MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY 6
1.1. Vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên hiện nay 6
1.2. Nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên - yêu cầu tất yếu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo 23
Chương 2: NÂNG CAO VAI TRÒ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 42
2.1. Biểu hiện đặc thù của sinh viên ở tỉnh Thái Bình với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập 42
2.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra khi nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở Thái Bình hiện nay 58
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH 72
3.1. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay 72
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay 80
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mảnh đất "địa linh, nhân kiệt" giàu truyền thống văn hiến, khoa bảng, có truyền thống lao động, sản xuất giỏi và truyền thống chống giặc ngoại xâm. Sinh viên ở tỉnh Thái Bình ngoài những đặc điểm chung của sinh viên cả nước thì có những nét riêng nhất định.
Thứ nhất, qua khảo sát cho thấy gần 90% trong số sinh viên ở Thái Bình là con em nông dân, đời sống còn rất nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Trình độ dân trí của cha mẹ họ chưa cao, thậm chí có người chỉ vừa thoát được nạn mù chữ, tâm lý, nhận thức, tình cảm nhu cầu, tâm trạng… ở mức độ thấp. Trước tình cảnh đó mà những người con của họ đã cố gắng, tự lực và chủ động rất nhiều để có thể trở thành sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng. Nội lực gì thúc đẩy họ tiến lên vượt qua số phận, vượt qua hoàn cảnh ? Phải chăng là ý chí, nghị lực, sự nỗ lực của bản thân và truyền thống hiếu học của quê hương.
Như vậy, nếu sinh viên ở một số đô thị lớn có nguồn gốc xuất thân rất đa dạng, từ gia đình công nhân, trí thức, bộ đội, nông dân thì đa số sinh viên ở tỉnh Thái Bình xuất thân thuần nhất từ nông dân. Bản chất thật thà, cần cù, chịu thương chịu khó, chăm chỉ của người nông dân - cha mẹ họ đã in đậm trong cốt cách của những sinh viên này. Do đó, sinh viên ở Thái Bình ít bị các tệ nạn xã hội tác động hơn, bản thân họ giản dị, ít đua đòi… những đức tính này rất quý nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay.
Vốn sinh ra trong những gia đình nông dân kinh tế yếu, kém phát triển, lao động sản xuất còn giản đơn ít tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến, chưa tiếp cận nhiều với các hoạt động tập thể nên sinh viên Thái Bình còn có phần rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, chưa thật sự mạnh dạn và khả năng tìm tòi khám phá còn hạn chế.
Thêm nữa cha mẹ họ là nông dân, cả đời lam lũ vất vả nên họ luôn mong muốn và định hướng cho con cháu mình về nghề nghiệp là phải trở thành trí thức, viên chức Nhà nước, cụ thể là phải trở thành thầy thuốc, thầy giáo hay những nhà kinh tế. Dự định này cao hơn rất nhiều so với các dự định nghề nghiệp khác. Điều này cho thấy khao khát của nhiều bà con nông dân là mong cho con mình thoát khỏi lũy tre làng, có biên chế trong cơ quan Nhà nước, được học hành đỗ đạt. Nhiều người cho rằng sự thành đạt của con cháu là niềm vinh dự của gia đình và dòng họ.
Vậy là mỗi người sinh viên Thái Bình lại phải chịu thêm một sức ép vô lý nữa, sức ép của gia đình muốn con thành đạt nhưng lại không có khả năng kinh tế để nuôi con đi học ở tỉnh ngoài. Thái Bình chỉ có trường đại học Y khoa, trường cao đẳng Sư phạm, trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật là quá ít cho việc thực hiện mơ ước của tuổi trẻ.Vì vậy nên rất tiếc cho nhiều em, khao khát học tập, mong muốn được đi tới mọi miền của đất nước để học tập, nghiên cứu và cống hiến tài năng nhưng không thể thực hiện được bởi vì cha mẹ các em không thể chu cấp được các khoản như học phí, tiền ăn, ở, mua sách vở và các chi phí khác khi gửi con ra các thành phố lớn để học. Sinh viên Thái Bình chịu thiệt thòi hơn so với sinh viên các tỉnh khác. Điều kiện sinh sống, hoàn cảnh gia đình đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới con người, tới ý chí, nghị lực của các em.
Tuy vậy, để trở thành sinh viên ngay trên quê hương mình hay những sinh viên nghèo của tỉnh khác đến Thái Bình học tập cũng đã là một sự cố gắng, một sự nỗ lực, một sự vươn lên rất đáng trân trọng và tự hào của các em đang học tập và nghiên cứu trên quê lúa Thái Bình. Tất cả những điểm sáng cũng như những hạn chế của các em đã tạo thành một nét rất riêng của sinh viên ở tỉnh Thái Bình.
Thứ hai, ở tỉnh Thái Bình có hiện tượng học sinh học rất giỏi đỗ nhiều trường đại học ở Hà Nội, nhưng không thể đi học bởi lẽ gia đình họ không thể chu cấp kinh phí cho họ khi học xa nhà, nên họ chấp nhận học ở trường đại học, cao đẳng tại tỉnh nhà. Vì vậy mà chất lượng đầu vào của sinh viên ở tỉnh Thái Bình là rất cao. Theo danh sách sinh viên trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ở Thái Bình chúng tôi thấy bằng tốt nghiệp THPT của họ xếp loại khá trở lên chiếm tới 86,5% và điểm tuyển vào trường ở một số khoa lên tới 24,5 điểm. Có những năm như năm 2000 - 2001, 2001 - 2002 nhiều em thi đậu trường đại học Quốc gia Hà Nội nhưng lại không đủ điểm để vào trường đại học, cao đẳng tại tỉnh nhà.
Tuy còn khó khăn về vật chất nhưng truyền thống hiếu học của ông cha để lại cùng với sự nỗ lực của bản thân đã giúp những người học sinh Thái Bình thoát ra khỏi luỹ tre làng để đến với giảng đường đại học. ở đây vai trò chủ thể của họ đã được sử dụng và phát huy. Họ đã chủ động tìm đường đi cho chính bản thân mình, chủ động thực hiện ước mơ của mình, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
Với chất lượng đầu vào cao như vậy nên sinh viên ở Thái Bình năm học 2003 - 2004 tỷ lệ lên lớp thẳng không phải thi lại môn nào là rất cao, đạt 42,08% tăng 7,22% so với năm học trước. Tỷ lệ sinh viên đỗ tốt nghiệp là 97,89% [100].
Học kỳ I năm học 2004 - 2005 tỷ lệ sinh viên lên lớp thẳng, không phải thi lại môn nào đạt 59,21% (tăng 17,23% so với năm học 2003 - 2004) [100].
Chất lượng rèn luyện đạo đức của sinh viên cũng ngày càng tốt hơn, Năm 2003 - 2004 tỷ lệ sinh viên đạt loại tốt và xuất sắc là 38,5%. Kỳ I năm 2004 - 2005 loại tốt và xuất sắc đạt 52,1% (tăng 13,6% so với năm 2003 - 2004) tay nghề của sinh viên Thái Bình khi ra trường được đánh giá rất cao [100].
Thứ ba, sinh viên ở tỉnh Thái Bình tập trung chủ yếu ở trường đại học Y khoa và ở hai trường cao đẳng là cao đẳng Sư phạm và cao đẳng Kinh tế kỹ thuật.
Như vậy, nếu ở một số trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… có sinh viên của rất nhiều trường, nhiều ngành nghề khác nhau thì sinh viên ở Thái Bình chủ yếu tập trung vào hai nghề cao quý là sư phạm và chữa bệnh cứu người. Nghề sư phạm và nghề chữa bệnh tự thân chúng đã là những nghề cao quý nhưng lại đòi hỏi ở sinh viên phải có những phẩm chất đặc biệt về tư cách, đạo đức, nhân phẩm, trách nhiệm, sự tự trọng…
Thứ tư, Thái Bình là một tỉnh thuần nông nên ít bị mặt trái của kinh tế thị trường tác động. Vì vậy, sinh viên ở tỉnh Thái Bình ít bị xa vào các tệ nạn xã hội hơn ở một số thành phố khác. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao vai trò chủ thể nhận thức của họ trong học tập.
Thứ năm, ngoài việc phấn đấu học tập tốt thì sinh viên Thái Bình còn luôn có ý thức tu dưỡng đào đức, rèn luyện nhân cách, có ý thức chính trị tốt để phấn đấu trở thành Đảng viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hàng năm có trên 1% đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng. Các công tác tình nguyện được sinh viên Thái Bình thực hiện thường xuyên, vào các ngày nghỉ lễ, ngày hè tại các ngã tư đường phố luôn có các em giúp cho giao thông trong toàn tỉnh an toàn hơn, bớt đi rất nhiều những vụ tai nạn đáng tiếc khi mà ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn hạn chế. Thậm chí "mùa hè xanh" các sinh viên tình nguyện còn toả về các làng quê, ngõ xóm tham gia cùng các đoàn thể, tổ chức để giúp đỡ người dân “xoá nhà tranh dột nát”, giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có liên quan đến chất độc màu da cam….
Ngân hàng máu của Bệnh viên tỉnh Thái Bình không bao giờ bị khan hiếm bởi có hàng ngàn sinh viên thường xuyên tham gia hiến máu cho các bệnh viện.
Ngày nay trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường, năng lực của người sinh viên quê lúa vốn bình yên phẳng lặng cũng được thử thách, bộc lộ và phát triển.
Kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi tất cả các sinh viên phải không ngừng tu dưỡng, phấn đấu về trí tuệ, tri thức đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức. Nó không có chỗ đứng cho những sinh viên thiếu nghị lực vươn lên, đặc biệt là sinh viên Thái Bình một tỉnh thuần nông kinh tế chưa phát triển thì nghị lực vươn lên của các em phải lớn hơn bao giờ hết. Đại bộ phận sinh viên Thái Bình ngày nay không còn ngày ngày mang sách tới trường tối về ký túc xá với bốn bức tường vây quanh, đời sống thời kinh tế thị trường, những bức xúc của xã hội buộc họ phải tận dụng hết chất xám của mình để tìm việc làm. Việc làm vừa là cơ hội để họ khẳng định mình lại vừa thiết thực hơn là làm để nuôi sống bản thân vì những gia đình nông dân thường khó khăn không chu cấp được toàn bộ tiền ăn, học cho con. Mặc dù công việc của sinh viên chỉ là tạm thời, nhưng đây thực sự là con đường ngắn nhất để sinh viên Thái Bình có cơ hội thực hành những điều đã học trong hoạt động thực tiễn, nuôi dưỡng những khát vọng trong tương lai.
Về nhận thức và hành động học tập của sinh viên Thái Bình cũng có những nét khác với sinh viên của cả nước.
Tuyệt đại đa số sinh viên Thái Bình đều nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập của mình. Học để nắm vững tri thức, nâng cao hiểu biết cho mình và cho xã hội (3.000 sinh viên đang học tập và sinh sống ở Thái Bình được hỏi thì 100% sinh viên nhất trí với ý kiến trên). Học để trang bị cho mình một ngành nghề nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội, xây dựng đất nước (qua khảo sát 3.000 sinh viên của ba trường Đại học Y khoa Thái Bình, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Cao đẳng sư phạm Thái Bình thì 100% nhất trí). Có lẽ ở một tỉnh thuần nông với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, họ muốn thoát khỏi cảnh “hai sương, một nắng” trên những cánh đồng nên khao khát có nghề nghiệp của họ mãnh liệt hơn.
Nhận thức đúng về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ học tập, sinh viên ở Thái Bình có động cơ học tập nghiêm túc, khoa học, chủ động trong học tập, lo lắng đến kết quả học tập. Điều đó thể hiện trong các hành động sau:
Để chuẩn bị tri thức nghề nghiệp cho tương lai, nhiều sinh viên không những nỗ lực học tốt chương trình của trường mình mà còn tham gia học thêm ngoại ngữ, tin học và nhiều môn khác đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội.
Động cơ học tập của sinh viên Thái Bình hiện nay còn được phản ánh qua động cơ chọn ngành nghề:
- 9% sinh viên chọn ngành nghề theo sở thích.
- 52% sinh viên chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của gia đình.
- 12% sinh viên chọn ngành nghề có điều kiện phát triển những năng lực của cá nhân.
- 10% sinh viên chọn ngành nghề có thu nhập cao.
- 13% sinh viên chọn ngành nghề mà xã hội cần.
- 3% sinh viên chọn ngành nghề đem lại sự thành đạt cho cá nhân.
(Qua điều tra 3.000 sinh viên đang học tập và sinh sống tại Thái Bình) so với điều tra xã hội học mà đề tài cấp bộ mã số B98 - 36 - 42 thực hiện tại một số trường phía Bắc đã phản ánh như sau:
- 16% sinh viên chọn ngành nghề theo sở thích
- 34% sinh viên chọn ngành nghề phù hợp với khả năng
- 14% sinh viên chọn ngành nghề có kinh tế phát triển năng lực cá nhân.
- 11% sinh viên chọn ngành nghề có thu nhập cao.
- 16% sinh viên chọn ngành nghề mà xã hội cần.
- 7% sinh viên chọn ngành nghề đem lại sự thành đạt cho cá nhân.
Như vậy so sánh hai bảng điều tra ở trên thì sinh viên Thái Bình có những điểm khác so với sinh viên của cả nước. Có tới trên 80% số sinh viên chọn ngành nghề có động cơ đúng đắn, xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân, hoàn cảnh gia đình và xã hội, ít chạy theo những ngành nghề có thu nhập cao nhưng không phù hợp với khả năng, điều này tạo ra một tâm lý yên tâm, ổn định, hứng thú trong học tập.
Động cơ học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình được thể hiện ở ý thức học tập. Theo đánh giá của cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý của 3 trường (đại học Y khoa Thái Bình, cao đẳng Sư phạm, cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Bình) thì có 35% sinh viên có ý thức học tập tích cực, 52% sinh viên có ý thức học tập bình thường và chỉ có 5% ý thức kém và không biểu hiện là 7%, rất khác so với một số tỉnh khác trong khu vực. Theo đánh giá của cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý các trường đại học phía Bắc (đề tài cấp bộ mã số B98 - 36 - 42- 48 - Tr43) thì chỉ có 17% sinh viên có ý thức học tập tích cực, 47% có ý thức học tập bình thường, 31% ý thức kém và không biểu hiện là 11%.
Như vậy so với các trường ở cùng khu vực, thì sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Thái Bình tư tưởng bình quân chủ nghĩa trong ý thức học tập đã được khắc phục rất nhiều, tỷ lệ sinh viên có thái độ học tập tích cực, có học lực khá giỏi có chiều hướng tăng. Nhiều sinh viên không chỉ tích cực, chăm chỉ học tập mà đã mạnh dạn tham gia nghiên cứu khoa học. Một công việc mới mẻ đầy tính mạo hiểm và nan gian, nhất là đối với sinh viên Thái Bình, xuất thân từ nông thôn, con em nông dân là chủ yếu.
Bên cạnh đại đa số sinh viên nhận thức được hoàn cảnh của bản thân điều kiện gia đình và tình hình chung của tỉnh, của xã hội đã xác định được động cơ học tập đúng đắn, thì còn một số ít những sinh viên học đối phó. Điều này do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân là họ đã không thể thực hiện được nguyện vọng, ước mơ vào các trường đại học lớn ở Hà Nội theo sở trường hoặc năng lực của họ do điều kiện kinh tế của gia đình. Vì lẽ đó, ngay từ năm thứ nhất, những sinh viên này đã có tâm trạng buồn chán, học cho qua, đối phó. Rồi cũng do điều kiện gia đình khó khăn mà một số sinh viên phải đi làm thêm để kiếm sống, học thêm, dẫn đến quỹ thời gian học hẹp lại, họ buộc phải học tủ, học lệch chỉ tập trung vào các môn thi cử, xuất hiện tình trạng sinh viên bỏ tiết, đi học muộn đối với những môn học ít liên quan đến nghề nghiệp sau này nhưng lại rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, nhân cách, đạo đức như: Triết học, Đạo đức học, Xã hội học… dẫn đến một bộ phận nhỏ sinh viên ấy chất lượng học tập của họ chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh, cho đất nước.
Có thể nói, nhận thức và động cơ học tập là yếu tố quyết định tinh thần học tập của những sinh viên khi còn ngồi trên ghế các trường đại học, cao đẳng. Phần lớn sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay có tinh thần học tập chăm chỉ, tận dụng hết thời gian và khả năng cho phép để học. Tinh thần học tập được thể hiện trên cả hai mặt: Học tập trên lớp, dưới sự hướng dẫn của thầy cô và tự nghiên cứu ngoài giờ. Trong số sinh viên được hỏi (3.000 sinh viên của 3 trường từ năm thứ nhất đến năm thứ 6) về tinh thần học tập trên lớp, thì có tới 45% có tinh thần học tập tích cực, 53% đồng ý với ý kiến của các bạn tích cực, nhưng cũng còn một số bạn lười, 5% cho là có một số sinh viên quá lười. Về thời gian tự học ở nhà, có 37% sinh viên trả lời học 5 tiếng trở lên trong 1 ngày, 48% học từ 2 - 4 tiếng, 11% học từ 1 -2 tiếng và hầu như không học chiếm 4%. Số sinh viên được hỏi (theo điều tra 3.000 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 của 3 trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Thái Bình).
Chúng ta đều biết rằng, học ngoài giờ là một hoạt động không thể thiếu được ở người đi học. Đây là thời gian trau dồi lại những kiến thức đã tiếp thu được trên lớp, biến chúng thành những tri thức của riêng mình, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Kết quả điều tra cho thấy, sinh viên Thái Bình đã có cố gắng trong học tập, mặc dù vẫn còn có những hiện tượng lãng phí thời gian và điều kiện học tập… Số sinh viên học tập chưa nghiêm túc này là nguyên nhân của một số trường hợp thi cử chưa nghiêm túc, còn có hiện tượng vi phạm quy chế thi, mà sâu xa hơn là quá trình đào tạo những sinh viên chỉ "dán mác" bằng cấp mà không có nội dung tri thức là điều không thể tránh khỏi.
Khi chúng tôi hỏi 3.000 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 ở các trường cao đẳng và từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 ở trường đại học có thấy bạn mình là những việc sau đây không:
- Mang tài liệu vào phòng thi: 11% sinh viên được hỏi trả lời có.
- Trao đổi với nhau khi làm bài thi: 19,5% được hỏi trả lời có.
- Sử dụng tài liệu trong khi làm bài thi: 1% được hỏi trả lời có.
Như vậy chúng tôi có thể kết luận, sinh viên Thái Bình đã khá nghiêm túc khi thi cử bởi so với kết quả điều tra các sinh viên của những trường đại học, cao đẳng phía Bắc thì kết quả là:
- Mang tài liệu vào phòng thi 48% sinh viên được hỏi trả lời có.
- Trao đổi với nhau khi làm bài 36% được hỏi trả lời có.
- Sử dụng tài liệu trong khi làm bài thi 24% được hỏi trả lời có.
Sinh viên ở Thái Bình còn có điểm khác với sinh viên một số tỉnh khác là ngoài quan hệ với bạn bè trong tỉnh, trong nước thì họ còn nhiệm vụ giao tiếp, quan hệ và giúp đỡ sinh viên Quốc tế từ hai nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, nhất là sinh viên trường đại học Y khoa. Đây là một việc cũng rất cần sự cố gắng, nỗ lực của sinh viên Thái Bình bởi lẽ phải giúp các bạn sinh viên Quốc tế làm quen với cuộc sống ở Việt Nam, ở Thái Bình, giúp họ giao tiếp với những người xung quanh và giúp đỡ họ khi gặp những khó khăn, trở ngại trong học tập và trong cuộc sống.
Ngoài những ưu điểm trên, vượt mọi khó khăn cả về vật chât lẫn tinh thần, tích cực, chủ động để vươn lên trong học tập, biết lựa chọn trường học, nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện kinh tế của gia đình thì sinh viên Thái Bình còn có những hạn chế nhất định.
Vì sinh sống và học tập trên một vùng quê lúa, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sản xuất công nghiệp còn rất khiêm tốn nên con người nơi đây bị ảnh hưởng rất nhiều của một nền văn minh lúa nước, sản xuất nhỏ manh mún, cá nhân nên tinh thần hợp tác, khả năng sáng tạo, năng lực thực hành, và khả năng độc lập giải quyết các vấn đề còn nhiều hạn chế.
2.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra khi nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay
2.2.1. Thực trạng nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình
Qua khảo sát 3.000 sinh viên đang học tập và nghiên cứu tại tỉnh Thái Bình (sinh viên của trường đại học y khoa, sinh viên trường cao đẳng Sư phạm, sinh viên của trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Bình), với mục đích thăm dò ý kiến của các em về các vấn đề nội dung chương trình, phương pháp dạy - học và nghiên cứu khoa học, điều kiện sinh hoạt của sinh viên, những yếu tố có liên quan và ảnh hưởng đến nhận thức của các em trong quá trình học tập. Số sinh viên được khảo sát của 3 trường nhằm vào các đối tượng từ năm thứ nhất đến năm thứ ba ở hai trường cao đẳng và từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 tại trường đại học Y khoa Thái Bình.
Các câu hỏi trắc nghiệm mà chúng tôi đưa ra có các nội dung chính sau:
STT
Câu hỏi trắc nghiệm
Có
Không
Không có ý kiến gì
1
Học tập để phát triển tài năng, lập nghiệp
100%
2
Vấn đề việc làm và nghề nghiệp sau khi ra trường
100%
3
Quan tâm đến giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức
91,5%
4
Thái độ của bạn đối với các tệ nạn xã hội
98%
5
Nội dung giáo trình hiện nay có phù hợp với trình độ nhận thức của bạn không
37%
52%
11%
6
Nội dung và phương pháp giảng dạy
- Lạc hậu
39,5%
- Không lạc hậu
19,5%
- Không có ý kiến gì
41%
7
Bạn thích phương pháp giải dạy nào nhất trong 3 phương pháp sau:
- Đọc chép
- Thuyết trình
- Nêu tình huống có vấn đề
19%
81%
8
Thầy giáo giữ vai trò quyết định
30%
9
Tự học, tự nghiên cứu cá nhân giữ vai trò quyết định, thầy giáo chỉ giữ vai trò định hướng, gợi mở.
70%
10
Bạn thích hình thức thi kiểm tra nào nhất:
- Trắc nghiệm.
- Vấn đáp.
- Viết luận văn
51%
40%
9%
11
Hiện bạn đang tham gia nghiên cứu khoa học ở các cấp
- Trường
- Thành phố.
- Bộ
33%
0,6%
12
Hoàn cảnh hiện nay của bạn.
- Hoàn toàn phụ thuộc gia đình
- Làm thêm công việc khác
75%
25%
Thông qua khảo sát sinh viên ở tỉnh Thái Bình chúng tôi thấy: Do đặc thù của một vùng quê lam lũ vất vả với nghề nông, sinh viên Thái Bình khao khát thoát khỏi “luỹ tre làng”, thoát khỏi cảnh "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" nên họ quyết tâm học để thay đổi cuộc đời, họ muốn học để lập nghiệp, để có một nghề nghiệp ổn định trong tương lai, để không phải "hai sương một nắng". Chính vì vậy mà 100% các em được hỏi đều trả lời là các em có gắng học để lập nghiệp, để có một nghề nghiệp ổn định sau khi ra trường. Chúng tôi thiết nghĩ đây là một nguyện vọng hoàn toàn chính đáng và rất đáng trân trọng của các em sinh viên ở Thái Bình. Đây có lẽ cũng là một điểm không giống với sinh viên ở các tỉnh, thành phố khác, mong muốn có nghề nghiệp đối với các em mãnh liệt hơn tất cả, các em đã vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần để vươn lên đầy nghị lực và ý chí. Điều này đã là động lực to lớn giúp các em chủ động, tự giác trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Về nội dung giáo trình hiện nay, qua khảo sát 3.000 sinh viên ở 3 trường đại học, cao đẳng tại Thái Bình, có 39,5% sinh viên cho rằng giáo trình lạc hậu, không phù hợp với nhận thức của các em, có 41% không có ý kiến và chỉ có 19,5% cho rằng giáo trình phù hợp với nhận thức của sinh viên. Qua ý kiến của các em thì nhìn chung giáo trình đại học, cao đẳng hiện nay nội dung chưa được tốt lắm, đã có nhiều giáo viên biên soạn sách nhưng chất lượng chưa khả quan. Phần lớn còn nặng về lý thuyết, nhẹ về ứng dụng, thực hành. Hàng năm Nhà nước đã đầu tư khoảng trên 10 tỷ đồng cho việc biên soạn giáo trình cho các trường đại học, cao đẳng nhưng hiệu quả sử dụng kém, do đó số lượng cũng như chất lượng giáo trình còn rất hạn chế, nội dung còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, cũng như khoa học công nghệ hiện đại.
Thái Bình là một tỉnh thuần nông, nguồn thu chủ yếu từ sản phẩm nông nghiệp, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, kinh phí dành cho giáo dục tuy được ưu tiên hàng đầu song so với nhu cầu thực tế thì còn thiếu hụt rất nhiều, chủ trương của tỉnh và các trường khuyến khích cán bộ, giáo viên biên soạn giáo trình và sách giáo khoa cho phù hợp với mục tiêu và nội dung đào tạo của nhà trường, nhưng số đầu sách được in còn quá ít so với nhu cầu.
Đối với nội dung và phương pháp giảng dạy, có 39,5% sinh viên cho là còn lạc hậu. Rất nhiều sinh viên có ý kiến về phương pháp dạy đại học và cao Đẳng ở Thái Bình còn áp dụng cách dạy “áp đặt”, người sinh viên chỉ biết vâng lời thầy và chăm chỉ ghi chép cho đúng những câu chữ mà giảng viên truyền đạt trên lớp. Cách truyền đạt như thế rất xa lạ với thông lệ quốc tế, một số môn học khi chưa có giáo trình chuẩn thì giảng viên mỗi người dạy theo một cách, có người tập trung truyền đạt các phương pháp, có người lại chỉ thiên về các ví dụ minh hoạ. Do đó, kết thúc một môn học có những sinh viên không hiểu nổi bản chất của môn học là gì ? Thật là một tình trạng đáng lo ngại, công nghệ giáo dục đã thay đổi nhiều, không phải do thiết bị quyết định mà phương pháp giáo dục đóng vai trò quan trọng. Sẽ là tốt hơn nếu giảng viên sử dụng cách dạy nêu vấn đề, gợi ý cho sinh viên đọc các tài liệu tham khảo và trình bày tại lớp đây là một hình thức mà nhiều trường đại học, cao đẳng ở nước ngoài đang áp dụng. Có tới 81% số sinh viên ở tỉnh Thái Bình được hỏi thích phương pháp giảng dạy nêu vấn đề. Đây là phương pháp mà người sinh viên thực sự được xem là “trung tâm” của giờ dạy, những thắc mắc, những lúng túng được đưa ra, thầy trò cùng giải quyết. Các em được đặt vấn đề nêu thắc mắc và cũng chính các em được tham gia giải quyết những vướng mắc của mình và các bạn. Người thầy trong giờ dạy thông qua quá trình giảng giải của mình tác động đến sinh viên, biến thành sức mạnh chủ quan của họ. Sức mạnh bên trong, chủ động ấy có thể làm cho kiến thức mà thầy giáo truyền cho sinh viên được nhân lên, sáng tạo thêm rất nhiều lần. Với ý nghĩa đó, phương pháp giảng dạy của người thầy phải thật sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, làm cho sinh viên phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của mình, và hợp tác tích cực với thầy trong quá trình dạy - học.
Chỉ có như vậy thì người thầy mới giúp sinh viên của mình không những nắm vững, nắm tốt kiến thức mà còn làm cho sinh viên có khả năng thích nghi, tự biến đổi, tự hoàn chỉnh mình sau khi ra trường.
Về vai trò của người dạy đối với chất lượng học tập của sinh viên. Qua khảo sát chúng tôi đã thu thập được rất nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng chất lượng học tập của người học phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của người thầy, thầy giỏi thì trò sẽ giỏi, thầy chưa giỏi thì trò cũng sẽ kém. Một số ý kiến khác lại cho rằng: Thầy giáo giữa vai trò quan trọng nhưng không quyết định đối với chất lượng học tập của sinh viên. Nếu thầy giỏi, tận tình, tâm huyết song trò lại không chịu hợp tác với thầy ỉ lại thầy, không tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập thì kết quả học tập chắc sẽ không cao. Chỉ có 19% sinh viên được hỏi cho rằng thầy giáo giữ vai trò quyết định, 11,5% không có ý kiến gì, còn lại 69,5% cho rằng tự học tập, nghiên cứu, cá nhân giữ vai trò quyết định còn thầy giáo chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng sinh viên Thái Bình không thụ động ỉ lại mà họ đã nhận thức đúng tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mình trong học tập. Điều này còn được thể hiện ở chỗ có tới hơn 50% sinh viên ở tỉnh Thái Bình tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học ở các cấp khác nhau. Nghĩa là họ đã phát huy được vai trò tích cực của mình không chỉ trong học tập mà cả trong nghiên cứu khoa học.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, một số người cho rằng sinh viên ngày nay ít hoặc không còn quan tâm đến chính trị, phai nhạt lý tưởng, suy thoái đạo đức lối sống... Nhưng qua thực tế đã được khảo sát tại tỉnh Thái Bình. Chúng tôi thu được kết quả khá bất ngờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- mục lục.doc