MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ. 8
1.1. Khái quát về năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong xét xử vụ
án hình sự . 8
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong
xét xử vụ án hình sự . 24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán
trong xét xử các vụ án hình sự . 32
Tiểu kết chương 1. 36
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA
THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TÒA ÁN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 37
2.1. Khái quát chung về Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng. 37
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự
tại Tòa án nhân dân ở thành phố Hải Phòng. . 41
2.3. Đánh giá chung về năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong xét
xử vụ án hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng. . 58
Tiểu kết chương 2. 68
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH
SỰ TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở HẢI PHÒNG . 69
3.1. Quan điểm về nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong
xét xử vụ án hình sự . 69
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong xét
xử vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. 75
Tiểu kết chương 3. 93
KẾT LUẬN. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 97
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực áp dụng pháp luật của thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm nhẹ hình phạt và cho hưởng án treo do
có tình tiết mới ở cấp phúc thẩm.
Kết quả xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm của TAND tối cao và của
Toà án thành phố Hải Phòng cho thấy: đường lối xét xử các VAHS của ngành
Tòa án Hải Phòng là ổn định, nghiêm minh, đúng pháp luật, tỉ lệ án cải sửa và
hủy thấp, không có vụ án nào bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Các
vụ án đều xét xử trong hạn luật định, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nhanh
dưới 01 tháng kể từ khi thụ lý, các phiên tòa đều được tiến hành đảm bảo yêu
cầu của công tác cải cách tư pháp theo đúng tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW
và Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị, đảm bảo tính khách quan, dân
chủ, nghiêm minh.
43
Trong năm 2014, theo báo cáo tổng kết công tác Tòa án năm 2014 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, (Tại kỳ họp thứ 3 khóa XIV HĐND
thành phố, số: 1983/BC-TA, ngày 18 tháng 11 năm 2014, ngành tóa án thành
phố đã đạt được những kết quả cơ bản [41]:
- Xét xử các VAHS:
- Án hình sự sơ thẩm: Tòa án thành phố thụ lý 174 vụ/434 bị cáo, đã
giải quyết xét xử 173 vụ/431 bị cáo, đạt tỉ lệ 99,4%; tòa án quận, huyện thụ lý
1214 vụ/2066 bị cáo, đã giải quyết xét xử 1198 vụ/2013 bị cáo, đạt tỉ lệ
98,7%. So với năm 2013 thụ lý tăng 52 vụ/123 bị cáo. Trong số các vụ đã giải
quyết tập trung chủ yếu vào các tội: “Tàng trữ vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy”: 375 vụ/479 bị cáo; “Trộm cắp tài sản”: 217vụ/376 bị cáo; “Cố ý
gây thương tích”: 155 vụ/254 bị cáo; “Cướp tài sản”: 76 vụ/185 bị cáo; “Cướp
giật tài sản”: 50 vụ/83 bị cáo; “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ”: 72 vụ/73 bị cáo. Một số tội đáng chú ý so với năm
2013 là: Tội “Hiếp dâm trẻ em” đã giải quyết, xét xử: 04 vụ/04 bị cáo tăng 03
vụ/03 bị cáo; “Tội giết người” đã giải quyết, xét xử: 35 vụ/78 bị cáo, giảm 08
vụ/40 bị cáo; Tội “Mua bán người” đã giải quyết, xét xử: 03 vụ/09 bị cáo,
giảm 05 vụ/02 bị cáo.
Đã tuyên phạt: tử hình: 04 bị cáo (đều về tội “Giết người”, giảm so với
năm 2013 là 01 bị cáo); tù chung thân: 16 bị cáo (giảm so với năm 2013 là 01
bị cáo); tù từ trên 20 năm đến 30 năm: 01 bị cáo; tù từ trên 15 năm đến 20 năm:
46 bị cáo; còn lại là từ từ 15 năm trở xuống và các hình phạt khác. Đã hoàn trả
23 hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Toàn ngành đã đưa ra xét xử
13 vụ án trọng điểm, 117 vụ án lưu động tại nơi xảy ra tội phạm, trong đó có 58
vụ án ma túy được tổ chức xét xử tại địa bàn phức tạp về ma túy, đáp ứng yêu
cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đối với loại tội phạm này.
- Án hình sự phúc thẩm: Tòa án thành phố thụ lý 176 vụ/233 bị cáo, đã
giải quyết xét xử 175 vụ/232 bị cáo, đạt tỉ lệ 99,4%. Kết quả xét xử: Giữ
44
nguyên bản án sơ thẩm đối với 122 bị cáo, cải sửa đối với 110 bị cáo (trong số
110 bị cáo cải sửa tăng hình phạt 04 bị cáo, giảm hình phạt 50 bị cáo, chuyển
từ hình phạt tù sang hình phạt cải tạo không giam giữ 08 bị cáo, còn lại là các
cải sửa khác). Lý do cải sửa phần lớn do có tình tiết mới ở giai đoạn xét xử
phúc thẩm như bị cáo bồi thường, khắc phục hậu quả cho người bị hại, người
bị hại xin giảm nhẹ hình phạtTAND tối cao đưa ra xét xử 73 vụ/122 bị cáo;
trong đó y án sơ thẩm đối với 74 bị cáo, sửa án sơ thẩm đối với 44 bị cáo, chủ
yếu là giảm nhẹ hình phạt và chuyển từ hình phạt tù sang cho hưởng án treo
do có tình tiết mới tại phiên tòa. Năm 2014, số lượng các vụ án lớn đặc biệt
nghiêm trọng về tội phạm ma tuý, tham nhũng, tội phạm về kinh tế giảm đáng
kể so với những năm trước.
Trong năm 2015, theo Báo cáo công tác Tòa án năm 2015 và phuơng
huớng, nhiệm vụ công tác 2013, trình tại kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố khóa
XIV nhiệm kỳ 2014-2016, số 2809/BC-TA, ngày 16 tháng 11 năm 2015., kết
quả đạt được như sau [42]:
Xét xử các VAHS: Toàn ngành thụ lý 1.607 vụ 2.813 bị cáo đã giải
quyết, xét xử 1.584 vụ/2.752 bị cáo, đạt tỉ lệ 98,6% so với cùng kỳ thụ lý tăng
42 vụ/79 bị cáo, giải quyết tăng 37 vụ/75 bị cáo. Trong đó: Tội “giết người”
thụ lý 41 vụ 81 bị cáo, so với cùng kỳ tăng 06 vụ 03 bị cáo. tội “Tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy” thụ lý 383 vụ/457 bị cáo, so với cùng
kỳ tăng 181 vụ/215 bị cáo. Tội tham nhũng thụ lý 08 vụ/42 bị cáo, so với
cùng kỳ tăng 06 vụ/40 bị cáo. Đã xuất hiện một số tội phạm mới như tội “Sử
dụng mạng máy tính, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” quy
định tại Điều 226b BLHS. Đã tuyên phạt: tử hình 08 bị cáo đều về tội “Giết
người” tăng 04 bị cáo so với cùng kỳ năm trước; tù chung thân 10 bị cáo,
giảm 06 bị cáo Trong năm 2015, TAND thành phố Hải Phòng đã tổ chức xét
xử Vụ án Phạm Thanh Bình và các bị cáo phạm tội "Cố ý làm trái các quy
định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại tập
45
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin. Đây là vụ án phức tạp, gây
thiệt hại đặc biệt lớn về tài sản, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm.
Được sự quan tâm chỉ đạo của TAND tối cao, các cơ quan tư pháp Trung
ương và Thường trực Thành ủy, TAND thành phố đã phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố và một số sở, ban, ngành có liên quan
tổ chức xét xử Vụ án nghiêm minh khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm có 08 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt,
TAND tối cao xét xử phúc thẩm giữ nguyên các quyết định của bản án sơ
thẩm. Quyết định của bản án phúc thẩm đã khẳng định đường lối xét xử của
TAND thành phố Hải Phòng là nghiêm minh, đúng người, đúng tội, được
đông đảo dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ. Cũng trong năm 2015, TAND
thành phố tổ chức xét xử nghiêm minh vụ cháy xảy ra tại Tân Dân huyện An
Lão, Vụ án tham nhũng đất đai tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy và nhiều vụ
án trọng điểm khác.
2.2.2. Kết quả áp dụng pháp luật trong xét xử vụ án hình sự của
Thẩm phán tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng năm 2016
Đối với hai năm 2016 và 2017, tác giả sẽ đưa ra số liệu cụ thể hơn cũng
như nêu ra nội dung và đường lối giải quyết một số vụ án để qua đó đánh giá
năng lực xét xử án hình sự của Thẩm phán TAND thành phố Hải Phòng.
Năm 2016 Tòa Hình sự - Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng thụ lý
tổng số các loại án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm 261 vụ 567 bị cáo, đã giải
quyết, xét xử 257 vụ 563 bị cáo, đạt tỉ lệ giải quyết 98,47% vượt chỉ tiêu thi
đua đề ra 3,47 %. Số thụ lý các VAHS sơ, phúc thẩm năm 2016 giảm 22 vụ
60 bị cáo so với năm 2015. Trong đó:
- Về án hình sự sơ thẩm: Đã giải quyết, xét xử 162 vụ 432 bị cáo trên
tổng số thụ lý 165 vụ 435 bị cáo đạt tỉ lệ 98,18 % vượt 3,18% so với chỉ tiêu
thi đua đề ra. So với năm 2015, số lượng thụ lý VAHS sơ thẩm giảm 28 vụ 67
bị cáo. Cụ thể kết quả xét xử án hình sự sơ thẩm năm 2016 như sau [43]:
46
Bảng 2.1. Kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa Hình sự -
Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng năm 2016
Nội dung Vụ Bị cáo
Thụ lý cũ: 04 15
Thụ lý mới: 161 420
Tổng thụ lý: 165 435
Đã giải quyết: 162 432
Còn lại: 03 03
Tỉ lệ giải quyết: (%) 98,18% 99,31%
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng [43].
+ Tội '' Mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý'': 32 vụ 72 bị cáo, giảm
14 vụ 53 bị cáo so với năm 2015.
+ Tội “Giết người”: 28 vụ 42 bị cáo, tăng 01 vụ nhưng giảm 22 bị cáo
so với năm 2015.
+ Tội “Mua bán người”: 02 vụ 02 bị cáo, giảm 03 vụ, 04 bị cáo so với
năm 2015.
+ Tội “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” và “Đánh bạc”: 14 vụ 134 bị
cáo, tăng 10 vụ 100 bị cáo so với năm 2015.
+ Các tội phạm về tham nhũng: Tội “Tham ô tài sản”, tội “Lạm dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, và tội “Thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng” là 03 vụ 07 bị cáo, giảm 02 vụ 07 bị cáo so với năm
2015.
+ Tội “Hiếp dâm trẻ em” là 04 vụ 04 bị cáo, tăng 02 vụ 01 bị cáo so với
năm 2015.
+ Tội '' Cướp tài sản'' 05 vụ 05 bị cáo, giảm 03 vụ, 08 bị cáo so với năm 2015.
+ Tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ nộp ngân sách nhà nước” theo
Điều 164a BLHS là 05 vụ 19 bị cáo, giảm 04 vụ 17 bị cáo bị cáo so với năm 2015.
47
+ Tội “Trộm cắp tài sản”: 21 vụ 59 bị cáo, tăng 07 vụ, 10 bị cáo so với
năm 2015.
+ Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 07 vụ 25 bị cáo giảm 04 vụ 11 bị
cáo so với năm 2015.
+ Tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”: 11 vụ 13 bị cáo
tăng 02 vụ, giảm 04 bị cáo so với năm 2015.
Kết quả xét xử sơ thẩm xử phạt: tử hình 10 bị cáo tăng 08 bị cáo so với
năm 2015; tù chung thân: 15 bị cáo (giảm 10 bị cáo so với năm trước); tù từ
trên 15 năm tù đến 20 năm: 40 bị cáo; tù từ trên 07 năm đến 15 năm: 49 bị
cáo; tù trên 3 năm đến 7 năm: 31 bị cáo; tù dưới 3 năm trở xuống: 171 bị cáo;
số bị cáo cho hưởng án treo 63 bị cáo chiếm 14,61% trên tổng số các bị cáo bị
xét xử.
Toà Hình sự đã đưa ra xét xử 04 vụ án lưu động và 04 vụ án trọng
điểm, đạt tỷ lệ 2,4 %, trong đó tập trung ở các tội: "Mua bán trái phép chất
ma túy"; “Mua bán người” đảm bảo tính nghiêm minh pháp luật, đáp ứng yêu
cầu chính trị địa phương và có tác dụng răn đe đối với tình hình tội phạm trên
địa bàn thành phố.
Trong quá trình thụ lý, giải quyết, qua nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng
cứ đã trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân thành phố trả 08 hồ sơ để điều tra bổ
sung, cơ bản đều được Viện kiểm sát chấp nhận điều tra theo yêu cầu của Toà
án bằng so với cùng kỳ năm trước.
Một số vụ án có tính chất phức tạp, đông bị cáo được dư luận và quần chúng
nhân dân đặc biệt quan tâm đã được Toà án đưa ra xét xử. Đáng chú ý là :
- Vụ án Bùi Anh Tuân phạm tội “Giết người”: Đây là vụ án đặc biệt
phức tạp trong việc đánh giá chứng cứ, có nhiều đơn thư kêu oan của gia đình
nhà các bị cáo, đơn đề nghị của gia đình người bị hại, Cơ quan điều tra có
nhiều vi phạm tố tụng. Vụ án xẩy ra vào nửa đêm ngày 26/4/2013, rạng ngày
27/4/2013 đối với người bị hại là anh Nguyễn Văn Tâm (khi bị sát hại chưa
48
đủ 16 tuổi). Cơ quan điều tra đã triệu tập xét hỏi đối với nhiều đối tượng ghi
vấn và đã khởi tố đối với 3 bị cáo Bùi Anh Tuân, Lương Xuân Chung và
Phạm Đăng Hậu về tội “Giết người”. Vụ án đã nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ
sung.
Tòa án thành phố Hải Phòng đã xét xử vụ án từ ngày 28/6/2016 đến
ngày 08/7/2016, thận trọng xem xét, đánh giá dựa trên các chứng cứ và tài
liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, kết quả tranh luận tại phiên toà. Trên cơ sở
xem xét đầy đủ toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, quan điểm bào
chữa của Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại;
lời khai của người đại diện hợp pháp cho người bị hại và lời khai của bị cáo,
lời khai các người làm chứng cùng các tài liệu tố tụng khác. Hội đồng xét xử
với tất cả toàn bộ các ý kiến (5/5) kết luận các bị cáo Bùi Anh Tuân, Lương
Xuân Chung và Phạm Đăng Hậu đồng phạm tội “Giết người”, đã tuyên phạt:
bị cáo Tuân 16 năm tù, bị cáo Chung 18 năm tù, bị cáo Hậu 16 năm tù.
- Một số vụ án giết người khác nổi bật khác: Hành vi giết người xảy ra
trong gia đình nội tộc, ví dụ như vụ án Trần Văn Kháng có hành vi dùng dao
bầu đâm nhiều nhát vào người bị hại (anh em đồng hao với bị cáo) mặc dù
không có mâu thuẫn gì, hậu quả làm người bị hại chết, bị cáo bị xét xử với
mức hình phạt tù chung thân. Hành vi phạm tội của các bị cáo ngày càng có
tính chất côn đồ, dã man, nguyên nhân phạm tội chỉ là xuất phát từ những
mâu thuẫn nhỏ nhặt trong đời sống ví dụ: như vụ án Vũ Hữu Thảo có hành vi
dùng kéo đâm vào người bị hại, hậu quả người bị hại chết chỉ vì người bị hại
đánh con trước cửa nhà bị cáo gây ồn ào, bị xét xử tù chung thân; vụ án Vũ
Văn Phong và 4 bị cáo khác dùng dao đâm chết người bị hại chỉ vì người bị
hại “nhìn đểu” các bị cáo, đã bị xét xử với mức án 1 bị cáo tù chung thân còn
3 bị cáo mức hình phạt 13 năm tù, 1 bị cáo mức hình phạt 12 năm tù; vụ án
Phan Văn Thắng có hành vi giết người chỉ vì ghi ngờ vợ mình có ngoại tình
với người bị hại; vụ án Nguyễn Ngọc Tân giết người bị hại là người chưa
49
thành niên (phục vụ trong nhà nghỉ) chỉ vì người bị hại chưa phục vụ kịp yêu
cầu của bị cáo, bị cáo đã bị xét xử với mức án cao nhất là tử hình;
- Một số vụ án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản:
Vụ án Phạm Trung Hiếu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với
thủ đoạn, hình thức tinh vi hơn: Phạm Trung Hiếu là cán bộ Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, bị cáo đều là người có trình độ
về khoa học công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng nên lợi dụng việc này, các bị
cáo đã có hành vi lấy trộm mật khẩu, truy cập vào mạng Internet, làm khống
hồ sơ thấu chi và duyệt khống hồ sơ thấu chi để chiếm đoạt tiền hơn 9 tỉ của
Ngân hàng và đã bị xử phạt với mức án 15 năm tù.
- Các vụ án về tội “Đánh bạc” có tăng so với cùng kỳ năm trước cả về
số lượng vụ án và bị cáo, hình thức đánh bạc đa dạng (xóc đĩa, ghi đề, cá độ
bóng đá...) đối tượng đánh bạc từ nhiều tỉnh, thành phố, phụ nữ và nhân thân
chủ yếu là những đối tượng có tiền án, tiền sự, gây mất trật tự trị an.
- Một số vụ án về tội “Hiếp dâm trẻ em”, trong đó đối tượng các bị cáo
chủ yếu lại là người quen biết, thân thích như chú rể hiếp cháu.
Trong năm 2016, các VAHS nổi lên việc đặc biệt các bị cáo kêu oan,
cơ quan điều tra vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến việc đánh giá
chứng cứ vô cùng khó khăn như: Vụ án Bùi Anh Tuân và các bị cáo khác
phạm tội “Giết người”, Cơ quan điều tra lưu giữ các bị cáo Bùi Anh Tuân,
Lương Xuân Chung, Phạm Đăng Hậu và một số đối tượng khác tại trụ sở
Công an huyện Vĩnh Bảo trong thời gian 14 ngày không có lệnh tạm giữ, tạm
giam; quá trình thu giữ vật chứng không lập biên bản chặt chẽ, việc bảo quản
vật chứng không được đảm bảo; biên bản lập thu giữ tài liệu, đồ vật của bị
cáo trước ngày xẩy ra vụ án, biên bản lấy lời khai để trống ngày...; vụ án
Nguyễn Văn Nam phạm tội “Giết người” có sự sửa chữa của điều tra viên,
không có xác nhận của người lấy lời khai tại biên bản; kết luận giám định có
sự sai lệnh về số hiệu, kích thước của vật chứng so với biên bản thu giữ.
50
- Về án hình sự phúc thẩm: Đã giải quyết, xét xử 95 vụ 131 bị cáo trên
tổng số thụ lý 96 vụ 132 bị cáo đạt tỉ lệ 98,96%, vượt 3,96% so với chỉ tiêu thi
đua đề ra. Số án thụ lý hình sự phúc thẩm năm 2016 tăng 06 vụ 07 bị cáo so
với năm trước. Cụ thể kết quả xét xử án hình sự phúc thẩm năm 2016 như sau:
Bảng 2.2. Kết quả xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Tòa Hình sự - Tòa
án nhân dân thành phố Hải Phòng năm 2016
Nội dung Vụ Bị cáo
Thụ lý cũ: 01 01
Thụ lý mới: 95 131
Tổng thụ lý: 96 132
Đã giải quyết: 95 131
Còn lại: 01 01
Tỉ lệ giải quyết: (%) 98,96 99,24
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng [43].
Kết quả xét xử phúc thẩm như sau: giữ nguyên bản án sơ thẩm (gồm kết
quả của đình chỉ và y án) đối với 39 bị cáo giảm 42 bị cáo so với năm 2015;
miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt 08 bị cáo, tăng 08 bị cáo so với
năm 2015; sửa phần dân sự 03 vụ, tăng 03 vụ so với năm 2015; chuyển từ cho
hưởng án treo sang hình phạt tù 01 bị cáo, tăng 01 bị cáo so với năm 2015; cải
sửa đối với 57 bị cáo tăng 17 bị cáo so với năm 2015 (trong đó giảm hình phạt
37 bị cáo, chuyển từ hình phạt tù sang hình phạt cải tạo không giam giữ 02 bị
cáo, chuyển từ hình phạt tù sang cho hưởng án treo 18). Vụ án bị cải sửa do
thiếu sót của Tòa án cấp quận, huyện 09 vụ trên tổng số 95 vụ án phúc thẩm đã
xét xử, chỉ chiếm tỉ lệ 9,47%.
Lý do cải sửa phần lớn là có những tình tiết mới ở giai đoạn xét xử phúc
thẩm như: bị cáo bồi thường thêm cho người bị hại, người bị hại xin giảm nhẹ
hình phạt, hoặc bị cáo xuất trình thêm các thành tích, huân, huy chương... Bị
51
cáo không có tiền án, tiền sự phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm
trọng được gia đình và chính quyền địa phương bảo lãnh giáo dục, có nơi cư
trú rõ ràng... Một số trường hợp cấp phúc thẩm cải giảm hình phạt đáng kể là
do cấp sơ thẩm chưa đánh giá hết tính chất của hành vi phạm tội, vai trò, nhân
thân của bị cáo, thiếu sự phối kết hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng tại địa
phương, xác định thiếu tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ví dụ như:
Bản án số ngày 113/2015/HSST ngày 25/8/2015 của TAND huyện
Thủy Nguyên bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng kháng nghị và
cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị chuyển từ 12 tháng tù treo sang 12
tháng tù giam đối với 1 bị cáo Hoàng Văn Long vì cấp sơ thẩm chưa đánh giá
đúng vai trò của bị cáo và bị cáo đã có tiền sự chưa được xóa về hành vi mua
dâm.
Bản án số 51/2015/HSST ngày 17/11/2015 của TAND quận Kiến An
đối với bị cáo Phạm Văn Chắn bị cải sửa do cấp sơ thẩm tính sai thời gian
chấp hành hình phạt tù của bị cáo, buộc bị cáo nộp án phí hình sự sơ thẩm và
người bị hại nộp án phí dân sự sơ thẩm không đúng với quy định của pháp
luật.
Bản án số 35/2015/HSST ngày 02/02/2016 của TAND quận Hải An đối
với bị cáo Đỗ Văn Thanh bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng
kháng nghị và được cấp phúc thẩm chấp nhận không áp dụng tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 48 BLHS” “Tái
phạm” và giảm mức án cho bị cáo.
Bản án số 09/2016/HSST ngày 22/4/2016 của TAND huyện An Lão
đối với bị cáo Phùng Công Dương bị Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị và
cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị do cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điểm p Khoản 1 Điều 46 BLHS
đối với bị cáo, giảm cho bị cáo 01 năm tù.
52
Bản án số 18/2016/HSST ngày 21/6/2016 của TAND huyện Vĩnh Bảo
đối với bị cáo Nguyễn Văn Long bị Viện Kiểm sát nhân dân kháng nghị và
cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị do cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết
định khung quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 136 BLHS” dùng phương tiện
nguy hiểm đối với bị cáo, giảm cho bị cáo 06 tháng tù.
Bản án số 122/2016/HSST ngày 18/7/2016 của TAND huyện Thủy
Nguyên đối với bị cáo Nguyễn Đăng Phương và các bị cáo khác, Tòa án cấp
sơ thẩm không áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần
đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” đối với một số các bị cáo trong vụ
án phạm tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Khoản 1 Điều 143 BLHS. Đặc
biệt, cấp sơ thẩm xác định sai tư cách tham gia tố tụng của ông Phạm Ngọc
Thạch, là người bị thiệt hại về tài sản do hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của
các bị cáo gây ra. Lẽ ra, ông Thạch phải là người bị hại nhưng cấp sơ thẩm lại
xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi xác định là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cấp sơ thẩm lại tiếp tục đánh giá là ông Thạch
có đơn xin giảm nhẹ cho các bị cáo nên các bị cáo được hưởng tình tiết giảm
nhẹ quy định tại Khoản 2 Điều 46 BLHS.
Bản án số 129/2016/HSST ngày 10/8/2016 của TAND quận Lê Chân
đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc ADPL, theo quy định thì bị cáo phạm
tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” thì phải xét xử theo hàm lượng tinh chất
đã giám định mà theo hàm lượng tinh chất đã giám định bị cáo không phạm
tội nên phải tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo nhưng cấp sơ thẩm lại
xử phạt bị cáo 36 tháng tù. Cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm để miễn trách
nhiệm hình sự cho bị cáo.
2.2.3. Kết quả áp dụng pháp luật trong xét xử vụ án hình sự của
Thẩm phán tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng năm 2017
Năm 2017, Tòa Hình sự - Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng thụ lý
tổng số các loại án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm 270 vụ 650 bị cáo, đã giải
53
quyết, xét xử 263 vụ 632 bị cáo, đạt tỉ lệ giải quyết 97,41% vượt chỉ tiêu thi
đua đề ra 7,41 %. Số thụ lý các VAHS sơ, phúc thẩm năm 2016 tăng 09 vụ 83
bị cáo so với năm 2016 [45]. Trong đó:
- Về án hình sự sơ thẩm: Đã giải quyết, xét xử 160 vụ 487 bị cáo trên
tổng số thụ lý 163 vụ 500 bị cáo đạt tỉ lệ 98,16% vượt 8,16% so với chỉ tiêu
thi đua đề ra. So với năm 2016, số lượng thụ lý VAHS sơ thẩm giảm 02 vụ
nhưng tăng 65 bị cáo. Cụ thể kết quả xét xử án hình sự sơ thẩm năm 2017 như
sau:
Bảng 2.3. Kết quả xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa Hình sự - Tòa án
nhân dân thành phố Hải Phòng năm 2017
Nội dung Vụ Bị cáo
Thụ lý cũ: 04 07
Thụ lý mới: 159 493
Tổng thụ lý: 163 500
Đã giải quyết: 160 487
Còn lại: 03 13
Tỉ lệ giải quyết: (%) 98,16% 97,4%
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng [45].
+ Tội '' Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt trái phép chất
ma tuý'': 31 vụ 62 bị cáo, giảm 01vụ 10 bị cáo so với năm 2016.
+ Tội “Giết người”: 21 vụ 38 bị cáo, giảm 07 vụ 04 bị cáo so với năm
2016.
+ Tội “In phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước”: 09 vụ 31 bị cáo, tăng 04 vụ 12 bị cáo so với năm 2016.
+ Tội “Trộm cắp tài sản”: 19 vụ 40 bị cáo, giảm 02 vụ 19 bị cáo so với
năm 2016.
54
+ Tội “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” và “Đánh bạc”: 26 vụ 182 bị
cáo, tăng 12 vụ 52 bị cáo so với năm 2016.
+ Các tội phạm về tham nhũng: Tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn
trong khi thi hành công vụ” và tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng” là 03 vụ 06 bị cáo, giảm 01 bị cáo so với năm 2016.
+ Tội “Hiếp dâm trẻ em” là 07 vụ 07 bị cáo, tăng 03 vụ 03 bị cáo so với
năm 2016.
+ Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 07 vụ 22 bị cáo giảm 03 bị cáo so
với năm 2016.
+ Tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”: 05 vụ 07 bị cáo
giảm 06 vụ 06 bị cáo so với năm 2016.
Kết quả xét xử sơ thẩm xử phạt: Tử hình 03 bị cáo giảm 07 bị cáo so
với năm 2016; tù chung thân: 10 bị cáo (giảm 05 bị cáo so với năm trước); tù
từ trên 15 năm tù đến 20 năm: 23 bị cáo; tù từ trên 07 năm đến 15 năm: 57 bị
cáo; tù trên 3 năm đến 7 năm: 45 bị cáo; tù dưới 3 năm trở xuống: 158 bị cáo;
số bị cáo cho hưởng án treo 70 bị cáo chiếm 14,19% trên tổng số các bị cáo bị
xét xử; số bị cáo cho cải tạo không giam giữ 50 bị cáo chiếm 10,14%; miễn
trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt: 02 bị cáo chiếm 0,4%.
Toà Hình sự đã đưa ra xét xử 06 vụ án lưu động, đạt tỷ lệ 3,8 %, trong
đó tập trung ở tội "Mua bán trái phép chất ma túy" đảm bảo tính nghiêm
minh pháp luật, đáp ứng yêu cầu chính trị địa phương và có tác dụng răn đe
đối với tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố. Tòa Hình sự tổ chức thành
công 07 phiên tòa rút kinh nghiệm, các phiên tòa đã đảm bảo theo tinh thần
Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020.
Trong quá trình thụ lý, giải quyết, qua nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng
cứ đã trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân thành phố trả 09 hồ sơ để điều tra bổ
sung, tăng 02 vụ, cơ bản đều được Viện kiểm sát chấp nhận điều tra theo yêu
55
cầu của Toà án. Lý do trả hồ sơ điều tra bổ sung chủ yếu chưa đủ căn cứ để
chứng minh hành vi phạm tội mà không thể làm rõ tại phiên tòa [47].
Một số vụ án có tính chất phức tạp, đông bị cáo được dư luận và quần
chúng nhân dân đặc biệt quan tâm đã được Toà án đưa ra xét xử. Đáng chú ý
là :
- Vụ án Lê Minh Quang phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản”: Với hình thức mới, thu hút nhiều người tham gia hậu quả vụ án có đến
gần 800 người bị hại: Từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015, Quang sử dụng
pháp nhân của nhóm công ty BBG để ký kết các hợp đồng: Hợp tác đầu tư,
Ủy thác đầu tư tài chính, Ủy thác vàng, nhận ủy thác vàng để nhận tiền hoặc
vàng của người dân với các kỳ hạn gửi từ không kỳ hạn đến 12 tháng và trả
lãi suất cao, rồi sử dụng số tiền đó vào mục đích bất hợp pháp (kinh doanh
vàng trên tài khoản khi chưa được cấp giấy phép) dẫn đến không còn khả
năng trả nợ với tổng số tiền là 381.777.781.800 đồng. Hội đồng xét xử đã
tuyên phạt bị cáo Lê Minh Quang 20 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản”.
Số vụ án về “Giết người”vẫn chiếm phần lớn và diễn ra với tính chất
phức tạp, ví dụ vụ án đối với bị cáo Bùi Mạnh Cường: Bị cáo là người bị
khuyết tật bẩm sinh (câm, điếc) và chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt với người bị hại
là cháu Nguyễn Thị Yến Nhi (sinh ngày 04/6/2005), bị cáo đã có hành vi
dùng 1 viên bê tông đập liên tiếp 4 nhát vào đầu cháu Nhi làm cháu Nhi ngã
ra nền nhà. Sau đó, bị cáo cầm chân, lôi cháu Nhi ra ngoài sân và tiếp tục
dùng gạch đập nhiều nhát vào đầu cháu Nhi; hậu quả, cháu Nhi chết do sốc đa
chấn thương vùng sọ, mặt và bị mất máu cấp. Bị cáo Cường đã phải chịu mức
án 18 năm tù về tội “Giết người”.
- Một số vụ án về tội “Hiếp dâm trẻ em” tăng mạnh so với cùng kì năm
ngoái, trong đó, độ tuổi người bị hại càng ngày càng giảm, đối tượng các bị
cáo lại chủ yếu là những người quen biết, thân thích, họ hàng. Đặc biệt, trong
56
vụ án Mai Ngọc Giang, người bị hại chính là con đẻ của bị cáo. Trong khoảng
thời gian từ tháng 10/2014 đến ngày 15/8/2016, Mai Ngọc Giang đã nhiều lần
có hành vi dùng vũ lực để giao cấu trái ý muốn với cháu Mai Thị Hương là
con đẻ của bị cáo, khi cháu Hương ở độ tuổi trên 13 tuổi. Bị cáo Mai Ngọc
Giang đã phải chịu mức án 20 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”.
- Một số vụ án về ma túy chủ yếu liên quan đến quán araoke tăng
mạnh, số lượng bị cáo truy tố trong vụ án này tương đối đông đảo, chủ yếu là
các đối tượng trẻ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_luc_ap_dung_phap_luat_cua_tham_phan_trong_xet.pdf