Luận văn Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên trong bối cảnh cải cách hành chính

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8

7. Kết cấu của luận văn . 9

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CÁC

CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

TRONG BỐI CẢNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 10

1.1. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 10

1.2.Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

tỉnh . 14

1.3. Cải cách hành chính nhà nước và các yêu cầu đối với năng lực của các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 18

1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên. . .23

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh . . .32

1.6. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực công chức của một số địa phương đáp

ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước. . .38

Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN

CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN . 43

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Phú Yên. 43

pdf131 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên trong bối cảnh cải cách hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i năm 2016 có 1,5% công chức có trình độ cao đẳng; 8,1% công chức có trình độ trung cấp) chủ yếu là thuộc nhóm tuổi từ 51 tuổi trở lên. - Trình độ lý luận chính trị Bảng 2.1: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức Trình độ lý luận chính trị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cao cấp 159 171 178 Trung cấp 99 96 115 Sơ cấp 618 671 541 Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức các năm 2014, 2015, 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Qua bảng tổng hợp nêu trên cho thấy công chức có trình độ lý luận chính trị đạt thấp; trình độ sơ cấp lý luận chính trị chiếm đa số (năm 2014: 62,6%; năm 2015: 65%; năm 2016: 58,7%); trình độ trung cấp lý luận chính trị đạt thấp (năm 2014: 10%; năm 2015: 9,3%; năm 2016: 12,5%); tỷ lệ công chức được đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị (năm 2014: 16,1%; năm 2015: 16,6%; năm 2016: 19,3%); chưa có công chức nào được đào tạo trình độ cử nhân chính trị. Hầu hết công chức chỉ được cử đi đào tạo lý luận chính trị khi được quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý mà chưa chú trọng đến trang bị kiến thức về lý luận chính trị cho công chức chuyên môn. 53 - Trình độ quản lý nhà nước Bảng 2.2: Trình độ quản lý của đội ngũ công chức Kiến thức quản lý nhà nước Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chuyên viên chính và tương đương 191 195 228 Chuyên viên và tương đương 539 592 558 Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức các năm 2014, 2015, 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiến thức quản lý nhà nước, nhằm trang bị cho công chức những kiến thức cần thiết để tham mưu thực hiện đúng, đầy đủ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, qua kết quả thống kê cho thấy, số công chức chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước vẫn còn nhiều: năm 2014: 257 công chức (26%); năm 2015: 246 công chức (23,8%); năm 2016: 136 công chức (14,8%). Điều đó đặt ra yêu cầu phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho công chức tương ứng với ngạch bậc được bổ nhiệm. - Trình độ ngoại ngữ Bảng 2.3: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công chức Trình độ ngoại ngữ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Đại học trở lên 26 27 29 Chứng chỉ các loại 858 867 858 Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức các năm 2014, 2015, 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh 54 Đa số công chức đều có chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu ngạch, bậc đang đảm nhiệm, trong đó Tiếng Anh chiếm gần 98%, nhưng vẫn còn một số ít công chức chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ về ngoại ngữ, chủ yếu là những công chức có độ tuổi trên 50, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng giảm dần (năm 2014: 10,4%; năm 2015: 9,3%; năm 2016: 3,8%). Bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ công chức đều có, nhưng qua phỏng vấn lãnh đạo Sở Nội vụ, một số sở ngành và khảo sát thực tế cho thấy công chức sử dụng ngoại ngữ để phục vụ công việc rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. - Trình độ tin học Biểu đồ 2.5. Trình độ tin học của đội ngũ công chức Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức các năm 2014, 2015, 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đến nay, khoảng 90% công chức có chứng chỉ tin học và sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Tỷ lệ công chức chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ về tin học chiếm tỷ lệ thấp (năm 2014 là: 4,3%; năm 2015 là: 3,4%; năm 2016 là: 2,6%), chủ yếu là công chức trong độ tuổi 51-60 tuổi.Có trên 90% công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc. Kết quả kiểm tra tình hình ứng dụng văn bản điện tử tại các cơ quan cho thấy đã có 100% cơ quan 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 78 83 75 867 813 823 Trung cấp trở lên Chứng chỉ 55 scan, cập nhật văn bản đến, file văn bản đilên phần mềm quản lý văn bản; 70% đơn vị đã cập nhật lịch công tác của lãnh đạo và cơ quan lên phần mềm quản lý văn bản. Các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã nối mạng Internet, sử dụng mạng LAN, nối mạng diện rộng với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, vì vậy thông tin được cập nhật và khai thác kịp thời. 2.3.2. Về kỹ năng nghề nghiệp Bảng 2.4: Kết quả khảo sát kỹ năng nghề nghiệp của công chức STT Tên kỹ năng Tổng hợp Rất thành thạo Thành thạo Chưa thành thạo Số phiếu TL % Số phiếu TL % Số phiếu TL % 1 Tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật 86 20,5 271 64,5 63 15,0 2 Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin 112 26,7 288 68,6 20 4,8 3 Soạn thảo văn bản 191 45,5 213 50,7 16 3,8 4 Viết báo cáo 125 29,8 235 56,0 60 14,3 5 Giao tiếp, giải trình, đối thoại công dân 50 11,9 269 64,0 101 24,0 6 Phối hợp công tác 83 19,8 232 55,2 105 25,0 7 Quản lý sự thay đổi 71 16,9 188 44,8 161 38,3 Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 8/2017tại tỉnh Phú Yên 56 Qua kết quả khảo sát cho thấy công chức cơ bản có các kỹ năng hành chính. Nhiều kỹ năng được công chức thực hiện thành thạo và được đánh giá cao, cụ thể một số kỹ năng sau: Về tổ chức triển khai thực thi pháp luật, các công chức đã thực hiện nghiêm túc (qua khảo sát có 85% phiếu đánh giá là công chức thực hiện thành thạo và rất thành thạo kỹ năng này). Về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, hầu hết công chức nắm bắt, thu thập, xử lý được thông tin để phục vụ công việc của cơ quan. Tuy nhiên, việc thu thập và xử lý thông tin có lúc chưa kịp thời, nên tham mưu đưa ra các quyết định hành chính còn chậm. Công chức cần rèn luyện thêm kỹ năng này để thu thập và xử lý thông tin tham mưu cho lãnh đạo đưa ra các quyết định quản lý đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả hơn. Kỹ năng soạn thảo văn bản là kỹ năng cần có của công chức. Soạn thảo văn bản là công việc hàng ngày, là sản phẩm chủ yếu của công chức tham mưu; có trên 90% phiếu khảo sát đánh giá công chức rất thành thạo và thành thạo kỹ năng này. Các văn bản cơ bản đảm bảo về nội dung và thể thức. Tuy nhiên, trong tháng 8/2017 qua kiểm tra ngẫu nhiên về thể thức 60 văn bản hành chính của 12 cơ quan nêu trên ban hành (05 văn bản/cơ quan) và 36 dự thảo văn bản do các cơ quan này trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành (03 văn bản/cơ quan) hầu hết các văn bản thực hiện đúng quy định Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Có 08 văn bản còn sai sót về mặt thể thức như: Canh lề, chính tả, định dạng chữ, nơi nhận; có 3 văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh chưa tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Điều này cho thấy, kỹ năng soạn thảo văn bản của công chức vẫn còn mặt hạn chế nhất định. 57 Về kỹ năng giao tiếp hành chính, đây là kỹ năng mà công chức thực hiện thường xuyên, hàng ngày. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành công văn số 2807/UBND-NC ngày 10/6/2016 chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm, văn hóa công sở, văn hóa ứng xử, trong đó cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải thực hiện phương châm 5 biết: “Biết chào hỏi, biết lắng nghe, biết giải thích, biết xin lỗi, biết cảm ơn” và phương châm: “Thân thiện, nghĩa tình; tận tụy, trách nhiệm; kỷ cương, kỷ luật” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là khi giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của các tổ chức, cá nhân. Qua khảo sát và phỏng vấn chuyên gia cho thấy, đa số công chức giao tiếp tốt, ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, không hách dịch cửa quyền, có tác phong lịch sự, gần gũi với đồng nghiệp và nhân dân; đảm bảo theo đúng phương châm ‘5 biết” nêu trên. Hạn chế trong kỹ năng giao tiếp hành chính của công chức, nhất là giao tiếp với công dân tại các bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa” là một số công chức vẫn còn sử dụng nhiều tiếng địa phương, giải thích cho tổ chức và cá nhân về thủ tục hành chính chưa rõ ràng; giao tiếp có lúc thiếu niềm nở, thái độ thiếu tôn trọng nhân dân,... Đối với các kỹ năng khác như: Tổng hợp, báo cáo, phối hợp được công chức thực hiện thường xuyên và tương đối thành thạo. Đa số công chức đều sử dụng thành thạo máy vi tính để phục vụ công tác chuyên môn; tuy nhiên do yêu cầu của cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hầu hết các cơ quan sử dụng các phần mềm mới để phục vụ công việc chuyên môn, nhưng nhiều công chức còn lúng túng trong thao tác, sử dụng chưa hết các chức năng, công năng của phần mềm, nhất là khi chuyển từ xử lý văn bản giấy là chủ yếu sang xử lý văn bản điện tử trên môi trường mạng là chủ yếu. 58 Về kỹ năng quản lý sự thay đổi, qua khảo sátcó 38,3% ý kiến cho rằng kỹ năng này ở công chức còn yếu, do đó cần phải tăng cường bồi dưỡng cho công chức, nhất là trong thời điểm hiện nay có nhiều sự biến đổi về kinh tế, khoa học công nghệmà bản thân công chức nếu không thích ứng được sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ. 2.3.3. Về thái độ, hành vi trong thực thi công vụ Bảng 2.5: Kết quả khảo sát thái độ, hành vi của công chức STT Tên thái độ, hành vi Tổng hợp Rất tốt Tốt Chưa tốt Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % 1 Tác phong làm việc 42 10,0 276 65,7 102 24,3 2 Tinh thần trách nhiệm trong công việc 74 17,6 260 61,9 86 20,5 3 Kỷ cương, kỷ luật 71 16,9 244 58,1 105 25,0 Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 8/2017 tại tỉnh Phú Yên Qua bảng số liệu nêu trên cho thấy thái độ, hành vi trong thực thi công vụ thể hiện qua tác phong làm việc, tinh thần trách nhiệm trong công việc, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật được các công chức thực hiện tốt và rất tốt chiếm đa số (trên 70%). Bên cạnh đó, có 24,3% ý kiến cho rằng công chức có tác phong lề lối làm việc chưa tốt; 20,5% ý kiến cho rằng công chức có tinh 59 thần trách nhiệm trong công việc chưa tốt; 25% ý kiến cho rằng công chức thực hiện kỷ cương, kỷ luật chưa tốt. Nhìn chung, nhiều công chức có tác phong làm việc nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, sẵn sàng làm việc ngoài giờ hành chính kể cả ngày nghỉ để hoàn thành tốt công việc khi được lãnh đạo phân công, nhất là những công việc đột xuất yêu cầu hoàn thành trong thời gian ngắn. Phần lớn công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước và các quy định cơ quan. Tỉ lệ và số lượng Đảng viên trong công chức ngày càng tăng, năm 2014: 73,9%; năm 2015: 76,4%; năm 2016: 83%. 2.3.4. Kết quả thực thi công vụ của côngchức Qua báo cáo tổng hợp của Sở Nội vụ, kết quả đánh giá công chức năm 2016 của 18 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên theoNghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ như sau: Bảng 2.6: Kết quả đánh giá, phân loại công chức các cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ % 1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 263 32,6 2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 613 62,8 3 Hoàn thành nhiệm vụ 37 3,7 4 Không hoàn thành nhiệm vụ 9 0,9 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnhPhú Yên năm 2016 Qua tổng hợp nêu trên cho thấy, số lượng công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ cao 94,9% (trong đó 60 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 28,5%, hoàn thành tốt nhiệm vụ 66,4%), công chức hoàn thành nhiệm vụ chiếm 4% (37 người), công chức không hoàn thành nhiệm vụ 0,9% (09 người). Việc đánh giá, phân loại công chức thực hiện đúng quy trình, nhưng số hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ quá nhiều; số được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệ không đáng kể, trong khi hiệu quả thực thi công vụ còn thấp, một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu, điều đó cho thấy việc đánh giá công chức vẫn còn tình trạng nể nang, hình thức, chưa đúng thực chất, đánh giá công chức chưa gắn với hiệu quả công việc được giao. Thực tế này đặt ra yêu cầu là phải thường xuyên đổi mới, nâng cao hiệu quả trong việc đánh giá, phân loại công chức sát với kết quả thực tế để làm cơ sở thực hiện việc sắp xếp, tinh giản biên chế, phân công lại nhiệm vụ của công chức cho phù hợp với năng lực, góp phần xây dựng, nâng cao năng lực của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 2.4. Đánh giá chung về năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân ưu điểm 2.4.1.1. Ưu điểm Đội ngũ công chức đã nâng cao một bước rõ rệt về nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước, kỹ năng hành chính đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn. Chất lượng đội ngũ công chức được nâng cao hơn đã góp phần quan trọng trong việc tham mưu, góp phần ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng- an ninh, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn vào đầu tư, kinh doanh. Một số công chức có sự đổi mới về tư duy, năng động, dám nghĩ, dám làm và quyết đoán trong công việc được phân công; có năng lực cụ thể hóa 61 chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào thực tiễn của địa phương; nắm vững kiến thức lĩnh vực chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo trong quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực phạm vi toàn tỉnh. Công chức đã tham mưu cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là đơn giản hóa thủ tục hành chính; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời ban hành, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước trên địa bàn. Qua khảo sát cho thấy, nhìn chung công chức trong độ tuổi từ 31 đến 50 chiếm đa số, có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Hầu hết các công chức có chuyên ngành đào tạo tương đối phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm và tiếp tục tham gia đào tạo sau đại học và các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Qua đó, giúp cho đội ngũ công chức nhanh nhạy hơn, hiệu quả hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh mà công tác quản lý nhà nước đặt ra, nhất là trong công cuộc cải cách hành chính như hiện nay. Ngoài kiến thức, công chức có được kỹ năng cơ bản để thực hiện công vụ nhờ quá tŕnh tích lũy kinh nghiệm công tác, tự rèn luyện, thông qua các lớp bồi dưỡng kỹ năng. Nhiều công chức thích nghi nhanh với sự thay đổi trước yêu cầu cải cách hành chính và phát triển của công nghệ thông tin. Công cuộc cải cách hành chính đã làm thay đổi nhiều về nhận thức và hành động của đội ngũ công chức, nhất là thái độ, hành vi ứng xử của đội ngũ công chức trong quá trình thực thi công vụ. Qua rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, công chức trưởng thành về nhiều mặt, có phẩm chất đạo đức, lối sống giản dị, lành mạnh, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức ngày càng cao, chủ động và tích cực hơn đối với nhiệm vụ được phân công; tác phong lề lối làm việc nhanh nhẹn, năng động; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, 62 giảm tình trạng quan liêu cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Với tinh thần, thái độ tích cực của công chức, đã đem lại sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, điều này thể hiện qua các chỉ số cải cách hành chính Par Index, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI của tỉnh liên tục tăng qua các năm (chỉ số Par Index năm 2014 xếp thứ 43/63; năm 2015 xếp 30/63, năm 2016 xếp 20/63 tỉnh, thành phố cả nước; chỉ số PAPI năm 2014 xếp thứ 56/63; năm 2015 xếp 54/63, năm 2016 xếp 48/63; chỉ số PCI năm 2014 xếp thứ 47/63; năm 2015 xếp 55/63, năm 2016 xếp 51/63. 2.4.1.2. Nguyên nhân ưu điểm Đạt được kết quả nêu trên là do Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm thực hiện tốt việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và quản lý công chức. Thực hiện chủ trương chuyển đổi dần từ hệ thống công vụ chức nghiệp sang vị trí việc làm, hiện nay các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và được phê duyệt Đề án vị trí việc làm với khung năng lực cụ thể cho từng vị trí làm căn cứ quan trọng cho tuyển dụng công chức. Trong 3 năm gần đây 2014-2016, việc tuyển dụng công chức đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; tuyển dụng thông qua thi tuyển theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, đảm bảo tính cạnh tranh. Quản lý, sử dụng biên chế thực hiện đúng quy định của Nhà nước, luôn giữ mức ổn định và giữ nguyên số lượng biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao. Triển khai thực hiện việc đánh giá, phân loại công chức gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan. Kết quả đánh giá từng bước trở thành căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức. 63 Thực hiện kịp thời công tác chính sách đối với cán bộ như: nâng lương, xếp ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch công chức. Thực hiện phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương tạo sự chủ động trong giải quyết chính sách cho công chức. Quan tâm hiện đại hóa công sở, trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc và tạo môi trường làm việc thuận lợi thúc đẩy công chức làm việc có hiệu quả hơn. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế Xây dựng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chưa đạt được mục tiêu có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay, nhất là năng lực của công chức; thể hiện qua phần khảo sát và đánh giá thực trạng năng lực công chức ở chương 2; cụ thể như sau: Một là, về số lượng, cơ cấu, độ tuổi công chức còn một số bất cập. Đội ngũ công chức vẫn còn tình trạng vừa thiếu, vừa thừa. Thừa công chức có đầy đủ bằng cấp nhưng hạn chế năng lực, thiếu công chức đảm bảo về kiến thức, kỹ năng, đạo đức công vụ. Chưa có giải pháp quyết liệt để đưa ra khỏi bộ máy những công chức hạn chế, yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, tiêu cực, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ để tuyển những người đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện. Tinh giản biên chế chưa thực sự hiệu quả, hầu hết các cơ quan đề xuất tinh giản biên chế đối tượng là cán bộ nghỉ hưu trước tuổi và không đảm bảo sức khỏe. Có sự chênh lệch tương đối lớn về giới tính của đội ngũ công chức, tỷ lệ công chức nữ chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Công chức trẻ có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 12% tổng số công chức các cơ quan. Hai là, kiến thức công chức còn nhiều hạn chế. Về chuyên môn 64 nghiệp vụ, đến cuối năm 2016 vẫn còn 1,5% công chức có trình độ cao đẳng; 8,1% công chức có trình độ trung cấp làm công tác tham mưu trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Có công chức tuyển dụng đảm bảo về bằng cấp chuyên môn nhưng năng lực thực tế hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Trình độ lý luận chính trị của công chức còn thấp, chủ yếu là trình độ sơ cấp (chiếm khoảng 60%). Số công chức chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đến cuối năm 2016 là 14,8%. Tỷ lệ công chức được đào tạo chính quy và có trình độ sau đại học còn thấp. Cơ cấu chuyên ngành đào tạo sau đại học chưa hợp lý, chưa chú trọng đào tạo những ngành, những lĩnh vực chuyên môn mà cơ quan đang thiếu. Một số công chức có xu hướng chạy theo bằng cấp, học sau đại học chuyên ngành không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ở tỉnh Phú Yên hiện nay đang thiếu công chức có trình độ chuyên sâu về nông nghiệp, kinh tế-tài chính, luật, hành chính...nhưng công chức chủ yếu theo học sau đại học các ngành quản trị kinh doanh, kinh tế phát triển, quản lý giáo dục, công tác xã hội...,để chuẩn hóa bằng cấp; không phục vụ thiết thực cho công tác chuyên môn. Tỷ lệ công chức được tham gia các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước còn ít. Trong khi đó, đối với chế độ chính trị nước ta, công chức cần có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị để nhận thức và thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước trên các lĩnh vực. Công chức tham gia bồi dưỡng về quản lý nhà nước chủ yếu là do yêu cầu đủ các chứng chỉ để thi nâng ngạch, chuyển ngạch mà chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu nâng cao năng lực làm việc theo chức danh, vị trí việc làm đang hoặc sẽ đảm nhiệm [50]. Khả năng ứng dụng kiến thức về ngoại ngữ, tin học vào công việc được giao của công chức rất hạn chế. Đa số công chức có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ, nhưng chủ yếu để hợp thức hóa tiêu chuẩn ngạch công chức, trong 65 thực tế không sử dụng được, không có khả năng tiếp xúc, làm việc với người nước ngoài hoặc sử dụng ngoại ngữ để tra cứu, nghiên cứu tài liệu phục vụ công tác; khi có nhu cầu phải thuê phiên dịch. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc của công chức còn yếu, chưa đáp ứng tốt yêu cầu cải cách hành chính.Tài liệu chính thức của các cơ quan trao đổi qua môi trường mạng còn ít. Chất lượng cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của hầu hết cơ quan chuyên môn cấp tỉnh còn hạn chế, chưa kịp thời, nhất là thông tin về giải quyết thủ tục hành chính. Ba là, một số kỹ năng cần thiết cho công tác tham mưu nhưng công chức còn thiếu và còn yếu. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của một số công chức chưa tốt, nên tham mưu đưa ra các quyết định hành chính còn chậm.Kỹ năng soạn thảo văn bản, xây dựng báo cáo của công chức vẫn còn mặt hạn chế, một số công chức soạn thảo văn bản chưa đảm bảo về nội dung, thể thức, lãnh đạo phải chỉnh sửa nhiều lần.Sự phối hợp trong công tác của công chức có lúc thiếu đồng bộ và nhịp nhàng. Qua khảo sát còn có khoảng 25% công chức chưa thành thạo kỹ năng này. Ngoài ra, có 38,3% ý kiến khảo sát cho rằng công chức thực hiện kỹ năng quản lý sự thay đổi chưa tốt. Kỹ năng tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật vẫn còn yếu. Có công chức còn thụ động trong công tác tham mưu, có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và không có chính kiến rõ ràng khi giải quyết công việcdẫn đến triển khai công việc chậm về thời gian, tham mưu thiếu chính xác, không đảm bảo chất lượng, có sai sót về trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trong giao tiếp hành chính, nhất là giao tiếp với công dân tại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa” một số công chức còn thiếu kỹ năng, hướng dẫn, giải thích cho tổ chức và cá nhân về thủ tục hành chính chưa rõ ràng; giao tiếp có lúc thiếu niềm nở, thiếu tôn trọng nhân dân. Số công chức vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng trong các cơ quan 66 chuyên môn tỉnh còn ít. Nhiều công chức công tác nhiều năm nhưng không tích lũy được kinh nghiệm thực tế, thiếu tính chuyên nghiệp, chỉ giải quyết công việc theo thói quen, lúng túng trong thực thi công vụ. Bốn là, thái độ, hành vi của công chức tuy có chuyển biến tích cực, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính. Vẫn còn có số ít công chức thiếu trách nhiệm trong công việc, làm không tới nơi, tới chốn, thiếu chủ động trong công việc, lãnh đạo giao gì làm nấy, đặt quyền lợi cá nhân cao hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với công việc, đối với tập thể. Một số công chức còn có tác phong chậm đổi mới, chậm thích ứng với sự thay đổi, nhất là khi cải cách hành chính nhà nước được thực hiện toàn diện và mạnh mẽ trên các lĩnh vực. Cá biệt có công chức có lối sống thực dụng, thiếu rèn luyện, thích hưởng thụ, chưa công tâm khách quan trong công tác. Trong tiếp xúc, giải quyết công việc của tổ chức, công dân, có công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, có thái độ hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu, nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời; hoặc có phát hiện nhưng xử lý thiếu kiên quyết, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, đơn vị. Còn ý kiến phản ánh của tổ chức, công dân về thủ tục và thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở phức tạp; quy trình giải quyết kéo dài. Một số cơ quan bố trí công chức chuyên môn nhận hồ sơ và trả kết quả đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng, hành chính - tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu. Qua tự kiểm tra của Thủ trưởng các cơ quan và thanh tra chuyên ngành của Sở Nội vụ vẫn còn phát hiện công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh đi muộn, về sớm, chậm trễ trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân; có công chức vi phạm kỷ luật phải xử lý. 67 2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế Công tác tuyển dụng công chức còn một số bất cập, hình thức thi tuyển công chức chưa gắn với đặc thù của từng vị trí việc làm. Hiện nay tỉnh Phú Yên, trung bình khoảng 2 năm mới tổ chức thi tuyển một lần nênsinh viên hàng năm ra trường không có cơ hội thi tuyển ngay, buộc phải tìm việc khác. Hình thức thi có kết hợp giữa thi viết và trắc nghiệm nhưng thi trắc nghiệm trên giấy nên tốn nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon_thuoc_uy.pdf
Tài liệu liên quan