LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC BẢNG.vii
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.8
7. Kết cấu của luận văn .9
Chương 1. 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ . 10
1.1. Một số khái niệm cơ bản .10
1.1.1. Năng lực .10
1.1.2. Công vụ, thực thi công vụ .12
1.1.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã .15
1.1.4. Khái niệm năng lực thực thi công vụ của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã .16
1.2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.17
1.3. Các Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã.18
1.3.1. Tiêu chuẩn chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã .18
1.3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã .19
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực thi công vụ của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp xã
Cơ cấu giới tính
Nam Tỷ lệ Nữ Tỷ lệ
Năm 2014 22 22 100% 0 0%
Năm 2015 22 21 99,5% 01 0,45%
Năm 2016 22 20 91% 02 9%
Năm 2017 22 20 91% 02 9%
Năm 2018 22 20 91% 02 9%
(Ngu n: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của UBND huyện Hướng Hóa)
Bảng 2.1 cho thấy, với chức danh chủ tịch UBND cấp xã, nam giới
chiếm t lệ cao, đến năm 2016 mới có sự thay đổi t lệ là 91%, trong khi đó
nữ giới chỉ chiếm 9%. Tình trạng này không có sự biến chuyển trong suốt 3
năm liền cho thấy vai trò của ngƣời phụ nữ trong quản lý nhà nƣớc cấp xã
chƣa đƣợc đề cao và chú trọng. Không thể phủ nhận rằng nam giới có những
thế mạnh nhất định về kỹ năng giải quyết vấn đề hay kỹ năng thảo luận đàm
phán. Nhƣng nữ giới cũng có những thế mạnh về khả năng tạo động lực, liên
kết, cảm hứng cho tổ chức. Vì vậy, chênh lệch quá lớn giữa t lệ nam và nữ
trong cơ cấu cán bộ quản lý cấp xã cũng là một điểm bất hợp lý.
37
Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi của chủ tịch UBND cấp xã, huyện Hƣớng Hóa
từ năm 2014 – 2018
Tuổi
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Bình
quân
Tỷ lệ
Dƣới 35 0 0 01 01 01 0,6 2,7%
Từ 35 đến
50
20 19 19 19 19 19,2 87,3%
Trên 50 02 03 02 02 02 2,2 10%
Tổng số 22 22 22 22 22 22 100%
(Ngu n: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của UBND huyện Hướng Hóa)
Thống kê qua các năm từ 2014 đến 2018 cho thấy biến động về t trọng
các độ tuổi không nhiều. Năm 2014 không có chủ tịch UBND cấp xã nào
dƣới 35 tuổi, nhƣng đến năm 2016 đã có 01 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã
của huyện Hƣớng Hóa. Độ tuổi từ 35-50 có 20 ngƣời vào năm 2014, các năm
sau đó thì giảm nhẹ, chiếm tỉ lệ 87,3%. Độ tuổi trên 50 chiếm tỉ lệ 10%. Điều
này cho thấy cơ cấu độ tuổi của đội ngũ chủ tịch UBND cấp xã hiện nay là
vấn đề cần quan tâm. Để đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi, tính kế thừa
và sự phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý thì cần có giải pháp phù hợp để
giải quyết vấn đề này.
38
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dân tộc của đội ngũ chủ tịch UBND cấp xã, huyện
Hƣớng Hóa từ năm 2014 – 2018
(Ngu n: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của UBND huyện Hướng Hóa)
Huyện Hƣớng Hóa bao gồm có 3 dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Kô sinh
sống trên địa bàn 22 xã, thị trấn, trong đó có gần 50% là đồng bào dân tộc
thiểu số, tập trung chủ yếu ở 15 xã vùng bản đặc biệt khó khăn, do vậy t lệ
chủ tịch UBND cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm khá cao 48%. Tuy
nhiên, một số chủ tịch UBND cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số còn yếu về
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị cũng nhƣ
kỹ năng thực thi công vụ. Nguyên nhân là do điều kiện đời sống kinh tế gia
đình khó khăn và khả năng học tập còn hạn chế, do địa bàn ở xa trung tâm
huyện nên việc tham gia học các lớp bổ túc văn hóa, nâng cao trình độ đối với
các lãnh đạo quản lý cấp xã nói chung và chủ tịch UBND cấp xã nói riêng
cũng gặp khó khăn. Mặt khác một số cán bộ do ngại vì bản thân đã lớn tuổi
nên không tham gia các lớp đào tạo để đạt chuẩn theo yêu cầu.
Tóm lại, đội ngũ chủ tịch UBND cấp xã tại huyện Hƣớng Hóa có bản
lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng căn bản trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, cải cách
hành chính, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế thì năng lực thực thi công vụ của các lãnh đạo, quản lý cấp
39
xã của huyện củng cần phải đƣợc tăng cƣờng một cách toàn diện. Yêu cầu đặt
ra đối với đội ngũ chủ tịch UBND cấp xã hiện nay là phải có phẩm chất chính
trị, đạo đức tốt; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ pháp luật; sử dụng
đƣợc ngoại ngữ và tin học; có khả năng thực hành; có kỹ năng làm việc
nhóm, có năng lực và bản lĩnh hội nhập. Đây là trọng trách to lớn đang đặt ra
đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng của huyện ủy, UBND huyện Hƣớng Hóa.
2.3. Phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã, huyện Hƣớng Hóa
2.3.1. Về kiến thức
- Trình độ học vấn: 22/22 chủ tịch UBND cấp xã của huyện Hƣớng
Hóa đều tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt trình độ văn hóa 12/12.
- Trình độ lý luận chính trị:
Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị của chủ tịch UBND cấp xã huyện
Hƣớng Hóa từ năm 2014 - 2018
TT Trình độ
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1 Cao cấp 0 01 01 03 03
2 Trung cấp 07 07 09 11 11
3 Sơ cấp 15 14 12 08 08
(Ngu n: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của UBND huyện Hướng Hóa)
Thời gian qua, trình độ lý luận chính trị của chủ tịch UBND cấp xã tại
huyện Hƣớng Hóa đang ngày càng đƣợc nâng lên dần, số lƣợng chủ tịch
UBND cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp đến cao cấp có xu
hƣớng tăng.
Theo tiêu chuẩn về chủ tịch UBND cấp xã, là có trình độ trung cấp lý
luận chính trị, tuy nhiên huyện Hƣớng Hóa có nhiều xã ở miền núi, đặc biệt
khó khăn, vì vậy trình độ lý luận chính trị của các một số chủ tịch UBND là ở
tiêu chuẩn tƣơng đƣơng trình độ sơ cấp trở lên.
40
Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho chủ tịch
UBND cấp xã những năm qua đã đƣợc huyện Hƣớng Hóa khá quan tâm, tuy
nhiên vẫn cần phải đẩy mạnh việc rà soát, triển khai và đào tạo lý luận chính
cho lực lƣợng các chủ tịch UBND tại các xã đặc biệt khó khăn.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Biểu đồ 2.2: Trình độ chuyên môn của chủ tịch UBND cấp xã
huyện Hƣớng Hóa
(Ngu n: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của UBND huyện Hướng Hóa)
Nhìn vào biểu đồ trên, nhận thấy số lƣợng chủ tịch UBND cấp xã đạt
tiêu chuẩn là khá cao, tuy nhiên vẫn còn 2% một số chủ tịch của các xã miền
núi, đặc biệt khó khăn vẫn chƣa chuẩn hóa đƣợc trình độ chuyên môn của
mình, vẫn là trình độ sơ cấp. Tuy nhiên, để đạt tiêu chuẩn đối với vị trí chủ
tịch UBND cấp xã đã có những CBCC đƣợc cử đi học hoặc tự theo học các
lớp tại chức, từ xa để chuẩn hóa bằng cấp. Điều này xuất phát từ đặc thù của
địa phƣơng còn nhiều khó khăn, xa xôi. Tuy nhiên, năng lực thực thi công vụ
của chủ tịch UBND cấp xã vẫn cần phải đáp ứng kịp với yêu cầu ngày càng
cao của tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn và hội nhập quốc tế.
Do vậy, cần phải tiếp tục tăng cƣờng và đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng
kết hợp cùng với nâng cao ý thức, tƣ duy học tập cho đội ngũ chủ tịch UBND
cấp xã tại huyện Hƣớng Hóa.
41
- Trình độ quản lý nhà nước:
Hiện nay, số lƣợng chủ tịch UBND cấp xã tại huyện Hƣớng Hóa đƣợc
đào tạo về mặt quản lý nhà nƣớc là tƣơng đối thấp. Thực trạng này ảnh hƣởng
rất lớn đến chất lƣợng và kết quả thực thi công vụ của họ. Do chƣa nắm chắc
các quy trình và nguyên tắc giải quyết công việc, nên còn lúng túng trong việc
giải quyết những tình huống, xử lý các vụ việc bức xức của đời sống chính trị
- xã hội ở địa phƣơng; trong điều hành, quản lý chƣa phát huy đƣợc hiệu quả
công việc. Vì vậy, cần tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức
QLNN cho đội ngũ chủ tịch UBND cấp xã tại huyện Hƣớng Hóa, đáp ứng
đƣợc yêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, góp phần quan trọng trong
việc thực hiện QLNN ở địa phƣơng.
Biểu đồ 2.3: Trình độ quản lý nhà nƣớc của chủ tịch UBND cấp xã
huyện Hƣớng Hóa
(Ngu n: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của UBND huyện Hướng Hóa)
- Trình độ tin học, ngoại ngữ:
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền hành chính hiện đại, chủ tịch
UBND cấp xã huyện Hƣớng Hóa ngoài việc cần trang bị kiến thức và kỹ năng
chuyên môn còn cần có trình độ ngoại ngữ, tin học.
100% chủ tịch UBND cấp xã có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trình độ A.
Tuy nhiên, con số này chƣa đánh giá đƣợc thực tế trình độ tin học, ngoại ngữ
42
của đội ngũ này. Nhìn chung CBCC cấp xã hiện nay tại huyện Hƣớng Hóa
phần lớn đều thiếu những kỹ năng cơ bản nhƣ: kỹ năng về tin học văn phòng,
kỹ năng về ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ kỹ thuật hành chínhTrong thời kỳ
nƣớc ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ hiện nay đang đặt
ra những yêu cầu cấp bách về cải cách bộ máy nhà nƣớc, cải cách nền hành
chính Quốc gia. Nếu nhƣ đội ngũ CBCC nói chung và chủ tịch UBND cấp xã
nói riêng thiếu những kỹ năng cơ bàn về tin học cũng nhƣ ngoại ngữ thì sẽ
không chỉ ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện công việc của họ, mà còn ảnh
hƣởng đến hoạt động chung của toàn xã, gây khó khăn trong việc cải cách
hành chính. Với trình độ tin học, ngoại ngữ nhƣ trên, đội ngũ chủ tịch UBND
cấp xã cần phải nâng cao hơn nữa trình độ của mình để phù hợp với yêu cầu
mới trong thời kỳ mới, thời kỳ của công nghệ thông tin và hội nhập.
Tóm lại, thực tế thấy rằng năng lực thực thi công vụ của chủ tịch UBND
cấp xã huyện Hƣớng Hóa, hiện nay cơ bản đáp ứng đƣợc những yêu cầu mới
trong tình hình phát triển của huyện cũng nhƣ của tỉnh Quảng Trị, tuy nhiên
chất lƣợng mà cụ thể ở đây là về độ tuổi, mặt bằng chung về trình độ học vấn
và đặc biệt là trình độ QLNN và trình độ lý luận chính trị của đội ngũ này vẫn
còn nhiều hạn chế. Với thực trạng nhƣ trên thì vấn đề nâng cao trình độ của
chủ tịch UBND cấp xã đang đặt ra khá cấp thiết. Họ cần phải đƣợc đào tạo,
bồi dƣỡng nâng cao trình độ về mọi mặt mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu
nhiệm vụ, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc,
mở cửa hội nhập và mở rộng giao lƣu quốc tế hiện nay.
2.3.2. Về kỹ năng
Kỹ năng thực thi công vụ là yếu tố quan trọng thứ hai cấu thành năng lực
thực thi công vụ. Một CBCC nói chung và một chủ tịch UBND cấp xã có kỹ
năng làm việc tốt, thành thạo sẽ mang lại hiệu quả công việc cao cả về chất
lƣợng và số lƣợng, rút ngắn đƣợc thời gian, thể hiện đƣợc tính chuyên nghiệp.
43
Ngƣợc lại, một chủ tịch UBND cấp xã với kỹ năng làm việc kém sẽ không thể
hoàn thành nhiệm vụ tốt, gây tắc nghẽn công việc, ảnh hƣởng đến đối tƣợng
thụ hƣởng kết quả công việc đƣợc giao. Do đó, khi xem xét về kỹ năng thực
thi công vụ của chủ tịch UBND cấp xã, tác giả đã nghiên cứu qua các kỹ năng
cụ thể sau:
2.3.2.1. Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch,
dự án cấp xã
Với tƣ cách là ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc cấp
cơ sở, chủ tịch UBND cấp xã sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực
hiện nhiều chƣơng trình, kế hoạch, dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tới quốc phòng, an ninh... của các cơ quan
quản lý hành chính nhà nƣớc các cấp (từ Trung ƣơng đến địa phƣơng). Lập kế
hoạch tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, dự án đƣợc xem là bƣớc cơ
bản nhất và đầu tiên có vai trò hết sức quan trọng. Đó là một quá trình nhằm
xác định xem phải làm cái gì, làm nhƣ thế nào, ai làm, làm khi nào và làm ở
đâu để đạt đƣợc những mục tiêu mà kế hoạch, chƣơng trình đã đặt ra.
Chủ tịch UBND cấp xã huyện Hƣớng Hóa phải xác định đƣợc rõ bản
chất của chƣơng trình, kế hoạch hay dự án đó và mối quan hệ với các chính
sách, dự án khác của nhà nƣớc đang đƣợc triển khai, thực hiện tại địa phƣơng
mình. Ngƣời lãnh đạo, quản lý cần phải làm rõ đƣợc mục tiêu tổng thể và mục
tiêu bộ phận cần đạt đƣợc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các kế
hoạch, chính sách đó. Ngoài ra, cần phải có nội dung, địa bàn, thời gian,
phƣơng thức, biện pháp nhằm hiện thức hóa các mục tiêu đó cũng nhƣ dự báo
đƣợc những tình huống có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện.
44
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của ngƣời dân và công chức cấp xã về kỷ năng xây
dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, dự án cấp xã
(Ngu n: kết quả khảo sát của tác giả)
So sánh mức độ đánh giá của 02 nhóm khách thể về năng lực xây dựng và
tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, dự án cấp xã cho thấy sự đánh giá giữa
các nhóm có sự chênh lệch khá đáng kể. Theo đó, công chức xã đánh giá mức độ
phát triển kỹ năng lập kế hoạch tổ chức thực hiện của chủ tịch UBND cấp xã ở
mức cao hơn so với đánh giá của các nhóm khách thể là ngƣời dân.
Sự đánh giá khác nhau trong đánh giá về kỹ năng lập kế hoạch tổ chức thực
hiện các chƣơng trình, dự án cấp xã của chủ tịch UBND cấp xã huyện Hƣớng
Hóa ở 02 nhóm khách thể cũng là điều dễ hiểu. Theo tác giả, điều này có thể
đƣợc giải thích rằng, công chức xã là những ngƣời đang trực tiếp chịu sự chỉ
đạo, điều hành của chủ tịch UBND cấp xã nên họ hiểu và dễ cảm thông cho chủ
tịch khi giải quyết nhiều công việc cùng lúc. Còn đối với ngƣời dân do sự khác
nhau về trình độ nhận thức cộng với những mong muốn đƣợc thỏa mãn tối đa
những nhu cầu cá nhân của mình nên họ thƣờng có yêu cầu cao với ngƣời lãnh
đạo, quản lý trên địa bàn họ sinh sống. Điều này cũng đặt ra yêu cầu đối với chủ
tịch UBND cấp xã cần luôn hoàn thiện nâng cao trình độ, kỹ năng xây dựng và
tổ chức thực hiện các kế hoạch, dự án của mình ở địa phƣơng.
45
2.3.2.2. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước ở
cấp xã
Công nghệ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động
QLNN. Nhiều văn bản luật, chỉ thị, nghị quyết, nghị định ... của Đảng và Nhà
nƣớc về ứng dụng công nghệ thông tin đã nhấn mạnh việc sử dụng công nghệ
thông tin nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ và giữa
các cơ quan nhà nƣớc, trong giao dịch của cơ quan nhà nƣớc với tổ chức và cá
nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và làm cho hoạt động của cơ quan
nhà nƣớc công khai, minh bạch hơn, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp tốt
hơn. Vì vậy, chủ tịch UBND cấp xã tại huyện Hƣớng Hóa cần phải có kỹ
năng ứng dụng công nghệ thông tin vào QLNN.
Tuy nhiên, tƣơng tự nhƣ năng lực thứ nhất, năng lực này cũng đƣợc đánh
giá chủ yếu ở mức trung bình và không tốt. Mức độ đánh giá tốt có tới 23 cán
bộ chọn nhƣng chỉ có 12 ngƣời dân nhất trí. Đáng ngạc nhiên là có 8 nhận
định từ phía cán bộ đánh giá ở mức rất tốt nhƣng không có ngƣời dân nào
đánh giá mức này. Trong khi đó có tới 16 ngƣời dân đánh giá ở mức rất
không tốt còn cán bộ thì không ai chọn mức này.
Có thể thấy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào QLNN của chủ
tịch UBND cấp xã huyện Hƣớng Hóa chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, đòi hỏi
thực tiễn. Dẫu có những ghi nhận nhất định từ phía công chức xã nhƣng điều
đó vẫn chƣa đƣợc thể hiện rõ rệt và hiệu quả, chƣa đáp ứng mong đợi của
ngƣời dân.
46
Biểu đồ 2.5: Đánh giá của ngƣời dân và công chức cấp xã về kỷ năng ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nƣớc ở cấp xã
(Ngu n: kết quả khảo sát của đề tài)
2.3.2.3. Kỹ năng tổ chức cuộc họp, điều hành và ra nghị quyết
Đối với vị trí là chủ tịch UBND cấp xã thì công việc không thể thiếu là
những cuộc họp, và không ai muốn những cuộc họp tốn thời gian lại không
giải quyết đƣợc vấn đề gì cả. Do đó, muốn cuộc họp thành công thì ngƣời
điều hành cuộc họp phải có những kỹ năng cơ bản để điều hành tốt cuộc họp
của mình và tổng kết lại những vấn đề cốt lõi đã đƣợc giải quyết hay còn tồn
đọng, giao việc cụ thể cho công chức hay đơn vị cụ thể.
47
Biểu đồ 2.6: Đánh giá của ngƣời dân và công chức cấp xã về kỷ năng
tổ chức cuộc họp điều hành và ra nghị quyết
(Ngu n: kết quả khảo sát của đề tài)
Tổ chức và điều hành hội họp là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật
vừa mang tính nghệ thuật. Kỹ năng điều hành hội họp của chủ tịch UBND cấp
xã là những thao tác cơ bản mà ngƣời giữ chức vụ này cần tiến hành trong
quá trình điều hành các cuộc họp, các hội nghị. Điều hành hội họp đối với
Chủ tịch UBND cấp xã là việc hiện diện của ngƣời giữ chức vụ này trong quá
trình diễn ra hội họp để điều phối tiến trình hội họp, tác động chi phối đến tƣ
duy của thành viên tham gia, nhằm đạt đƣợc mục tiêu của cuộc họp.
Phần đông ngƣời dân và công chức cấp xã tham gia khảo sát đều nhất trí
rằng năng lực tổ chức cuộc họp, điều hành và ra nghị quyết của chủ tịch
UBND cấp xã huyện Hƣớng Hóa ở mức tốt. Mức trung bình cũng đƣợc khá
nhiều ngƣời dân và CBCC lựa chọn với số lƣợng theo thứ tự là 29 và 18 nhận
định, tiếp theo có tới 24 ngƣời dân và 16 cán bộ nhận định là mức không tốt.
Vẫn có những nhận định từ cả phía ngƣời dân và cán bộ đánh giá ở mức rất
không tốt và rất tốt, nhƣng trong tƣơng quan với 3 mức còn lại thì số lƣợng
những nhận định này không đáng kể. Điều đó có nghĩa là, trong khi một số
chủ tịch UBND cấp xã tại huyện Hƣớng Hóa có năng lực tổ chức cuộc họp,
48
điều hành và nghị quyết rất tốt thì vẫn còn một số ít cán bộ lãnh đạo quản lý
còn rất yếu. Tuy nhiên quan sát biểu đồ có thể thấy sự hài lòng trong dân chƣa
đƣợc cao nhƣ nhận định từ phía CBCC.
2.3.2.4. Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thi hành và áp dụng
pháp luật trong quản lý nhà nước
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật có vai
trò hết sức quan trọng trong việc tăng cƣờng pháp chế, là nền tảng vững chắc
góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, đây cũng là một trong những
kỹ năng để trở thành căn cứ đánh giá năng lực thực thi công vụ của chủ tịch
UBND cấp xã.
Để hoạt động thực thi công vụ đƣợc triển khai có hiệu quả, chủ tịch
UBND cấp xã tại huyện Hƣớng Hóa cần phải quan tâm chỉ đạo, đƣa các nội
dung tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn thi
hành vào trong kế hoạch hàng năm thực hiện; cần phải chỉ đạo các phòng,
ban, đơn vị, địa phƣơng thƣờng xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình thi hành
pháp luật trên địa bàn mình quản lý. Thông qua đó sẽ kịp thời phát hiện, chấn
chỉnh những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá
trình tổ chức thực thi các quy định của pháp luật; đồng thời tổng hợp đề xuất,
kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định góp phần thực hiện
tốt hơn việc thi hành pháp luật trên địa bàn.
Tuy nhiên, trình độ nhận thức pháp luật của một số chủ tịch UBND cấp
xã huyện Hƣớng Hóa cũng nhƣ nhân dân trên địa bàn còn hạn chế. Niềm tin
của nhân dân đối với pháp luật chƣa thực sự rõ nét. Ngƣời dân tại một số xã
miền núi, đặc biệt khó khăn vẫn hiểu biết pháp luật, vì thói quen sống thụ
động nên hầu nhƣ không biết sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi
ích của mình khi bị xâm phạm.
49
Do đó, đối với kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thi hành và áp
dụng pháp luật trong quản lý nhà nƣớc trong hoạt động thực thi công vụ của
chủ tịch UBND cấp xã chỉ đƣợc cả công chức cấp xã lẫn ngƣời dân đánh giá
ở mức trung bình.
2.3.2.5. Kỹ năng tạo động lực cho cán bộ, công chức cấp xã
Năng lực thực thi công vụ của chủ tịch UBND cấp xã còn thể hiện ở kỹ
năng tạo động lực làm việc cho CBCC tại các xã trên địa bàn.
Ngƣời chủ tịch UBND cấp xã cần phải động viên, khích lệ và khen thƣởng
kịp thời đối với những nhân tố mới, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc,
tiêu cực cản trở công việc chung, tạo dựng đƣợc bầu không khí tâm lý lành
mạnh, cởi mở, phấn khởi, tin tƣởng lẫn nhau trong tập thể từng bộ phận, cũng
nhƣ toàn thể bộ máy thực thi công vụ. Bên cạnh đó, ngƣời chủ tịch UBND cấp
xã cần khai thác, để CBCC dƣới quyền phát huy triệt để tính tích cực, chủ động,
năng động và sáng tạo của từng thành viên trong bộ máy. Có nhƣ vậy, hoạt động
thực thi công vụ của chủ tịch UBND cấp xã tại huyện Hƣớng Hóa mới đạt đƣợc
hiệu quả cao, thực hiện đƣợc những mục tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên, đại đa số công chức cấp xã và ngƣời dân cho rằng các chủ tịch
UBND cấp xã huyện Hƣớng Hóa mới chỉ đạt ở mức trung bình cho kỹ năng này.
Điều này có thể hiểu bởi nhƣ phân tích ở trên về cơ cấu giới tính thì cán bộ nữ
giữ vai trò quản lý cấp xã tại huyện Hƣớng Hóa là quá ít ỏi trong tƣơng quan với
nam giới. Họ có thế mạnh về tạo động lực và sự liên kết giữa cá nhân trong tổ
chức thế nhƣng chƣa đƣợc phát huy. Nhiều ngƣời dân còn cho rằng năng lực của
chủ tịch UBND cấp xã vẫn còn ở mức không tốt (trên 20 nhận định), và rất ít
đánh giá ở mức rất tốt. Trong khi đó nhận định của các CBCC thì có phần khả
quan hơn, có tới 10 ngƣời cho rằng chủ tịch UBND cấp xã đã đạt mức rất tốt cho
kỹ năng này, rất ít nhận định từ phía cán bộ cho rằng ở mức rất yếu.
50
Sở dĩ có sự đánh giá khác biệt trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, một
mặt đội ngũ CBCC cấp xã chƣa có đƣợc sự đánh giá khách quan về chủ tịch
UBND cấp xã – cấp trên trực tiếp của họ, trong khi ngƣời dân luôn mong muốn
đòi hỏi chủ tịch UBND cấp xã phải hoàn thiện hơn nên bao giờ nhóm khách thể
này cũng có yêu cầu cao hơn so với nhóm khách thể là CBCC nhìn nhận.
Biểu đồ 2.7: Đánh giá của ngƣời dân và công chức cấp xã
về kỹ năng tạo động lực
(Ngu n: kết quả khảo sát của đề tài)
2.3.2.6. Kỹ năng phân công, giao việc
Phân công, giao việc là một mắt xích quan trọng trong quy trình tổ chức
thực hiện công việc. Kỹ năng phân công, giao việc là một trong những kỹ
năng cơ bản của ngƣời quản lý, đặc biệt là ngƣời quản lý cấp cơ sở. Từ ý chí
lãnh đạo, quản lý, công việc đƣợc giao cho những đối tƣợng cụ thể để tiến
hành trên thực tế. Hoạt động phân công, giao việc đƣợc nhà quản lý – Chủ
tịch UBND cấp xã thƣờng xuyên tiến hành.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ tịch UBND cấp xã có nhiệm vụ
đƣa nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc đi vào cuộc
sống của nhân dân. Lúc đầu, các nghị quyết và chính sách này chỉ tồn tại
trong các văn bản (ở ngoài cuộc sống thực hàng ngày của nhân dân). Thông
qua hành động phân công, giao việc của mình, chủ tịch UBND cấp xã sẽ khơi
51
dậy hoạt động tích cực, năng động và sáng tạo của nhân dân biến mục tiêu
này thành mục tiêu hoạt động của chính họ. Nhƣ vậy, việc khơi dậy đƣợc
trong nhân dân hoạt động tích cực, năng động và sáng tạo chính là điều kiện
tiên quyết để chủ tịch UBND cấp xã có thể có đƣợc thành công trong khi thực
hiện hoạt động phân công, giao việc tại địa phƣơng mình.
Theo tác giả, muốn làm đƣợc việc này, nhất thiết chủ tịch UBND cấp xã
phải có kỹ năng phân công, giao việc đối với CBCC tại các phòng chuyên
môn phát triển ở trình độ cao. Muốn đƣợc nhƣ vậy, thì chủ tịch UBND cấp xã
phải có các tri thức (hiểu biết) sau đây và thƣờng xuyên vận dụng chúng trong
quá trình phân công, giao những việc khác nhau tại địa phƣơng mình:
- Khai thác triệt để tính tích cực, chủ động, năng động và sáng tạo của
từng CBCC.
- Tổ chức phối hợp hành động giữa các CBCC khác nhau trong từng bộ
phận nói riêng và toàn thể UBND xã nói chung.
- Động viên, khích lệ và khen thƣởng kịp thời những nhân tố mới, uốn
nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cản trở công việc chung.
- Tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh, cởi mở, phấn khởi, tin
tƣởng lẫn nhau trong tập thể từng bộ phận, cũng nhƣ toàn UBND xã.
- Phát hiện và đề xuất kịp thời những biện pháp khắc phục những tình
huống phức tạp xuất hiện trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động
QLNN của UBND xã.
- Chỉnh sửa kịp thời những bất hợp lý trong huy động và sử dụng các
nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) phục vụ quá trình thực thi công vụ.
- Lắng nghe và sử dụng hợp lý những ý kiến chỉ đạo của cấp trên và sự
phản hồi từ cấp dƣới.
- Phát hiện mối quan hệ giữa mục tiêu của hoạt động thực thi công vụ
đang triển khai thực hiện đồng thời với các mục tiêu kinh tế, xã hội khác đang
đƣợc tổ chức thực hiện tại địa phƣơng mình nhƣ một chỉnh thể thống nhất và
đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả QLNN.
52
- Sử dụng quyền lực hợp lý đối với CBCC giúp việc trong các bộ phận
tại UBND xã.
Khi thực hiện khảo sát, hầu hết CBCC cấp xã đã đánh giá chủ tịch
UBND cấp xã đạt ở mức trung bình về kỹ năng này. Có khoảng gần 20 công
chức xã đánh giá ở mức tốt, 10 công chức đánh giá ở mức rất tốt.
Biểu đồ 2.8: Đánh giá của công chức cấp xã về kỹ năng
phân công, giao việc
(Ngu n: kết quả khảo sát của đề tài)
2.3.2.7. Kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ
Trong quá trình thực thi công vụ, CBCC nói chung và chủ tịch UBND
cấp xã nói riêng thƣờng xuyên phải giao tiếp, ứng xử với các mối quan hệ nội
bộ (cấp trên, cấp dƣới, đồng nghiệp) và với công dân hoặc ngƣời đại diện cho
các cơ quan, tổ chức khác. Hoạt động giao tiếp, ứng xử công vụ đòi hỏi chủ
tịch UBND cấp xã khi giải quyết công việc phải đứng ở vị trí là cán bộ nhà
nƣớc, thay mặt nhà nƣớc để giao tiếp với công dân. Nói cách khác, khi thực
thi công vụ, ngƣời chủ tịch UBND phải giao tiếp, ứng xử theo vị trí chức
danh mà mình đang đảm nhiệm, phải thể hiện thái độ ứng xử của nhà nƣớc
với công dân chứ không phải và không chỉ là thái độ ứng xử của cá nhân họ.
Vì vậy, hoạt động giao tiếp, ứng xử của chủ tịch UBND cấp xã khi thực thi
công vụ cần có những chuẩn mực chung.
53
Từ năm 2016 đến nay, các xã trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa đã triển
khai hội nghị đối thoại trực tiếp tại UBND xã, đã thu hút hàng nghìn ngƣời
tham gia với nhiều câu chất vấn của nhân dân về các chƣơng trình, dự án trên
địa bàn, nhƣ: xây dựng nông thôn mới, trồng rừng, thực hiện chính sách hỗ
trợ hộ nghèo.
Chủ tịch UBND cấp xã Hƣớng Lập, Hồ Đức V cho biết: Tại hội nghị có
18 lượt ý kiến đề nghị lãnh đạo Ðảng ủy, UBND xã làm rõ 33 nội dung như:
Việc thực hiện 11 nội dung công khai theo quy định của Pháp lệnh 34/2007 về
quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; đề nghị thông báo cụ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_chu_tich_uy_ban_nhan.pdf