng
hoặc lỗ.
- Nguồn trả nợ không rõ ràng, và tài sản thế chấp là
nguồn trả nợ duy nhất
- Thông tin trong hồ sơ tín dụng không đầy đủ để đƣa
bất kỳ một kết luận nào về chất lƣợng.
- Không tuân thủ lịch trình trả nợ, có dấu hiệu trả nợ
không đúng kỳ hạn.
Hạng V
(các khoản vay
- Tài sản bảo đảm, khả năng thanh toán và lƣu chuyển
79
chất lƣợng thấp)
tiền mặt không đủ để hỗ trợ mức vốn vay.
- Các nguồn trả nợ không đƣợc xác định rõ ràng. Nếu
không có sự giám sát thƣờng xuyên chặt chẽ, khả
năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ là hoàn toàn có
thể xảy ra.
- Trả nợ không đúng kỳ hạn, nếu không có sự giám sát
thƣờng xuyên, chặt chẽ khả năng tổn thất một phần
hoặc toàn bộ là hoàn toàn có thể xảy ra.
- Phải có thêm tài sản bảo đảm và khả năng tổn thất là
rõ ràng
- Trả nợ không đúng kỳ hạn, có thể phải áp dụng các
biện pháp điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, .
Hạng VI
(các khoản vay
khó đòi)
- Trả nợ không đúng kỳ hạn nợ
- Nguồn trả nợ chỉ còn tài sản đảm bảo (nếu có)
- Có thể phải sử dụng đến các biện pháp điều chỉnh kỳ
hạn nợ, gia hạn nợ, giãn nợ, v.v... đặc biệt có thể cả
khoanh nợ, xử lý rủi ro.
- Nợ quá hạn dƣới 360 ngày
- Phải áp dụng các biện pháp thu hồi nợ.
Hạng VII
(các khoản vay
tồn đọng).
- Nợ khoanh, nợ xóa chƣa có nguồn, nợ quá hạn trên
360 ngày.
- Không còn khả năng trả nợ.
- Còn tài sản bảo đảm nh-ng không còn đối tƣợng để
thu.
- Không còn tài sản đảm bảo và không còn đối tƣợng
để thu.
- Không còn tài sản đảm bảo, con nợ vẫn còn tồn tại
đang hoạt động nhƣng thua lỗ kéo dài, không còn khả
80
năng trả nợ.
- Phải sử dụng tới các biện pháp để thu hồi nợ.
Nguồn: [42]
Đồng thời, các cán bộ tín dụng thƣờng xuyên kiểm tra sau khi cho vay:
mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, tình hình sản
xuất kinh doanh của khách hàng, phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn.
Công tác thu thập thông tin
Cán bộ tín dụng tiến hành thu thập và xử lý thông tin phòng ngừa từ hệ
thống thông tin và phòng ngừa rủi ro của Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi
ro Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam hoặc thông tin phòng ngừa rủi ro của
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (CIC).
Thông tin phòng ngừa Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi ro Ngân hàng
NNo&PTNT Việt Nam cung cấp bao gồm: tình hình thị trƣờng sản phẩm, dự
báo sự biến động của giá cả, thị phần; những lĩnh vực đang có sự biến động
lớn (thuận lợi, khó khăn); ảnh hƣởng của thời tiết; xu thế giải thể, sáp nhập.
Yêu cầu cung cấp các thông tin đột xuất về khách hàng vay: độ tin cậy
của những báo cáo tài chính, lĩnh vực đầu tƣ, uy tín của khách hàng: qua làm
việc trực tiếp, các luồng thông tin khác nhau, trong đó có sự hỗ trợ của Thông
tin phòng ngừa rủi ro của Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi ro Ngân hàng
NNo&PTNT Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (CIC).
Thƣờng xuyên nắm bắt thông tin và xử lý thông tin trực tiếp về khách
hàng vay và những thông tin liên quan.
Về sử dụng tài sản bảo đảm
Để tránh rủi ro, giá trị tài sản định kì ít nhất là 06 tháng phải đƣợc đánh
giá lại 01 lần và ngay sau khi có sự biến động lớn về giá trị tài sản/giá trị tài
81
sản bị giảm do tài sản hao mòn, lạc hậu (giảm giá trên 10% so với lúc nhận
thế chấp, cầm cố) trên thị trƣờng.
Trên cơ sở đánh giá lại tài sản bảo đảm, các đơn vị cho vay trực tiếp yêu
cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm hoặc giảm giá trị dƣ nợ tƣơng ứng
cho phù hợp và lập hợp đồng bảo đảm bổ sung theo quy định.
Về công tác xếp hạng tín dụng khách hàng
Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp đƣợc
Ngân hàng cho vay ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám
sát sau khi cho vay nhƣ hƣớng dẫn trong bảng sau:
Bảng 2.9: Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay
Loại Cấp tín dụng Giám sát sau khi cho vay
AAA Ƣu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín
dụng với mức ƣu đãi về lãi suất, phí,
thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay
(có thể cho vay tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định
kỳ nhằm cập nhật thông
tin và tăng cƣờng mối
quan hệ với khách hàng.
AA Ƣu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với
mức ƣu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và
biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho
vay tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định
kỳ nhằm cập nhật thông
tin và tăng cƣờng mối
quan hệ với khách hàng.
A Ƣu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc
biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn
trở xuống. Không yêu cầu cao về biện
pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay
tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định
kỳ để cập nhật thông tin.
BBB Có thể mở rộng tín dụng; không hoặc Kiểm tra khách hàng định
82
hạn chế áp dụng các điều kiện ƣu đãi.
Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính
hiệu quả khi cho vay dài hạn.
kỳ để cập nhật thông tin
BB Hạn chế mở rộng tín dụng; chỉ tập
trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn
với các biện pháp bảo đảm tiền vay
hiệu quả.
Việc cho vay mới hay các khoản cho
vay dài hạn chỉ thực hiện với các đánh
giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu
quả, khả năng trả nợ của phƣơng án
vay vốn.
Chú trọng kiểm tra việc sử
dụng vốn vay, tình hình tài
sản bảo đảm.
B Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung
thu hồi vốn cho vay.
Các khoản cho vay mới chỉ đƣợc thực
hiện trong các trƣờng hợp đặc biệt với
việc đánh giá kỹ càng khả năng phục
hồi của khách hàng và các phƣơng án
bảo đảm tiền vay.
Tăng cƣờng kiểm tra
khách hàng để thu nợ và
giám sát hoạt động.
CCC Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng; Các
biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực
hiện nếu có phƣơng án khắc phục khả
thi.
Tăng cƣờng kiểm tra
khách hàng. Tìm cách bổ
sung TSBĐ.
CC Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện
pháp để thu hồi nợ, kể cả việc gia hạn
nợ chỉ thực hiện nếu có phƣơng án
khắc phục khả thi.
Tăng cƣờng kiểm tra
khách hàng.
83
C Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện
pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý
sớm tài sản bảo đảm.
Xem xét phƣơng án phải
đƣa ra toà kinh tế.
D Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện
pháp để thu hồi nợ kể cả việc xử lý
sớm tài sản bảo đảm.
Xem xét phƣơng án phải
đƣa ra toà kinh tế.
Nguồn: [42]
2.2.1.4. Về xử lý nợ có vấn đề
Hiện nay, Tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã có hƣớng dẫn cụ thể
cho việc xử lý nợ có vấn đề, quy trình xử lý nợ có vấn đề đƣợc mô tả một
cách chi tiết trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề
Phòng ngừa
Phát hiện
Thu thập thông tin Phân tích tình hình
Kế hoạch hành động
Xử lý
dựa trên
thƣơng
thảo
Thanh lý Thu tài sản
bảo đảm
Đƣa ra
toà án
kinh tế
Xử lý bằng
nguồn dự
phòng rủi ro
84
Nguồn: [42]
a. Xem xét hồ sơ khoản vay có vấn đề
Sau khi nhận diện rủi ro có thể xảy ra, Các cán bộ tín dụng tại Ngân
hàng NNo&PTNT Việt Nam sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ khoản vay cũng nhƣ
hồ sơ tài sảm đảm bảo; ngoài ra CBTD còn cần phải xem xét việc đánh giá lại
tài sản đảm bảo cũng nhƣ xem xét khả năng bổ sung tài sản đảm bảo đối với
những khoản vay đã đƣợc nhận diện là có vấn đề. Khi xem xét hồ sơ đảm bảo
tiền vay thì các CBTD phải đảm bảo chắc chắn rằng các hồ sơ này phải đảm
bảo hoàn chỉnh, đầy đủ, cập nhật những thay đổi mới nhất và có thể đem thi
hành (theo phán quyết của tòa) và ngân hàng có thể nắm giữ đƣợc những tài
sản mình yêu cầu; toàn bộ tài sản bảo đảm đang đƣợc bảo đảm bằng những
hợp đồng bảo hiểm hiện tại.
Tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, khi tiến hành xem xét hồ sơ đảm
bảo tiền vay của khách hàng cần phải có sự có mặt của một chuyên viên ngân
hàng có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực bảo đảm tiền vay; tƣ vấn
pháp luật bên ngoài ngân hàng; cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay này.
Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp, cán bộ tín dụng của Ngân hàng
NNo&PTNT Việt Nam có thể đƣợc yêu cầu xem xét, thẩm định lại tài sản
đảm bảo để xem xét giá trị hiện tài của tài sản đảm bảo có phù hợp không
đồng thời xem xét lại mọi cơ hội để bổ sung tài sản đảm bảo.
b. Gặp gỡ khách hàng
Sau khi xem xét các hồ sơ vay có vấn đề, CBTD có thể thiết lập các cuộc
gặp gỡ với khách hàng nhằm trao đổi những thông tin sau:
- Bản chất của vấn đề mà ngân hàng đang xem xét có thể ảnh
hƣởng tới mức độ an toàn về hạn mức rủi ro của ngân hàng;
- Thông qua buổi gặp gỡ để tìm kiếm sự hợp tác từ Ban giám đốc
của khách hàng để khôi phục sức mạnh của doanh nghiệp;
85
- Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể yêu cầu một số thông tin nhằm
phục vụ cho việc lập kế hoạch hành động phù hợp (nhƣ báo cáo tài chính, dự
báo về doanh số bán hàng và khả năng sinh lời, dự báo về dòng tiền, kế hoạch
về thời gian giảm nợ và các thông tin cần thiết khác).
c. Lập kế hoạch hành động
Sau khi thu thập đƣợc các thông tin nhƣ trên, CBTD sẽ thực hiện xây
dựng kế hoạch hành động, trong kế hoạch hành động cần nêu rõ một số điểm
sau:
- Những vấn đề của khoản vay là gì?
- Giải pháp để xử lý vấn đề này?
- Các thức thực hiện những giải pháp này là gì?
- Những mục đích có thể sẽ đạt đƣợc.
Sau khi lập kế hoạch hành động, CBTD cần phải trình phê duyệt từ các
cấp cao hơn trong hội đồng tín dụng/ ban lãnh đạo trƣớc khi lƣu giữ hồ sơ của
khách hàng. CBTD phải chứng minh đƣợc sự hợp lý của kế hoạch tại cuộc
họp của hội đồng tín dụng/ banh lãnh đạo. Cũng theo Ngân hàng NNo&PTNT
Việt Nam quy định, tùy theo giá trị của hạn mức rủi ro của ngân hàng mà kế
hoạch này phải thông báo về Trung tâm điều hành để có sự hƣớng dẫn bổ
sung hoặc sự phê chuẩn cuối cùng.
d. Thực hiện kế hoạch hành động
Tiếp xúc với khách hàng
Sau khi kế hoạch hành động đƣợc phê chuẩn, CBTD cần phải gặp gỡ
khách hàng vay. Nếu Ban lãnh đạo của khách hàng không đồng ý với kế
hoạch vì cho rằng nó quá khắt khe thì rõ rảng khả năng thành công của kế
hoạch hành động là rất thấp. Trong tình huống này, CBTD cần phải chỉ ra
rằng khách hàng còn có động cơ tiếp tục kinh doanh nữa hay không?
86
Tư vấn khách hàng tháo gỡ khó khăn
Sau khi gặp gỡ khách hàng trao đổi về kế hoạch hành động, CBTD cần
tƣ vấn cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh. Việc tƣ vấn
cho khách hàng tùy thuộc vào từng khách hàng sẽ có những hƣớng tƣ vấn
khác nhau nhƣng nhìn chung tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam thƣờng
nhằm vào các hƣớng sau:
- Mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm;
- Đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản phẩm mới;
- Thay đổi chiến lƣợc tiêu thụ sản phẩm;
- Loại bỏ một số hoạt động không sinh lời;
- Bản bớt tài sản, bán bớt một phần doanh nghiệp,
e. Quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch
CBTD cần phải báo cáo thƣờng xuyên tình hình thực thi kế hoạch cho
trƣởng phòng tín dụng/ lãnh đạo ngân hàng. Các công việc cần quản lý và
theo dõi tập trung vào:
- Theo dõi kết quả tài chính hàng tháng và bất kỳ điều khoản và /hoặc tỷ
số tài chính đƣợc đƣa ra nhƣ là một điều kiện chấp nhận kế hoạch;
- Quản lý những kết quả đạt đƣợc của những mục tiêu khác đặt ra trong
kế hoạch nhƣ: việc giảm hàng tồn kho hoặc các khoản nợ còn tồn đọng nhƣ
đề nghị; bán tài sản cố định và giảm nợ.
- Đối với những trƣờng hợp có mức độ rủi ro lớn hơn thì theo hƣớng dẫn
của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam sẽ tập trung và các điểm nhƣ: đánh giá
lại khách hàng về rủi ro; tình hình tiến triển đạt đƣợc trong việc cải thiện chất
lƣợng tín dụng, đánh giá sự thay đổi trong kế hoạch, xem xét lại những số liệu
tài chính và những dự báo.
87
f. Xử lý khoản vay có vấn đề
Các hình thức xử lý các khoản vay có vấn đề tại Ngân hàng NNo&PTNT
Việt Nam hiện nay thì tùy theo từng tình hình cụ thể mà CBTD cần trình lên
trƣởng phòng tín dụng và lãnh đạo ngân hàng một hoặc nhiều hƣớng giải
quyết xử lý khoản vay có vấn đề. Trong đó:
- Hƣớng xử lý tổ chức khai thác: yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm;
chuyển nợ quá hạn; khoanh nợ, xóa nợ; xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay;
chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp.
- Hƣớng sử dụng các biện pháp thanh lý: xử lý nợ tồn đọng; thanh lý
doanh nghiệp; khởi kiện; bán nợ; xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro.
Thực trạng việc xử lý các khoản vay có vấn đề tại Ngân hàng
Nno&PTNT Việt Nam trong những năm gần đây nhƣ sau:
- Thực hiện phân loại nợ: Theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
trên cơ sở kết quả chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách
hàng là tổ chức, định chế tài chính và các khách hàng là cá nhân, hộ có dƣ nợ
từ 500 triệu đồng trở lên; các khách hàng còn lại phân loại nợ theo Điều 6
Quyết định 493; Kết quả phân loại nhóm nợ nhƣ sau:
Bảng 2.10: Cơ cấu và chất lượng tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT
Việt Nam từ năm 2011 – 2014 (Đvt: Tỷ đồng)
TT Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
1 Tổng dƣ nợ nội bảng
449.894
488.744
548.098
613.870
- Nợ nhóm 1
359.374
393.721
467.045
532.898
- Nợ nhóm 2
63.074
67.248
55.394
54.286
- Nợ xấu (N3 , 4 , 5)
27.446
27.775
25.659
26.686
88
Trong đó: Nợ nhóm 3
4.926
6.171
5.296
5.619
+ Nợ nhóm 4
7.714
4.626
2.865
2.636
+ Nợ nhóm 5
14.806
16.978
17.498
18.431
2 Tỷ lệ nợ xấu
6,04
5,62
4,70
4,35
3 Trích lập DPRR
10.471
9.580
9.096
9.105
4 Nguồn DP hiện còn
16.386
11.889
13.177
13.243
5 Xử lý rủi ro (XLRR)
2.559
14.107
7.822
9.465
6 Thu hồi nợ đã XLRR
2.066
2.229
2.876
3.374
Nguồn: [37]
- Về thu hồi nợ đã xử lý rủi ro
Toàn quốc có 59/145 chi nhánh thu hồi nợ XLRR đạt trên 100% KH giao,
trong đó 03 Khu vực thu vƣợt kế hoạch: KV Tây Nguyên vƣợt 36,4%, khu vực
Khu bốn cũ vƣợt 24,28% và KV Đồng Bằng Sông Hồng vƣợt 18,1%. Khu vực
thu thấp nhất là KV TP.Hồ Chí Minh đạt 32,5% KH. Một số Chi nhánh thực
hiện tốt kế hoạch thu nợ xử lý rủi ro nhƣ: chi nhánh Tây Sài Gòn, Dâu Tằm Tơ,
Sở giao dịch, KCN Sóng Thần, Long An, Bình Phƣớc, Nghệ An, Lào Cai, Tây
Ninh, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, TP. Vũng Tàu,... Một số Chi nhánh thu thấp nhƣ
Quận 10, Móng Cái, Nam Hà Nội, Hùng Vƣơng, Trƣờng Sơn, Bắc Hà Nội,
Đống Đa, Hoàng Mai, Tân Bình,
- Xử lý xóa nợ
Thực hiện xóa các khoản nợ đang hạch toán trên tài khoản ngoại bảng
của các Doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam số tiền 107
tỷ đồng (QĐ số 691/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 05/6/2013 của Chủ tịch hội đồng
thành viên).
89
- Tình hình bán nợ cho VAMC
Chỉ đạo các chi nhánh, thực hiện rà soát tổng hợp các khoản nợ xấu đủ
điều kiện bán nợ cho VAMC, thành lập tổ rà soát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục
bán nợ xấu cho VAMC; Tổng số nợ xấu đã ký hợp đồng và hoàn tất các thủ
tục bán nợ cho VAMC, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã nhận trái phiếu
đến 31/12/2014 là 10.592 tỷ đồng, số dƣ các khoản nợ xấu đã bán là 13.198 tỷ
đồng.
2.2.2. Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
2.2.2.1. Thực trạng về hệ thống quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Trong những năm gần đây, tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của Ngân
hàng NNo&PTNT Việt Nam không ngừng đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp
ứng xu thế phát triển trong những năm trở lại đây. Quyền hạn và trách nhiệm
giữa hội sở chính với các chi nhánh và đơn vị trực thuộc đƣợc phân định rõ
ràng, cụ thể trong sổ tay tín dụng của ngân hàng, cụ thể:
Ban tín dụng tại hội sở chính có nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chủ yếu của Ban tín dụng tại hội sở chính là quản lý điều hành
hoạt động tín dụng trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_luan_an_ta_dinh_long_3726_1853757.pdf