Luận văn Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 8

1.1. Cơ sở lý luận 8

1.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của hàng hóa 8

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu 19

1.2. Cơ sở thực tiễn 27

1.2.1. Thị trường hàng thủy sản ở Mỹ 27

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ 36

1.2.3. Kinh nghiệm của một số nước trong nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ 40

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 45

2.1. Hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ từ năm 1994 đến nay 45

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 45

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 48

2.1.3. Phương thức xuất khẩu 54

2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ 55

2.2.1. Phân tích theo phương pháp SWOT 55

2.2.2. Phân tích theo phương pháp GAP 66

2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ 79

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 84

3.1. Nhóm giải pháp đối với nhà nước 84

3.1.1. Cải thiện quan hệ Việt Nam - Mỹ 84

3.1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong hiểu biết hệ thống luật pháp của Mỹ và trợ giúp pháp lý khi cần thiết 86

2.1.3. Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp 87

3.1.4. Chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành thủy sản 91

3.1.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng 92

3.1.6. Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm 94

3.2. Nhóm giải pháp đối với các cơ sở sản xuất, nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ 97

3.2.1. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thủy sản xuất khẩu trong các khâu nuôi trồng, khai thác, chế biến nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ 98

3.2.2. Cạnh tranh bằng thương hiệu - một biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 101

3.2.3. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường Mỹ 102

3.2.4. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tại thị trường Mỹ 103

3.2.4. Phát triển hệ thống phân phối hàng thủy sản trên thị trường Mỹ 105

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

PHỤ LỤC 115

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Mỹ. Qua các cuộc thử nghiệm mùi vị giữa sản phẩm cá basa Việt Nam và cá nheo Mỹ ở Đại học Mississippi và ở Baton Rouge thì cá basa Việt Nam được nhiều người ưa thích hơn. Chính từ lý do lo ngại rằng các mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam sẽ ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Mỹ nên các nhà sản xuất, cung cấp nheo của Mỹ đã kiện Việt Nam bán phá giá sản phẩm cá tra, cá basa philê đông lạnh. Bên cạnh đó, CFA đã vận động chính quyền 3 bang miền nam nước Mỹ là Louisiana, Alabama, Mississipi ban bố lệnh cấm bán cá basa Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Không một sản phẩm cá tra, cá basa nào nhập khẩu từ Việt Nam được phép bán ở các bang này nếu không có giấy kiểm dịch do Cục nông lâm nghiệp bang cấp. Chất kháng sinh khiến cho các bang miền Nam của Mỹ ban bố lệnh cấm nhập khẩu một số lô hàng của Việt Nam là Flouroquinolones, chất được người nuôi thủy sản Việt Nam sử dụng để kiềm chế dịch bệnh. Việc ban hành lệnh cấm này đã gây bất bình không chỉ đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam mà còn cả đối với nhập khẩu, người bán lẻ và người tiêu dùng Mỹ. Cá ngừ là sản phẩm đứng thứ hai trong các mặt hàng cá xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2004, sản lượng cá ngừ của nước ta xuất sang Mỹ đạt 8.627 tấn với kim ngạch 23,3 triệu USD, trong đó cá ngừ vây vàng có khối lượng là 2.217 tấn, KNXK là 15,519 triệu USD chiếm tỷ trọng 25,6% trong tổng KNXK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được 11.569 tấn cá ngừ, đạt kim ngạch 33,32 triệu USD tăng 56,5% so với năm 2004 chiếm tỷ trọng 4% trong tổng lượng nhập khẩu cá ngừ của Mỹ. Tuy con số này còn khá khiêm tốn so với một số nước xuất khẩu cá ngừ lớn trên thế giới như Thái Lan (36,9%), Philippin (17%), Ecuador (12,7%), nhưng đây là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao cho XKTS Việt Nam và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có các loại sản phẩm chủ yếu là cá ngừ tươi, cá ngừ đông lạnh, cá ngừ đóng hộp. Cá ngừ tươi, mà sản phẩm chủ yếu là cá ngừ vây vàng chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam. Cá ngừ vây vàng được xếp vào loại thực phẩm ngon với vị dịu và thịt thơm chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng tươi. Đơn giá xuất khẩu cá ngừ vây vàng của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2004 là 7 USD/1kg, năm 2005 là 6,9USD. Hiện nay,Việt Nam trở thành nhà cung cấp hàng đầu về sản phẩm cá ngừ vây vàng cho thị trường Mỹ. Cá ngừ vây vàng của Việt Nam và có một tương lai rất khả quan tại thị trường Mỹ, rất nhiều người Mỹ ưa chuộng sản phẩm này vì nó được coi là sản phẩm chứa hàm lượng protêin chất lượng cao, a xít béo omêga 3, hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ còn rất đơn điệu chủ yếu là các sản phẩm tươi nguyên con và phi lê. Để hoạt động xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ có hiệu quả, thì các doanh nghiệp của Việt Nam cần biết những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm này như: độ béo, hình dạng của miếng cá, màu sắc và độ tươi. Một khó khăn nữa mà sản phẩm cá ngừ Việt Nam đang gặp phải là những quy định hạn chế nhập khẩu thực phẩm của các cơ quan chính phủ Mỹ. Các nước xuất khẩu sản phẩm cá ngừ hộp sang Mỹ cần đáp ứng những quy định khắt khe của hải quan và Biên phòng Mỹ, luật chống khủng bố sinh học cụ thể là các điều khoản: mục 305- đăng ký cơ sở thực phẩm, mục 306- thiết lập và lưu giữ hồ sơ, mục 307- thông báo trước về lô hàng nhập khẩu. Đối với sản phẩm cá rô phi, nhu cầu của thị trường Mỹ cũng rất lớn. Tuy nhiên, KNXK mặt hàng cá rô phi của Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng KNXK thủy sản của Việt Nam. Mặc dù Bộ Thủy sản đã có chương trình phát triển nuôi cá rô phi để xuất khẩu nhưng do chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng giống nên kết quả còn hạn chế. Mặt khác, do cá nuôi phân tán, kích cỡ nhỏ nên không đáp ứng đươc yêu cầu của xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh mặt hàng này của Việt Nam chưa cao nhưng đây sẽ là mặt hàng có nhiều tiềm năng giúp Việt Nam tăng KNXK thủy sản sang thị trường Mỹ. Cua, ghẹ: Trong những năm vừa qua thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đối với mặt hàng cua ghẹ là Trung Quốc và Đài Loan, chủ yếu dưới dạng tươi sống hoặc sơ chế. Việt Nam đã sản xuất được giống cua và ghẹ nhân tạo, công nghệ sản xuất được chuyển giao ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng khâu bảo quản còn kém, hàm lượng chế biến chưa cao chủ yếu là xuất sống, giá bán cao, nên rất khó thâm nhập vào thị trường Mỹ. Do yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, nên mặt hàng cua ghẹ của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Mỹ và KNXK mặt hàng cua, ghẹ Việt Nam sang thị trường Mỹ còn ở mức khiêm tốn. Năm 2005, Mỹ nhập khẩu từ các nước 120.867 tấn cua ghẹ các loại, trong đó sản lượng cua ghẹ xuất khẩu của Việt Nam chỉ là 3.884 tấn, chiếm tỷ trọng rất nhỏ tổng nhập khẩu của Mỹ, thấp hơn nhiều so với các nước đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ như Canada, Nga, Inđônêxia. Nhu cầu của thị trường Mỹ đối với mặt hàng này là tương đối lớn, nên ngành thủy sản Việt Nam cần quan tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu đối với mặt hàng này. Mực và bạch tuộc: Trong những năm qua, sản phẩm mực và bạch tuộc của Việt Nam chưa được quan tâm xuất khẩu sang thị trường Mỹ mà chủ yếu xuất sang các nước Nhật Bản, EU. Sản phẩm mực và bạch tuộc còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ cả về khối lượng và giá trị trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm mực nang và bạch tuộc đông lạnh, mực ống đông lạnh. Năm 2004, KNXK mực và bạch tuộc của Việt Nam đạt 3,90 triệu USD, năm 2005 là 5,5 triệu USD chiếm tỷ trọng 2,9% trong tổng KNNK các mặt hàng này của Mỹ và thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Đài Loan, Philippin. 2.1.3. Phương thức xuất khẩu Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất hiện trên thị trường Mỹ chậm hơn sản phẩm các nước khác nên việc thâm nhập vào hệ thống kênh phân phối của Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều khó khăn. Phương thức xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu có hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và qua đại lý trung gian đến những nhà nhập khẩu lớn của Mỹ chứ chưa có điều kiện phân phối trực tiếp sản phẩm xuất khẩu đến người tiêu dùng cuối cùng. Việc tìm hiểu và thâm nhập vào hệ thống kênh phân phối thủy sản của Mỹ là rất cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vì hiện nay lực lượng này chưa đủ sức để xây dựng mạng lưới phân phối riêng. Do vậy việc sử dụng các khâu trung gian là những nhà phân phối nổi tiếng, có uy tín trên thị trường Mỹ sẽ cho phép doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thị trường, giảm thiểu rủi ro, tạo chỗ đứng ban đầu cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của mình. Các doanh nghiệp XKTS Việt Nam ký hợp đồng với các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản lớn của Mỹ. Từ các nhà nhập khẩu này, hàng hóa được cung cấp cho các nhà chế biến và hệ thống kinh doanh bán lẻ của Mỹ. Hiện nay các doanh nghiệp XKTS Việt Nam sử dụng cấu trúc kênh phân phối như sau: Hàng thủy sản xuất khẩu được bán khối lượng lớn cho các công ty nhập khẩu thủy sản của Mỹ. Sau đó, các công ty nhập khẩu sẽ bán từng lượng nhỏ cho các nhà phân phối khác để họ bán lại cho các đại lý và các cửa hàng bán lẻ. Các nhà phân phối thủy sản cung cấp các loại sản phẩm thủy sản và thường tự chế biến thủy sản tươi. Khách hàng chủ yếu của các nhà phân phối này là hệ thống nhà hàng, khách sạn, siêu thị trên toàn nước Mỹ. Hiện nay hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trong hệ thống bán lẻ chuỗi của Mỹ như COSTCO WHOLESALE, JC PENNEY, TARGET….nhưng việc cung cấp hàng hóa cho các hệ thống bán lẻ chuỗi cũng thông qua các công ty chuyên đứng ra nhập khẩu và cung cấp vào cho các cửa hàng chuỗi này. 2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ 2.2.1. Phân tích theo phương pháp SWOT 2.2.1.1. Những điểm mạnh Thứ nhất, Việt Nam có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi cho nuôi trồng, khai thác và kinh doanh thủy sản. Đối với hàng thủy sản xuất khẩu, yếu tố về điều kiện tự nhiên có tác động rất quan trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Với hơn 3000 km bờ biển, Việt Nam có vùng lãnh hải thềm lục địa rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ trên đất liền. Tiềm năng, nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển và vùng nước nội địa Việt Nam rất phong phú, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới cho phép phát triển thủy sản đa loài, chất lượng cao, có khả năng phát triển diện tích nuôi thủy sản ở cả ba loại thủy vực: nước ngọt, nước lợ, nuôi biển. Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài, hệ thống sông hồ thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản với những chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú, có giá trị xuất khẩu lớn. Hơn nữa, Việt Nam lại nằm ở vị trí địa lý thuận lợi nối liền giữa Đông Bắc á và Đông Nam á tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng thủy sản nói riêng. Nguồn lợi thủy hải sản phong phú, đa dạng cùng với vị trí địa lý thuận lợi là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. Thứ hai, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào: Lao động Việt Nam nói chung và lao động nghề cá nói riêng có đặc tính cần cù, khéo léo, tiếp thu công nghệ nhanh. Lao động nói chung và lao động nghề cá nói riêng của Việt Nam tương đối dồi dào, giá lao động lại thấp hơn so với các nước trong khu vực. Việc kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm thực tế và tiếp thu nắm bắt những công nghệ tiên tiến là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn lao động của ngành thủy sản Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có sự chú trọng đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại và đã quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ lao động các kiến thức, kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất hiện đại. Cùng với các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân công dồi dào, có chất lượng và chi phí tương đối thấp là những điểm mạnh cơ bản giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam giảm được chi phí sản xuất, hạ giá bán, nâng cao được năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản trên thị trường Mỹ. Lợi thế này cho phép Việt Nam mở rộng thị phần đối với các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như cá tra, cá basa, các loại tôm sú. Ngành thủy sản Việt Nam đã tận dụng được những lợi thế của đất nước để nâng cao sản lượng xuất khẩu. Do hàng thủy sản xuất khẩu có những lợi thế về điều kiện tự nhiên và có hàm lượng lao động cao nên thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh về giá so với các nước khác. Ngoài ra, còn một số điểm mạnh khác như việc phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản theo hướng hiện đại đã đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường Mỹ về vệ sinh an toàn thực phẩm.. Trong nuôi trồng, ngành thủy sản nước ta đã chú trọng đến việc đáp ứng được yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện nhiều nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi và phát triển nuôi trồng theo xu hướng thân thiện môi trường. Trong lĩnh vực khai thác, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các phương tiện đánh bắt hiện đại, đầu tư hệ thống tàu khai thác có giá trị lớn, chuyển dần từ khai thác chạy theo số lượng sang chú trọng khai thác những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Khai thác hải sản có sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp và đối tượng khai thác, đổi mới công nghệ bảo quản nâng tỷ trọng nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu. Tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu trong sản lượng khai thác đã tăng từ dưới 20% năm 1998 lên khoảng 25% năm 2004. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế biến hàng năm có bước tăng trưởng nhanh, chất lượng từng bước được nâng cao, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền IQF, thiết bị phân cỡ tôm, máy hấp, máy luộc… Nhờ đổi mới thiết bị công nghệ và phát triển thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã thay đổi tích cực, tỷ trọng sản phẩm ăn liền, sản phẩm GTGT tăng từ 17,5% lên 40-45% năm 2005 (chủ yếu là các sản phẩm tôm và cá tra, cá ba sa). Việc thay đổi cơ cấu sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến GTGT đã khiến cho tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng khối lượng sản phẩm xuất khẩu. Năng lực chế biến thủy sản của Việt Nam ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng, trong đó đã hình thành các khu tập trung nhà máy chế biến thủy sản gắn liền với nguồn cung cấp nhiên liệu và các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu như cảng, kho thương mại, vận chuyển. Nhiều cơ sở chế biến cũ đã được nâng cấp, mở rộng và đầu tư chiều sâu bên cạnh những cơ sở chế biến mới ra đời với thiết bị và công nghệ tiên tiến đưa tổng số cơ sở chế biến xuất khẩu lên đến 439 cơ sở trong đó có 296 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Công suất chế biến từ 800 tấn/ ngày (năm 1998) đã lên đến 3.250 tấn/ngày [30, tr. 4]. 2.2.1.2. Những điểm yếu Bên cạnh những điểm mạnh cơ bản, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung, thị trường Mỹ nói riêng thì hàng thủy sản nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều điểm yếu sau: Thứ nhất, nuôi trồng thủy sản chưa theo quy hoạch cụ thể, dẫn đến tình trạng khi thấy giá bán cao các hộ nông dân, ngư dân đua nhau đầu tư nuôi trồng, khai thác tràn lan làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, suy kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên và dẫn đến tình trạng bị ép giá làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Giống và thủy lợi trong nuôi trồng thủy sản chưa được chú trọng phát triển đúng mức. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nuôi quảng canh và bán thâm canh, người nuôi phải sử dụng hóa chất và thuốc phòng trừ dịch bệnh, trong khi Việt Nam chưa có chất thay thế các loại kháng sinh cấm nên ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm xuất khẩu. Giá tôm giống, thức ăn nuôi tôm, cá và giá các loại thuốc, hóa chất cho nuôi thủy sản cao và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu trong khi các loại vật tư này thường chiếm đến 70 % giá thành tôm, cá nuôi nên đã làm tăng giá thành nguyên liệu, khiến cho tỷ trọng giá nguyên liệu tăng lên và chiếm đến 90% giá thành sản phẩm. Giá nguyên liệu cao hơn các nước khác đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam đặc biệt khi thị trường thủy sản thế giới có nhiều biến động theo xu hướng giá xuất khẩu giảm [12, tr. 12]. Thứ hai, việc đầu tư cho khai thác thủy sản còn dàn trải, thiếu đồng bộ dẫn đến tình trạng sản lượng khai thác thủy sản thấp và giá thành một số sản phẩm cao so với các nước trong khu vực. Trong những năm qua, Nhà nước đã có chương trình phát triển các đội tàu đánh bắt xa bờ nhằm nâng cao năng lực khai thác của ngành thủy sản. Tuy nhiên, khi triển khai đã có nhiều thiếu sót trong việc lựa chọn, thẩm định và xét duyệt dự án dẫn đến chương trình không đạt được mục tiêu đề ra, vốn vay của Nhà nước khó có khả năng thu hồi. Ngoài ra cùng với mật độ tàu thuyền khai thác tăng là hiện tượng khai thác bằng các ngư cụ không được phép sử dụng, gây tác động xấu tới nguồn lợi thủy sản. Việc đầu tư thiết bị, công nghệ và ứng dụng khoa học - công nghệ mới trong các khâu sản xuất, chế biến hàng thủy sản còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh về mặt chất lượng sản phẩm chưa cao. Công nghệ bảo quản hàng thủy sản sau thu hoạch còn lạc hậu, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được thực hiện tốt ở khâu sản xuất nguyên liệu và sau thu hoạch. Phần lớn các tàu thuyền đánh cá đều dùng nước đá xay nhỏ để bảo quản sản phẩm, chưa có hệ thống thiết bị bảo quản hiện đại trên tàu nên chất lượng sản phẩm không cao. Thứ ba, chiến lược tăng tốc phát triển ngành thủy sản để sánh ngang với các nước trong khu vực thời gian qua tuy đã chú ý phát triển theo chiều sâu, nhưng chưa đồng đều ở các địa phương. Việc đầu tư chiều sâu tập trung nhiều ở khâu chế biến, nhưng đến nay cũng mới có khoảng 75% cơ sở chế biến thủy sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Còn lại 25% số lượng nhà máy chế biến có quy mô nhỏ, đang trong tình trạng máy móc, thiết bị đã cũ và lạc hậu, công nghệ đơn điệu, chủ yếu là sơ chế; không đáp ứng được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc phát triển và cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu chưa đảm bảo bền vững. Một số chủng loại sản phẩm được xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cá rô phi đơn tính, cá nuôi biển, cua ghẹ… chậm được triển khai nuôi diện rộng, làm ảnh hưởng đến sản lượng nguyên liệu chế biến cho xuất khẩu. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với những người sản xuất nguyên liệu, dịch vụ hậu cần thiếu bền vững dẫn đến tình trạng sản xuất nguyên liệu chưa ăn khớp với khả năng chế biến và chưa đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm của thị trường. Dịch vụ kiểm nghiệm và giám định chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu nước ta còn hạn chế. Trình độ giám định của các tổ chức được giao nhiệm vụ giám định thấp, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm định hàng xuất khẩu chủ yếu theo phương pháp thủ công, lạc hậu; hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý VSATTP còn thiếu và chỉ tập trung ở các cơ quan tỉnh; hệ thống thông tin về quản lý chất lượng chưa kịp thời. Những yếu tố trên đã làm cho chất lượng của hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu bị hạn chế nên nhiều lô hàng xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn của thị trường Mỹ nên bị trả lại, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Thứ tư, nhu cầu nhập khẩu hàng thủy sản của Mỹ là rất lớn nhưng hàng thủy sản Việt Nam chưa có thị phần đáng kể tại thị trường này do chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn nghèo nàn. Các mặt hàng thủy sản chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ mới gồm tôm, cá đông lạnh sơ chế. Hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta chưa xây dựng chiến lược phát triển thị trường dài hạn cho các sản phẩm chủ lực cũng như chưa xây dựng thương hiệu hàng hóa mạnh cho sản phẩm xuất khẩu. Việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu và phân phối của Mỹ, vì vậy sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có lợi thế cạnh tranh về phân phối và bán hàng. Các doanh nghiệp XKTS của Việt Nam thường có quy mô sản xuất nhỏ do vậy gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn hay các yêu cầu thời gian giao hàng nhanh của các doanh nghiệp Mỹ. Hơn nữa, các doanh nghiệp thường thiếu kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế, nên bị động và lúng túng khi có tranh chấp thương mại xảy ra. Công tác xúc tiến thương mại tuy đã được quan tâm nhưng hiện nay mới ở trình độ thấp, chưa có chiến lược thích hợp xúc tiến bán hàng tại thị trường Mỹ. Công tác tìm hiểu, nghiên cứu thị trường mới chỉ ở bước sơ khai, do chưa có kinh nghiệm và kinh phí hạn hẹp. Năng lực tiếp thị hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp không cao, giá cả một số chủng loại hàng kém cạnh tranh. Chưa coi trọng đúng mức vai trò của bộ phận Việt kiều tại Mỹ trong việc quảng bá sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Hình thức giới thiệu sản phẩm, chào hàng còn đơn điệu, chưa sử dụng nhiều những phương thức giao dịch tiên tiến như thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm của mình 2.2.1.3. Những cơ hội: Thứ nhất, tiềm năng của thị trường thủy sản Mỹ là rất lớn và hàng thủy sản Việt Nam bước đầu đã có chỗ đứng trên thị trường này. Trong tương lai, Mỹ vẫn là một thị trường tiêu thụ hàng thủy sản lớn và nhiều tiềm năng của thế giới. Nhu cầu về hàng thủy sản của người Mỹ ngày càng tăng trong khi Mỹ lại thực hiện chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản do vậy cơ hội cho các nước xuất khẩu thủy sang thị trường Mỹ, trong đó có Việt Nam là rất lớn. Tuy thời gian mà hàng thủy sản Việt Nam xuất hiện trên thị trường Mỹ chưa nhiều so với các nước khác nhưng bước đầu đã được người tiêu dùng đánh giá cao và có chỗ đứng nhất định, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ. Hàng thủy sản Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng về chất lượng, hình thức và hương vị của sản phẩm. Thứ hai, quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Với tư cách là nền kinh tế hàng đầu thế giới, sở hữu của nhiều công nghệ nguồn, Mỹ có ảnh hưởng đáng kể trong giới đầu tư quốc tế. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội, thuận lợi hơn trong quan hệ kinh doanh với các nước, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu. Ngày 31/5/2006, Việt Nam và Mỹ đã ký thỏa thuận chính thức kết thúc quá trình đàm phán tiếp cận thị trường song phương về việc Việt Nam có thể gia nhập WTO, đây được đánh giá là bước tiến quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ hoàn toàn quan hệ Việt Nam - Mỹ, là cửa ải khó khăn nhất mà chúng ta đã vượt qua trong tiến trình gia nhập WTO. Đây cũng là cơ hội giúp cho hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng thủy sản nói riêng xâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ. Trong những ngày giữa tháng 6/2006, Quốc hội Mỹ đang xem xét thông qua dự luật về quy chế quan hệ bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam. Nếu dự luật này được thông qua sẽ giúp Việt Nam có thể hưởng các chính sách ưu đãi của Mỹ trong việc áp thuế nhập khẩu, xem xét các điều kiện để giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Thứ ba, quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH của nước ta sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú. Hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và hàng thủy sản nói riêng có nhiều cơ hội cải thiện đáng kể sức cạnh tranh của mình, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu tiêu dùng khắt khe của thị trường Mỹ. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tìm kiếm thị trường, đối tác cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho ngành thủy sản và có nhiều cơ hội để tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất và quản lý tiên tiến, tạo cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam cọ xát và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ nói riêng, thị trường thế giới nói chung. 2.2.1.4. Những thách thức Thứ nhất, Mỹ là nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới nên thu hút được hàng hóa của nhiều nước. Do vậy, mức độ cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường này là hết sức gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi do xuất hiện sau hơn các nước khác trên thị trường Mỹ, phải đối mặt với nhiều nước có khả năng xuất khẩu lớn và có ưu thế vượt trội trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ. Chi phí vận tải và bảo hiểm của hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và làm giá thành sản phẩm tăng cao. Chi phí vận tải cao và thời gian vận tải dài làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu, làm chất lượng sản phẩm giảm, tỷ lệ hao hụt tăng. Chi phí kho tàng, bến bãi của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực. Các hàng hóa xuất, nhập khẩu giao nhận tại các cảng biển, sân bay hiện nay phải chịu rất nhiều loại phí và lệ phí do đó làm hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam giảm sức cạnh tranh so với hàng các nước khác. Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu như cảng biển, sân bay, đường giao thông, kho ngoại quan… của nước ta hiện nay còn thiếu, năng lực hoạt động thấp. Nhiều dịch vụ cơ bản hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu như điện, nước, thông tin liên lạc, dịch vụ hậu cần vẫn mang tính độc quyền cao, tính cạnh tranh thấp hoặc khả năng cung cấp dịch vụ còn yếu đã khiến chi phí của sản phẩm tăng và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu. Giá nước sạch tại Việt Nam hiện nay là 25-30 cent/m3, trong khi giá của Trung Quốc là 13 cents. Tương tự như vậy, chi phí cho việc tiêu dùng điện của Việt Nam hiện nay vào khoảng 7 cents/kwh, cao hơn của Trung Quốc (4,8 - 6 cents/kwh) và nhiều loại chi phí khác như phí thuê đất, phí dịch vụ viễn thông. ở Việt Nam hiện nay cũng cao hơn Trung Quốc và các nước trong khu vực. Những hạn chế đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, trong đó có hàng thủy sản. Thứ hai, việc bảo hộ của Nhà nước Mỹ đối với ngành thủy sản trong nước diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi, do vậy làm tăng mức độ không bình đẳng trong cạnh tranh giữa hàng thủy sản nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Với yêu cầu hạ thấp mức thuế nhập khẩu thủy sản của WTO cũng như các nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của các nước Thái Lan, Trung Quốc và cả với hàng thủy sản của Mỹ vốn đã hưởng rất nhiều ưu đãi của Chính phủ Mỹ. Đến nay Việt Nam vẫn chưa được hưởng mức thuế ưu đãi phổ cập (GSP) của Mỹ dành cho các nước đang phát triển do vậy cũng làm giảm sức cạnh tranh đối với hàng thủy sản xuất khẩu vì những nước này đều có cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu tương tự như Việt Nam. Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO cho nên các tranh chấp thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đều phải giải quyết theo cơ chế song phương và bị áp đặt điều tra so sánh thông qua nước thứ ba. Tất cả những vấn đề trên đã đặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thứvào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc - ML bang.doc
  • docTom tat.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan