Luận văn Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU . 1

Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CÁC

CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH. 8

1.1. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 8

1.1.1. Khái niệm. 8

1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân tỉnh. 11

1.1.3. Đặc điểm công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

dân tỉnh. 13

1.1.4. Nhiệm vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân tỉnh. 14

1.2. Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

dân tỉnh. 15

1.2.1. Khái niệm. 15

1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực. 18

1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 19

1.3.1. Tiêu chí đánh giá thông qua các yếu cấu thành năng lực. 19

1.3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua kết quả thực thi công vụ . 30

pdf123 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m mới cho người lao động. 44 2.1.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh có nguồn nhân lực dồi dào. Người dân Quảng Ninh có đức tính cần cù, hiếu học, nghiêm túc trong lao động và có trình độ văn hoá, có khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Đó là những điều kiện thuận lợi quan trọng để hình thành đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý, công chức, cán bộ kỹ thuật và lao động có chất lượng tốt. Hiện nay, Quảng Ninh có 694.492 người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,47% dân số. Hàng năm, nguồn lao động ở Quảng Ninh được bổ sung từ 1,5 đến 2 vạn người. Đó là những người vừa tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học; đồng thời cũng có một lượng lớn người lao động di cư từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong đó có cả những nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn lao động có trình độ được bổ sung hàng năm như vậy chính là nguồn lực mạnh mẽ tạo sự phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. 2.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng tới năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh - Vị trí địa lý như đã nêu trên là một lợi thế rất lớn của tỉnh Quảng Ninh trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Bắc, có cửa khẩu quốc tế thông thương với nước bạn Trung Quốc, có cảng nước sâu Cái Lân, có vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên thế giới nên trong tương lai Quảng Ninh có nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, đòi hỏi một đội ngũ công chức chuyên môn năng động, sáng tạo với trình độ chuyên môn và khả năng hội nhập quốc tế cao. - Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Ninh còn thấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ 45 cấu từng ngành còn chậm. Hoạt động dịch vụ, du lịch, thương mại chưa phát huy hết hiệu quả. Một số ngành công nghiệp trọng điểm, thế mạnh của tỉnh đang chịu ảnh hưởng sự suy thoái kinh tế trên thế giới nên rất khó khăn trong quá trình phát triển. Việc khai thác các nguồn lực còn nhiều bất cập. Một số cơ chế, quy định còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa thực sự thông thoáng, chậm triển khai chủ trương, chính sách mới. Dẫn đến việc tập trung đầu tư nâng cao năng lực công chức cũng còn hạn chế. - Nguồn lao động của tỉnh Quảng Ninh khá dồi dào nhưng lại thiếu nhiều lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để tham gia các hoạt động kinh tế có công nghệ tiên tiến. Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh Quảng Ninh chiếm tỷ lệ nhỏ trong nguồn nhân lực của tỉnh. Chính những điều kiện kinh tế, xã hội của Quảng Ninh như vậy đã tác động không nhỏ đến năng lực công chức các cơ quan chuyên môn của tỉnh. Từ đó, vấn đề nâng cao năng lực công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh là một việc làm cấp thiết đối với các cấp, các ngành trong tỉnh. 2.2. Khái quát về cơ quan chuyên môn và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh 2.2.1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các CQCM thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở các địa phương trong cả nước được thống nhất tổ chức gồm 17 Sở và 03 Sở đặc thù ở một số địa phương. Căn cứ quy định trên và theo đặc thù của tỉnh, trong giai đoạn 2016 – 2018, tỉnh Quảng Ninh có 23 CQCM: 46 Sơ đồ 23 CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh 2.2.2. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh - Số lượng: Trên cơ sở báo cáo thống kê số lượng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh năm 2016 đến năm 2018, tác giả đã tổng hợp số lượng, cơ cấu công chức tại 23 CQCM thuộc UBND tỉnh như sau: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ban An toàn giao thông Sở Giao thông vận tải Sở Giáo dục và Đào tạo Ban Dân tộc Ban Quản lý khu kinh tế Ban Xây dựng Nông thôn mới Sở Công Thương Sở Nội vụ Sở Khoa học và Công nghệ Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Sở Ngoại vụ Sở Tài chính Sở Xây dựng Sở Du lịch Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Tư pháp Sở Thông tin và Truyền thông Sở Văn hóa và Thể thao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh tra tỉnh Sở Y tế 47 Bảng 2.1: Số lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh từ năm 2016 – 2018 TT Tên cơ quan Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 67 72 66 2 Ban An toàn giao thông 8 7 7 3 Ban Dân tộc 17 16 17 4 Ban Quản lý khu kinh tế 48 45 46 5 Ban Xây dựng Nông thôn mới 13 13 17 6 Sở Công Thương 188 182 44 7 Sở Giáo dục và Đào tạo 56 51 53 8 Sở Giao thông vận tải 94 90 79 9 Sở Kế hoạch và Đầu tư 62 57 53 10 Sở Khoa học và Công nghệ 54 50 49 11 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 76 75 70 12 Sở Nội vụ 81 79 67 13 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 416 392 367 14 Sở Ngoại vụ 26 24 24 15 Sở Tài chính 73 69 67 16 Sở Tài nguyên và Môi trường 97 95 90 17 Sở Tư pháp 41 34 34 18 Sở Thông tin và Truyền thông 33 34 33 19 Sở Văn hóa và Thể thao 45 43 39 20 Sở Du lịch 34 32 32 21 Sở Xây dựng 54 54 54 22 Sở Y tế 69 67 63 23 Thanh tra tỉnh 45 43 41 Tổng cộng 1697 1624 1412 (Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016– 2018 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh) 48 Từ bảng số liệu cho chúng ta thấy số lượng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh phần lớn giảm dần qua các năm; việc giảm số lượng công chức ở đây chủ yếu là do tỉnh Quảng Ninh thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời, một số công chức đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, thôi việc theo quy định. Riêng Sở Công Thương có sự giảm mạnh về số lượng công chức là do thực hiện chuyển đổi tổ chức bộ máy của Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương về Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương. Tại một số cơ quan chuyên môn, có sự tăng nhẹ về số lượng công chức là do: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (từ năm 2016 đến năm 2017 tăng 05 công chức, do thực hiện chuyển nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh); Ban Xây dựng Nông thôn mới (từ năm 2017 đến năm 2018 tăng 04 công chức, do thực hiện chuyển nhiệm vụ quản lý hạt đê điều Quảng Yên của Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban Xây dựng Nông thôn mới). - Cơ cấu công chức + Cơ cấu theo ngạch công chức Mỗi VTVL luôn gắn với một chức danh và ngạch công chức nhất định. Việc đánh giá, phân loại chất lượng công chức theo cơ cấu ngạch nhằm đảm bảo việc bố trí công chức phù hợp với VTVL tương ứng. Từ đó đã góp phần định hướng cho sự phấn đấu của đội ngũ công chức làm chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức trách nhiệm và khả năng làm việc của đối tượng công chức là chuyên viên tại các CQCM thuộc UBND tỉnh. 49 Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày của Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Đề án VTVL của tỉnh trình Bộ Nội vụ phê duyệt. Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 2072/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 phê duyệt danh mục VTVL trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Quảng Ninh. Theo Quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ, đã xác định cụ thể số lượng, nhiệm vụ, đặc điểm và ngạch công chức tương ứng của từng VTVL của tỉnh. Đồng thời Bộ Nội vụ cũng ủy quyền cho tỉnh phê duyệt bản mô tả, khung năng lực của từng VTVL trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc tỉnh. Bảng 2.2: Cơ cấu ngạch công chức tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 Năm Ngạch 2016 2017 2018 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Chuyên viên cao cấp và tương đương 14 0,82% 13 0,80% 14 0,99% Chuyên viên chính và tương đương 283 16,68% 302 18,60% 283 20,04% Chuyên viên và tương đương 1261 74,31% 1178 72,54% 1053 74,58% Cán sự và tương đương 91 5,36% 87 5,36% 52 3,68% Nhân viên 48 2,83% 44 2,71% 10 0,71% Tổng cộng 1697 100 1624 100 1412 100 (Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 - 2018 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh) Qua bảng số liệu cho thấy, cơ cấu ngạch công chức trong các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh trong 3 năm qua không có sự biến động lớn. Tỷ 50 lệ cán bộ, công chức giữ các ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên năm sau đều cao hơn so với năm trước. Lý do từ năm 2016 đến năm 2018, tỉnh Quảng Ninh thực hiện tạm dừng tuyển dụng công chức để tiến hành rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, xây dựng Đề án 25 của tỉnh. Đồng thời tỷ lệ người giữ ngạch Cán sự và tương đương, nhân viên ngày càng giảm (năm 2018, tỉnh Quảng Ninh thực hiện chuyển đổi từ công chức sang hợp đồng 68 đối với 31 trường hợp lái xe được tuyển dụng vào biên chế nhà nước trước khi Nghị định số 25-CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có hiệu lực). + Cơ cấu theo độ tuổi Biểu đồ 2.1: Cơ cấu công chức theo độ tuổi các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 - 2018 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh) 14,02 13,79 8,71 39,01 38,30 40,93 25,52 27,65 30,74 21,45 20,26 19,62 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dưới 30 tuổi (%) Từ 31 đến 40 tuổi (%) Từ 41 đến 50 tuổi (%) Từ 51 đến 60 tuổi (%) 51 Qua bảng số liệu cho thấy, cơ cấu theo độ tuổi chủ yếu từ 31 đến 40 tuổi, chiếm khoảng từ 38,30% đến 40,93% và từ 41 đến 50 tuổi, chiếm khoảng từ 25,52% đến 30,74%. Với độ tuổi này công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh phần lớn đã có kinh nghiệm trong công tác và xử lý tình huống, đồng thời có khả năng thích nghi với môi trường, trưởng thành về mọi mặt, nhất là khả năng nhạy bén trong quá trình thực thi công vụ của công chức; vì vậy, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ cao, đây là điều kiện thuận lợi đối với công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, công chức trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao từ khoảng 19,62% đến 21,45% và công chức dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá thấp từ khoảng 8,71% đến 14,02%; do đó, việc trẻ hóa đội ngũ công chức còn nhiều khó khăn, nhất là khi tỉnh Quảng Ninh hạn chế tuyển dụng mới đội ngũ công chức và thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo tinh thần của Trung ương. + Cơ cấu theo giới tính Biểu đồ 2.2: Cơ cấu công chức theo giới tính của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 - 2018 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh) 65,70 63,24 60,84 34,30 36,76 39,16 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nam (%) Nữ (%) 52 Qua bảng số liệu cho thấy, về cơ cấu nam, nữ trong đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ nữ giới luôn đảm bảo khoảng hơn 30% so với tổng số cán bộ, công chức trong các CQCM thuộc UBND tỉnh và tăng đều trong giai đoạn 2016-2018, điều đó thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh trong công tác tuyển dụng, thể hiện sự bình đẳng trong tạo lập việc làm, sử dụng lao động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Năm 2016, công chức nam chiếm tỷ lệ 65,70%, công chức nữ 34,30%; Năm 2017, công chức nam chiếm tỷ lệ 63,24%, công chức nữ 36,76%; Năm 2018, công chức nam chiếm tỷ lệ 60,84%, công chức nữ 39,16%. Riêng một số Sở do đặc thù công việc chuyên môn của các sở, ngành (Sở Giao thông vận tải; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;) nên số lượng công chức nữ bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với số lượng công chức nam. + Cơ cấu theo dân tộc Về cơ cấu theo dân tộc: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân. Tỷ lệ dân tộc thiểu số, chiếm gần 10,77% nhưng cơ cấu tỷ lệ công chức là người dân tộc thiểu số ở các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 3,2%. Tuy nhiên, về cơ bản, tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số trong các CQCM thuộc UBND tỉnh làm nhiêm vụ liên quan đến công tác dân tộc và tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các CQCM thuộc UBND tỉnh cơ bản đảm bảo theo đúng tỷ lệ trong giai đoạn 2016-2018 theo Kế hoạch số 5584/KH-UBND ngày 08/9/2016 của Ủy ban nhân dân đề ra, cụ thể: Nhiệm kỳ 2015-2020, cấp tỉnh đã có 01 đồng chí là người dân tộc thiểu 53 số tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (chiếm 1,79%); Cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia làm Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2011- 2016 là 06 người (chiếm 8,33%). 2.3. Phân tích thực trạng năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh 2.3.1. Về trình độ 2.3.1.1. Trình độ chuyên môn Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức và bản thân các công chức cũng nhận thức được sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh ngày càng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tiến sỹ 14 0,82% 14 0,86% 15 1,06% Thạc sỹ 505 29,76% 514 31,65% 582 41,22% Đại học 1043 61,46% 969 59,67% 768 54,39% Cao đẳng 10 0,59% 9 0,55% 3 0,21% Trung cấp 84 4,95% 80 4,93% 38 2,69% Sơ cấp 41 2,42% 38 2,34% 6 0,42% Tổng 1697 100 1624 100 1412 100 (Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 – 2018 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh) 54 Qua bảng số liệu cho thấy, công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều người có trình độ chuyên môn được đào tạo sau đại học và được tăng dần qua các năm (Số lượng Tiến sĩ năm 2018 tăng 01 người so với năm 2016, thạc sĩ tăng 77 người). Điều đó góp phần nâng cao chất lượng tham mưu của đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. 2.3.1.2. Trình độ lý luận chính trị Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã rất quan tâm đến vấn đề đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Bảng 2.4: Trình độ lý luận chính trị của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cử nhân 45 2,65% 44 2,71% 34 2,41% Cao cấp 362 21,33% 370 22,78% 371 26,27% Trung cấp 375 22,10% 330 20,32% 352 24,93% Sơ cấp 293 17,27% 281 17,30% 233 16,50% (Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 – 2018 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh) Qua bảng số liệu cho thấy, nhìn chung, đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh chủ yếu được bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp và trung cấp; số công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị tăng từ 21,33% năm 2016 lên 26,27% năm 2018 và số công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị tăng từ 22,10% năm 2016 lên 24,93% năm 2018, đối tượng này đa số là cán bộ lãnh đạo, quản lý; điều này cho thấy tỉnh rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh. 55 2.3.1.3. Trình độ kiến thức quản lý nhà nước Tính đến năm 2018, đã có 1325 công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh đã qua đào tạo, bồi dưỡng QLNN từ trình độ chuyên viên và tương đương trở lên chiếm tỷ lệ 93,84% (theo bảng 2.5); trong đó, tham gia học các lớp: QLNN chương trình chuyên viên cao cấp và tương đương chiếm 3,19%; QLNN chương trình chuyên viên chính và tương đương chiếm 41,93%; QLNN chương trình chuyên viên và tương đương chiếm 48,73%. Hiện nay, UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Trường Đào tạo Chính trị Nguyễn Văn Cừ tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ QLNN cho đội ngũ công chức của tỉnh; vì vậy, trình độ QLNN đối với công chứccác CQCM thuộc UBND tỉnh sẽ tiếp tục tăng lên và sẽ được chuẩn hóa đối với công chức. Bảng 2.5: Trình độ kiến thức quản lý nhà nƣớc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Chuyên viên cao cấp và tương đương 40 2,36% 41 2,52% 45 3,19% Chuyên viên chính và tương đương 553 32,59% 565 34,79% 592 41,93% Chuyên viên và tương đương 817 48,14% 774 47,66% 688 48,73% Đã qua bồi dưỡng 1410 83,09% 1380 84,98% 1325 93,84% (Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 – 2018 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh) 56 2.3.1.4. Trình độ tin học Bảng 2.6: Trình độ tin học của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Trình độ tin học Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trung cấp trở lên 69 4,07% 74 4,56% 67 4,75% Chứng chỉ các loại 1495 88,10% 1450 89,29% 1286 91,08% (Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 – 2018 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh) Hiện nay, công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh đã sử dụng thành thạo tin học văn phòng phục vụ cho việc soạn thảo văn bản, gửi nhận văn bản qua hộp thư điện tử và truy cập thông tin trên mạng Internet. Tuy nhiên, hiện còn một số lượng cán bộ, công chức chưa có chứng chỉ tin học, chủ yếu là những công chức lớn tuổi (từ trên 50 tuổi). Trong những năm tới, công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ được chuẩn hóa về trình độ tin học, do việc tuyển dụng đầu vào của công chức hiện nay yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ tin học theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 2.3.1.5. Trình độ ngoại ngữ Theo thống kê năm 2018, có 89 công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh có trình độ đại học ngoại ngữ trở lên, chiếm 6,30% trong tổng số công chức; 1268 công chức có chứng chỉ ngoại ngữ, chiếm 89,80% và có 80 công chức được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc (chiếm 5,67%). 57 Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Trình độ ngoại ngữ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đại học trở lên 96 5,66% 83 5,11% 89 6,30% Chứng chỉ các loại 1462 86,15% 1438 88,55% 1268 89,80% Chứng chỉ tiếng dân tộc 73 4,30% 72 4,43% 80 5,67% (Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 – 2018 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh) Tuy nhiên, thực tế hiện nay số công chức đã có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng để sử dụng và trình độ sử dụng chưa đáp ứng được yêu cầu; các chứng chỉ ngoại ngữ của công chức chủ yếu để hoàn thiện hồ sơ công chức và dùng cho các mục đích khác. Nguyên nhân chủ yếu là có rất ít CQCM thuộc UBND tỉnh thường xuyên phải sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, số còn lại không có nhu cầu sử dụng trong thực thi công vụ. 2.3.2. Về kỹ năng Để đánh giá sâu hơn, thực tế hơn về năng lực đội ngũ công chức này, tác giả đã thiết kế Phiếu khảo sát và gửi 200 phiếu khảo sát năng lực công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh (100 phiếu lấy ý kiến của đối tượng là trưởng, phó phòng, ban trở lên và 100 phiếu lấy ý kiến đối tượng là chuyên viên, nhân viên). Trong 200 công chức tham gia khảo sát, dưới 30 tuổi có 23 người (chiếm 11,5%), từ 31 – 40 tuổi có 68 người (chiếm 34%), từ 41 – 50 tuổi có 54 người (chiếm 27%) và trên 50 tuổi có 55 người (chiếm 27,5%). Về kinh nghiệm công tác có 11,5% công chức có thời gian công tác dưới 5 năm; 25,5% công chức công tác từ 5 năm đến 10 năm; 31% công chức công tác từ 10 năm đến 15 năm và 32% công chức công tác trên 15 năm. 58 Kết quả khảo sát kỹ năng của công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh thực hiện cơ bản là “tốt” và “rất tốt”; nhất là kỹ năng soạn thảo văn bản thực hiện “tốt” và “rất tốt” chiếm 97,5%; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin (78,5%); kỹ năng tham mưu (87%); kỹ năng phân tích công việc (78%). Một số kỹ năng thực hiện còn ở mức “khá” như: kỹ năng giao tiếp và thuyết trình (chiếm 35,5%); kỹ năng làm việc nhóm (33,5%); kỹ năng lập kế hoạch (30%). Ngoài các kỹ năng trên, các kỹ năng khác của nhóm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện phần lớn là “rất tốt” và “tốt”, trong đó, kỹ năng phân công và phối hợp trong hoạt động công vụ (99%), kỹ năng tổ chức và điều hành hội họp (98%). Bảng 2.8: Công chức tự đánh giá các kỹ năng của bản thân trong quá trình thực thi công vụ TT Kỹ năng Cấp độ đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 1 Kỹ năng tham mưu 29% 58% 13% 0% 0% 2 Kỹ năng lập kế hoạch 11,5% 58,5% 30% 0% 0% 3 Kỹ năng soạn thảo văn bản 42,5% 55% 2,5% 0% 0% 4 Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin 12% 66,5% 21,5% 0% 0% 5 Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình 10% 54,5% 35,5% 0% 0% 6 Kỹ năng phân tích công việc 23,5% 54,5% 22% 0% 0% 7 Kỹ năng làm việc nhóm 20% 46,5% 33,5% 0% 0% 8 Kỹ năng phân công và phối hợp trong hoạt động công vụ (đối với công chức lãnh đạo quản lý) 87% 12% 1% 0% 0% 9 Kỹ năng tổ chức và điều hành hội họp (đối với công chức lãnh đạo quản lý) 74% 24% 2% 0% 0% (Nguồn: Số liệu khảo sát năng lực công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh tháng 11/2019) 59 Từ kết quả khảo sát đánh giá việc thực hiện các kỹ năng của công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh có thể nhận thấy việc thực hiện một số kỹ năng của công chức chưa được thành thạo, còn thiếu tự tin như: kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch; vì vậy, trong thời gian tới cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh những kỹ năng này. 2.3.3. Về thái độ Như đã đề cập tại chương 1, thái độ, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ là khía cạnh quan trọng nhất trong đạo đức công vụ, đòi hỏi công chức phải đem tất cả sức lực và tâm trí, trung thành với Nhà nước, phục vụ nhân dân, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay hại đến hoạt động của bộ máy nhà nước. Để công tác CCHC thực sự trở thành động lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy HCNN, việc xây dựng các quy định, quy chế chuẩn về trách nhiệm và đạo đức công vụ là một việc làm rất cần thiết. Theo đó, thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ và Quyết định số 319/QĐ-BNV ngày 18/4/2019 của Bộ Nội vụ về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Văn hóa công vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 17/7/2019 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Văn hóa công vụ, nhằm góp phần chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức công vụ, đặc biệt, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chú trọng nâng cao tinh thần, thái độ, tác phong làm việc và chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức. Kết quả, hầu hết đội ngũ công chức đã chấp hành 60 nghiêm túc các quy định về thời gian, trang phục và đeo thẻ công chức khi làm việc; nghiêm túc chấp hành các quy định của ngành và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, nêu cao ý thức trách nhiệm, chủ động phối hợp chặt chẽ trong thực thi công vụ, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc; thực hiện công khai, minh bạch trong sử dụng tài sản công và ngân sách Nhà nước; chấp hành các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm, bảo đảm tính nguyên tắc, kỷ cương, trật tự hành chính và sự chỉ đạo, điều hành thông suốt, tạo sự thân thiện trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết công việc giữa chính quyền với nhân dân. Bên cạnh đó, với tinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon_thuoc_uy.pdf
Tài liệu liên quan