MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒVÀ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 CƠSỞLÍ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 4
1.1 Dịch vụngân hàng . 4
1.1.1 Khái niệm dịch vụngân hàng . 4
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụngân hàng . 5
1.1.3 Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụngân hàng . 6
1.1.4 Những dịch vụngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam cam kết khi
gia nhập WTO . 7
1.2 Sựhài lòng của khách hàng . 8
1.2.1 Khái niệm . 8
1.2.2 Các nhân tốquyết định sựhài lòng của khách hàng . 8
1.2.3 Quan hệgiữa hài lòng và chất lượng dịch vụ. 13
1.3 Mô hình nghiên cứu sựhài lòng của khách hàng . 14
1.3.1 Mô hình chất lượng dịch vụSERVQUAL . 14
13.2 Mô hình chất lượng dịch vụSERVPERF . 16
1.3.3 Mô hình FSQ và TSQ . 17
1.3.4 Mô hình chỉsốhài lòng của khách hàng. 18
1.4 Một sốnghiên cứu vềsựhài lòng của khách hàng tại các ngân hàng khác . 23
1.5 Mô hình nghiên cứu của đềtài . 23
1.5.1 Mô hình nghiên cứu . 23
1.5.2 Thang đo chất lượng dịch vụngân hàng và sựhài lòng của khách hàng vềchất
lượng dịch vụcủa ngân hàng . 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 27
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG SỬDỤNG DỊCH VỤ
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG . 28
2.1 Tổng quan vềAGRIBANK Chi nhánh Tỉnh Bình Dương . 28
2.1.1 Vài nét vềAGRIBANK Chi nhánh Tỉnh Bình Dương . 28
2.1.2 Một sốdịch vụngân hàng tại AGRIBANK Chi Nhánh Tỉnh Bình Dương . 29
2.2 Khảo sát sựhài lòng của khách hàng sửdụng dịch vụtại AGRIBANK Chi nhánh
Tỉnh Bình Dương . 35
2.2.1 Mô hình khảo sát . 35
2.2.2 Qui trình khảo sát . 36
2.3 Kết quảkhảo sát . 38
2.3.1 Phân tích môhình . 38
2.3.2 Kiểm định mô hình . 46
2.3.3 Nhận xét vềsựhài lòng của khách hàng. 49
2.3.4 Một sốý kiến của khách hàng cho biết lý do không hài lòng vềchất lượng dịch
vụcủa ngân hàng . 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 51
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰHÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG SỬDỤNG
DỊCH VỤTẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG . 52
3.1 Giải pháp nhằm tăng sựcảm thông đối với khách hàng và cải thiện sự đáp ứng . 52
3.1.1 Giải pháp nhằm tăng sựcảm thông đối với khách hàng . 52
3.1.2 Giải pháp nhằm cải thiện sự đáp ứng . 54
3.2 Các giải pháp khác hỗtrợcho sựphát triển chất lượng dịch vụngân hàng . 55
3.2.1 Đầu tưcông nghệ. 56
3.2.2 Cải thiện chất lượng dịch vụmáy ATM . 57
3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực . 58
3.2.4 Tăng cường công tác tiếp thịdịch vụ. 59
3.2.5 Thường xuyên tổchức các chương trình khuyến mại . 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 61
KẾT LUẬN, CÁC HẠN CHẾVÀ KIẾN NGHỊ. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 66
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để tạo sự
thỏa mãn cho khách hàng thì độ tin cậy và chất lượng dịch vụ có ý nghĩa thống kê
và quan hệ dương với sự hài lòng của khách hàng.
Trần Diệu Tuyết Hoa (2009) đã sử dụng mô hình SERVPERF nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân khi giao dịch tiền
gửi tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên
cứu cho thấy 5 thành phần của thang đo SERVPERF đã được sắp xếp lại thành 4
thành phần: sự cảm thông, phương tiện hữu hình, sự đáp ứng, sự cạnh tranh.Kết quả
phân tích hồi qui có R2 = 0,522 và mô hình hồi qui tuyến tính bội của biến phụ
thuộc là sự hài lòng của khách hàng theo 2 biến độc lập là sự cảm thông và phương
tiện hữu hình.
1.5 Mô hình nghiên cứu của đề tài
1.5.1 Mô hình nghiên cứu
Mô hình SERVPERF là mô hình phổ biến và được sử dụng nhiều trong các
nghiên cứu tiếp thị rất có ích trong việc khái quát hóa các tiêu chí đo lường chất
lượng dịch vụ nhưng vẫn có nhiều nhược điểm và nếu áp dụng triệt để đo lường
chất lượng dịch vụ thì sẽ không thích hợp ở những khía cạnh sau:
- Khó khả thi do mang tính đo lường chung chung
- Đo lường qui trình cung cấp dịch vụ nhiều hơn là kết quả thực hiện dịch vụ
24
- Không xem xét đến yếu tố bên ngoài cũng như tiếp thị mà chỉ chú trọng
đến yếu tố “nội tại” mà thôi
Do đó các tiêu chí đo lường chất lượng dịch vụ SERVPERF không thể áp
dụng hàng loạt trong tất cả các lĩnh vực mà phải được điều chỉnh với từng trường
hợp nghiên cứu để đảm bảo tính chính xác cao. Mô hình FTSQ không được lựa
chọn làm mô hình nghiên cứu vì những lí do sau:
- Mô hình FTSQ chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh chính của chất
lượng dịch vụ là chất lượng chức năng (doanh nghiệp thực hiện dịch vụ như thế
nào) và chất lượng kĩ thuật (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gì)
- Mô hình FTSQ sử dụng một số tiêu chí đo lường của mô hình
SERVQUAL thông qua các thang đo nghiên cứu giúp cho việc phân tích chất lượng
dịch vụ mang tính khả thi và hợp lí hơn.
Xuất phát từ những ưu và nhược điểm trên, mô hình SERVQUAL là cơ sở
tham khảo để tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu của luận văn.Từ khi được đưa ra,
SERVQUAL chứng tỏ rất hữu ích cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ. Một số nhà
nghiên cứu cho rằng, ở mức độ tổng quát cấu trúc 5 thành phần của thang đo
SERVQUAL có thể phục vụ như là khung khái niệm có ý nghĩa để tóm tắt những tiêu
chuẩn mà khách hàng dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ, đồng thời các ông cũng
chỉ dẫn là: SERVQUAL nên được dùng một cách toàn bộ, có thể bổ sung vào
SERVQUAL những mục hỏi chuyên biệt cho ngành dịch vụ nhưng phải tương tự với
các mục câu hỏi của SEVQUAL và sắp vào một trong những thành phần của
SERVQUAL, SERVQUAL có thể bổ sung một cách hiệu quả bằng những nghiên
cứu định tính hoặc định lượng để vạch ra nguyên nhân các khoảng cách được nhận ra
bởi SERVQUAL. Mô hình SERVQUAL đơn giản, dễ thực hiện và được những nhà
nghiên cứu sau đó ủng hộ và phát triển thêm cho phù hợp với các loại hình dịch vụ.
Vì vậy, để thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo SERVQUAL
để đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng và xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 5
thành phần chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
25
Hình 1. 4 : Mô hình nghiên cứu
1.5.2 Thang đo chất lượng dịch vụ ngân hàng và sự hài lòng của khách hàng về
chất lượng dịch vụ của ngân hàng
1.5.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ ngân hàng
Đề tài sử dụng thang đo SERVQUAL để đo lường 5 thành phần của chất
lượng dịch vụ ngân hàng bao gồm 21 biến quan sát (thành phần độ tin cậy gồm 4
biến quan sát, thành phần sự cảm thông gồm 6 biến quan sát, thành phần kỹ năng
gồm 3 biến quan sát, thành phần độ tiếp cận gồm 5 biến quan sát và thành phần sự
đáp ứng gồm 3 biến quan sát), tên các biến quan sát và ký hiệu của từng biến được
trình bày cụ thể ở bảng 1.1.
Bảng 1. 1 : Các biến quan sát trong từng thành phần của chất lượng dịch vụ
Thành phần chất
lượng dịch vụ
Tên biến quan sát
Độ tin cậy (DTC) DTC1-AGRIBANK là ngân hàng được khách hàng tín nhiệm
DTC2-Giấy tờ, mẫu biểu sử dụng trong giao dịch được
thiết kế đơn giản, rõ ràng
Sự cảm thông
Độ tin cậy
Kỹ năng
Độ tiếp cận
Sự cạnh tranh
Sự hài lòng
26
DTC3- Hệ thống máy ATM luôn hoạt động tốt
DTC4-Thời gian xử lí giao dịch tại AGRIBANK nhanh
Sự cảm thông(SCT) SCT1-An toàn trong giao dịch
SCT2-Nhân viên đối xử với khách hàng đúng mực
SCT3-Nhân viên hiểu rõ nhu cầu cụ thể của từng khách
hàng
SCT4-Nhân viên thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến những
chú ý của khách hàng
SCT5-Nhân viên chăm sóc khách hàng chu đáo
SCT6-Nhân viên nhiệt tình, thân thiện với khách hàng
Kỹ năng(SDU) SDU1-Nhân viên tư vấn và trả lời thảo đáng các thắc mắc
của khách hàng
SDU2-Nhân viên giải quyết khiếu nại nhanh chóng
SDU3-Nhân viên xử lí nghiệp vụ nhanh
Độ tiếp cận(DTCN) DTCN1-Mạng lưới giao dịch rộng khắp
DTCN2-Cách bố trí quầy giao dịch hợp lí
DTCN3-Các tiện nghi phục vụ khách hàng tốt (trang thiết
bị, nhà vệ sinh, báo, nước)
DTCN4-Nơi để xe thuận tiện
DTCN5-Các chức năng trên máy ATM, Internetbanking
được thiết kế dễ sử dụng
Sự đáp ứng(SDU) SDU1-Mức lãi suất hấp dẫn
SDU2-Phí giao dịch hợp lí
SDU3-Dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
1.5.2.2 Thang đo sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng
Sự hài lòng của khách hàng được đo lường dựa vào cơ sở đo lường của
Hayes(1904) bao gồm 3 biến quan sát, phỏng vấn khách hàng mức độ hài lòng
khách hàng về chất lượng dịch vụ AGRIBANK, về giá cả dịch vụ và mức độ hài
lòng tổng quát của khách hàng khi giao dịch với AGRIBANK.
27
Bảng 1. 2 : Thang đo sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng
Sự hài lòng(SHL) SHL1-Nhìn chung anh/chị hài lòng về
chất lượng dịch vụ của AGRIBANK
SHL2-Nhìn chung anh/chị hài lòng với
giá cả dịch vụ của AGRIBANK
SHL3-Một cách tổng quát anh/chị hoàn
toàn hài lòng khi giao dịch với
AGRIBANK
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của đề tài đề cập những vấn đề cơ sở lí luận liên quan đến
dịch vụ ngân hàng cũng như tìm hiểu về sự hài lòng của khách hàng đối với các
dịch vụ này. D ịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú và các ngân hàng
ngày càng quan tâm hơn đến việc làm hài lòng khách hàng của mình. Ngoài ra,
chương 1 của đề tài cũng đưa ra một số mô hình đo lường sự hài lòng của khách
hàng, trong đó mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ SERVQUAL là mô hình từ
lâu đã được sử dụng trên thế giới và rất hữu ích để đánh giá chất lượng dịch vụ,
nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã áp dụng thang đo này hiệu quả. Mô
hình nghiên cứu được thiết lập, trong đó thành phần chất lượng dịch vụ là tiền tố
của sự hài lòng. Các nội dung trình bày ở chương 1 sẽ là nền tảng lí thuyết cho
phân tích định lượng sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng,
đó là nội dung chính của chương 2.
28
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH
HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI AGRIBANK CHI
NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1 Tổng quan về AGRIBANK Chi nhánh Tỉnh Bình Dương
2.1.1 Vài nét về AGRIBANK Chi nhánh Tỉnh Bình Dương
Ngày 26/03/1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được
thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát
triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam (gọi tắt là AGRIBANK).
AGRIBANK Chi nhánh Tỉnh Bình Dương là chi nhánh cấp một trực thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt nam, được thành lập từ
01/01/1997 trên cơ sở hình thành địa giới hành chánh (trước đây là AGRIBANK
Tỉnh Sông Bé). Mạng lưới gồm ngân hàng tỉnh là chi nhánh loại 1, 7 chi nhánh
huyện thị và tương đương, 3 Phòng Giao Dịch thuộc các huyện. Năm 2001
AGRIBANK Chi nhánh Tỉnh Bình Dương hân hạnh đón nhận Huân Chương hạng I
do Chủ Tịch Nước cấp, ba năm liền 2008, 2009, 2010 đều được khen thưởng của
thủ tướng chính phủ.
AGRIBANK Tỉnh Bình Dương luôn là một trong những chi nhánh tiên
phong và năng động trong hệ thống AGRIBANK trong việc phát triển sản phẩm
dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và định hướng khách hàng.
29
Hoạt động của AGRIBANK Tỉnh Bình Dương trong những năm qua
luôn định hướng theo khách hàng, tạo những điều kiện tốt nhất để khách hàng
tiếp cận và sử dụng hiệu quả dịch vụ của ngân hàng.
2.1.2 Một số dịch vụ ngân hàng tại AGRIBANK Chi Nhánh Tỉnh Bình Dương
2.1.2.1 Dịch vụ huy động vốn
Đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động tại AGRIBANK đạt 8.443 tỷ
đồng, tăng 28,2% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động AGRIBANK tăng chủ yếu
từ tiền gửi dân cư (7.192 tỷ đồng, chiếm 85,2%/tổng nguồn vốn huy động), so với
đầu năm tiền gửi dân cư tăng 35,4%. Để đạt được những kết quả trên, chi nhánh đã
đưa ra mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn này bằng cách cố gắng giữ vững những
khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới, đa dạng hóa các sản phẩm huy
động vốn như: tiết kiệm rút gốc linh hoạt, trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng,
tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng…
Hình 2. 1 : Biểu đồ hoạt động huy động vốn giai đoạn 2008- 2010
5463
6586
8443
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng nguồn vốn huy động(tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 của AGRIBANK Chi
nhánh Tỉnh Bình Dương
30
2.1.2.2 Dịch vụ tín dụng
- Tổng dư nợ: năm 2010 chi nhánh đã tiếp tục thực hiện các giải pháp chỉ đạo về
công tác tín dụng của AGRIBANK và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa
phương, chi nhánh đã đầu tư tập trung vốn vào cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông
dân và nông thôn cũng như các phương án phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất khẩu.
Kết quả đến 31/12/2010 tổng dư nợ là 6.808 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 186 tỷ
đồng; tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của chi nhánh là 2.231 chiếm tỷ trọng
32,8%/tổng dư nợ.
- Cơ cấu cho vay: cơ cấu cho vay tiếp tục được cải thiện. Cho vay các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh đến 31/12/2010 là 4.653 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
68,3%/tổng dư nợ, so với đầu năm tăng 224 tỷ đồng.
- Chất lượng tín dụng: chất lượng tín dụng tiếp tục được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu
từ nhóm 3 đến nhóm 5 giảm từ 108,5 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 42,16 tỷ đồng
năm 2010 , nguyên nhân là do khách hàng đã trả nợ.
Hình 2. 2 : Biểu đồ hoạt động cho vay giai đoạn 2008-2010
6417
6622
6808
6200
6300
6400
6500
6600
6700
6800
6900
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ tín dụng(tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 của AGRIBANK Chi
nhánh Tỉnh Bình Dương
31
2.1.2.3 Dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Mặc dù kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức sau
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhưng hoạt động kinh doanh
ngoại hối năm 2010 của chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Nếu doanh số thanh toán quốc tế năm 2009 giảm
6,05% so với năm 2008 thì đến năm 2010 tăng 17,69% so với năm 2009 đạt 632
triệu USD.
Hình 2. 3 : Biểu đồ hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2008-2010
571.6
537
632
480
500
520
540
560
580
600
620
640
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số thanh toán quốc tế(triệu USD)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 của AGRIBANK
Chi nhánh Tỉnh Bình Dương
- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: năm 2010, mặc dù thị trường ngoại hối có
những biến động không thuận lợi, AGRIBANK vẫn đảm bảo được chất lượng dịch
vụ cung cấp cho khách hàng cũng như lợi nhuận từ hoạt động này. Chênh lệch thu
chi từ hoạt động kinh doanh tiền tệ đến 31/12/2010 đạt 3,9 tỷ đồng.
32
Hình 2. 4 : Biểu đồ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2008-2010
0.5
1
3.9
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lãi hoạt động kinh doanh ngoại tệ (tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 của AGRIBANK
Chi nhánh Tỉnh Bình Dương
- Dịch vụ kiều hối: với các sản phẩm hiện nay, AGRIBANK đã được khách
hàng biết đến như một ngân hàng tin cậy để nhận kiều hối qua kênh tài khoản và
kênh Western Union. Năm 2010 tổng doanh số chi trả kiều hối đạt 15,9 triệu
USD, tăng 33,53% so với năm 2008, trong đó doanh số chi trả qua Western
Union là 1,6 triệu USD tăng 74,8% so với năm 2008. Như vậy, doanh số kiều hối
qua AGRIBANK chiếm 10% so với tổng doanh số chi trả kiều hối về Việt Nam.
33
Hình 2. 5 : Biểu đồ hoạt động chi kiều hối giai đoạn 2008-2010
1.09
11.9
15.9
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số chi kiều hối(triệu USD)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 của AGRIBANK Chi
nhánh Tỉnh Bình Dương
2.1.2.4 Dịch vụ ngân hàng hiện đại
- Dịch vụ thẻ: hiện nay dịch vụ thẻ của AGRIBANK được khách hàng ưa thích và
lựa chọn sử dụng rộng rãi. Năm 2010 số lượng thẻ tại chi nhánh là 85.020 thẻ, tăng
28.923 thẻ so với năm 2009. Để tiếp tục tăng thị phần thẻ, AGRIBANK đã đưa ra các
chương trình khuyến mãi, nhiều chính sách khuyến khích tăng số lượng thẻ phát hành
tại chi nhánh như bán chéo sản phẩm, giới thiệu khách hàng sử dụng tất cả các sản
phẩm hiện có của AGRIBANK đối với các khách hàng có mối quan hệ tín dụng.
34
Hình 2. 6 : Số lượng thẻ giai đoạn 2008-2010
25636
56097
85020
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng thẻ phát hành(thẻ)
- Dịch vụ Mobilebanking: Mobile banking là một kênh phân phối sản phẩm
DVNH qua hệ thống mạng điện thoại di động. Về nguyên tắc, đây chính là quá trình
thông tin được mã hóa, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lí của ngân hàng và
thiết bị di động của khách hàng, dịch vụ Mobile banking có tính thuận tiện, nhanh
chóng, phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Đến 31/12/2010 có 4.231 khách hàng
đăng ký sử dụng dịch vụ này, đây là những tiện ích mới, hiện đại, giúp khách hảng
quản lí tài khoản của mình tại ngân hàng một cách hiệu quả.
2.1.2.5 Tồn tại và nguyên nhân
Một số dịch vụ ngân hàng tại AGRIBANK Chi nhánh Tỉnh Bình Dương
vẫn còn những tồn tại và hạn chế:
- Nguồn vốn tăng đều qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn huy động ngoại tệ
2010 tăng 7,7% so với 2009 nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn
USD tại địa phương.
- Tổng dư nơ mặc dù có tăng trưởng so với đầu năm nhưng tỷ lệ tăng trưởng
chưa cao, thị phần về dư nợ trên địa bàn giảm khá nhiều so với năm 2009.
- Các dịch vụ hiện đại chưa nhiều và tiện ích chưa phong phú. Sức cạnh tranh
35
của các dịch vụ còn yếu thể hiện ở chất lượng dịch vụ chưa tốt, công tác chăm sóc
khách hàng chưa được thực hiện thường xuyên, chưa có đội ngũ bán hàng chuyên
nghiệp. Việc hạn chế về công nghệ thông tin cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch
vụ, làm chậm tiến độ triển khai dịch vụ mới đến khách hàng.
Một số nguyên nhân như sau:
- Dịch vụ còn lệ thuộc nhiều vào tín dụng, khi tín dụng chậm tăng trưởng dẫn
đến cơ cấu thanh toán trong tổng dịch vụ ròng giảm. Bởi vậy, những khó khăn
trong việc mở rộng hoạt động tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng trong những
tháng đầu năm cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn thu dịch vụ.
- Do thực hiện chính sách lãi suất trần của Hiệp hội Ngân hàng nên công tác
huy động vốn gặp không ít khó khăn.
- Sức hấp dẫn từ thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị
trường vàng ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn huy động cá nhân trên địa bàn. Bên
cạnh đó, dưới sức ép cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng trên địa bàn nên
công tác huy động vốn từ dân cư gặp nhiều khó khăn.
- Thiếu kinh nghiệm trong công tác quảng bá thương hiệu, thiếu sự phối hợp,
gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận nghiên cứu sản phẩm dẫn tới việc phát triển
sản phẩm mới còn chậm so với kế hoạch.
2.2 Khảo sát sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ tại AGRIBANK Chi
nhánh Tỉnh Bình Dương
2.2.1 Mô hình khảo sát
Như đã trình bày ở phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ tập
trung chủ yếu vào nhóm khách hàng cá nhân.
Theo các mô hình nghiên cứu ở chương thứ nhất, để khảo sát sự hài lòng của
khách hàng, nhiều tác giả đã đưa ra những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, để có kết
luận chính xác hơn về sự hài lòng của khách hàng đối với AGRIBANK, mô hình
khảo sát theo năm tiêu chí như sau:
- Thời gian sử dụng dịch vụ
36
- Số lượng dịch vụ khách hàng sử dụng
- Số lượng ngân hàng giao dịch
- Tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng
- Mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng
2.2.2 Qui trình khảo sát
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi
- Giai đoạn 1: xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần
thu thập trong mô hình lí thuyết và các nghiên cứu về sự hài lòng có liên quan.
- Giai đoạn 2: chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của
chuyên gia. Phỏng vấn thử 10 khách hàng ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ
ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ về dịch vụ ngân
hàng và các mong muốn của họ đối với ngân hàng.
- Giai đoạn 3: hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành gửi bảng
câu hỏi chính thức (phụ lục 1).
Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát
- Kích thước mẫu dự tính là n=204. Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, vấn
đề kích thước mẫu là bao nhiêu, như thế nào là đủ lớn vẫn chưa được xác định rõ
ràng. Hơn nữa, kích thước mẫu còn tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng sử
dụng trong nghiên cứu cụ thể. Theo một số nghiên cứu, tính đại diện của số
lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho
một ước lượng. Mô hình khảo sát trong luận văn bao gồm 6 nhân tố độc lập với 24
biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ 24x5=120 mẫu trở lên. Vậy số
lượng mẫu dùng trong khảo sát là n=204 nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo
cho việc khảo sát.
- Một trong những hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu
định lượng là thang đo Likert. Nó bao gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm
hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Vì vậy, bảng câu hỏi đã được thiết kế
từ 1 là “rất không đồng ý” đến 5 là “rất đồng ý”.
37
Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng
250 phiếu điều tra được gửi cho khách hàng tại quầy giao dịch và thông qua
đường bưu điện với sự hỗ trợ của bộ phận kế toán. Danh sách khách hàng nhận
phiếu điều tra được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trên cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
Bước 4: Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời
Sau một tuần, nếu không nhận được phản hồi từ phía khách hàng thì người
gửi sẽ gọi điện thoại lại nhờ khách hàng trả lời. Đối với phiếu điều tra đặt tại
quầy thì khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng có thể trả lời và gửi lại cho
nhân viên liền ngay đó.
Bước 5: Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng
Đã có 227 phiếu điều tra được thu nhận (190 phiếu nhận tại quầy giao dịch và
37 phiếu nhận qua đường bưu điện) với tỷ lệ phản hồi là 90,8% trong đó có 23
phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng mẫu còn lại để đưa vào phân tích
là 204 phiếu.
Bước 6: Xử lí dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS
Nội dung dữ liệu: Dữ liệu bảng câu hỏi (phụ lục 1) được thiết kế với 24 thang
đo đo lường các nhân tố đem đến sự hài lòng của khách hàng và 4 thang đo xác
định mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng bao gồm 5 phần
chính với 6 câu hỏi có nội dung như sau:
Section 1: Một số thông tin về khách hàng
Q1: Thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng
Q2: Số lượng dịch vụ ngân hàng khách hàng đang sử dụng
Q3: Số lượng ngân hàng mà khách hàng giao dịch
Section 2: Nhu cầu của khách hàng trong tương lai
Section 3: Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng
Section 4: Mức độ hài lòng của khách hàng
Q4: Tổng thể chất lượng dịch vụ
Q5: Tổng thể giá cả dịch vụ
Q6: Mức độ hài lòng chung của khách hàng
38
Section 5: Kiến nghị của khách hàng
2.3 Kết quả khảo sát
2.3.1 Phân tích mô hình
2.3.1.1 Phân tích mô tả
* Thời gian sử dụng dịch vụ của khách hàng tại AGRIBANK
Bảng 2. 1 : Thống kê mô tả thời gian sử dụng dịch vụ của khách hàng
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Thời gian sử dụng
dịch vụ
204 1 4 3.34 .864
Valid N (listwise) 204
Trong 204 khách hàng được khảo sát thì thời gian khách hàng giao dịch với
AGRIBANK đa số là những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng (giá trị
trung bình là 3.34).
Hình 2. 7 : Biểu đồ thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ tại AGRIBANK
5.9
8.9
31.9
53.9
0
10
20
30
40
50
60
Dưới 1 năm 1-2 năm
2-3 năm
Trên 3 năm
Tỷ lệ (%)
39
Nhìn vào đồ thị trên ta thấy số lượng khách hàng có thời gian giao dịch trên 3
năm chiếm tỷ lệ 53,9%. Khách hàng mới giao dịch chiếm 5,9%.
* Số lượng sản phẩm dịch vụ khách hàng sử dụng tại AGRIBANK
Bảng 2. 2 : Thống kê mô tả số lượng sản phẩm dịch vụ khách hàng sử dụng
Cases Responses
Col
Response %
$GC2 Thẻ rút tiền và thanh toán nội địa 98 98 48.0%
Thẻ rút tiền và thanh toán quốc tế 45 45 22.1%
Nộp, rút tiền và nhận-chuyển tiền 91 91 44.6%
Tiết kiệm 137 137 67.2%
Khác 25 25 12.3%
Trong các sản phẩm AGRIBANK cung cấp cho khách hàng thì sản phẩm tiết
kiệm được sử dụng nhiều nhất (tần suất là 137), kế đến là thẻ rút tiền và thanh toán
nội địa (tần suất là 98), giao dịch nộp, rút tiền và nhận, chuyển tiền (tần suất là 91),
khách hàng ít sử dụng thẻ rút tiền và thanh toán quốc tế (tần suất là 45). Nhìn chung,
các khách hàng chưa sử dụng tối đa các sản phẩm dịch vụ mà AGRIBANK cung
cấp cho họ.
* Số lượng ngân hàng khách hàng giao dịch
Bảng 2. 3 : Thống kê mô tả số lượng ngân hàng khách hàng giao dịch
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
Số lượng ngân
hàng khách hàng
giao dịch
204 1 4 2.37 .812
Valid N (listwise) 204
40
Các khách hàng ngoài giao dịch với AGRIBANK, họ còn có quan hệ với một số
ngân hàng khác. Giá trị trung bình trong bảng khảo sát là 2.37 cho thấy phần lớn các
khách hàng có quan hệ giao dịch trên 3 ngân hàng tại thời điểm khảo sát.
* Khách hàng có xem AGRIBANK là ngân hàng chính thức và sẵn sàng tìm
đến AGRIBANK khi có nhu cầu trong tương lai
Bảng 2. 4 : Thống kê mô tả đánh giá và duy trì giao dịch khách hàng
Frequencies
AGRIBANK là ngân hàng chính thức trong việc thực hiện các giao dịch
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Có 165 80.9 80.9 80.9
Không 39 19.1 19.1 100.0
Total 204 100.0 100.0
Khách hàng sẵn sàng tìm đến AGRIBANK khi có nhu cầu
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Có 189 92.6 92.6 92.6
Không 15 7.4 7.4 100.0
Total 204 100.0 100.0
Qua hai bảng tần số trên ta thấy tỷ lệ đạt trên 80%, Chỉ có 39 khách hàng trên
tổng số 204 khách hàng không xem AGRIBANK là ngân hàng chính thức trong việc
thực hiện các giao dịch của mình, và 15 khách hàng không sẵn sàng tìm đến
AGRIBANK khi có nhu cầu trong tương lai.
* Phân tích các yếu tố đánh giá mức độ hài lòng của các khách hàng sử dụng
dịch vụ khi giao dịch tại AGRIBANK Chi nhánh Tỉnh Bình Dương
41
Bảng 2. 5 : Thống kê mô tả các yếu tố đánh giá mức độ hài lòng
Descriptive Statistics
N Minimum
Maximu
m Mean
Std.
Deviation
c1-DTC1-AGRIBANK
là ngân hàng được khách
hàng tín nhiệm
204 2 5 3.78 .751
c2-DTC2-Giấy tờ, mẫu
biểu sử dụng trong giao
dịch được thiết kế đơn
giản, rõ ràng
204 1 5 3.85 .735
c3-DTC3-Hệ thống máy
ATM luôn hoạt động tốt 204 1 5 3.50 .839
c4-DTC4-Thời gian xử lí
giao dịch tại
AGRIBANK nhanh
204 1 5 3.58 .835
c5-SCT1-An toàn trong
giao dịch 204 1 5 3.90 .848
c6-SCT2-Nhân viên đối
xử với khách hàng đúng
mực
204 2 5 3.82 .813
c7-SCT3-Nhân viên hiểu
rõ nhu cầu cụ thể của
từng khách hàng 204 1 5 3.67 .896
c8-SCT4-Nhân viên thể
hiện sự quan tâm đặc
biệt đến những chú ý của
khách hàng
204 1 5 3.45 1.033
c9-SCT5-Nhân viên
chăm sóc khách hàng
chu đáo
204 2 5 4.03 .711
c10-SCT6-Nhân viên
nhiệt tình, thân thiện với
khách hàng
204 2 5 4.27 .732
c11-SDU1-Nhân viên tư
vấn và trả lời thỏa đáng
các thắc mắc của khách
hàng
204 2 5 3.80 .771
42
c12-SDU2-Nhân viên
giải quyết khiếu nại
nhanh chóng
204 2 5 3.53 .778
c13-SDU3-Nhân viên xử
lí nghiệp vụ nhanh 204 1 5 3.77 .847
c14-DTCN1-Mạng lưới
giao dịch rộng khắp 204 2 5 4.46 .615
c15-DTCN2-Cách bố trí
quầy giao dịch hợp lí 204 2 5 4.31 .748
c16-DTCN3-Các tiện
nghi phục vụ khách hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_su_hai_long_cua_khach_hang_su_dung_dich_vu_tai_agribank_binh_duong.pdf