Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1: .12

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG

CHỨC ĐỊA CHÍNH – NÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG VÀ MÔI TRưỜNG

CẤP XÃ.12

1.1. Những vấn đề cơ bản về công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và

môi trường cấp xã.12

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.12

1.1.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức Địa chính

– nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã .16

1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức Địa chính – nông nghiệp – xây

dựng và môi trường cấp xã.21

1.2.1. Một số khái niệm.21

1.2.2. Các yếu tố cấu thành nên năng lực thực thi công vụ.23

1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ công chức Địa

chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã .30

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Địa

chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã .33

1.3.1. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa.33

1.3.2. Do đòi hỏi của quá trình hội nhập và yêu cầu của cải cách hành chính.34

1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực công chức Địa chính – nông nghiệp – xây

dựng và môi trường cấp xã.35

1.4.1. Nhóm tiêu chí về kiến thức, kỹ năng.35

pdf117 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đồng nghiệp hành động hoặc hoạt động hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ. Một trong các nhiệm vụ của công chức cấp xã là phối hợp với công chức khác để thực hiện nhiệm vụ nên công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cần phải có kỹ năng này thì mới có thể thực hiện có hiệu quả công việc Thứ bảy: Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc là kỹ năng sắp xếp, triển khai công việc vào thực tế. Một trong những nhiệm vụ của công chức cấp xã là trực tiếp tổ chức thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Vì vậy, công 40 chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cần có kỹ năng này để thực hiện có hiệu quả công việc. Thứ tám: Kỹ năng soạn thảo văn bản Kỹ năng soạn thảo văn bản là kỹ năng soạn thảo các văn bản được giao theo đúng thủ tục, tên gọi về thể thức được quy định trong pháp luật. Đối với xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công và chỉ đạo việc soạn thảo văn bản. Cán bộ, công chức theo dõi lĩnh vực nào thì chủ trì soạn thảo văn bản thuộc lĩnh vực đó, chịu trách nhiệm về nội dung và thể thức văn bản theo quy định; phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung dự thảo để hoàn chỉnh văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách xem xét, quyết định. Chính vì vậy, công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cần có kỹ năng này để thực hiện có hiệu quả công việc. Thứ chín: Kỹ năng tham mưu Kỹ năng tham mưu của công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường là kỹ năng tham gia đề xuất với lãnh đạo ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực địa chính, xây dựng, nông nghiệp và môi trường đạt được yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý. Một trong các nhiệm vụ của công chức xã là tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật. Vì vậy, công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường của Ủy ban nhân dân xã có kỹ năng tham mưu để thực hiện có hiệu quả công việc của mình. Thứ mười: Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cá nhân Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác cá nhân là kỹ năng trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác một cách khoa học, hợp lý để thực hiện được nhiệm vụ được giao. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, mỗi bản thân công chức phải tự xây dựng kế hoạch cho riêng mình, bao gồm: Kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế 41 hoạch tháng, kế hoạch tuần. Kế hoạch phải được lập một cách khoa học, cụ thể, chi tiết. Sau đó, công chức phải tổ chức thực hiện kế hoạch đó để đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân. Ngoài ra, về nguyên tắc, nhiều hành vi, ứng xử đòi hỏi công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường nói riêng và công chức cấp xã phải được hướng dẫn để biết cách ―ứng xử phù hợp‖. Kiến thức, kỹ năng cần có được nghiên cứu trên của luận văn cũng khá phù hợp với cách tiếp cận trong đánh giá và các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của Bộ Nội vụ tiến hành [9]. Có thể xem xét năng lực của công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường nói riêng và công chức xã nói chung theo khuyến nghị của dự án điều tra, đánh giá chất lượng công chức cấp xã. Đánh giá chất lượng, thực chất là đánh giá sự đáp ứng các tiêu chuẩn của công chức cấp xã với quy định của pháp luật. - Theo trình độ văn hóa: trình độ văn hóa ứng với cấp học phổ thông. Tiêu chí này phân thành: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trung xu hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ đa số của công chức cấp xã, bao gồm cả công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường. - Theo trình độ chuyên môn: Nhằm xem xét bậc học mang tính nghề nghiệp, nhưng theo cấp độ như: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Nếu lấy tiêu chí này với 5 tiêu chuẩn trên, có thể sử dụng để đánh giá năng lực của công chức cấp xã. - Về tiêu chuẩn lý luận chính trị: Tức xem xét công chức cấp xã đã tham gia những khóa học về lý luận chính trị. Có ba cấp đánh giá: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp. - Về trình độ quản lý hành chính nhà nước: Tức đã được học bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước. Đối với cấp xã hiện nay chưa phân theo ngạch công chức nên chưa xem xét. Chỉ cần tham gia khóa học nhất định. 42 - Tiêu chí ngoại ngữ: Theo quy định chung, cần có chứng chỉ cấp độ nhất định. - Tiêu chí tin học: Vừa đòi hỏi đã đi học, nhưng cũng đòi hỏi sử dụng thành thạo. Đối với công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường coi đó như một yêu cầu. Có thể sử dụng các tiêu chí trên với các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá và xem xét có đáp ứng được tiêu chuẩn quy định. Về nguyên tắc, kết hợp nhóm kiến thức, kỹ năng và các nhóm tiêu chí để xem xét năng lực công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường. 1.4.2. Nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức Địa chính – xây dựng – nông nghiệp và môi trường cấp xã Có thể xem xét năng lực thích ứng với thực thi công việc được giao hay không, bên cạnh các tiêu chí liên quan đến kiến thức, kỹ năng hay các yếu tố thuộc nhóm trên, đánh giá kết quả thực thi công việc được giao là công cụ quan trọng để kết luận về những gì mô tả ở sơ đồ 1.3. Công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã là người lao động làm việc cho Nhà nước và được trả lương. Do đó, phải hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao là một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với các cơ quan nhà nước nói chung, không riêng gì Ủy ban nhân dân cấp xã. Kết quả thực thi công việc được giao thường được đánh giá, đúng ra về nguyên tắc dựa trên kết quả. Tuy nhiên, công chức nói chung, khi giao việc ít được cụ thể hóa về kết quả. Thay vào đó có thể đánh giá: - Tính chủ động trong công việc; - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; - Mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp; - Chất lượng tham mưu ban hành các văn bản; - Tiến độ thực hiện công việc; 43 - Chất lượng công việc; Kết quả đánh giá thực thi nhiệm vụ hàng năm của công chức nói chung cũng như công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã nói riêng sẽ được phân loại theo bốn nhóm: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; - Không hoàn thành nhiệm vụ [18]. Mỗi một cấp độ trên có những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để xem xét. Nếu công chức nói chung, công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường được xếp từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, về nguyên tắc có thể đáp ứng tiêu chuẩn năng lực. 1.4.3. Nhóm tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người dân Đây là nhóm tiêu chí được nhiều nước trên Thế giới quan tâm. Dù các cơ quan nhà nước có đưa ra những tiêu chí, tiêu chuẩn như thế nào để chọn người đưa vào các chức danh trong bộ máy nhà nước; dù hàng năm thực thi nhiệm vụ của công chức được nội bộ đánh giá như thế nào thì cuối cùng quan trọng nhất vẫn là công dân, khách hàng có thực sự hài lòng với cách thức hoạt động của công chức và của bộ máy. Đánh giá mức độ hài lòng của công dân đã trở thành điều quan tâm của nhiều quốc gia và nhiều địa phương. Công chức là ―công bộc‖ của dân, có nghĩa là công chức phải tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, đặc biệt đối với công chức cấp xã – là người gần dân, trực tiếp giải quyết các quyền và lợi ích hợp pháp của dân thông qua việc cung ứng các dịch vụ hành chính công. Đây chính là sản phẩm do công chức, đặc biệt là công chức cấp xã tạo ra. Vì vậy, để đánh giá năng lực công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã không thể không xem xét sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công do công chức cung cấp. 44 Trên diễn đàn Quốc hội cũng như ý kiến của người dân, kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao cho công chức cấp xã chưa thực sự làm dân hài lòng, khi chất lượng cung cấp dịch vụ hạn chế nhưng tất cả công chức được đánh giá tốt. Đánh giá công chức phải hỏi có sự tham gia của người dân là nguyên tắc hiện nay của nhiều nước đang áp dụng. Một số tiêu chí sau có thể sử dụng để lấy ý kiến của dân được nhiều quốc gia áp dụng: - Chất lượng công việc được giải quyết; - Thời gian công việc được giải quyết; - Trình độ xử lý công việc của công chức cấp xã; - Kỹ năng của công chức cấp xã; - Thái độ công chức cấp xã khi tiếp xúc giải quyết công việc cho người dân; - Tinh thần trách nhiệm của công chức cấp xã khi tiếp xúc, giải quyết công việc cho người dân. Hoặc sử dụng 5 tiêu chí để hỏi dân: - Tiếp cận dịch vụ (mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin được cung cấp, cơ sở vật chất); - Thủ tục hành chính (việc công khai thủ tục hành chính, biểu mẫu, sự đơn giản, dễ hiểu); - Sự phục vụ của công chức (thái độ phục vụ, năng lực giải quyết công việc của công chức); - Kết quả giải quyết công việc (số lần liên lạc, thời gian, chi phí); - Mức độ và tỷ lệ hài lòng với toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính [35]. 45 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong chương 1, luận văn đã làm rõ: Khái niệm về công chức, công chức cấp xã; Công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường; Những vấn đề mang tính lý luận về năng lực, năng lực cá nhân và năng lực thực thi công vụ của công chức nói chung cũng như công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã nói riêng; Từ quy định của hệ thống pháp luật; thông qua các chương trình bồi dưỡng mang tính bắt buộc đối với công chức cấp xã nói chung và công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã nói riêng, luận văn đã xây dựng một hệ thống các tiêu chí để dựa vào đó xác định năng lực của công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường. Luận văn cũng đã dựa vào lý luận chung về quản lý công chức cấp xã và các yêu cầu đòi hỏi để đưa người vào Ủy ban nhân dân cấp xã, chỉ ra các nhóm yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã nói chung và công chức Địa chính –nông nghiệp – xây dựng và môi trường nói riêng. Đó là cơ sở được sử dụng để nghiên cứu thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường hiện nay của 23 xã và 01 thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 46 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC ĐỊA CHÍNH – NÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƢỜNG CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát đặc điểm, tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội Đông Anh là huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đầu mối giao thông quan trọng nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn; phía Nam giáp sông Hồng và sông Đuống bên kia các sông là quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Gia Lâm; phía Đông giáp Thị xã Từ Sơn và huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh; phía Tây giáp huyện Mê Linh, cao từ phía Bắc xuống và từ phía Tây sang. Về giao thông, Huyện có 33.3 km sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ), có 20 km sông nội Huyện (sông Thiếp - Ngũ huyện khê); có 33 km đường sắt gồm 4 ga thuộc tuyến Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Thái Nguyên; Huyện có Quốc lộ 3, Quốc lộ 23, Cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đường 5 kéo dài, đường Võ Nguyên Giáp đi qua. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 18.230 ha trong đó đất nông nghiệp là 9.785 ha; dân số hơn 41 vạn người, trong đó dân cư đô thị chiếm 14%, mật độ dân số 1.769 người/km2, dân cư tập trung nhiều tại các xã Uy Nỗ, Kim Chung, Hải Bối và Thị trấn Đông Anh. Huyện có 23 xã và 01 thị trấn, 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố. Về công nghiệp, Đông Anh có 02 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông Anh và Khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện có một số làng nghề đang được đầu tư phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đóng trên địa bàn Huyện có trên 1.000 công ty trách nhiệm hữu hạn, trên 530 công ty Cổ phần, trên 200 Doanh nghiệp tư nhân, 25 47 công ty Nhà nước, 12 công trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể. Theo quy hoạch tổng thể Thành phố Hà Nội, dự kiến đến năm 2020 dân cư toàn huyện là 83 vạn người, trong đó dân cư đô thị là 76.2 vạn người chiếm 80% dân số. Theo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội, khu vực đô thị huyện Đông Anh gồm 03 khu đô thị có tổng diện tích 8.989 ha, chiếm 49% diện tích toàn huyện, còn lại là khu vực nông thôn chiếm 51% diện tích toàn huyện. Hiện nay, về cơ bản Đông Anh là huyện nông nghiệp, dự kiến đến năm 2020 cùng với các khu đô thị Gia Lâm, Sài Đồng, khu vực đô thị huyện Đông Anh sẽ phát triển thành một bộ phận của đô thị mới Bắc sông Hồng, Khu vực đô thị Thị trấn Đông Anh (khu đô thị 37) phát triển trên cơ sở Thị trấn Đông Anh, đây là trung tâm công nghiệp, trung tâm dịch vụ và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật. Trong quá trình đô thị hoá, khu vực nông thôn của huyện Đông Anh đến năm 2020 sẽ được thu h p, chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ yếu là từ trồng lúa sang khu vực trồng rau, hoa, lúa, đặc sản và chăn nuôi bò sữa, lợn và huyện dần trở thành vành đai thực phẩm, sinh thái cho đô thị của Thành phố và lân cận. Năm 2014, Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị tại xã Tiên Dương với diện tích 125 ha, quy mô dân số 15.500 người và khu đô thị tại xã Uy Nỗ, thị trấn Đông Anh với diện tích 81 ha, quy mô dân số 12.200 người, đây là 02 khu đô thị xây dựng mới phát triển đô thị theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phân khu đô thị N7. 2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội đến công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường - Yếu tố trình độ dân trí Huyện Đông Anh rất chú trọng vào việc phát triển văn hoá, xã hội, đặc biệt là các mục tiêu về giáo dục. Trong thời gian qua, quy mô giáo dục, chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được giữ vững. Huyện đã 48 phấn đấu duy trì phổ cập tiểu học, THCS, THPT đạt 75% (phấn đấu đến năm 2020 đạt 100%), 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em thường xuyên được quan tâm chỉ đạo nhất là việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Lĩnh vực văn hóa cũng có nhiều chuyển biến. Đến nay toàn huyện có 123 thôn, làng đạt danh hiệu Làng văn hóa, trong đó 52 thôn đạt Làng văn hóa cấp Thành phố; các loại hình văn hóa, thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và phát triển đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn. - Yếu tố điều kiện vật chất – hạ tầng kỹ thuật Huyện có 150 dự án giải phóng mặt bằng. Tổng diện tích đã hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ là 400 ha. Như vậy, có thể thấy kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đang ngày một phát triển mạnh mẽ và là một trong những huyện đứng đầu của thành phố về tốc độ tăng trưởng kinh tế (năm 2017, Đông Anh có mức tăng trưởng kinh tế trên 10%). Hệ thống chợ, trung tâm thương mại đã được quy hoạch, đã chuyển đổi và đưa vào sử dụng được 17 chợ. Bưu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng phát triển mạnh. - Yếu tố truyền thống cách mạng Đông Anh còn là vùng đất lưu giữ nhiều những di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những di tích, lễ hội như: Cổ Loa, Đền Sái.... Huyện cũng còn lưu giữ được nhiều những bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị như: ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục, tuồng cổ Cổ Loa Hiện nay, huyện Đông Anh còn lại một số lễ hội lớn, tiêu biểu cho vùng đất này nói riêng và thủ đô Hà Nội cũng như cả nước nói chung. Đó là Hội đền An Dương Vương (còn gọi là hội Cổ Loa) được tổ chức từ mùng 4 - 15 tháng Giêng hàng năm (chính hội là mùng 6 tháng Giêng); hội làng Đường Yên được tổ chức vào mùng 02 tháng 02; hội Đền Sái; hội làng Thượng Phúc; hội làng Xuân Nộn được tổ chức từ mùng 10 - 15 tháng 10 (chính hội là mùng 11 tháng 10); hội làng Xuân Trạch được tổ chức từ mùng 08 - 13 tháng 3; hội 49 làng Quậy được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng. 2.2. Thực trạng công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trƣờng cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 2.2.1. Tổng quan về công chức cấp xã và công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã của huyện Đông Anh Đối với huyện Đông Anh, theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc giao số lượng và bố trí cán bộ, công chức xã, thị trấn trên tổng số 23 xã và 01 thị trấn thì công chức xã bao gồm các chức danh và được giao biên chế như sau: Bảng 2.1: Các chức danh công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trƣờng tại huyện Đông Anh Chức danh chuyên môn Biên chế được giao Biên chế hiện có tại thời điểm tháng 7 năm 2017 Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường 48 45 Tổng : 292 264 Nguồn: Báo cáo số lượng công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã tính đến 1/7/2017, phòng Nội vụ huyện Đông Anh 2.2.1.1.Về số lượng Căn cứ theo báo cáo Tổng số kết quả rà soát số lượng, chất lượng công chức cấp xã tính đến thời điểm tháng 7 năm 2017 của UBND huyện Đông Anh là 264 người, trong đó: * Về giới tính Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính Chức danh chuyên môn Tổng số Trong đó Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường 45 30 66.7 15 33.3 Nguồn: Báo cáo số lượng công chức xã tính đến 1/7/2017, phòng Nội vụ huyện Đông Anh 50 Nhận xét: Công chức cấp xã theo bảng cơ cấu giới tính cho thấy số lượng công chức cấp xã là nam chiếm tỷ lệ cao hơn số lượng công chức cấp xã là nữ. * Về cơ cấu độ tuổi Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi Chức danh chuyên môn Tổng số Trong đó Dƣới 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Từ 51 đến 55 tuổi Từ 56 đến 60 tuổi Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường 45 11 23 9 1 1 Tỷ lệ (%): 100 23.1 43.9 19.3 9.09 4.61 Nguồn báo cáo số lượng công chức xã tính đến 1/7/2017, phòng Nội vụ huyện Đông Anh Nhận xét: Trong bảng cơ cấu độ tuổi cho thấy số lượng công chức cấp xã từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 43.9%. Tiếp đó là số lượng công chức trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 23.1%. Điều đó chứng tỏ Đông Anh đang có một đội ngũ công chức cấp xã ngày một trẻ hóa. 2.2.1.2. Về chất lượng * Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ 51 Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức Địa chính – nông nghiệp - xây dựng và môi trƣờng TT Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Sơ cấp 5 11 4 8.8 2 1.8 0 2 Trung cấp 15 33.3 13 33.4 10 22.2 9 20 3 Cao đẳng 15 33.3 12 27 11 24.4 11 24.4 4 Đại học 10 22.3 16 35 21 46.6 23 51 5 Sau Đại học 0 0 0 0 1 2.2 2 4.4 Tổng cộng: 45 100 45 100 45 100 45 100 Nguồn: Báo cáo của phòng Nội vụ huyện Đông Anh (2014 - 2017) Nhận xét: Tuy không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn đến chất lượng công chức song trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực. Hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội đường lối, chính sách của Đảng và cũng như của pháp luật Nhà nước cũng như các quy định của cấp trên khi tổ chức, triển khai, kiểm tra đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện. Trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn mang tính quyết định đến chất lượng đối với công chức xã. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường tại huyện Đông Anh đã có bước tiến đáng kể từ năm 2014 đến 2017, nhất là tỷ lệ đại học từ 22.3% lên 51%. Điều này chứng tỏ Huyện đã quan tâm đến công tác đào tạo và tuyển dụng công chức có trình độ chuyên cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn cao nhất của công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi 52 trường cấp xã tại huyện Đông Anh là thạc sỹ, năm 20114, 2015 không có nhưng năm 2016 là 01 người, chiếm tỷ lệ 2.2%; năm 2017 tăng lên là 02, chiếm tỷ lệ 4.4%. Trình độ đại học năm 2014 là 10 người, chiếm tỷ lệ 22.3%; năm 2017 là 23 người chiếm tỷ lệ 51%. Vậy qua số liệu cho thấy, trong 4 năm (2014, 2015, 2016, 2017) công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã huyện Đông Anh chủ yếu có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đại học. * Về trình độ lý luận chính trị Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trƣờng TT Trình độ lý luận chính trị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cao cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Cử nhân 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Trung cấp 15 33.3 22 45 30 66.6 38 84.5 4 Sơ cấp 20 44.4 16 35 10 22.3 7 15.5 5 Chưa qua đào tạo 10 22.2 7 15.5 5 11.1 0 0 Tổng cộng: 45 100 45 100 45 100 45 100 Nguồn báo cáo phòng Nội vụ huyện Đông Anh (2014 - 2017) Nhận xét: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã tại huyện Đông Anh do đặc thu là công chức cấp xã nên không được đào tạo về lý luận cao cấp. Trình độ lý luận chính trị chiếm tỷ lệ cao nhất là trung cấp, năm 2014 là 15 người, chiếm tỷ lệ 33.3% sang năm 2017 là 38 người, chiếm tỷ lệ là 84.5%. Vậy trong 4 năm (2014, 2015, 2016, 2017) công chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp là chủ yếu. 53 * Về trình độ quản lý Nhà nước Bảng 2.6: Trình độ quản lý Nhà nƣớc của công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trƣờng TT Trình độ Quản lý nhà nƣớc Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 CVC và tương đương 0 0 0 0 0 0 0 0 2 CV và tương đương 18 40 23 51.2 30 66.6 41 91.1 3 Chưa qua đào tạo 27 60 22 48.8 15 33.3 4 0.8 Tổng cộng: 45 100 45 100 45 100 45 100 Nguồn: Báo cáo của phòng Nội vụ huyện Đông Anh (2014 - 2017) Nhận xét: Mặc dù công tác trong cơ quan hành chính nhà nước, là những người trực tiếp hàng ngày, hàng giờ thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước nhưng số lượng công chức xã chưa được trang bị những kiến thực về quản lý nhà nước là khá cao. Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động mang tính đặc thù, người làm công tác quản lý nhà nước cần được đào tạo theo hệ thống riêng. Điều này cho thấy, công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường xã vẫn đang thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước rất cần được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm, tạo điều 54 kiện để số công chức cấp xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLNN được đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian gần nhất. * Về trình độ tin học Bảng 2.7: Trình độ tin học TT Trình độ Tin học Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Trung cấp trở lên 0 0 0 0 1 2.2 3 6.6 2 Trình độ C 0 0 0 0 3 6.6 4 8.8 3 Trình độ B 12 26 16 35.5 17 37.7 19 42.2 4 Trình độ A 33 73.3 29 64 24 53.4 19 42.2 Tổng cộng: 45 100 45 100 45 100 45 100 Nguồn: Báo cáo của phòng Nội vụ huyện Đông Anh (2014 - 2017) Nhận xét: 100 % công chức cấp xã của huyện Đông Anh thành phố Hà nội có trình độ tin học từ cấp chứng chỉ trở lên. Trình độ tin học chứng chỉ B chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực công là rất thuận lợi, đặc biết trong các lĩnh vực như: tài chính, địa chính, tư pháp, tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính. 55 * Về trình độ ngoại ngữ Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ TT Trình độ Tin học Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Đại học 0 \ 0 0 \ 0 0 \ 0 0 0 2 Chứng chỉ (A,B, C) 15 33.4 21 46 27 60 40 88.8 3 Ngoại ngữ khác 0 0 0 0 0 0 1 2.2 4 Chưa qua đào tạo 30 66.6 24 53.3 18 40 5 11.2 Tổng cộng: 45 100 45 100 45 100 45 100 Nguồn: Báo cáo của phòng Nội vụ huyện Đông Anh (2014 - 2017) Nhận xét: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công chức xã ngày càng được nâng lên, so với năm 2014 khi số lượng công chức xã chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 66.6% thì sang năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong_chuc_dia_chinh_n.pdf
Tài liệu liên quan