Luận văn Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay

Một số cán bộ Đảng, chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục cho rằng: chỉ cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và có những chính sách ưu tiên cho giáo dục, cho nhà giáo là đủ, còn đầu tư như thế nào, ưu tiên với đối tượng nào thì không rõ ràng, cụ thể thậm chí thiếu công bằng, theo kiểu mùa vụ (chỉ rộ lên trong lễ khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam, thi cử, bế giảng năm học). Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, nhất là việc quản lý chương trình, chất lượng dạy học, bằng cấp, thi cử. Nhiều trường THPT chỉ lo nâng cao chất lượng học vấn đơn thuần và ngày càng thu hẹp vào học để thi cử, để có tỷ lệ đỗ cao, có nhiều đội tuyển học sinh giỏi đạt giải, coi đó là cái danh lớn nhất của nhà trường mà ít đầu tư công sức vào những nội dung giáo dục khác như giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và hướng nghiệp. Sự nhận thức và chỉ đạo công tác giáo dục như vậy đã gây ảnh hưởng không tốt tới việc đội ngũ nhà giáo thực hiện vai trò của mình.

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững “mầm mống”, “tín hiệu” này đã phát triển và có khả năng đạt tới đỉnh cao của năng lực. 100% học sinh học ở trường THPT Chuyên và các lớp chất lượng cao trong các trường THPT tỉnh Thái Bình đều đỗ tốt nghiệp THPT, 80% - 90% có năm là 100% đỗ vào các trường đại học. Từ năm 1988 đến năm 2004 số học sinh trường THPT Chuyên đạt giải học sinh giỏi Quốc gia tăng lên, Thái Bình cũng là tỉnh có nhiều học sinh giỏi đạt giải Quốc tế: Năm 1993: 1 huy chương Bạc môn Toán tại Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1998: 1 huy chương Vàng môn Toán Châu á-Thái Bình Dương, 1 huy chương Đồng môn Toán Châu á-Thái Bình Dương. 1 huy chương Bạc môn Toán Quốc tế Năm 2000: 1 huy chương Đồng môn Toán Quốc tế tại Hàn Quốc. Năm 2003: 1 huy chương Đồng môn Vật lý Châu á-Thái Bình Dương. Năm 2004: 1 huy chương Bạc môn Hóa trong kỳ thi Olympic Quốc tế. [47, tr.235]. Những học sinh giỏi của Thái Bình trong tương lai sẽ bổ sung vào “nguồn nhân lực chất lượng cao”, vào đội ngũ trí thức, đội ngũ những nhà khoa học của tỉnh, của đất nước, góp phần tạo ra “Nguyên khí quốc gia”. Điều đó chứng tỏ đội ngũ nhà giáo THPT tỉnh Thái Bình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực đặc biệt của học sinh, họ thực sự góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, quê hương. Tuy nhiên những kết quả trên vẫn chưa thực sự vững chắc, số học sinh chưa chuyên cần, chưa hứng thú trong học tập còn khá nhiều (gần 10%), dẫn tới kết quả học tập yếu, kém. Khuynh hướng học chữ, lấy điểm, lấy bằng, chỉ cốt nắm được kiến thức để vượt qua các cửa ải thi cử vẫn còn khá phổ biến. Từ đó ở nhiều học sinh xuất hiện thái độ học lệch, chỉ tích cực học những môn các em cho là quan trọng đối với việc thi cử và nghề nghiệp của mình mà sao nhãng những môn học khác, điều này đã đi ngược lại với mục tiêu GD-ĐT những con người phát triển toàn diện. Một bộ phận học sinh coi đỗ đại học là cánh cửa duy nhất của cuộc đời nên có những em sức học yếu nhưng thi đại học 3- 4 năm không đỗ vẫn thi tiếp mà không chịu học nghề, học việc hoặc tìm việc làm phù hợp với khả năng, vừa gây tốn kém cho gia đình lại vừa lãng phí những năm tháng tuổi trẻ của bản thân. Đặc biệt có tới 6% học sinh không xác định được mục đích học tập, ở những học sinh này học là để có tấm bằng còn làm gì sẽ tính sau, hoặc học theo mong muốn của bố mẹ. Đây là thực tế khá phổ biến hiện nay ở Thái Bình, thực tế này đồng nghĩa với việc thực hiện vai trò trang bị tri thức văn hóa, khoa học cho học sinh của đội ngũ nhà giáo còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm, lưu ý và khắc phục. Thứ ba, thành tựu và hạn chế trong giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Vai trò chủ yếu của đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường là truyền thụ tri thức cho học sinh. Nhưng tri thức chân chính, tri thức hoàn chỉnh không phải chỉ là những điều học được trong sách vở, những tri thức đó cần phải được kiểm nghiệm, chứng minh trong thực tế, qua cuộc sống lao động của con người và gắn với tình hình thực tế ở từng địa phương. Hơn nữa do sự phát triển với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện nay đòi hỏi lớp người được đào tạo phải có đủ khả năng thích nghi ngay với sự phát triển đó. Vì vậy, học sinh rất cần được trang bị những kiến thức về lao động, về kỹ thuật tổng hợp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, nguồn nhân lực ở Thái Bình khá đông nhưng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Để tiến hành CNH, HĐH chính nền nông nghiệp đó và đưa Thái Bình “sớm thoát khỏi tỉnh nghèo và chậm phát triển, góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN” [13, tr.34], thì Thái Bình cần phải có một nguồn nhân lực với những con người lao động có kỹ thuật ngày càng hiện đại, lao động một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Đây là nhiệm vụ của ngành GD-ĐT Thái Bình mà lực lượng có vai trò quyết định là đội ngũ nhà giáo. ở các trường THPT tỉnh Thái bình, đội ngũ nhà giáo đã xác định: với mục tiêu đào tạo những con người phát triển toàn diện thì một trong những nhiệm vụ quan trọng mà họ phải thực hiện đó là đào tạo nên những con người biết lao động, yêu lao động, tôn trọng lao động của mình và của người khác, thích ứng được với mọi dạng hoạt động lao động phong phú trong xã hội hiện nay. Trong quá trình giáo dục và giảng dạy, các nhà giáo đã rất quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh những tri thức và kỹ năng của một nền sản xuất hiện đại, hình thành cho các em khả năng ứng dụng những tri thức đó vào hoạt động sản xuất ở địa phương. Trên cơ sở trang bị những kiến thức về lao động, kỹ thuật tổng hợp đội ngũ nhà giáo bồi dưỡng cho học sinh quan điểm đúng đắn về lao động, tinh thần quý trọng của công, tinh thần tập thể, kỷ luật và tự giác. Hiện nay, số học sinh tốt nghiệp THPT ở Thái Bình mỗi năm một nhiều, trong số đó có nhiều em (79%) băn khoăn rằng mình sẽ học ở đâu, sẽ làm việc gì và làm ở đâu để có thể cống hiến sức lực, hiểu biết của mình và để có thu nhập tốt hơn...đội ngũ nhà giáo chính là lực lượng giúp đỡ các em trong vấn đề này. Qua điều tra có 81% học sinh trả lời rằng: tất cả các môn học mà thầy cô trang bị đều giúp chúng em định hướng được nghề nghiệp; 89% học sinh thích các giờ thực hành nghề tại xưởng trường, tại các trung tâm dạy nghề trong huyện, thích các buổi sinh hoạt hướng nghiệp hàng tháng và các hoạt động mang tính hướng nghiệp. Nhiều học sinh trả lời: nếu không có các kiến thức mà các thầy cô đã trang bị và định hướng thì sau khi tốt nghiệp chúng em sẽ không thể và không có được các kế hoạch tương lai cho mình, thầy cô đã cho chúng em thấy cần phải gắn tương lai của mình với một hình thức lao động, một nghề cụ thể nào đó trong xã hội. Khá đông học sinh đã nhận thức rằng: con đường vào đời, lập thân, lập nghiệp không chỉ duy nhất là cánh cửa của các trường đại học; lao động kiếm sống bằng một nghề chuyên môn và đồng thời tiếp tục học lên, vừa làm vừa học là điều vừa có ích cho bản thân, vừa có ích cho xã hội và gia đình. Đó cũng là con đường giúp cho nguồn nhân lực này mau chóng trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của người lao động. Đây là thành quả đội ngũ nhà giáo đạt được qua việc giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, ở Thái Bình số học sinh nghiêm túc trong lao động, học tập chưa nhiều, những hiểu biết của học sinh về nền kinh tế quốc dân, về nền sản xuất hiện đại với những ngành nghề chủ yếu còn rất hạn chế. Một số học sinh vẫn mơ hồ về việc xác định nghề nghiệp của mình trong tương lai hoặc lựa chọn những ngành nghề không phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, không thích sau khi tốt nghiệp sẽ về làm việc và phát triển những ngành nghề truyền thống của quê hương. Điều này chứng tỏ tuy đã đạt được những thành quả nhất định nhưng đội ngũ nhà giáo THPT tỉnh Thái Bình vẫn chưa phát huy tối đa được vai trò của mình trong việc hướng nghề, hướng nghiệp cho học sinh, những kiến thức về lao động, kỹ thuật tổng hợp, giáo dục hướng nghiệp mà đội ngũ nhà giáo trang bị chưa thực sự là cơ sở vững chắc để giúp học sinh có sự hiểu biết nhất định và lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình. Thứ tư, thành tự và hạn chế trong giáo dục tri thức và rèn luyện thể chất, quốc phòng. Trong nhà trường, nhân vật rất quan trọng là đội ngũ nhà giáo, nhưng nhân vật mà đội ngũ nhà giáo phải chăm lo đào tạo lại chính là học sinh. Đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nhấn mạnh: “Muốn thanh niên khi ra trường có đạo đức tốt, có kiến thức đầy đủ, sẵn sàng phấn đấu ở bất cứ nơi nào cho sự nghiệp cách mạng mà sức khỏe không tốt thì làm được cái gì và đời sống của thanh niên sẽ như thế nào?” [16, tr.63-64]. Như vậy, đội ngũ nhà giáo không chỉ có vai trò to lớn trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, và trang bị những tri thức khoa học cho học sinh mà họ còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng ý thức rèn luyện thân thể để học sinh có đủ sức khỏe để sống, học tập, làm việc và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu quan niệm “thể chất” là chất lượng của cơ thể bao gồm sức khỏe, khả năng vận động của cơ bắp, sự sẵn sàng, được đánh giá bằng sức nhanh, sức bền thì ở các trường THPT tỉnh Thái Bình, thông qua việc giảng dạy môn thể dục và các hoạt động vui chơi ngoài giờ lên lớp, đội ngũ nhà giáo đã góp phần hoàn thiện thể chất cho học sinh về mặt hình thái và chức năng, làm cho các em vững vàng hơn trước những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường bên ngoài. Điều này chủ yếu được đánh giá ở thực trạng sức khỏe, ở kết quả thi rèn luyện thân thể hàng năm và kết quả hội khỏe Phù Đổng các cấp. Tuy Thái Bình chưa có một cuộc điều tra, nghiên cứu nào mang tính chất toàn diện về thể lực và sự biến đổi tình trạng sức khỏe của học sinh THPT, nhưng qua kết quả thi rèn luyện thân thể của học sinh THPT những năm gần đây với tỷ lệ đạt khá giỏi hàng năm đã cho thấy: học sinh THPT tỉnh Thái Bình hiện nay có sự phát triển tốt hơn trước cả về thể lực, khả năng vận động của cơ bắp, sức nhanh, sức bền và sự khéo léo (Xem bảng 2.7-phụ lục 02). Trong các kỳ hội khỏe Phù Đổng, thành tích thể thao của học sinh khối THPT cũng có những tiến bộ đáng kể, biểu hiện ở thành tích vượt kỷ lục hàng năm của học sinh thi đấu môn điền kinh, ở chất lượng ngày càng cao của các môn bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông. Tại hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI (tháng 8/2004) học sinh khối THPT đã đạt 6 huy chương Vàng, 7 huy chương Bạc, 17 huy chương Đồng góp phần đưa đoàn Thái Bình xếp thứ 22/64 tỉnh, thành phố trong cả nước [47, tr.237]. Cùng với việc tăng cường thể lực cho học sinh, đội ngũ nhà giáo rất quan tâm tới rèn luyện cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường. Khi tiến hành điều tra ở các trường THPT của 4 huyện: Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư, Đông Hưng, kết quả cho thấy: đa số học sinh (82%) bỏ được thói quen vứt giấy rác bừa bãi, các em rất thích một môi trường sống Xanh-Sạch- Đẹp và cảm thấy khó chịu khi phải sống hoặc sinh hoạt chung với những người bừa bãi, không giữ vệ sinh; 87% học sinh cho rằng, việc giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ đã làm các em cảm thấy tinh thần rất thoải mái khi học tập và ghi nhớ bài học nhanh hơn. Đúng như một nhà sư phạm Liên Xô đã phát biểu: Muốn cho học sinh nhớ bài lâu thì phải làm cho mọi giác quan như tai, mắt và các hoạt động của cơ bắp tham gia vào sự nhớ bài đó. 89% học sinh đều nhất trí rằng, những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cá nhân, phòng chống các bệnh tật học đường (cận thị, cong vẹo cột sống) và những kiến thức phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS... mà thầy cô giáo trang bị trong các giờ học, các buổi nói chuyện chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa thực sự rất bổ ích và giúp các em rất nhiều trong cuộc sống. Với kiến thức về quân sự, quốc phòng mà thầy cô trang bị, học sinh THPT Thái Bình đã có hiểu biết nhất định một số nội dung cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, về quân đội nhân dân Việt nam: 94% học sinh có thái độ trân trọng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; 96% học sinh lớp 12 thực hiện khám tuyển nghĩa vụ quân sự theo quy định; 82% học sinh sẵn sàng tham gia các lực lượng vũ trang nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với việc hình thành những phẩm chất về ý chí, đạo đức thì việc nâng cao thể lực, phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho học sinh không chỉ góp phần tạo ra một lớp người “cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần”, mà còn khắc phục được ở học sinh tâm lý thiếu tự tin trước những tác động của xã hội và sự thay đổi của các dạng hoạt động lao động. Đây là điều rất cần thiết đối với những người lao động trong thời đại mà nhịp sống hội nhập đang sôi động từng ngày, từng giờ như hiện nay. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện vai trò của đội ngũ nhà giáo trong phát triển thể lực cho học sinh vẫn chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu khắc phục thực trạng “thể lực nhỏ bé, sức khỏe hạn chế” của nguồn nhân lực nước ta. Biểu hiện: số học sinh thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể lực và giữ gìn sức khỏe chưa nhiều (41%), một số em chưa thấy được giá trị và tầm quan trọng của sức khỏe đối với các hoạt động khác, không ít học sinh chỉ chăm lo học các môn văn hóa để thi cử còn các giờ thể dục thì “kiến tập” với nhiều lý do khác nhau; các hoạt động ngoại khóa về thể dục vệ sinh, các buổi sinh hoạt chuyên đề về bảo vệ sức khỏe ít tham gia với lý do phải đi “học thêm”. Trong hành động thể hiện ra bên ngoài của học sinh với các hoạt động giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường xung quanh... còn có những hạn chế: hơn 10% học sinh chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, chưa đấu tranh với những hành vi phá hoạt môi trường; 10% học sinh chủ quan cho rằng mình trẻ, khỏe nên coi thường việc rèn luyện thân thể và bảo vệ sức khỏe của bản thân. Thứ năm, thành tựu và hạn chế trong giáo dục thẩm mỹ. Nhiều năm nay, giáo dục thẩm mỹ được thừa nhận là có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, phát triển trí tuệ và thể lực của học sinh: “Giáo dục khoa học và lao động mà không có yếu tố giáo dục thẩm mỹ thì sẽ trở thành sự giáo dục không có linh hồn”[18, tr.185]. Ngành GD-ĐT và đội ngũ nhà giáo THPT tỉnh Thái Bình cho rằng: không phải ngẫu nhiên trong những phẩm chất của con người mới bên cạnh sự hoàn thiện về thể chất còn có sự phong phú về tâm hồn, sự trong sáng về đạo đức. Đó chính là sự phát triển nhịp nhàng, cân đối, đẹp đẽ và có sức truyền cảm của thẩm mỹ mà đội ngũ nhà giáo cần bồi dưỡng và phát triển cho học sinh thông qua giảng dạy các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đa số học sinh THPT ở Thái Bình (68%) cho rằng cảm thụ được cái đẹp, được hưởng thụ cái đẹp và được sáng tạo ra cái đẹp luôn là điều các em mơ ước. 73% học sinh rất thích các buổi pich- níc mà thầy cô giáo tổ chức, vì ở đó các em được ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp, được thả hồn mình cùng với những mộng mơ, ước muốn. 63% học sinh thích tham gia các hội thi sáng tác tranh, thơ, kịch mà nhà trường tổ chức. 92% học sinh có thái độ bất bình trước những biểu hiện thiếu văn hóa thẩm mỹ và không chấp nhận việc sử dụng những sản phẩm văn hóa tiêu cực, đồi trụy. Năm 2003, tại cuộc thi viết truyện, vẽ tranh và chế tạo các sản phẩm từ đồ phế phẩm với chủ đề “vì ngôi nhà chung”, học sinh THPT Thái Bình đã tích cực tham gia với 76 sản phẩm gửi dự thi cấp tỉnh, trong số đó có 31 sản phẩm đạt giải tỉnh, 12 sản phẩm được gửi đi dự thi tại Hà Nội và có 2 sản phẩm nhận được giải thưởng [24]. Năm 2004, hội thi tìm hiểu luật phòng chống ma túy, hội thi tìm hiểu kiến thức sinh sản vị thành niên được tổ chức tại các trường THPT của tỉnh dưới hình thức sân khấu đã được học sinh tích cực tham gia với nhiều tiểu phẩm, nhiều tiết mục tấu hài do các em tự biên, tự diễn có nội dung sâu sắc và mang tính nghệ thuật khá cao. Tất cả những hoạt động đó để lại ấn tượng sâu đậm trong đời sống tinh thần của học sinh và tạo thành văn hóa học đường - văn hóa thẩm mỹ để các em vững vàng bước vào cuộc sống sau này. Tuy nhiên, công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh vẫn chưa được thực hiện một cách nhất quán, đầy đủ và hệ thống dẫn tới tình trạng: một số học sinh còn cẩu thả, tùy tiện trong sinh hoạt, thiếu vẻ đẹp thanh lịch trong cách ăn mặc và ứng xử. Khi quan sát một số buổi dạ hội và biểu diễn văn nghệ của học sinh, nhìn các em trang điểm, ăn mặc, nhảy múa, hát ca theo kiểu bắt chiếc các ca sĩ nổi tiếng nước ngoài ta có thể cảm nhận ngay được tri thức, thị hiếu và tình cảm thẩm mỹ của học sinh bị “tây hóa” đi rất nhiều. Chứng tỏ công tác giáo dục thẩm mỹ ở các trường THPT tỉnh Thái Bình vẫn chưa được thực hiện thực sự hiệu quả. 2.1.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế - Nguyên nhân của thành tựu: Những thành tựu mà đội ngũ nhà giáo THPT tỉnh Thái Bình đã đạt được nói trên là do: Một là, sự phấn đấu của đội ngũ nhà giáo trong giảng dạy và giáo dục. Theo chúng tôi đây là nguyên nhân quyết định trực tiếp. Cùng với sự phát triển KT-XH của tỉnh, trước yêu cầu của đổi mới chương trình, nội dung giáo dục và những đòi hỏi ngày càng cao của học sinh, đội ngũ nhà giáo THPT tỉnh Thái Bình đã nhận thức được vai trò, vị trí của mình, hiểu được nghề dạy học đòi hỏi người dạy phải không ngừng tự vươn lên, phải tư duy sáng tạo, phải có tấm lòng yêu thương và tâm hồn rộng mở, bao dung như những người cha người mẹ đối với con mình. Họ đã nỗ lực cố gắng để khẳng định uy tín của mình, tự giác tham gia vào các phong trào “thi đua dạy tốt”, “mỗi ngày một trang tư liệu”, “hãy chưa bằng lòng với chính mình”, “tư duy để góp ý kiến với đồng nghiệp”, tích cực học tập kinh nghiệm, cập nhật thông tin để nâng cao chất lượng các giờ dạy. Sự lao động tận tụy với tất cả sức lực, trí tuệ và tâm hồn, sự tâm huyết với nghề nghiệp, với con người và cuộc đời là nét đẹp trong nhân cách của của các nhà giáo THPT Thái Bình. Chính sự lao động miệt mài, cần mẫn, bền bỉ như những người nông dân cày ruộng, như ý chí, nghị lực và sự sáng tạo của những nhà khoa học mà đội ngũ nhà giáo THPT Thái Bình đã tạo nên sức thuyết phục, cảm hóa đối với các em học sinh và là một trong những nguyên nhân tạo nên những thành tựu nói trên. Hai là, sự tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận những tri thức mà đội ngũ nhà giáo trang bị. Học sinh là đối tượng được giáo dục đồng thời cũng là chủ thể tiếp nhận các tác động giáo dục để trưởng thành. Quá trình học sinh tiếp nhận tri thức mà đội ngũ nhà giáo trang bị sẽ giúp các em hình thành và phát triển những năng lực cần có của một nguồn nhân lực trong thời đại CNH, HĐH. Thế nhưng quá trình đó sẽ không có hiệu quả thậm chí có khi không thực hiện được nếu như bản thân học sinh không xác định được mục đích học tập của mình, không hiểu rõ nhiệm vụ học tập và không tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận những tri thức mà thầy cô trang bị. Học sinh THPT ở Thái bình hiện nay được sinh ra trong thời điểm đổi mới của đất nước, thế hệ các em là sản phẩm của thời kỳ đổi mới, các em sẽ lớn lên, trưởng thành và bước vào cuộc sống lập thân, lập nghiệp với tư cách là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước. Hơn nữa các em lại sinh ra tại một tỉnh thuần nông, nghèo, đang có nguy cơ tụt hậu so với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Do đó, phần lớn học sinh rất tích cực học tập, rèn luyện với mong muốn vươn lên thoát khỏi sự nghèo khó, góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển quê hương. Sự cố gắng của các em là động lực để đội ngũ nhà giáo thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình. Ba là, sự quan tâm của Đảng, chính quyền, ngành giáo dục đào tạo và ban giám hiệu các trường THPT tỉnh Thái Bình. Khi nói tới đội ngũ nhà giáo, Đảng và Nhà nước ta xác định: ngành giáo dục và những người làm công tác giáo dục cần được coi trọng, Nhà nước và nhân dân phải tôn trọng và bồi dưỡng nhà giáo một cách thích đáng. Nghị quyết 06/NQ của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về phát triển sự nghiệp GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay đã chỉ rõ: phải nâng cao địa vị của đội ngũ nhà giáo về tinh thần, phải bồi dưỡng nhà giáo về mọi mặt để cho họ xứng đáng với danh hiệu thực sự cao quý là “những kỹ sư tâm hồn. Đội ngũ nhà giáo là một trong những đối tượng luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của Đảng, chính quyền và các cấp các ngành trong tỉnh: Quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh về việc nhà giáo đi học cao học được hưởng phụ cấp 400.000 đ/tháng (nữ cao hơn 1/3 số phụ cấp trên), đi nghiên cứu sinh được hưởng phụ cấp 500.000 đ/tháng (nữ cao hơn 1/3 số phụ cấp trên); hàng năm trích từ ngân sách một phần không nhỏ tài chính để thưởng cho những nhà giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Quốc gia và nhà giáo có đội tuyển học sinh giỏi đạt giải Quốc gia; Quyết định về việc nâng lương sớm cho các đối tượng Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, giáo viên giỏi cấp tỉnh, nhà giáo được thưởng Huân chương Lao động, nhà giáo trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi có giải quốc gia, quốc tế; những dự án đầu tư về nước sạch, về hiện đại hóa trường học, về xanh hóa học đường… Sở GD-ĐT Thái Bình nhiều năm qua đã có nhiều biện pháp để tăng cường về số lượng, chất lượng của đội ngũ nhà giáo như: tổ chức điều tra, khảo sát, rà soát lại đội ngũ để sắp xếp và sử dụng; xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể về đào tạo và đào tạo lại; tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo; tổ chức các kỳ hội giảng để thúc đẩy nhà giáo cải tiến phương pháp dạy học và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, sách báo, tư liệu nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, đồng bộ hóa đội ngũ; tham mưu với tỉnh để có chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo như: nâng lương sớm cho những nhà giáo có thành tích xuất sắc, trợ cấp cho những nhà giáo đi học nâng cao trình độ… Các trường THPT cũng tạo mọi điều kiện để các nhà giáo phát huy vai trò và năng lực của mình. Từ việc xây dựng kỷ cương nền nếp trong dạy học, tổ chức đi thăm quan trường bạn để giáo viên học tập kinh nghiệm và mở mang kiến thức, tuyên dương khen thưởng những nhà giáo có thành tích cao, động viên thăm hỏi nhà giáo lúc khó khăn đến việc giải quyết đầy đủ chế độ chính sách cho nhà giáo theo quy định… đã tạo thành động lực góp phần tích cực để các nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bốn là, thành quả của 20 năm đổi mới đã đem lại sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống của nhân dân cả nước cũng như trong tỉnh trong đó có nhà giáo và học sinh ngày một nâng cao. Mọi hoạt động trong nhà trường phải bám sát cuộc sống đang đổi mới, đang không ngừng phát triển. Thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục đạt được trong 20 năm đổi mới đã giúp ích rất nhiều cho đội ngũ nhà giáo trong công tác giáo dục học sinh nhất là trong giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan và các chuẩn mực tư tưởng, chính trị. Cùng với những thành tựu chung, Thái Bình cũng đạt được những thành tựu to lớn: Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá; quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố; các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh được đổi mới và phát triển, việc xây dựng kết cấu hạ tầng được đẩy mạnh, GD-ĐT, khoa học và công nghệ có chuyển biến tích cực; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; chính quyền các cấp được củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân được phát huy; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tiến hành đồng bộ [13, tr.21]. Những thành tựu này không chỉ có ý nghĩa nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh mà còn là những minh chứng đúng đắn cho đội ngũ nhà giáo sử dụng để xây dựng và củng cố niềm tin cho học sinh, tạo động lực để các em tích cực học tập. - Nguyên nhân của hạn chế: Thứ nhất, nhận thức của một số cán bộ, nhân dân và một số nhà giáo về vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT chưa thật sâu sắc. Một số cán bộ Đảng, chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục cho rằng: chỉ cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và có những chính sách ưu tiên cho giáo dục, cho nhà giáo là đủ, còn đầu tư như thế nào, ưu tiên với đối tượng nào thì không rõ ràng, cụ thể thậm chí thiếu công bằng, theo kiểu mùa vụ (chỉ rộ lên trong lễ khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam, thi cử, bế giảng năm học). Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, nhất là việc quản lý chương trình, chất lượng dạy học, bằng cấp, thi cử. Nhiều trường THPT chỉ lo nâng cao chất lượng học vấn đơn thuần và ngày càng thu hẹp vào học để thi cử, để có tỷ lệ đỗ cao, có nhiều đội tuyển học sinh giỏi đạt giải, coi đó là cái danh lớn nhất của nhà trường mà ít đầu tư công sức vào những nội dung giáo dục khác như giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và hướng nghiệp. Sự nhận thức và chỉ đạo công tác giáo dục như vậy đã gây ảnh hưởng không tốt tới việc đội ngũ nhà giáo thực hiện vai trò của mình. Không ít bậc cha mẹ học sinh cho rằng, cha mẹ chỉ nuôi cho con ăn học, còn dạy bảo cho con có chữ nghĩa, nết na, đức hạnh là công việc của nhà trường và thầy cô giáo. Sự ủy thác theo kiểu “khoán trắng”, “trọn gói” đó là một quan niệm rất sai lầm. Sự quan tâm của một bộ phận cha mẹ học sinh đối với đội ngũ nhà giáo còn mang tính chất thực dụng của cơ chế thị trường theo kiểu “ thương mại hóa giáo dục” hoặc “có đi có lại một cách sòng phẳng”. Điều này đã làm nảy sinh những tiêu cực dẫn tới sự suy thoái đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo, làm mất đi niềm tin và sự tôn trọng của học sinh đối với người thầy, gây cản trở rất lớn tới chất lượng GD-ĐT hiện nay. Vẫn còn một bộ phận nhà giáo nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của chính mình, biểu hiện ở việc tách rời giữa các mặt giáo dục “trí, đức, thể, mỹ, nghề nghiệp”. Một số nhà giáo chỉ quan tâm “dạy chữ” mà không quan tâm đến “dạy người” đến rèn đạo đức, rèn tâm tính, phát triển thể lực cho học sinh. Nhận thức sai lầm sẽ dẫn tới hành động sai lầm, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của đội ngũ nhà giáo trong đào tạo nguồn nhân lực. Thứ hai, việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cũng như thực hiện các chế độ chính sách đối với nhà giáo còn nhiều bất cập. Trong báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 của sở GD-ĐT Thái Bình đã đánh giá “Mặc dù đã đáp ứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van (2).doc
Tài liệu liên quan