MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ . 3
1.1. Tổng quan về cạnh tranh . 3
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh . 3
1.1.2. Phân loại cạnh tranh . 6
1.1.3. Vai trò của cạnh tranh . 7
1.2. Sức cạnh tranh của hàng hoá . 9
1.2.1. Khái niệm . 9
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá . 9
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá . 11
1.2.4. Các công cụ cạnh tranh . 14
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu . 17
1.3.1. Đối với doanh nghiệp . 17
1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân . 18
1.3.3. Đối với xã hội . 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 20
2.1. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ . 20
2.1.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ 20
2.1.2. Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ 21
2.1.3. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ . 27
2.1.4. Thị trường giầy dép Hoa Kỳ . 31
2.1.4.1. Tình hình sản xuất . 31
2.1.4.2. Tình hình tiêu thụ . 32
2.1.4.3. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu giày dép . 32
2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam . 35
2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam . 35
2.2.2. Vai trò của Hiệp hội Da giầy Việt Nam . 37
2.2.3. Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam . 40
2.2.3.1. Thị trường EU . 40
2.2.3.2. Thị trường Hoa Kỳ . 41
2.2.3.3. Thị trường Mêhicô . 42
2.2.3.4. Thị trường Nhật Bản . 42
2.2.3.5. Thị trường châu Phi . 43
2.2.3.6. Các thị trường khác . 44
2.3. Phân tích sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ . 45
2.3.1. Sản lượng và doanh thu xuất khẩu . 45
2.3.2. Thị phần của hàng hoá 48
2.3.3. Giá bán hàng hoá 49
2.4. Đánh giá sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ . 51
2.4.1. Ưu điểm . 51
2.4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt . 51
2.4.1.2. Các mặt hàng ngày càng đa dạng . 53
2.4.1.3. Chất lượng sản phẩm được nâng cao . 54
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân . 55
2.4.2.1. Hạn chế . 55
2.4.2.2. Nguyên nhân . 57
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ . 60
3.1. Cơ hội và thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam . 60
3.1.1. Cơ hội . 60
3.1.2. Thách thức . 63
3.2. Định hướng phát triển ngành giầy dép . 67
3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam . 69
3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ . 69
3.3.1.1. Giải pháp về đầu tư . 69
3.3.1.2. Các giải pháp cung ứng nguyên liệu . 70
3.3.1.3. Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực . 71
3.3.1.4. Nâng cao vai trò của hiệp hội Da giầy Việt Nam . 72
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp . 73
3.3.2.1. Tăng lượng xuất khẩu trực tiếp . 73
3.3.2.2. Đa dạng hoá mẫu mã . 74
3.3.2.3. Thực hiện tốt quan hệ công chúng . 75
3.2.3.4. Tăng cường xúc tiến thương mại . 76
3.2.3.5. Xây dựng thương hiệu cho giầy dép Việt Nam . 76
KẾT LUẬN . 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 81
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2917 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoa Kỳ chủ yếu đế giầy và những giầy dép loại không phổ thông và cạnh tranh không phải trên cơ sở giá mà trên cơ sơ như chủng loại đặc biệt (ví dụ, như giầy dép ngoại cỡ hoặc khâu tay), chất lượng, kênh phân phối, mẫu mốt mới, và thương hiệu.
Xuất khẩu giầy dép của Hoa Kỳ không đáng kể và liên tục giảm. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Hoa Kỳ tuy tăng 12,7% so với năm 2004 nhưng cũng chỉ đạt 507 triệu USD. Xuất khẩu giầy dép của Hoa Kỳ phần lớn là đế giầy để gia công thành thành phẩm và nhập trở lại Hoa Kỳ. Do vậy, những nước xuất khẩu lớn nhất giầy dép vào Hoa Kỳ như Trung Quốc, Canada, Mêhicô, Việt Nam, Cộng hoà Đôminican đồng thời là những bạn hàng nhập khẩu chủ yếu về giầy dép của Hoa Kỳ.
2.1.4.2. Tình hình tiêu thụ
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới về giầy dép. Một người dân Hoa Kỳ tiêu thụ bình quân 7-8 đôi giầy một năm. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, năm 2005, tổng giá trị giầy dép tiêu thụ tại Hoa Kỳ khoảng 19,7 tỷ USD, năm 2006 nhu cầu nhập khẩu giầy dép và phụ kiện giầy dép vào thị trường Hoa Kỳ rất cao, đạt khoảng 20 tỷ USD và năm 2007 con số này là xấp xỉ hơn 20 tỷ USD. Trong đó sản xuất trong nước là 1,9 tỷ (tính theo trị giá xuất xưởng), còn lại là hàng nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan). Nếu tính theo giá bán lẻ thì tổng trị giá tiêu dùng giầy dép ở Hoa Kỳ năm 2007 xấp xỉ 60 tỷ USD. Khoảng trên 90% lượng giầy dép tiêu thụ ở Hoa Kỳ là hàng nhập khẩu. Vì vậy, số lượng các nước xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ ngày càng tăng và hầu hết là các nước đang phát triển do tận dụng được nguồn nguyên liệu và giá nhân công thấp. Giá bình quân giầy dép nhập khẩu tiếp tục giảm do giầy dép thường giá thấp chiếm tỷ lệ tiêu thụ ngày càng tăng.
2.1.4.3. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu giầy dép
Theo quy định của luật thương mại Hoa Kỳ, giầy dép bao gồm tất cả giầy dép các loại cho người lớn và trẻ em làm bằng cao su, nhựa, da, da hỗn hợp, da lơn, gỗ, vải,v.v. Ngoài ra còn bao gồm cả mũi/gót giầy băng kim loai, giầy trượt tuyết, trượt băng, ủng lao động, sandan, ủng đi mưa, dép trong nhà, giầy thể thao và các phụ kiện giầy dép.
Việc nhập khẩu phải:
- Phù hợp quy chế hạn ngạch và visa nhập khẩu theo Hiệp định Đa Sợi (Multi-Fibber Arangements) do Bộ Thương mại (DOC) quản lý, đối với giầy dép có các thành phần bằng vải.
- Xuất trình tờ khai hải quan về nước xuất xứ, nếu giầy dép các các thành phần từ vải.
- Phù hợp các quy định về lập hoá đơn nhập khẩu đối với giầy dép và nguyên, phụ liệu.
-Phù hợp với quy định về nhãn mark theo Luật về phân biệt các sản phẩm sợi dệt (TFPIA) và Luật về nhãn hiệu sản phẩm len (WPLA) và Quy Tắc về Nhãn hiệu (Care Labeling Rule).
- Phù hợp các tiêu chuẩn chống cháy của Uỷ Ban An Toàn Tiêu dùng (CPSC) theo đạo luật về vải dễ cháy (FFA).
- Nhập khẩu hàng giầy dép có các thành phần từ vải nói chung cũng thuộc hàng nhạy cảm. Các chuyến hàng không phù với các quy đinh ở trên sẽ bị tịch thu và phạt. Cần tuân theo quy định về xác định nước xuất xứ
- Thỉnh thoảng USDA có thể giám định tại cảng đối với các sản phẩm làm từ một số nguyên liệu cây.
-Hạn chế nhập khẩu một số loai cây nguyên liệu quý hiếm dùng làm nguyên liệu làm mũ.
Số văn bản
Loại biện pháp áp dụng
Các cơ quan nhà nước điều hành
15 USC 1191-1204
Luật về hàng giầy dép dễ cháy.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
15 USC 68-68J
WPLA- Luật về nhãn sản phẩm
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
15 USC 70-77
TFPIA- Luật về hàng giầy dép và dệt may.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
16 CFR 1610, 1611, 1615,1616,1630-1632
Tiêu chuẩn hàng da giầy dễ cháy.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
19 CFR 11.12, 16 CFR 300 et seq.
Quy chế về nhãn mác hàng dệt may, giầy dép.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
19 CFR 12.130 et seq.
Quy chế về thủ tục nhập khẩu hàng dệt may, giầy dép.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
19 CFR 141.89
Quy chế về hoá đơn hàng giầy dép.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
Bảng 2.1. Những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoá
(Nguồn: Bộ Thương Mại Hoa Kỳ)
2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam
2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam
Sản xuất giầy dép của Việt Nam từ năm 1991 trở về trước hầu như chỉ có tiêu thụ nội địa, không có xuất khẩu. Đến năm 1992, ngành Giầy dép đã xuất khẩu được 5 triệu USD và đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao từ năm 1993 đến nay. Sau 10 năm xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đã tăng 369,2 lần, đó là tốc độ tăng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác trong thời gian tương ứng.
Ngành da giầy Việt Nam là ngành công nghiệp đạt vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Là ngành có định hướng xuất khẩu rõ rệt (chiếm trên 90% sản lượng sản xuất), tỷ lệ xuất khẩu của ngành luôn chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Bảng 2.2. Giá trị xuất khẩu da giầy Việt Nam 2001-2007 ( Đơn vị: Triệu USD)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch
1.600
1.800
2.250
2.700
3.039
3.550
3.994
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu giầy lớn nhất thế giới. Từ năm 2004, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu giầy dép, sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italy, với kim ngạch đạt hơn 2,6 tỷ USD trong năm 2004, tăng gần 15% so với năm 2003. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam đã đạt 3,039 tỷ USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng bình quân 0,403 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2001-2006. Đến cuối năm 2006, theo thống kê trong 10 đôi giầy tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành "nước lớn" về sản xuất giầy dép trên thế giới, xét trong châu Á thì chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Tính chung năm 2007, xuất khẩu giầy, dép của Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh nhất, tăng 56,7%, đạt 65,9 triệu USD; tiếp đến là xuất khẩu sang Nga tăng 50,6%, đạt 28,3 triệu USD…Xuất khẩu giầy, dép sang các thị trường lớn đều duy trì được mức tăng khá trong năm 2007.
Về chủng loại:
Năm 2007, xuất khẩu một số loại giầy, dép tiếp tục tăng mạnh và đa dạng về chủng loại . Điển hình như kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao đế/mũ cao su/plastic tăng tới 116,64%; giầy thể thao mũ da tổng hợp tăng 81%, giầy mũ da tổng hợp tăng 41,6%. Nhưng bên cạnh đó, giá nhiều loại giầy, dép bị giảm mạnh so với năm 2006. Cụ thể, các mặt hàng bị giảm là giầy mũ nguyên liệu dệt ; giá giầy thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 19,5% xuống 8,35 USD/đôi; giầy tennis,giầy bóng rổ giảm 12,4% xuống 9,66 USD/đôi…
Về doanh nghiệp:
Năm 2006, có 490 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu giầy dép, nhiều hơn 15 doanh nghiệp so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu của 321 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 36,2% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18,18% so với năm 2005. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đã tăng trở lại sau 3 năm liên tiếp bị giảm. Có được thành công này là nhờ sự chủ động của nhiều doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, chuyển đổi cơ cấu sản xuất kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Với sự nỗ lực to lớn, nhiều doanh nghiệp đã vượt bậc đáng kể trong danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép đạt kim ngạch cao năm 2006, tiêu biểu là các doanh nghiệp: Cty TNHH Đông phương Đồng Nai Việt Nam, Cty TNHH SX Thương mại Đức Thành, Cty Cao su Thống Nhất, Cty TNHH Tam Đa, Cty SX Giầy Đồng Nai Việt Vinh, Cty TNHH May thêu An Phước…
Tính chung năm 2007, cả nước có 471 doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép, ít hơn 14 doanh nghiệp so với năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nhiều doanh nghiệp tăng rất mạnh như kim ngạch của Cty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam tăng 178,3%; Cty SX Giầy Đồng nai Việt Vinh tăng 173,14%; Cty Công nghiệp Cổ phần TNHH Pou Sung Việt Nam tăng 192,8%...
2.2.2. Vai trò của Hiệp hội Da giầy Việt Nam
Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam là tổ chức liên kết kinh tế -xã hội tự nguyện của các nhà sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và dịch vụ Da - Giầy thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam. Mục tiêu của Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam là tổ chức các hoạt động liên kết kinh tế, phân công và phối hợp thực hiện giữa các doanh nghiệp hội viên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.... trong ngành Da - Giầy nhằm khai thác tối đa tiềm năng hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp hội viên, tăng khả năng cạnh tranh của toàn ngành trên thị trường xuất khẩu và có tiếng nói đại diện cho các doanh nghiệp hội viên.
Đồng thời, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam là đầu mối xúc tiến các mối quan hệ hợp tác Quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật - công nghệ đào tạo, cung cấp các thông tin chuyên ngành tới các doanh nghiệp hội viên và các doanh nghiệp khác trong ngành nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành.
Các hoạt động chính của Hiệp hội
Thu thập, tổng hợp kiến nghị trình Chính phủ những vấn đề liên quan tới sản xuất kinh doanh của toàn ngành, đảm bảo kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp trong ngành.
Tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến về các chính sách mới, nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp hội viên và toàn ngành Da - Giầy Việt Nam.
Đầu mối tổ chức các cuộc đối thoại giữa Chính phủ và các doanh nghiệp ngành Da – Giầy.
Đầu mối trong phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn chuyên ngành. Xúc tiến tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước.
Phối hợp với các tổ chức khác để tổ chức triển lãm quốc tế và hội chợ chuyên ngành tại Việt nam.
Phối hợp với Tổng công ty Da - Giầy Việt Nam, Viện nghiên cứu Da - Giầy trong soạn thảo, xây dựng một số tài liệu giảng dạy, tài liệu kỹ thuật chuyên ngành.
Xuất bản bản tin hàng tháng và cập nhật dữ liệu trên website về ngành CN Da - Giầy Việt Nam.
Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam là thành viên của hiệp hội các nhà sản xuất giầy khu vực Châu Á (bao gồm các Hiệp hội thành viên: Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipine, Hàn Quốc, Nhật, Việt Nam và Ấn Độ). Hiệp hội có mối quan hệ tốt với các Hiệp hội và tổ chức Da - Giầy quốc tế: Đức, Italia, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Tây ban Nha, Nga, Uỷ ban EU....
Trong những năm gần đây, Hiệp hội đã tổ chức được 10 khóa đào tạo về thiết kế và phát triển sản phẩm, marketing, kinh doanh, xuất nhập khẩu và các khóa dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới để các doanh nghiệp vượt qua các rào cản, đảm bảo thực hiện những yêu cầu của các nhà nhập khẩu (về môi trường, an toàn sức khoẻ). Hiệp hội tập trung công tác đào tạo vào 2 đối tượng chính: Đội ngũ cán bộ thiết kế và phát triển sản phẩm, đội ngũ marketing, xuất nhập khẩu và kinh doanh giỏi. Hai lực lượng này là nhân tố quyết định giúp cho việc đáp ứng mẫu mã và thời hạn giao mẫu chào hàng. Song hành với các hoạt động trên, công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp cũng đã được ý thức và quan tâm...
Một nhiệm vụ ngày càng trở nên vô cùng quan trọng của Hiệp hội Da Giầy Việt Nam là bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong tranh chấp thương mại quốc tế. Hiệp hội chỉ có thể đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp trong tranh chấp mang tầm cỡ quốc tế khi đã thực sự đảm bảo sự đoàn kết, bình đẳng về mọi quyền lợi và nghĩa vụ dù là nhỏ hất của các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội. Vụ kiện với Canada đã thu được thành công, nhưng đó không phải là mục đích cuối cùng của Hiệp hội.Hiện nay, vấn đề đáng quan tâm nhất đối với Hiệp hội Da Giầy hiện nay là việc thống nhất quyền lợi từng nhóm doanh nghiệp trong mỗi khu vực kinh tế khác nhau, cải thiện mối quan hệ chung giữa cá doanh nghiệp, tìm thấy tiếng nói chung giữa những thành viên Hiệp hội. Thực tế thời gian qua, vẫn chưa có một tiếng nói chung trong 120 doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội. Muốn có được điều này, trước hết, Hiệp hội phải xác định được phương thức hoạt động để đáp ứng nhu cầu về thông tin, về xúc tiến thương mại, xứng đáng là đầu mối xúc tiến các mối quan hệ hợp tác quốc tế… nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành. Xét đến cùng, trước xu thế liên kết “hội-thuyền” với mục đích cùng phát triển, các doanh nghiệp không thể đứng ngoài Hiệp hội, tuy nhiên, khi đã tham gia vào Hiệp hội, họ cần phải biết, họ sẽ được những lợi ích gì. Đây là một điều rất chính đáng mà Hiệp hội Da Giầy Việt Nam đang nỗ lực thực hiện.
Hiệp hội Da Giầy Việt Nam đang có dự định xây dựng, phát triển những Hiệp hội thuộc những địa phương có hoạt động mạnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… trở thành những trung tâm dịch vụ, thị trường giao dịch của ngành với quy mô tương ứng, tiến tới hình thành một hình thức giao dịch, mua bán bằng sàn giao dịch trực tuyến. Trong thời gian tới, Hiệp hội Da Giầy Việt Nam sẽ tăng cường liên kết, khớp nối với Viện Nghiên cứu Da Giầy Việt Nam để mở rộng chức năng hoạt động của viện so với trước đây, không chỉ còn là một đơn vị nghiên cứu đơn thuần mà sẽ trở thành một trung tâm tiếp thu khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu thập thông tin, đào tạo… có ý nghĩa thực tế hơn.
2.2.3. Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam
2.2.3.1. Thị trường EU
EU vẫn là thị trường lớn nhất về xuất khẩu giầy dép của nước ta. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang EU có xu hướng giảm dần. Thay vào đó, Hoa Kỳ, Mêhicô và một số thị trường khác ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với ngành da giầy nước ta. Thuế chống bán phá giá của EU đối với giầy mũ da của nước ta là nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang EU bị giảm liên tiếp trong các tháng cuối năm 2006. Tính chung cả năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang EU đạt 1,951 tỷ USD, tăng 10,83% so với năm 2005. EU vẫn là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của nước ta, nhưng chiếm tỷ trọng kim ngạch thấp hơn so với những năm trước đây. Từ năm 2003 trở về trước, EU luôn chiếm trên 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta. Năm 2005, tỷ trọng này giảm xuống còn 57,9% và năm 2006 giảm còn 54,32%.
Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giầy mũ da (gồm cả giầy trẻ em) sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu giầy mũ da của nước ta sang EU. Để tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển hướng sang sản xuất và xuất khẩu những loại giầy không thuộc diện chịu thuế chống bán phá giá sang các nước EU. Tuy nhiên, trước mắt, chỉ một số doanh nghiệp có quy mô lớn mới có thể thực hiện được điều này do việc thay đổi dây chuyền sản xuất rất tốn kém. Dự báo, xuất khẩu giầy dép sang EU năm 2007 sẽ tăng chậm hơn so với năm 2006.
2.3.2.2. Thị trường Hoa Kỳ
Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Năm 2006, xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục thành công lớn với mức tăng trưởng kim ngạch 31,37% so với năm 2005, đạt 802,76 triệu USD. Như vậy, chỉ sau 6 năm, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Hoa Kỳ đã tăng lên gấp 9 lần. Năm 2006, xuất khẩu giầy dép sang Hoa Kỳ chiếm 22,35% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả nước, cao hơn nhiều so với mức 6% của năm 2000.
Với việc Việt Nam vào WTO và Hoa Kỳ áp dụng Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, các sản phẩm giầy dép xuất khẩu sang thị trường này sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Thị trường Hoa Kỳ còn được nhiều doanh nghiệp hướng tới do nhu cầu nhập khẩu lớn và đa dạng. Dự báo, xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng khoảng 30% trong năm 2008.
Ưu điểm lớn của nhóm hàng này là không biến động hay dễ gặp rào cản thương mại như may mặc và thủy sản. Nhờ vậy, sau 3 năm BTA có hiệu lực, mặt hàng này đạt mức tăng trưởng ổn định nhất với tốc độ 40-50%/năm, sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao và giầy dép nữ. Tuy nhiên, yếu tố nước ngoài trong sản xuất giầy dép còn rất lớn, các công ty xuất khẩu nhiều nhất và mạnh nhất sang Hoa Kỳ chủ yếu do nước ngoài đầu tư, phần còn lại cũng lại do các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho các công ty nước ngoài là chính. Vì vậy, tăng trưởng cao nhưng thực tế giầy dép mới đóng góp cho tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ có 9% giá trị.
2.3.2.3. Thị trường Mêhicô
Với mức tăng trưởng 61,96% trong năm 2006, Mêhicô đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu giầy dép lớn thứ 3 của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang thị trường này năm 2006 đạt 125,41 triệu USD, chiếm 3,49% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta, cao hơn so với mức 2,55% của năm 2005 và 2,63% của năm 2004.
Xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Mêhicô trong những năm gần đây tăng mạnh. Tuy nhiên, giầy dép của nước ta xuất khẩu sang Mêhicô đang bị Văn phòng Công Nghiệp Giầy da Guana của Mêhicô (CIEG) giám sát chặt chẽ vì cho rằng giầy dép của Việt Nam có khả năng bán phá giá tại thị trường Mêhicô. Để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang Mêhicô, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu các loại giầy thể thao vì loại giầy này hầu như không được sản xuất tại Mêhicô nên không có khả năng bị kiện bán phá giá. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có biện pháp để không bị kiện và áp thuế chống bán phá giá vào thị trường Mêhicô.
2.2.3.4. Thị trường Nhật Bản
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Nhật Bản đạt 113,13 triệu USD, tăng 20,71% so với năm 2005, chậm hơn so với mức tăng trưởng 32,82% của năm 2005. Sự cạnh tranh của giầy dép Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản là nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Nhật Bản tăng chậm.
Cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Nhật Bản còn rất lớn vì nước ta hiện mới chiếm tỷ trọng rất thấp so với kim ngạch nhập khẩu giầy dép của Nhật Bản (khoảng 4%). Để thâm nhập sâu hơn vào thị trượng này, các doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng và nét độc đáo của sản phẩm, đồng thời sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ và đáp ứng nhanh yêu cầu của đối tác.
Mới đây, Hiệp hội Da giầy đã tổ chức một đoàn doanh nghiệp sang Nhật Bản để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Theo một quan chức của Hiệp hội Da giầy thì khả năng tăng xuất khẩu vào thị trường này là rất cao. Trong những năm gần đây, giầy dép xuất khẩu vào Nhật tăng lên và đã khẳng định được vị trí trên thị trường này. Bộ Thương mại cho biết, hiện nay, Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Á. Trong những tháng đầu năm, mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này tăng khá cao, có thời điểm như hai tháng đầu năm tăng tới 75,8%. Xuất khẩu giầy dép vào Nhật Bản đang tăng cả về thị phần và kim ngạch. Việt Nam đã vượt qua Inđônêxia vươn lên vị trí thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Italia.
Bộ Công Thương cũng nhận định, nhu cầu nhập khẩu giầy dép của Nhật Bản vẫn trong xu hướng tăng. Do đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao trong năm nay. Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, giầy dép Việt Nam có thể xuất vào Nhật với số lượng lớn là các loại giầy, dép có đế ngoài và mũ giầy bằng cao su hoặc plastic, da thuộc, hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc; dép xốp, dép quai hậu ...vv.
Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản có những yêu cầu riêng về thiết kế, kích cỡ và phải phù hợp với thời tiết. Vì vậy, Hiệp hội da giầy đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và thay đổi trong việc thiết kế giầy dép theo đúng thị hiếu của người dân Nhật Bản. Thậm chí, có thể nhập khuôn của Nhật để sản xuất cho phù hợp. Ngoài ra các nhà sản xuất cần quan tâm đến những xu hướng thời trang thay đổi theo mùa ở Nhật, theo thị hiếu của người tiêu dùng.
2.2.3.5. Thị trường châu Phi
Tại thị trường châu Phi, mặt hàng giầy dép hoàn toàn có thể cạnh tranh, thậm chí có sức cạnh tranh hơn hẳn cả về chủng loại và giá cả so với những giầy, dép có xuất xứ từ nhiều nước khác được bày bán trong các siêu thị. Từ năm 2004, giầy dép Việt Nam đã bắt đầu khai thác thành công thị trường châu Phi, đặc biệt là thâm nhập và thị trường Nam Phi. Theo thống kê của Bộ Thương mại, xuất khẩu giầy dép sang Nam Phi trong 4 tháng đầu năm 2005 tăng rất cao, khoảng 175% và đạt kim ngạch 5,81 triệu USD. Thị trường châu Phi có nhu cầu khá đa dạng và rất nhiều chủng loại là thế mạnh sản xuất của Việt Nam như: giầy thể thao, giầy tennis, giầy bóng rổ, giầy luyện tập, giầy thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt. Nhưng để thâm nhập sâu vào cả châu lục đầy tiềm năng này thì giầy dép Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Theo Hiệp hội Da giầy, bước đầu giầy, dép Việt Nam đã thâm nhập sang một số thị trường tại châu Phi như: Mô Dăm Bích (Đông Phi), Xanh Hê len (Tây Phi) nhưng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường mới còn ít và thất thường. Cần tiếp tục làm tốt công tác xúc tiến, tìm kiếm các đối tác phân phối hàng hoá để xuất khẩu được nhiều hơn, thanh toán được thuận tiện hơn
2.2.3.6. Các thị trường khác
Trong năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 42,05 triệu USD, tăng 48,2% so với năm 2005.
Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu giầy sang Tây Ban Nha, với trên 30 triệu đôi trong năm 2007, đạt giá trị trên 220 triệu euro.Trong giai đoạn 2002-2007, xuất khẩu giầy của Việt Nam sang quốc gia châu Âu này tăng 3 lần về khối lượng và tăng hơn 60% về kim ngạch.
Đông Âu là vùng đất còn tiềm năng để da giầy Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường. Việt Nam được các nước đánh giá là có lợi thế về phát triển ngành da giầy, tuy nhiên con đường cạnh tranh vẫn là khâu khó nhất.
Hình 2.2. Thị trường giầy dép xuất khẩu Việt Nam
(Nguồn: Hải quan Việt Nam)
2.3. Phân tích sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
2.3.1. Sản lượng và doanh thu xuất khẩu của mặt hàng
Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2007 đạt 900 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Tuy nhiên, quy mô xuất khẩu còn khiêm tốn so với dung lượng thị trường Hoa Kỳ bởi nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ vào khoảng 17-18 tỷ USD/năm, chiếm 1/3 dung lượng thị trường thế giới.
Mục tiêu phấn đấu của Việt Nam năm 2008 là đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007, chiếm khoảng trên 5% kim ngạch nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ. Xuất khẩu giầy dép của Việt Nam năm 2007 vào thị trường Hoa Kỳ năm 2007 mới chỉ chiếm 4% kim ngạch nhập khẩu của nước này.
Kim ngạch giầy dép của Việt Nam luôn ổn định và có xu hướng tăng rõ rệt, trung bình là 497,4 triệu USD/ năm . Năm 2000, sản lượng của nước ta mới chỉ đạt mức 124 triệu USD. Trong năm tiếp theo, sản lượng mới tăng ở mức 7 triệu USD (5,6%). Sang năm 2002, sản lượng tăng một mức ấn tượng là 92 triệu USD (70%). Điều đó minh chứng rõ ràng cho ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ. Từ năm 2002 đến năm 2005, mức tăng trưởng luôn ở mức xấp xỉ 50%. Đến năm 2006, sản lượng chỉ còn duy trì ở mức tăng trưởng 32,7 % và năm 207 là 9,5%. Sở dĩ có điều đó là do các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng do vụ kiện của EU, lo ngại điều tương tự sẽ xảy ra ở thị trường Hoa Kỳ.
Mặt khác, Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc. Với ưu thế giá rẻ và mẫu mã đa dạng, Trung Quốc áp đảo Việt Nam về sản lượng xuất khẩu. Sản lượng của Trung Quốc gấp Việt Nam 13 lần. Tương quan giữa 2 nước đang có xu hướng rút ngắn lại. Năm 2000, giá trị giầy dép xuất khẩu của Việt Nam thậm chí chỉ bằng 1,36% so với Trung Quốc nhưng cho đến năm 2007 thì tỷ lệ này đã là 7,5%.
Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nước khác vào thị trường Hoa Kỳ có xu hướng giảm hoặc không tăng. Braxin và Indonesia giảm rõ rệt. Italia vẫn duy trì ở mức 1,1 tỷ USD cho đến 1,2 tỷ USD. Nhưng với mức tăng trưởng ấn tượng như trên thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ nhanh chóng vượt Italia để trở thành nước đứng thứ 2 về xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ.
Bảng 2.3. Giá trị giầy dép xuất khẩu sang Hoa Kỳ (triệu USD)
Nước
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Trung Quốc
9098
9647
10114
10396
11185
12467
13600
13915
Việt Nam
124
131
223
324
472
716
950
1040
Braxin
1146
1159
1078
1038
1079
1079
893
775
Indonesia
730
724
730
569
492
510
471
390
Italia
1250
1251
1175
1233
1241
1128
1101
1293
Thái Lan
328
314
277
284
286
291
292
264
Đài Loan
86
70
67
70
75
56
47
110
Mexico
283
250
223
235
201
203
222
206
Ấn Độ
108
98
92
107
124
138
153
163
Hồng Kông
66
80
67
60
85
50
70
74
Các nước khác
1289
1008
859
794
836
786
894
969
Tổng số
14508
14903
15079
15252
16185
17493
18693
19203
( Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ )
(Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ)
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Hoa Kỳ trong những tháng tới đây sẽ tiếp tục tăng do nước này đang thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu và số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng đáng kể. Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng 37%. Thị trường Hoa kỳ được nhiều doanh nghiệp trong ngành hướng tới, một phần do tác động vụ kiện, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.DOC