Đối với người cán bộ chủ chốt cấp huyện thì trình độ lý luận chính trị là rất cần thiết. Nếu họ không có một trình độ lý luận chính trị nhất định hoặc không được học tập, bồi dưỡng, giáo dục về lý luận chính trị thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác, đặc biệt là trong tổng kết thực tiễn họ sẽ không có được tư duy biện chứng, khoa học trong việc lựa chọn, phân tích, xử lý vấn đề để tổng kết, họ sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trình độ lý luận yếu kém thì trong tổng kết thực tiễn chắc chắn họ sẽ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, nghĩa là khi đánh giá, phân tích một vấn đề nào đó họ chỉ nhìn thấy bề ngoài mà không tìm hiểu một cách cặn kẽ bản chất bên trong của vấn đề, xem mọi vấn đề là như nhau, không thấy được vấn đề nào là cơ bản, không cơ bản. Trong công việc thì thiếu tính kế hoạch hoặc có kế hoạch thì không chặt chẽ, thiếu tính khoa học. Trong xử lý những vấn đề nảy sinh thì không sâu sắc, lúng túng, làm cho qua loa, cho có làm. Tuy nhiên trình độ kinh nghiệm cũng giúp người cán bộ giải quyết thành công một số công việc, một số tình huống cá biệt nhưng hiệu quả chắc chắn sẽ không cao.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long (qua thực tế tỉnh Bạc Liêu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết thực tiễn của mình, chỉ thông qua hoạt động thực tiễn thì người cán bộ lãnh đạo, quản lý mới kiểm nghiệm được những kết luận rút ra từ tổng kết thực tiễn là đúng hay sai, có mang tầm khái quát chưa. Cho nên có thể khẳng định rằng, không có hoạt động thực tiễn thì sẽ không có tổng kết thực tiễn và năng lực của con người cũng sẽ không phát triển được, bởi xét cho cùng, mọi tri thức của con người đạt được cho đến nay, hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn.
Điều kiện công tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tổng kết thực tiễn của người cán bộ chủ chốt cấp huyện. Đó là những điều kiện như: Nơi làm việc, trang thiết bị, máy móc, phương tiện … Nếu nơi làm việc thoáng mát, bố trí hợp lý sẽ tạo ra bầu không khí thoải mái, hưng phấn cho người làm việc. Các trang thiết bị, máy móc, phương tiện đi lại, nếu được trang bị đầy đủ thì sẽ phát huy hết mọi khả năng của con người, nó giúp cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm bắt, xử lý thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác.
Nhu cầu và lợi ích là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến năng lực tổng kết thực tiễn. Nhu cầu và lợi ích là động lực bên trong của mọi hoạt động của con người, nó là nguyên nhân, là nguồn gốc dẫn đến suy nghĩ của con người đúng hay sai, công bằng hay không công bằng, là động lực để thôi thúc con người vươn lên trong cuộc sống, trong công việc hoặc nó kìm hãm ý chí phấn đấu của con người. Xét đến cùng mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động tổng kết thực tiễn, đều nhằm đạt được những lợi ích nhất định nào đó để thỏa mãn nhu cầu của mình. Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, C. Mác – Ph. Ăngghen đã từng đưa ra luận điểm: Lịch sử chẳng qua chỉ là những hoạt động của những con người đang đeo đuổi những mục đích của mình. Mà cái chi phối mục đích hoạt động của con người lại chính là lợi ích.
Thật vậy, nhu cầu và lợi ích là cái luôn chi phối trong suy nghĩ và hành động của con người. Bởi con người luôn có nhu cầu, khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác tiếp tục được nảy sinh.Để thỏa mãn nhu cầu đó thì phải có lợi ích kèm theo, dù lợi ích đó nhiều hay ít, có thỏa mãn hay không thỏa mãn thì cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu của họ. Chúng ta sống và làm việc theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì phải đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân, của tổ chức lên trước rồi mới tới lợi ích của cá nhân, của gia đình, nhưng xét đến cùng phải đảm bảo được lợi ích của từng cá nhân, gia đình thì mới đảm bảo được các lợi ích khác. Bởi mỗi cá nhân nếu không đảm bảo được nhu cầu tối thiểu là ăn, ở, mặc, đi lại … thì khó có thể có sự hưng phấn để làm những công việc khác, hay đối với người cán bộ chủ chốt cấp huyện thì họ cũng ít đầu tư suy nghĩ để nâng cao năng lực của mình. Thực tế cho thấy có những cán bộ do bị lợi ích cá nhân chi phối nên mất phẩm chất, nói một đường, làm môt nẻo. Điều này ảnh hưởng xấu tới năng lực nói chung, năng lực tổng kết thực tiễn nói riêng.
Như vậy, có thể nói rằng nhu cầu và lợi ích nó chi phối rất mạnh mẽ và trực tiếp đến mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động tổng kết thực tiễn. Tổng kết cái gì, tổng kết như thế nào, hiệu quả ra sao, tổng kết có mang tầm khái quát để rút ra bài học lý luận cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo hay không, phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể tổng kết thực tiễn mà chủ thể tổng kết thực tiễn lại bị nhu cầu và lợi ích chi phối. Vì vậy, nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực, có trình độ lý luận, có tri thức, biết tổng kết thực tiễn nhưng lại bị chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa cục bộ, địa phương … chi phối thì những kết luận rút ra sẽ thiếu khách quan, thiếu tính khoa học.
Năng lực tổng kết thực tiễn của người cán bộ chủ chốt cấp huyện ngoài sự tác động của những điều kiện khách quan, những quy luật chung, quy luật tự nhiên, còn bị chi phối bởi nhân tố chủ quan của chính bản thân chủ thể tổng kết thực tiễn.Nhân tố chủ quan đó là vốn tri thức, sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, năng lực tư duy, trình độ lý luận chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ … Trong điều kiện ngày nay, khi mà đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng phải có một trình độ lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn nhất định thì mới có khả năng giải quyết được những vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay. Như đồng chí cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã chỉ rõ: “Cuộc sống càng phức tạp, nhiệm vụ càng khó khăn, thời đại càng diễn biến nhanh chóng thì lý luận càng trở thành thiết yếu như cơm ăn và nước uống hàng ngày, chúng ta từ một nền sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội thì càng phải quán triệt điều này” [32, tr 23].
Như chúng ta đã biết, mỗi người dù có tài giỏi đến đâu, có được năng lực bẩm sinh đến đâu, nếu không được học hành để trang bị kiến thức thì năng lực đó sẽ không được phát triển. Học tập là con đường ngắn nhất để con người có được tri thức, trí tuệ. Tri thức, trí tuệ giúp người cán bộ thích nghi với điều kiện mới, thích nghi với những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới, từ đó mới có điều kiện nâng cao năng lực của mình về mọi mặt trong đó có năng lực tổng kết thực tiễn.
Đối với người cán bộ chủ chốt cấp huyện thì trình độ lý luận chính trị là rất cần thiết. Nếu họ không có một trình độ lý luận chính trị nhất định hoặc không được học tập, bồi dưỡng, giáo dục về lý luận chính trị thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác, đặc biệt là trong tổng kết thực tiễn họ sẽ không có được tư duy biện chứng, khoa học trong việc lựa chọn, phân tích, xử lý vấn đề để tổng kết, họ sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trình độ lý luận yếu kém thì trong tổng kết thực tiễn chắc chắn họ sẽ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, nghĩa là khi đánh giá, phân tích một vấn đề nào đó họ chỉ nhìn thấy bề ngoài mà không tìm hiểu một cách cặn kẽ bản chất bên trong của vấn đề, xem mọi vấn đề là như nhau, không thấy được vấn đề nào là cơ bản, không cơ bản. Trong công việc thì thiếu tính kế hoạch hoặc có kế hoạch thì không chặt chẽ, thiếu tính khoa học. Trong xử lý những vấn đề nảy sinh thì không sâu sắc, lúng túng, làm cho qua loa, cho có làm. Tuy nhiên trình độ kinh nghiệm cũng giúp người cán bộ giải quyết thành công một số công việc, một số tình huống cá biệt nhưng hiệu quả chắc chắn sẽ không cao.
Trình độ lý luận của người cán bộ được hình thành thông qua môi trường giáo dục, qua cuộc sống, qua kinh nghiệm công tác, sự tự học hỏi, tự rèn luyện… Nếu người cán bộ không được giáo dục về lý luận chính trị thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác cũng như trong tổng kết thực tiễn. Người chưa được học về lý luận chính trị, chưa thấm nhuần lý luận, chưa nắm và hiểu sâu về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì trong tổng kết thực tiễn tất yếu dễ rơi vào kinh nghiệm, giáo điều. Tuy nhiên có nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý được học tập về lý luận chính trị một cách nghiêm túc, họ được trang bị thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu khoa học, nhưng trong hoạt động tổng kết thực tiễn hoặc trong giải quyết những vấn đề cuộc sống đặt ra họ vẫn rơi vào tình trạng mò mẫm, kinh nghiệm, giáo điều, chứng tỏ họ là những con người lười học, lười suy nghĩ, không biết cách vận dụng những điều mình đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, hay nói cách khác không gắn được lý luận với cuộc sống.
Người cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng được trang bị về lý luận chính trị là rất cần thiết, nhưng nếu được học tập lý luận chính trị mà người cán bộ đó không có trình độ tư duy lý luận thì trong công tác và hoạt động thực tiễn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tổng kết thực tiễn. Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý thì tư duy lý luận giống như chiếc chìa khóa để mở ra cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ. Có tư duy lý luận họ sẽ nắm được thực chất quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có khả năng phân tích, luận giải để nắm được tinh thần cốt lõi của đường lối. Có tư duy lý luận, người cán bộ sẽ có đủ năng lực để phân tích sự phong phú, đa dạng và phức tạp những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, từ đó vận dụng lý luận một cách chủ động, sáng tạo, thích hợp và có hiệu quả. Nếu người cán bộ chủ chốt cấp huyện không có trình độ tư duy lý luận thì trong tổng kết thực tiễn sẽ không mang tầm khái quát cao, không rút ra được những bài học mang tính lý luận cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo.
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý ngoài trình độ lý luận chính trị, trình độ tư duy lý luận cần phải có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngang tầm với chức vụ được giao. Nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý không có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngang tầm với chức vụ của mình thì cũng khó tiếp thu được lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và vì thế cũng không có được trình độ tư duy lý luận ở tầm khái quát cao, mang tính khoa học. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cán bộ chủ chốt cấp huyện có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được giáo dục lý luận chính trị hẳn hoi nhưng trong hoạt động công tác, trong tổng kết thực tiễn hiệu quả đạt được không cao, thậm chí làm sai với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực trạng đó, một phần là do cơ chế điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ của ta còn chưa hợp lý. Điều động, bố trí không đúng người, đúng việc, có người có chuyên môn này nhưng được bố trí ở bộ phận khác trái với chuyên môn của mình nên hiệu quả công việc là không cao.
Năng lực tổng kết thực tiễn cũng phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức của chủ thể tiến hành tổng kết thực tiễn. Người cán bộ nếu chỉ có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị… cũng chưa đủ mà đòi hỏi họ cần phải có đạo đức cách mạng, phải có tâm, có tầm, trung thực, chí công vô tư. Không được phai nhạt lý tưởng và mất lòng tin vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Không được tham nhũng, hối lộ, tiêu xài phung phí, chạy theo cám dỗ của đồng tiền, lối sống vị kỷ, thái độ gia trưởng trong lãnh đạo và quản lý, không nên có tư tưởng cục bộ, bè phái, đố kỵ, nói một đường làm một nẻo, bằng mặt không bằng lòng…
Nếu người cán có khả năng tổng kết thực tiễn một cách có lý luận nhưng bị chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, lợi ích vật chất … chi phối thì những kết luận được rút ra khó mà đảm bảo tính khách quan, tính khoa học.
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý là người phải luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc, trong quan hệ với cấp dưới phải nguyên tắc, đúng mực, phải thoải mái, vui vẻ, phải làm cho cấp dưới tôn trọng, kính nể một cách tự giác và vì vậy cấp dưới sẽ rất nhiệt tình, thoải mái cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, giúp cho người cán bộ lãnh đạo tổng kết thực tiễn một cách có hiệu quả. Trong quan hệ với dân phải coi mình như người đầy tớ của dân, phải vui vẻ ân cần, cái gì dân không biết không hiểu phải chỉ đến nơi đến chốn, không được bắt nạt dân, đứng trên dân, xa rời dân, có như vậy dân sẽ tin tưởng, sẽ nhiệt tình cung cấp những thông tin mà có thể người cán bộ lãnh đạo đó chưa được hoặc nắm được mà chưa đầy đủ, chính xác.
Năng lực nói chung, năng lực tổng kết thực tiễn nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các yếu tố đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau tác động lên chủ thể tổng kết thực tiễn. Tùy theo trình độ và khả năng nhận thức của từng người mà sự ảnh hưởng của các yếu tố đó nhiều hay ít, điều đó lý giải rằng cùng một trình độ như nhau, môi trường công tác như nhau, nhưng có người tổng kết thực tiễn có hiệu quả, có người tổng kết thực tiễn không có hiệu quả. Tuy những yếu tố trên có mối liên hệ với nhau, cùng tác động đến chủ thể tổng kết thực tiễn nhưng lại có vai trò không ngang bằng nhau, có thể nói năng lực của con người phụ thuộc chủ yếu vào trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị. Bởi có học vấn, có chuyên môn, có tư duy lý luận khoa học, có phương pháp biện chứng thì trong đánh giá, phân tích, xử lý những vấn đề sẽ chính xác và có hiệu quả cao, nếu như người đó làm việc công tâm, khách quan. Cũng có người cho rằng nhu cầu và lợi ích là quan trọng nhất, có người cho yếu tố bẩm sinh là quan trọng nhất … Nên nhớ rằng yếu tố bẩm sinh có ảnh hưởng tới năng lực tổng kết thực tiễn của con người, nhưng năng lực tổng kết thực tiễn của con người không phải là bẩm sinh, có sẵn, mà chủ yếu là kết quả của quá trình tự giác rèn luyện, tự học tập, trau dồi tri thức, có thể qua trường lớp, sách vở hoặc bạn bè đồng nghiệp. Như vậy, để chủ thể tổng kết thực tiễn tiến hành tổng kết một cách có hiệu quả thì phải cải tạo một cách đồng bộ các nhân tố ảnh hưởng đến chủ thể tổng kết.
1.2. NĂNG LỰC TỔNG KẾT THỰC TIỄN VỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT Ở CẤP HUYỆN
1.2.1. Thực chất của hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp huyện
Để hiểu được thực chất của hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp huyện, trước tiên ta cần phải nắm được cấp huyện là gì ? cán bộ chủ chốt cấp huyện là những ai ?
Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) là cấp thứ ba trong hệ thống hành chính bốn cấp (Trung ương, tỉnh, huyện và cơ sở) của nền hành chính quốc gia thống nhất mà cấp cơ sở là địa bàn sinh sống của đại bộ phận dân cư; nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nhân dân; nơi trực tiếp và chủ yếu thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện sự quản lý của Nhà nước đối với dân. Cho nên, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đều phải hướng về cơ sở. Điều này được thực hiện trực tiếp và chủ yếu thông qua cấp huyện. Nếu cấp tỉnh được coi là một địa bàn vĩ mô trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, còn cấp cơ sở là từng đơn vị vi mô nền tảng của vĩ mô đó thì cấp huyện là cầu nối không thể thiếu giữa cấp vĩ mô và cấp vi mô.
Tuy nhiên, không nên quan niệm cấp huyện chỉ là cấp trung gian chuyển tiếp giữa tỉnh và cơ sở; tức xem cấp huyện chỉ làm nhiệm vụ truyền đạt mệnh lệnh từ tỉnh xuống cơ sở, đôn đốc việc thực hiện và phản hồi thông tin về những kết quả cho tỉnh. Thực tế cho thấy, cấp huyện có vai trò độc lập của mình trong tổ chức, điều hành và quản lý toàn bộ sự vận động của nền kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Cho nên, cấp huyện phải là một cấp kế hoạch, cấp ngân sách, chiến lược kinh tế - xã hội của quốc gia được thể hiện qua cấp tỉnh; kế hoạch cấp tỉnh được thể hiện qua cấp huyện; kế hoạch cấp huyện thể hiện qua cấp cơ sở. Cấp huyện không chỉ là cấp trên trực tiếp của cơ sở để chuyển tải những tư tưởng chỉ đạo của tỉnh xuống cơ sở mà cấp huyện còn là một cấp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, cũng là cấp trực tiếp lãnh đạo và tổ chức việc thực hiện Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế - xã hội của quốc gia, của tỉnh, của huyện và ở từng cơ sở.
Có nhiều quan điểm khác nhau bàn về vấn đề cán bộ chủ chốt cấp huyện. Có quan điểm cho: “Người cán bộ lãnh đạo trước hết phải là người tiêu biểu cho lý tưởng cách mạng, cho lẽ sống; là người có tri thức toàn diện uyên thâm của thời đại mình” [55, tr. 13]. Một quan điểm khác cho: “cán bộ lãnh đạo chủ chốt là những người cán bộ lãnh đạo nhưng lãnh đạo toàn diện, có trọng trách nặng nề nhất, có quyền thay mặt tập thể lãnh đạo giải quyết các vấn đề và chịu trách nhiệm trước tập thể” [55, tr. 139]. Qua hai quan điểm vừa nêu trên, ta thấy rằng chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của người cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt chứ chưa thật sự đầy đủ, chưa chỉ ra được những tiêu chí cụ thể. Một quan điểm nữa cho rằng: “Cán bộ lãnh đạo chủ chốt là những người đứng đầu quan trọng nhất, có chức vụ quan trọng nhất trong một tập thể, có quyền ra những quyết định về chủ trương, có trách nhiệm và quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định” [60, tr. 35]. Quan niệm này đề cập tương đối đầy đủ và toàn diện, xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Khi nói đến chức danh của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện thì có nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Có người cho cán bộ chủ chốt cấp huyện chỉ có hai chức danh chính đó là Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Có người cho cán bộ chủ chốt cấp huyện gồm các chức danh như: Bí thư và Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Có người cho cán bộ chủ chốt cấp huyện gồm 9 chức danh: Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Liên đoàn lao động, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh ở huyện; trong 9 chức danh đó thì Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân là quan trọng nhất. Cũng có người cho cán bộ chủ chốt cấp huyện bao gồm tất cả các chức danh, các trưởng ban – ngành của Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp huyện. Có người còn cho cán bộ chủ chốt cấp huyện gồm tất cả Bí thư và các Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng và Phó các ban của Huyện ủy cùng Trưởng và Phó các cơ quan của chính quyền cấp huyện, Chủ tịch và các Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện cùng Trưởng và Phó các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị cấp huyện. Có quan niệm cho rằng: cán bộ chủ chốt cấp huyện là các cán bộ đương kiêm chức thường vụ Huyện ủy và một vài chức danh quan trọng khác nhưng không là Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, đó là Bí thư và các Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng các Ban đảng của huyện, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Trưởng Quân sự và Trưởng công an huyện.
Tuy có nhiều cách xem xét khác nhau về chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện, nhưng mỗi cách xem xét như vậy đều có thế mạnh riêng của mình.
Qua tìm hiểu vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người cán bộ chủ chốt cấp huyện ta thấy rằng cán bộ chủ chốt cấp huyện là một bộ phận rất quan trọng, là những người làm công tác lãnh đạo một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với vị trí như vậy, họ là những người có tầm hoạt động trên địa bàn huyện và có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ huyện mà họ phụ trách. Kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh có ổn định và phát triển hay không phần lớn là ở đội ngũ này, vì vậy mà họ đã gắn trên vai mình một trách nhiệm rất nặng nề, đồng thời là những người trước tiên phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về những việc mình đã làm.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về cán bộ chủ chốt cấp huyện, tuy nhiên việc xác định cán bộ chủ chốt hay không chủ chốt là phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ và đặt nó trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống tổ chức, bởi trong thực tế có cán bộ ở cương vị này, tổ chức này là cán bộ chủ chốt nhưng trong mối quan hệ khác, tổ chức khác lại không phải là cán bộ chủ chốt. Với ý nghĩa như vậy, có thể khái quát rằng: cán bộ chủ chốt cấp huyện là những người đứng đầu, có chức vụ quan trọng nhất thuộc ban lãnh đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền và các cơ quan chuyên trách ở cấp huyện. (Bao gồm các chức danh như: Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân; Trưởng, Phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể và tương đương). Người cán bộ chủ chốt cấp huyện đóng vai trò là người trung gian, là cầu nối trong quá trình lãnh đạo, quản lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Với vị trí, vai trò như vậy hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ chủ chốt cấp huyện vừa mang tính chất định hướng chung, vừa mang tính thực tiễn cụ thể.
Hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ nói chung, người cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng là quá trình tác động, điều khiển giữa chủ thể lãnh đạo quản lý với khách thể, khách thể ở đây là những người dưới quyền và quần chúng nhân dân nhằm đạt được mục tiêu cao nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng.
Người cán bộ chủ chốt phải là người đứng mũi chịu sào, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không bao giờ thoái thác trong bất kỳ tình huống khó khăn, phức tạp nào của tổ chức. Họ là những người vừa đại diện cho xã hội về mặt quản lý Nhà nước, vừa đại diện cho tập thể người lao động, có bổn phận giải thích, bảo vệ, thực hiện cho bằng được những công việc vì lợi ích của xã hội và lợi ích chính đáng của tập thể. Người cán bộ chủ chốt phải biết làm cho mọi người vừa tuân phục, vừa mến mộ mình; tuân phục và mến mộ một cách tự giác, thoải mái, vui vẻ chứ không bắt buộc, gò ép, miễn cưỡng theo kiểu “phục diện mà không phục tâm”. Biết làm cho mọi người hợp tác với nhau để làm việc, biết giúp họ đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ được giao, là những người phải tỏ ra thật xứng đáng là một tấm gương về ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.
Người cán bộ chủ chốt là người phải có quyền lực, nhưng quyền lực đó không được phục vụ riêng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc