1. Lý do chọn đề tài . 6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 10
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 11
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 11
7. Kết cấu của Luận văn . 11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ
CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Công chức cấp xã. 13
1.2. Những tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã. 13
1.3. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã . 19
1.4. Nhiệm vụ của công chức cấp xã . 26
1.5. Công vụ và năng lực thực thi công vụ . 26
1.6. Một số tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức cấp
xã. 29
121 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức ở cấp xã huyện Ea kar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và lợi
ích hợp pháp của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua
tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tụy phục vụ nhân dân, có tính
chuyên nghiệp” [18] là giải pháp để tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách
hành chính. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra yêu cầu chú trọng công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, thông qua các biện pháp, như: Đẩy
mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của
mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu
cầu của giai đoạn mới. Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh
ở cơ sở và ở cấp huyện; mở rộng đối tượng thi tuyển chức danh cán bộ quản
lý. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc
49
thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan hành chính [19].
1.8.3. Xuất phát từ vị trí, vai trò của công chức cấp xã
Công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn
định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân ở cơ sở; hình ảnh và uy tín của họ là niềm tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay một số công chức cấp xã chưa
làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình, còn quan liêu hách dịch, cửa
quyền, lên mặt làm "quan cách mạng" của nhân dân; chưa kịp thời giải
quyết và phản ánh những yêu cầu chính đáng cấp thiết của nhân dân, bản
thân và gia đình chưa đi đầu gương mẫu trong việc thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hiểu biết đường lối,
chính sách chưa có hệ thống, chưa sâu sắc, tự trao cho mình những đặc
quyền, đặc lợi làm mất dân chủ ở cơ sở, dẫn đến hiệu lực quản lý nhà
nước chưa đảm bảo, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao, ảnh hưởng đến
sự ổn định của cả hệ thống chính trị. Các thế lực thù địch lợi dụng tình
hình để thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" làm cho lòng tin của nhân
dân bị giảm sút.
Chính vì vậy, muốn đảm bảo hiệu lực và nâng cao hiệu quả quản
lý của chính quyền cấp xã , cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức cấp xã, nhất là năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã nhằm
phát huy được vị trí, vai trò của công chức cấp xã trong sự nghiệp phát
triển chung của đất nước.
50
Tiểu kết Chương 1
Chương này trình bày những lý luận cơ bản nhất về công chức cấp xã,
đưa ra các vấn đề chung về công chức cấp xã. Ngoài ra chương 1 cũng đã
trình bày về các tiêu đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã,
một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực thi công vụ của công chức cấp
xã và vai trò, sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Qua đó cũng làm cơ sở cho việc nâng
cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã huyện Ea Kar, tỉnh Đắk
Lắk trong chương tiếp theo.
51
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA
CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐĂK LĂK
2.1. Khái quát chung về huyện Ea Kar
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Ea Kar được thành lập ngày 13/9/1986, theo Quyết định số
108/1986/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Đây là
vùng đất giàu truyên thống lịch sử, văn hóa và truyền thống đấu tranh cách
mạng kiên cường.
Huyện Ea Kar nằm trên địa bàn quan trọng, cách thành phố Buôn Ma
Thuột 50 km theo quốc lộ 26 đi Khánh Hòa là cửa ngõ phía Đông nối tỉnh
Đắk Lắk với các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Phú Yên và Khánh Hoà, tọa độ
địa lý từ 12°21 đến 12°48 (độ vĩ Bắc) và 108o18 đến 108o33 (độ kinh Đông).
Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Gia Lai. Phía Tây giáp huyện Krông Pắc
và Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Phía Nam giáp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk
Lắk. Phía Đông giáp huyện M’Đăk, tỉnh Đắk Lắk. Tổng diện tích tự nhiên là
1.037,47 km2 với 151.573 nhân khẩu, 19 dân tộc anh em cùng chung sống
(trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 40.957 người, chiếm 28,7%). Huyện Ea Kar
có 16 đơn vị hành chính gồm 14 xã, 02 thị trấn, với 238 thôn, buôn, tổ dân phố
2 thị trấn. Đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá,
phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và phát triển kinh tế trang trại
nông lâm kết hợp.
Huyện Ea Kar chịu ảnh hưởng hai loại khí hậu: Nhiệt đới gió mùa và
khí hậu cao nguyên mát dịu; trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa trong vùng thường đến sớm (giữa tháng 4) và kết thúc muộn
52
(cuối tháng 11), chiếm 90% lượng mưa hàng năm; Mùa khô từ cuối tháng 11
đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ bình quân năm
23,70C, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch khoảng 100C; Hệ thống sông, suối
trên địa bàn huyện phân bố khá đều, nhìn chung, với tiềm năng đất, nước, thời
tiết, khí hậu đây là một vùng đất trù phú, có nhiều yếu tố thuận lợi thích
hợp cho nhiều loại cây trồng, có lợi thế trong phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.
Tổng diện tích có rừng của huyện Ea Kar là 37.682,54 ha, trong đó: Đất
rừng phòng hộ: 872,97 ha; đất rừng đặc dụng: 21.137,30 ha; đất rừng sản
xuất: 15.672,27 ha. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình khá thuận
lợi nên tài nguyên rừng trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng, bao
gồm nhiều chủng loại khác nhau. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
phân bố chủ yếu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, chiếm tỷ lệ 57,30% tổng
diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện, trong đó đất trừng đặc dụng với diện tích
21.692,72 ha/26.926 ha, chiếm 80,56% tổng diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên
Ea Sô. Thảm thực vật rừng huyện Ea Kar rất phong phú về số lượng loài và số
lượng cá thể trong loài đặc trưng cho rừng nhiệt đới, bao gồm 139 họ với 709
loài thực vật. Hệ động vật rừng có 44 loài thú thuộc 22 họ và 17 bộ, trong đó
có 17 loài thuộc diện quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam; 158 loài chim
thuộc 51 họ và 15 bộ, trong đó có 9 loài trong sách đỏ Việt Nam; 23 loài
lưỡng cư bò sát thuộc 11 họ và 3 bộ, vv Tiềm năng khoáng sản khá phong
phú, có nhiều mỏ đá xây dựng với trữ lượng khá lớn đang khai thác phục vụ
cho xây dựng dân dụng và giao thông; Cát xây dựng ở Ea Ô, Cư Yang, Ea Sô;
Quặng Penspat ở Ea Sô, Ea Sar; Mỏ Sét sản xuất gạch ngói ở xã Ea Ô, Cư
Prông, Cư Huê... Ngoài ra còn có mỏ Đồng ở Thị trấn Ea Knốp, vàng sa
khoáng, đá quý và bán đá quý phân bố tại thôn 9 xã Cư Yang [26].
53
2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội
Huyện Ea Kar là nơi hội tụ của nhiều dân tộc trong cả nước, trong đó
người kinh chiếm đa số; dân tộc bản địa chủ yếu là người Ê Đê; các dân tộc từ
nơi khác chuyển đến gồm có: Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Sán chỉ, Vân
kiều, Xê Đăng..; Các nhóm cộng đồng dân tộc này đã hình thành lên những
cụm dân cư sinh sống rải rác trên khắp các xã, thi trấn trên địa bàn huyện.
Cộng đồng các dân tộc với những truyền thống riêng, đã hình thành nên một
nền văn hoá đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo, trong đó nổi lên
bản sắc văn hoá truyền thống của người Ê Đê và một số dân tộc khác. Bên
cạnh đó, Ea Kar còn là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, những năm
chiến tranh, nơi đây có những căn cứ kháng chiến, điển hình là Buôn Trưng,
xã Cư Bông là một căn cứ cách mạng nổi tiếng thời chống Mỹ, cần được giữ
gìn và xây dựng thành khu văn hoá lịch sử, những yếu tố đó cấu thành tiềm
năng cho phát triển du lịch văn hóa.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (giá so sánh 94) tăng 14-
15%; công nghiệp xây dựng 23-24%; dịch vụ 20-21%; Thu nhập bình quân
đầu người khoảng 34-35 triệu đồng (Theo giá hiện hành). Thu ngân sách bình
quân hàng năm đạt 11% GDP (Theo giá hiện hành); Giá trị sản xuất nông
nghiệp chiếm 11,29% toàn tỉnh; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ đứng thứ 04 toàn tỉnh; Sản lượng lương thực có hạt đứng đầu tỉnh, trong
đó sản lượng lúa đứng thứ 03 tỉnh, chiếm 12,1%; Sản lượng ngô đứng đầu
tỉnh, chiếm 16,4%; Sản lượng các loại cây đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công
nghiệp chế biến chủ yếu như sắn, mía, điều tương ứng đứng thứ nhất, thứ hai
so với các huyện trong tỉnh. Ngoài ra sản lượng các loại cây ăn quả có múi
như cam, quýt, bưởi, nhãn, vải cũng đứng đầu so với các huyện trong toàn
tỉnh. Chăn nuôi cũng là một trong những ngành chiếm ưu thế của huyện với
số lượng Trâu đứng đầu tỉnh, chiếm 17,3% quy mô đàn trâu toàn tỉnh; đàn bò
54
đứng thứ 06, chiếm 7,76%. Đặc biệt, với điều kiện ưu đãi về nguồn nước sản
lượng nuôi trồng thuỷ sản của huyện đứng đầu tỉnh, chiếm 21,2% sản lượng
nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh. Sự phát triển kinh tế huyện Ea Kar ngày càng
đóng góp lớn vào phát triển kinh tế chung của tỉnh Đắk Lắk. Tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất cao hơn tốc độ tăng trưởng của tỉnh.
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đã và
đang có chiều hướng phát triển mạnh. Cụm Công nghiệp Ea Đar được hình
thành và đi vào hoạt động, hiện nay đã có 12 doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả như Công ty cổ phần CP, Công ty Việt Thắng và rất nhiều các công ty,
nhà máy trên địa bàn như: Công ty Cổ phần Mía Đường 333, Công ty Thiên
Long Phát, Nhà máy chế biến tinh bột sắn và hàng chục công ty, nhà máy, cơ
sở chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản làm ăn có hiệu quả cao góp
phần cho mục tiêu phát triển kinh tế chung của huyện và tạo công ăn việc
làm, ổn định thu nhập và ngày càng nâng cao đời sống nhân dân. Thương mại,
dịch vụ phát triển mạnh mẽ với hệ thống Ngân hàng, Siêu thị, Khu thương
mại, vui chơi, giải trí, hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển đáp ứng mọi
điều kiện của người dân và du khách trong và ngoài nước.
Hệ thống y tế phát triển với 01 Bệnh viện đa khoa khu vực và Bệnh viện
đa khoa huyện với quy mô 280 giường bệnh và 16 Trạm y tế tuyến xã với 64
giường bệnh; Đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh trên địa
bàn. Hệ thống giáo dục phát triển mạnh mẽ cả về quy mô trường lớp và chất
lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo. Đến năm 2016, toàn huyện có 83 trường
học gồm: 04 trường THPT, 18 trường THCS, 37 trường Tiểu học, 24 trường
Mầm non, trong đó có 29 trường đạt chuẩn Quốc gia. Bưu chính, viễn thông
phát triển, hệ thống thông tin liên lạc, Internet được phủ sóng trên toàn huyện.
55
Với tiềm năng thiên nhiên ưu đãi, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội thương mại, dịch vụ, giao thông phát triển thuận lợi; sự đa dạng nền
văn hóa các dân tộc và sự thân thiện của con người Ea Kar; cùng với sự
phong phú về thảm thực vật hệ động vật rừng và vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ của
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Thác Dray Kpơ, với vẻ đẹp thơ mộng của Hồ
Ea Kar - Đồi Cư Cúc, vẻ đẹp hùng vỹ của Đập chứa nước và Công trình thủy
lợi Krông Pắc Thượng hứa hẹn tiềm năng vô cùng thuận lợi cho phát triển du
lịch.
Với những tiềm năng sẵn có, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện
Ea Kar trân trọng mời gọi các doanh nghiệp và bạn bè trong cả nước và quốc
tế hãy ghé thăm hợp tác đầu tư cùng phát triển đặc biệt trong lĩnh vực Du lịch
- Thương mại và Dịch vụ đưa huyện Ea Kar sớm trở thành Thị xã - Trung tâm
kinh tế, xã hội trọng điểm phía Đông của tỉnh Đắk Lắk [26].
Quán triệt quan điểm của Đảng phát triển kinh tế là trung tâm, xây
dựng Đảng là then chốt, Đảng và chính quyền huyện luôn quan tâm đến công
tác xây dựng Đảng, chính quyền và vận động quần chúng nhân dân, coi đây là
vấn đề có tính quyết định tới sự thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị của giai đoạn cách mạng hiện nay. Từ một Đảng bộ ban đầu chỉ có
12 tổ chức cơ sở đảng với 168 đảng viên, đến nay huyện đã có 52 tổ chức cơ
sở đảng với gần 5.890 đảng viên [9].
Với những thành quả có được sau 30 xây dựng và phát triển, Nhân dân
và Cán bộ huyện Ea Kar thật vinh dự và tự hào, được Chủ tịch Nước trao tặng
phần thưởng cao quý Huân chương lao động hạng nhì, được UBND tỉnh tặng
cờ đơn vị thi đua xuất sắc năm 2015 và nhiều tập thể, cá nhân được Chính
phủ, Tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen, huy hiệu vì sự nghiệp xây dựng và phát
triển tỉnh Đắk Lắk.
56
2.2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã
huyện Ea Kar
2.2.1. Khái quát về đội ngũ công chức cấp xã huyện Ea Kar
2.2.1.1. Về số lượng
Trên cơ sở thực hiện Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011
của Chính phủ về công chức cấp xã, xã, thị trấn, thị trấn ; Nghị định
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một
số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, xã, thị trấn, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách; Thông tư 06/2012/TT-BNV
ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể,
nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, xã, thị trấn, thị trấn; Thông tư liên tịch
số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ,
Bộ Tài chính, Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; đến nay UBND
huyện và Phòng Nội vụ huyện Ea Kar đã chỉ đạo, hướng dẫn UBND 16 xã,
thị trấn trên địa bàn huyện bố trí đội ngũ công chức tương đối đảm bảo số
lượng, chất lượng theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của UBND xã, thị trấn.
Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện Ea Kar, đến cuối năm
2016, huyện Ea Kar có tổng số 191 công chức cấp xã đang công tác tại 16 xã,
thị trấn (kể cả chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Quân sự xã).
57
Bảng số 2.1. Số lượng công chức cấp xã huyện Ea Kar từ năm 2011
– 2016
Năm
Công chức
2012 2013 2014 2015 2016
Tư pháp – hộ tịch 16 31 32 32 33
Địa chính - xây dựng 38 36 41 40 43
Văn phòng – thống kê 29 28 28 28 27
Tài chính – kế toán 31 31 31 31 29
Văn hóa – xã hội 19 33 33 32 31
Tổng số công chức 133 159 165 163 163
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ea Kar
Qua bảng 2.1 cho thấy, số lượng công chức cấp xã huyện Ea Kar qua 05
năm không có sự biến đổi lớn, năm 2012 là 133 người, đến năm 2016 là 163
người. Các chức danh công chức đều được bố trí đủ số lượng, mỗi chức danh
ít nhất là 01 người, có chức danh bố trí 02 người, thậm chí như chức danh địa
chính – xây dựng, văn phòng - thống kê bố trí đến 03 người.
Như vậy, đội ngũ công chức cấp xã huyện Ea Kar hiện nay về số lượng
đã được bố trí tương đối đầy đủ theo quy định. Các chức danh công chức đều
có người đảm nhiệm theo yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời đã có sự ưu tiên trong
bố trí số lượng công chức đối với khối lượng công việc của từng chức danh
công chức.
58
Tuy nhiên, qua bảng 2.1 cũng cho thấy, năm 2012, trong từng chức
danh công chức thì việc bố trí số lượng công chức vẫn chưa hợp lý, chưa
đúng quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính
phủ “Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức ở xã, xã, thị trấn, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã”. Chẳng hạn, đối với chức danh công chức Văn hóa - Xã hội và Tư
pháp - hộ tịch nếu tính trung bình thì mỗi xã, thị trấn vẫn chưa bố trí đủ 02
công chức. Trong khi đó, chức danh Địa chính - Xây dựng có địa phương đã
bố trí đến 03 người. Nếu theo quy định thì các xã, thị trấn vẫn chưa ưu tiên bố
trí cho chức danh Tư pháp – Hộ tịch. Nhằm thực hiện theo đúng các quy định
năm 2013, năm 2014, năm 2015 và năm 2016, các chức danh công chức đều
được bố trí đủ số lượng.
2.2.1.2.Về cơ cấu
Theo bảng 2.1 thì năm 2012 công chức của 16 xã, thị trấn theo 05 chức
danh có 133 công chức đến năm 2016 có 163 công chức. Tác giả lấy năm
2016 phân tích cơ cấu độ tuổi để làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ công
chức cấp xã của huyện Ea Kar được thể hiện ở Bảng 2.2:
Bảng số 2.2. Cơ cấu độ tuổi của công chức cấp xã huyện Ea Kar năm
2016
Độ tuổi Dưới 30 Từ 30 - 45 Từ 45 - 60 Tổng cộng
Số lượng (người) 34 100 29 163
Tỷ lệ (%) 20,9 61,3 17,8 100
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ea Kar
59
Qua bảng 2.2 thì hiện nay số công chức cấp xã huyện Ea Kar có độ tuổi
dưới 30 chiếm 20,9% ; độ tuổi từ 30 - 45 tuổi chiếm 61,3%; từ 45 – 60 tuổi
chiếm 17,8%. Điều này đã cho thấy công chức cấp xã của huyện Ea Kar hiện
nay là tương đối trẻ, phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay và
phù hợp với quy định của pháp luật vì công chức chủ yếu là công chức
chuyên môn. Trong quá trình tuyển dụng công chức đã tính toán đến độ tuổi
để vừa đảm bảo tính kế thừa trong kinh nghiệm công tác vừa có sự trẻ hóa đội
ngũ công chức cấp xã của huyện. Với cơ cấu độ tuổi như hiện nay, công chức
cấp xã huyện Ea Kar dễ dàng hướng đến một nền công vụ năng động, chuyên
nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của UBND các xã,
thị trấn trên địa bàn huyện.
2.2.1.3. Kỹ năng nghề nghiệp
Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ công chức cấp
xã của huyện đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực thi
công vụ. Thực tế cho thấy không phải bất cứ công chức nào được đào tạo
cũng có khả năng thực hiện tốt công việc được giao. Kỹ năng nghề nghiệp là
một trong những thiếu hụt lớn nhất hiện nay của công chức cấp xã huyện Ea
Kar. Việc học tập lấy chứng chỉ để hợp thức hoá theo tiêu chuẩn chức danh đã
làm cho đội ngũ công chức học khá nhiều nhưng vẫn thiếu kỹ năng cần thiết
để thực thi công vụ. Điều này làm cho công chức thiếu tính chuyên nghiệp
trong công tác, hiệu quả công việc không cao. Lý do của sự thiếu hụt về kiến
thức và kỹ năng quản lý chủ yếu là thiếu kỹ năng, phương pháp làm việc, khả
năng tư duy độc lập hạn chế, ít được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về
quản lý hành chính nhà nước, còn nếu được tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì
các thì các lớp này chưa chú trọng đến tính thực tiễn, nặng về lý luận chung
chung kết quả là khi triển khai thực thi công vụ, nhiều công chức cấp xã còn
lúng túng, không biết phải giải quyết như thế nào.
60
Kết quả điều tra do tác giả thực hiện năm 2017 bằng việc lấy phiếu ý
kiến của 122/163 công chức cấp xã đang công tác tại UBND 16 xã, thị trấn
của huyện Ea Kar về tự đánh giá kỹ năng của bản thân trong thực thi công vụ
để đánh giá mức độ thành thạo các kỹ năng của công chức cấp xã trong quá
trình thực thi công vụ, thể hiện ở bảng 2.3. Đồng thời, để có được kết quả
đánh giá khách quan hơn, tác giả cũng lấy phiếu ý kiến của 16 Chủ tịch
UBND xã, thị trấn đánh giá công chức của mình về mức độ thành thạo các kỹ
năng của công xã, thị trấn trong thực thi công vụ, thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát ý kiến công chức cấp xã về mức độ thành
thạo các kỹ năng
Nội dung
Rất thành
thạo
Khá thành
thạo
Thành thạo
Chưa
thành thạo
Ý
kiến
Tỷ
lệ
(%)
Ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Ý
kiến
Tỷ
lệ
(%)
Ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Kỹ năng lập kế
hoạch
16 13,1 63 51,6 43 35,3
Kỹ năng thu thập
và xử lý thông tin
20 16,4 87 71,3 15 12,3
Kỹ năng dân vận 12 9,8 58 47,5 36 29,5 16 13,2
Kỹ năng tin học 8 6,5 24 19,7 65 53,3 25 20,5
Kỹ năng phối hợp,
làm việc nhóm
15 12,3 78 63,9 29 23,8
61
Kỹ năng soạn thảo
văn bản
3 2,5 34 27,9 74 60,6 11 9
Kỹ năng viết báo
cáo
25 16,5 61 36,7 36 15,6
Kỹ năng giao tiếp 18 14,8 77 63,1 27 22,1
Nguồn: Kết quả khảo sát tại Phụ lục 2
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ý kiến Chủ tịch UBND các xã, thị trấn
đánh giá về các kỹ năng của công chức cấp xã
Nội dung
Rất thành
thạo
Khá thành
thạo
Thành thạo
Chưa
thành thạo
Ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Kỹ năng lập kế
hoạch
1 6,25 5 31,25 10 62,5
Kỹ năng thu thập
và xử lý thông tin
12 75 4 25
Kỹ năng dân vận 5 31,25 5 31,25 6 37,5
Kỹ năng tin học 6 37,5 7 43,75 3 18,75
Kỹ năng phối
hợp, làm việc
nhóm
3 18,75 13 81,25
62
Kỹ năng soạn thảo
văn bản
12 75 3 18,75 1 6,25
Kỹ năng viết báo
cáo
14 87,5 2 12,5
Kỹ năng giao tiếp 2 12,5 9 56,25 5 31,25
Nguồn: Kết quả khảo sát tại Phụ lục 2
Qua kết quả bảng 2.4 cho thấy rằng sự đánh giá của Chủ tịch UBND
các xã, thị trấn đối với kỹ năng của đội ngũ công chức cấp xã là không cao.
Đặc biệt là ở nhóm kỹ năng về lập kế hoạch và kỹ năng phối hợp, làm việc
nhóm. Kỹ năng tin học, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin và kỹ năng giao
tiếp là những kỹ năng rất cần thiết đối với công chức cấp xã nhưng công chức
cấp xã huyện chỉ được đánh giá ở mức “thành thạo”.
Lý do của sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng chủ yếu là thiếu phương
pháp làm việc, khả năng tư duy độc lập hạn chế, ít được tham gia các khoá
đào tạo về Hành chính nhà nước, kết quả là khi triển khai thực thi công vụ,
nhiều công chức còn lúng túng. Trong thực tế công chức thực thi các nhiệm
vụ của mình là nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm làm việc, ít trải qua các lớp
tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nên làm việc nhiều lúc mang tính chủ quan,
không dựa trên nền tảng lý thuyết. Và đối với kỹ năng nghiệp vụ hành chính
như kỹ năng soạn thảo văn bản thì công chức thường làm theo các mẫu đã có
sẵn từ trước. Hầu hết công chức đều có chứng chỉ A, B, Văn phòng nhưng
soạn thảo văn bản chưa thành thạo. Công tác lưu trữ và quản lý hồ sơ không
theo quy trình cụ thể nên khi tìm rất tốn nhiều thời gian. Thực trạng này cũng
ảnh hưởng nhiều đến kết quả làm việc của công chức đòi hỏi công chức cần
được tập huấn và bồi dưỡng các kỹ năng.
63
2.2.1.4. Về chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ
Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công chức
cấp xã đó là chỉ tiêu đánh giá kết quả thực thi công vụ hay nói cách khác là
kết quả thực tế của công việc so với yêu cầu của công việc mà công chức đó
đảm nhận. Kết quả hoàn thành công việc được giao là thước đo quan trọng để
đánh giá chất lượng công chức.
Bảng 2.5. Kết quả nhận xét, đánh giá công chức cấp xã huyện Ea
Kar năm 2016
Kết quả đánh giá Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 48 29,4
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 95 58,3
Hoàn thành nhiệm vụ nhưng
còn hạn chế về năng lực
5 3.1
Không hoàn thành nhiệm vụ 15 9.2
Tổng cộng 163 100
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ea Kar
Qua bảng 2.5 cho thấy, kết quả nhận xét đánh giá năm của công chức
cấp xã huyện Ea Kar hầu hết đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao. Có 29,4% công chức cấp xã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, 58,3% công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, 3,1% công chức hoàn
thành nhiệm vụ và 9,2% công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên,
64
đây chỉ là con số đánh giá, còn chất lượng thật của hiệu quả công việc đem lại
cũng cần phải xem xét ở nhiều góc độ.
Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định 112/2011/NĐ-CP
của Chính phủ quy định về nội dung, trình tự đánh giá công chức cấp xã, thì
chủ thể tham gia đánh giá công chức cấp xã bao gồm: cá nhân tự đánh giá trên
cơ sở khuôn mẫu cơ quan qui định; tập thể đánh giá; chủ tịch ủy ban nhân dân
trực tiếp đánh giá (đây được coi là đánh giá quan trọng nhất, trên cơ sở kết
hợp các đánh giá khác); tổ chức, cá nhân đến giao dịch giải quyết công việc.
Về nội dung đánh giá công chức bao gồm: (1) sự chấp hành đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (2) phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; (3) năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ; (4) tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; (5) tinh
thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ (6) thái độ phục vụ
nhân dân. Tuy nhiên có thể thấy rằng, những nội dung đánh giá đưa ra còn
chung chung, rất khó lượng hoá được kết quả, hiệu suất công tác của công
chức. Chẳng hạn, với nhóm nội dung đánh giá công chức cấp xã, ngoài các
nội dung (1), (2), (5), (6) mang tính định tính, thì các nội dung (3), (4) cần
phải định lượng, đo lường được. Để định lượng, đo lường được, lại cần phải
có tiêu chuẩn, định mức riêng với đối mỗi loại công việc theo từng chức danh
cụ thể.
Thực tế hiện nay ở huyện Ea Kar là tuy nhiệm vụ của 5 chức danh công
chức cấp xã đã được quy định cụ thể tại Thông tư 06 của Bộ Nội vụ nhưng có
xã, thị trấn một chức danh lại có từ người 2 - 3 người đảm nhận, trong khi đó
lại không có sự phân công công việc cụ thể họ phải đảm nhận việc gì trong
những nhiệm vụ ở chức danh đó, bản thân công chức đó cũng không lập kế
hoạch công tác cá nhân, cũng không biết đến tiêu chuẩn đánh giá mức độ
hoàn thành công việc. Do vậy, khi đánh giá kết quả hoàn thành công việc chủ
65
yếu là theo cảm tính, chứ chưa thật sự có một tiêu chí cụ thể mang tính định
lượng để đánh giá.
2.2.2. Phân tích về thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội
ngũ công chức cấp xã huyện Ea Kar
2.2.2.1.Về thời gian công tác
Tính đến năm 2016 thì thời gian công tác của công chức cấp xã huyện
Ea Kar được thể hiện ở bảng 2.6 dưới đây :
Bảng 2.6. Thời gian công tác của công chức cấp xã huyện Ea Kar
(tính từ khi tham gia công tác đến năm 2016).
TT Chức danh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong_chuc_o_cap_xa_hu.pdf