MỤC LỤC
- Danh mục các bảng
- Danh mục các hình
- Mở đầu 1
- Chương 1: Lý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hoá và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. 4
1.1. Cạnh tranh 4
1.1.1. Các khái niệm về cạnh tranh 4
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong thương mại quốc tế 6
1.1.3. Phân loại cạnh tranh 7
1.1.4. Các công cụ cơ bản của cạnh tranh 9
1.1.5. Một số lý thuyết cơ bản về cạnh tranh 11
1.2. Sức cạnh tranh của hàng hoá 16
1.2.1. Khái niệm 16
1.2.2. Mối quan hệ giữa các cấp độ của sức cạnh tranh 16
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 18
- Thị phần của hàng hoá so với các đối thủ cạnh tranh 18
- Giá bán của hàng hoá so với các đối thủ cạnh tranh 18
- Mức độ đáp ứng thị hiếu của hàng hóa so với đối thủ cạnh tranh 19
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã so với các đối thủ cạnh tranh 19
- Thương hiệu, uy tín, hình ảnh nơi sản xuất so với các đối thủ cạnh tranh 19
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá 20
- Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 20
- Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 22
+ Nhân tố thuộc môi trường nước xuất khẩu 22
+ Nhân tố thuộc môi trường nước nhập khẩu 24
+ Nhân tố thuộc môi trường quốc tế 26
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 27
Chương 2: Thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 30
2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành may mặc VN 30
2.1.1. Đặc điểm ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam 30
2.1.2. Tình hình sản xuất của ngành may mặc Việt Nam 34
2.1.3. Tình hình xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam 35
- Kim ngach xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam 35
- Cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam 37
- Cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam 38
2.2. Phân tích thị trường Nhật Bản 40
2.2.1. Khái quát về thị trường Nhật Bản 40
- Quy mô thị trường Nhật Bản 40
- Thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản về hàng may mặc 43
- Phân đoạn thị trường Nhật Bản 46
2.2.2. Phân tích các luật lệ, quy định về nhập khẩu hàng may mặccủa NB 47
2.2.3. Hệ thống phân phối hàng may mặc ở Nhật Bản 51
2.3. Thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 53
2.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản 53
- Các đối thủ cạnh tranh 53
- Các công cụ và biện pháp mà đối thủ cạnh tranh đang áp dụng đối với hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản 56
2.3.2. Thực trạng XK hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 60
- Kim ngạch XK hàng may mặc Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 60
- Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 62
- Hình thức xuất khẩu 63
- Mạng lứới kênh phân phối hàng may mặc VN ở thị trường Nhật Bản 63
2.3.3. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu 64
- Thị phần của hàng may mặc VN so với đối thủ cạnh tranh 64
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng so với đối thủ cạnh tranh 66
- Mức độ đáp ứng thị hiếu của hàng hoá so với đối thủ cạnh tranh 68
- Thương hiệu, uy tín, hình ảnh nơi SX so với các đối thủ cạnh tranh 68
- Giá bán của hàng hoá so với các đối thủ cạnh tranh 69
2.3.4. Những biện pháp mà phía Việt Nam đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường Nhật Bản 73
- Biện pháp từ phía các doanh nghiệp may mặc 74
- Biện pháp từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam 79
- Biện pháp từ phía Nhà nước 80
2.4. Đánh giá chung về sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 83
2.4.1. Những ưu điểm trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 83
2.4.2. Những tồn tại trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 84
2.4.3. Nguyên nhân của các tồn tại 85
*Nguyên nhân từ các doanh nghiệp 85
+ Nguyên nhân từ các DN SX nguyên phụ liệu cho ngành may 85
- Chất lượng nguyên phụ liệu chưa cao 85
- Năng lực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may còn yếu 86
- Giá nguyên phụ liệu trong nước cho ngành may còn cao 86
+ Nguyên nhân từ các doanh nghiệp SX hàng may mặc 86
- Thiết bị không đồng bộ, công nghệ lạc hậu 86
- Khả năng quản lý kém 87
- Chế độ đãi ngộ với người lao động chưa tốt 88
- Xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức gia công 89
- Công tác marketing quốc tế chưa tốt 89
- Nguyên nhân khác (thiết kế, thương hiệu, uy tín ) 90
* Nguyên nhân từ phía Nhà nước 90
- Chưa chú trọng phát triển SX nguyên phụ liệu cho ngành may 90
- Chính sách đào tạo lao động ngành may chưa hợp lý 90
- Công tác xúc tiến thương mại vĩ mô còn nhiều hạn chế 91
- Nguyên nhân khác (cơ sở hạ tầng, chính sách pháp luật.) 91
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 93
3.1. Triển vọng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản 93
3.1.1. Quan hệ cung cầu về hàng may mặc trên thị trường Nhật Bản 93
3.1.2. Triển vọng cung cầu hàng may mặc trên thị trường Nhật Bản 96
3.2. Dự báo những lợi thế và bất lợi của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 97
- Các lợi thế của hàng may mặc Việt Nam 97
- Các bất lợi của hàng may mặc Việt Nam 99
3.3. Phương hướng nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 100
3.4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 102
3.4.1. Giải pháp đối với các DN SX nguyên phụ liệu cho ngành may 102
* Giải pháp đối với các DN SX nguyên phụ liệu cho ngành may 102
- Nâng cao chất lượng nguyên phụ liệu cho ngành may 102
- Tăng cường năng lực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may 103
- Hạ giá thành nguyên phụ liệu may mặc 105
* Giải pháp đối với các DN sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc 105
- Đầu tư hiện đại hóa máy móc, thiết bị, công nghệ 105
- Nâng cao khả năng quản lý 107
- Đổi mới chế độ đãi ngộ với người lao động 108
- Đa dạng hoá hình thức xuất khẩu 109
- Đẩy mạnh công tác Marketing 110
- Các giải pháp khác 115
3.4.2. Kiến nghị với Nhà nước 118
- Chú trọng phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may 118
- Vấn đề lao động cho ngành may 119
- Tăng cường xúc tiến thương mại vĩ mô 120
- Các giải pháp khác 122
- Kết luận 106
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
134 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3242 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện được do hạn chế về kinh phí, khả năng thiết kế…
Tóm lại, Việt Nam đang phải đối đầu với những nước có khả năng cạnh tranh to lớn, có nhiều kinh nhiệm hoạt động trong cơ chế thị trường về các mặt như thiết bị - công nghệ - quản lý - tài chính - tiếp thị - nghiên cứu & phát triển. Sản phẩm của họ rấtphong phú và đa dạng, thoả mãn từ nhu cầu nhỏ nhất, có giá trị thấp nhất đến nhu cầu cao cấp của người tiêu dùng. Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh về giá với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, Hàn Quốc vì quy mô sản xuất ở Việt Nam nhỏ, các ngành công nghiệp hỗ trợ còn yếu đặc biệt các chi phí kinh doanh ở Việt Nam như điện, nước, thuế thu nhập, cước vận tải, cước viễn thông... còn quá cao. Việt Nam cũng không có khả năng cạnh tranh với các nước phát triển như Anh, Pháp, Italia… vì khả năng thiết kế kém, chất liệu, mẫu mã kiểu dáng chưa đặc sắc và uy tín, thương hiệu chưa cao
2.3.2. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vn trên thị trường nhật bản
Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thời gian qua được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế, khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước cùng mối quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản tốt đẹp và nỗ lực của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam mà trong thời gian qua, số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc vẫn tăng tương đối đều qua các năm.
Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu của ngành may mặc của Việt Nam 1996- 2004
Năm
Dệt may
May mặc
Các
Thị trường
Nhật Bản
Kim ngạch
(triệu USD)
Tỷ trọng trên các thị trườg (%)
Tăng (%)
1996
1.150
897
248
27,65
-
1997
1.349
1.050
325
30,95
31,05
1998
1.351
1.055
321
30,43
-1,23
1999
1.747
1.360
417
30,66
29,91
2000
1.892
1.475
620
42,03
48,68
2001
1.962
1.519
588
38,71
-5,16
2002
2.750
2.690
540
20,07
8,16
2003
3.650
3.260
589
18,07
9,07
2004
4.050
3.961
678
17,12
15,11
(Nguồn: Số liệu thương mại của Việt Nam)
Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng may mặc không hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không chỉ tăng nhanh về kim ngạch mà còn đa dạng về chủng loại và tăng mạnh về khối lượng, đặc biệt từ năm 1995. Đến năm 1997, Việt Nam trở thành một trong 7 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào thị trường Nhật Bản với thị phần hàng dệt kim là 2,3% và dệt thoi là 3,6%.
Tuy nhiên xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam cũng như các nước khác sang Nhật Bản năm 1998 bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực. Kinh tế suy thoái, sức mua giảm, tồn kho cao và sự mất giá của đồng Yên Nhật làm tăng giá thành nhập khẩu khiến hàng xuất khẩu nói chung và hàng may mặc Việt Nam vào Nhật Bản giảm. Thêm vào đó, khủng hoảng cũng khiến các đồng tiền của các nước làng giềng có sản xuất hàng may mặc xuất khẩu như Hồng Kông, Inđonêsia... cũng bị phá giá mạnh, giá thành nguyên liệu cũng như chi phí sản xuất giảm tạo nên khó khăn mới trong cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, năm 1999 và 2000 thì tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Nhật Bản đã phục hồi và Nhật Bản cùng với EU vẫn là 2 thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam.
Bước sang năm 2001 là thời điểm Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết nên các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam tập trung nhiều nỗ lực vào thị trường Mỹ khiến cho tỷ trọng hàng may mặc của Việt Nam vào Nhật giảm đáng kể, chỉ đạt 588 triệu USD và năm 2002 giảm 540 triệu USD. Từ năm 2003 đến nay, tuy tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật Bản so với toàn bộ các thị trường của Việt Nam có giảm so với trước, từ 40 xuống khoảng 20% nhưng kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam ở thị trường này đã tăng trở lại, lượng hàng may mặc được bán lớn hơn, thể hiện hàng may mặc Việt Nam ngày càng được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản biết đến và sử dụng, sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường này được cải thiện.
Tóm lại, trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vào Nhật Bản có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không ổn định, thậm chí có năm do sự tác động của môi trường kinh doanh nên đã giảm và từ năm 2000 đến nay kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này lại giảm dần tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ở các thị trường.
Cơ cấu hàng xuất khẩu
Trong thời gian qua, bằng nhiều hình thức đầu tư, kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp may Việt Nam đã ngày một đa dạng hoá hơn các mặt hàng xuất sang Nhật Bản. Chẳng hạn, Công ty Phong Phú hợp tác với các Công ty của Nhật trong việc sản xuất quần áo bảo hộ lao động cao cấp, sản phẩm jean.. xuất sang Nhật Bản. Công ty May Việt Tiến, từ hai mặt hàng chủ yếu là sơmi và quần áo bảo hộ lao động, đến thời điểm này đã có hàng chục loại sản phẩm may mặc bao gồm áo sơmi, jacket, quần tây, áo len, áo khoác, áo len, quần áo thun, quần áo thể thao, bộ comple, đồ lót... với chất lượng cao, mẫu mã kiểu dáng được khách hàng Nhật Bản ưa chuộng.
Tuy nhiên, các mặt hàng phức tạp và có giá trị cao như comple, veston, măngtô... thì hầu hết các doanh nghiệp chưa sản xuất được. Như vậy, hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản là những sản phẩm được xếp vào loại sản phẩm có cấp độ thông thường, giá trị không cao với một số chủng loại chủ yếu sau:
Bảng số 15: Một số sản phẩm may mặc Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2003
TT
Tên hàng
TT
Tên hàng
1
Hàng may cho trẻ sơ sinh
11
áo jacket
2
Quần nam nữ trẻ em
12
Váy ngắn, dài
3
áo nịt nam nữ trẻ em
13
Đồ ngủ
4
áo khoác nam nữ trẻ em
14
Đồ lót
5
áo Veston nam bé trai
15
áo gối
6
Bộ veston nữ bé gái
16
Chăn
7
Sơ mi nam nữ cho trẻ em
17
áo blu nam nữ cho người lớn
8
Sơ mi nam nữ cho người lớn
18
Hàng may chất liệu len
9
áo veston nam
19
Hàng may lụa và sợi thực vật
10
Bộ quần áo
20
Hàng may bông và không bông
(Nguồn: Hiệp hội Dêt-May Việt Nam)
Theo phân đoạn thị trường tại Nhật Bản trên thì hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này không phải là hàng cao cấp, chất lượng cao, mẫu mã thiết kế độc đáo với chất liệu đặc biệt mà chủ yếu là sản phẩm may mặc thông thường, được gia công theo các đơn đặt hàng với số lượng nhiều. Như vậy, với cơ cấu hàng xuất khẩu hàng may mặc như thế này thì dù Việt Nam có xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được với số lượng lớn nhưng giá trị kim ngạch thu được không nhiều, tính cạnh tranh của sản phẩm không cao.
Hình thức xuất khẩu
Trong thời gian qua, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Nhật Bản được thực hiện dưới dạng hợp đồng gia công, xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có một số công ty may mặc lớn thay đổi, bên cạnh hình thức gia công đã đẩy mạnh thực hiện xuất khẩu theo hình thức FOB- xuất khẩu trực tiếp, chẳng hạn như Công ty may Thăng Long (58,7%), Công ty may Phương Đông (77,7%), Công ty may Độc Lập (62,8%), Công ty may Đức Giang (65,6%), Công ty may Việt Tiến (41,7%), Công ty may Hưng Yên (49,6%), May Hồ Gươm, May Đồng Nai, May 10...
Mạng lưới kênh phân phối hàng may mặc Việt Nam ở thị trường Nhật Bản
Hiện nay, việc tổ chức kênh phân phối của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản thường chỉ dừng lại ở việc thông qua đơn đặt hàng do khách hàng tìm đến đặt gia công hoặc thông qua trung gian, môi giới như Mitsui, Mitsubishi, Itochu, Hatachi... để sử dụng hệ thống phân phối sẵn có của đối tác còn việc xuất khẩu trực tiếp chưa nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa mở được các cửa hàng bán hàng của mình hay thiết lập được chi nhánh tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp may mặc Việt Nam cũng đã bắt đầu mở trang web giới thiệu sản phẩm và bán hàng qua mạng internet.
Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
Theo đánh giá gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì hàng may mặc Việt Nam được xếp vào nhóm 10 nhóm hàng có sức cạnh tranh nổi bật hiện nay và khả năng cạnh tranh của chúng ta ở mức trung bình. Và để đánh giá sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, chúng ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Thị phần hàng may mặc Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, tuy Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu may mặc lớn trên thế giới nhưng so với các nước đứng đầu thế giới thì thị phần hàng Việt Nam quả là vẫn còn nhỏ bé. Tại thị trường Nhật Bản, cách đây nhiều năm trong khi hàng may mặc Trung Quốc đứng hàng đầu với 57% thị phần thì hàng Việt Nam đứng thứ 4 với vọn vẹn 4,1% thị phần. Đến nay, hàng Trung Quốc không những vẫn đứng đầu với 76,7% về giá trị hàng dệt kim, 78,7 giá trị về hàng dệt thoi. Thị phần tính theo sản lượng của Trung Quốc đã tăng lên đến 89% (trong đó 88% là hàng dệ kim và 89,3% là hàng dệt thoi), Việt Nam “vươn lên” đứng hàng thứ 2 sau Trung Quốc nhưng thị phần chỉ còn lại 2,3%. Như vậy, cứ 10 sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Nhật Bản thì Trung Quốc chiếm đến 9, tất cả các nước xuất khẩu còn lại chia nhau 1 sản phẩm còn lại ở thị trường này.
Tuy nhiên, do nhập khẩu hàng may mặc từ Mỹ, Italia và các nước thành viên EU tại thị trường Nhật Bản chiếm thị phần nhỏ hơn 5% do hàng may mặc của các nước này hoặc là được sản xuất dưới dạng hợp đồng liense ở Nhật Bản, hoặc là được chuyển trực tiếp từ các nhà máy ở các nước châu á đến Nhật Bản (các nước này chuyển nhà máy sản xuất sang các nước đang phát triển để hạ giá thành sản phẩm) nên việc xác định thị phần của các nước này cũng như các nước đang phát triển bị ảnh hưởng.
Bảng 16: Thị phần hàng may mặc một nước xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
(Đơn vị: Tấn)
TT
Nước XK
Năm 1996
Năm 1998
Năm 2000
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Sản lượng
%
Sản lượng
%
Sản lượng
%
Sản lượng
%
Sản lượng
%
Sản lượng
%
1
Trung Quốc
476.626
75,1
456.115
80,2
746.173
87,3
1.135.077
89,0
1,358,380
89
1.620.500
89
2
Việt Nam
20.388
3,2
16.582
2,9
20.138
2,4
29.461
2,3
35,228
2,3
41.880
2.3
3
Hàn Quốc
19.898
3,1
16.559
2,9
18.784
2,2
20.560
1,6
22.912
1,5
27.300
1.5
4
Thái Lan
11.770
1,9
9.730
1,7
9.177
1,1
12.590
1,0
16,350
1,0
18.000
1.0
5
Indonesia
10.167
1,6
7.995
1,4
7.981
0,9
7.956
0,6
9,300
0,6
9.525
0.5
6
ấn Độ
9.238
1,5
5.191
0,9
7.298
0,9
11.963
0,9
14,800
1.0
17.035
0.9
7
Mỹ
15.481
2,5
7.476
1,3
6.227
0,7
7.652
0,6
8,982
0,6
10.410
0.6
8
Khác
71.347
11,3
49.346
8,7
39.016
4,6
50.108
4.0
61.683
4.0
76.230
4.2
Tổng
634.915
568.994
854.844
1.275.367
1,527,635
1.820.880
(Nguồn::www.jetro.go.jp)
Nhìn vào bảng số liệu và hình trên ta thấy đối thủ cạnh tranh khổng lồ và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản là Trung Quốc. Sở dĩ hàng Trung Quốc vượt trội so với hàng Việt Nam theo nghĩa tuyệt đối kể cả về mức kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người lẫn số lượng, chủng loại hàng may mặc là do Trung Quốc có những lợi thế như: là nước đông dân nhất thế giới, lại nằm trên con đường tơ lụa nên ngành may mặc Trung Quốc có lịch sử phát triển hàng ngàn năm nay. Trung Quốc tiến hành công nghiệp hoá trước Việt Nam và họ bắt đầu tham gia xuất khẩu hàng may mặc công nghiệp ít nhất trước chúng ta một thập kỷ nên với những kinh nghiệm trong tiêu thụ hàng hoá. Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành may mặc thế giới về sản lượng sản phẩm may mặc với giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch buôn bán hàng may mặc toàn cầu, trung bình khoảng 20%. Ngoài ra, Trung Quốc có lợi thế hơn Việt Nam bởi lẽ giá tiêu dùng trong nước thấp hơn giá quốc tế, giá hàng may thấp, chỉ khoảng 80% giá hàng cùng loại của Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc có ngành công nghiệp dệt hoàn toàn hợp nhất nên các nhà xuất khẩu hàng may mặc có thể tìm mua nguyên liệu vải trong nước. Rõ ràng sự thuận lợi về nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước dồi dào làm giảm yêu cầu về vốn huy động dưới dạng vải nhập khẩu. Đây chính là điểm khác biệt so với Việt Nam bởi trong khi Trung Quốc hoàn toàn chủ động cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may thì Việt Nam lại phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu. Trung Quốc có thời gian vận chuyển hàng nhanh gấp 2 đến 5 lần so với Việt Nam. Hành trình chuyển hàng từ Thượng Hải đi Osaka- Nhật Bản chỉ mất có 4 ngày trong khi từ Hải Phòng, Hồ Chí Minh đi Osaka là 7 ngày và từ Đà Nẵng đi Osaka mất tận 17-19 ngày.
Tóm lại, thị phần của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản là rất nhỏ. Điều này phản ảnh sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản còn yếu.
Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu so với các đối thủ cạnh tranh
Như đã phân tích ở trên, người tiêu dùng Nhật Bản nằm trong số những quốc gia đòi hỏi cao nhất trên thế giới về yêu cầu chất lượng nên những hàng may mặc được xuất sang Nhật đều được lựa chọn, kiểm tra chất lượng rất cận thận. Nhìn chung, chất lượng sản phẩm may của các doanh nghiệp may Việt Nam được đánh giá cao, đáp ứng được phần nào yêu cầu của những khách hàng nước ngoài khó tính như Nhật Bản.
Tuy nhiên, hàng may mặc với đặc điểm nổi bật là tính thời trang cho nên hình thức, kiểu dáng mẫu mã và chất liệu vải tạo thành sản phẩm thường là những nội dung cơ bản trước hết cần phải được đánh giá cụ thể thì hàng Việt Nam mới chỉ thâm nhập vào đoạn thị trường cấp trung bình và cấp thấp. Thực tế hiện nay cho thấy khả năng đáp ứng yêu cầu cấp độ sản phẩm của Việt Nam chưa cao. Chẳng hạn, hàng may mặc Việt Nam không thể có những nguyên liệu tốt, chất lượng cao như vải Rincofi- một loại vải chống nhăn để may áo sơmi, vải kéo từ sợi microfiber để may áo jacket, nguyên liệu sợi tổng hợp biến tính, acrylic pha len để may comple.... để cạnh canh với các đối thủ. Khả năng đa dạng hoá mặt hàng may mặc của Việt Nam không theo kịp với sự thay đổi và yêu cầu thị trường, đặc biệt là với các trang phục cao cấp do chất lượng, cơ cấu mặt hàng đơn giản, kiểu cách mẫu mã, bao bì đơn điệu, chưa đáp ứng được sự thay đổi nhu cầu thường xuyên của thị trường quốc tế.
Mặc khác, là sản phẩm của ngành có nhiều đặc điểm riêng biệt như yếu tố thời trang khiến thị hiếu khách hàng thay đổi nhanh phụ thuộc vào mốt và thời vụ; công nghệ sản xuất thời trang khá đơn giản nên mẫu mốt dễ bị bắt chước... nên dù công tác mẫu mốt của Việt Nam trong thời gian qua có những bước phát triển đáng kể nhưng chủ yếu ngành vẫn sử dụng mẫu mốt của người đặt hàng gia công khiến việc sản xuất thường phụ thuộc vào khách hàng.
Ngoài ra, do hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công, nguyên phụ liệu phụ thuộc vào việc cung cấp của đối tác nước ngoài nên trong nhiều trường hợp, nguyên liệu nhập khẩu không đồng đều và các loại phụ liệu (khoá, mex...) không đồng bộ hoặc do quá trình vận chuyển dài từ nước ngoài về dưới điều kiện thời tiết, khí hậu, độ ẩm khác nhau, nhập khẩu thành nhiều lần khác nhau làm cho chất lượng các nguyên phụ liệu trên bị ảnh hưởng và chi phối trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng. Chính những hạn chế về chất liệu làm sản phẩm này làm giảm sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Tóm lại, theo kết quả nghiên cứu thị trường năm 2003 của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO, nếu dùng chỉ tiêu đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng để đánh giá sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam đứng thứ 10. Tuy nhiên, theo tác giả thì khi đánh giá chỉ tiêu này cần phải xác định vị trí của Việt Nam ở đoạn thị trường cụ thể. Vì thế, ở đoạn thị trường hàng cao cấp và có chất lượng thì Việt Nam đứng sau Anh, Pháp, Nhật, Italia, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và Hàn Quốc, trong khi ở đoạn thị trường hàng thông thường thì chỉ đứng sau Trung Quốc, Đài Loan.
Mức độ đáp ứng thị hiếu khách hàng Nhật Bản của hàng may mặc Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh
Thực tế cạnh tranh trên thị trường cho thấy mức độ đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản của hàng may mặc Việt Nam còn kém so với các đối thủ cạnh tranh khác. Theo kết quả nghiên cứu thị trường năm 2003 của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO thì sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam xét ở chỉ tiêu này đứng ở vị trí sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Anh, Pháp, Hàn Quốc và Italia và theo nghiên cứu của tác giả thì chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam nay hiện nay vẫn chưa cải thiện.
Hơn nữa, do hạn chế về các nguồn lực tài chính và con người nên so với các đối thủ cạnh tranh khác, các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn trong việc nghiên cứu, tiếp cận thị trường, nắm bắt thị hiếu và nhu cầu khách hàng để có những thay đổi thích hợp với thị trường.
Thương hiệu, uy tín hình ảnh nơi sản xuất so với các đối thủ cạnh tranh
Xét trên khía cạnh này thì hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam còn nhiều yếu kém so với đối thủ cạnh tranh. Trong thời gian qua, uy tín của hàng may mặc Việt Nam đã bị ảnh hưởng, để lại ấn tượng không tốt đối với người tiêu dùng Nhật Bản do một số lô hàng Việt Nam bị giao không đúng thời hạn, chất lượng giữa các lô sản phẩm không đồng đều do phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu về, nhiều khi không đồng nhất. Tuy rằng một số đối thủ khác trong khu vực cũng rơi vào hoàn cảnh như chúng ta, nhưng sự việc này đã tác động xấu đến những nỗ lực tạo dựng uy tín và hình ảnh nơi sản xuất của Việt Nam mà chúng ta mới chỉ đang bắt tay vào thực hiện.
Một yếu tố nữa có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng may mặc là thương hiệu sản phẩm. Sản phẩm với nhãn mác tên tuổi của Việt Nam vẫn “vắng bóng” trên thị trường Nhật Bản, một số thương hiệu hàng may mặc Việt Nam tuy đã tiếp cận được thị trường nhưng chưa tạo lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản nên chính là điểm bất lợi cho hàng may mặc Việt Nam khi phải xuất khẩu hàng nhưng gắn tên của doanh nghiệp trung gian nước ngoài như Pierne Cardin, Youth, Polo, Hangsin. Nice...
Giá bán hàng may mặc Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh
Giá bán hàng so với các đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những chỉ tiêu thường được các nhà quản lý kinh tế xem xét khi đánh giá về sức cạnh tranh của hoá trên thị trường. Cũng như chất lượng sản phẩm, giá cả của hàng may mặc cũng là một trong những yếu tố để khách hàng lựa chọn. Nếu doanh nghiệp nào có sản phẩm tốt, giá rẻ thì đẩy lùi được các đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Hiện nay, chiếm đến 52% trong cơ cấu giá và năng lực cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam là chi phí nhân công và hiện nay yếu tố này vẫn được coi là thế mạnh của ngành may mặc Việt Nam.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 20/2002)
Tuy nhiên ưu thế về tiền công trong giá thành sản xuất hàng may mặc của Việt Nam không phải luôn là yếu tố khiến cho giá hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản được đánh giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Sau đây là giá áo sơ mi nam cộc tay sử dụng loại vải 50% cotton-50% polyester, size 39, màu xanh hoặc trắng của một số nước được bán trên thị trường Nhật Bản.
Và cũng nếu đánh giá theo một cách tương đối về độ phức tạp của sản phẩm, chất liệu, kiểu dáng như trên thì 2 loại sản phẩm cao cấp sau: áo sơ mi nam, cộc tay, màu trắng, 100% cotton, size 39; jacket 3 lớp màu xanh đen của các nước khác nhau có giá bán trên thị trường Nhật Bản chênh lệch khá nhiều. Chẳng hạn:
Bảng 17: Bảng giá một số hàng may mặc xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản năm 2004
Đơn vị: yên/chiếc
TT
Tên nước
áo sơ mi
Jacket
1
Việt Nam (Việt Tiến, May 10…)
Từ 4.300 đến 5.550
Từ 14.000 đến 15.000
2
Trung Quốc
Từ 9.000 đến 14.450
Từ 15.000 đến 21.700
3
Pháp (ARMANI)
Từ 14.490 đến 18.900
Từ 26.000 đến 37.000
4
Anh (PAUL SMITH)
Từ 13.125 đến 15.750
Từ 20.000 đến 25.000
5
Nhật Bản (MASIERO)
Từ 19.950 đến 20.790
Từ 28.950 đến 40.000
6
Italia (GUCCI, LOUISVUTTON)
Từ 20.790 đến 68.250
Từ 32.000 đến 66.000
(Nguồn: www.yahoo.com.jp, www.kakacu.com, www.jetro.jp.com)
Từ bảng số liệu trên ta thấy giá hàng may mặc cao cấp của Việt Nam thấp hơn giá của các nước khác trong khi hàng may mặc thông thường của chúng ta thường cao hơn giá của các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực khoảng 10-15%, đặc biệt so với Trung Quốc, dù ta có lợi thế về giá nhân công rẻ. Điều này được giải thích do giá hầu hết các yếu tố đầu vào cho việc sản xuất như nguyên phụ liệu, xăng, chi phí vận chuyển… đều tăng cao.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaxia..., lương bình quân của công nhân cao hơn ta khá nhiều nhưng giá hàng may mặc xuất khẩu của họ ra thị trường quốc tế nói chung và sang thị trường Nhật Bản nói riêng rất cạnh tranh. Điều này chứng tỏ việc cạnh tranh về hàng may mặc không còn là vấn đề giá nhân công rẻ mà mấu chốt là công nghệ bởi giá lao động rẻ chỉ là lợi thế nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, các quá trình sản xuất được tự động hoá thì giá nhân công rẻ không còn là thế mạnh như trước.
Nếu tính toán chi tiết, lợi thế giá nhân công rẻ của Việt Nam không phải là lớn do tuy giá nhân công theo giờ rẻ song năng suất lao động của công nhân Việt Nam quá thấp so với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Bảng số liệu sau so sánh năng suất được tính bằng giá trị gia tăng theo lao động của Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Bảng 18: Giá trị gia tăng theo lao động -VA/L (giá so sánh-USD)
Năm
Việt Nam
Trung Quốc
Inđônêxia
Malaixia
Hàn Quốc
Đài Loan
Singapore
1995
1.380
1.490
3.900
9.890
37.870
20.300
16.230
1996
1.720
1.490
4.000
10.450
37.210
22.500
16.270
1997
1.720
1.650
3.700
10.700
33.160
22.900
16.190
1998
1.770
1.760
3.100
7.980
20.510
21.100
15.560
Nguồn: Ước tính của các chuyên gia dự án
Chỉ số về chi phí cho một lao động có thể được xem như là đại diện cạnh tranh quốc tế về chi phí. Chỉ số này của Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc, Iđônêxia, Malaixia và Hàn Quốc, nó chỉ ra rằng ngành may mặc của Việt Nam cạnh tranh thấp hơn so với các nước đã nói trên.
Hơn nữa, trong kết cấu giá trên, bảo hiểm xã hội cũng có ảnh hưởng đến giá thành nhưng hiện nay pháp luật Việt Nam quy định mức bảo hiểm xã hội là 20%, trong đó 15% doanh nghiệp đóng được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% trừ vào lương người lao động. Trong khi Thái Lan quy định chỉ có 5%, thì có thể nói mức bảo hiểm của Việt Nam như vậy là quá cao, làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, do trong thời gian qua, mức lương tối thiểu của Việt Nam tăng từ 144.000đ/tháng lên 210.000đ/tháng rồi 290.000đ/tháng và tiếp tục sẽ tăng nữa làm cho số tiền bảo hiểm phải đóng cũng tăng, chi phí sản xuất tăng và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói chung và hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản nói riêng.
Mặc khác, phần lớn lượng nguyên liệu và đôi khi cả phụ liệu đầu vào của doanh nghiệp may là nhập khẩu theo dạng tạm nhập tái xuất do khách hàng đặt gia công cung cấp. Cũng có nhiều khách hàng mua vải và phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam để đưa đến các doanh nghiệp may gia công nhưng giá cả của các nguyên vật liệu sản xuất trong nước thường đắt hơn giá nhập khẩu, mẫu mã lại nghèo nàn, thủ tục mua bán phức tạp, tiến độ giao hàng sai hợp đồng thường xuyên xảy ra... Chính vì vậy các doanh nghiệp may thường nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài trong khi Trung Quốc, ấn Độ... hầu như không phải nhập khẩu. Do tỷ trọng nội địa hoá của các nước Trung Quốc, ấn Độ... cao nên giá nguyên vật liệu may rẻ hơn 60% so với giá nhập khẩu. Trong kết cấu giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên phụ liệu chiếm khoảng 15% nên việc sử dụng nguyên vật liệu đắt làm giá sản phẩm may mặc Việt Nam cao hơn so với các nước khác.
Chi phí sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam cao còn là do chi phí điện nước cao. Chẳng hạn, với giá điện tăng 10%, đặc biệt là với cách tính điện 3 giá với các doanh nghiệp may mặc có tổ chức sản xuất nhiều ca như hiện nay thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vẫn còn gặp khó khăn trong việc nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của mình trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, việc nhiều doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư phát triển và trả lãi vay vốn cao khiến tăng chi phí sản xuất kinh doanh cũng làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm may.
Hệ thống giao thông vận tải Việt Nam tuy đã được đầu tư và nâng cấp nhiều nhưng vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến thời gian giao hàng cũng như chi phí vận chuyển hàng xuất nhập khẩu. Chẳng hạn, hành trình chuyển hàng từ Thượng Hải -Trung Quốc sang Osaka-Nhật Bản chỉ tốn có 450 USD/contanner 20 feet trong khi chi phí chuyển hàng từ Hồ Chí Minh, Hải Phòng đi Osaka là 570 USD/contanner 20 feet, đặc biệt từ Đà Nẵng đi Osaka lên đến 850 USD/contanner 20 feet. Như vậy, cùng với một lượng hàng như nhau nhưng chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật cao gấp 1,27 đến 1,89 lần so với từ Trung Quốc sang Nhật Bản.
Nói tóm lại, tuy có lợi thế về giá nhân công nhưng năng suất lao động thấp, công nghệ lạc hậu, trình đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 808.doc