MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 1
1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT 3
2.1.1 Tầm quan trọng của năng lực sản xuất 3
2.1.2 Khái niệm về năng lực sản xuất 3
2.1.3 Các yếu tố chủ yếu hình thành năng lực sản xuất 3
2.1.4 Cấu hình của năng lực 4
2.1.5 Phân loại năng lực sản xuất 5
2.1.6 Các yếu tố quyết định năng lực sản xuất 6
2.2 PHÂN TÍCH TÁC NGHIỆP 7
2.2.1 Khái niệm 7
2.2.2 Mục đích của phân tích tác nghiệp 7
2.2.3 Các phương pháp quan sát 8
2.2.4 Phương pháp chọn mẫu công việc 8
2.2.5 Tiêu chuẩn gần đúng trong chọn mẫu công việc 9
2.3 PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH 10
2.3.1 Mục đích của phân tích quá trình 10
2.3.2 Công đoạn 10
2.3.3 Chuyền 10
2.3.4 Sơ đồ qui trình sản xuất 10
2.3.5 Các bước tiến hành 11
2.3.6 Sự cân đối giữa chuyền và lao động 11
2.4 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH 13
2.4.1 Định nghĩa 13
2.4.2 Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh 13
2.4.3 Điều kiện so sánh 14
2.5 NGHIÊN CỨU THỜI GIAN 14
2.5.1 Các mục đích của nghiên cứu thời gian 14
2.5.2 Phương pháp đo thời gian 15
2.5.3 Bấm giờ 15
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY VISION INTERNATIONAL
3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY 18
3.1.1 Tên và địa chỉ 18
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 18
3.1.3 Mục tiêu kinh doanh 18
3.1.4 Những thành tựu đạt được 19
3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 20
3.2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 20
3.2.2 Định hướng phát triển 21
3.3 BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ 22
3.3.1 Cơ cấu tổ chức 22
3.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 22
3.3.3 Tình hình nhân sự 23
3.4 TỔNG QUÁT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RA SẢN PHẨM
23
3.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH CÔNG TY 29
3.5.1 Những điểm mạnh, điểm yếu 30
3.5.2 Những vấn đề cần giải quyết hiện nay 31
Chương 4 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY VISION INTERNATIONAL
4.1 GIỚI THIỆU BỘ PHẬN KHUÔN SÁP 32
4.1.1 Cách thức tổ chức 32
4.1.2 Tình hình nhân sự 33
4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 33
4.2.1 Tình hình sản lượng 33
4.2.2 Tổ chức sản xuất 35
4.3 CHỌN MẪU PHÂN TÍCH: SẢN PHẨM KC3400 (4#-P#), STAFF (5#-P#) 35
4.4 PHÂN TÍCH TÁC NGHIỆP 36
4.4.1 Thực hiện quan sát không liên tục 36
4.4.2 Phân tích kết quả hoạt động tác nghiệp 38
4.5 PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH 46
4.6 TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG 54
4.5.1 Tỉ lệ phế phẩm hiện tại 55
4.5.2 Các nguyên nhân gây ra phế phẩm 56
4.7 CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC SẢN XUẤT
56
4.8 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 57
CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT
5.1 NHÓM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ 59
5.1.1 Biện pháp 1: Giảm thời gian di chuyển và đi lại 59
5.1.2 Biện pháp 2: Cải tiến bố trí lại dây chuyền theo phương pháp Kilbridge
và Wester 60
5.1.3 Biện pháp hạn chế tỉ lệ phế phẩm 65
5.2 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP 68
5.2.1 Biện pháp 1: Giảm thời gian di chuyển và đi lại 68
5.2.1 Biện pháp cải tiến bố trí lại dây chuyền 69
5.2.3 Kết quả đạt được khi thực hiện một số các biện pháp 69
CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận 70
6.2 Kiến nghị 70
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực sản xuất cho sản phẩm đầu đánh gôn tại Công ty Vision International, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân.
* Hệ thống tiếp thị chưa được công ty đầu tư, tìm đầu ra cho sản phẩm. Vì môn thể thao này chưa phổ biến ở Việt Nam nên sản xuất chủ yếu là để xuất khẩu lại nước ngoài
* Chính sách về đãi ngộ lao động chưa hiệu quả và phù hợp với tình hình hiện tại, cơ hội phát triển, thăng tiến để tạo sự phấn đấu thi đua giữa các công nhân …
Chương 4 TÌNH HÌNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT TẠI BỘ PHẬN KHUÔN SÁP
4.1 GIỚI THIỆU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG Ở KHUÔN SÁP
“Khuôn sáp” là bộ phận đầu vào, tạo đầu gôn bằng sáp. Qua các công đoạn sau sáp sẽ bị chảy ra và rót kim loại vào khuôn. Do đó để tạo ra sản phẩm bộ phận này được coi là rất quan trọng. Nếu tình hình sản xuất ở đây bị đình trệ thì các công đoạn sau sẽ bị ngừng. Hơn nữa năng lực sản xuất ở đây còn yếu kém so với các bộ phận khác (sản lượng sản xuất ra luôn không đạt mục tiêu kế hoạch trong khi các bộ phận khác ngược lại không có đủ hàng để sản xuất. Do đó đề tài tập trung “một số biện pháp nâng cao năng lực sản xuất ” ở bộ phận này là điều cần thiết và nên làm hiện nay.
4.1.1 Cách thức tổ chức
Cách tổ chức tại bộ phận khuôn sáp theo kiểu trực tuyến. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là quản lý và tổ chức, sắp xếp hoạt động sản xuất theo kế hoạch của phòng sinh quản. * Chuyên gia người Trung Quốc: Hướng dẫn hỗ trợ công nhân về mặt kỹ thuật như: Kỹ thuật phun sáp, lấy phôi sáp, sửa sáp, lắp cụm,…. Phương pháp, thao tác sản xuất ít bị phế phẩm, giảm bớt hay không xảy ra tai nạn lao động trong quá trình làm việc
* Chủ quản Việt Nam: theo dõi tình hình sản xuất hằng ngày, quản lý toàn bộ công nhân, tính lương theo sản phẩm đối với mỗi công đoạn. Hướng dẫn động viên công nhân làm việc, cũng như giải quyết các vấn đề xảy ra nơi làm việc. Ngoài ra báo cáo sản lượng di chuyển hằng ngày trước ban Giám Đốc. Theo dõi tình hình chất lượng mỗi ngày. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về tình hình sản xuất nếu sản xuất không đạt mục tiêu. Theo dõi kế hoạch của bộ phận sinh quản giao và dựa vào đó lập ra kế hoạch làm việc cho bộ phận mình theo đúng tiến độ. Chịu trách nhiệm sắp xếp khuôn mẫu để cho từng công nhân tại công đoạn phun sáp làm việc. Giải quyết các vấn đề về thiếu nguyên liệu. Chịu trách nhiệm chấm công tại bộ phận mình
* Trợ lý: Làm những công việc mà chủ quản Việt Nam giao phó trực tiếp theo dõi tình hình sản xuất cũng như theo dõi tình hình sản lượng cùng chủ quản Việt Nam. Lập các phiếu báo cơm hàng ngày cũng như chịu tránh nhiệm về lãnh và phát nguyên liệu dụng cụ bảo hộ lao động đối với công nhân. Thay mặt cho chủ quản Việt Nam những lúc chủ quản Việt Nam vắng mặt
* Công nhân: theo kế hoạch sắp xếp của chủ quản Việt Nam trợ lý, tạp vụ mà mỗi công nhân tiến hành làm việc như đã sắp xếp
Cách thức tổ chức :
Chuyên gia
Chủ Quản VN
Công nhân
4.1.2 Tình hình nhân sự:
Toàn bộ phận khuôn sáp có tất cả 47 người trong đó nữ chiếm 70% tức khoảng 35 người còn lại là nam. Vì ở đây ngoài công đoạn phun sáp và tại vị trí lắp cụm ra thì hầu hết là làm bằng thủ công do đó rất cần sự khéo léo và tỉ mỉ của người công nhân nên nữ chiếm đa số
Hiện tại ở đây chia làm các ca làm việc như sau:
+ Ca hành chính: bắt đầu từ 7h30-16h30, nghỉ trưa và ăn trưa 60 phút từ 11h3-12h30
+ Ca 1: 6h-14h gồm ăn trưa và nghỉ trưa 30 phút từ 11h-11h30
+ Ca 2 :14h-22h ăn chiều từ 16h30-17h
* Tổ phun sáp chia làm 2 ca: ca 1, ca 2, mỗi ca 7-8 người, ca hành chính giành cho những người mới vào để chủ quản có thể dễ dàng quản lý và hướng dẫn thêm. Tất cả gồm 15 người
* Chuyền cạo, chà đi làm ca hành chính gồm 15 người 13 người chà đường hộp khuôn và 2 người cạo, ghi chép
* Chuyền NPS chia làm 2 ca: ca 1 và ca 2 mỗi ca gồm 5 người (sửa sáp, bù sáp, thổi bụi, gắn ceramic, lắp cụm)
Trong một tháng trung bình mỗi công nhân làm việc khoảng 25-26 ngày công. Ngoài ra bộ phận có thể đề nghị tăng ca theo ý muốn nếu làm không đạt mục tiêu nhưng không quá 6h trong 1 tuần và không quá 2h trong 1 ngày
4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
4.2.1 Tình hình sản lượng
Tình hình sản lượng sản xuất ra luôn không đạt mục tiêu so với kế hoạch tháng cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4.1: sản lượng thực tế so với kế hoạch
Tháng
7
8
9
10
11
Mục tiêu sp)
2800
3500
4100
4500
5000
Đạt được(sp)
1200-1300
1500-2000
2500-3300
3500-3700
3800-4000
Hiện tại đơn đặt hàng của Trung Quốc đối với công ty của mình ngày càng nhiều. Do đó làm sao có thể nâng cao mức sản lượng đáp ứng được thời hạn giao hàng là vấn đề nan
giải và cần thiết hiện nay.
Để có được khách hàng, tìm đầu ra cho sản phẩm thì trước hết phải tạo được niềm tin với họ bằng cách đáp ứng thời hạn giao hàng, chất lương ổn định, giá cả hợp lý. Có như vậy trong tương lai Vision sẽ là một trong những công ty không những hàng đầu ở Việt Nam mà khách hàng trong và ngoài nước tự tìm đến đặt hàng.
Hình 4.1 Biểu đồ sản lượng thực tế so với kế hoạch
Vấn đề của khuôn sáp hiện nay:
Sản lượng khuôn sáp luôn cách xa so với mục tiêu đó là một vấn đề cần giải quyết, sản lượng làm ra không cao, tỷ lệ phế phẩm lại tương đối nhiều (>=20%). Nếu giải quyết được tỷ lệ báo phế thì cũng có thể nâng cao sản lượng.
Tình hình nhân lực không ổn định, lượng công nhân thường xuyên ra vào=> hiệu quả sản xuất giảm do phải huấn luyện người mới vào.
Cách sắp xếp công việc chưa hiệu quả: sắp khuôn 2 khuôn lại chênh lệch nhau, hoặc 2 khuôn không cùng trọng lượng, hoặc khuôn đã bị báo phế, điều đó dẫn đến sản phẩmlàm ra không đạt yêu cầu. Đó cũng là lý do gây ra lãng phí thời gian, năng suất sản xuất giảm
4.2.2 Tổ chức sản xuất:
Dựa vào đơn đặt hàng bộ phân sinh quản lập kế hoạch cho bộ phận khuôn sáp, bộ phận này tiến hành cho sản xuất như sau: dựa vào yêu cầu của bên sinh quản sản phẩm nào cần gấp trước thì khuôn sáp sẽ cho tiến hành sản xuất theo thứ tự ưu tiên. Yêu cầu khuôn mẫu cung cấp khuôn theo kế hoạch, sau đó sẽ sắp xếp cho công nhân theo những sản phẩm cũng như những số khách hàng cần. Đúng sản phẩm đủ sản lượng yêu cầu, Trong quá trình phun mỗi công nhân cũng tự kiểm tra về trọng lượng, tiêu chuẩn chất lượng phun ra những phôi sáp sao cho ít bị phế phẩm nhất.
Thông thường khách hàng sẽ cung cấp các mẫu đồng cho khuôn mẫu tạo ra khuôn, sau đó bên khuôn sáp có trách nhiệm tạo ra sản phẩm theo sự sắp xếp của sinh quản.
Sau khi sản xuất xong sẽ di chuyển qua bộ phận kế tiếp. Cứ như vậy cho đến khi tạo ra được sản phẩm sau cùng hay công đoạn sau cùng.
4.3 CHỌN MẪU PHÂN TÍCH: SẢN PHẨM KC3400 (4#, 5#, 6#, 8#, P#, S#), STAFF (5#, 6#, 7#, 8#, P#)
Hiên nay các loại sản phẩm mà công ty thường xuyên gia công đó chính là 3 loại mặt hàng KC3400, Staff, Benhogan. Mỗi loại sẽ có một loại vật liệu khác nhau, được pha trộn theo tỉ lệ của: đồng 0.1%, kẽm 0.15%, sắt 0.25%, Crôm 20%, Niken 5%, phụ gia khác 25%. Hình dạng của mỗi loại khác nhau, kích thước khác nhau
Đối với KC3400 thì gồm một đế rót đối với số nhỏ 2 đế rót kim loại đối với số lớn và chữ được khắc ở phần Cavity, kích thước từ 50,8g còn đối với STAFF thì đế rót đốt với tất cả các số có một đế và nằm ở dưới phần đuôi, chữ được khắc ở phần chuôi, trọng lượng có thể từ 55.4-58.7g.
Đầu tiên sẽ gắn khuôn vào máy phun tay hoặc máy phun tự động, ấn nút khởi động, sau đó tiến hành lấy phôi sáp ra theo thứ tự như sau: đầu tiên dùng súng hơi để thổi sáp, sau đó lấy phôi sáp lên, tiếp theo là lấy tâm đồng, lấy Cavity, lấy chữ, ấn nút khởi động, cắt bỏ đường dẫn sáp, cân trọng lượng, kiểm tra, sau cùng là đặt vào xe đẩy. Và tiến hành lập lại với những sản phẩm tiếp theo. Đối với tổ phun sáp thì thao tác lấy phôi sáp hết sức quan trọng vì trong quá trình lấy phôi sáp rất dễ gây ra sản phẩm hư hỏng như bị va chạm phần chữ, đường rãnh. Các nguyên nhân báo phế ở đây thường xảy ra là: Va chạm chiếm, sửa sáp, sáp thô, bọt khí, trọng lượng (nặng, nhẹ), mặt phẳng…, hiện nay trung bình một ngày một người phun sáp 400-500 cái đạt yêu cầu
Xong giai đoạn phun sáp chờ sáp nguội lại khoảng 4h sau sẽ cho tiến hành cạo và chùi đường hộp khuôn, vì trong quá trình làm khuôn và phun sáp sẽ có những đường giao nằm trong đường hộp khuôn, phải chà và cạo, trung bình mỗi ngày một người chà khoảng 150-200 cái. Các lỗi bị phế phẩm xảy ra ở đây là: chà bị xước đường hộp khuôn, va chạm, chùi bị lồi, lõm, tròn cạnh…và nguyên nhân báo phế chủ yếu là: chà bị xước đường hộp khuôn và va chạm chiếm 60%, còn đối với lỗi bị lồi lõm 40%
Tiếp theo là chuyền NPS gồm những công việc sau: sửa sáp (cạo bỏ đường giao ở bên ngoài) thổi bụi, bù sáp, gắn ceramic, lắp cụm, trung bình mỗi ngày một chuyền có thể làm ra khoảng 1500-2000 sản phẩm.
4.4 PHÂN TÍCH TÁC NGHIỆP
Với mục đích nhằm phân tích và nghiên cứu hoạt động của công nhân trong một ca làm việc, để phát hiện ra các nguyên nhân cũng như các bất hợp lý trong quá trình làm việc tổ chức và quản lý sản xuất, từ đó có những cải tiến về công việc cũng như tổ chức và quản lý sản xuất.
4.4.1 Thực hiện quan sát không liên tục:
Trong phần này luận văn chọn phương pháp quan sát không liên tục để tiến hành phân tích tác nghiệp vì đặc điểm của phương pháp này phù hợp với yêu cầu và dễ tiến hành đối với tác giả cũng như yêu cầu của đề tài. Bên cạnh đó phương pháp này còn có những ưu điểm sau:
Cho phép quan sát nhiều người cùng một lúc
Công nhân ít tỏ vẻ khó chịu khi bị quan sát
Việc quan sát có thể dừng bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến kết quả
Không cần thiết bị đo thời gian
Ít tốn chi phí, thời gian nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác
Ngoài ra phương pháp có các bước thực hiện đơn giản, phù hợp với thời gian mà vẫn đảm bảo yêu cầu về độ chính xác trong nghiên cứu và phân tích của một luận văn.
4.4.1.1 Bước 1:
* Xác định rõ vấn đề cần được thực hiện
* Xác định rõ mục đích khảo sát, lý do khảo sát
* Xác định tỉ lệ phần trăm các hoạt động của mỗi người công nhân trong bộ phận rồi tiến hành so sánh với công ty khác, phát hiện ra các điểm yếu, những thiếu sót nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện
* Xác định rõ chi tiết các mục cần quan sát
Hoạt động của công nhân trong một ngày làm việc trong phân xưởng được phân chia thành 2 loại: Hoạt động có ích và hoạt động tổn thất cho phép tại nơi làm việc. Sau đó được phân chia ra thành các hoạt động.
4.4.1.2 B2: Tiến hành khảo sát
Việc phân tích đánh giá tìm ra biện pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho bộ phận nói riêng cho công ty nói chung là vấn đề đang được ban Giám Đốc cũng như chủ quản bộ phận khuôn sáp quan tâm. Được sự đồng ý và ủng hộ của BGĐ tác giả tiến hành khảo sát tại bộ phận khuôn sáp và giới hạn ở chủng loại sản phẩm là KC3400 và STAFF
4.4.1.3 B3: Chọn một số công nhân để quan sát và xác định số lần quan sát
Toàn bộ phận có tất cả là 47 người, để thuận tiện cho việc quan sát (ca ngày 35 công nhân, ca đêm 12 công nhân) tác giả chọn 35 công nhân làm việc trong cùng ca để quan sát ở những vị trí thuận lợi cho việc quan sát (xéo gốc 450 so với bàn làm việc của công nhân)
Tiến hành quan sát trên 35 công nhân tác giả chọn tổng số lần quan sát là 2000 lần đủ để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến các vấn đề dựa trên kết quả khảo sát. Như vậy số lần quan sát đối với mỗi người là
Số lần quan sát: = 2000 (lần) = 58 (lần)
35 (công nhân)
Trong số 35 công nhân đó tác giả tách ra quan sát thành 5 nhóm mỗi nhóm 7 người, thời gian quan sát ngẫu nhiên và rải rác trong giờ làm việc (bắt đầu lên ca, xuống ca, giữa ca), vị trí để thực hiện quan sát nhìn xéo góc 450 so với vị trí làm việc của công nhân
4.4.1.4 B4: Xác định trình tự quan sát và thời gian quan sát
Trình tự quan sát: Chọn mỗi nhóm 7 công nhân quan sát từng người một, từ người thứ nhất cho đến người cuối cùng theo thứ thự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 sau khi quan sát người thứ nhất xong sẽ tiến hành quan sát người thứ 2….sau đó quay trở lại tiếp tục quan sát người thứ nhất, cứ như vậy cho đến khi nào đủ 60 lần cho mỗi người.
Thời gian quan sát: Mỗi lần quan sát mất vào khoảng 30 giây cho một người công nhân, với lượng thời gian này đủ để có thể xác định được chính xác loại hình hoạt động mà người công nhân ấy đang thực hiện và điền vào bảng biểu. Như vậy thời gian để thực sự dùng để quan sát cho phương pháp này vào khoảng:
30 (giây) x 2000 (lần) = 60000 (giây) = 16,67 (giờ)
4.4.1.5 B5: Chuẩn bị hình thức mẫu ghi quan sát và vị trí quan sát:
Hình thức mẫu ghi quan sát: Sử dụng mẫu nghiên cứu được thiết kế theo mẫu nghiên cứu tỷ lệ hoạt động tác nghiệp của công ty Juki (Xem phụ lục)
Vị trí quan sát : chọn vị trí quan sát là xéo gốc 450 vị trí làm việc của người công nhân. Ở vị trí này cho phép người quan sát thấy được tất cả các thao tác của người công nhân mà không gây chú ý hay cảm giác khó chịu cho người được quan sát
4.4.1.6 Thực hiện:
* Quan sát công nhân làm việc và xác định xem công nhân đó đang thực hiện công việc gì trong thời gian quan sát rồi điền vào mẫu quan sát
* Sau khi quan sát tất cả công nhân lần thứ nhất, tiến hành quan sát cho lần thứ 2, thứ 3…
* Các cột kiểm tra trên mẫu ghi phải được điền hết sau 10 lần quan sát, sau đó chuyển sang cột tiếp theo
* Lặp lại cách thức thực hiện như trên cho đến khi tất cả các cột kiểm tra được điền đầy đủ
* Sau khi hoàn thành tất cả các lần quan sát, tính số lượng các điểm kiểm tra đối với từng khoảng mục
* Cộng tất cả số lượng các khoảng mục và tính tỷ lệ phần trăm đối với từng khoản mục
4.4.1.7 Kết quả nghiên cứu phân tích tỷ lệ hoạt động tác nghiệp:
Sau đợt khảo sát thực tế tiến hành trong 5 ngày quan sát đủ 2000 lần được thực hiện đối với 35 công nhân ở bộ phâïn khuôn sáp. Các phiếu quan sát được đính kèm ở phần phụ lục chương 4. (xem phụ lục 4, mẫu nghiên cứu hoạt động tác nghiệp)
4.4.2 Phân tích kết quả quan sát tác nghiệp
Bảng4.2: phân tích hoạt động tác nghiệp
Thể loại
Biến đổi hoạt động
Mô tả dộng tác
Hoạt động có ích
Tác nghiệp chính
Tác nghiệp phụ
Phục vụ kỹ thuật
Phục vụ tổ chức
Sử dụng máy phun, các động tác bao gồm: lấy phôi sáp lên, lấy miếng hoạt động, lấy tâm dồng…,. Cạo: sử dụng dao. Chà: sử dụng nhám. Bôi sáp sử dụng que bôi nước sáp lên những chổ không bằng phẳng, gắn ceramic tâm chuôi, lắp cụm dùng que hàn nóng chảy lắp từng phôi sáp lên khay
Tha dầu vào khuôn, lấy nhám chà, lấy ceramic, lấy khay lên, …
Gồm thiết lập điều kiện sản xuất như: thiết lập máy móc thiết bị, sửa chữa sắp xếp nơi làm việc, gắn khuôn vào máy, khởi động máy, sắp xếp khay, chỗ làm, sửa chữa lại chỗ ngồi, đeo dụng cụ bảo hộ lao động …
Các hoạt động phục vụ tổ chức như: Ghi chép sổ sách giấy tờ: đơn liên hệ số lượng phun sáp, bảng kiểm phẩm tuỳ vật, tỉ lệ báo phế, theo dõi sản lượng di chuyển… kiểm tra đánh giá trong quá trình làm như: cân trọng lượng, mặt phẳng, kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng phun sáp, sửa đường hộp khuôn, …làm lại sửa chữa đối với tổ chùi đường hộp khuôn nếu chưa đạt yêu cầu.
Hoạt động tổn thất
Di chuyển
Ngừng chờ
Nói chuyện
Vệ sinh, nghỉ ngơi
Linh tinh
Di chuyển để lấy khây, lấy xe đẩy, lấy phôi sáp, di chuyển qua chỗ của người khác, di chuyển để sửa khuôn.
Ngừng chờ sản phẩm, chờ khuôn trong lúc sữa chữa, ngừng chờ công đoạn trước…
Nói chuyện trong lúc làm việc, di chuyển qua chỗ của người khác để nói chuyện…
Bao gồm việc vệ sinh sàn nhà nơi làm việc, đi vệ sinh như : rửa tay, rửa mặt…
Lơ là không chú ý trong công việc, sắp xếp lại trang phục trong lúc làm việc, nhìn người này nhìn người khác trong lúc làm việc
Từ số liệu quan sát thực tế tại bộ phận khuôn sáp ta thu được bảng số liệu như sau:
Bảng 4.4.2 Kết quả phân tích hoạt động tác nghiệp
Hoạt động
Tỷ lệ quan sát (%)
1. Tác nghiệp chính
41.2
2. Tác nghiệp phụ
7.0
3. Phục vụ kỹ thuật
7.0
4. Phục vụ tổ chức
9.7
5. Di chuyển
12.4
6. Ngừng chờ
5
7. Nói chuyện
9.1
8. Vệ sinh, nghỉ ngơi
4.8
9. Linh tinh
3.8
Hình 4.2 Biểu đồ phân tích tác nghiệp
Để phát hiện ra các nguyên nhân hạn chế năng lực trên dây chuyền sản xuất, trong phần này luận văn tiến hành so sánh kết quả thu thập được từ thực tế với tỷ lệ hoạt động cho phép tại xưởng sản xuất và tỷ lệ cho phép công ty ở Trung Quốc.
Theo qui định của công ty một ca làm việc tại phân xưởng là 8h đối với những người đi ca 1, ca 2 và thời gian nghỉ trưa đối với 2 ca là 45 phút, 9h đối với những người đi ca hành chính và thời gian nghỉ trưa 1h. Thời gian nghỉ trưa bao gồm ăn cơm và nghỉ ngơi tại nơi làm việc. Ngoài ra công ty còn cho phép thời gian hoạt động tổn thất tại nơi làm việc chiếm 15% số giờ làm việc tức 1,2h hay (48000S). Chuyền NPS gồm 2 ca, một chuyền đi ca 1, một chuyền ca 2
Tỉ lệ phần trăm hoạt động tổn thất cho phép trong một ca làm việc của phân xưởng được tính như sau:
72 phút x 60 giây x 100% = 15%
8 giờ x 3600 giây
Vậy hoạt động có ích trong một ca làm việc phải là: 100%-15% = 85%
Vì công ty mới thành lập nên cho phép % tỷ lệ hoạt động có ích thấùp hơn hoạt động có ích chuẩn của công ty cùng sản xuất đầu gôn ở Trung Quốc là 5%. Như vậy sẽ tạo điều kiện làm việc thoải mái cho người công nhân, họ không bị nhiều áp lực về sản lượng, thời gian như ở TQ, cũng như khuyến khích công nhân làm việc tốt hơn.
Bảng 4.2: phân loại tỷ lệ hoạt động có ích và tổn thất
Nội dung hoạt động
Tỷ lệ % thực tế
Tỷ lệ % chuẩn (TQ)
% chênh lệch
Hoạt động có ích
64.9
85 - 99
20.1 – 34.1
Hoạt động tổn thất
35.1
15 – 5
20 - 30
Tuy nhiên theo kết quả quan sát thực tế, tỷ lệ hoạt động có ích của công ty chiếm 65% thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn mong muốn của phân xưởng là 25% và thấp hơn so với TQ 20%. Như vậy tỉ lệ hoạt động tổn thất cho phép hiện tại chiếm 35,1% vượt mức qui định của công ty là 20% và tiêu chuẩn của ngành là 15%
Sau đây ta thấy bức tranh tổng quát giữa tỷ lệ hoạt động có ích và hoạt động tổn thất của phân xưởng hiện tại, để hiểu rõ hơn và tìm nguyên nhân dẫn đến hoạt động có ích thấp. Sau đây luận văn sẽ đi vào phân tích cụ thể.
4.4.2.1 Hoạt động có ích
Trước tiên ta đi vào phân tích hoạt động có ích của từng công nhân trong một ca làm việc tại phân xưởng thông qua các tỷ lệ hoạt động tác nghiệp, hoạt động phục vụ kỹ thuật, hoạt động phục vụ tổ chức như sau:
Hoạt động tác nghiệp: Hoạt động tác nghiệp bao gồm hoạt động chính và hoạt động phụ như đã nói trên, tỷ lệ của 2 con số này cũng có ý nghĩa quan trọng vì nó là loại hoạt động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
Bảng 4.4: phân loại tỷ lệ hoạt động tác nghiệp
Nội dung hoạt động
Tỷ lệ % thực tế
Tỷ lệ % TQ
% chênh lệch
Hoạt động chính
41.1
55 – 60
14.9 – 19.9
Hoạt động phụ
7
5-7
0 - 2
Tỷ lệ hoạt động chính trên thực tế là 41,1% thấp hơn so với tỷ lệ chuẩn của Trung Quốc từ 14,9 – 19,9 %. Do thời gian di chuyển để sửa chữa khuôn, lấy khay hàng, để sửa hàng quá nhiều. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hạot động chính, làm cho thời gian hoạt động chính giảm xuống
Tỷ lệ hoạt động phụ chiếm 7% thấp hơn so với mức chuẩn từ 0 – 2% tương đối và không ảnh hưởng nhiều đối với hoạt động chính. Vì hoạt động chính là hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm
Từ bảng phân tích trên ta thấy tỉ lệ hoạt động chính quá thấp so với mức chuẩn của TQ, tỷ lệ hoạt động phụ như vậy là tương đối, làm sao giữ mức tỉ lệ hoạt động chính ngày càng tăng lên khi đó năng lực sản xuất sẽ được nâng cao.
Bên cạnh yếu tố làm cho hoạt động có ích thấp do các yếu tố như: % tỷ lệ phục vụ tổ chức, phục vụ kỹ thuật khá cao, trong khi hoạt động tổn thất chiếm tỉ lệ quá cao. Tiếp theo ta đi nhận xét một số tỷ lệ hoạt động có ích sau:
Hoạt động phục vụ kỹ thuật:
Bảng 4.5: phân loại hoạt động phục vụ kỹ thuật, tổ chức
Nội dung hoạt động
Tỷ lệ % thực tế
Tỷ lệ % chuẩn
% chênh lệch
Phục vụ kỹ thuật: thiết lập điều kiện sản xuất, sắp xếp nơi làm việc
7
3
4
Phục vụ tổ chức: Ghi chép, đánh giá, sữa chữa làm lại, chuẩn bị công việc ban đầu
9.7
5- 5.7
4 - 4,7
Hoạt động phục vụ tổ chức và kỹ thuật bao gồm các hoạt động như: thiết lập điều kiện sản xuất, sắp xếp nơi làm việc, thay đổi sữa chữa trong lúc làm việc
* Phục vụ kỹ thuật vượt mức tiêu chuẩn 4% do trong quá trình làm việc người công nhân không cẩn thận khuôn bị lỗi nên phải tháo ra lắp vào thường xuyên để sữa chữa khuôn, ý thức của công nhân kém bàn ghế làm việc bề bộn nên trong quá trình làm việc người công nhân thường xuyên sắp xếp, sữa chữa lại để thuận tiẹân trong quá trình làm việc.
* Đối với một số công nhân mới do chưa quen máy móc thiết bị nên thời gian lắp đặt chiếm tỷ lệ cao
* Khuôn mẫu thường xuyên bị báo phế do chất lượng khuôn mẫu không đạt yêu cầu QC kiểm tra nên khi cho phun sáp phải tốn thời gian thay vào nhiều khuôn khác nhau
c. Hoạt động phục vụ tổ chức:
Hoạt động phục vụ tổ chức bao gồm các hoạt động như: Ghi chép, đánh giá hay kiểm tra sản phẩm có đúng chất lượng không? Trong 3 hoạt động ghi chép, đánh giá, sửa chữa làm lại thì tỉ lệ sửa chữa làm lại chiếm tỷ lệ cao nhất là 3,5 %, đánh giá 3%, ghi chép chiếm 2,9%.
Sửa chữa làm lại chiếm tỷ lệ cao do trong quá trình làm việc người công nhân không biết tự kiểm tra chất lượng sản phẩm nên khi QC kiểm tra sản phẩm bị trả về và sữa lại. Như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian để di chuyển vì chỗ làm việc cách QC khá xa 5m
Nguyên nhân của tình trạng này là do:
Một số công đoạn như: chà đường hộp khuôn, công nhân làm việc ăn theo sản phẩm nên họ chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng nên sản phẩm làm ra thường xuyên nhân phải sữa lại
Đa số các tiêu chuẩn chất lượng chỉ nhìn bằng mắt nên có đôi khi là đạt yêu cầu đối với người này mà không đối với người khác, gây khó khăn cho người công nhân trong việc tự kiểm.
Tương tự đối với sửa chữa do người công nhân chưa quen cũng như chưa biết cách tự mình kiểm tra nên phải tốn thời gian người công nhân di chuyển nhờ QC kiểm tra giùm điều này tốn thời gian di chuyển thay vì ngồi tại chỗ làm.
* Ghi chép: tỷ lệ này không thể thay đổi được, trong tương lai nếu muốn giảm khi nào tình trạng chất lượng sản phẩm ổn định thì không cần phải theo d