PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 8
6. Đóng góp của luận văn. 9
7. Kết cấu của luận văn . 9
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TIẾP CÔNG DÂN VÀ NĂNG LỰC
TIẾP CÔNG DÂN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ. 11
1.1. Những khái niệm cơ bản . 11
1.1.1. Khái niệm về năng lực, năng lực quản lý. 11
1.1.2. Khái niệm về tiếp công dân . 19
1.1.3. Khái niệm về Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
. 25
1.1.4. Năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. 30
1.1.5. Khái niệm năng lực tiếp công dân của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
. 30
1.2. Những căn cứ pháp lý quy định chức trách, nhiệm vụ của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp xã về tiếp công dân. 30
1.2.1. Những căn cứ pháp lý của Trung ương. 30
1.2.2. Những căn cứ của tỉnh Đắk Lắk và huyện Ea Súp . 32
1.3. Vai trò và sự cần thiết về năng lực tiếp công dân của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp xã trong hoạt động quản lý, điều hành chính quyền cơ sở 34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 36
106 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực tiếp công dân của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2015. Hoạt động của các ngân hàng ổn định, cơ bản cung ứng vốn cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu khác của nhân dân. Bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế mở rộng về đối tượng tham gia, góp phần đảm bảo an sinh
xã hội.
Kết cấu hạ tầng tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, cơ bản đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh. Tiến
độ thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đạt khá so với Nghị
quyết; tính đến cuối năm 2018: Thủy lợi đảm bảo tưới gần 70% diện tích cây
trồng có nhu cầu tưới (nghị quyết 75%), cao hơn 05% so với năm 2015. Nâng
cấp, nhựa hóa và bê tông xi măng 88% đường huyện (nghị quyết 90%);
61,2% đường đô thị (nghị quyết 80%); 18% đường xã, liên xã (nghị quyết
25%); 100% xã, thị trấn có đường đến trung tâm. Cấp điện 145 thôn, buôn, tổ
dân phố và 01 khu dân cư nông thôn, đạt 100% (nghị quyết 100%); 99% hộ
40
sử dụng điện (nghị quyết 98%), trong đó, 95% hộ sử dụng lưới điện an toàn
(nghị quyết 90%). Có 89,07% dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
(nghị quyết 90%), cao hơn 1,5% so với năm 2015. Bình quân 146 thuê bao di
động, cố định/100 người dân (nghị quyết 75-80 thuê bao), tăng 10% so với
năm 2015; có 10% dân số thường xuyên sử dụng Internet (nghị quyết 15-
20%), tăng 3,5% so với năm 2015.
2.1.2.2. Về văn hóa, xã hội
Dân số của huyện tính đến cuối năm 2018 có khoảng 68 nghìn người,
có 28 thành phần dân tộc cùng chung sống, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng
năm 1,4%, mức giảm tỷ lệ sinh 0,5‰.
Quy mô giáo dục mở rộng, chất lượng cải thiện, số lượng học sinh đến
trường tăng, cơ sở vật chất đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa, trong đó,
42% phòng học kiên cố hóa (nghị quyết 70%), tăng 07% so với năm 2015; ước
đến cuối năm 2018 có 14 trường học thuộc huyện quản lý đạt chuẩn Quốc gia,
tăng 08 trường so với năm 2015, chiếm 30,3% (nghị quyết 30%). Duy trì 100%
thôn, buôn có điểm lớp mẫu giáo (nghị quyết 100%); huy động bình quân
87,67% trẻ em trong độ tuổi đi học ở các cấp học (nghị quyết trên 95%); duy trì
bền vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cấp giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở tại 100% xã, thị trấn (nghị
quyết 100%); riêng phổ cập giáo dục tiểu học đạt cấp độ II vào năm 2017. Chất
lượng giáo dục ở các cấp học có chuyển biến; năm học 2016-2017, tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,4% (nghị quyết trên 90%) và tốt
nghiệp trung học cơ sở đạt 99,6% (nghị quyết 98% trở lên).
Công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực được quan tâm, các
cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể triển khai nhiều biện pháp, sử dụng
lồng ghép các nguồn lực để tổ chức đào tạo nghề cho lao động, trong đó, chú
trong mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với giải quyết việc
41
làm, tạo cơ sở chuyển đổi cơ cấu lao động, nghề nghiệp; tỷ lệ lao động qua
đào tạo, hướng nghiệp năm 2018 đạt 28% (nghị quyết 30%), cao hơn 05% so
với năm 2015.
Từng bước hoàn thiện mạng lưới chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công
tác khám, chữa bệnh cải thiện về chất lượng và thái độ phục vụ. Đến cuối năm
2018, có 10/10 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-
2020 (nghị quyết 100%), tăng 02 đơn vị so với năm 2015; 100% trạm y tế có
bác sỹ (nghị quyết 100%); bình quân 18 giường bệnh/vạn dân (nghị quyết 20
giường bệnh/vạn dân); 06 bác sỹ/vạn dân (nghị quyết 08 bác sỹ/vạn dân);
19,5% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (nghị quyết dưới 18%), giảm 1,5%
so với năm 2015. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng,
năm 2018 tăng dân số tự nhiên 1,35% (nghị quyết 1,3-1,4%); quy mô dân số
68.727 người.
Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thông tin phục vụ công tác tuyên
tuyền các sự kiện trọng đại của đất nước. Quan tâm đầu tư xây dựng các thiết
chế văn hóa, thể thao cơ sở, như: nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, sân thể
thao bằng các nguồn vốn từ ngân sách và xã hội hóa. Phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị triển khai rộng khắp,
được nhân dân đồng tình, hưởng ứng; năm 2017, có 86,11% hộ gia đình (nghị
quyết 75-80%), 47,15% thôn, buôn, tổ dân phố (nghị quyết 45-50%); 95% cơ
quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa (nghị quyết 95-100%) (tỷ lệ được tính so
với số đăng ký). Phong trào thể dục, thể thao phát triển, thu hút đông đảo nhân
nhân dân tham gia. Hệ thống truyền thanh, truyền hình thực hiện tốt công tác
thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của nhân dân;
phủ sóng phát thanh - truyền hình 100% khu dân cư (nghị quyết 100%). Xây
dựng và đưa Cổng Thông tin điện tử huyện đi vào hoạt động ổn định, góp phần
tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công
42
khai, minh bạch các thủ tục hành chính...
Quan tâm thực hiện chính sách lao động, việc làm và đảm bảo an sinh
xã hội. Các chương trình, dự án cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển sản
xuất mang lại hiệu quả thiết thực; chính sách giảm nghèo và bảo trợ xã hội thực
hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao
động nông thôn thiếu việc làm. Trong 3 năm (2016-2018), tạo việc làm mới
cho khoảng 6.221 lao động; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều năm 2018
còn 39,78%, bình quân giảm 4,39%/năm (nghị quyết 03%/năm trở lên). Chính
sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công thực hiện đúng quy
định. Quan tâm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em và công tác xây
dựng xã, thị trấn phù hợp với trẻ em. Hỗ trợ kịp thời học phí, chi phí học tập
cho học sinh, sinh viên theo quy định.
Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, tôn giáo và chính
sách sắp xếp, ổn định dân cư; thông qua hệ thống chính sách và sự nỗ lực
vươn lên của người dân, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải
thiện, số hộ nghèo và cận nghèo giảm. Các cấp chính quyền, cơ quan chức
năng quan tâm giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân
dân và đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đa số đồng bào
có đạo phát huy tinh thần yêu nước, chăm lo phát triển sản xuất, sống tốt đời,
đẹp đạo. Hoạt động lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vi
phạm pháp luật, gây mất ổn định an ninh trật tự được các cơ quan chức năng
kiên quyết xử lý theo quy định.
2.1.3. Đặc điểm về Quốc phòng – An ninh
Các cấp, các ngành quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện hiệu quả
hai nhiệm vụ chiến lược trong tình hình mới, luôn xác định phát triển kinh tế -
xã hội phải gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”
43
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, chú trọng lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện, tạo bước chuyển biến trong nhận thức và hành động.
Quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, triển khai các dự án đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội... cơ bản gắn với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – an
ninh trong khu vực phòng thủ.
Quan tâm công tác xây dựng khu vực phòng thủ, khu vực chiến đấu;
tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện năm 2018 được Ban Chỉ đạo
tỉnh đánh giá hoàn thành Khá nhiệm vụ và chỉ đạo, tổ chức diễn tập chiến đấu
khu vực phòng thủ vận hành theo cơ chế Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ
Chính trị (khóa X) cho 06 lượt xã, thị trấn. Chủ động nắm chắc diễn biến tình
hình và xử lý tốt các vấn đề, tình huống phát sinh, không để bị động, bất ngờ.
Kịp thời xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống các văn kiện; thực
hiện đồng bộ các giải pháp, quyết tâm tác chiến phòng thủ, xây dựng huyện
thành khu vực phòng thủ vững chắc.
Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bám nắm địa bàn. Tổ
chức tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các
đối tượng, lực lượng đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng. Giao quân hàng năm
đạt 100% chỉ tiêu cấp trên giao, tạo nguồn tuyển quân bình quân (2016-2018)
là 10,7%/năm (nghị quyết 10% trở lên); đảm bảo chỉ tiêu 01% đảng viên trong
thanh niên nhập ngũ (nghị quyết 01%). Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ so
với dân số đạt chỉ tiêu, trong đó, đảng viên chiếm 15,68%; lực lượng dự bị
động viên được đăng ký, biên chế và quản lý đủ 100% đầu mối; có 100% xã,
thị trấn đạt tiêu chí 19.1 (về xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng
khắp và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng).
An ninh chính trị cơ bản ổn định; thường xuyên xây dựng, điều chỉnh
các phương án, kế hoạch bảo vệ an ninh chính trị trong tình hình mới. Chủ
động nắm bắt, dự báo, đánh giá tình hình, giải quyết các vấn đề phức tạp nảy
44
sinh tại cơ sở, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện
hiệu quả nhiệm vụ phòng chống bạo loạn, vượt biên và đấu tranh xoá bỏ tổ
chức phản động FULRO.
An ninh, trật tự trên tuyến biên giới ổn định, các lực lượng duy trì
công tác tuần tra, kiếm soát trên tuyến biên giới. Thực hiện tốt công tác đối
ngoại, thường xuyên tốt chức các đoàn thăm, tặng quà; triển khai công tác kết
nghĩa giữa nhân dân khu vực biên giới, nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị
với lực lượng vũ trang và chính quyền huyện Cô Nhéc, tỉnh Mondulkiri,
Vương quốc CamPuChia. Chủ động quán triệt, tuyên truyền trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân về phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam
– CamPuChia. An ninh nông thôn có thời điểm diễn biến phức tạp, chủ yếu là
các vụ việc liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện đất đai; cấp ủy, chính quyền,
cơ quan chức năng tập trung phân loại, xử lý, giải quyết theo thẩm quyền; đến
nay, tình hình tương đối ổn định.
2.2. Đặc điểm đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk
Lắk
Huyện Ea súp được thành lập năm 1977 theo Nghị định số 230/NĐ-
CP ngày 30/8/1977 của Chính phủ.
Thực hiện Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội khóa 13, về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính
và phân loại đơn vị hành chính. Nhiệm kỳ 2016 - 2021, toàn huyện Ea Súp có
10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 xã và 1 Thị trấn. Trong đó, xã Khu vực I
( Thị trấn Ea Súp, xã Ea Bung ); xã khu vực II ( Xã Cư M’Lan, xã Ea Lê ); xã
Khu vực III ( xã Ya Tờ Mốt, Ea Rốk, Cư K’Bang, Ia J’Lơi, Ia Lốp, Ia R’Vê ).
Phân loại đơn vị hành chính cấp xã:
- Xã loại I: Gồm 6 xã ( Ia Lốp, Ia R’Vê, Ia J’Lơi, Ea Bung, Ea Lê, Ea
Rốk )
45
- Xã loại II: Gồm 4 xã ( Thị trấn Ea Súp, Cư K’ Bang, Cư M’Lan, Ya
Tờ Mốt ).
Từ những đặc điểm đơn vị hành chính cấp xã, cho thấy bức tranh toàn
cảnh về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; địa phương có nhiều
thành phần dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời sống
kinh tế của đại bộ phận nhân dân còn khó khăn, tình hình an ninh biên giới
còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, phức tạp, tình hình các loại tội phạm trốn truy nã
lựa chọn địa bàn làm nơi ẩn náu, các thế lực thù địch luôn lợi dụng các vấn đề
về dân tộc, tôn giáo để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống
phá thành quả cách mạng.v.v. ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiếp công dân
đối với các cấp chính quyền cấp huyện, cấp xã nói chung và đối với chủ tịch
UBND cấp xã nói riêng.
Chính vì thế, tùy theo đặc điểm tình hình chung về kinh tế xã hội,
quốc phòng, an ninh, còn phải căn cứ vào tích chất đặc thù của đặc điểm đơn
vị hành chính các xã trên địa bàn, là cơ sở đánh giá về trình độ dân trí, đặc
tính thành phần dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng là những yếu tố khách quan
tác động và phản ánh về trình độ, năng lực của chủ tịch UBND cấp xã trong
hoạt động quản lý, điều hành chính quyền cơ sở nói chung, hoạt động tiếp
công dân của Chủ tịch UBND cấp xã nói riêng.
2.3. Đánh giá thực trạng năng lực tiếp công dân của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Tiến hành thu thập dữ liệu
Để có cơ sở đánh giá thực trạng năng lực tiếp công dân đối với chủ
tịch UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ea Súp, tác giả đã tiếp cận nguồn dữ
liệu bằng 2 cách, đó là:
46
- Cách tiếp cận 1: Lấy số liệu trên cơ sở báo cáo đánh giá kết quả tiếp
công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (nguồn: theo báo cáo Tổng
kết từ năm 2016 đến 2018 của UBND huyện Ea Súp);
- Cách tiếp cận 2: Phiếu khảo sát
+ Lá phiếu khảo sát đối với Chủ tịch UBND (LP1) các xã trên địa bàn
huyện Ea Súp. Số lượng phiếu phát ra là 10 phiếu. Số phiếu thu về là 10
phiếu.
Thời gian thực hiện: Từ 19/11 đến 07/12/2018
+ Lá phiếu khảo sát dùng cho đối tượng là các công dân (LP2) đã đến
UBND các xã trên địa bàn huyện Ea Súp để giải quyết công việc và đăng ký
được chủ tịch UBND xã tiếp dân. Số lượng phiếu phát ra là 100 phiếu. Số
phiếu thu về 96 phiếu.
Thời gian thực hiện: Từ 19/11 đến 07/12/2018
2.3.2. Tổng hợp và phân tích kết quả dữ liệu
2.3.2.1. Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát LP1
Khảo sát đối với Chủ tịch UBND các xã, Thị trấn Ea Súp
Bảng 2.1. Khảo sát chủ tịch UBND cấp xã, huyện Ea Súp
Trình độ
Chuyên môn
được đào tạo
Lý luận chính trị,
hành chính
Thời
gian
đảm
nhận
chức
danh
chủ
tịch
UBND
Giới
tính
Dân
tộc
thiểu
số
Tuổi
(Tính
tuổi
bình
quân)
Trung
cấp
Đại
học
Cao
học
Sơ
cấp
Trung
cấp
Cao
cấp
4,6
năm
Nam
(10)
3 49 4 5 1 1 7 2
Tỷ lệ
%
100 30 40 50 10 10 70 20
47
Từ bảng tổng hợp trên cho thấy điểm chung nhất là Chủ tịch UBND
cấp xã đều là nam giới, bên cạnh đó cũng có nhiều sự khác biệt; thành phần
dân tộc thiểu số chiếm 30%, độ tuổi trung bình cao (49 tuổi), trình độ đào tạo
về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, trình độ đào tạo về lý luận Chính trị -
Hành chính vẫn còn 01 trường hợp chưa đạt chuẩn theo quy định, có 02 đồng
chí đã qua đào tạo trình độ Cao cấp ( thuộc diện huyện luân chuyển). Các vấn
đề nêu trên là cơ sở bước đầu đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chủ chốt cấp xã gắn với chất lượng tiếp công dân của từng chủ tịch
UBND xã gắn với các điều kiện về phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí
của từng địa phương. Tuy nhiên, để có cái nhìn khách quan và tổng thể nhất,
đó là xác định các điểm, đáng quan tâm nhất, quyết định chất lượng yêu cầu
nhiệm vụ tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp xã, các điểm chung, đó là:
+ Chủ tịch UBND các xã đều xác định, tiếp công dân không chỉ là
hoạt động chuyên môn mà còn là hoạt động chính trị, có vai trò rất quan trọng
trong hoạt động quản lý, lãnh đạo điều hành của chủ tịch UBND cấc xã.
+ Căn cứ Luật tiếp công dân, Chủ tịch UBND các xã đã chỉ đạo thực
hiện công tác tiếp công dân tại UBND các xã, thị trấn; Bố trí phòng tiếp công
dân, phân công công chức xã kiêm nhiệm (Văn phòng – Thống kê, chiếm
70%, Công chức Tư pháp, hộ tích chiếm 30%), Ban hành và niêm yết Nội
Quy tiếp công dân tại khu vực tiếp công dân của UBND xã;
+ Thời gian tiếp công dân định kỳ được bố trí chủ yếu vào ngày Thứ
tư và Thứ sáu hàng tuần. Trường hợp quan trọng, đột xuất thì Công chức
được phân công trực tiếp công dân phải báo cáo Chủ tịch UBND biết và xem
xét, bố trí tiếp công dân trong thời gian sớm nhất có thể.
+ Chủ tịch UBND các xã, Thị trấn đều cho rằng; để thực hiện tốt yêu
cầu nhiệm vụ của công tác tiếp công dân thì ngoài lĩnh vực chuyên môn được
đào tạo trình độ Đại học, cần được đào tạo thêm về nghiệp vụ quản lý nhà
48
nước từ trình độ trung cấp trở lên. Đồng thời phải tự trang bị cho mình những
kiến thức về các lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán (
đặc biệt đối với các địa phương có nhiều thành phần dân tộc thiểu số cùng
sinh sống), khi tiếp nhận thông tin phải khách quan, tiếp nhận đầy đủ thông
tin, sàng lọc thông tin, tiếp nhận thông tin đúng thì khi chỉ đạo giải quyết vấn
đề người dân quan tâm mới đạt được mục đích và hiệu quả trong công tác tiếp
công dân. Bên cạnh đó, phải tự rèn luyện và trang bị cho mình các kỹ năng
như: kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử phải chuẩn mực, mềm dẻo nhưng
cương quyết; kỹ năng tập hợp quần chúng nhân dân; kỹ năng thuyết trình
trước đám đông.
+ Trả lời câu hỏi, những khó khăn gặp phải khi triển khai nhiệm vụ
thực hiện công tác tiếp công dân ở địa phương, chủ tịch UBND các xã đều
nêu ra rất nhiều khó khăn, đó là:
- Một là, khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất; phòng tiếp công dân
chưa được đầu tư riêng biệt, phải lồng ghép sử dụng hội trường ( đây là mặt
bằng chung đối với các xã trên địa bàn huyện Ea Súp ) trong khi phòng làm
việc còn chưa được đáp ứng đầy đủ;
- Hai là, bố trí công chức kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ tiếp công
dân ( Theo khoản 4, điều 9, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của
Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân) gặp
khó khăn, bởi vì;
Thứ nhất, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ea Súp chưa đủ
chỉ tiêu biên chế đối với các chức danh công chức theo quy định, đồng thời
phải thực hiện lộ trình tinh giảm biên chế theo đề án của UBND tỉnh Đắk Lắk
về tinh giảm biên chế đến năm 2021, tối thiểu giảm 10% trên tổng biên chế
giao thực hiện năm 2015 ( Ngày 07/11/2017, UBND tỉnh ban hành Công văn
số 8847/UBND-TH, gửi các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị
49
xã, thành phố, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh về việc thực hiện
Nghị quyết số 39/NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, Quyết định số
2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 02/CT-
TTg ngày 6/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 4345/KH-
UBND ngày 22/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh, về việc triển khai tinh giản
biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh giai
đoạn 2015-2021).
Thứ hai, Công chức được bố trí kiêm nhiệm công tác tiếp công dân
ngoài các tiêu chuẩn của công chức về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,
còn phải hiểu biết pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, có
các kỹ năng; nghe, nói, đọc, viết, hướng dẫn cho công dân thực hiện các
quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, phải hiểu rõ
bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các thành phần dân tộc sinh sống
trên địa bàn. Đối chiếu với các tiêu chuẩn nêu trên, thì công chức Tư pháp –
Hộ tịch là phù hợp nhất, tuy nhiên, vị trí việc làm này khối lượng công việc
và áp lực công việc rất lớn. Nếu tiếp công dân thì các hoạt động giao dịch
hành chính của UBND xã với nhân dân bị đình trệ, tồn đọng, không giải quyết
kịp thời ( Đặc biệt đối với các xã chỉ được giao có 01 định biên công chức Tư
pháp).
+ Ba là, Bản thân Chủ tịch UBND các xã có sự hiểu biết về văn hóa,
phong tục tập quán các vùng miền, các dân tộc thiểu số bị hạn chế.
Huyện Ea Súp với gần 30 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, với các nền
văn hóa đan xen giữa các dân tộc đã tạo cho huyện Ea Súp có những nét đặc
sắc riêng về đời sống văn hóa xã hội, cùng với đó thì nhiều vụ việc xảy ra
trong cộng đồng dân cư một phần cũng xuất phát từ nguyên nhân do không
hiểu phong tục tập quán, văn hóa, đây cũng là bài toán khó đối với Chủ tịch
UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong quản lý, điều
50
hành nói chung, trong công tác tiếp công dân nói riêng. Khi tiếp công dân, đối
thoại với nhân dân, hiện nay vẫn còn nhiều công dân không có khả năng giao
tiếp bằng tiếng việt phổ thông, hoặc có thể giao tiếp được nhưng rất hạn chế
về ngữ, nghĩa câu từ trong các văn bản luật và văn bản dưới luật. Nếu Chủ
tịch UBND xã có khả năng nghe, hiểu và nói được tiếng các dân tộc thiểu số
thì khi tiếp công dân sẽ dễ dàng hơn, kết quả giải quyết sau tiếp công dân đạt
được mục đích như mong muốn. Ngược lại, từ hoạt động tiếp công dân, vấn
đề không những được giải quyết, mà nó có thể hiểu lầm, dẫn đến phức tạp vấn
đề, khởi điểm của việc dễ phát sinh tình hình phức tạp, có thể hình thành điểm
nóng ở địa phương.
- Bốn là, Đối với các vụ việc có tính chất phức tạp, khi thành lập tổ
thu thập và xử lý thông tin, do trình độ, năng lực của công chức còn nhiều hạn
chế ( công chức tạm tuyển chưa qua đào tạo do có yếu tố lịch sử để lại), dẫn
đến việc thu thập thông tin không đầy đủ, phân loại, xử lý thông tin không tốt,
là nguyên nhân dẫn đến các kết luận giải quyết các kiến nghị, phản ánh, tố cáo
thiếu tính chính xác, gây sự bức xúc và tạo dư luận không tốt trong xã hội.
- Năm là, Khả năng thuyết trình trước đám đông đối với một số chủ
tịch UBND xã có phần hạn chế, thiếu sự lôi cuốn, tập hợp quần chúng. Khả
năng phân tích, diễn giải các vấn đề người dân quan tâm không truyền tải hết
được quan điểm, tư tưởng của đảng chính trị, mục đích, ý nghĩa, bản chất vấn
đề xã hội mà đảng, nhà nước triển khai thực hiện (hiện tượng này còn được
gọi là “ bóp méo chủ trương, chính sách” ).
- Sáu là, Chủ tịch UBND xã phải tham dự rất nhiều cuộc họp do
UBND huyện và các phòng ban chuyên môn cấp huyện tổ chức, dẫn đến lịch
tiếp công dân định kỳ thường xuyên phải thay đổi. Khi Chủ tịch UBND bận
công việc không thể tiếp công dân thì ủy quyền cho Phó chủ tịch UBND tiếp
công dân, tuy nhiên người dân thường có tâm lý “không thích” phó chủ tịch
51
UBND tiếp công dân, vì lý do rất đơn giản đó là “ Chủ tịch UBND mới là
người quyết định, do vậy họ sẵn sàng đợi được chủ tịch UBND trực tiếp tiếp
công dân ”.
- Bảy là, trình độ dân trí không đồng đều, đặc biệt đối với các đối
tượng dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, tiếp cận
pháp luật còn hạn chế nên dễ bị những kẻ xấu lợi dụng nhằm kích động, xúi
dục khiếu kiện đông người, vượt cấp.
Phiếu khảo sát LP2
Khảo sát dùng cho đối tượng là công dân đã đến UBND các xã trên địa bàn
huyện Ea Súp để giải quyết công việc và đăng ký được chủ tịch UBND xã trực
tiếp tiếp công dân.
- Tổng số phiếu phát ra: 100 phiếu
- Số phiếu thu vào: 96 phiếu
- Thành phần công dân tham gia khảo sát ngẫu nhiên là người dân tộc
thiểu số là 52 người, chiếm tỷ lệ 54,1%.
- Thành phần công dân tham gia khảo sát ngẫu nhiên là người Tôn
giáo là 23 người, chiếm tỷ lệ 24%.
Kết quả tham gia khảo sát như sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát, đánh giá điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ công tác tiếp công dân
Mức độ Tốt Khá Tạm được Sơ sài
Số phiếu 10 18 31 37
Tỷ lệ % 10,4 18,7 32,3 38,5
Trên cơ sở khảo sát đánh giá của người dân về điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ công tác tiếp công dân cho thấy:
+ 29,1% đánh giá là điều kiện tốt và khá, tuy nhiên, số liệu phẩn ánh
đúng thực tế một phần, vì trong tổng số 10 đơn vị hành chính cấp xã, chỉ có
02 đơn vị (Thị trấn Ea Súp và xã Ea Rốk) đã có trụ sở tiếp công dân, 01 xã
52
(Ya Tờ Mốt, cải tạo các phòng làm việc chuyên môn để tạo thành khu vực
tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính gắn với phòng tiếp công dân.
+ 70,8% cho rằng điều kiện chỉ được đánh giá ở mức tạm được và sơ
sài là hoàn toàn đúng với thực tế, còn 7 đơn vị phải sử dụng phòng họp chung
để tiếp công dân, trang thiết bị thiếu thốn.
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về quyền và nghĩa
vụ của công dân khi tham gia hoạt động tiếp công dân
Mức độ Hiểu rõ Hiểu một phần Không hiểu
Số phiếu 25 33 38
Tỷ lệ % 26 34,4 39,6
- 26% người dân cho rằng hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của công dân
khi tham gia hoạt động tiếp công dân: được nghiên cứu các văn bản về quy
trình tiếp công dân được niêm yết tại trụ sở tiếp công dân, nghiên cứu nội quy
tiếp công dân, đã tìm hiểu luật tiếp công dân.
- 34,4% người dân hiểu một phần, vì chỉ đọc nội quy tiếp công dân,
không tìm hiểu về luật tiếp công dân và quy trình tiếp công dân.
- 39,6% người dân cho rằng không hiểu về quyền và nghĩa vụ của công
dân khi tham gia tiếp công dân, không đọc nội quy tiếp công dân, không xem
quy trình tiếp công dân và đặc biệt không biết về luật tiếp công dân. Lý do
chính là hạn chế về trình độ học vấn, thấy quyền lợi chưa được giải quyết thì
đăng ký gặp chủ tịch UBND xã hỏi để biết.
Bảng 2.4. Tổng hợp phiếu đánh giá công tác tổ chức tiếp công dân
Mức độ Đúng quy định
Đúng nhưng
chưa đầy đủ
Không đúng
Quy định
Số phiếu 40 33 23
Tỷ lệ % 41,6 34,4 24
Chỉ có 41,6% cho rằng UBND cấp xã và chủ tịch UBND xã tổ chức
hoạt động tiếp công dân đúng quy định, thỏa mãn các vấn đề người dân quan
tâm.
53
Tuy nhiên, với 68,4% cho răng hoạt động tiếp công dân của UBND cấp
xã và chủ tịch UBND xã tổ chức hoạt động tiếp công dân không đúng quy
định, không thỏa mãn các vấn đề người dân quan tâm, hoặc chỉ đáp ứng được
một phần người dân quan tâm.
Từ số liệu đánh giá trên cho thấy trách nhiệm và năng lực của chủ tịch
UBND một số địa phương chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
trong hoạt động tiếp công dân.
Bảng 2.5. Tổng hợp đánh giá về năng lực của Chủ tịch UBND xã trong
hoạt động tiếp công dân.
Cấp độ đánh giá (%)
Số
TT
Khung năng lực
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
1
Có phẩm chất đạo đức, thái độ, tác
phong thực thi công vụ
24 49 9,3 17,7
2
Có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ về Quản lý nhà nước
28,2 34,3 29,2 8,3
3
C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_luc_tiep_cong_dan_cua_chu_tich_uy_ban_nhan_dan.pdf