MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ NHẬT BẢN 5
1.1. Tổng quan về năng lực canh tranh của sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng 5
1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm 5
1.1.1.1. Định nghĩa năng lực cạnh tranh của sản phẩm 5
1.1.1. 2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 6
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm 8
1.1.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 8
1.1.2.1.Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 10
1.1.3.Các yếu tố chính tạo nên năng lực cạnh tranh của hàng nông sản 11
1.1.3.1.Điều kiện sản xuất vốn có 11
1.1.3.2.Giống 13
1.1.3.3.Năng suất, sản lượng 13
1.1.3.4.Giá cả sản phẩm 13
1.1.3.5.Chất lượng sản phẩm 14
1.1.3.6.Công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến 15
1.1.3.7.Bao bì, bao gói, bảo quản, vận chuyển 16
1.1.3.8.Các yếu tố gián tiếp tạo nên năng lực cạnh tranh của hàng nông sản 17
1.2. Những cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt nam trong quá trình hội nhập WTO. 18
1.2.1. Cơ hội. 18
1.2.1.1.Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản 18
1.2.1.2.Nâng cao trình độ khoa học công nghệ 19
1.2.1.3.Tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp và nông thôn 20
1.2.2.Thách thức. 20
1.2.2.1.Nền nông nghiệp xuất phát điểm ở trình độ thấp 20
1.2.2.2.Cơ sở hạ tầng, dịch vụ yếu kém, năng lực quản lý yếu 21
1.2.2.3.Khí hậu nhiệt đới thất thường thường xuyên đe doạ đến năng suất và chất lượng của nền nông nghiệp 21
1.2.2.4.Các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu nông sản ngày càng gay gắt 22
1.2.2.5.Các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh 23
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU và Nhật Bản 24
1.3.1.Nguyên nhân chủ quan. 24
1.3.1.1.Hàng nông sản Việt Nam nhìn chung chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường EU và Nhật Bản 24
1.3.1.2.Hàng nông sản Việt Nam chưa tạo được dấu ấn thương hiệu 24
1.3.2.Nguyên nhân khách quan. 25
1.3.2.1.EU và Nhật Bản đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ đối với hàng nông sản 25
1.3.2.2.Khả năng cạnh tranh của quốc gia có ưu thế về xuất khẩu nông sản vào EU và Nhật Bản ngày càng nâng cao 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU VÀ NHẬT BẢN 28
2.1. Tổng quan năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 28
2.1.1. Tổng quan về thực trạng trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt nam 28
2.1.1.1.Kim ngạch xuất khẩu 28
2.1.1.2.Giá cả xuất khẩu 29
2.1.1.3.Thị trường xuất khẩu 30
2.1.1.4.Mặt hàng xuất khẩu 32
2.1.2.Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam. 33
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt nam sang thị trường EU và Nhật Bản 35
2.2.1.Năng lực cạnh tranh trên thị trường EU. 35
2.2.1.1.Thực trạng chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU 35
2.2.1.2.Năng lực cạnh tranh của một số hàng nông sản chủ yếu Việt Nam trên thị trường EU 40
2.2.2.Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. 48
2.2.2.1.Thực trạng chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. 48
2.2.2.2.Năng lực cạnh tranh của một số hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. 52
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản 58
2.3.1.Ưu điểm. 58
2.3.1.1.Nhiều mặt hàng nông sản được đánh giá tốt dần dần đáp ứng được yêu cầu của thị trường. 58
2.3.1.2.Giá cả hàng nông sản Việt Nam tương đối cạnh tranh so với các mặt hàng tương đương. 58
2.3.1.3.Tỷ lệ hàng nông sản chế biến ngày càng cao tăng. 59
2.3.2.Hạn chế. 59
2.3.2.1.Chất lượng hàng nông sản chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. 59
2.3.2.2.Nguồn hàng không ổn định. 60
2.3.2.3.Kênh phân phối hàng nông sản vào EU và Nhật Bản chưa đa dạng và linh hoạt, công tác xúc tiến thương mại kém. 61
2.3.2.4.Chưa xây dựng được thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG EU VÀ NHẬT BẢN 63
3.1. Tổng quan định hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU và Nhật Bản 63
3.1.1.Định hướng xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản 63
3.1.1.1.Thị trường EU 63
3.1.1.2.Thị trường Nhật Bản 64
3.1.2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU và Nhật Bản 64
3.1.2.1.Thuận lợi 64
3.1.2.2.Khó khăn 66
3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU và Nhật Bản của một số nước 68
3.2.1.Trung Quốc. 68
3.2.2.Thái Lan. 70
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam sang EU và Nhật Bản 71
3.3.1.Nhóm giải pháp vĩ mô. 71
3.3.1.1.Tạo môi trường pháp luật hoàn thiện và môi trường kinh doanh thuận lợi cho xuất khẩu nông sản vào EU và Nhật Bản 72
3.3.1.2.Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu vào EU và Nhật Bản của nhà nước. 74
3.3.1.3.Các giải pháp khác 78
3.3.2.Nhóm giải pháp vi mô. 79
3.3.2.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu 79
3.3.2.2.Các giải pháp về giá (price) 82
3.3.2.3.Các giải pháp về phân phối (Place) 84
3.3.2.4.Nhóm giải pháp xúc tiến thương mại (promotion) 86
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5266 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh về giá.
Chất lượng sản phẩm
Thời gian qua, chất lượng hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU đã có những cải thiện đáng kể. Một số mặt hàng đã được người tiêu dùng EU chấp nhận như cà phê, hồ tiêu ...
Nhưng mặc dù hàng nông sản nước ta có kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu, gạo, điều, cao su, cà phê rất đáng kể vào EU nhưng lại đứng hạng cuối nếu xét về năng lực cạnh tranh.
Châu Âu đặt ra các yêu cầu khắt khe về hình thức, chất lượng, điều kiện vệ sinh, môi trường, nhãn mác, bao bì của sản phẩm. Tuy nhiên, hàng nông sản của chúng ta hầu như chưa đáp ứng được các chuẩn mực này.
Thứ nhất, chất lượng sản phẩm của chúng ta chưa được đánh giá cao do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh, kim loại nặng trong sản phẩm nông nghiệp vẫn còn cao. Trong khi quy định mới của EU rất ngặt nghèo, chẳng hạn họ quy định không cho phép có dư lượng thuốc trong chè. Đó là lý do một số công ty chè thuộc EU đã gửi thư cảnh báo chất lượng một số lô chè của nước ta. Pháp cũng yêu cầu hàm lượng chì trong sản phẩm đồ hộp phải dưới 0,1 ppm, trong khi sản phẩm của chúng ta vẫn lường có hàm lượng chì gấp 5 tiêu chuẩn này.
Thứ hai, mẫu mã, bao bì hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn quá sơ sài, đơn điệu chưa đáp ứng được thị hiếu và thói quen tiêu dùng hàng chất lượng cao của thị trường EU khó tính.. So với sản phẩm của Thái Lan và Trung Quốc, rõ ràng hình thức sản phẩm của chúng ta còn thua kém. Trong khi người tiêu dùng EU thích các sản phẩm không chỉ ngon, bổ mà phải đẹp mắt.
Thứ ba, chúng ta cũng chưa đáp ứng được thị hiếu thói quen tiêu dùng của họ. Ví dụ, đối với cà phê, người châu Âu thích các sản phẩm đóng gói nhỏ tiên dụng, mỗi lần sử dụng là một đơn vị sản phẩm, do đó chúng ta cần đóng gói sản phẩm nhỏ hơn, trên đó ghi rõ chỉ tiêu chất lượng sản phẩm theo các ngôn ngữ của từng nước nhập khẩu. Điều này chúng ta vẫn chưa làm được.
Thương hiệu sản phẩm
Hàng nông sản Việt Nam không chỉ mới xuất khẩu dạng thô vào thị trường châu Âu mà thương hiệu cũng rất ít được biết đến. Người tiêu dùng chỉ biết tên tuổi của nhà làm ra sản phẩm chứ không quan tâm đến những thứ trong sản phẩm ấy xuất xứ từ đâu. Vì vậy, nếu chỉ mãi xuất khẩu sản phẩm thô sẽ không thể có được thương hiệu.
Mặt khác, ý thức về tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại chưa cao, giới thiệu quảng bá hàng hóa của các doanh nghiệp nước ta nói chung, doanh nghiệp ngành nông nghiệp nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tuy chúng ta có cộng đồng người Việt ở các nước EU khá đông, nhưng chưa tận dụng được lợi thế này để xây dựng mạng lưới thương mại cho hàng nông sản. Khả năng thu thập thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các nghiên cứu sâu về thị trường EU đối với hàng nông sản mới chỉ được triển khai có tính chất đơn lẻ, chưa được tập hợp thành các tài liệu tham khảo.
Chính vì thế, thương hiệu “made in Vietnam” gần như không xuất hiện ở các mặt hàng nông sản bày bán ở các siêu thị EU. Điều này giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của chúng ta bởi vì một khi có thương hiệu, định vị được dấu ấn trong lòng người tiêu dùng chúng ta mới có khả năng tăng sức cạnh tranh trên thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này.
Năng lực cạnh tranh của một số hàng nông sản chủ yếu Việt Nam trên thị trường EU
Mặt hàng cà phê
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta. Chính vì thế mà sự cạnh tranh mạnh mẽ chủ diễn ra với các nước trồng và xuất khẩu nhiều cà phê vối như Brasil, Indonesia, Philippines, Cotedivoa.
Cà phê Robusta là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn ở khu vực này: Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%... [2,20]
Biểu 2.3: Xuất khẩu Cà phê sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2001-2006
Đơn vị: nghìn tấn/triệu USD
Nguồn: Trung tâm thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ nhì trong nhóm 5 nước đứng đầu các nước cung cấp cà phê cho thị trường EU trong 3 năm 2000, 2001, 2002. Tuy nhiên, nếu so với nhu cầu các loai cà phê hàng năm của người tiêu dùng EU, con số này mới đáp ứng khoảng 4-5% [2, tr 25]
Cà phê chúng ta có những thuận tiện để tạo ra sức cạnh tranh. Điều kiện tự nhiên, sinh thái của Việt Nam rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Sự ưu đãi này tạo cho cà phê Việt Nam có năng suất cao, chất lượng cà phê thơm ngon. Nếu cà phê Việt Nam được chế biến tốt thì hương vị tương đương với cà phê ấn Độ, Thái Lan và hơn hẳn cà phê Indonesia.. Một thế mạnh khác giúp cà phê Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường EU là giá bán buôn nội địa và cả giá xuất khẩu của Việt Nam so với giá cà phê thế giới (theo giá FOB Luân Đôn) đều thấp hơn đáng kể. Trong những năm qua, giá cà phê Việt Nam chỉ bằng 37,6% so với giá thế giới (năm 1994), 64% ( năm 1998) và 80,9% ( năm 1999). Đó chính là chỉ số bảo hộ danh nghĩa có lợi cho sản xuất cà phê ở Việt Nam. Khoảng dao động từ giá cà phê Việt Nam đến cà phê thế giới là khá lớn, nếu khi Việt Nam tiến tới gần giá cà phê thế giới thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều.
Mặc dù vậy, cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU còn có nhiều điểm hạn chế làm giảm sức cạnh tranh.
Chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp, hạt cà phê to trên 18mm còn ít ( chỉ chiếm 6-10%) sản lượng, màu sắc kém đồng nhất do lẫn khuyết tật: hạt đen, lên men, nâu, trắng và trắng xốp. Chất lượng cà phê nhân, sơ chế dạng nguyên liệu lại chưa cao, không đồng đều (ngay trong một lô, đầu vụ và cuối vụ), không ổn định (thể hiện ở tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ, thuỷ phân và tạp chất). Chỉ có 2% số lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thoả mãn các yêu cầu loại một. Trên thị trường EU, cà phê nhân loại một có giá cao hơn loại hai khoảng 50-60 USD/tấn và cao hơn loại ba khoảng 100-120 USD/tấn [1,150]
Nguyên nhân công tác thu hái, phân loại công nghệ, chế biến, bảo quản hết sức thô sơ, sản phẩm chưa phù hợp với những thị trường cao cấp. Công nghệ chế biến với 2 phương pháp chủ yếu là khô và ướt, phương pháp khô phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, kho cất trữ, và sân phơi nên hương vị cà phê chưa được đảm bảo, còn phương pháp ướt thì cho chất lượng tốt hơn, giữ được hương vị đặc trưng, nhưng lại đòi hỏi nhiều thao tác phức tạp và lượng nước xử lý rất lớn. Hầu như chúng ta chủ yếu sử dụng phương pháp khô.
Cà phê Việt Nam còn bị chê là có độ ẩm cao, lẫn nhiều quả xanh, lẫn nhiều tạp chất, đá, sỏi... do phơi trên sân đất. Rõ ràng công nghệ phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch của chúng ta còn thô sơ và lạc hậu, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cà phê thành phẩm. Chưa kể thời gian tới, nếu EU kiểm tra về nấm mốc và nhiễm Ochratoxin A ở cà phê thì việc xuất khẩu của chúng ta còn bị ảnh hưởng đáng kể.
Ví dụ, trong vụ cà phê 2005-2006, Tổ chức Cà phê quốc tế đã phân loại cà phê nhập tại 10 cảng khác nhau ở châu Âu và trong số 1.485.750 bao cà phê bị loại của 17 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu, có đến hơn 72% là cà phê xuất xứ từ Việt Nam. Cụ thể hơn, tại cảng AntWerp, Vương quốc Bỉ, đã có hơn 600.000 bao cà phê Việt Nam bị loại thải, chiếm 72% lô hàng xuất khẩu của Việt Nam và chiếm trên một nửa tổng số cà phê bị loại. Việc phân loại chất lượng cà phê chúng ta vẫn áp dụng theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193-93. Tiêu chuẩn này không xếp hạng theo số lỗi trong cà phê mà chỉ đánh giá theo ba chỉ tiêu sơ đẳng là hàm lượng ẩm, tỉ lệ hạt vỡ và tạp chất. Tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 vẫn chưa được áp dụng, và do đó cho tới nay cà phê vẫn là loại hàng hóa chưa bị bắt buộc kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Như vậy, chúng ta xuất khẩu lẫn cả một lượng cà phê chất lượng xấu mà lẽ ra phải được thải loại từ trước. Khi đến tay nhà nhập khẩu, chất lượng đã bị giảm sút do những yếu kém trong các khâu trồng trọt, thu hái, chế biến, bảo quản và vận chuyển [2].
Cũng trong khoảng thời gian 2005-2006, cà phê Brazil khi xuất vào EU chỉ bị loại 5%, còn lại họ xuất khẩu với giá rất cao. Hiện nay Brazil đã có hệ thống tiêu chuẩn quốc tế đối với chất lượng và vệ sinh an toàn cho hàng nông sản nói chung, cà phê nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu cũng thực hiện rất nghiêm túc. Bên cạnh đó, họ cũng có một cơ quan chủ quản để giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn này trước khi xuất khẩu hàng hoá ra khỏi nước.
Để tăng giá cả và giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê vào thị trường EU, chúng ta sẽ phải giảm dần sản lượng xuất thô và chuyển sang các sản phẩm cà phê chế biến. Tiến trình này sẽ được thúc đẩy nhanh hơn khi một số đơn vị trong nước bắt tay vào chế biến như cà phê Trung Nguyên. Thực tế cho thấy, nếu chúng ta xuất khẩu bài bản hơn, có kế hoạch và các chương trình xây dựng chất lượng hàng cà phê xuất khẩu, cà phê chúng ta hoàn toàn có những lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường EU.
Mặt hàng điều
Trong những năm gần đây, cùng với Ấn Độ, Brazil, Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu điều hàng đàu thế giới. Hạt điều Việt Nam đang hội đủ 5 điều kiện cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới như: năng suất bình quân đã cao hơn 2 lần so với mức bình quân của thế giới, cao hơn cả Brazil và Ấn Độ; giá thành rẻ, sản lượng xuất khẩu chiếm hơn 50% của thế giới, nhiều doanh nghiệp chế biến đạt công suất thiết kế 10.000 tấn hạt/năm và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo được chữ tín với khách hàng quốc tế
Với những ưu điểm như trên, Hạt điều Việt Nam cũng được người tiêu dùng EU ưa thích và chấp nhận. Hà Lan là nước nhập khẩu nhiều thứ 2 thế giới mặt hàng điều, năm 2007 xuất khẩu điều sang Hà Lan tăng trưởng mạnh, tăng 77% về lượng, 64,9% về kim ngạch so với năm 2006 tương đương với 22,6 ngàn tấn, kim ngạch 93 triệu USD. Xuất khẩu hạt điều sang Anh đạt 8,4 ngàn tấn, kim ngạch 40 triệu USD, tăng 49% về lượng, 57% về kim ngạch so với năm 2006… Tổng kim ngạch xuất khẩu điều vào EU là 104.6 triệu USD năm 2006. Hạt điều chúng ta chiếm khoảng hơn 50% thị phần điều nhập khẩu của EU.
Biểu 2.4: Xuất khẩu hạt điều sang EU giai đoạn 2001-2006
Nguồn: Trung tâm thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn
Tuy nhiên, hạt điều của Việt Nam trên thị trường EU còn có một số hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng này. Thứ nhất, chất lượng hạt điều của chúng ta chưa đều do việc tiếp cận khoa học- công nghệ trong nhân giống, chế biến hạt điều vẫn rất bị động. Cụ thể, còn gần 80% các nhà máy chế biến điều ở Việt Nam đang áp dụng công nghệ chao dầu trong chế biến hạt điều. Phương pháp này gây ô nhiễm môi trường do nước ngâm ủ thải ra và hơi dầu phát tán trong quá trình chao; nhân hạt điều bị nhiễm dầu, bị đổi màu, làm giảm giá trị thành phẩm. Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu về giống điều, chế biến hạt điều chưa ứng dụng hiệu quả. Diện tích điều cao sản cho năng suất cao chưa được trồng đại trà…
Trong khi đó EU đưa ra các quy cách tiêu chuẩn, chất lượng của điều nhân khi nhập khẩu hiện đang áp dụng rất khắt khe. Ví dụ, tỉ lệ lẫn tạp chất không được quá 0,05%, tính theo trọng lượng. Hoặc nhân điều phải có độ rời, không được phép đóng khới cứng, không cho phép có côn trùng, không có vật lạ cứng, nhọn và tóc.
Ngay cả bao bì, họ cũng đưa ra những quy định khắt khe. Bao bì dùng để đóng hàng phải có độ bền tối thiểu để duy trì tỉ lệ carbon dioxide/oxigen (CO2/O2) trong bao hàng và tỉ lệ tối thiểu của CO2 ở thời điểm đóng gói...
Đến năm 2005, ngành điều đã có 10 nhà máy được cấp chứng nhận quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001 – 2000, ISO 9001 – 2001, bảy doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP… Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi, còn lại là hàng loạt nhà máy chế biến điều thô lớn - nhỏ thi nhau mọc lên nhan nhản ở các địa phương phía Nam. Chỉ tính riêng tỉnh Bình Phước, địa bàn có diện tích trồng cây điều lớn nhất nước, đã có tới 88 nhà máy chế biến, với công suất 1.000 - 20.000 tấn/năm. Chưa kể hàng trăm cơ sở, lò chè tư nhân cũng nối nhau mọc lên như nấm sau mưa v.v... Sự phát triển quá "nóng" này cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ, không tăng được chất lượng sản phẩm mà có thể làm giảm uy tín mặt hàng điều của chúng ta khi xuất khẩu vào EU.
Tình trạng ngâm nước, trộn tạp chất vào hạt điều, thu hái điều non tồn tại nhiều năm nay đã làm giảm chất lượng điều nguyên liệu, từ đó làm giảm chất lượng nhân điều xuất khẩu. Điều Việt Nam nổi tiếng là thơm, ngon nhưng còn để tình trạng này xảy ra thì khó mà duy trì được chất lượng hàng đầu mà chúng ta đang có. Hiện tượng tranh mua, tranh bán, tạo giá ảo cho người trồng và doanh nghiệp chế biến cũng góp phần làm cho sự phát triển ngành điều thiếu ổn định và bền vững.
Để mặt hàng điều Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường EU, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được tiêu chuẩn cho sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng là những việc phải làm ngay, không thể trì hoãn. Tham gia vào thị trường EU, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm có uy tín của ngành điều Việt Nam mới là giải pháp để chiếm lĩnh thị trường này.
Mặt hàng cao su
Tổng Công ty Cao su Việt Nam cho biết, nhờ đẩy mạnh xúc tiến thương mại nên lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã tăng liên tục, từ 38.000 tấn vào năm 2000 lên 67.000 tấn vào năm 2003, và năm 2006 là 89.700.
Cao su được trồng ở Việt Nam từ lâu đời và thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở nước ta. Chính vì thế mà khả năng mở rộng diện tích cao su còn rất lớn. Chúng ta có kinh nghiệm trồng cây cao su hơn 100 năm nay, giá nhân công lại rẻ nên có khả năng phát triển mạnh cây cao su. Chúng ta không thua kém cao su của nhiều nước trên thế giới về năng suất và chất lượng mủ sống. Hiện Tổng Công ty cao su Việt Nam đã thiết lập được quan hệ hợp tác với một số khách hàng ở Pháp và Đức để hỗ trợ cho ngành cao su Việt Nam trong việc chuyển đổi sản xuất các chủng loại cao su cho phù hợp với nhu cầu của thị trường EU.
Một lợi thế khác của cao su Việt Nam là giá thành sản xuất tương đối thấp do tiền công người lao động thấp. Lượng lao động chủ yếu là thủ công, chi phái đầu vào thấp khiến chúng ta có thể cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên mặc dù sản lượng khai thác cao su hàng năm của Việt Nam khá lớn, song lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn chỉ chiếm tỉ lệ thấp trong tổng lượng cao su nhập khẩu vào EU. Nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 39,7 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào EU chỉ chiếm 0,2% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 0,5% (đạt kim ngạch trên 150 triệu USD).
Bảng 2.5: Xuất khẩu Cao su sang thị trường EU giai đoạn 2001-2006
Đơn vị: nghìn tấn/triệu USD
Nguồn: Trung tâm thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn
Khả năng cạnh tranh của mặt hàng cao su Việt Nam trên thị trường EU còn thấp mà nguyên nhân chủ yếu là sản lượng xuất khẩu của chúng ta còn khiêm tốn. So với Thái Lan và Malaysia thì con số của chúng ta chênh lệch rất lớn. Hơn nữa, Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn và nhu cầu của các nước EU. Cơ cấu sản phẩm của chúng ta đơn điệu với 80% là cao su bành chủng loại SVR3L (không phải là cao su RSS, cũng không phải là cao su block chủng loại SR). Công nghệ và cơ sở chế biến của chúng ta còn quá lạc hậu, chưa tạo ra được những sản phẩm cao su có chất lượng cao và có thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Vì lý do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu cao su vào EU (cũng như các thị trường khác), cần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành cao su, cụ thể là giảm tỷ trọng cao su 3L, tăng tỷ trọng của cao su SR và cao su RSS. Đồng thời, cần tăng năng suất và các công tác marketing để chúng ta có thị phần cao su lớn hơn ở thị trường này.
Ngoài cà phê, cao su, hạt điều, Việt Nam có thể xuất khẩu vào EU một số mặt hàng nông sản khác như rau quả, hồ tiêu, gạo... Những mặt hàng này bước đầu đã tạo được sức cạnh tranh trên thị trường EU và Nhật Bản, nhưng thị phần cũng như kim ngạch xuất khẩu còn thấp, chưa xứng với tiềm năng xuất khẩu của chúng ta. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có những chiến lược hợp lý hơn nữa để có thể tạo ra nhiều mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh trên thị trường EU và Nhật Bản
Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
2.2.2.1.Thực trạng chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Thị phần
Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ nhập khẩu nông sản cao trên thế giới, và cũng là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều hàng nông sản của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật tăng tương đối khá trong những năm gần đây. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản như hạt điều, đu đủ, xoài, ổi và hành tỏi. Đặc biệt là các mặt hàng rau quả được người tiêu dùng Nhật Bản ưa thích.
Tuy nhiên, nhìn chung thị phần hàng nông sản của chúng ta trên thị trường Nhật Bản còn khiêm tốn. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta mới đạt khoảng 0,3-0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong khi đó mỗi năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD, gồm thịt các loại, rau quả, chè, cà-phê. Thị phần như thế không thể tạo ra một sức cạnh tranh về quy mô, và tầm ảnh hưởng của chúng ta đối với thị trường nông sản của Nhật Bản gần như là không có. Con số của chúng ta quá nhỏ so với tiềm năng có thể xuất khẩu sang Nhật Bản nên Việt Nam cần phải có những chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khả năng xâm nhập vào thị trường để mở rộng thị phần hơn nữa.
Cơ cấu sản phẩm
Trong thời gian qua, số lượng mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đã tăng đáng. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam được thị trường Nhật Bản chấp nhận như gạo, rau quả, cà phê, hạt điều ...
Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì hàng nông sản Việt Nam chưa có sức cạnh tranh. Dù số lượng mặt hàng đã tăng lên nhưng vẫn chưa đa dạng và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nhiều hàng nông sản của thị trường Nhật Bản. Hơn nữa, mặc dù chúng ta đã xuất khẩu được rau quả tươi, thực phẩm chế biến sang thị trường Nhật Bản, nhưng mặt hàng nông sản của chúng ta sang Nhật Bản còn đơn giản, trong đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế nên giá trị thu về tương đối thấp. Hơn nữa, cơ cấu mặt hàng như thế này khiến chúng ta bị phụ thuộc vào mùa vụ, khí hậu thời tiết, cũng như tốn chi phí vận chuyển, bảo quản. Vì sản phẩm thô hoặc sơ chế nếu không xuất ngay hoặc không bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng.
Nhìn chung, mặt hàng của chúng ta chưa đa dạng và cơ cấu chưa có tính cạnh tranh.Nếu chúng ta muốn đạt được giá trị xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Nhật Bản cao hơn nữa thì chúng ta cần phải cải thiện cơ cấu xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao tỷ lệ chế biến.
Chất lượng sản phẩm
Cũng như EU, Nhật Bản là quốc gia yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là nông sản. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng được phép nhập khẩu vào Nhật bản miễn là đảm bảo an toàn thực phẩm, không gây hại tới sức khoẻ con người. Thực phẩm vào Nhật Bản phải có chứng chỉ JAS. Hàng nông sản cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra nghiêm ngặt mới được phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Ví dụ như rau quả, trái cây, ngũ cốc không được chứa côn trùng gây bệnh.
Hàng hoá Việt Nam bước đầu đã đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật. Tuy nhiên, chất lượng của chúng ta vẫn còn nhiều vẫn đề. Trong hai năm qua, mặt hàng nông sản của chúng ta thường xuyên bị Nhật Bản phát hiện vi phậm luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật. Một số lô gạo của chúng ta xuất sang Nhật bị phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu, cạnh đó một số loại quả của chúng ta rất ngon như thanh long, xoài và nhãn đã đuợc xuất sang một số nước như EU và Mỹ, thương hiệu được nhiều người biết đến nhưng chúng ta chưa thể xuất sang Nhật Bản do các quả này còn chưa một số loại côn trùng gây hại xuất phát từ khâu trồng và bảo quản của ta còn yếu. Nguyên nhân là công nghệ máy móc xử lý chất gây hại có trong rau quả của chúng ta còn yếu, chúng ta xuất các lô hàng vào Nhật bản theo từng thời vụ, từng hơp đồng nhỏ lẻ chứ chưa có chiến lược đầu tư dài hạn.
Trong khi đó, một số nước xuất khẩu nông sản vào Nhật Bản như Mỹ, Úc và Đài Loan đã được chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận JAS. Đặc biệt, hiện nay Thái Lan cũng rất quan tâm đến chế độ này và 8 nhà xuất khẩu của Thái đã được chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận cho 27 chủng loại thực phẩm. Rõ ràng Thái Lan đã đi trước chúng ta trong vấn đề này, sớm hay muộn các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần theo các chuẩn mực mà Nhật Bản đặt ra để có thể có chỗ đứng cạnh tranh.
Giá cả sản phẩm
Nhật Bản là quốc gia có thu nhập rất cao, chính vì thế mà hàng nông sản của chúng ta xuất vào Nhật thường được giá hơn so với thị trường khác. Chính vì thế mà chúng ta có lợi thế tương đối về giá cả khi cạnh tranh với các nước khác.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một chiến lược giá hợp lý do đó không tận dụng được lợi thế cạnh tranh về giá. Chúng ta định giá mặt hàng theo giá bán lẻ tại thị trường Nhật Bản mà không có các chiến lược dài hạn, định giá theo thị hiếu của người tiêu dùng Nhật bản.
Vì hàng nông sản xuất vào thị trường Nhật Bản dưới dạng thô, không có thương hiệu nên doanh nghiệp Việt Nam bị ép giá, trong khi sản xuất trên quy mô nhỏ, chi phí đầu vào cao nên doanh nghiệp không thể đưa ra một chiến lược giá linh hoạt và có tính cạnh tranh lâu dài.
Thương hiệu
Một số hàng nông sản của chúng ta tạo được thương hiệu tốt trên thị trường Nhật Bản như xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Chín Hóa, bưởi da xanh, bưởi năm roi, nhãn xuồng cơm vàng... Đây đều là những loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, có chất lượng thơm ngon và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, khả năng cung cấp cho thị trường của những loại trái cây này rất hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu. Phần lớn các nông sản còn lại của chúng ta gần như không có thương hiệu mà chỉ xuất vào thị trường Nhật Bản dưới tên của nhà nhập khẩu.
Hơn nữa, đối với các sản phẩm nông sản nhập khẩu vào nước mình, Nhật Bản yêu cầu phải cung cấp thông tin về tên và loại sản phẩm, đất nước sản xuất, tên nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, số lượng bên trong, kích cỡ sản phẩm...
Người tiêu dùng Nhật Bản cũng rất coi trọng đến hình thức, các sản phẩm không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh mà còn phải có mẫu mã bắt mắt. Tuy nhiên, mẫu mã bao bì sản phẩm của chúng ta còn chưa thực sự bắt nhịp với thị trường. Bao bì sản phẩm nông sản xuất khẩu của chúng ta đơn điệu, không bắt mắt, hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Nhật Bản, không những không tăng được giá trị của hàng nông sản thậm chí còn làm mất đi tính cạnh tranh của sản phẩm
Vấn đề thương hiệu hàng nông sản trên thị trường Nhật Bản thường xuyên được nhắc đến trong các hội thảo liên quan đến Nhật Bản, tuy nhiên, Việt nam cần phải có một sự đột phá về vấn đề thương hiệu trong thời gian tới mới có thể nâng cao hơn sức cạnh tranh. Việc gia tăng giá trị xuất khẩu vào thị trường này cần phải dựa trên việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng chế biến, mẫu mã, đồng thời mở rộng các thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến quảng bá thương mại, mở trung tâm bán hàng, phát triển các hình thức phân phối hàng hiệu quả hơn.
Năng lực cạnh tranh của một số hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Rau Quả
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nhưng cũng có nhiều vùng khí hậu á nhiệt đới, và ôn đới. Chính điều kiện khí hậu này, cùng với sự đa dạng về đất đai và sông nước nên chúng ta có khả năng trồng nhiều loại rau quả. Rau quả Việt Nam khá đa dạng, tổng diện tích rau quả năm 2000 của chúng ta là 1 triệu ha, trong đó khoảng 541 ngàn ha là diện tích trồng cây ăn quả.
Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản hoàn toàn có khả năng xâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật. Hàng năm, Nhật nhập khẩu tới gần 3 tỷ USD rau quả nhưng Việt Nam mới bán được cho Nhật khoảng 7-8 triệu USD/năm, chiếm chưa đầy 0,3% thị phần.Tiềm năng phát triển các mặt hàng này là rất lớn bởi người Nhật có nhu cầu cao về hành, cải bắp, gừng, ớt, chuối, bưởi, cam, dứa, xoài và đu đủ, những loại được trồng phổ biến ở nước ta. Hai tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 272.000USD nhưng triển vọng sẽ cao hơn trong các tháng tới.
Rau quả Việt nam có một số loại được người Nhật chấp nhận nhưng nhìn chung thì còn nhiều yếu kém về mặt chất lượng và chưa đảm bảo thời hạn giao hàng.
Tất cả các loại rau nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đều phải đáp ứng các điều khoản của Luật bảo vệ thực vật và Quy định vệ sinh thực phẩm, khi tiêu thụ rau tươi phải dán nhãn quốc gia xuất khẩu theo yêu cầu của Luật về tiêu chuẩn và dãn nhãn hàng lâm sản.
Tuy nhiên, thời gian qua rau quả của chúng ta vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn các quy định của Nhật. Một số loại quả của chúng ta vẫn bị ruồi hại hoa quả, bó cạnh cứng trên lá, nấm mốc. Các loại củ chưa hoàn toàn hết đất.
So với các nước xuất khẩu rau quả chủ yêu sang Nhật là Mỹ, Mê hi cô, Úc, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan... thì hàng hoá của chúng ta có phần kém về hình thức, bao bì cũng như số lượng hàng có thể đáp ứng. Hiện Nhật Bản nhập khẩu trái cây chủ yếu từ các nước Philippines, Thái Lan, Trung Quốc… do hầu hết hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc