Luận văn Năng lực công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8

7. Kết cấu của luận văn 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC

CẤP XÃ

10

1.1. Nhận thức chung về năng lực công chức cấp xã 10

1.1.1. Công chức, công chức cấp xã 10

1.1.2. Năng lực, năng lực công chức cấp xã 12

1.1.3. Đặc điểm công chức cấp xã 14

1.1.4. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã 15

1.1.5. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn công chức cấp xã 17

1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực của công chức cấp xã 22

1.2.1. Kiến thức 22

1.2.2. Kỹ năng 23

1.2.3. Thái độ 23

1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực công chức cấp xã 24

1.3.1. Tiêu chí đánh giá thông qua các yếu tố cấu thành năng lực

của công chức cấp xã

24

1.3.2. Tiêu chí đánh giá thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ của

công chức cấp xã

31

pdf123 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống kê cho thấy, độ tuổi của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Hòa có sự bố trí tương đối hợp lý giữa các lứa tuổi. Độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm tỷ lệ cao (70 người, chiếm 60,85%), công chức cấp xã ở độ tuổi này thường nhạy bén trong tiếp thu kiến thức mới, nhiệt tình trong công tác và quan trọng hơn là họ đã đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, có ý chí phấn đấu cao, một phần trong số họ được đào tạo chuyên môn cơ bản. Độ tuổi từ 45 đến dưới 55: có 20 người, chiếm tỷ lệ 21,30%, đây là đội ngũ công chức có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn để các lứa tuổi nhỏ hơn có thể học hỏi được; tuy nhiên phần lớn họ là những người trưởng thành từ phong trào của địa phương và được tuyển dụng vào chính quyền cơ sở không thông qua thi tuyển trong giai đoạn trước đây, chưa được đào tạo chuyên môn đầy đủ, cơ bản nên khả năng tiếp thu 47 kiến thức mới có phần hạn chế; có ý chí phấn đấu giảm sút. Độ tuổi dưới 30: có 14 người, chiếm tỷ lệ 12,96%, đây là những công chức cấp xã mới được tuyển dụng thông qua thi tuyển công khai, minh bạch, họ là những người được đào tạo chuyên môn cơ bản, năng động trong công việc; tuy nhiên, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Năm 2010 là năm tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện 02 chính sách có liên quan đến công chức cấp xã: Chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác ở cấp xã theo Nghị quyết số 153/2010/NQ-HĐND ngày 16/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên và chính sách giải quyết nghỉ chờ nghỉ hưu, nghỉ hưởng chế độ một lần đối với công chức xã chưa đạt chuẩn, lớn tuổi không thể tiếp tục đào tạo theo Nghị quyết số 173/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên. Với kết quả đạt được từ thực hiện 02 chính sách này, đội ngũ công chức cấp xã được trẻ hóa và có sự kế thừa giữa các độ tuổi; tạo được lực lượng dự nguồn dồi dào và có chất lượng cho các chức vụ lãnh đạo của địa phương. - Theo giới tính Bảng 2.3: Cơ cấu công chức cấp xã theo giới tính. TT Chức danh Số lượng Giới tính Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Trưởng Công an xã 8 8 100 0 0 2 Chỉ huy trưởng Quân sự 9 9 100 0 0 3 Văn phòng - Thống kê 19 7 36,84 12 63,16 4 Địa chính-XD-ĐT-MT (đối với thị trấn) và Địa chính-NN-XD-MT (đối với xã) 21 18 85,71 3 14,29 5 Tài chính - Kế toán 18 6 33,33 12 66,67 6 Tư pháp - Hộ tịch 15 6 40,00 9 60,00 7 Văn hóa - Xã hội 18 8 44,44 10 55,56 Tổng cộng 108 62 57,41 46 42,59 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, số liệu thống kê đến 01/11/2018. 48 Qua bảng cơ cấu công chức cấp xã theo giới tính có thể thấy, mặc dù nhìn tổng thể thì tỷ lệ công chức cấp xã là nam chiếm tỷ lệ tương đối cao so với công chức cấp xã là nữ (cao hơn 14,82%). Tuy nhiên, khi xét ở từng chức danh công chức cấp xã thì thể hiện rõ nét tính chất đặc thù công việc chuyên môn của từng chức danh. Đối với chức danh Trưởng Công an xã và chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự là các chức danh hoạt động mang tính đặc thù riêng biệt của ngành, thường xuyên đi địa bàn và đôi lúc tiếp cận với nhiều đối tượng nguy hiểm, do yêu cầu công việc có khi phải làm việc kể cả ban đêm; vì vậy, chính quyền cơ sở chủ yếu xét tuyển nam giới giữ chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Quân sự. Đối với chức danh Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường (đối với thị trấn) hoặc Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường (đối với xã) với đặc thù công việc thường đi thực địa, đo đạc, kiểm tra ngoài hiện trường, kể cả khu vực đồi núi cao; vì vậy nữ giới thường không chọn chức danh này để thi tuyển. Các chức danh công chức cấp xã còn lại tỷ lệ nữ cao hơn nam giới (26,02%). Nhìn chung, sự chênh lệch giữa nam giới và nữ giới ở từng chức danh công chức cấp xã là do xu hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp của từng giới tính có sự khác biệt nhất định. 2.3. Phân tích thực trạng năng lực công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên 2.3.1. Thực trạng năng lực công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên thông qua các yếu tố cấu thành năng lực 2.3.1.1. Về kiến thức - Trình độ văn hóa 49 Bảng 2.4: Trình độ văn hóa của công chức cấp xã. TT Chức danh Số lượng Trình độ văn hóa Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông 1 Trưởng Công an xã 8 8 2 Chỉ huy trưởng Quân sự 9 9 3 Văn phòng - Thống kê 19 19 4 Địa chính-XD-ĐT-MT (đối với thị trấn) và Địa chính-NN-XD-MT (đối với xã) 21 21 5 Tài chính - Kế toán 18 18 6 Tư pháp - Hộ tịch 15 15 7 Văn hóa - Xã hội 18 18 Tổng cộng 108 108 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, số liệu thống kê đến 01/11/2018. Nhìn vào bảng thống kê trình độ văn hóa của công chức cấp xã ở trên ta có thể thấy, 100% công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có trình độ văn hóa tốt nghiệp Trung học phổ thông. Trước đây, trên địa bàn huyện Phú Hòa vẫn còn một số ít công chức cấp xã có trình độ học vấn Trung học cơ sở; tuy nhiên, với sự khuyến khích, tạo điều kiện của chính quyền cơ sở và sự phấn đấu của từng cá nhân, công chức cấp xã đã tự tham gia đào tạo và tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông. Những công chức cấp xã có trình độ học vấn Trung học cơ sở những không tham gia đào tạo nâng cao đã được giải quyết chế độ nghỉ chờ nghỉ hưu, nghỉ hưởng chế độ một lần theo chính sách của tỉnh. - Trình độ chuyên môn 50 Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã. TT Chức danh Số lượng Trình độ chuyên môn Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên Đại học 1 Trưởng Công an xã 8 3 5 2 Chỉ huy trưởng Quân sự 9 8 1 3 Văn phòng - Thống kê 19 2 17 4 Địa chính-XD-ĐT-MT (đối với thị trấn) và Địa chính-NN-XD-MT (đối với xã) 21 5 1 13 2 5 Tài chính - Kế toán 18 3 2 13 6 Tư pháp - Hộ tịch 15 15 7 Văn hóa - Xã hội 18 4 14 Tổng cộng 108 25 3 78 2 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, số liệu thống kê đến 01/11/2018. Kể từ khi tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác ở cấp xã và chính sách giải quyết nghỉ chờ nghỉ hưu, nghỉ hưởng chế độ một lần đối với công chức xã chưa đạt chuẩn, lớn tuổi không thể tiếp tục đào tạo thì trình độ chuyên môn của công chức cấp xã có sự chuyển biến rõ rệt. Trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên không còn công chức cấp xã có trình độ chuyên môn sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo. Trình độ chuyên môn trung cấp và cao đẳng có 28 người, chiếm tỷ lệ 25,93%, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn trung cấp chủ yếu là những người có độ tuổi trên 50; tuy nhiên, trong đó vẫn có một số công chức cấp xã có trình độ đào tạo ở bậc đại học nhưng không đúng với yêu cầu chức danh chuyên môn nên không được xếp vào ngạch tương đương, số công chức này giữ chức danh Trưởng Công an xã và chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự. Số lượng công chức cấp xã có trình độ chuyên môn ở bậc đại học chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm 72,22%) và có 02 trường hợp được xét tuyển vào công chức cấp xã có trình độ trên đại học (chiếm 1,85%). 51 Nhìn chung, trình độ chuyên môn của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Hòa đảm bảo theo quy định đối với công chức cấp xã. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu; việc tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn mang tính tự phát, tự lựa chọn ngành tham gia đào tạo. - Trình độ lý luận chính trị Bảng 2.6: Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã. TT Chức danh Số lượng Trình độ lý luận chính trị Chưa qua bồi dưỡng Sơ cấp Trung cấp Cao cấp 1 Trưởng Công an xã 8 8 2 Chỉ huy trưởng Quân sự 9 9 3 Văn phòng - Thống kê 19 4 5 10 4 Địa chính-XD-ĐT-MT (đối với thị trấn) và Địa chính-NN-XD-MT (đối với xã) 21 7 5 9 5 Tài chính - Kế toán 18 6 6 6 6 Tư pháp - Hộ tịch 15 5 1 9 7 Văn hóa - Xã hội 18 2 9 7 Tổng cộng 108 24 26 58 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, số liệu thống kê đến 01/11/2018. Lý luận chính trị là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với công chức cấp xã, sau khi tuyển dụng, công chức cấp xã được cử tham gia bồi dưỡng theo quy định. Qua thống kê cho thấy, phần lớn công chức cấp xã được cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (84 người, chiếm tỷ lệ 77,78%) và 24 công chức cấp xã chưa được bồi dưỡng lý luận chính trị (chiếm 22,22%). Đối với công chức cấp xã chủ yếu được cử tham gia bồi dưỡng sơ cấp lý luận chính trị sau khi được tuyển dụng; tuy nhiên do yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ và tạo điều kiện cho công chức cấp xã nâng 52 cao trình độ lý luận chính trị nên những công chức cấp xã trong diện quy hoạch hoặc có thời gian công tác lâu năm được cử tham gia các lớp đào tạo trung cấp chính trị. - Trình độ quản lý nhà nước Bảng 2.7: Trình độ quản lý nhà nước của công chức cấp xã. TT Chức danh Số lượng Trình độ quản lý nhà nước Đã qua bồi dưỡng Chưa qua bồi dưỡng 1 Trưởng Công an xã 8 8 2 Chỉ huy trưởng Quân sự 9 7 2 3 Văn phòng - Thống kê 19 15 4 4 Địa chính-XD-ĐT-MT (đối với thị trấn) và Địa chính-NN-XD-MT (đối với xã) 21 14 7 5 Tài chính - Kế toán 18 12 6 6 Tư pháp - Hộ tịch 15 10 5 7 Văn hóa - Xã hội 18 16 2 Tổng cộng 108 82 26 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, số liệu thống kê đến 01/11/2018 Cũng như trình lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với công chức cấp xã. Theo bảng tổng hợp cho thấy, phần lớn công chức cấp xã đã được cử tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (82 người, chiếm tỷ lệ 75,93%), còn lại 26 công chức cấp xã chưa được cử tham gia (chiếm tỷ lệ 24,07%). Trong những năm gần đây, huyện Phú Hòa rất quan tâm đến bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho công chức cấp xã; đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Phú Yên mở 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho tất cả các công chức cấp xã. Số công chức cấp xã chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước là những công chức mới được tuyển dụng. 53 - Trình độ tin học và ngoại ngữ Bảng 2.8: Trình độ tin học và ngoại ngữ của công chức cấp xã. TT Chức danh Số lượng Trình độ Tin học và Ngoại ngữ Tin học Ngoại ngữ Đã có chứng chỉ Chưa có chứng chỉ Đã có chứng chỉ Chưa có chứng chỉ 1 Trưởng Công an xã 8 8 8 2 Chỉ huy trưởng Quân sự 9 9 9 3 Văn phòng - Thống kê 19 19 18 1 4 Địa chính-XD-ĐT-MT (đối với thị trấn) và Địa chính-NN-XD-MT (đối với xã) 21 21 13 8 5 Tài chính - Kế toán 18 18 17 1 6 Tư pháp - Hộ tịch 15 15 15 7 Văn hóa - Xã hội 18 16 2 16 2 Tổng cộng 108 106 2 96 12 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, số liệu thống kê đến 01/11/2018. Việc áp dụng những thành tựu phát triển của công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước sẽ giúp cho công chức cấp xã có nhiều thuận lợi trong việc tra cứu, trao đổi thông tin, lưu trữ và khai thác dự liệu phục vụ cho công tác chuyên môn; là yêu cầu cần thiết, bắt buộc đối với mỗi công chức cấp xã. Qua bảng thống kê cho thấy, hầu hết công chức cấp xã đã có chứng chỉ tin học (chiếm tỷ lệ 98,15%) và sử dụng tương đối thành thạo máy vi tính. Trình độ ngoại ngữ không phải là tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã hiện nay. Tuy nhiên, phần lớn công chức cấp xã tự tham gia các lớp đào tạo trang bị kiến thức cho bản thân và được cấp chứng chỉ về ngoại ngữ (96 người, chiếm tỷ lệ 88,89%); nhưng trên thực tế công chức cấp xã chưa phát huy được kiến thức về ngoại ngữ để phục vụ cho công tác chuyên môn. 54 2.3.1.2. Về kỹ năng Trên cơ sở xác định các tiêu chí để xem xét, đánh giá năng lực và khái quát các kỹ năng cần thiết đối với một công chức cấp xã đã đề cập ở chương 1, tác giả đã xây dựng các biểu mẫu và tiến hành khảo sát lấy ý kiến đối với 63 công chức cấp xã (mỗi cấp xã lấy 7 phiếu cho 7 chức danh công chức cấp xã) và 23 lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn. Nhìn chung, do bị ảnh hưởng yếu tố tâm lý và cách nhìn nhận khác nhau của mỗi đối tượng nên kết quả khảo sát đối với công chức cấp xã và đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã chưa có sự tương đồng; lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá các nội dung theo yêu cầu khảo sát đều đạt ở mức thấp hơn so với công chức cấp xã tự đánh giá. Tuy nhiên, dưới góc độ là người lãnh đạo, theo dõi các hoạt động tham mưu của công chức cấp xã, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn, xác đáng hơn; vì vậy, ý kiến đánh giá của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã có độ tin cậy cao hơn và có thể xem xét sử dụng cho việc nghiên cứu về năng lực công chức cấp xã. - Kỹ năng tư duy Bảng 2.9: Kết quả khảo sát kỹ năng tư duy của công chức cấp xã huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. TT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát đối với công chức cấp xã (Tỷ lệ %) Kết quả khảo sát đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã (Tỷ lệ %) Tốt Khá Trung bình Nhiều hạn chế Tốt Khá Trung bình Nhiều hạn chế 1 Khả năng nhận biết, hiểu vấn đề 66,67 26,98 6,35 0 39,13 26,09 30,43 4,35 2 Khả năng suy luận, phán đoán 38,10 46,03 12,70 3,17 8,70 26,09 43,48 21,73 3 Khả năng linh hoạt, sáng tạo 20,63 49,21 23,81 6,35 4,35 21,74 47,82 26,09 Kết quả khảo sát tại Biểu 1 của Phụ lục 2 55 Kỹ năng tư duy giúp cho công chức cấp xã có thể nhận biết và hiểu vấn đề phát sinh một cách thấu đáo, đầy đủ; đồng thời với những kiến thức sẵn có của mình, công chức cấp xã có thể đưa ra các suy luận, phán đoán chuẩn xác. Từ đó có thể lựa chọn cách thức xử lý linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy, ý kiến công chức cấp xã cho rằng họ có khả năng về nhận biết và hiểu vấn đề, suy luận, phán đoán, xử lý linh hoạt, sáng tạo (đây là các biểu hiện của kỹ năng tư duy) ở mức khá và tốt. Trong khi đó, theo đánh giá của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã cho rằng các biểu hiện về kỹ năng tư duy của công chức cấp xã chủ yếu ở mức trung bình và còn nhiều hạn chế; chỉ có khả năng nhận biết và hiểu vấn đề có tỷ lệ khá và tốt chiếm tỷ lệ hơn 50%. Như vậy, có thể khẳng định kỹ năng tư duy của nhiều công chức cấp xã còn ở mức thấp. - Kỹ năng lập kế hoạch Bảng 2.10: Kết quả khảo sát kỹ năng lập kế hoạch của công chức cấp xã huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. TT Nội dung khảo sát Đối với công chức cấp xã (Tỷ lệ %) Đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã (Tỷ lệ %) Rất đảm bảo Tương đối đảm bảo Chưa đảm bảo Rất đảm bảo Tương đối đảm bảo Chưa đảm bảo 1 Xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tham gia, biện pháp và tiến độ thực hiện 17,46 74,60 7,94 17,39 34,78 47,83 Kết quả khảo sát tại Biểu 2 của Phụ lục 2 Kỹ năng lập kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của công chức cấp xã. Theo kết quả khảo sát cho thấy, 74,60% công chức 56 cấp xã được hỏi ý kiến cho rằng họ đã thực hiện tương đối đảm bảo việc xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tham gia, có biện pháp và tiến độ thực hiện; 17,46% công chức cấp xã cho rằng rất đảm bảo và 7,94% công chức cấp xã cho rằng chưa đảm bảo. Trong khi đó, kết quả khảo sát đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã cho thấy: có 47,83% công chức cấp xã thực hiện chưa đảm bảo việc xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tham gia, biện pháp và tiến độ thực hiện trong kế hoạch dự thảo; 34,78% công chức cấp xã thực hiện tương đối đảm bảo. Từ đánh giá của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã có thể nói rằng: công chức cấp xã chưa được trang bị tốt kỹ năng lập kế hoạch. - Kỹ năng giao tiếp Bảng 2.11: Kết quả khảo sát kỹ năng giao tiếp của công chức cấp xã huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. TT Nội dung khảo sát Đối với công chức cấp xã (Tỷ lệ %) Đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã (Tỷ lệ %) Quan tâm Chưa quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm 1 Cử chỉ, nét mặt, trang phục 17,46 82,54 17,39 82,61 2 Chủ động chào hỏi 96,83 3,17 65,22 34,78 3 Xưng hô phù hợp 100 0 73,91 26,09 4 Thân thiện, cởi mở 92,06 7,94 47,83 52,17 5 Lắng nghe, gợi mở vấn đề để nắm bắt thông tin 66,67 33,33 39,13 60,87 6 Gạt bỏ định kiến với đối tượng giao tiếp (nếu có) 98,41 1,59 82,61 17,39 7 Tôn trọng ý kiến, quan điểm của họ mặc dù không đồng tình. 61,90 38,10 60,87 39,13 8 Giữ thái độ bình tĩnh, khéo léo trước các tình huống 95,24 4,76 56,52 43,48 Kết quả khảo sát tại Biểu 3 của Phụ lục 2. Những nội dung khảo sát trong bảng trên là những nội dung cơ bản của 57 kỹ năng giao tiếp, đó là những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp để giao tiếp hiệu quả, thuyết phục hơn. Công chức cấp xã là những người thường xuyên tiếp xúc với người dân, tổ chức vì vậy có khả năng giao tiếp tốt là yêu cầu quan trọng, cần thiết. Qua bảng khảo sát bên trên, công chức cấp xã được lấy ý kiến cho rằng ngoài cử chỉ, nét mặt, trang phục bề ngoài là những nội dung mà họ chưa quan tâm trong quá trình giao tiếp (chiếm tỷ lệ 82,54%); cá biệt có 100% công chức cấp xã cho rằng họ đã xưng hô phù hợp trong giao tiếp. Tuy nhiên, ý kiến của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã cho rằng công chức cấp xã còn nhiều hạn chế trong giao tiếp như: chưa quan tâm cử chỉ, nét mặt, trang phục bề ngoài (chiếm 82,61%), chưa quan tâm tạo sự thân thiện, cởi mở (chiếm 52,17%), chưa lắng nghe, gợi mở vấn đề để nắm bắt thông tin (chiếm 60,87%); ngoài ra, tỷ lệ công chức cấp xã giữ thái độ bình tĩnh, khéo léo trước các tình huống là không cao (chỉ chiếm 56,52%). Như vậy, kỹ năng giao tiếp của công chức cấp xã còn nhiều điều phải quan tâm. - Kỹ năng soạn thảo văn bản Bảng 2.12: Kết quả khảo sát kỹ năng soạn thảo văn bản của công chức cấp xã huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. TT Nội dung khảo sát Đối với công chức cấp xã (Tỷ lệ %) Đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã (Tỷ lệ %) Tốt Khá Trung bình Nhiều hạn chế Tốt Khá Trung bình Nhiều hạn chế 1 Nội dung văn bản 30,16 46,03 20,64 3,17 13,04 39,13 26,09 21,74 2 Bố cục văn bản 38,10 47,62 9,52 4,76 17,39 56,52 17,39 8,70 3 Thể thức văn bản 52,38 39,68 7,94 0,00 30,43 47,83 17,39 4,35 Kết quả khảo sát tại Biểu 1 của Phụ lục 2. 58 Soạn thảo văn bản là hoạt động thường xuyên của công chức cấp xã. Kết quả khảo sát đối với công chức cấp xã và lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã cho thấy các văn bản do công chức cấp xã tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã soạn thảo cơ bản đảm bảo về nội dung, bố cục và thể thức. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức cấp xã vẫn còn những hạn chế nhất định trong kỹ năng soạn thảo văn bản như: hạn chế về nội dung văn bản còn chiếm 21,74%, hạn chế về bố cục chiếm 8,70%, hạn chế về thể thức chiếm 4,35%. - Kỹ năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ Bảng 2.13: Kết quả khảo sát kỹ năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ của công chức cấp xã huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. TT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát đối với công chức cấp xã (Tỷ lệ %) Kết quả khảo sát đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã (Tỷ lệ %) Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Chưa từng Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Chưa từng 1 Sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ phận khác 23,81 71,43 4,76 0 21,74 73,91 4,35 0 Kết quả khảo sát tại Biểu 4 của Phụ lục 2. Kết quả khảo sát kỹ năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ của công chức cấp xã có sự tương đồng giữa ý kiến đánh giá của công chức cấp xã và lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã. Số công chức cấp xã rất thường xuyên và thường xuyên có sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ phận khác trong thực hiện nhiệm vụ chiếm tỷ lệ cao (Rất thường xuyên đạt 21,74%, thường xuyên đạt 73,91%). Như vậy, có thể khẳng định kỹ năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ của công chức cấp xã huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên cơ bản đảm bảo; đây 59 cũng có thể do tính chất đặc thù công việc của công chức cấp xã đòi hỏi phải có sự phối hợp để đảm bảo nhiệm vụ được giao. - Kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống Bảng 2.14: Kết quả khảo sát kỹ năng xử lý và giải quyết các tình huống của công chức cấp xã huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. TT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát đối với công chức cấp xã (Tỷ lệ %) Kết quả khảo sát đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã (Tỷ lệ %) Tốt Khá Trung bình Nhiều hạn chế Tốt Khá Trung bình Nhiều hạn chế 1 Xử lý và giải quyết tình huống 20,64 61,90 11,11 6,35 13,04 39,13 30,44 17,39 Kết quả khảo sát tại Biểu 1 của Phụ lục 2. Nhìn chung, qua kết quả khảo sát có thể thấy, kỹ năng xử lý và giải quyết các tình huống của công chức cấp xã huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên phần lớn đạt ở mức khá và tốt. Theo nhận định của công chức cấp xã thì tỷ lệ công chức cấp xã đạt ở mức tốt chiếm 20,64%, mức khá chiếm 61,90%; còn theo đánh giá của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thì tỷ lệ công chức cấp xã đạt ở mức tốt chiếm 13,04% và mức khá chiếm 39,13%. Tuy nhiên, tỷ lệ công chức cấp xã có kỹ năng xử lý và giải quyết các tình huống đạt ở mức trung bình và nhiều hạn chế không phải ít, cụ thể: mức trung bình chiếm 30,44% và còn nhiều hạn chế chiếm 17,39%. Có thể số công chức cấp xã có kỹ năng xử lý và giải quyết các tình huống chưa tốt là những người mới được tuyển dụng, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng như chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng xử lý và giải quyết các tình huống trong lĩnh vực được phân công. 2.3.1.3. Về thái độ Thái độ của công chức cấp xã được thể hiện rất đa dạng và phức tạp, vì 60 vậy khi đánh giá rất khó định lượng chính xác, kết quả đánh giá chỉ phản ánh mức độ tương đối. Việc đánh giá thái độ của công chức cấp xã thông qua kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân đến liên hệ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính và ý kiến của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã về thái độ của công chức cấp xã đối với công việc được giao Trên cơ sở xác định các yếu tố cần thiết đối với một công chức cấp xã khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tác giả đã xây dựng các biểu mẫu và tiến hành khảo sát lấy ý kiến đối với 300 người dân (03 đơn vị hành chính cấp xã có số lượng hồ sơ yêu cầu giải quyết nhiều: mỗi đơn vị 40 phiếu khảo sát; 06 đơn vị hành chính cấp xã còn lại: mỗi đơn vị 30 phiếu khảo sát) và 23 lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn. - Thái độ phục vụ nhân dân Bảng 2.15: Kết quả khảo sát thái độ phục vụ nhân dân của công chức cấp xã huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. TT Nội dung khảo sát Mức độ hài lòng Rất hài lòng Tỷ lệ % Hài lòng Tỷ lệ % Không hài lòng Tỷ lệ % 1 Thái độ giao tiếp 18 6,00 143 47,67 139 46,33 2 Lắng nghe, tiếp thu ý kiến 52 17,33 92 30,67 156 52,00 3 Giải thích những vướng mắc 41 13,67 132 44,00 127 42,33 4 Hướng dẫn kê khai hồ sơ 24 8,00 155 51,67 121 40,33 Kết quả khảo sát tại Biểu 5 Phụ lục 2. Nhìn chung, thái độ phục vụ của công chức cấp xã cơ bản đã đáp ứng sự hài lòng, kỳ vọng của người dân đối với chính quyền cơ sở trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân không hài lòng ở một số nội dung khảo sát vẫn còn cao, như: 46,33% người dân không hài lòng với thái độ giao tiếp của công chức cấp xã; 52,00% người dân không hài lòng với 61 thái độ lắng nghe, tiếp thu ý kiến; 42,33% người dân không hài lòng với các giải thích của công chức cấp xã khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính; 40,33% người dân không hài lòng với việc hướng dẫn kê khai hồ sơ. Những nội dung mà người dân không hài nêu trên cho thấy lòng: thái độ phục vụ của công chức cấp xã đối với người dân trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; hồ sơ giải quyết không đúng hẹn còn nhiều; có biểu hiện của tệ quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu trong công chức cấp xã. - Thái độ đối với công việc được giao Bảng 2.16: Kết quả khảo sát thái độ đối với công việc được giao của công chức cấp xã huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. TT Nội dung khảo sát Mức độ Tốt Tỷ lệ % Trung bình Tỷ lệ % Chưa tốt Tỷ lệ % 1 Ý thức chấp hành ý kiến chỉ đạo, phân công nhiệm vụ 21 91,30 2 8,70 0 0,00 2 Chủ động trong triển khai các nhiệm vụ được giao 7 30,43 6 26,09 10 43,48 3 Chất lượng và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ 8 34,78 11 47,83 4 17,39 Kết quả khảo sát tại Biểu 6 của Phụ lục 2. Qua kết quả khảo sát ý kiến của của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã về thái độ đối với công việc được giao của công chức cấp xã cho thấy: công chức cấp xã có ý thức chấp hành ý kiến chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tương đối tốt (chiếm tỷ lệ 91,30%). Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện thì sự chủ động của công chức cấp xã không cao (c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_cong_chuc_cap_xa_tren_dia_ban_huyen_phu_ho.pdf
Tài liệu liên quan